11/11/2019
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu Trung Quốc ‘cắt’ đường lưỡi bò
ngay tại Nam Kinh. Sau khi hoàn thành tác phẩm trình diễn trực tiếp
trong triển lãm “Polyphony: Southeast Asia” tại Bảo tàng Nghệ thuật, thuộc Trường
ĐH Nghệ thuật Nam Kinh, chiều 10/11/2019, nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu người
Trung Quốc “cắt đường lưỡi bò” trên bản đồ được in trên các poster và tài liệu
của triển lãm này và phía Trung Quốc đã phải chấp thuận.
Nghệ sĩ Trần Lương chia sẻ thêm rằng, “anh
không ngạc nhiên khi các nghệ sĩ Trung Quốc đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu của
các nghệ sĩ Việt Nam, bởi theo anh, các nghệ sĩ đương đại của Trung Quốc cũng rất
tiến bộ, họ chống lại cường quyền và những hành vi chống lại tự do”.
Nghệ sĩ Trần Lương
(phải) bên poster triển lãm tại Nam Kinh không còn “đường lưỡi bò” – Ảnh:
NVCC/TT
Trailer phim ‘Hoa mộc lan’ có Lưu Diệc Phi đóng đã biến mất
khỏi hệ thống của CGV, theo báo Một Thế Giới. Nhà phát hành phim CGV Việt
Nam cho biết, phim Mulan, tức Hoa Mộc Lan, dự kiến sẽ công chiếu tại Việt Nam
vào ngày 27/3/2020, là phiên bản live-action của hãng Disney chuyển thể từ tác
phẩm hoạt hình ăn khách năm 1998. Phía CGV gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ
cộng đồng mạng Việt Nam do trong phim có Lưu Diệc Phi, một trong hàng trăm sao
Hoa ngữ công khai ủng “đường lưỡi bò”.
“Không hiểu do phản ứng của khán giả Việt hay vì lý
do khác, sau một thời gian CGV đã hạ toàn bộ đoạn giới thiệu và trailer phim
Mulan ra khỏi hệ thống”. Trước đó, năm 2016, sau khi
Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”, Lưu Diệc Phi cùng hàng
trăm ngôi sao Hoa ngữ đã share hình ảnh hoặc có bài viết ủng hộ yêu sách này.
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà chia sẻ clip “của
ngư dân Quảng Nam cung cấp cho hay, tàu cá VN đối mặt với Khu trục hạm 167 Thâm
Quyến gần đảo Phú Lâm hồi giữa tháng 10. Tàu TQ yêu cầu tàu cá phải di chuyển
cách xa đảo Phú Lâm 30 hải lý (56 km)”: https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/videos/10212772822470108/
Bà Trà lưu ý, “tàu khu trục 167 Thâm Quyến từng
là tàu chiến mạnh và hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc, được lắp đặt tên lửa
phòng không siêu thanh”. Còn đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974.
Trên đảo này không những có hệ thông căn cứ hậu cần
rất quy mô với đường băng dài hơn 3000m và cảng nước sâu dài hơn 1000m, mà còn
có trường học (mẫu giáo, tiểu học, dạy nghề), trạm xăng và một số cơ sở dân sự
để biến khu vực này thành trung tâm hành chính thể hiện “chủ quyền” của Trung
Quốc.
VTC đưa tin: Trung Quốc thử nghiệm thiết bị lặn không người lái hoạt động
ở Biển Đông. Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc xác nhận, thiết bị lặn tự
vận hành (AUV) có tên Sea-Whale 2000 (Cá Voi Biển 2000) vừa hoàn thành cuộc thử
nghiệm kéo dài 37 ngày ở Biển Đông với tầm hoạt động 2.011km. Nhiệm vụ của thiết
bị này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng tầm hoạt động cho thấy, nó có thể bao phủ
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bài báo cho biết, “thiết bị lặn không người
lái Sea-Whale 2000 có hình ngư lôi, dài khoảng 3 m và nặng 200 kg, được trang bị
công nghệ trí tuệ nhân tạo và một loạt các cảm biến để đo nhiệt độ, độ mặn,
dòng điện, dấu vết hóa chất, tầm nhìn dưới nước và các hoạt động sinh học”.
