04/05/2019
Tin
Biển Đông
Báo Một Thế Giới
đưa tin: Lầu Năm Góc báo động căn cứ quân sự Trung Quốc sẽ mọc đầy ở
Đông Nam Á. Trước việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng, củng cố căn cứ
quân sự trên các đảo nhân tạo mà quân đội nước này bồi đắp trái phép ở Biển
Đông, Lầu Năm Góc cảnh báo, Trung Quốc sẽ còn gia tăng số căn cứ quân sự khắp
thế giới, để bảo vệ dự án đầy tham vọng “Một Vành Đai – Một Con Đường” do Tập Cận
Bình khởi xướng.
Tòa án tối cao Philippines yêu cầu chính phủ bảo vệ Biển
Đông, theo báo Tuổi Trẻ. Tòa án tối cao Philippines xác nhận đã ra lệnh
cho những người đứng đầu các bộ chủ chốt, lực lượng tuần duyên, hải quân và cảnh
sát nước này, thực thi các công ước quốc tế cùng luật nội địa, nhằm bảo vệ các
bãi đá, sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chỉ đạo này
có phạm vi thực hiện bao trùm 3 khu vực là bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây và
đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Mời đọc thêm: Philippines toát mồ hôi trước cảnh TQ “thò móng vuốt” vào cảng
chiến lược ở biển Đông (TTT/Soha). – Tàu chiến Mỹ hơn 90 lần “chọc giận” Trung Quốc ở eo biển Đài
Loan (Infonet). – Vì sao quân sự là điểm nhạy cảm nhất trong tổng thể quan hệ
Mỹ-Trung? (GDVN). – Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc sẵn sàng tác chiến trong
năm nay? (TN). – Ảnh: Chiến đấu cơ F-35B Mỹ thực hiện màn ‘Voi đi bộ’ trước khi điều
tới Biển Đông (ANTĐ).
Bắc
Vân Phong trở thành đặc khu?
Không rõ Bắc Vân
Phong đã trở thành đặc khu bao giờ, vì sau vụ phản đối của dân chúng trên cả nước
hồi tháng 6/2018, lãnh đạo đảng và nhà nước đã hoãn thông qua luật Đặc khu. Thế
nhưng, báo chí giật tít như thể Bắc Vân Phong đã trở thành đặc khu: Đất đặc khu Bắc Vân Phong được giao dịch trở lại.
Hay là người dân đã bị lừa?
Theo bài báo của
Zing cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa thống nhất chấm dứt hiệu lực
văn bản số 4391, ban hành ngày 9/5/2018, về việc tăng cường quản lý đất đai
trên địa bàn huyện Vạn Ninh, đồng thời tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
ở đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa giao UBND huyện
Vạn Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong giải quyết các hồ sơ đất đai trên
địa bàn huyện Vạn Ninh theo đúng trình tự pháp luật.
Gần một năm sau cuộc
tổng biểu tình trên toàn quốc, phản đối dự luật đặc khu kinh tế, phải chăng các
lãnh đạo CSVN thấy lòng dân đã đủ “nguội”, nên trở lại xây dựng các đặc khu mà
chẳng cần thông qua luật, hoặc âm thầm thông qua mà người dân không biết để phản
đối?
Mời đọc thêm: Mở lại giao dịch đất đai tại Bắc Vân Phong sau 1 năm ‘đóng
băng’ (TP). – Dỡ bỏ “lệnh cấm” giao dịch đất tại Khu kinh tế Vân Phong (TG).
– Được giao dịch đất trở lại tại Khu kinh tế Vân Phong (PLTP).
Cập
nhật tin: Điện, xăng tăng giá
Báo Thanh Niên đưa
tin: Thủ tướng yêu cầu liên bộ kiểm tra thông tin tiền điện tăng
gây bức xúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ
Tài chính, Bộ Công thương… kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện, phương pháp
tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, chuẩn bị báo cáo Thủ tướng trong
tháng 6 tới.
