Ngô
Nhân Dụng
February
16, 2018
Ngày
Tết, nếu muốn lấy hên thì không nên đọc, nghe tin tức trên báo, đài. Chuyện gì
đã thành tin sốt dẻo, thường là chuyện xấu. Nếu quý vị đã mắc ghiền, bỏ không
được, thì ít nhất hãy tránh những tin tức chính trị. Đặc biệt, hãy bỏ qua những
lời tuyên bố của các nhà chính trị!
Các
chính trị gia Mỹ, hai phe tả hữu giống nhau một điều: Họ báo cho chúng ta biết
nước Mỹ và thế giới này đang suy đồi, khó lòng cứu chữa. Phe hữu báo động đạo
lý đang xuống thấp: phá thai; sinh con không hôn thú; hôn nhân đồng tính, đó chỉ
là vài thí dụ. Phe tả la hoảng vì không khí ô nhiễm; lợi tức càng ngày càng
chênh lệch; óc kỳ thị chủng tộc và tôn giáo đang sống dậy, vân vân. Cả hai phe
tả, hữu đồng ý với nhau là trộm cướp, giết người; khủng bố gia tăng; cả thế giới
bất ổn mà ngay trước cửa nhà mình cũng không an toàn! Hai bên tả hữu đều dọa rằng
thế giới sẽ càng ngày càng xuống dốc hơn – nếu quý vị không bỏ phiếu cho họ!
Đừng
tin những lời lẽ bi quan đó! Sự thật thì dân Mỹ, và cả loài người, nên lạc quan
tin tưởng: Chúng ta đang sống trong một thời đại rất tốt đẹp! Trong thực tế, cuộc
sống đã tiến bộ rất nhiều, theo hướng ngày càng tốt hơn!
Thử
nhìn vào nước Mỹ. Năm 1988 cứ 100,000 người thì có 8.5 vụ án mạng. Hiện nay,
con số nạn nhân chỉ là 5.3; hơi cao, vì năm 2014, chỉ có 4.4 người bị sát hại.
Xin quý vị tha lỗi những số lẻ. Đó là tật xấu của những người làm thống kê. (Giống
như khi họ nói mỗi bà mẹ trung bình sanh 1.8 đứa con – không ai hiểu khi sanh
0.8 đứa con thì hình dạng thế nào!)
Những
số thống kê trên chỉ chứng tỏ nước Mỹ chỉ chia sẻ sự tiến bộ của cả loài người
trong vài trăm năm qua. Người ta không dùng bạo lực giải quyết những bất đồng ý
kiến nữa, vì không có lợi. Nếu anh vay nợ tôi mà quá ngày vẫn không trả thì tôi
kiện anh ra tòa chứ không đến anh xin tí huyết! Tất nhiên vẫn còn những người
thô lỗ (bán khai) hễ nổi nóng thì rút súng, nhưng đại đa số thấy đi cớ cảnh sát
thì đỡ tốn kém hơn! Dân Mỹ, và các nước dân chủ tự do tin tưởng vào hệ thống tư
pháp, và biết cảnh sát không ăn hối lộ, cũng vì họ biết sống lương thiện có lợi
hơn.
Dù
lâu lâu chúng ta vẫn nghe tin có bệnh dịch, nhưng loài người bây giờ đã tránh
được rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Năm nay có dịch cúm, ai cũng nhớ đến vụ cúm
năm 1918! Một trăm năm trước, có 500 triệu người bị “Cúm Tây Ban Nha,” tức một
phần ba dân số thế giới. Từ 20 đến 50 triệu người chết, trong đó có 675,000 người
Mỹ. Năm nay? Chưa thấy bệnh lan tràn.
Đó
là nhờ mọi người bây giờ được chủng ngừa nhiều hơn, ngừa rất nhiều thứ bệnh.
Các thầy thuốc bây giờ giỏi hơn, nhờ đủ thứ thuốc mới và máy móc mới. Con người
sống vệ sinh hơn, nhờ học vấn và lợi tức cao hơn! Thương mại quốc tế phát triển
nhờ các nước xóa bớt rào cản, nhờ thế hàng hóa lưu thông khắp nơi dễ dàng.
Phương pháp canh nông được cải thiện, gây giống lúa mới, phân bón nhiều hơn và
lành hơn, không nước nào sợ nạn đói chết người như năm Ất Dậu ở nước ta. Nhờ thế,
cảnh nghèo khó cũng giảm bớt, vì giá thực phẩm, quần áo, cái gì cũng rẻ hơn so
với lợi tức.
Đầu
thế kỷ 19, một đứa trẻ sinh ra sẽ có hy vọng sống được trung bình 30 năm. Bây
giờ, kỳ vọng một đời người là 71 năm! Ở các nước tiên tiến, hy vọng sống 81 năm
là bình thường!
Hai
thế kỷ trước, ở những nước giầu nhất thế giới, một phần ba trẻ em ra đời sẽ chết
trước khi được năm tuổi. Ngày nay, ở những nước nghèo nhất, chỉ có 6% trẻ em chịu
số phận đó. Đầu thế kỷ 20, những nước giầu nhất cũng chỉ dành 1% tiền bạc cứu
giúp trẻ em, người già yếu, bệnh tật. Ngày nay ngân sách đó lên tới một phần tư
tài sản quốc gia. Những luật lệ bảo vệ người làm việc, kỹ thuật, máy móc mới
khiến đời sống con người được bảo vệ kỹ hơn.