Phía Trung Quốc vẫn lấy lý do “khảo sát” để triển khai AUV này, nhưng có người
lưu ý, với khả năng theo dõi các chỉ số trên, nó có thể tham gia hoạt động chống
ngầm.
Mời đọc thêm: Nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu cắt “đường lưỡi bò” tại triển lãm
ở Trung Quốc (NLĐ). – Dân mạng tán thưởng nghệ sĩ Việt Nam đòi ‘cắt đường lưỡi bò’
ngay tại Nam Kinh (NV). – Người Việt tẩy chay phim Hoa Mộc Lan vì diễn viên ủng hộ đường
lưỡi bò (RFA). – Đường lưỡi bò cài cắm trong phim: Bài học nhớ đời (ĐV).
– Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát xin thôi duyệt phim sau vụ ‘đường lưỡi
bò’ (TT).
– Cần cảnh giác cao độ với ‘đường lưỡi bò’ (VNN).
– Kiểm soát 100% ô tô Trung Quốc vì “đường lưỡi bò”; chợ xe Việt
giá giảm sập sàn (DT). – Khuyến cáo kiểm tra hàng hóa sau khi nhiều mặt hàng nhập khẩu
có “đường lưỡi bò” (Infonet). – CGV, trách nhiệm xã hội & đường lưỡi bò (DĐDN).
– Công nghệ tuần qua: Rút giấy phép nếu không khắc phục vụ ô
tô có bản đồ “đường lưỡi bò” (BizLive). – Sản phẩm, ấn phẩm có “đường lưỡi bò” – Trách nhiệm thuộc về
ai? (ANTV).
Kỷ niệm 30 bức tường
Berlin sụp đổ
Nhân dịp kỷ niệm
Bức tường Berlin: Thủ tướng Đức cảnh báo nền dân chủ không ‘tự dưng mà có’,
BBC đưa tin. Thủ tướng Angela Merkel phát biểu: “Các giá trị nền tảng của
châu Âu – tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị, nhân quyền – chúng là bất cứ điều
gì ngoài sự hiển nhiên và chúng phải được hồi sinh và bảo vệ thời kỳ này sang
thời kỳ khác. Chúng ta không có bất kỳ cái cớ nào và buộc phải thực hiện bổn phận
tự do và dân chủ của mình”.
RFI dẫn lời nhà văn Nguyên Ngọc: Tường Berlin đổ, trông người mà ngẫm đến
ta. Nhà văn Nguyên Ngọc bình luận, “đến cái ngày nó sụp đổ, thì
cũng là bất ngờ, nhưng đối với riêng tôi cũng là tất yếu thôi. Tôi cũng có ở Đức,
ngay Berlin, phía đông Berlin. Tôi thấy rằng đối diện với Tây Berlin, với Tây Đức,
một chế độ như vậy không thể kéo dài”.
Về sự bế tắc của xã hội VN trong việc thoát khỏi ý
thức hệ CS, ông Nguyên Ngọc phân tích, “anh đã mượn rồi thì anh mắc nợ,
rồi từ chỗ mắc nợ rồi anh vùng vẫy, rồi anh muốn thoát ra, nhưng mà vùng vẫy
mãi cũng không được, không thể thoát được. Vì thoát ra thì làm sao? Anh đã chọn
con đường bạo lực để giải phóng dân tộc. Thì để… anh phải mượn, mà anh mượn thì
anh mắc nợ. Anh mắc nợ thì anh vùng vẫy mãi không ra”.
Báo Kiến Thức có bài: Số phận của quân đội Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Trước khi bức tường chia cắt nước Đức sụp đổ, “Quân đội Đông Đức được
coi là lực lượng mạnh bậc nhất trong khối quân sự Warsaw, vậy nên sức chiến đấu
của lực lượng này cần phải được bảo toàn sau khi nước Đức thống nhất”.
Chính quyền Tây Đức đã chọn giải pháp tiếp nhận lực lượng này, mọi trang bị, vũ
khí ở những khu vực quân đội Đông Đức đóng quân trước đây đều được giữ nguyên,
phía Tây Đức chỉ thay lãnh đạo và vẫn trả lương cho binh lính như cũ.
