Saturday, 22 June 2019

TỪ CUỘC CHIẾN CHỐNG MA TÚY CỦA DUTERTE TỚI BỘ PHIM TRAFFIC : NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐƯỢC HỌC (Phùng Anh Khương - Luật Khoa)




22/06/2019

Nhiều người Việt Nam đang trầm trồ ngắm nhìn người Hong Kong.

Họ đang quật cường bảo vệ nền pháp quyền và nhân quyền của họ khỏi Dự luật Dẫn độ đầy tai tiếng, và cứng rắn đòi hỏi quyền lợi tới mức người đứng đầu chính quyền Hong Kong đã phải xin lỗi họ.

Bức ảnh nổi tiếng của cô Yau Wai Ching (Du Huệ Trinh) giăng biểu ngữ "Hong Kong không phải Trung Quốc" trước khi tuyên thệ nhận trở thành thành viên của Hội đồng Lập pháp vào năm 2016. Cô là thành viên của chính đảng Youngspiration, vốn có cảm tình với chủ nghĩa bản thổ Hong Kong.  Ảnh : Reuters

Nhờ đâu mà người dân Hong Kong (bao gồm phần lớn là giới trẻ) có một tinh thần hoạt động dân chủ mạnh mẽ, một thái độ đầy “bản sắc anh hùng”, bất khinh sợ chính quyền như thế?

Một số người đã nói: Vì người dân Hong Kong có một lịch sử “hưởng” dân chủ lâu dài từ thời còn là thuộc địa Anh, vì người dân Hong Kong “được hưởng” một nền giáo dục tương đối tiến bộ, lại “được sống” trong một xã hội (hiện vẫn) tương đối có tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Không quá lâu để thế hệ trẻ Hong Kong mất hết cảm tình với Bắc Kinh (hay dân đại lục), dù trên danh nghĩa họ đều được xem là người Trung Quốc. Người Hongkong (Hongkonger) đang trở thành một thuật ngữ được ưa chuộng hơn tại thành phố giàu có này.   Ảnh: Tom Grundy/HKFP

Cách nhìn chú trọng vào điều kiện lịch sử, xã hội như thế thường bỏ lỡ một khía cạnh khác: bản thân người dân Hong Kong đã làm gì để nuôi nấng và hun đúc tinh thần dân chủ của họ?

Nghiên cứu sâu về lịch sử phong trào dân chủ Hong Kong cho chúng ta thấy rằng, công cuộc “nuôi nấng” tinh thần dân chủ tại Hong Kong thường gắn liền với công cuộc định hình và vun đắp bản sắc dân tộc (national identity).

Công cuộc đó đều có đóng góp từ cả hai phía: ảnh hưởng (dù tốt dù xấu) từ các nhà cầm quyền qua các thời kỳ, và hoạt động của bản thân người dân.

Người dân Hong Kong, qua bao thăng trầm từ thời thuộc địa cho đến nay, vẫn đã luôn biết chủ động duy trì và làm mới tinh thần dân chủ trong xã hội họ, bằng những tiếng kèn tập kết – những thông điệp chính trị đưa ra các cách khác nhau để định hình bản sắc dân tộc.

Nếu thế hệ những người hoạt động dân chủ cũ của Hong Kong dùng tiếng kèn tập kết là chủ nghĩa yêu nước dân chủ phi cộng sản, thì thế hệ hoạt động dân chủ mới của Hong Kong lại đang dùng một tiếng kèn tập kết mới: chủ nghĩa bản thổ Hong Kong (localism).

Tuy các cách định hình bản sắc đó có khác nhau, chúng đều có khả năng thu hút sự chú ý và huy động sự ủng hộ lớn từ dân chúng Hong Kong.

Điểm chung của những tiếng kèn tập kết này là gì?

Chúng đều bắt đầu từ chung một câu hỏi về national identity – bản sắc dân tộc hay căn tính dân tộc: “Chúng ta (người Hong Kong) là ai?”

Ta thấy ta trong tiếng kèn tập kết: Căn tính công dân hay Căn tính sắc tộc

Để hiểu những tiếng kèn tập kết này rõ hơn, bạn đọc cần tạm chấp nhận vài khái niệm xã hội học cơ bản.

Đầu tiên là khái niệm “cộng đồng tưởng tượng” đến từ một cuốn sách đang ngày càng được công luận Việt Nam chú ý: Những cộng đồng tưởng tượng.