Báo Giáo Dục VN đặt
câu hỏi: Sự hoài nghi về biểu giá điện của EVN bao giờ mới được giải
tỏa? Bài viết tổng hợp một số điểm bất hợp lý của ngành điện VN:
Ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu đắt đỏ như than và khí tự nhiên để
sản xuất điện, VN đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và ngành điện
không còn nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tài chính ưu đãi như trước, khiến thị trường
điện méo mó và kém hiệu quả.
Báo Dân Việt dẫn lời TS. Đinh Trọng Thịnh: “Cần đánh giá lại bậc thang giá điện,
nên chia làm ba bậc”. Ông Thịnh bình luận: “Có người muốn chia
nó ra làm nhiều bậc, tuy nhiên theo tôi đây là điều không nên và không tốt.
Càng chia nhỏ bậc thì giá nó sẽ khác nhau. Đây là điều nhiều người lo lắng. Bởi
thêm một vài hôm, dùng thêm một ít là điện đã nhảy lên bậc khác rồi, giá tiền
điện cũng vì thế mà tăng lên”.
Báo Lao Động phân
tích diễn biến 5 tháng giá xăng tăng gần 5.000 đồng/lít: Áp lực lạm phát đè
nặng. Bài viết thống kê, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng gần
5.000 đồng/lít đối với xăng E5RON92 và RON95, mức tăng giá rất mạnh và bất thường
khiến các doanh nghiệp vận tải chịu hậu quả không thể tránh khỏi, do xăng dầu
chiếm 35-40% chi phí vận tải.
TS Cấn Văn Lực nhận
định, trong bối cảnh giá điện tăng cao 8,36% trong tháng 3 và giá xăng cũng
liên tục tăng trong các kỳ điều chỉnh vừa qua, mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% là
điều không dễ dàng, hay nói thẳng là không khả thi với trình độ quản lý kinh tế
của lãnh đạo CSVN hiện nay.
Báo Thanh Niên bàn
về nghịch lý: Giá xăng trong nước tăng cao trong khi giá dầu thế giới giảm
mạnh. Bài viết thừa nhận, giá xăng dầu Việt Nam luôn điều chỉnh không
theo nhịp tăng giảm của thế giới. “Chẳng hạn khi giá dầu thế giới tăng
liên tục, nhưng giá xăng dầu trong nước không được điều chỉnh ngay mà chờ hết
15 ngày theo đúng chu kỳ mới điều chỉnh, khiến giá tăng sốc”.
Mời đọc thêm: Thủ tướng chỉ đạo làm rõ việc tăng giá điện(VNE).
– Công bằng với giá điện (CT). – Lãnh đạo EVN nói gì về hóa đơn tiền điện tăng vọt trong
tháng Tư? (TTXVN). – Hóa đơn tiền điện 66 triệu đồng và ‘hành trình’ tìm lời giải
của tôi (VNE). – Người dùng phải trả cao hơn giá điện bình quân (PLTP).
– Biểu hiện chưa từng có: Giá xăng hướng đến mốc cao nhất lịch
sử (VNN). – Quỹ Bình ổn xăng dầu tại Petrolimex âm hơn 300 tỉ đồng (VietQ).
– Giá xăng tăng gần 4.000 đồng/lít sau hơn 1 tháng, quỹ bình ổn
tại Petrolimex âm 355 tỉ đồng (BizLive).
Đoàn
Thị Hương được trả tự do
VOA đưa tin: Đoàn Thị Hương được trả tự do. Hơn hai năm bị giam
vì là bị can trong vụ ám sát ông Kim Jong Nam, trải qua 23 phiên xét xử, hôm
qua Đoàn Thị Hương đã được Malaysia trả tự do. Lúc 19h15′, giờ địa phương, ngày
3/5/2019, cô Hương đã được các nhân viên Cục Nhập cư Malaysia đưa đến máy bay.
Lúc 20h15′ cùng ngày, cô Hương cùng các cán bộ ngoại giao, luật sư và gia đình
về đến sân bay Nội Bài.