Trường hợp VN, dường như các quan chức quân đội và cả
công an VN luôn bị ám ảnh rằng họ sẽ không thể nhận được kết cục êm thắm như vậy,
bởi tay họ đã dính đầy máu dân oan sau các cuộc cướp đất từ Bắc tới Nam.
Mời đọc thêm: 30 năm Tường Berlin sụp đổ: Đức kêu gọi bảo vệ Dân Chủ Tự Do (RFI).
– Nước Đức trước bức tường “Berlin” vô hình (GDTĐ).
– Người dân Đức gửi tặng Trump Bức tường Berlin sụp đổ (Cali
Today). – Đường hầm bí mật dưới Bức tường Berlin (TP).
Chuyện nghị trường
– Chống tham nhũng
Báo Hà Nội Mới dẫn lời Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Đức Hồng
Hà: Để đẩy lùi tham nhũng – cần xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu.
Ông Hà phân tích, “việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham
nhũng vẫn chưa triệt để và chưa tương xứng với các vụ án tham nhũng được phát
hiện, xử lý. Năm 2019 có 30 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra
tham nhũng, trong đó có 3 trường hợp bị xử lý trách nhiệm hình sự, giảm 26 trường
hợp so với cùng kỳ năm 2018”.
Xử lý “người đứng đầu” thì cũng chỉ là xử lý phần ngọn,
gốc rễ của vấn đề là môi trường đã dung dưỡng cho những người “hồng hơn
chuyên”, để hàng ngàn “hạt giống đỏ” của nhiều thế hệ được vào bộ máy làm lãnh
đạo, làm thì ít nhưng phá thì nhiều, liên tục bòn rút của dân, để hậu quả cho
dân chịu.
Mời đọc thêm: Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban có nên ‘đổi vai’? (TP).
– Sài Gòn: Sở Giáo Dục chi hơn triệu đô cho cán bộ du lịch,
tiêu vặt (NV). – Siết chặt kỷ cương trong kê khai tài sản để phòng, chống
tham nhũng (DT).
Công an dùng bằng
giả
Vụ thượng tá Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh
sát kinh tế Công an tỉnh Lai Châu sử dùng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả để vào
ngành công an, VTC đặt câu hỏi: Vì
sao Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế dùng bằng cấp 3 giả suốt 23 năm mới bại lộ? Dù
không học hết cấp 3, nhưng năm 1996, ông Hoài được tuyển vào ngành công an
thông qua việc đi nghĩa vụ, rồi công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh
Lai Châu.
Bài báo không trả lời rõ, nhưng các chi tiết cho thấy
sự tắc trách của bộ máy công quyền CSVN, vì ông Hoài sau 23 năm công tác đã được
quy hoạch làm PGĐ Công an tỉnh Lai Châu, chỉ đến tháng 10/2019, chuyện ông Hoài
dùng bằng giả mới bị lộ, do có người tố cáo.
Báo Dân Việt đặt câu hỏi về sai phạm trong ngành
công an tỉnh Lai Châu: Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế đã viết đơn xin thôi
việc? Nguồn tin riêng của báo này tiết lộ, từ ngày 10/9, Văn phòng
UBND tỉnh Lai Châu đã nhận được đơn thư tố cáo gửi ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch
UBND tỉnh Lai Châu về vụ ông Hoài sử dụng bằng giả.
Ông Hoài đã làm đơn xin thôi việc khoảng một tháng
sau khi bị tố cáo. “Như vậy, sự việc có đơn tố cáo ông Thái Đình Hoài sử
dụng bằng cấp giả để tiến thân xảy ra đã gần 2 tháng, nhưng đến nay, Công an
Lai Châu mới cử cán bộ đi điều tra, xác minh?”
