Trần Phong Vũ
September 30, 2019
Viết để tưởng nhớ ngày cố Thi Sĩ từ giã cõi đời 7 năm về truớc
(02-10-2012 * 02-10-2019)
Trần Phong Vũ
(02-10-2012 * 02-10-2019)
Trần Phong Vũ
Cố Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện. (Hình:
diendantheky.net)
*Trường hợp ông Minh Thi, người bạn tù của nhà thơ
*Từ báo Người Việt số 32, tới nỗi oan khiên của thi sĩ
*Trời cao chẳng phụ người lành
*Từ báo Người Việt số 32, tới nỗi oan khiên của thi sĩ
*Trời cao chẳng phụ người lành
Phóng ảnh phần đầu tuần báo Người Việt số 32 phát
hành ngày 24-11-1980 – Chú ý: dấu Việt được đánh bằng tay
Ngày 16-7-1979, Nguyễn Chí Thiện liều mạng đột nhập
Tòa Đại Sứ (TĐS) Anh tại Hànội để nhờ chuyển tập thơ viết tay có tiêu đề Hoa Địa
Ngục ra hải ngoại.
Vừa rời khuôn viên Sứ Quan, lập tức ông bị Công An tống
vào Hỏa Lò, rồi liên tục chuyển qua các trại tù Thanh Phong, Thanh Cầm (Thanh
Hóa), Thanh Liệt (Hà Đông) và Ba Sao (Nam Hà) cho tới ngày 28-10-1991 mới được
phóng thích, cộng chung hai lần tù trước là 27 năm.
Một Tình Cờ Hi Hữu
Cuối thập niên 70, ông Minh Thi, bạn đồng tù với nhà
thơ Nguyễn Chí Thiện, được trả tự do và qua định cư tại miền nam California,
Hoa Kỳ. Một buổi tối cuối thu năm 1980, vừa bước chân vào nhà, người cháu ông
cho hay vừa được đọc một tập thơ không có tên tác giả ở nhà bạn. Nghe đồn tập
thơ này là do một nhà thơ sáng tác trong nhà tù CSVN. Vì từng nghe ông nói,
trong thời gian ở tù có gặp và trao đổi thơ văn với một số văn thi sĩ bị giam
chung nên hỏi phỏng chừng may ra ông biết tác giả chăng. Gợi tính tò mò, ông
Minh Thi hỏi lại :
Thế cháu có nhớ được câu nào không?
Suy nghĩ giây lâu, người cháu ngập ngừng nói.
Cháu chỉ nhớ mang máng một vài câu trong một bài thơ
lục bát ngắn.
Câu đó là gì?
Cháu nhớ trong câu lục mở đầu có nói tới Bác Hồ, với
Bác Tôn gì đó.
Đứa cháu vừa dứt lời, ông vui mừng lớn tiếng đọc một
mạch.
”Bác Hồ rồi lại Bác Tôn,
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai hai Bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ cuốn quanh cổ cò!”
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai hai Bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ cuốn quanh cổ cò!”
Rồi như quên hẳn sự hiện diện của cháu, ông lẩm bẩm
nói như nói với chính mình “đích thị là Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện rồi!”
Ngày hôm sau, câu chuyện đến tai Nguyễn Đức Quang,
nhạc sĩ Du Ca hiện đang cộng tác với báo Người Việt lúc bây giờ. Ngay lập tức,
một cuộc phỏng vấn được sắp xếp giữa Minh Thi, người bạn tù của tác giả Hoa Địa
Ngục với ký giả Nguyễn Đức Quang và nhà báo Duy Sinh.
Nơi trang nhất tuần báo Người Việt số 32 phát hành
ngày 24-11-1980, bà con tị nạn đọc được hai bài tường thuật của Nguyễn Đức
Quang và Duy Sinh cùng với bài tâm tình của Minh Thi gửi người bạn tù của ông
còn đang khắc khoải mắc vòng lao lý bên kia bờ đại dương.
Như thế là từ ngày cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện can đảm
đột nhập TĐS Anh ở Hànội để nhờ chuyển những vần thơ rướm máu của ông tới Cộng
Đồng người Việt tị nạn hải ngoại, chỉ trong vòng hơn một năm sau, những ấn bản
thơ mang tên mới như ”Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, “Bản Chúc Thư Của Một Người VN”…
không có tên tác giả đã được trả lại tiêu đề nguyên thủy kèm danh tính tác giả
họ Nguyễn. Tưởng cần nói rõ là vì trước khi trao bản thảo thi tập cho một số
nhà báo Việt Nam ở hải ngoại, TĐS Anh đã cẩn thận cắt bỏ tiêu đề thi phẩm cũng
như tên tác giả với hảo ý để tránh những rủi ro cho tác giả còn đang ở trong
nhà tù cộng sản.
Từ niềm đau “đạo thơ, thật, giả”… tới nỗi oan mang theo
vào lòng đất!
