Friday, 22 November 2019

BẢN TIN NGÀY 22/11/2019 (Báo Tiếng Dân)




22/11/2019

BÀI MỚI
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
2/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
22/11/2019
21/11/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 22/11/2019

Tin Biển Đông

Về tình hình tàu khảo sát Hải Dương 9, tối ngày 21/11/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam viết: Hải Dương Địa Chất 9 đã đi vào Eo biển Malacca. Lúc 6h40 tối 21/11, tàu Hải Dương 9 đã đi được “một quãng đường khá dài trong Eo biển Malacca”. Ông Nam lưu ý, Hải Dương 9 đã tắt AIS trong khoảng thời gian đi qua Eo biển Singapore.

Eo biển Malacca là eo biển nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, là một trong các tuyến hàng hải quan trọng nhất nhưng cũng nhiều rủi ro nhất thế giới vì thường có cướp biển hoành hành. Nhưng với tàu của bành trướng Bắc Kinh thì không vấn đề gì, vì đó là “đồng sự” của họ.

Lúc 6h40 tối 21/11/2019, Hải Dương 9 đang đi qua eo biển Malacca. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội vừa tạm giữ đồ chơi lắp ghép hình bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò”, báo Lao Động đưa tin. Loại “đồ chơi” này xuất hiện tại địa chỉ: No 18 LK 18.02 Khu Dọc Bún 2, La Khê, quận Hà Đông. 

Đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở đang kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trong đó có 10 hộp đồ chơi lắp ghép hình bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” trên vỏ hộp và trong hình lắp ghép, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Toàn bộ số hàng này không có hóa đơn chứng từ, chứng minh tính hợp pháp theo quy định.

Đồ chơi có bản đồ đường lưỡi bò được bày bán trên Shopee trước đây. Photo Courtesy

Cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp tránh nhập hàng hóa vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, theo tạp chí Tài Chính. Cơ quan này “khuyến cáo các doanh nghiệp cần rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý giao kết với đối tác bán hàng nước ngoài để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam”.

Khuyến cáo gì nữa, phải ‘xử lý nghiêm doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp’, VTC đưa tin. Vụ “xử lý nghiêm” này được cả các ông bà nghị CSVN kêu gọi từ vụ nhập xe Volkswagen có ứng dụng định vị có hình ảnh “đường lưỡi bò”, nhưng chưa thấy cơ quan nào bị xử lý thỏa đáng, tương xứng với tội thông đồng với Bắc Kinh. 

Không dám xử mạnh, bởi vì chính Hà Nội không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, do vẫn còn nắm chặt tay “bạn vàng”. Báo Lao Động đưa tin: Việt Nam – Trung Quốc trao đổi về tình hình Biển Đông. Vòng 13 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực “ít nhạy cảm trên biển” giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 19 đến 20/11/2019 tại thành Hồ.

Trưởng nhóm phía Việt Nam là Nguyễn Mạnh Đông, Vụ trưởng Vụ Biển; trưởng nhóm phía Trung Quốc là Dương Nhân Hỏa, Đại diện vấn đề Biên giới và Biển. Hai bên đã “trao đổi về tình hình Biển Đông trong thời gian qua, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm túc các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thậm chí còn thống nhất sẽ tiếp tục tổ chức Vòng công tác thứ 14 trong nửa đầu năm 2020.



Tin nghị trường

Zing đưa tin: Có lãnh đạo bộ gây sức ép với đại biểu Quốc hội vì phát biểu trái ý. Phát biểu tại nghị trường sáng 21/11, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ cho biết: “Thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian qua, tôi khẳng định có đến 80% các bộ ngành không muốn tiếp thu… đại biểu Quốc hội trở thành người đi chợ để trả giá, còn người đưa ra hàng có đồng ý bán hay không lại thuộc quyền của họ”.

Đại biểu QH Nguyễn Mai Bộ. Nguồn: quochoi.vn

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa đồng tình: “Cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ đóng vai phản biện và chỉnh lý dự thảo dựa trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, nếu đổi vai khi chủ thể là Chính phủ giải trình trước Quốc hội, không phải là ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có những khó khăn nhất định”.


Sai phạm ở công ty Lã Vọng

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại 9 dự án liên quan đến Công ty Lã Vọng, theo trang An Ninh Thủ Đô. Trong số 9 dự án bị thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng, có 5 dự án do Công ty Lã Vọng và các đơn vị thành viên thực hiện làm chủ đầu tư, 4 dự án khác thực hiện hợp tác đầu tư và thuê mặt bằng kinh doanh. Kết luận của TTCP đã chỉ ra nhiều vi phạm tại 9 dự án này.

