Ở Huế vừa qua, công dân Lê Viết Tuấn tự tử vì quẫn
bách của sự nghèo. Trước đó 6 năm, công dân Lê Thị Mỹ Nhân ở Cà Mau cũng tự tử
với lý do tương tự. Giữa thời gian hai sự kiện trên, năm 2016, công dân Lò Thị Phanh
chết vì lao phổi và được bó chiếu, chở thây vắt ngang xe máy.
Có thực sự cái nghèo mới tạo ra những cái chết như
vậy?
Tôi không cho là thế! Quyết định chết vì nghèo là
điểm cuối cùng của chuỗi chịu đựng mang tên bần cùng hoá. Khoảng cách chênh lệch
giàu nghèo giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất là khoảng 10
lần theo nghiên cứu mới đây. Nếu đỉnh của sự giàu là các tỉ phú đô la mới nổi
thì có lẽ đáy của cái nghèo chính là kết thúc sự sống theo cách quẫn bách nói
trên.
Thực ra tại quốc gia này có nhiều cái chết quẫn
bách khác mà báo chí chưa “chạm” tới được. Một người phụ nữ lớn tuổi quyết liệt
từ chối hai vợ chồng đứa con về việc chữa trị ung thư cho mình. Lý do: phải để
tiền cho cháu nội bà đi học. Từ chối điều trị với lý do đó có phải là quẫn bách
không? Tôi nghĩ là có! Một sự quẫn bách đầy lý trí trong khuôn viên rất hẹp của
tư duy. Câu chuyện này ở ngay Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM.
Nhưng nếu như vậy thì e là chúng ta chưa nhìn thấy
hết sự quẫn bách mang lại từ sự “phát triển” của bần cùng hoá.
Có một bộ phận không nhỏ đám đông cho rằng “sống chết
có số”, “sống ngày nào hay ngày ấy”, “đen thôi, đỏ quên đi”, “mọi việc đã có Đảng
và Nhà nước lo”…
Trong khi hít thở, uống và ăn không còn an toàn. Nếu
cái chết là lựa chọn để chấm dứt sự nghèo là cùng kiệt về lối ra thì những “phản
ứng đà điểu” chối bỏ sự thật xung quanh có thể coi là bần cùng tư duy (cả nhân
cách nữa).
Đến khi bụi mịn PM2.5 dày đặc, nước sinh hoạt không
còn an toàn, thực phẩm bẩn tràn lan và nhiều nguy cơ môi trường khác thì chính
cách “phản ứng đà điểu“ ấy cũng là nguyên nhân họ không thể phản ứng kịp trước
biến cố môi trường nói riêng và các thay đổi xã hội nói chung. Những người di tản
ngay khỏi cháy Rạng Đông là siêu hiếm. Không thể không đánh giá rất cao kỹ năng
sống của họ. Ở một vụ việc khác, hãy đánh giá cao kỹ năng pháp lý của những người
dám kiện công ty nước sông Đà (chưa thấy ai).
Quay trở lại chuyện giàu/nghèo, phải xem lại mối
quan hệ giữa nghèo tư duy với bẫy thu nhập trung bình và tận cùng nghèo với
chính sách xoá nghèo. Phát triển bền vững và đánh đổi môi trường cũng vậy. Tất
cả đều có liên quan với nhau.
Niềm an ủi duy nhất là đám đông “phản ứng đàn điệu”
lại thông minh hơn lên sau mỗi lần trả giá. Chứ cắm đầu chạy theo bẫy thu nhập
trung bình như hiện nay có lẽ sẽ còn tiếp diễn những cái chết thấy được như đã
nói trên đầu và những hậu quả về sau như cháy Rạng Đông.
Về mặt này thì cho tới nay chưa thấy chính sách nào
nhắc tới!
P/s: Ai xem mà muốn chửi thì bớt auto chửi chính quyền
khi chưa có chính sách đi! Hãy xem lại bản thân có là thành viên của “đám đông
đà điểu” hay không?
Ảnh
chụp màn hình bài báo Tự thiêu vì đời sống nghèo khổ, đăng trên báo Nông
Nghiệp Việt Nam.
-----------------------------------------------
KHẨU TRANG CHỐNG BỤI PM2.5
HƯỚNG CHUẨN ÂU, GIÁ VIỆT NAM
HƯỚNG CHUẨN ÂU, GIÁ VIỆT NAM
Sau
một thời gian phối hợp giữa những cộng sự về kĩ thuật và thiết kế thì bản demo
của khẩu trang Safeli...
No comments:
Post a Comment