Ngày nay ai cũng biết, nguyên do khiến nhà thơ Nguyễn
Chí Thiện bị đánh phá chỉ vì thơ của ông là khắc tinh của chế độ độc tài, gian
ác cộng sản. Vì áp lực quốc tế, năm 1995 chúng phải cắn răng để ông qua Hoa Kỳ,
nhưng không phải vì thế mà chúng buông tha. Cả một kế hoạch tinh vi đã được guồng
máy tuyên truyền, phản gián Hànội vạch ra, Một mặt tự chúng tung tin đánh phá,
bội nhọ để làm giảm thiểu giá trị những gì ông gửi gấm vào những vần thơ bốc lửa.
Mặt khác, chúng không quên lợi dụng nhược điểm cả tin và tính hiếu danh của một
thiểu số người trong cộng đồng tị nạn, nhất là những phần tử bất lương nắm
trong tay những cơ sở truyền thông mà mục tiêu không phải vì lý tưởng mà chỉ vì
tiền tài lợi lộc, để lợi dụng họ tiếp tay triệt hạ uy tín nhà thơ. Từ chuyện ”đạo
thơ, ăn cắp thơ”, tới chuyện ”Nguyễn Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả”, một
thời Hànội khấp khởi mừng thầm tưởng đã thành công vì chiêu dụ được mấy chính
trị gia nửa mùa toan tính một sớm một chiều lãnh tụ quá cố của họ sẽ trở thành
tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục(?!) Bên cạnh các chính khách buôn bạc giả này còn
có những tờ báo con buôn tiếp tay đánh phá, bôi nhọ nhà thơ không ngoài mục
tiêu bán báo!
Sau khi thất bại trong những mưu đồ cố đấm ăn xôi kể
trên, chúng xoay qua trò đê tiện, hạ cấp là bôi bẩn nhà thơ bằng mọi giá. Chúng
đã trắng trợn ngụy tạo một cột báo gán cho tờ Người Việt số 32 phát hành ngày
24 tháng 11 năm 1980 thế kỷ trước, tức là khoảng vài năm đầu chập chững của cơ
quan truyền thông danh tiếng ngày nay tại miền nam tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Đã có gan ngụy tạo như thế nhưng vì đang sống trên một đất nước trọng pháp như
Hoa Kỳ, chúng sợ có ngày phải vác chiếu ra tòa, nên chọn con đường ném đá giấu
tay bằng cách tung cột báo ngụy tạo dưới đây lên mạng để có chất liệu đưa lên
báo của đồng bọn sau này:
Phóng ảnh cột báo do kẻ gian ngụy tạo để làm nhục tác giả Hoa Địa Ngục
Cả hai tờ Vạn Thắng và Sàigòn Nhỏ (thời bà Hoàng Dược
Thảo còn làm chủ) đều không dám cộng khai đưa cột báo này lên tờ báo do họ chủ
trương, mà chỉ tóm tắt vài sự kiện thật do Minh Thi tiết lộ với hai ký giả Người
Việt kèm theo chi tiết vu oan giá họa cho cố Thi Sĩ NCT hành vi không bao giờ
có, trích từ mấy dòng cuối cột báo ngụy tạo. Mời quí độc giả theo dõi phóng ảnh
bài viết trên tờ Vạn Thắng của ông Lê Tư Vinh, đảng viên đảng Duy Dân và tờ
Sàigòn Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo dưới đây.
Bài
viết của Saigon Nhỏ ngày 26-9-08
Có thể độc giả sẽ thắc mắc: với luận điệu vu khống
trắng trợn như thế, tại sao trong bao nhiêu năm báo Người Việt không lên tiếng
cải chính. Nhất là nhà thơ khi ấy còn tại thế, kể cả ông Minh Thi cũng im lặng.
Theo thường tình, đây quả là điều khó hiểu?
Một điều khó tin nhưng lại là sự thật: Chính bản
thân người viết bài này đã cùng cố Thi sĩ tới gặp Ban Giám Đốc Người Việt xin số
báo 32 nhưng đành thúc thủ vì theo lời giải thích của BGĐ, sau nhiều lần thay đổi
tòa soạn, ban đầu trong garage, rồi những căn phòng nhỏ ở thuê, nên những số
báo ít ỏi ấn hành vài năm đầu đã bị thất lạc hầu hết, trong đó có số 32!
Và như thế, còn nỗi đau thương, u uất nào lớn hơn
khi tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục phải ôm theo nỗi oan khiên ngút trời theo ông
khi giã từ dương thế!
Cơ may bất ngờ để nỗi oan thế kỷ được bạch hóa
Điều may mắn như một phép màu khó tưởng tượng là
trong lúc không ngờ nhất, chính bản thân tôi đã tìm được nguyên vẹn 12 trang của
tờ tuần báo Người Việt số 32 phát hành 39 năm trước. (Độc giả nào muốn kiểm chứng
xin liên lạc với người viết qua TS/DĐGD).