Với tấm bằng THPT
giả, ông Thái Đình Hoài đã được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng tại Công an tỉnh
Lai Châu. Nguồn: DV
Báo Kiến Thức có bài: Lộ gia thế “khủng” của Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Lai
Châu dùng bằng cấp 3 giả. Bài báo lưu ý, ông Thái Đình Hoài gọi bà L, vợ
của ông Lê Văn Bảy, cựu GĐ Công an tỉnh Lai Châu là o (cách gọi cô, thím của
người miền Bắc). Bố của bà L và ông nội của Thượng tá Hoài là hai anh em, đều
trú ở xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Cho nên, “con ông cháu cha” dù
không học hết cấp 3 vẫn có thể liên tục được thăng tiến trong bộ máy công an tỉnh
Lai Châu.
Sau khi sự việc bại lộ, lãnh đạo Công an tỉnh Lai
Châu thừa nhận, sẽ căn cứ vào điều lệ, quy định của Đảng và của ngành để xử lý
ông Hoài, nhưng thẩm quyền xử lý trường hợp này thuộc Bộ Công an, nên đơn vị đã
báo cáo để giải quyết theo quy định: “Theo quy định là phải cho thôi việc,
tất cả chức vụ khác đều bị miễn nhiệm”.
Mời đọc thêm: Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế sử dụng bằng cấp 3 giả (Zing).
– Đình chỉ, đề xuất cho ra khỏi ngành Trưởng phòng cảnh sát
kinh tế Công an tỉnh Lai Châu dùng bằng giả (DS). – Thượng tá công an dùng bằng THPT giả là cháu của ai? (ĐV).
– Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế dùng bằng cấp 3 giả là cháu vợ
nguyên GĐ Công an tỉnh Lai Châu (VTC).
Bất ổn các nguồn
nước ở VN
Công an huyện Cam Lộ vừa phát hiện dầu thải bị đổ xuống đầu nguồn sông Hiếu, tỉnh Quảng
Trị, VOV đưa tin. Trạm trộn bê tông nhựa nóng thuộc Công ty Cổ phần Việt
Ren, có trụ sở ở Quốc lộ 9, TP Đông Hà, đã bị lập biên bản vì làm đổ dầu thải
ra đầu nguồn sông Hiếu, gây ô nhiễm môi trường.
Trước đó, ngày 7/11/2019, người dân xã Cam Thành,
huyện Cam Lộ “phát hiện có nhiều váng dầu xuất hiện tại thượng nguồn
sông Hiếu nên đã trình báo cơ quan chức năng. Số dầu này đã theo dòng nước trôi
ra sông Hiếu”.
Các vết dầu thải dẫn
từ khu vực Trạm trộn bê tông nhựa nóng ra khu vực đầu nguồn sông Hiếu. Nguồn:
VOV
Vụ nhà máy nước sông Đuống được hưởng nhiều đặc quyền
sau khi nguồn nước của nhà máy sông Đà bị đổ dầu thải, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu
viết: Thị dân không có mắt! Theo đó, “sông Đà
bán nước sạch cho thị dân Hà Nội hiện tại giá: hơn 5 nghìn đồng/m3. Cáo bạch
tài chính 9 tháng đầu năm của đơn vị này lãi hơn 100 tỉ. Tháng 7-2019, sông Đuống
được duyệt tham gia cấp nước cho thị dân Thủ đô với mức giá hơn 10 nghìn/m3. Bất
chấp, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng khẳng định chưa
hoàn tất quá trình nghiệm thu Nhà máy nước mặt Sông Đuống”.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Mua nước mặt giá cao hơn nước sạch, bù 200 tỉ đồng, Hà Nội
đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống? Nguồn tin của báo này tiết
lộ, “số tiền liên ngành đề nghị UBND TP Hà Nội cấp bù trong năm 2019
cho Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội khi mua 80.000m3/ngày đêm là
hơn 118 tỉ đồng. Tương tự, cấp bù Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội là hơn
37 tỉ đồng. Đặc biệt, liên ngành đề nghị UBND TP Hà Nội cấp bù cho Công ty nước
mặt Sông Đuống khoảng 43 tỉ đồng”.
Dân phải mua nước với giá cao bất thường mà nhà nước
còn phải lấy tiền thuế của dân để bù lỗ, điều đó cho thấy câu “làm giàu không
khó” vẫn đúng với các thế lực tư bản đỏ ở VN. Vấn đề là sự ưu ái khác thường
này đã bắt đầu từ tháng 12/2018, nhưng gần một năm sau mới bị phanh phui, cho
thấy nếu không có đấu đá nội bộ thì người dân vẫn không hiểu họ đã và đang bị
“móc túi” như thế nào.
