BTV Tiếng Dân
11/08/2018
Ngoài thực địa
Các
phóng viên báo CNN đã có dịp quan sát các căn cứ quân sự và công trình của
Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa khi đi trên một chiếc máy bay trinh sát của Hải
quân Hoa Kỳ. Cất cánh từ đảo Okinawa – Nhật Bản, chiếc P-8A
Poisedon chở các phóng viên đã bay qua 4 đảo nhân tạo trên 4 thực thể Xu Bi,
Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn.
Trong
suốt cuộc hành trình, họ đã nhận được 6 cảnh báo từ quân đội Trung Quốc. Những
cảnh báo này nói họ đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc và phải “rời ngay lập tức
để tránh xảy ra bất kỳ hiểu lầm nào!”
“Đây
là một máy bay hải quân Hoa Kỳ có quyền miễn trừ về chủ quyền (sovereign
immune) đang thực hiện các hoạt động quân sự hợp pháp ngoài không phận quốc gia
của bất kỳ quốc gia ven biển nào“, phi hành đoàn Hoa Kỳ đáp lại.
Tại
Xu Bi, bộ cảm biến của Poseidon ghi nhận sự hiện diện của 86 tàu, trong đó có
tàu tuần duyên Trung Quốc neo đậu trong một đầm phá lớn. Trong khi đó, trên đá
Chữ Thập có sự xuất hiện của một loạt nhà chứa máy bay dọc một đường băng dài.
CNN
ghi nhận dòng sự kiện từ đầu năm 2018 tới nay:
Ngày
17 tháng 1, tàu khu trục USS Hopper của Mỹ đi qua gần bãi cạn Scarborough ở
phía bắc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã phản ứng gay gắt.
Ngày
23 tháng 3, một tàu khu trục khác của Mỹ là USS Mustin, đi gần rạn san hô Vành
Khăn ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc tập trận bắn
đạn thật.
Ngày
12 tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức một cuộc diễu hành hải
quân khổng lồ ở Biển Đông.
Ngày
24 tháng 4, cất cánh từ Guam, oanh tạc cơ B-52 của Không quân Mỹ đã tiến hành
một nhiệm vụ huấn luyện trên Biển Đông.
Ngày
18 tháng 5, Trung Quốc lần đầu tiên cho máy bay ném bom tầm xa hạ cánh đảo Phú
Lâm ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày
27 tháng 5, hai tàu hải quân Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý của 4 thực thể trong
quần đảo Hoàng Sa, chỉ vài ngày sau khi huỷ lời mời Trung Quốc tham gia diễn
tập RIMPAC 2018.
Ngày
5 tháng 6, oanh tạc cơ B-52 lại một lần nữa bay qua quần đảo Trường Sa trong
lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cáo buộc các hoạt động quân sự hoá của
Trung Quốc có tính “đe doạ” và “cưỡng bức”.
Xem
thêm: Mục đích Trung Quốc khi thừa nhận quân sự hóa Biển Đông — Tuyên bố quân sự hóa Biển Đông nằm trong mưu đồ của Trung
Quốc.
Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc góp phần gia tăng
căng thẳng ở Biển Đông
Các
gã khổng lồ doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng
tăng trong các hoạt động xây dựng của nước này ở Biển Đông và có thể tìm cách
củng cố vị trí thống trị của họ trong những năm tới, theo một nghiên cứu mới
của học giả Tiết Công công bố trên ấn phẩm Viện nghiên cứu Đông Nam Á của
Singapore, Reuters cho biết.
Theo
nghiên cứu cũng như qua trao đổi của học giả Tiết Công với Reuters, các công ty
này hoạt động trong các lãnh vực phát triển hạ tầng và du lịch, thăm dò dầu mỏ
ở Biển Đông, bao gồm cả những hoạt động ở vùng nước tranh chấp. Họ hoạt động
trong một môi trường phức tạp và không minh bạch, không thể độc lập mà phục vụ
những lợi ích chiến lược của quốc gia, nhưng họ cũng tận dụng điều này và biến
nó thành những cơ hội mang lại nguồn ngân sách to lớn cho chính mình.
Một
ví dụ là tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC) và các công ty con từ
năm 2012 đã nhận được các hợp đồng chế tạo những giàn thiết bị nạo vét thuộc
hạng lớn nhất thế giới cho các hoạt động nạo vét xây đảo nhân tạo của Trung
Quốc.
