Thạch Đạt Lang
22/06/2019
Sáng thứ Năm 20.06.2019 (giờ địa phương) vừa qua, lực
lượng vũ trang bảo vệ cách mạng Iran (Iran´s militaray Revolution Guard)
đã bắn hạ một phi cơ thám thính không người lái UAV-drone
Global Hawk RQ- 4A của Mỹ ở eo biển Hormus – một giao lộ quan trọng
về dịa chính trị trên biển.
Theo phát ngôn viên của chính phủ Iran, chiếc drone
này bị bắn hạ khi xâm nhập vùng trời của Iran, trong khi phía Mỹ tuyên bố ngược
lại, chiếc drone bay trong không phận quốc tế, không hề xâm phạm không phận
Iran. Sau khi biến cố xẩy ra, nhiều hãng hàng không dân sự đã hủy bỏ một số
chuyến bay hoặc thay đổi lộ trình.
Khi nghe báo cáo chiếc drone bị bắn rơi, tổng thống
Donald Trump đã lên tiếng cáo buộc Iran làm nóng thêm tình hình vốn đang căng
thẳng giữa hai nước, kể từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước giới hạn vũ khí
nguyên tử đã được ký kết dưới thời tổng thống Obama, đồng thời ra lệnh cấm vận
Iran.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo và cố vấn an
ninh quốc gia John Bolton lập tức lên tiếng, yêu cầu tổng thống Trump phải có
biện pháp đáp trả tương xứng. Ông Trump cũng tuyên bố sẽ có hành động quân sự
tương ứng để cảnh cáo Iran chớ chọc giận Mỹ, cùng lúc ra lệnh cho quân đội Mỹ sẵn
sàng một cuộc hành quân hạn chế, tấn công Iran bằng hỏa tiễn vào một số cứ điểm
quân sự của Iran.
Tuy nhiên chỉ vài tiếng đồng hồ sau, khi tổng thống
Nga Vladimir Putin lên tiếng “nhắn nhủ” Trump rằng, tấn công Iran sẽ là một thảm họa cho nước Mỹ,
ông Donald Trump liền thay đổi thái độ, quay ngoắt 180°, phát biểu: “Có thể
việc bắn rơi chiếc drone của Mỹ chỉ là một lỗi lầm do sơ xuất”.
Sau đó ông Trump hủy bỏ lệnh tấn công chỉ 10 phút
trước khi chiến dịch bắt đầu, với lý do là chiến dịch sẽ gây tử thương cho khoảng
150 nhân mạng người Iran trong khi chiếc drone bị bắn rơi (trị giá 110 triệu Mỹ
kim) không gây thiệt mạng cho ai. Ông Trump nói: “Tôi không thích đánh trả như thế! Tôi không nghĩ đánh trả
như thế là tương xứng”.
Hoàn toàn tương phản với phát biểu của ông Trump,
phía Iran cho biết, việc bắn rơi chiếc drone Global Hawk RQ-4A là một tin nhắn
rõ ràng rằng Iran không muốn gây chiến với bất cứ quốc gia, nào nhưng luôn sẵn
sàng đáp trả những kẻ gây hấn. Bộ trưởng ngoại giao Iran Javad Zarif khẳng định
trên mạng xã hội Twittter: “Chiếc drone bị bắn hạ vi phạm không phận Iran”
Việc ra lệnh đánh trả Iran rồi hủy bỏ của ông Trump
sau khi nghe lời nhắn nhủ của Putin, khiến mọi người nhớ lại chuyện ông Trump
đã từng hăm dọa tiêu diệt Bắc Triều Tiên nếu Kim Jong-un có những hành động
khiêu khích Mỹ, tiếp tục bắn thử nghiệm hỏa tiễn nguyên tử, để rồi chỉ ít lâu
sau ca ngợi Kim Jong-un là một nhà lãnh đạo trẻ, tài ba.
Đi xa hơn nữa, ông Trump còn biểu lộ sự ưu ái của
mình đối với tên lãnh đạo độc tài, gian manh, tàn ác Bắc Triều Tiên qua những
phát ngôn gây chấn động giới ngoại giao quốc tế như: “We fell in love” với Kim.
Cho dù thất bại qua 2 lần gặp gỡ hồi tháng 06.2018 ở
Singapore và tháng 02.2019 ở Hà Nội, không đạt được một thỏa thuận nào, ông
Trump vẫn kiên trì ca tụng, khen ngợi Kim Jong-un và tiếp tục năn nỉ họ Kim nối
lại “cuộc tình dang dở” của ông với chàng Kim “trẻ tuổi tài cao”.
Một số nhà bình luận, cho rằng, ông Trump khao khát,
thèm muốn giải Nobel Hòa Bình nên muối mặt cầu khẩn họ Kim giải trừ vũ khí hạt
nhân để ông ghi điểm với ủy ban chấm giải. hận định này chỉ đúng một phần,
nhưng phần lớn Donald Trump hoàn toàn không có chính sách ngoại giao, tất cả những
liên hệ với quốc tế của Trump đều do quen thói con buôn địa ốc, lớn tiếng quát
nạt, dọa dẫm, uy hiếp các đối tác bằng tiền bạc, trừng phạt… đến khi thấy đối
tác sẵn sàng trả đòn thì hoảng sợ, co vòi.
Giờ đây trong chính trị ông Trump cũng áp dụng
phương thức này, Trump quên hay không biết chính trị hoàn toàn khác với kinh
doanh địa ốc, nên hành động, cách ứng xử của Trump chỉ trở thành trò cười cho
thế giới.
Chuyện di dân bất hợp pháp từ Mexico vào nước Mỹ
cũng được Trump hâm nóng bằng tuyên bố áp thuế lên tất cả hàng hóa của Mexico
5%, bắt đầu từ ngày 10.06.2019, sau đó, mỗi đầu tháng sẽ tăng 5% cho đến tháng 10.2019 sẽ là 25%,
cho đến khi Mexico ngăn chận được làn sóng di cư vào nước Mỹ.
Tuy nhiên chỉ ít ngày sau đó, khi họp báo trước các
phóng viên báo chí, truyền thông, ông Trump cầm trong tay một tờ giấy – không ai được
nhìn thấy hay biết trong đó có nội dung như thế nào – vẫy vẫy, phát biểu rằng
đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mexico, nên việc áp thuế không còn cần thiết.
Ông cũng không cho biết hai bên đàm phán lúc nào, ai là người đàm phán, thỏa
thuận đạt được gồm những điều khoản gì?
Trump cầm trong tay
tờ giấy vẫy vẫy, khoe với phóng viên rằng đây là thỏa thuận giữa ông ta với
Mexico. Ảnh: By Sarah Silbiger/Bloomberg/ Getty Images.
Đó là chưa nói đến việc ông Trump xin được gặp Tập Cận
Bình bên lề hội nghị G20 sẽ diễn ra ở Osaka, Nhật Bản vào hai ngày
28/29.06.2019 để bàn về việc đàm phán ngừng cuộc thương chiến kéo dài đã mấy
tháng sau thời hạn chót là ngày 31.03.2019. Lệnh áp thuế 325 tỉ Mỹ kim lên hàng
hóa của Tàu Cộng nhập vào Mỹ sẽ được Trump ban hành vào ngày N+1.
Suy cho cùng, cách hành xử ngoại giao của ông Trump
chẳng có chính sách, kế hoạch đường lối gì, chỉ là cách hành xử của một kẻ “già
dái non hột”.
No comments:
Post a Comment