Mời đọc thêm: Lại phát hiện dầu thải bị đổ trộm (PLVN).
– Bắt quả tang Trạm trộn bê tông nhựa để tràn 200 lít dầu thải
ra môi trường (Tin Tức). – Phát hiện 200 lít dầu thải đổ ở đầu nguồn sông Hiếu (TP).
– Giá nước sạch riêng một dự án tăng gấp đôi, có hay không “lợi
ích nhóm”? (DT). – Ai hưởng lợi từ thương vụ bán 34% cổ phần nhà máy nước mặt
sông Đuống? (DV). – Nhà nước nên nắm quyền chi phối trong nhà máy sản xuất nước
sạch (LĐ). – Nhiều trường lắp hệ thống lọc vì chưa yên tâm về chất lượng
nước Sông Đà (GDVN).
Tin môi trường
VietNamNet có bài: Lửa cuồn cuộn trên đống vải vụn, cả xã ở Hà Nội tự đầu độc
mình. Đó là chuyện đê Dưỡng Hiền, ở xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, từ
lâu đã trở thành địa điểm đốt vải vụn. “Khói đen cùng mùi khét lẹt bốc
lên ngày đêm. Những ngày ẩm thấp, khói, bụi không thoát được, cả vùng quê rộng
lớn bị ngộp thở”, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xã Hòa Bình và Hiền
Giang.
Một người dân thôn Nhuận Giang cho biết: “Những
đống vải vụn cháy không ngừng nghỉ. Có những ngày cả nhà tôi không thể thở nổi
vì khói bụi, dù đã đóng cửa kín bưng”. Người dân địa phương chấp nhận sống
chung với khói độc từ việc đốt vải, vì họ chuyên nhập vải vụn từ khắp nơi về để
phân loại, nên phải đốt vải phế phẩm. VietNamNet có clip về vụ việc: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/11/L%E1%BB%ADa-cu%E1%BB%93n-cu%E1%BB%99n-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%91ng-v%E1%BA%A3i-v%E1%BB%A5n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-H%C3%A0-N%E1%BB%99i-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%99c-m%C3%ACn.mp4?_=1
VTC dẫn cảnh báo của Tổng cục Môi trường: Ô nhiễm không khí ở ngưỡng tím, người miền Bắc nên hạn chế
ra ngoài. Sáng 10/11/2019, hệ thống quan trắc của cơ quan này cho thấy,
chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều nơi ở miền Bắc vượt ngưỡng đỏ lên
ngưỡng tím, nhất là các khu vực: Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) với AQI là 264, Đức Thọ
(Hà Tĩnh) với AQI là 237, trong khi AQI chỉ cần hơn 100 đã bị cảnh báo ô nhiễm
theo tiêu chuẩn Mỹ.
Trang Airvisual cũng xếp hạng Hà Nội đứng thứ 6
trong tổng số 10.000 TP ô nhiễm trên thế giới. Tổng cục Môi trường cảnh
báo, “chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua đang có dấu hiệu xấu
đi, đặc biệt là vào buổi sáng và chiều tối. Nồng độ bụi mịn PM2.5 cũng tăng dần”.
Mời đọc thêm: Người dân bức xúc, yêu cầu di dời trại nuôi nhốt bò gây ô
nhiễm ra khỏi khu dân cư (Tin Tức). – Công ty Vikhapack thách thức cơ quan chức năng, tiếp diễn xả
thải ô nhiễm ra môi trường? (KTĐT). – Sự ác độc không thể dung thứ! (MTG). – Ô nhiễm ngưỡng tím khắp miền Bắc, khuyến cáo người dân hạn
chế ra ngoài (TP). – Chùm ảnh: Không khí Hà Nội giờ thế nào? (NĐT).
– ‘Cơn đại hồng thủy’ miền Trung: Hoạn nạn mới biết lòng người (TP).
