Thursday, 3 October 2019

BẢN TIN NGÀY 03/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




03/10/2019

BÀI MỚI
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
03/10/2019
02/10/2019
02/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 03/10/2019

Vụ 9 người “đi nhờ” chuyên cơ bà Ngân
BBC có bài: VN chưa công bố tên nhóm người ‘đi nhờ’ chuyên cơ bà Kim Ngân. Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra tối 2/10, có nhà báo đặt câu hỏi về vụ 9 người đi theo chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội thăm Hàn Quốc rồi trốn ở lại, các lãnh đạo CS diễn giải như thể họ sắp công bố danh tính 9 người này nhưng thật ra họ nói lòng vòng, tìm lý do thoái thác, người này đổ cho người kia. 

VietNamNet có bài: Lý do chưa công bố danh tính 9 người trốn ở lại Hàn Quốc. Trước câu hỏi trên, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Tô Ân Xô trả lời rằng, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc đã có trao đổi thông tin với báo chí, Bộ KH&ĐT cũng đã có trả lời ban đầu: “Về phần mình, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể khi làm xong chúng tôi sẽ thông báo”.

Sau khi ông Xô “chuyền bóng” cho Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung, đến lượt ông Trung thoái thác: “Đến thời điểm này chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin danh tính 9 người này, kể cả 2 người đã về nước. Khi nào có đủ thẩm quyền, chúng tôi sẽ cung cấp”.

Tóm lại, cả lãnh đạo Bộ Công an và Bộ KH&ĐT đều… chưa công bố danh tính 9 người Việt trốn ở lại Hàn Quốc. Vẫn không rõ vì lý do gì mà những người có trách nhiệm không muốn công bố danh sách những người này? Phía an ninh không thể không nắm rõ thông tin của 9 người này vì không chỉ bà Kim Ngân mà một số quan chức QHVN cũng có mặt trên chuyến bay đó. Nếu họ không nắm chắc danh tính toàn bộ phi hành đoàn và hành khách, có khả năng bà Kim Ngân đã đi nhầm máy bay với tội phạm, khủng bố.

Cho nên, an ninh biết, bà Ngân và các ông bà nghị trong Quốc hội cũng như các quan chức Bộ Công an, Bộ KH&ĐT biết, nhưng không thể nói ra, vì có khả năng là đã có sự “móc ngoặc” giữa 9 người này với những người đang muốn che giấu, để 9 người này được đi lậu sang Hàn Quốc. Cho nên lãnh đạo các cơ quan, bộ ngành có liên quan mới tìm đủ lý do không nêu tên 9 người bỏ trốn, dù dư luận của bộ máy tuyên truyền CSVN đã có ý kiến yêu cầu công khai danh tính 9 người này. 


Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Bao giờ bàn giao?

Báo Lao Động đặt câu hỏi về tình hình dự án đường sắt Cát linh – Hà Đông trước nguy cơ “đổ bể”: Bộ Giao thông nói gì? Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói: “Theo quy định phải đánh giá xong mới chạy tích hợp các hệ thống. Bộ Giao thông Vận tải sẽ tích cực làm việc với tổng thầu và TP.Hà Nội để sớm giải quyết vấn đề”.

Trang VnExpress thống kê: Bốn vướng mắc ở dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.  Bốn “vướng mắc” là: Dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục một số lỗi ở các nhà ga, khu Depot, chưa hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu; thiết bị đã có nhưng phía tổng thầu chưa cung cấp chứng chỉ, hồ sơ để có cơ sở đánh giá đảm bảo an toàn hệ thống, chưa nghiệm thu các hạng mục thiết bị. 

Dự án chưa hoàn thành đề cương vận hành thử toàn hệ thống cho tất cả các đoàn tàu chạy thử để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống; dự án chưa bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng nên Tư vấn độc lập (Công ty ACT của Pháp) đánh giá an toàn hệ thống không có đủ cơ sở và bằng chứng xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống.


Thông tin về các “vướng mắc” còn lại cho thấy, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của dự án này đã có, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số quan chức Hà Nội cũng đã đi thử trên toa tàu của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, còn lại là mấy hồ sơ và công tác nghiệm thu để hoàn tất các thủ tục cuối cùng thì nhà đầu tư TQ cố tình dây dưa. 