Trong cuốn sách này, nhà xã hội học Benedict Arnold tranh luận rằng, bản sắc/căn tính dân tộc không hình thành một cách khách quan trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà được tạo tác bởi chính con người – thông qua trí tưởng tượng của cả một tập thể người, dưới sự chi phối (dù tốt dù xấu) của các quyền lực chính trị.

Theo luận điểm này, con người không tự nhiên sinh ra lại có sẵn một căn tính dân tộc xác định. Họ lớn lên và hòa mình vào một tập thể người. Tập thể người đó có chung một căn tính dân tộc.

Nhưng căn tính này không tồn tại độc lập trong tự nhiên và cũng không đóng khung đông cứng mãi mãi. Nó được hình thành, duy trì, hay thay đổi đều qua  trí tưởng tượng chung của cả tập thể đó.

Những ai có quyền lực chính trị trong tập thể đó đều hoàn toàn có thể nhào nặn căn tính dân tộc theo ý riêng của mình.

Sau đó, họ có thể áp đặt, ép buộc cả tập thể phải chấp nhận và tiếp thu phiên bản căn tính dân tộc đó của họ. Hoặc họ có thể kiên nhẫn thuyết phục, vận động cho đến khi cả tập thể chấp nhận và tiếp thu phiên bản căn tính dân tộc đó.

Thứ hai, theo nhà xã hội học Anthony D. Smith, bản sắc/căn tính dân tộc có thể được chia thành hai loại khác nhau: căn tính công dân (civic identity) và căn tính sắc tộc (ethnic identity).

Căn tính sắc tộc dễ hiểu hơn cả: Nó xuất phát từ gốc gác ông bà tổ tiên, và từ nền tảng văn hóa bẩm sinh của mỗi người (bao gồm ngôn ngữ, tập tục, truyền thống).

Buổi lễ đếm ngược thời khắc Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc Đại lục tại Thiên An Môn vào ngày 30 tháng 6 năm 1997. Ảnh: AP.

Một tập thể có cùng căn tính sắc tộc là một tập thể có chung gốc gác ông bà tổ tiên, nói cùng ngôn ngữ, và chia sẻ những tập tục truyền thống giống nhau.

Theo đó, một người Hong Kong và một người Việt Nam có bản sắc/căn tính dân tộc (national identity) khác nhau vì cả hai có căn tính sắc tộc (ethnic identity) khác nhau: không có chung gốc gác tổ tiên, nói khác ngôn ngữ, và có những tập tục truyền thống khác nhau.

Căn tính công dân dài dòng khó hiểu hơn: Một tập thể có cùng căn tính công dân là một tập thể đã sống lâu năm trên một vùng lãnh thổ (ví dụ, một ngôi làng – làng Đại Vũ).

Tại nơi đó, tập thể này cùng chấp nhận và tuân thủ một bộ luật chung cho cộng đồng mình (lệ làng thể theo hương ước làng Đại Vũ). Họ cùng tôn trọng một hệ thống các thiết chế quản lý xã hội chung (hội đồng các già làng Đại Vũ).

Họ có những quyền và nghĩa vụ pháp lý, chính trị giống nhau (ai cũng có quyền đi lại tự do trong làng Đại Vũ, nhưng phải trật tự không được làm ồn trong làng vào ban đêm; ai cũng có quyền nêu ý kiến trước hội đồng các già làng Đại Vũ, nhưng gần đến dịp hội làng thì ai cũng phải tham gia chuẩn bị cùng mọi người trong làng).

Một tập thể có cùng căn tính công dân là một tập thể có chung một văn hóa chính trị (political culture) với các tập quán thực hành quyền và nghĩa vụ công dân (civic rights and duties) giống nhau.  

Giả sử có trường hợp như sau: có một người tới từ làng khác, vốn có tập quán xem các già làng là lẩm cẩm không đáng nghe, và xem việc tham gia chuẩn bị hội làng là một việc phải có trả tiền công thì mới làm.

Nếu người này vẫn ngang ngạnh không chịu chấp nhận văn hóa thực hành chính trị tại ngôi làng Đại Vũ, thì sẽ không được xem là có cùng căn tính công dân (civic identity) với dân làng Đại Vũ.

Căn tính sắc tộc và căn tính công dân trong thực tế không nhất thiết là loại trừ nhau. Cả hai đều có thể cùng tồn tại song song hoặc hòa trộn các yếu tố với nhau.

