Du Tử Lê/Người Việt
January
12, 2018
Khi
giáo đường hân hoan giục giã với những hồi chuông trước Thánh Lễ cuối tuần, thì
đó cũng là lúc những con bồ câu đem những dải nắng ấm áp đầu ngày, thả xuống
khuôn viên nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn, cũ.
Nhà văn Nguyễn Viện.
(Hình: danluan.org)
Ngồi
quanh chiếc bàn tròn sắt ở một quán café đối diện, ngoài Nguyễn Quốc Thái, Huỳnh
Như Phương, Trần Thi Ca và chúng tôi, còn có người đàn ông trung niên. Không cần
tới một giới thiệu nào, dù ngắn, gọn, mọi người đều biết, đó là một nhà văn thuộc
thế hệ thứ hai, sau biến cố Tháng Tư, 1975. Ông nổi tiếng như một người thường
trực đối diện với những rình rập bất trắc mù lòa của đời thường. Hầu hết trên
10 tác phẩm ông đã ấn hành, đều bị liệt vào những đầu sách phản động, chống đối
nhà nước hoặc, cổ võ tính dục. Tên ông: Nguyễn Viện.
-Ông
đứng hẳn về… “lề trái?”
-Tất
nhiên.
Chẳng
những thế, ông còn có nguyên một tác phẩm lấy tên là “Ngồi Bên Lề, Rất Trái…”
Ông
viết tác phẩm này sau hai năm tù không kêu án, và cho tới hôm nay, ông cũng
không biết tội trạng của ông là gì. Tôi muốn nói, với những người dõi theo từng
bước đường văn chương của họ Nguyễn, đều cho những năm, tháng tù đày, những
năm, tháng không biết lấy gì bỏ vào bụng!
Không
biết đêm đến sẽ phải đi về đâu, để có được một chỗ ngả lưng… chẳng những đã
không dìm được họ Nguyễn, chìm sâu trong vũng lầy khuất phục, sợ hãi, đầu hàng
quyền lực! Ngược lại, chính những tấn công, bủa vây tứ phía kia, lại là những mầm
cây mạnh mẽ, vạm vỡ; tựa những nhân duyên quyết liệt, khua thức những đòi hỏi
căn bản: Quyền được sống, được viết, như một con người tự trọng, có phẩm giá…
Và ông sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, để được sống, như thế.
Rất
nhiều lần, Nguyễn Viện đã cho thế giới biết quan điểm bất biến của ông về quyền
được viết tự do (lẽ sống thiết thực nhất của đời ông).
Với
tôi, chữ, nghĩa, hiểu theo một nghĩa nào khác, chính là… “lá phổi” của nhân
thân Nguyễn Viện, nhà văn. Như gần đây thôi, tôi tình cờ đọc được bài nhạc sĩ
Tuấn Khanh phỏng vấn Nguyễn Viện; nhân dịp hai tiểu thuyết của họ Nguyễn được
in tại Hoa Kỳ – các cuốn: “Đĩ Thúi & Phần Còn Lại Ở Cõi Chết” và “Em Có Gì
Bí Mật, Hãy Mail Cho Anh.”
Họ
Nguyễn nói: “…Không có ngoại lệ nào cho một
người viết tự do. Bản thân tôi cũng đang phải đối diện với nhiều nguy hiểm… và
sự im lặng giả mù giả điếc của các nhà phê bình, cũng như các phương tiện thông
tin chính thống. Nhưng bù lại, tôi đã nhận được tất cả danh dự cũng như kết quả
của sự tự do sáng tác mang lại. Đó là tôi đã được viết như mình muốn mà không
phải chịu bất cứ một sự kiểm duyệt hay chi phối nào…”
Ngắn,
gọn hơn, có lần họ Nguyễn cảnh báo: “Một
nhà văn chân chính không thể tự đặt mình dưới bất kỳ sự lãnh đạo của ai.”
Qua
quan điểm vừa nêu của Nguyễn Viện, tôi càng thấy rõ, họ Nguyễn viết, như những
mũi tên dứt khoát bắn thẳng vào mục tiêu, chứ không ầu ơ, đi vòng hoặc, ẩn dụ
loanh quanh.