Đáp
xuống Nội Bài, cô Đoàn Thị Hương nói ‘muốn làm diễn viên’, theo BBC.
Lúc 9:35 tối ngày 3/5, sau khi về đến sân bay Nội Bài, cô Đoàn Thị Hương phát
biểu trước báo chí rằng, “không biết làm gì tiếp, nhưng mong thành diễn
viên”, theo hãng tin Reuters. Trước đó, LS Hisyam Teh Poh Teik cho biết: “Tôi
gặp Hương hôm qua tại nhà tù để đưa cho cô ấy quần áo và giày mới. Cô ấy rất
vui mừng được thả ngày 3/5 và sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình”.
Đoàn Thị Hương ngày 3/5 lên máy bay trở về Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Mời đọc thêm: Đoàn Thị Hương sẽ về đến Hà Nội vào tối 3 Tháng Năm(NV).
– Đoàn Thị Hương viết thư cảm ơn bằng tiếng Anh trước khi về nước —Hình ảnh Đoàn Thị Hương trên chuyến bay về Việt Nam(Zing).
–Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về việc Đoàn Thị Hương được trả tự
do(DT).
Công
an “nhân dân”?
Chuyện ở Cà Mau: Nhiều cán bộ công an bị kiểm điểm vì cấp dưới liên
quan ma túy, theo báo Một Thế Giới. Đó là vụ 190 người dương tính với
ma túy tại quán Gossip, trong đó có cán bộ công an, như là thiếu úy Phan
Dương Cảnh. Ông Dương thừa nhận đã vào quán Gossip hút shisha với Trần Chí
Cương, lính nghĩa vụ thuộc Đội Cảnh sát THAHS và HTTP, Công an huyện Thới Bình,
đã xuất ngũ từ tháng 2/2019.
Công an tỉnh Cà Mau
thừa nhận, vụ này cho thấy, tình hình tội phạm và vi phạm về ma túy ngày càng
diễn biến phức tạp. Đặc biệt, có một số cán bộ thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất, đạo đức lối sống, chạy theo lối sống thực dụng, làm ảnh hưởng đến uy
tín của lực lượng công an trong tỉnh.
Mời đọc thêm: Kiểm điểm Công an huyện có cán bộ ‘dính’ ma túy (PLVN).
– Kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân liên quan vụ thiếu úy công an
sử dụng ma túy (TP). – Kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân liên quan vụ thiếu úy công
an sử dụng ma túy (SGGP).
Phóng
viên bị dọa giết
Báo Pháp Luật TP
HCM đưa tin: 1 phóng viên Báo Pháp Luật TP.HCM bị dọa giết cả nhà.
PV Tấn Lộc cho biết, ngày 3/5 có một phụ nữ và một người đàn ông liên tục gọi
điện và xúc phạm ông Lộc, nói là đã viết báo đụng đến quyền lợi của họ trong một
vụ kiện dân sự. Họ đe dọa sẽ giết cả nhà ông Lộc.
Bài viết cho biết,
phóng viên Tấn Lộc được phân công liên lạc với TAND TP Nha Trang tìm hiểu vụ kiện
tranh chấp giữa nguyên đơn là ông MTT và bị đơn là Công ty TNHH THP. Trong các
cuộc gọi, người phụ nữ và người đàn ông nói rằng, TAND TP Nha Trang cho họ biết,
PV Tấn Lộc là người gọi điện lấy thông tin, viết bài.
Mời đọc thêm: Một phóng viên Báo Pháp Luật TPHCM bị nhiều đối tượng dọa
“giết chết cả gia đình“ (SGGP). – Một phóng viên Báo Pháp Luật TP HCM bị dọa “thanh toán cả
gia đình” (NLĐ).
Thời
“luật rừng” lên ngôi
Báo Pháp Luật TP
HCM có bài: Công an thông tin vụ 5 học sinh, 1 cô giáo bị đâm tại trường.
Chiều 3/5, Công an tỉnh Thanh Hóa công bố thông tin về vụ án mạng vừa xảy ra ở
huyện Lang Chánh, làm một học sinh tiểu học tử vong, một cô giáo và bốn học
sinh khác bị thương.