CCCC
đã thành lập các đơn vị chi nhánh đặt trên quần đảo Hoàng Sa với
mục tiêu mở rộng các hoạt động du lịch, kho vận, đánh cá, bên cạnh các hoạt
động chính vẫn đang diễn ra là xây dựng, theo báo cáo.
Họ
đã đầu tư 15 tỷ USD vào nhiều lĩnh vực, một kế hoạch “xuất phát từ thực tế rằng
họ (CCCC) đã âm thầm thu lợi từ việc xây đảo nhân tạo ở biển Đông thông qua
việc thực thi nhiệm vụ chính phủ giao”, báo cáo viết.
Các
tập đoàn quốc gia này thậm chí có thể vận động gây ảnh hưởng tới chính sách,
thúc đẩy Trung Quốc can dự sâu hơn vào Biển Đông, để có thể hưởng lợi lớn hơn,
ví dụ như tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNOOC). CNOOC sau đó
được chi 32 tỷ USD cho việc thăm dò và chế tạo giàn khoan nước sâu khổng lồ Hải
Dương 981, hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014, gây ra
hàng loạt các cuộc đụng độ giữa tàu chiến Trung Quốc và lực lượng thực thi pháp
luật và tàu cá của Việt Nam, khiến căng thẳng Biển Đông leo thang.
Không
hề có dấu hiệu tranh chấp Biển Đông đang tiến gần tới một giải pháp, dù là giải
pháp pháp lý hay chính trị, và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc
chỉ càng làm rõ thêm điều này, TS Ian Storey nói với Reuters.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm
phạm chủ quyền của Việt Nam
Ngày
10 tháng 8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt
Nam trước việc Trung Quốc gần đây tổ chức các hoạt động kỷ niệm 6 năm thành lập
cái gọi là “thành phố Tam Sa”, lắp đặt và đưa vào sử dụng phao đèn quan trắc
sóng biển ở Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, kênh Thiếu nhi Đài Truyền hình
Trung ương Trung Quốc tổ chức chương trình truyền hình thực tế cho thiếu nhi và
Đại học Trung Sơn Trung Quốc thực hiện một loạt các khảo sát khoa học tổng hợp
ở quần đảo Hoàng Sa,… Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định những
hoạt động của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam.
Bà
Hằng nói những hoạt động này “không phù hợp với nhận thức chung quan trọng
của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cũng
như xu thế phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước, trái với tinh thần và nội
dung của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho tiến
trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
Biển Đông và khu vực“.
Bà
cũng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam “đã gặp đại diện Đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam giao thiệp về vấn đề này”.
Và
trong một diễn biến mới, truyền thông Trung Quốc cho biết, nước này vừa khánh thành một thư viện điện toán đám mây ở Phú Lâm,
Hoàng Sa. Công trình này được Trung Quốc gọi là “Thư viện điện
toán đám mây thành phố Tam Sa” có hơn 200.000 đầu sách điện tử và hơn 1000 sách
audio. Nó cho phép người đọc có thể truy cập bằng máy tính và bằng cả thiết bị
di động, bản tin trang Sina cho biết.
----------------------------
BTV Tiếng Dân
10/08/2018
Học giả Mỹ đề xuất chính sách hướng về Đông Nam Á
Ngày
7 tháng 8 vừa qua, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã công bố báo cáo mới của Michael
Mazza, đề xuất một chiến lược toàn diện cho Hoa Kỳ đối
với khu vực Đông Nam Á. Theo Mazza, Đông Nam Á có vai trò trung tâm đối với khu
vực châu Á với các tuyến đường biển chiến lược quan trọng của thế giới, bởi sự
gần gũi về mặt địa lý đối với Ấn Độ và Trung Quốc, và bởi những nguồn tài
nguyên dồi dào mà khu vực này đang chứa đựng.
Nhà
nghiên cứu đề xuất, Hoa Kỳ nên cố gắng định hình một khu vực Đông Nam Á hoà
bình trong khu vực và đối với các nước láng giềng, với những quốc gia có vị thế
mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng, có các các chính phủ kiên cường, có trách
nhiệm và có khả năng phản ứng.
Washington
nên áp dụng một chiến lược toàn diện – với các trụ cột an ninh, kinh tế và quản
trị – để đạt được những mục tiêu đó. Nếu Hoa Kỳ thành công, sẽ là một sự bảo
đảm cân bằng quyền lực khu vực theo hướng thuận lợi cho Hoa Kỳ, bạn bè và đồng
minh, tăng cường trật tự quốc tế tự do, tăng cường sự thịnh vượng ở nhà và ở
Đông Nam Á, cũng như tự do trong khu vực.