Hiểu các khái niệm xã hội học nói trên rồi, bây giờ ta nhìn vào những tiếng kèn tập kết của giới hoạt động dân chủ Hong Kong.

Bản sắc dựa trên chủ nghĩa yêu nước dân chủ

Chính quyền Anh chiếm đóng Hong Kong từ năm 1841. Từ khi đó cho đến khi trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, thực ra chính quyền thuộc địa Anh không hề tạo điều kiện cho người dân Hong Kong được dân chủ hoàn toàn (tức là được trực tiếp tự bầu ra người lãnh đạo khu vực, tự làm luật quản lý xã hội mình).
Phần đông người dân Hong Kong thời thuộc địa đến từ các tỉnh khác của Trung Hoa đại lục. Họ không xem mình là người Hong Kong. Họ đơn giản xem Hong Kong là chỗ lánh nạn tạm thời, hay chỗ để làm ăn, kiếm tiền trước khi về quê hay đi nơi khác.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1960, cả chính phủ Anh và chính phủ Trung Quốc cộng sản bắt đầu thắt chặt biên giới, ngăn chặn nhập cư qua lại giữa Hong Kong và đại lục. Cùng thời điểm, những người dân có gốc Trung Hoa đại lục sinh sống tại Hong Kong bắt đầu đoàn kết hơn để đấu tranh đòi quyền lợi từ chính quyền thuộc địa Anh.

Các yếu tố này bắt đầu làm nảy sinh một căn tính bản thổ (local identity) của người Hong Kong.

Sang những năm 1970, tuy vẫn không mở rộng dân chủ, nhưng với nhu cầu quản lý dân chúng dễ dàng hơn, chính quyền thuộc địa Hong Kong bắt đầu có những chính sách nhất định để xây dựng các quy củ cộng đồng kiểu Anh và truyền bá giáo dục về quyền và nghĩa vụ công dân cho người dân Hong Kong.

Hong Kong phát triển mạnh về kinh tế từ những năm 1970. Điều này góp phần tạo ra một số đông người dân Hong Kong vừa an cư lạc nghiệp, ăn nên làm ra, vừa ngày càng nhìn nhận rõ vai trò và trách nhiệm công dân của họ với cộng đồng Hong Kong của mình.

Người Hong Kong bắt đầu có căn tính công dân (civic identity) dựa trên một tập quán thực hành chính trị riêng: tuân thủ luật pháp của chính quyền thuộc địa, tôn trọng hệ thống tòa án độc lập của Hong Kong, nhưng chấp nhận đa nguyên tư tưởng và không tránh né các chuyện chính trị hay luồn cúi trước chính quyền thuộc địa, mà biết dùng các quyền công dân của mình để đòi hỏi mở rộng dân chủ, tạo thêm quyền tham chính cho người dân bản địa.

Thế hệ người Hong Kong có tiềm lực kinh tế, có ý thức công dân mạnh, và có văn hóa chính trị riêng này là thế hệ những người hoạt động dân chủ đầu tiên của Hong Kong trong những năm 1980.

Nhưng thời thế cũng thay đổi vào những năm 1980: chính quyền Anh và chính quyền Trung Quốc bắt đầu hòa hiếu với nhau và tiến hành thương lượng về việc trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” – cho phép Hong Kong được giữ nguyên hệ thống chính trị thuộc địa sau khi trao trả.

Vì vậy, người dân Hong Kong và người dân Trung Hoa đại lục bắt đầu hòa nhập với nhau sâu rộng hơn. Phong trào đòi mở rộng dân chủ tại Trung Hoa đại lục những năm 1980 cũng đang lớn mạnh (cho đến khi bị dập tắt đẫm máu trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989).

Theo đó, trong những năm 1980, người dân Hong Kong bắt đầu hình thành cho mình một ý thức về bản sắc/căn tính dân tộc (national identity) gắn liền với các đồng bào Trung Hoa đại lục của họ: người Hong Kong xem mình là người Trung Quốc.

Đó là một dạng căn tính dân tộc dựa trên sắc tộc (ethnic national identity): chung gốc Trung Hoa đại lục, chung ngôn ngữ, chung truyền thống ngàn đời.

Nhưng vì đã có trên dưới 20 năm thực hành văn hóa chính trị kiểu Anh, người Hong Kong thích thực hành dân chủ kiểu Anh và không sùng bái chủ nghĩa cộng sản như người dân Trung Hoa lục địa. Có điều là yếu tố văn hóa chính trị này lúc đó vẫn không mạnh bằng yếu tố nguồn gốc sắc tộc.