Báo Người Lao Động có bài: Dự án BT chưa xong, Công ty Lã Vọng đã bán nhà liền kề trên đất đối ứng thu về 2.549 tỉ đồng. Bài báo bàn về dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối hồ Vục – hồ Đầu Băng – hồ Tư Đình, theo hình thức hợp đồng BT, được giao theo chỉ định thầu tại quyết định của UBND TP Hà Nội vào ngày 10/8/2015.
Mặc dù dự án BT đang còn dang dở, nhưng trên diện tích đất đối ứng 13,75 ha đất được UBND TP Hà Nội giao, Công ty Lã Vọng đã xây dựng hàng trăm căn nhà liền kề để bán, thu về hơn 2.500 tỉ đồng.

Báo Giao Thông trích dẫn quan điểm của Thanh tra CP: Hà Nội giao đất vàng, làm ngơ cho loạt sai phạm của Lã Vọng. Lãnh đạo TP Hà Nội giao 5 khu đất vàng, có tổng diện tích khoảng 10.000m2 tại khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng, đã để xảy ra có nhiều sai phạm như không thông qua đấu giá, làm tăng mật độ xây dựng, gây thất thu tiền sử dụng đất.

Trong tình hình vụ sông Đuống chỉ vừa được “khui” ra nhưng chưa thấy hướng giải quyết, TTCP lại “khui” tiếp vụ sai phạm này. Một số nhà quan sát nhận định: Đang có sự đấu đá giữa phe Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc và phe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.  


“Công bộc” của dân?

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết về đòn thù của cán bộ thành Hồ, nhắm vào bà chủ Resort Gia Trang vì không “ăn hôi” được. Ông Danh viết: “Suốt 20 năm nay, quán ăn của bà Trang Resort Gia Trang đắt khách nhất Bình Chánh vì bà nấu ăn bằng gà vườn, vịt nuôi, cá ao, rau cải tự trồng. Năm 2017, cám bộ ập vào lập biên bản cái chuồng gà và chuồng chó, đòi cưỡng chế và phạt… Quá uất ức, bà Trang kiện ra tòa. Vụ này, cán bộ thua đau”

Mang tiếng là “công bộc” của dân, nhưng quyết ăn thua đủ với dân: “Cán bộ ê chề nhục nhã, nhưng họ vẫn không cam tâm. Chị trồng bưởi, làm hàng rào thì họ buộc cắt bỏ. Lối đi trong vườn bưởi, cán bộ buộc phải cạy lên. Giờ thì họ dọa cưỡng chế quán ăn”. Ông Danh có clip ghi lại lời của bà Trang: 

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận vừa triển khai quyết định kỷ luật một số cán bộ liên quan sai phạm đất đai tại Phan Thiết, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Nhóm đảng viên bị phát hiện sai phạm gồm ông Đỗ Ngọc Điệp, Chủ tịch HĐND TP Phan Thiết, ông Trần Hoàng Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP, cùng 3 quan chức lãnh đạo TP này cấu kết “ăn đất”.

Trong số 5 lãnh đạo liên quan tới sai phạm nói trên, hôm 12/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt giam đối với ông Trần Hoàng Khôi. Ông Khôi bị khởi tố vì đã ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật.


Tin Hồng Kông

Trung Quốc đang thò bàn tay lông lá vào Hồng Kông, nhưng báo Thanh Niên đăng bài viết mà mới đọc qua, tưởng như phát ngôn của Tân Hoa xã hay Hoàn Cầu thời báo: Phe biểu tình quyết làm tê liệt Hồng Kông. Bài báo tìm cách đổ lỗi cho người biểu tình, dù họ đã bị đàn áp rất khốc liệt: “Một nhóm học sinh bịt mặt dựng rào chắn tại lối vào một trường trung học, đụng độ với người dân địa phương, buộc cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông”.

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đưa tin và hình ảnh đẹp của một nhóm sinh viên Hà Nội, Việt Nam, đồng hành cùng với sinh viên Hồng Kông. Ông Vũ viết: “Những sinh viên Việt Nam có tư duy, tri thức tương đồng và hiểu được tại sao sinh viên Hong Kong dám mạo hiểm tranh đấu, đối đầu với súng đạn hắc cảnh Bắc Kinh. Theo tôi, đây là những hình ảnh đẹp nhất trong ngày“.