– Những vụ phá rừng nào khiến Chủ tịch UBND huyện Ia Pa bị xử
lý? (TP). – Ô nhiễm thủy ngân, không khí, nước ở HN: Chọn kinh tế hay
môi trường? (Zing). – Bị xử phạt vì xả thải gây ô nhiễm nước sông, vẫn tái phạm (VOV).
– Dân chung cư Tân Tây Đô bất ngờ phát hiện nước có mùi dầu, bốc
mùi khét lẹt (Thương Trường). – Khánh Hòa: 2 người mắc kẹt trên bè giữa bão đã thoát nạn (TT).
Tin giáo dục
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi
về vụ bắt học sinh đọc bản kiểm trước toàn trường vì xúc phạm nhóm
nhạc BTS: Nhà trường có sai? Vụ nam sinh Nguyễn Hồ Minh Quân, học
sinh lớp 8, trường THCS Ngô Quyền, TP.HCM bị kỷ luật, phải đọc bản kiểm điểm
trước toàn trường vì lập trang, đăng hình ảnh, bài viết có nội dung thô tục,
xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BTS, Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình, của Trường THCS-
THPT Lê Quý Đôn ở Hà Nội bình luận:
“Xử lý thì cần thiết nhưng không thể quy chụp, bêu
riếu học sinh trước toàn trường như vậy. Hình thức đó như trường này thì hầu
như không ai sử dụng nữa”.
Nghĩa là trước đây vẫn có nhưng sau này khi “hội nhập” với các nước văn minh
thì GV ở VN mới nhận ra vấn đề.
Mời đọc thêm: Nên thu hồi quyết định kỷ luật nam sinh lớp 8 xúc phạm nhóm
nhạc Hàn Quốc (TT). – Nhà xuất bản giáo dục sẽ tăng giá bán sách giáo khoa mới? (TP).
– Bị phản ứng vì kiểm tra nữ sinh mặc áo lót màu gì (TT).
– Du học sinh và nguy cơ đánh mất mình (TP).
– Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn chấn chỉnh việc đóng góp núp bóng tự
nguyện (GDVN).
Biểu tình ở Hồng Kông
Báo Tuổi Trẻ đưa
tin: Người Hong Kong xuống đường buổi tối, tưởng niệm sinh viên
đã chết. Vụ SV Chow Tsz-lok của ĐH Khoa học và công nghệ của Hồng Kông
(UST) rơi từ tầng 3 của một bãi đậu xe, khi bị cảnh sát rượt đuổi ngày 4/11 rồi
qua đời tại BV ngày 8/11, khiến các cuộc biểu tình chống chính quyền của người
Hồng Kông ngày càng căng thẳng.
Sinh viên tưởng niệm
cái chết của Chow Tsz-lok sáng thứ Sáu. Ảnh: Dickson Lee/ SCMP
Tối 9/11, nhiều người mang theo hoa và cùng nhau hát
thánh ca để tưởng niệm người đã khuất, xen lẫn trong tiếng hát là những tiếng
kêu gọi “trả thù”. Cảnh sát Hồng Kông ước tính, có khoảng 7.500 người đã tham
gia buổi tưởng niệm.
Mời đọc thêm: Hồng
Kông: Biểu tình khắp đặc khu, Bắc Kinh đòi siết chặt an ninh (RFI).
– Biểu tình tiếp diễn ở Hồng Kông, bạo lực lan tràn khu Tân Giới (TN).
***
Thêm một số tin: Những vụ phá rừng nào khiến Chủ tịch UBND huyện Ia Pa bị xử
lý? (TP). – Đại lão
Hòa thượng Thích Trí Quang: ‘Một trang lịch sử’ (BBC). – Vụ lừa đưa người sang Mỹ giá 36.000 USD: Nạn nhân cay đắng về
nước làm tài xế taxi (TP). – Mỹ muốn
gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì? (BBC). – Trump muốn thỏa thuận thương mại thích hợp giữa Mỹ và TQ (VOA).
– Ông Trump nói kinh tế Trung Quốc đang ‘vỡ như trứng’ (TT). – Dòng
người VN quyết bỏ quê hương vẫn không dừng: Vì sao? (BBC).
No comments:
Post a Comment