Saturday, 18 August 2018

BẢN TIN BIỂN ĐÔNG NGÀY 18/8/2018 (BTV Tiếng Dân)





BTV Tiếng Dân
18/08/2018

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc

Một số điểm then chốt trong báo cáo của GS Andrew Erickson
1. Trung Quốc không muốn liều lĩnh gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực, yếu tố vẫn còn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Nhưng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng bức (coercive measures) để thúc đẩy lợi ích của mình và giảm thiểu sự phản đối của các nước khác. 

2. Trung Quốc sử dụng cưỡng bức ở mức độ thấp trong các tranh chấp biển (trang 16)
·         Sự kết hợp giữa Hải quân PLA, Cảnh sát biển (CCG) và Lực lượng dân quân biển vũ trang (PAFMM) đã tạo thành lực lượng có vũ trang trên biển lớn nhất ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
·         Thỉnh thoảng ba lực lượng này tiến hành tuần tra phối hợp.

Trung Quốc tiếp tục thực hiện cưỡng bức cường độ thấp để thúc đẩy yêu sách của mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Khi có những sự kiện căng thẳng, các tuyên bố chính thức và truyền thông nhà nước của Trung Quốc tìm cách miêu tả Trung Quốc chỉ là nạn nhân phản ứng lại. Trung Quốc sử dụng một tiến trình có tính cơ hội, nắm bắt thời điểm thuận lợi để thực hiện những bước tiến dần nhưng mạnh mẽ nhằm tăng cường kiểm soát hiệu quả các khu vực tranh chấp mà tránh được leo thang tới mức xung đột quân sự.

Trung Quốc cũng sử dụng các ưu đãi kinh tế và chính sách trừng phạt thương mại để ngăn chặn sự phản đối các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Năm 2017, Trung Quốc đã mở rộng hợp tác kinh tế với Philippines để đổi lấy việc Philippines gác lại tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển. Ngược lại, một tàu khảo sát của Trung Quốc đã nán lại Benham Rise vào mùa xuân sau khi Philippines từ chối một số yêu cầu từ Trung Quốc về khảo sát khu vực này. Sau đó, đã có báo cáo rằng các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc bắn cảnh báo tàu cá Philippines gần cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 8 năm 2017, Trung Quốc tiến hành một cuộc tuần tra phối hợp ba lực lượng: Hải quân PLA (PLAN), Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) và Dân quân biển, xung quanh Đảo Thị Tứ và cắm cờ trên bãi Tri Lễ (Sandy Cay), một bãi cát trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Xu Bi và đảo Thị Tứ, có thể nhằm phản ứng kế hoạch của Philippines nâng cấp đường băng trên đảo Thị Tứ. Trung Quốc có thể đã ép buộc Việt Nam đình chỉ hoạt động hợp tác khoan dầu chung giữa Việt Nam và Tây Ban Nha vào mùa hè năm 2017.

3. Năng lực lực lượng dân quân và bán quân sự trên biển của Trung Quốc đang phát triển
·         Cảnh sát biển (Coastal Coast Guard) Trung Quốc có quy mô lớn nhất trên thế giới; lực lượng dân quân biển vũ trang (People’s Armed Forces Maritime Militia) là lực lượng dân quân biển duy nhất trên thế giới được phê chuẩn bởi chính phủ.
·         PAFMM có những mối quan hệ có tính tổ chức, và đôi khi được chỉ huy bởi các lực lượng vũ trang của Trung Quốc, và hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
·         Các đơn vị PAFMM giúp Trung Quốc có thể thực hiện các hoạt động cưỡng bức cường độ thấp nhằm thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ và biển, trong đó có một lần tuần tra cùng với lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân vào tháng 8 năm 2017.

Lực lượng dân quân biển vũ trang là một tập hợp con của lực lượng dân quân quốc gia Trung Quốc, là một lực lượng dân sự vũ trang dự bị được huy động khi cần. Các đơn vị dân quân tổ chức xung quanh các thị trấn, làng mạc, các tiểu khu đô thị và các doanh nghiệp, lực lượng này rất đa dạng về thành phần và nhiệm vụ.

Ở Biển Đông, PAFMM đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động cưỡng bức để đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến đấu, một phần của học thuyết quân sự lớn hơn của Trung Quốc, chỉ ra rằng các hoạt động đối đầu mà không cần chiến tranh có thể là phương tiện hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu chính trị.

Lực lượng dân quân đã đóng vai trò quan trọng trong một số chiến dịch quân sự và các sự kiện cưỡng bức trong những năm qua, bao gồm quấy rối các hoạt động bình thường của USNS năm 2009, tranh chấp bãi cạn Scarborough năm 2012, căng thẳng xung quanh vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, và sự tăng đột biến số lượng tàu ở vùng biển quần đảo Senkakus vào năm 2016.

Một số lượng lớn tàu PAFMM tập luyện cùng và hỗ trợ PLAN và CCG trong nhiệm vụ như bảo vệ yêu sách biển, giám sát và trinh sát, bảo vệ các hoạt động đánh cá, hỗ trợ hậu cần và tìm kiếm, cứu nạn. Chính phủ trợ cấp cho nhiều tổ chức thương mại địa phương và các tỉnh để vận hành các tàu dân quân, thực hiện các nhiệm vụ “chính thức” đột xuất, bên cạnh các hoạt động thương mại dân sự thường xuyên.

Tháng 8 năm 2017, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tuần tra phối hợp ba lực Hải quân PLA (PLAN), Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) và Dân quân biển xung quanh Đảo Thị Tứ và cắm cờ trên bãi Tri Lễ (Sandy Cay), một bãi cát trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Xu Bi và đảo Thị Tứ, có thể  nhằm mục đích phản ứng kế hoạch của Philippines nâng cấp đường băng trên đảo Thị Tứ.

Trong quá khứ, PAFMM đã thuê tàu cá từ các công ty hoặc ngư dân, nhưng giờ Trung Quốc đã xây dựng một đội tàu đánh cá thuộc sở hữu nhà nước cho ít nhất một phần lực lượng dân quân biển ở Biển Đông. Chính quyền tỉnh Hải Nam, tiếp giáp với Biển Đông, đã ra lệnh xây dựng 84 tàu đánh cá dân quân lớn với lớp vỏ được gia cố và trang bị kho đạn. Dân quân nhận được những tàu này vào cuối năm 2016, cùng với các khoản trợ cấp rộng rãi để khuyến khích hoạt động thường xuyên trên quần đảo Trường Sa. Đây cũng là đơn vị PAFMM chuyên nghiệp nhất, được trả lương mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm đánh bắt thương mại rõ ràng, và được tuyển dụng từ các cựu chiến binh vừa mới giải ngũ.

Nếu xảy ra xung đột, Trung Quốc cũng có thể sử dụng Cảnh sát biển và các lực lượng dân quân vũ trang nhân dân trên biển để hỗ trợ các hoạt động quân sự.



-------------------------------------

BÀI CŨ
















No comments:

Post a Comment

View My Stats