Công an cho biết,
khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, hung thủ Đỗ Mãnh Chiểu Minh đi xe máy vào Trường
Tiểu học Đồng Lương, rồi xông vào lớp 5A và rút dao đâm nạn nhân Lê Hữu Phước,
học sinh lớp 5A và đâm bị thương giáo viên chủ nhiệm Trần Thị Thanh. Sau đó,
Minh tiếp tục xuống sân trường, tấn công 4 học sinh tiểu học khác.
Hung thủ Đỗ Mãnh
Chiểu Minh bị bắt giữ sau một giờ gây án. Nguồn: PLTP
Báo Người Đưa Tin dẫn
lời cô giáo bị thương kể lại giây phút kinh hoàng chứng kiến kẻ
cuồng loạn chém 5 học sinh. Cô Trần Thị Thanh kể: “Lúc đó, tôi
đứng gần cửa thì đột nhiên có một thanh niên mặc áo đen chạy thẳng vào lớp và
dùng dao đâm, chém vào người em Lê Hữu Ph. khi em này đang ngồi ở bàn đầu của lớp
học. Tôi vội túm lấy áo hung thủ kéo lại thì hắn vùng ra khiến tôi ngã xuống đất.
Lúc tôi đứng dậy được thì thấy em Ph. đã gục xuống sàn nhà”.
Báo Lao Động viết: Hé lộ nguyên nhân vụ cầm dao vào trường đâm cô giáo và 5 học
sinh. Tại cơ quan điều tra, hung thủ khai, động cơ gây án là mâu thuẫn
giữa đối tượng này với bố của cháu Phước, nên Minh tìm cháu Phước để trả thù.
Bài viết lưu ý, Minh nghiện game, có biểu hiện trầm cảm.
Mời đọc thêm: Nam thanh niên đột nhập trường tiểu học đâm cô giáo và 5 học
sinh (PLVN). – Vụ nam thanh niên chém 6 cô trò thương vong: Các nạn nhân đã
qua cơn nguy kịch (ĐS&PL). – Danh tính 6 nạn nhân bị nam thanh niên xông vào trường đâm
chém ở Thanh Hóa (TQ). – Cô giáo hãi hùng kể phút đối mặt kẻ thủ ác xông vào trường học
chém chết học sinh ở Thanh Hóa (VTC). – Cô giáo bế học sinh trên tay mà không biết em đã qua đời (DV).
– Công an ba huyện truy bắt kẻ đâm hàng loạt học sinh sau hơn
một giờ (Zing). – Đối tượng đâm 6 học sinh, giáo viên trường tiểu học Đồng
Lương là ai? (TP). Vụ 5 học sinh cùng cô giáo bị tấn công ở trường học: Hung thủ
nghiện game? (GT). – Thanh Hóa: Đối tượng xông vào trường đâm loạn xạ khiến 1 học
sinh tử vong âm tính với ma túy (TH&PL). – Đối tượng xông vào trường tiểu học chém thương vong học
sinh, cô giáo khai gì? (ANTĐ). – Vụ con trai bị bố ruột nhốt như “vật nuôi” trong chuồng đầy
ruồi muỗi: Chúng tôi đã nhiều lần góp ý nhưng ông ấy không nghe (TQ).
Tin
giáo dục
Báo Tiền Phong dẫn
lời TS Phạm Thế Bảo: Trường phổ thông ta dạy cái mà thế giới
không ai còn dùng. Ông Bảo cho biết: “Các giáo viên dạy Tin học
cho trường phổ thông cho tôi biết, họ vẫn đang dạy Pascal, tôi khẳng định trên
thế giới không một trường phổ thông nào còn dạy cái này nhưng ở ta thì vẫn đang
dạy. Tôi khuyến khích những giáo viên này nên đổi chương trình nhưng họ không
dám bởi nếu đổi thì sẽ bị kỷ luật”.
