Friday, 9 February 2018

TRÊN THẾ GIỚI CÓ CÁI GỌI LÀ SÁCH GIÁO KHOA DẠY TỊCH HỢP LÝ - HÓA - SINH KHÔNG ? (Nguyễn Thị Thanh Thủy)




Nguyễn Thị Thanh Thủy  -  GDVN
07:15 09/02/18

(GDVN) - Trên thế giới, môn Khoa học Tự nhiên được gọi là môn Khoa học (Science) thay cho dạy học môn học riêng rẽ là Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất.


LTS: Thời gian vừa qua, Tòa soạn đã đăng tải nhiều ý kiến của thầy cô, các nhà khoa học băn khoăn về tích hợp trong chương trình môn học mới đang được xây dựng.
Ngày 8/2, Tòa soạn nhận được bài viết của nhà nghiên cứu về sách giáo khoa Nguyễn Thị Thanh Thủy về vấn đề này.
Tôn trọng tranh luận khách quan, khoa học và đa chiều, Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Bài viết là quan điểm, nhận thức và góc nhìn của riêng tác giả.

*
Thời gian gần đây cộng đồng mạng và nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh rất quan tâm và băn khoăn về việc có môn học mới – môn Khoa học Tự nhiên, một môn học tích hợp của 3 môn học Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Trong bài báo “Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn có dạy được Vật lý, Hóa học không? Nếu không, đừng ép…” của tác giả Nguyễn Nguyên, tác giả đặt ra nhiều câu hỏi.

Qua đó, tôi thấy cần có trách nhiệm đóng góp những hiểu biết hạn hẹp của mình trong lĩnh vực này, nhằm chia sẻ một số thắc mắc, giải tỏa những băn khoăn của tác giả Nguyễn Nguyên cũng như nhiều độc giả và các giáo viên khác.

Trước hết phải khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới lần này, các nhà giáo dục xây dựng môn Khoa học tự nhiên, bao gồm các kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học là hoàn toàn phù hợp với xu thế trên thế giới.


Việc này có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực của học sinh.

Trên thế giới, môn Khoa học Tự nhiên được gọi là môn Khoa học (Science) thay cho dạy học môn học riêng rẽ là Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất.

Mỗi nước hoặc mỗi bộ sách có cách chọn các chủ đề tích hợp và cách tích hợp đặc trưng nhưng tựu chung đều thể hiện các kiến thức khoa học cơ bản của 3 môn học với các chủ đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hiện tại và tương lai.

Ở Singapore, học sinh được học môn Khoa học (Science) từ lớp 1 đến lớp 6 ở Tiểu học (Primary School) và ở Trung học cơ sở (Lower Secondary).

Những bộ sách chiếm thị phần cao ở Singapore như i-Science, My Pals are here ở cấp tiểu học và nối tiếp bộ sách này đến cấp trung học cơ sở là những bộ sách mang tên như Interactive Science, Science Matters, All about Science,… của các nhà xuất bản Panpac Education, Marshall Cavendish hay Pearson Education,…

Môn Khoa học của Singapore được tích hợp sâu ở Tiểu học và Trung học Cơ sở qua 5 chủ đề: Đa dạng; Chu trình; Hệ thống; Tương tác và Năng lượng.

Các chủ đề này gồm các nội dung khoa học cơ bản của 3 môn học Vật lý, Hóa học và Sinh học được tích hợp ở mức độ sâu (xuyên môn) và phân hóa thành các môn học riêng rẽ: Vật lý, Hóa học, Sinh học ở Trung học phổ thông (High School).


Ở Anh, một số cuốn sách giáo khoa như Checkpoint, Science Forcus, Science Success,… thường có các chủ đề về Vật lý, Hóa học và Sinh học để xen kẽ hoặc để riêng theo từng phân môn và có các chủ đề tích hợp liên môn.

Việc tích hợp các môn học này đã có từ rất lâu, có thể nói môn Khoa học Tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở của chúng ta ra đời trong lần đổi mới giáo dục sau năm 2018 thì chúng ta đã đi sau các nước láng giềng như Singapore tới hơn 20 năm.

Tôi chưa so sánh với các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,… mà ngay các nước láng giềng của chúng ta như Thái Lan, Malaysia và thậm chí là cả Lào, Campuchia cũng đã xây dựng chương trình tích hợp và thực hiện giảng dạy môn Khoa học tích hợp từ nhiều năm.

Ngoài ra, cũng có thể kể thêm nhiều nước khác hiện đang dạy môn Khoa học tự nhiên như Ấn Độ, Chile, Nam Phi, Tây Ban Nha, Colombia,…

Với hơn 10 năm tham khảo và nghiên cứu sách giáo khoa nước ngoài, đặc biệt là sách giáo khoa môn Khoa học, chúng tôi có rất nhiều bộ sách giáo khoa môn Khoa học (Science) của các nước từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi,… mà trong bài viết này tôi chưa có điều kiện kể hết.

Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số bộ sách phổ biến.

Rất mong các thầy, cô giáo, các bạn đọc có những thông tin bổ sung cho những thông tin về môn Khoa học ở các nước.

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta đặc biệt là những nhà giáo đang đóng góp không nhỏ trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà cần có những ý kiến, đóng góp cho chương trình và sách giáo khoa một cách xây dựng.

Chúng tôi hiểu rằng, để thích nghi với một sự thay đổi cần phải có thời gian và sự hiểu biết, đồng lòng, tâm huyết của mỗi giáo viên, gia đình và toàn xã hội.

Tôi xin gửi Quý độc giả một số đường link, mục lục các cuốn sách Khoa học của các nước để các Quý độc giả và tác giả Nguyễn Nguyên cùng tham khảo.

1. Sách giáo khoa môn Khoa học của Singapore

1.1. Bộ sách Khoa học i-Science

1.2. Bộ sách Interactive Science

2. Sách giáo khoa của Ấn độ

3. Sách giáo khoa của Anh

4. Sách giáo khoa của Nam Phi

5. Sách giáo khoa của Chile


Nguyễn Thị Thanh Thủy







No comments:

Post a Comment

View My Stats