1. Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của
Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa Trung – Nhật.
Trong giáo trình này có hình “đường lưỡi bò” ở trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1 và ở
trang 36 cuốn Đọc. Đây là lỗi lớn của Đại học Kinh doanh Hà Nội.
Đại học Kinh doanh
Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc có đường lưỡi bò.
Ảnh: internet
2. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội
lại chối bỏ trách nhiệm: “Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa,
giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của
trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ
như vậy” (Vnexpress, 03/11/2019).
Thật phẫn nộ. Làm thầy, đã không soạn được giáo
trình phải mượn giáo trình của nước ngoài, đã lười biếng không chịu đọc kỹ, lại
còn đổ vấy trách nhiệm cho nhà nước “cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa,
giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của
trường”.
Thưa ông Vũ Văn Hóa: Nhà nước không đủ người để làm
thay việc cho các ông. Nhà nước bao hết việc như vậy là một nhà nước xiềng
xích. Nếu là nhà nước kiểm soát sách giáo khoa như ông nói thì nhà nước chọn
sách giáo khoa rồi nhập về chứ không đến phần các ông chọn và nhập. Vậy lúc đó
các ông ngồi để làm gì?
3. Đã thế lại còn “Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không
đưa vào bản đồ như vậy”. Thế sao các ông không soạn giáo trình đi mà phải đi nhập
của Trung Quốc? Rồi để bị Trung Quốc lừa?
Thực ra các ông không nhập đại trà. Các ông chỉ mua
vài bản rồi in, photocopy bán cho sinh viên mà hưởng một phần lời.
4. Sự chối bỏ trách nhiệm của ông Vũ Văn Hóa cho thấy sự sa sút nhân cách
nhà giáo của ông. Sự để lọt “đường lưỡi bò” trong giáo trình của Trường đại học
Kinh doanh Hà Nội phản ánh sự tắc trách từ ban giám hiệu, đến khoa, đến bộ môn,
cho đến giáo viên giảng dạy ở khoa tiếng Trung – Nhật của trường này. Với những
người thầy như vậy, thì sinh viên sẽ như thế nào?
5. Dữ kiện “đường lưỡi bò” trong xe Volkswagen và trong sách giáo khoa của Đại
học Kinh doanh Hà Nội thêm một lần minh chứng sự nham hiểm của Trung Quốc trong
tiến trình mở rộng lãnh thổ với đường biên giới mới là “đường lưỡi bò”. Từ hai
dữ kiện trên mà cương quyết trước hết là xử phạt kẻ nhập “đường lưỡi bò” sau nữa
là xử phạt người kiểm duyệt. Với sự xâm lược quyết liệt như vậy của Trung Quốc
không thể không sớm có biện pháp đối phó mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam.
6. Sự bỏ lọt “đường lưỡi bò” trong sách giáo khoa của trường Đại học Kinh
doanh Hà Nội là một thất bại lớn vì xảy ra không phải ở nơi ít chữ hẻo lánh, mà
ở một Trường Đại học to tại thủ đô Hà Nội. Nhưng thất bại lớn hơn là sự sa sút
về đạo đức và sự tắc trách của những người thầy bộc lộ qua vụ việc này. Đó là những
ung nhọt của nền giáo dục nước nhà, tàn phá sức sống của cả xã hội.
No comments:
Post a Comment