Loài
người được học nhiều hơn. Hai trăm năm trước, số người mù chữ chiếm 88% dân số
thế giới. Hiện nay 85% loài người biết đọc biết viết! Học vấn đưa tới những tiến
bộ khác. Một bà mẹ biết chữ có thể biết cách nuôi con khéo hơn, con cái sẽ được
nhờ. Một nông dân biết chữ sẽ học được các kỹ thuật canh tác mới. Hiện giờ, một
người trồng quý hay đậu phọng ở một nước nghèo như Ấn Độ cũng có thể dùng điện
thoại cầm tay hỏi giá bán ở các cửa hàng ở trên phố là bao nhiêu, trước khi đem
nông sản ra chợ bán.
Trên
thế giới vẫn còn những nước độc tài đảng trị (Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn,
Somalia, Sudan, Uzbekistan, Syria) nhưng rất nhiều giống dân đã sống trong dân
chủ tự do, nhiều hay ít. Hai thế kỷ trước, chỉ có 1% dân số thế giới được sống
trong chế độ dân chủ; tỷ số năm nay ít nhất cũng là 58%. Năm 1988, có 45 quốc
gia dân chủ, với hai tỷ dân; năm nay có 103 nước đã dân chủ hóa, gom lại là 4.1
tỷ dân. Trong các nước tự do dân chủ chính quyền phải lo nâng cao học vấn, bảo
vệ sức khỏe, an ninh, bảo vệ công bằng xã hội, cuộc sống của mọi người được
nâng cao. Ở những nước độc tài chuyên chế, người dân cũng biết quyền lợi của
mình nên luôn luôn có người tranh đấu đòi tự do. Đó là nhờ học vấn cao hơn,
thông tin phổ cập nhanh chóng hơn, và được tiếp xúc với người ngoại quốc nhiều
hơn. Các chính quyền độc tài đang lo chống đỡ và biết rằng sẽ có ngày áp lực
dân chủ, tự do sẽ thắng thế.
Một
điều đáng mừng nhất trong thế giới ngày nay là chiến tranh đã giảm bớt trông thấy,
cũng nhờ chế độ dân chủ lan rộng. Các nước dân chủ tự do thường không gây chiến
với nhau, vì khi người dân được tự do quyết định, họ không bao giờ bỏ phiếu để
các con em phải tham chiến. Thương mại quốc tế bành trướng cũng khiến cho chiến
tranh trở nên lỗi thời, vì luôn luôn gây hậu quả lợi bất cập hại!
Ba
mươi năm trước đây, trên thế giới có 23 cuộc chiến đang diễn ra, cứ 100 ngàn
người thì có 3.4 người chết vì súng đạn. Hiện nay chỉ có 12 cuộc xung đột đẫm
máu, tỷ số người chết chỉ còn 1.2 người. Số bom hạch tâm trên thế giới tâm đã
giảm từ 60,780 xuống 10,325 trái – con số do Bắc Hàn mới tạo ra chưa thay đổi
những số lẻ được bao nhiêu. Năm 2016 có 238 người bị thiệt mạng vì khủng bố,
năm 1988, có tới 440 người!
Khi
nhìn lại những con số so sánh trên đây, phải công nhận chúng ta đang sống trong
một thời đại tương đối bình an, khỏe mạnh, sung túc và công bằng hơn các thế hệ
ông cha. Trong hai trăm năm qua, khoa học đã tiến bộ, thay đổi cuộc sống. Loài
người biết tìm cách ăn ở với nhau khôn khéo hơn, xây dựng các định chế pháp luật,
giáo dục, y tế công cộng, hệ thống chính trị với những quyền hành cân bằng và
kiểm soát lẫn nhau, bảo vệ quyền tự do và phẩm giá của mỗi con người.
Nhiều
thế hệ trước chúng ta đã biết từ bỏ lối suy nghĩ giáo điều, nô lệ, biết sử dụng
lý trí để tranh luận phải trái, tôn trọng luật chơi dân chủ, tôn trọng tinh thần
khoa học, bao dung với những người khác ý kiến. Loài người cũng từ bỏ óc tự tôn
dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, để nhìn nhận mọi con người có giá trị
như nhau.
Ngày
đầu năm Mậu Tuất, mời quý vị chia sẻ một niềm lạc quan tin tưởng. Thế giới này
chưa toàn hảo như chúng ta mong muốn. Nhưng chúng ta đã thừa hưởng rất nhiều tiến
bộ vật chất cũng như tinh thần, nhờ nỗ lực của các thế hệ trước.
Một
nhân vật của Boris Pasternak nói: Con người sinh ra để sống, chứ không phải để
chuẩn bị sống! Chúng ta đang sống trong một thời đại rất tốt đẹp! Đừng tiếc nuối
quá khứ. Đừng chờ đợi tương lai! Biết sống trong hiện tại, lòng mình sẽ bình
an, hạnh phúc hơn! (Ngô Nhân Dụng)
No comments:
Post a Comment