Với căn tính sắc tộc lai tạp công dân này, giới hoạt động dân chủ Hong Kong những  năm 1980 tạo ra một tiếng kèn tập kết cho phong trào dân chủ: “Chúng ta là dân tộc Trung Quốc, đấu tranh vì một nước Trung Quốc dân chủ”.

Nước Trung Quốc” ở đây bao gồm Trung Hoa lục địa,  cả những vùng lãnh thổ như Đài Loan, Macao, Hong Kong.

Giới hoạt động dân chủ Hong Kong thế hệ những năm 1980 xem trách nhiệm của họ là giúp dân chủ hóa cả Trung Hoa lục địa, chứ không chỉ dân chủ hóa Hong Kong. Yêu nước Trung Quốc tức là phải làm cho cả nước Trung Quốc được dân chủ.

Với tiếng kèn tập kết này, giới hoạt động dân chủ Hong Kong suốt các thập niên 1990 và 2000 đã vừa vận động cho việc dân chủ hóa Trung Hoa lục địa, vừa đấu tranh để mở rộng quyền tham chính cho người dân Hong Kong, trước và sau khi Hong Kong đã được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.

Tuy nhiên, chính quyền Hong Kong thời hậu thuộc địa vẫn không cho người dân Hong Kong được quyền phổ thông đầu phiếu (universal suffrage) để mỗi người Hong Kong được bỏ phiếu trực tiếp bầu ra vị Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong.

Hội đồng Lập pháp (Legislative Council – Legco) vẫn chỉ có một nửa số dân biểu do người dân Hong Kong trực tiếp bầu ra.

Cuộc Biểu tình Nhất Thập phản đối Luật chống phản động vào năm 2003 tại Hong Kong có ước tính tới 500.000 người tham gia. Bắt đầu từ thời điểm này, người dân Hong Kong dần có cái nhìn nghi ngại về “sắc tộc chung” của mình với Chính phủ Cộng sản Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Giới hoạt động dân chủ Hong Kong những năm 2000 có một số thành công nhất định: năm 2003, phong trào đã vận động được 500.000 người xuống đường để phản đối việc chính quyền đưa ra luật chống phản động (anti-subversion) vốn có nguy cơ bóp nghẹt các quyền chính trị. Dự luật đó cuối cùng đã bị rút lại.

Tuy nhiên, sang đến năm 2008, phong trào dân chủ Hong Kong bắt đầu bị hụt hơi trong quá trình chuyển đổi (transition fatigue).

Bởi vì mặc cho một loạt các phong trào đòi hỏi mở rộng quyền chính trị, mặc cho việc có một loạt các đảng chính trị ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, chính quyền Hong Kong – dưới bàn tay sắt của chính quyền cộng sản Bắc Kinh – vẫn không đáp ứng một cách đầy đủ và thực chất các yêu cầu của giới hoạt động dân chủ Hong Kong.

Trái lại, Bắc Kinh còn ngày càng can thiệp mạnh và sâu hơn vào chính trị Hong Kong, ngang nhiên đi ngược lại lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” hồi những năm 1980.

Phong trào dân chủ Hong Kong cuối thập niên 2000 phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng: họ không những không vận động được cho Trung Hoa đại lục dân chủ thêm tí nào, mà nay còn phải nhìn Hong Kong của mình ngày càng bị Bắc Kinh kìm kẹp về chính trị.

Tiếng kèn tập kết dựa trên chủ nghĩa yêu nước dân chủ bắt đầu mất dần ảnh hưởng. Phong trào dân chủ Hong Kong chia rẽ nội bộ sâu sắc.

Chính trong hoàn cảnh đó, một tiếng kèn tập kết khác vang lên: chủ nghĩa bản thổ Hong Kong (localism).

Tài liệu tham khảo:

Từ khóa:
chủ nghĩa bản thổ: localism (n)
bản sắc/căn tính dân tộc: national identity (np)
chủ nghĩa dân tộc: nationalism (n)
quyền công dân: civic rights (np)
nghĩa vụ công dân: civic duties (np)
nhà hoạt động: activist (n)
nhà hoạt động, đấu tranh cho quyền chính trị: political activist (np)
phong trào dân chủ: democracy movement (np)
việc tham gia các hoạt động dân sự: civic engagement (n)
biểu tình: to protest/demonstrate (v)







No comments:

Post a Comment

View My Stats