VietNamNet đặt câu
hỏi: Hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở “tốp 10” nào? Ông
Trần Hồng Quân, cựu Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, giáo dục phổ thông của VN
đạt được một số thành tựu, trong khi giáo dục đại học còn nhiều vấn đề. Tuy
nhiên, kết quả xếp hạng này không phản ánh hết bản chất của giáo dục VN. “Có
một ví dụ mà nhiều người thường lấy ra là học sinh Việt Nam khi bước ra nước
ngoài ở giai đoạn đầu học tốt vì có kiến thức, nhưng càng lên cao thì càng yếu
do thiếu kỹ năng cơ bản”.
Báo Thanh Niên bàn
về quy định ‘Không lên mạng làm ảnh hưởng xấu môi trường giáo dục’: Cần
quy định cụ thể hơn. Ông Nguyễn Văn Ngai, cựu PGĐ Sở GD&ĐT TP HCM,
bình luận: “Quy tắc ứng xử như ‘giáo viên, học sinh không được lên mạng
xã hội tuyên truyền, phát tán, bình luận thông tin và hình ảnh làm ảnh hưởng xấu
môi trường giáo dục’ là quá chung chung. Khái niệm ‘làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường giáo dục’ rất mơ hồ”.
Một nam sinh ở Trường
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông, vừa chém bạn học vì không chịu trả 60.000 đồng, báo Lao
Động đưa tin. Phòng GD&ĐT thị xã Gia Nghĩa cho biết, nạn nhân là Phạm Thạch
K, học sinh lớp 9 có mượn bạn học cùng lớp là Bùi Duy N 60.000 đồng. Chiều
25/4, N đến nhà yêu cầu mẹ K trả số tiền trên nhưng gia đình K không đồng ý.
Hôm sau, N mang theo hung khí và chờ K ngoài cổng trường và đã đâm K bị thương.
Mời đọc thêm: Những bài thi tự luận điểm cao sẽ mang ra chấm kiểm tra (Tin
Tức). – Hơn 34.000 học sinh Hà Nội không được vào lớp 10 công lập (VNE).
– Giáo dục Việt Nam lọt top 10 thế giới: Khó hiểu! (ĐV).
– Nam sinh lớp 9 chém gục bạn học vì số nợ 60.000 đồng? (TP).
– Đắk Nông: Nam sinh lớp 9 bị bạn chém nhập viện vì nợ 60.000
đồng (ĐS&PL). – Phải chăng vì học “gạo’ nên sợ đề thi của Phòng, của Sở? (GDVN).
Nhà
thờ Bùi Chu
Báo Người Đô Thị
phân tích chuyện phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: tài sản của giáo phận nhưng giá trị
di sản thuộc cộng đồng. Theo đó, nhà thờ là tài sản của giáo phận, phá
đi hay xây mới cũng từ tiền của giáo dân. Tuy nhiên, công trình có thể thuộc sở
hữu của tư nhân hay tổ chức nhưng giá trị di sản của nó thì thuộc về cộng đồng
chung.
Mỗi giáo phận không
tồn tại ở nơi hoang vắng, vô chủ mà luôn thuộc về một quốc gia, một nền văn
hóa, “công trình nhà thờ về giá trị vật chất và tinh thần theo thời
gian còn là sự phản ánh lịch sử của cộng đồng, của vùng đất và quốc gia đó”.
Đó là lý do để nhiều người quyết giữ nhà thờ Thủ Thiêm trước áp lực từ chính
quyền.
RFA đặt câu hỏi về
số phận của Nhà thờ chính tòa Bùi Chu: hạ giải hay phá bỏ? Vẫn
chưa có thông gì cho thấy các linh mục Giáo phận Bùi Chu sẽ thay đổi quyết định.
KTS Nguyễn Hạnh Nguyên bình luận về nhà thờ này: “Toàn bộ gạch nền chưa
bị bong tróc, chưa bị nứt và chưa có vết nết nào trên nền và nền rất phẳng điều
đó chứng tỏ phần đất ngày xưa mà cha xứ tìm thì phần đất cực kỳ tốt và toàn bộ
sân bên ngoài thì cực kỳ rộng và ngay cả phần sân đó cũng rất phẳng không vết nứt”.