Báo Dân Trí có bài: Tư vấn Pháp “lo” hệ thống an toàn của đường sắt Cát Linh – Hà Đông! Ông Nguyễn Công Phú, GĐ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Apave của Pháp, cho biết: “Vận hành dự án là một chuyện, nhưng vấn đề quan trọng là phải an toàn. Quá trình kiểm định Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chúng tôi thấy có nhiều thứ không đồng bộ”.

Có lẽ nào chính lãnh đạo Bộ GTVT cũng hiểu rằng dự án này chưa an toàn, nên mới vin vào mấy lý do “thủ tục” nói trên để câu giờ, vì nếu dự án này đi vào khai thác và xảy ra tai nạn thì họ cũng phải liên đới trách nhiệm. 



Vụ Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam và giảng viên Lâm Hoàng Tùng bị bắt
Zing dẫn lời Công an TP.HCM: Không bị cản, ông Tùng và Nam đã bắt đứa trẻ đi. Liên quan đến vụ tranh chấp nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Công an TP HCM, bà Hoàng Thị Thu Thảo, người có con bị Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam và giảng viên Lâm Hoàng Tùng bắt cóc, đã lập hợp đồng mua căn nhà này của bà Hoàng Trọng Anh Chi vào ngày 10/10/2017.
Đại diện Công an TP HCM nói: “Việc bà Thảo vào ở trong căn nhà xuất phát từ sự thỏa thuận và có sự đồng ý của bà Chi”. Với các đối thượng Nam và Tùng, công an xác định “ông Nam đã có lời nói và hành động hỗ trợ cho Tùng trong quá trình đưa các cháu bé ra khỏi nhà, giúp sức cho Tùng thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác”.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi vụ thẩm phán, giảng viên bị bắt: Lâm Hoàng Tùng khai gì với công an? Ông Lâm Hoàng Tùng, giảng viên Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP HCM, khai nhận, ông đã cùng bà Hoàng Trọng Anh Chi mua căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi bà Chi bán lại căn nhà cho bà Thảo với giá 25 tỉ đồng.

Khi mâu thuẫn xảy ra, ông Tùng được bà Chi ủy quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến căn nhà. Ngày 19/9, khi nhóm người của ông Tùng đến nơi thì cửa mở. “Ông Tùng vào trong thông báo cho những người có mặt bên trong ra ngoài. Do những người phụ nữ để lại 3 đứa trẻ nên ông Tùng và những người khác ôm các cháu ra ngoài để giao cho họ”.

Đại diện Văn phòng Thừa phát lại quận 1 khẳng định không liên quan đến nhóm người “bắt” 3 cháu nhỏ, theo báo Người Lao Động. Đại diện Văn phòng Thừa phát lại quận 1 khẳng định họ chỉ đến hiện trường chứng kiến, ghi văn bản về việc tranh chấp, chứ không liên quan tới nhóm người “bắt cóc” trẻ em:

“Chúng tôi được công an mời lên làm việc để lấy lời khai. Chúng tôi đã khai toàn bộ sự việc và khẳng định chỉ đến chứng kiến theo yêu cầu, không tham gia cùng nhóm bảo vệ chiếm giữ nhà trái phép hay bắt giữ các cháu nhỏ”.

Vụ Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam không khai báo với công an nơi cư trú, trang Báo Sạch cho biết: “Nhiều người bức xúc vì sao Nguyễn Hải Nam – Phó Chánh án toà Q4, không cung cấp địa chỉ để công an xét nhà. Thực ra ít ai biết rằng, vợ Nam mới sinh em bé. Nam sợ vợ con chấn động nên vì thương vợ mà giấu luôn. Đứa bé mà anh ta bê ra trong vụ án, cũng mới 3 tháng tuổi. Anh ta trả giá vì hành động của mình. Nhưng lúc khủng hoảng thật sự, anh ta vẫn còn biết vợ con“.