1/ Từ tờ báo gốc này (phóng ảnh số 32 Người Việt
phát hành ngày 24-11-80 ở đầu bài) đối chiếu với cột báo ngụy tạo, chúng ta thấy
lòi ra chứng tích đầu ai cũng nhìn thấy đó là tờ Người Việt số 32 ra đời vào
lúc Computer chưa có dấu Việt mà phải bỏ dấu tay trong khi cột báo nguỵ tạo lại
do máy đánh dấu! Phải chăng chính vì thế cả hai tờ Vạn Thắng và Sàigòn Nhỏ đều
không đăng phóng ảnh cột báo ngụy tạo mà chỉ nhắc lại chi tiết bịa đặt để bôi bẩn
nhà thơ?
2/ Ngoài chứng tích hiển nhiên như trên, chúng ta đừng
quên rằng để tiến tới giai đoạn báo Người Việt trở thành tờ nhật báo lớn nhất của
người tị nạn nước ngoài, nó đã trải qua một quá trình phát triển mấy thập niên.
Khi số 32 được phát hành ngày 24-11-1980, Người Việt còn là một tờ tuần báo
khiêm tốn, vỏn vẹn chỉ có ba tờ lớn gồm 12 trang và điều cần nhớ là chỉ có một
part duy nhất, khác hẳn sau này là một nhật báo có tầm cỡ với nhiều parts A, B,
C, D
Cũng nơi phóng ảnh trang đầu tờ báo, nhìn ô chữ nhật dưới danh hiệu Người Việt có ghi hàng chữ ”TUẦN BÁO TRANH ĐẤU NGƯỜI VIỆT TỰ DO”.
3/ Thêm một chi tiết dễ thấy khác: cả ba bài liên
quan tới cuộc phỏng vấn ông Minh Thi (hai của các nhà báo Nguyễn Đức Quang, Duy
Sinh và một của ông Minh Thi) đều khởi đăng ở trang nhất tuần báo Người Việt số
32 và kết thúc ở các trang 3, 6,10 và 12, (không hề có đoạn nào trong cả
ba bài đăng tiếp ở trang 4, trong khi cột báo giả ghi là A4 – tiếp từ trang
A1). Như vậy cho dù kẻ gian có uốn lưỡi là không ngộ nhận báo Người Việt
có hơn một part, thì vẫn không che giấu được hành vi bất lương là ngụy tạo cột
báo với nội dung xáo trộn những chi tiết ông Minh Thi nói với phái viên Người
Việt với đoạn cuối đầy ác ý nhằm cột cho nhà thơ một hành vi đê tiện, đáng phỉ
nhổ! (Mời độc giả đọc lại phóng ảnh hai mẩu báo của Vạn Thắng và Sàigòn Nhỏ
trên để thấy tính trầm trọng của điều được mệnh danh ”nỗi oan thế kỷ” này).
”Trời cao chẳng phụ người lành”
Người viết mượn câu trên đây của một người bạn thân
cố Thi Sĩ thuở sinh thời trong bài viết của bà sau khi nỗi oan khiên của nhà
thơ được giải tỏa để làm tiêu đề cho đoạn kết thúc bài viết nhân dịp tưởng niệm
Húy Nhật thứ bảy tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục.
Tương lai nếu TQH tái bản tập «Nguyễn Chí Thiện,
Trái Tim Hồng” chúng tôi sẽ hoàn chỉnh bài viết này để đưa vào ấn bản mới.
Được biết, ngoài những Thánh Lễ Chúa Nhật 06-10-2019
cầu cho Linh Hồn Thomas More ở nhiều Cộng Đoàn CG Giáo phận Orange, còn có buổi
trình diễn thơ nhạc với tiếng hát của ca sĩ Thu Sương từ Pháp, ca sĩ Việt Khang
và ra mắt thi phẩm Hoa Địa Ngục, tập truyện Hỏa Lò do tủ sách Tiếng Quê Hương vừa
tái bản. Dịp này BTC cũng sẽ mời ông Minh Thi lên sân khấu để bạch hóa âm mưu
hèn hạ của những kẻ ác.
Buổi tưởng niệm có trình diễn thơ nhạc và ra mắt
sách này sẽ khai diễn tại nhà hàng Moonlight góc đường Beach và Mcfadden, thành
phố Westminster từ 1 giờ 30 đến 4 giờ chiều Chúa Nhật 06-10-2019. Buổi trình diễn
hoàn toàn miễn phí. Tuy vậy, quí khán thính giả vẫn có cơ hội chia sẻ phần nào
chi phí cho buổi Tưởng Niệm lại vừa có món quà kỷ niệm vô giá của cố Thi Sĩ là
bỏ ra 50 MK để chuộc về Thi phẩm Hoa Địa Ngục cùng với tập truyện Hỏa Lò, vì
TQH đã hứa trích ra 30% tiền thu được để góp phần với Ban Tổ Chức.
No comments:
Post a Comment