Mời đọc thêm: Làm gì với nhà thờ Bùi Chu? (Người Đô Thị).
– Nhiều người chiêm ngưỡng lần cuối Nhà Thờ Chính Tòa Bùi
Chu (NV). – Ngắm hình ảnh nhà thờ Bùi Chu đẹp ngỡ ngàng sắp hạ giải — Tổng đại diện giáo phận Bùi Chu khẳng định đại tu nhà thờ là
cần thiết (TT). – Hạ giải Nhà thờ Bùi Chu: Dừng lại và lắng nghe (KTĐT).
Tin
môi trường
Tình cảnh ở thị xã
Long Mỹ, Hậu Giang: Hơn 6.000 hộ dân chờ nước sạch do nước sông ô nhiễm
nghiêm trọng, theo báo Sài Gòn Giải Phóng. Trong các ngày 1 và 2/5, nhà
máy nước thị xã Long Mỹ phải ngưng cung cấp nước máy do nguồn nước trên các
nhánh sông chính bị ô nhiễm từ một dòng nước đen kéo dài khoảng 15 km. Đây là
khu vực có nhà máy sản xuất của Công ty Mía đường – Cồn Long Mỹ Phát hoạt động.
Một người dân cho
biết: “Cá nổi trên dòng nước đen, dân vớt rất nhiều. Mùi hôi bay vào
nhà chịu không nỗi. Tôi phải đi ra ngoài sân vì chịu không nỗi. Giờ tắm rửa, giặt
quần áo, nấu ăn không có. Gia đình mong môi trường nước sớm trở lại bình thường.
Chứ giờ cứ ngồi trông nước ngọt từ xe bồn cung cấp”.
Trang Kinh Tế Đô Thị
đưa tin: Hơn 9.000 con cá bớp nuôi lồng bè ở Lý Sơn chết bất thường.
Ngày 3/5, ông Nguyễn Đình Trung, GĐ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn
cho biết, vừa phối hợp UBND xã An Hải tổ chức kiểm tra thực tế cá bớp nuôi lồng
bè của các hộ nuôi tại vũng neo đậu tàu thuyền xã An Hải, xác định được số lượng
cá bớp chết là 9.570 con của 3 hộ nuôi, ước tính thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.
Mời đọc thêm: Sông bỗng dưng “chết” ở Hậu Giang, từng đàn cá, tôm về “chầu
trời” (DV). – Sông Cái Lớn bất ngờ “đổ bệnh”: Cả thị xã tê liệt, người dân
khốn đốn (LĐ). – Cá bớp nuôi lồng bè đảo Lý Sơn chết bất thường (SGGP).
– Đà Nẵng: Cá chết trắng, gây ô nhiễm nặng (NLĐ).
– Người dân Đà Nẵng than trời vì cá chết trắng kênh, bốc mùi nồng
nặc (CL). – Thanh Hóa: Tràn lan rác thải tại biển Hải Tiến sau kỳ nghỉ lễ (LĐ).
– Kinh hãi rác thải nguy hại ở Đại lộ Thăng Long — Huyện Ba Vì: Cần kiểm tra làm rõ trại lợn xả thải gây ô nhiễm
môi trường hồ Suối Hai(KTĐT).
***
Thêm một số tin: Báo chí tự do giúp ‘phân tán quyền lực truyền thông của nhà
cầm quyền’ (VOA). – Bạch Hồng Quyền trả lời phỏng vấn RFA ngay khi đặt chân đến
Canada (RFA). – 17 lô hàng nông, hải sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu
vào EU (TBKTSG). – Hàng trăm hecta chè héo lá, người dân Yên Bái điêu đứng (VOV).
– Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp chuyển đổi sai mục đích tại xã
Song Phương (PLN). – Bảo vật quốc gia hư hỏng 30%, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM… rút
kinh nghiệm sâu sắc(MTG).
No comments:
Post a Comment