Báo Phụ Nữ TPHCM với loạt bài điều tra Sun Group

Báo Phụ Nữ TP HCM tiếp tục loạt bài phanh phui sai phạm của Sun Group. Khi được hỏi giấy phép xây dựng của Sun Group, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: ‘Việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng’, báo Phụ Nữ TP HCM đưa tin.
Về vườn quốc gia Tam Đảo bị Sun Group biến thành “ao nhà”, ông Nguyễn Đức Tài, GĐ Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trả lời như không: “Việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, đề nghị phóng viên liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để biết thêm chi tiết”.

Ông Nguyễn Xuân Quang, PGĐ Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi “nhận bóng” từ ông Tài thì trả lời: “Sở Kế hoạch và Đầu tư chúng tôi chỉ thực hiện chủ trương ban đầu, còn việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng”. Vẫn là “trái bóng trách nhiệm” quen thuộc được các quan chức có trách nhiệm đá qua đá lại khi đất đai bị xâm phạm, tài nguyên đất nước bị tàn phá.


Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang

Diễn biến mới vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Công bố danh sách 151 cán bộ, đảng viên liên quan vụ gian lận thi cử, theo trang Nhà Báo và Công Luận.  Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang thừa nhận, tính đến ngày 30/9/2019, tỉnh này xác định, có 151 cán bộ, đảng viên dính đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Có hai trường hợp đã bị kiểm tra, xử lý là ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Vũ Văn Sử, cựu GĐ  Sở GD&ĐT tỉnh.

Báo Giáo Dục VN liệt kê: Danh sách cán bộ đảng viên có con được nâng điểm, bị kỷ luật tại Hà Giang. Trong danh sách này, không tính các lãnh đạo, quan chức Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang và một số cán bộ công an, thì số còn lại có cả giáo viên, cùng với các đảng viên công tác ở các lĩnh vực quân sự và dân sự tỉnh Hà Giang và có cả đảng viên đã nghỉ hưu. Đến cả giáo viên cũng “mua điểm” cho con thì có thể hiểu nền giáo dục ở tỉnh này đã nát đến mức nào.

Báo Tiền Phong đưa tin: Tòa án Hà Giang xét xử độc lập dù Chánh án có con được nâng điểm. Bài báo lưu ý, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Chánh án TAND tỉnh bị xác định đã để chồng “tác động” người khác giúp nâng điểm thi cho con. Trong khi đó, chính TAND tỉnh Hà Giang sắp tới sẽ xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi. Tóm lại, Chánh án phạm tội, Phó Chánh án tham gia giải quyết vụ án, thế mà độc lập à?


Tin giáo dục 

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về kiểm định đại học: còn ‘diễn tuồng’ đạt chuẩn đến bao giờ? Một số thủ đoạn của các trường đại học: Đối với trường hợp kiểm định trong nước thì mua chuộc kiểm định viên để được “tư vấn” cách lách quy định, minh chứng, đối với trường hợp kiểm định quốc tế (AUN-QA, ABET) thì có cả trường công lẫn trường tư đều “chơi chiêu” để qua mắt, lừa dối đoàn kiểm định.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, cựu GĐ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP HCM thừa nhận: “Trong ngành giáo dục ở ta hiện nay, sự chân thực, chính xác về cả định lượng và định tính chưa được đảm bảo nên công tác kiểm định ở Việt Nam khó hơn nước ngoài. Như AUN cũng chỉ cố gắng đánh giá chất lượng chương trình mang tính tương đối, vì văn hóa của họ và văn hóa của mình khác nhau lắm nên họ chưa hiểu hết được”.


Ô nhiễm không khí

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Đợt ô nhiễm không khí trầm trọng ở Hà Nội sắp kết thúc chưa? Theo bài báo, khu vực TP Hà Nội sắp xuất hiện hình thái thời tiết nhiều mây mưa, khi mưa xuống sẽ góp phần làm sạch TP, giảm bụi. Đúng là ông trời… nợ những người CSVN, nên khi thì họ lôi ông ra đổ thừa, khi thì họ trông mong ông giúp giải quyết tình hình ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường do con người gây ra thì phải do con người giải quyết, sao lại trông đợi tự nhiên? Một cơn mưa trút nước xuống có thể trong chốc lát rửa được ít bụi, rồi sau đó chính con người sẽ tiếp tục tạo ra các nguồn gây ô nhiễm cho chính họ, không có trời đất nào cứu được họ nếu họ vẫn xả thải vô tội vạ.