Cũng
tại buổi giới thiệu báo cáo trên, Trợ lý thư ký các vấn đề Châu Á – Thái Bình
Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Randall Schriver một lần nữa khẳng định, Hoa Kỳ sẽ chống lại “các quấy nhiễu”
quân sự của Trung Quốc. Hành động rút lại lời mời Trung Quốc tham gia
diễn tập RIMPAC 2018 muốn gửi đi tín hiệu cho thấy, Hoa Kỳ sẵn sàng đối
đầu với Bắc Kinh để duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Diễn biến đàm phán COC
Trong
một diễn biến khác liên quan tới đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), bà
Piper Campbell, Đặc sứ Mỹ phụ trách ASEAN đã tái khẳng định lập trường của Hoa
Kỳ trong hồ sơ Biển Đông. Bà Campbell cho biết, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike
Pompeo mới đây đã có dịp bày tỏ quan điểm của Washington, theo đó “mọi bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) cần ghi nhận các mối
quan tâm và quyền lợi của các bên thứ ba“.
Cũng
theo bà Campbell: “Trong những khuôn khổ như đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử
trên Biển Đông COC, điều cực kỳ quan trọng là không nước nào được quyền gây áp
lực đối với nước khác“.
“Điều
quan trọng là mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải có cơ hội bảo vệ các lợi
ích quốc gia, cũng như các nguyên tắc quốc tế thật rõ ràng, mà cụ thể là những
điều đã được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)“, bà
Campbell nói tiếp.
Đặc
sứ Mỹ phụ trách ASEAN cũng nhấn mạnh rằng Washington luôn theo dõi sát những
diễn biến ở Biển Đông.
Chiến lược “Một Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do” của
Hoa Kỳ
Thu
hút nhiều sự quan tâm hiện nay của các nước liên quan là chiến lược “Một Ấn Độ
– Thái Bình Dương mở và tự do” đã được Tổng thống Trump và các quan chức cấp
cao của Mỹ quảng bá nhiều lần. TS Lê Hồng Hiệp mới đây đưa ra một cái nhìn từ phía Việt Nam đối với chiến lược này.
Trong
bài bình luận đăng trên Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, TS Hiệp nhận
định, trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam dường như sẵn sàng lắng nghe và tiếp
nhận những nguyên tắc then chốt của chiến lược này, các quan chức quốc phòng
Việt Nam lại có xu hướng tiếp cận thận trọng hơn. Việt Nam vẫn có thể hỗ
trợ chiến lược này do các tranh chấp Biển Đông và sự dễ bị tổn thương khi đối
mặt với Trung Quốc, nhưng sẽ chỉ ở mức độ thấp. Việt Nam có thể sẽ không muốn
tham gia vào một khối chống Trung Quốc cứng rắn hoặc công khai đối đầu, mà thay
vào đó sẽ chọn lựa mạng lưới các mối quan hệ an ninh linh hoạt đối với các
cường quốc và các đối tác cùng quan điểm để kiềm chế Trung Quốc.
Cũng
nên nhắc lại rằng, ngày 8 tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật
Quốc phòng sửa đổi, trong đó chính thức luật hoá các chính sách “không tham gia lực lượng,
liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ
quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực trước trong quan hệ quốc tế“.
Khai thác chung ở Biển Đông
Các
nhà phân tích tiếp tục bày tỏ mối lo ngại mới đối với dự định khai thác chung giữa
Philippines và Trung Quốctrong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines. Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các Vấn Đề Hàng Hải và Luật
Biển ở Philippines nói rằng, một thoả thuận khai thác chung như vậy sẽ tạo cho
Trung Quốc lý do hợp pháp để đưa thêm tàu chiến và lực lượng thực thi pháp luật
tới vùng biển tranh chấp, với lý do hộ tống các hoạt động khai thác của Trung
Quốc.
Trong
khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano ngày 8 tháng 8
thông báo, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới thăm Philippines và có cuộc
hội đàm với Tổng thống Rodrigo Duterte vào cuối năm nay. Theo báo
GMA News, ông Duterte đã mời nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Manila nhân chuyến
công du Bắc Kinh của ông hồi tháng 12/2016.
Những
thông tin khác:
©
Copyright Tiếng Dân
No comments:
Post a Comment