VTC.vn
Thứ Tư, 16/10/2019 08:23 AM GMT+7
Nga
điều động các đơn vị tới tuần tra ở khu vực biên giới Syria-Thổ, làm dấy lên đồn
đoán Matxcơva muốn lấp khoảng trống an ninh Mỹ để lại sau khi rút quân.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 15/10, Bộ Quốc phòng Nga
xác nhận quân đội nước này sẽ tuần tra ở khu vực ngăn cách giữa các cứ điểm của
quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để tránh các cuộc đụng độ giữa 2 bên.
"Không ai hứng thú với cuộc chiến giữa quân
chính phủ Syria và lực lượng Thổ Nhì Kỹ. Nga cũng sẽ không cho phép điều đó xảy
ra", đặc phái viên Nga về Syria Alexander Lavrentyev nói,
nhấn mạnh vai trò trung gian hòa giải của Nga trong các cuộc xung
đột ở khu vực.
Các phương tiện
quân sự Nga, Syria di chuyển gần Manbij, Syria. (Ảnh: Reuters)
Cùng ngày, phát ngôn viên của quân đội Mỹ xác nhận
quân đội nước này rút khỏi thị trấn Manbij, như một phần trong kế hoạch
rút quân khỏi vùng Bông Bắc Syria.
Thông báo mới từ Nga được đưa ra không lâu sau khi
Syria điều động quân đội tới các tỉnh phía Bắc để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ,
5 ngày sau khi Ankara mở chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” tấn công người Kurd ở
Đông Bắc Syria.
Đợt điều quân này được triển khai theo thỏa thuận
mà Chính phủ Syria đạt được với lực lượng người Kurd hôm
13/10. Theo thỏa thuận, quân đội Syria đang tiến về các thị trấn Qamishli,
Manbij cũng như khu vực biên giới chiến lược.
Chiến dịch quân sự mang tên “Mùa
xuân Hòa bình” được Thổ Nhĩ Kỳ khởi phát chiều 9/10 nhằm “dọn sạch” những
kẻ khủng bố IS và Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd (SDF) dẫn đầu, khỏi khu
vực biên giới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan khẳng định
chiến dịch này chỉ nhắm vào các tay súng có liên hệ với IS và các chiến
binh người Kurd trong nỗ lực tạo ra một "vùng an toàn", tạo điều
kiện để 3,6 triệu người tị nạn Syria quay trở lại.
Tuy nhiên các cường quốc thế giới lo ngại chiến dịch
mới đây sẽ làm gia tăng cuộc xung đột kéo dài 8 năm của Syria và giúp các tù
nhân IS trốn thoát khỏi các nhà tù trong cảnh loạn lạc.
----------------------------
VTC.vn
Thứ Ba, 15/10/2019 15:15 PM GMT+7
Chiến
dịch tấn công Đông Bắc Syria của Thổ Nhĩ Kỳ hay quyết định rút quân của Tổng thống
Trump đang tạo cơ hội để Nga mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Khi tuyên bố rút quân khỏi Syria, Tổng thống Trump
khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ là những người bực dọc nhất.
"Họ thích nhìn thấy chúng tôi sa lầy vào các
vũng lầy quân sự ngốn một núi tiền", nhà lãnh đạo
Mỹ viết trên Twitter.
Nhưng với nhiều nhà phân tích và các quan chức Nga,
Mỹ, Matxcơva là người được hưởng lợi chính sau động thái này của ông
Trump.
Việc Mỹ
rút quân khỏi Syria sẽ trao cho Nga cơ hội mở rộng tầm ảnh hưởng ở
Syria, ở Trung Đông, giúp Matxcơva có thêm nhiều cơ hội trong cuộc cạnh
tranh định hình tương lai khu vực vốn luôn sôi động các cuộc cạnh tranh này.
Theo ông Brett McGurk, cựu đặc phái viên Mỹ
trong liên minh quân sự quốc tế chống IS, khi người Kurd không còn được Mỹ bảo
vệ, Nga sẽ bớt bị cản đường trong nỗ lực thực hiện mục tiêu mà Matxcơva đặt
ra nhiều năm qua là một thỏa thuận chính trị trả lại toàn bộ quyền kiểm soát
Syria về tay Tổng thống Bashar al-Assad.
Khi Mỹ rút đi, cục diện ở Syria thay đổi. Nga, quốc
gia duy nhất có thể đàm phán với tất cả các bên có tranh chấp ở Trung Đông từ lực
lượng người Kurd, Syria, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này để
trở thành một cường quốc có tiếng nói và ảnh hưởng sâu rộng hơn ở Trung
Đông.
Matxcơva cũng có thể lấy quyết định rút quân của Tổng
thống Trump vốn bị chỉ trích là phản bội đồng minh lâu năm- người Kurd như một
ví dụ cho thấy Washington bất tín, lật lọng trong khi nhấn mạnh Nga chưa bao giờ
nuốt lời trước những cam kết của mình.
Bên cạnh đó, việc Mỹ rời đi cũng vô tình tạo điều kiện
để Nga có thể thể hiện thêm vai trò người hòa giải, kéo các bên xuống bàn đàm
phán mà Matxcơva đang cố cho cả Trung Đông thấy.
Vào tuần trước, khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động "Chiến
dịch Mùa xuân Hòa bình", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Matxcơva
muốn trở thành cầu nối giúp các bên giải quyết các mâu thuẫn mới. Tiền đề để tạo
nên cây cầu này là các cuộc đàm phán giữa Ankara và Damascus, giữa Damascus
và người Kurd mà Nga giữ vai trò trung gian kết nối.
"Chúng tôi giữ liên lạc với cả đại diện lực lượng
người Kurd và Chính phủ Syria. Nga khuyến khích 2 bên đàm phán để giải quyết
vấn đề Syria, bao gồm việc đảm bảo an ninh biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Lavrov cho hay.
Ông Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu tại tổ chức
Chatham House của Anh cho rằng việc Nga có thể nói chuyện được với tất cả các
bên cho thấy thắng lợi địa chính trị quan trọng của ông Putin.
Nhà lãnh đạo Nga có thể lập luận rằng người Mỹ đã thất
bại trong việc tìm ra tương lai trong khu vực khi không thể tìm được tiếng nói
chung giữa các bên nhưng Matxcơva đang phần nào làm được điều đó. Hay nói
cách khác, ông có đủ các luận chứng để nói rằng cách tiếp cận của Nga đối với
các tranh chấp ở Trung Đông đang hiệu quả hơn so với Mỹ.
Cho tới hiện tại, Nga không phản đối chiến dịch quân
sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, nhưng trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Erdogan
tuần trước, Tổng thống Putin nói ông hy vọng cuộc tấn công sẽ bị giới hạn về thời
gian và quy mô.
Theo ông Vladimir Frolov, cựu quan chức ngoại
giao cấp cao Nga, Matxcơva vẫn dung thứ cho chiến dịch của Ankara nhưng điều kiện
tiên quyết là Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện cam kết của mình là đẩy người Kurd
ra khỏi khu vực có chiều rộng 30 km dọc biên giới Đông Bắc Syria và triển khai
chiến dịch của họ một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp nếu Thổ Nhĩ Kỳ có ý định mở rộng
quy mô, kéo dài thời gian của chiến dịch, Nga sẽ không ngồi yên khi Ankara đang
cố phá bĩnh một cục diện nằm trong tầm kiểm soát mà Matxcơva đang vạch ra
cho khu vực.
No comments:
Post a Comment