Bụi luôn mù mịt khắp thành phố Hà Nội. Nguồn: VOV

Zing dẫn lời người nước ngoài ở HN: ‘Ô nhiễm không khí sẽ buộc tôi phải chuyển đi’. Ông Alan Robinson, một GV tiếng Anh chia sẻ: “Tôi thích Hà Nội. Nhưng tôi không muốn sống ở nơi không khí ô nhiễm, và mọi người phải đeo khẩu trang, kể cả đi trên phố… Tôi không thể đi dạo, trải nghiệm phố Hà Nội. Tôi không ra công viên nữa trong những ngày gần đây… ô nhiễm khiến cuộc sống bất tiện hơn nhiều”.

Báo Lao Động dẫn lời Thứ trưởng Bộ TNMT: Thông tin ô nhiễm không khí trên mạng chỉ mang tính tham khảo. Thứ trưởng Lê Công Thành nói: “Có những thiết bị đo theo công nghệ mới hiện nay như thiết bị cầm tay cũng cho ra kết quả tức thời, nhưng độ chính xác chưa được chuẩn hóa nên thông tin trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn có thông tin chính thức thì vào trang chính thống của cơ quan chức năng như Tổng cục Môi trường“.

Rõ ràng chính Bộ TN&MT chứ không phải nguồn tin nào xa xôi đã thừa nhận nồng độ bụi mịn ở Hà Nội liên tục đạt ngưỡng nguy hiểm. Không lẽ Bộ TN&MT của VN và Tổng cục Môi trường Hà Nội đang sống ở hai thực tại khác nhau?!



Sạt lở khắp nơi

Báo Giáo Dục Thời Đại đưa tin: Ngập lụt, sạt lở bủa vây các tuyến đường Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong đợt triều cường kéo dài từ chiều 30/9 đến sáng 1/10, đã có 7 tuyến quốc lộ bị ngập, nhất là tuyến QL1 đoạn qua địa bàn khóm 5, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu, có nơi ngập sâu đến khoảng hơn 40cm. Tuyến QL1A đoạn từ xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đến cầu Rạch Múc ngập sâu trong nước, có đoạn nước ngập sâu đến hơn 50cm.

Triều cường là hiện tượng tự nhiên quen thuộc ở các tỉnh ĐBSCL, điều bất thường là triều cường năm sau lại cao hơn năm trước, mỗi năm lập một kỷ lục mới. Điều đó chứng minh nền đất ở khu vực ĐBSCL không còn ổn định nữa, các điểm sạt lở xuất hiện ngày càng nhiều, đất đai ở đây đang bị nước sông, nước biển “nuốt” dần. 

Một đoạn quốc lộ 91 qua An Giang bị sạt lở khiến lưu thông bị gián đoạn. Ảnh: HT/GDTĐ


Tin Hồng Kông

BBC có bài: Hong Kong quay cuồng sau ‘một trong những ngày bạo động nhất‘. Vụ thanh niên Tsang Chi-kin tham gia biểu tình, bị một sĩ quan cảnh sát bắn đạn thật, hiện người này ở trong tình trạng ổn định, không nguy hiểm tính mạng nữa, dù viên đạn khá sát tim. Còn viên cảnh sát đã bắn Tsang cho rằng, đó là quyết định “hợp pháp và hợp lý” vì người này nghĩ rằng mạng sống của ông ta và đồng nghiệp bị đe dọa.

Bài viết lưu ý, “những năm gần đây thái độ phản đối của người Hong Kong trước sự xâm lấn của Bắc Kinh vào chính trị và các mối đe dọa bản sắc địa phương của thành phố này ngày càng tăng. Nhiều người trẻ có những lo lắng về kinh tế, và cũng có những yêu cầu về quyền bầu cử phổ quát cho cuộc bầu cử vào quốc hội Hồng Kông”.


Quốc hội Mỹ luận tội TT Trump: 

***








No comments:

Post a Comment

View My Stats