Minh Châu - VNTB
06/09/2019
(VNTB)
- Chuyện bắt tay làm ăn giữa hai đảng cộng sản đã được luật hóa bằng các nghị định
song phương, được gọi chung chung là ‘văn kiện hợp tác’. Dự án tuyến đường sắt
đô thị Cát Linh – Hà Đông là đơn cử.
Tổng Bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Kết quả chung
cuộc của hội đàm là Trung Quốc “ký kết một số thoả thuận hợp tác và hợp đồng
kinh tế”. Liệu trong số đó có dự án đường cao tốc Bắc – Nam mà dư luận đang nghi
vấn?
Ngoại
giao kinh tế?
Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành vào
trung tuần tháng 5-2017, có tường thuật như sau: “Trong khuôn khổ chuyến thăm,
hai bên đã ra Thông cáo chung và ký kết 5 văn kiện hợp tác gồm: Thỏa thuận về
tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa hai Bộ Ngoại giao, Bản ghi nhớ về hợp
tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc,
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng
Trung ương Trung Quốc Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước
về việc Trung Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu nhân dân tệ trong năm 2017
và Hiệp định vay bổ sung tín dụng ưu đãi cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà
Đông. Doanh nghiệp hai nước cũng ký
kết một số thoả thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế”.
Hai bên ở đây gồm có một bên là Tổng Bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình, bên kia là Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang (1956
- 2018).
Nội dung làm việc của chuyến thăm này được bản tin Bộ
Ngoại giao mô tả là lộ trình tiếp theo từ hai lần làm việc trước đó của ông
Nguyễn Xuân Phúc và ông Nguyễn Phú Trọng. “Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về
xu thế phát triển tích cực trong quan hệ hai nước trong thời gian qua và đánh
giá cao ý nghĩa, những kết quả đạt được của các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (tháng 1/2017), Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc (tháng 9/2016) và các chuyến thăm cấp cao gần đây giữa hai
nước”.
Trung
Quốc là ‘ông chủ tiệm cầm đồ’ của Việt Nam!
Trong một báo cáo giải trình của Bộ Tài chính gửi đến
đại biểu Quốc hội, cho biết các khoản vốn vay của Trung Quốc dành cho Việt Nam
mà những hiệp định song phương giữa hai đảng cộng sản Trung – Việt ký kết,
không phải là vốn ODA (Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development
Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là ‘Hỗ trợ phát triển chính
thức’. Vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất, hoặc
lãi suất thấp với thời gian vay dài).
Bộ Tài chính nhìn nhận so với các nguồn vay nước
ngoài khác của Chính phủ, nguồn vốn vay Trung Quốc có điều kiện vay ràng buộc,
mức độ ưu đãi không cao, dẫn đến chi phí huy động vốn cao. Phương thức mua sắm
các khoản vay Trung Quốc là lựa chọn nhà thầu trong số danh sách nhà thầu phía
Trung Quốc đưa ra, thực chất là chỉ định thầu, điều này làm giảm tính cạnh
tranh.
Ngoài ra, các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng của
phía Việt Nam và Trung Quốc còn có mâu thuẫn, trong khi đó, thái độ của nhà thầu
với chủ đầu tư còn chưa hợp tác nên việc giải quyết các vấn đề phát sinh còn
chưa tốt. Mặt khác, hầu hết hàng hóa, thiết bị phải mua sắm từ Trung Quốc. Điều
này làm làm tăng tính phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến tiến
độ, chất lượng công trình.
Bởi
vì đó là ‘hai đảng anh em’…
Trong một tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tên
“Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 - 2020, tầm
nhìn 2025”, được đính kèm trong hồ sơ trình để Thủ tướng ký quyết định về “Định
hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 – 2025”, cho biết như
sau (tóm lược): Tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự các khoản tín dụng xuất
khẩu, là các khoản vay có điều kiện là chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung
Quốc, và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ
khác tại Việt Nam.
Vốn vay Trung Quốc thường có lãi suất 3% một năm,
cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản 0,4 - 1,2% tùy vào thời
hạn vay; Hàn Quốc 0 - 2% tùy theo điều kiện đấu thầu hay Ấn Độ 1,75% một năm;
các nước liên minh châu Âu (EU)...
Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam
kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, trong khi thời hạn vay và ân hạn đều ngắn hơn các
thị trường vốn khác, lần lượt 15 và 5 năm. Các khoản vay tín dụng ưu đãi được
cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Do đó ‘tín dụng
ưu đãi’ của Trung Quốc chỉ phù hợp sử dụng cho các dự án có nguồn thu trực tiếp
và khả năng trả nợ.
Như vậy, xem ra cùng với lời kêu gọi “Việt Nam cần
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại để giảm rủi ro do quá phụ thuộc
vào thị trường Trung Quốc”, thì cần thiết không kém là thể chế chính trị của Việt
Nam cần hướng tới nhanh hơn nữa việc chấm dứt các phụ thuộc, lệ thuộc về cái gọi
là ‘hai đảng anh em’; tránh những cú bắt tay làm ăn núp bóng qua những “chuyến
thăm cấp Nhà nước” giữa nhóm người đứng đầu đảng cộng sản của đôi bên.
No comments:
Post a Comment