Hôm nọ nhậu với 2 bạn doanh nhân, cũng có điều kiện,
không phải buôn thúng bán mẹt nhé. Sau một hồi hỏi han công việc này kia, uống
được 2-3 lon, mà nói chuyện làm ăn mãi thì kiểu gì chả thấy vướng mắc, nào là
làm ăn gian dối, đồ ăn thức uống độc hại. Cuối cùng kết luận là ở VN mà muốn rất
giàu thì phải phạm pháp, là tù nhân dự khuyết! Chung quy cũng là tại… à mà
thôi! Nhân tiện, mình thử phỏng vấn xem các bạn thiện lành nghĩ sao về chế độ
hiện nay.
Bạn thứ nhất bảo: “Tao biết chế độ cũng thối nát,
nhưng mà nhìn cũng chả thấy có tổ chức nào có thể thay thế được, nên thôi, kệ mẹ
nó, mình cũng chả làm gì thay đổi được.”
Bạn thứ 2 bảo: “Em làm kinh doanh, nên em cần sự ổn
định. Bây giờ VN ổn định rồi, nhưng vẫn chưa ổn định lắm. Vì mỗi nhiệm kỳ thay
đổi lãnh đạo thì lại có thay đổi một tý, cũng gây xáo trộn.”
Đại khái thế. Mình đoán chắc 90% giới trung lưu VN
nghĩ vậy. Bần nông, bần công thì còn chả biết tại sao mà khổ, cuối tuần nhậu
say là quên hết.
Nhân chuyện nhân dân Hongkong biểu tình mình mới thấy
có sự liên hệ với cách suy nghĩ của 2 bạn kia.
Về tổ chức lãnh đạo
Hongkong tuy đang có đa đảng, nhưng người dân biểu
tình hoàn toàn tự phát, chả cần đảng nào dẫn lối chỉ đường. Tiếng là đa đảng,
nhưng nhưng đảng nào mà nâng bi TQ thì dễ trúng cử hơn. Mấy năm gần đây, đặc
khu trưởng Hongkong đều là người thân TQ cả. Chính vì thế mà người dân Hongkong
mấy năm nay hay phải đấu tranh với chính quyền để giành lại quyền dân chủ.
Thực ra dự luật dẫn độ bị dân Hongkong phản đối vừa
rồi không hề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đến nồi cơm của đa số dân
Hongkong, vì đa số dân thiện lành không phải là tù nhân dự khuyết. Nếu ảnh hưởng
trực tiếp thì có lẽ chỉ là anh em… xã hội đen ở bển! Thành phần đó không chiếm
số đông.
Vấn đề là người dân Hongkong đã nhìn thấy nguy cơ tiềm
tàng của luật dẫn độ này, nó tạo là kẽ hở để TQ có thể dùng để bắt bớ bất cứ
người Hongkong hay người nước ngoài ở Hongkong (được khép tội hình sự khi có vấn
đề về chính trị). Về nguyên tắc, 2 vùng lãnh thổ phải có sự tương đồng về tư
pháp mới có thể có tương trợ tư pháp (dẫn độ).
Có nghĩa là, ý thức dân chủ của người Hongkong đã rất
cao, nếu là người Việt thì đa số sẽ không quan tâm, vì không bị ảnh hưởng trực
tiếp. Người ta đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của chính họ, đâu cần phải có tổ
chức nào lãnh đạo? Nếu không đấu tranh, thì nguy cơ tiềm tàng sẽ biến thành
nguy cơ trực tiếp.
Về sự ổn đinh chính trị
Anh em thiện lành VN liệu có dám đánh đổi sự an toàn
ở VN lấy sự “bất ổn” khi thành công dân Hongkong không? Mình tin đa số sẽ chọn
sự “bất ổn” đó! Thực tế là dân VN ùn ùn vượt biên sang HK chứ không có chiều
ngược lại.
Dân VN thường ngộ nhận về sự an toàn ở VN, do bị
Tuyên giáo nhồi sọ thôi. Sự an toàn ấy bị đánh đổi bởi việc mất tự do rất nhiều,
đó là tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do giáo dục, quyền biểu tình… Khi mất
những quyền đó thì cả xã hội chỉ suy nghĩ theo một chiều, cá nhân bị BẮT BUỘC
phải hi sinh quyền lợi vì số đông, như việc cấm đường trong hội nghị Trump – Un
vừa rồi, thì làm gì xã hội chả ổn định?
Xã hội nào cũng ẩn chứa các mâu thuẫn, giữa các giai
cấp, giữa các dân tộc và nhiều nhất là mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền,
giữa kẻ cai trị và người bị trị. Nhưng chính quyền dùng pháp luật để kìm hãm sự
mâu thuẫn bằng cách tước bớt quyền tự do, dân chủ, từ đó tạo nên sự an toàn giả
tạo để ru ngủ người dân.
Các Mác đã dạy mâu thuẫn là động lực của phát triển.
Vậy xã hội ổn định tức là không có mâu thuẫn, thì làm sao mà phát triển được?
Mâu thuẫn quá cao, dẫn đến bạo lực tràn lan thì mới là xã hội bất ổn, khó làm
ăn. Mâu thuẫn ở mức giới hạn, có kiểm soát (như ở Hongkong, Thái Lan) thì chả ảnh
hưởng gì.
Tuyên giáo và an ninh luôn muốn thổi phồng sự bất ổn
để người dân căm ghét biểu tình, đa đảng (họ gán ghép đa đảng thì dẫn tới biểu
tình, bất ổn). Thế là anh em thiện lành tin theo và cam chịu, tự sướng là mình
được nghèo bình yên.
Chết vì ung thư vẫn bình yên hơn là chết ở đám biểu
tình mà!
Mình không cho là dân VN phải làm được như dân
Hongkong ngay bây giờ. Nhưng Hongkong đang là tấm gương cho VN. Để dân VN thấy
là đấu tranh cho quyền lợi của chính mình thì không cần phải có Vịt tần hay gì
lãnh đạo và phải thấy sự ổn định mà người VN đang hưởng bản chất là gì.
Đúng là dân Hongkong đã sống trong thể chế dân chủ
suốt hơn 100 năm nay, nên tư duy nó khác, họ nhìn được xa hơn người VN. Người
ăn xin chỉ phản kháng khi bị cướp cái bánh mì trên tay, người trung lưu phản ứng
khi bị cưỡng chế nhà đất bất công. Nhưng người ở tầng lớp cao hơn, hiểu biết
hơn, cần tự do tư tưởng và tự do kinh tế.
No comments:
Post a Comment