Sinh viên VN đồng hành cùng sinh viên Hồng Kông. Nguồn: Hoàng Nguyên Vũ

RFA có bài: Hồng Kông cần tự do, không cần đảng và xã hội chủ nghĩa. Người dân Hồng Kông “yêu chuộng giá trị của tự do thay vì sự độc tài sắt máu. Họ đã quen với một thể chế chấp nhận đa đảng chứ không chỉ độc đảng và do đảng lãnh đạo. Và hơn hết, họ từng được hưởng quyền tự do ngôn luận, được chọn lựa quyền nghe-nói điều gì chứ không phải do sự tuyên truyền, nhồi nhét những giáo điều của chủ nghĩa Mao, Mác hay Lênin đã quá vãng nào đó”.


Tin giáo dục

Chuyện ở Hà Tĩnh: Vừa rời cổng trường, nam sinh lớp 10 bị đâm thủng bụng, báo Dân Trí đưa tin. Vụ việc xảy ra vào khoảng 11h25 ngày 21/11, ở huyện Lộc Hà. Nạn nhân là nam sinh Trần Xuân Nhật, cùng một số bạn trên đường đi học về, khi vừa rời cổng trường được khoảng 100m thì bị đối tượng Hoàng Minh Phong chặn đường, dùng dao đâm thủng bụng.

Ông Lê Sỹ Đài, GĐ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Hà, nơi nạn nhân theo học, cho biết: “Sự việc đáng tiếc xảy ra phía ngoài trung tâm nên không thể kiểm soát được”.

Báo Giáo Dục VN có bài: Nghị quyết đã xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản trường đại học, nhưng thực tế vẫn còn. GS Lâm Quang Thiệp, cựu Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học, cho biết, bộ chủ quản của các trường đại học công lập dưới thời kế hoạch hóa tập trung có quyền quyết định mọi vấn đề của trường đại học:

“Trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, cơ chế quản lý đó cũng được cải tiến dần, trường đại học dần được giao quyền tự chủ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cho đến nay, hai lĩnh vực quyết định quan trọng nhất trong hoạt động của trường đại học trực thuộc phần lớn vẫn nằm trong tay bộ chủ quản. Đó là tài chính và nhân sự”.



Tin môi trường

Tình hình ở Vĩnh Phúc: Khủng hoảng vì ô nhiễm rác thải, người già “khấn trời” cho sự bình an của những đứa trẻ, trang Cuộc Sống An Toàn đưa tin. Người dân thôn Núc Thượng, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo cho biết, cuộc sống sinh hoạt của họ bị đảo lộn nghiêm trọng bởi mùi hôi thối bốc ra từ 2 bãi rác cạnh nhau: Bãi rác ở xã Hồ Sơn và xã Tam Quan. Hai bãi rác này được đặt ở sát khu dân cư và chỉ cách 3 trường học (mầm non, tiểu học, THCS) của xã Hồ Sơn khoảng 200m.

Một người dân kể về vụ đốt rác đêm 3/11: “Khói xộc thẳng vào nhà khiến gia đình tôi không chịu được, cháu nhà tôi nó nói rằng ở đây có khi chết non đấy bố ạ. Gia đình tôi phải bỏ ngôi nhà này để đi ở nhờ. Nhưng không phải chỉ riêng tôi khổ, dân làng cũng khổ, con em học ở trường còn khổ hơn”.

Làn sóng cháy rừng ở bờ Đông châu Úc vẫn tiếp diễn: Bão bụi màu cam sẫm như ‘ngày tận thế’ ở Úc, theo báo Tiền Phong. Trưa 21/11 tại Mildura, bang Victoria, miền đông nam nước Úc, những cơn gió quật mạnh kèm theo lượng bụi dày đặc, cùng với nền nhiệt cao 40°C, bầu trời chuyển màu cam sẫm, khiến người dân địa phương nghĩ đến hình ảnh “ngày tận thế”.

Bão bụi màu cam sẫm như ‘ngày tận thế’ ở Úc. Nguồn: TP

Cơn bão bụi ập đến Mildura, khi Victoria “đưa ra một cảnh báo cháy rừng nghiêm trọng và Melbourne đang phải trải qua nhiệt độ cao kỷ lục. Melbourne đã trải qua ngày tháng 11 nóng nhất trong hơn một thế kỷ khi bang này chiến đấu với gió mạnh và có tới 60 vụ cháy rừng liên tục trong thời gian ngắn”.



***

***

***





No comments:

Post a Comment

View My Stats