Ông
cũng không phải là nhà văn có nhiều thao thức về những vấn đề kỹ thuật của văn
chương, đến nay vẫn còn giữ phần quan trọng – như băn khoăn của hầu hết các nhà
văn, liên quan tới kỹ thuật liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, nghịch dụ hay biểu dụ…
Tôi
nghĩ, dường như họ Nguyễn đã thản nhiên tạo cho ông một khái niệm khác về mỹ học.
Qua những tiểu thuyết như “Rồng Và Rắn,” “Nhảy Múa Để Chết” hay “Thời Của Những
Tiên Tri Giả,” “Cơn Bấn Loạn Dưới Đất”… nhất là mấy tiểu thuyết tới hôm nay, vẫn
còn dẫn tới nhiều tranh luận là: “Đĩ Thúi,” “Đĩ Thúi & Phần Còn Lại Ở Cõi
Chết” và “Sinh Ra Từ Trứng.” Tôi muốn gọi đó là “mỹ học Nguyễn Viện.”
“Mỹ
học Nguyễn Viện” chẳng những không liên hệ gần, xa gì tới những tiêu chí văn
chương có từ lâu đời mà, quan niệm mỹ học của Nguyễn Viện cũng không bận tâm tới
cảm nhận hay phản ứng… xấu hổ, đỏ mặt của một số độc giả khi họ đọc tiểu thuyết
“Sinh Ra Từ Trứng” của ông, bắt gặp những câu như:
“Tuy
nhiên, trong tận cùng tôi, nỗi khao khát muốn hiếp cô vẫn nóng nẩy. Cô đẹp và đầy
sức mạnh hủy diệt.”
(…)
“Đêm
ấy, cô ngủ với ông. Và cô muốn ông đụ cô vỡ nát.” (Trích theo Đặng Thơ
Thơ, Da Màu)
Ở
tiểu thuyết “Đĩ Thúi,” họ Nguyễn cũng có những đoạn khiến các nhà đạo đức đứng
trong những tủ kính giáo lý Khổng Mạnh nghiêm trọng, cũng muốn bung, bật ra
ngoài:
“…Mã
Kiều Nhi có phải là tín đồ của Linga không? Nàng chẳng bao giờ thắc mắc về điều
ấy. Nàng có cái vốn tự có và để cho Linga có thể là Linga như nó phải thế, cái
Yoni của nàng tung tóe từ ngõ hẻm đến đại lộ như nó vốn là thế. Nhân phẩm của
nàng. Dâng hiến và bị hãm hiếp.”
“Từ
sâu thẳm, tất cả đều tôn thờ nàng. Nhưng tất cả đều miệt thị nàng. Vì thế, để
xác lập quyền tồn tại và mưu cầu hạnh phúc, thậm chí mang hạnh phúc đến cho người
khác, nàng luôn bành hai chân dạng háng uy nghi trước mọi nền văn minh nhân loại.”
“Mã
Kiều Nhi kéo đầu từng người áp dí vào hĩm nàng. Nàng bảo đấy là niềm ân sủng vĩ
đại nhất mà con người từng biết đến. Chẳng có lãnh tụ nào muôn năm như nàng. Thế
nhưng Nguyễn vẫn bảo nàng mệnh bạc. Cái hạnh phúc thật của con người không phải
vì đám đông, cho đám đông. Lẽ ra Vương Thúy Kiều phải thuộc về Nguyễn, hay Mã
Kiều Nhi phải thuộc về tôi chẳng hạn. Nhưng cả Vương Thúy Kiều và Mã Kiều Nhi đều
là người của bá tánh, vì bá tánh và cho bá tánh…”
Là
nhà văn không giới hạn mình trong bất cứ một vòng phấn nào, cũng là người tự
cho phép mình vượt trên những “taboo,” cấm kỵ tôn giáo, lịch sử đất nước (hay
liên quốc gia) hoặc văn chương kinh điển (như trích đoạn ở trên, từ chương 3 của
tiểu thuyết “Đĩ Thúi,” Nguyễn Viện đem những nhân vật chính trong “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du, làm “hình nhân thế mạng” hay, những tấm bia tiêu biểu cho nhơ
nhuốc, hèn hạ của một số thành phần nào đấy, trong xã hội…).
Nguyễn
Viện cũng cho phép mình (qua chữ, nghĩa) xô đổ bức tường đạo lý Khổng Mạnh trói
buộc tự do tư tưởng của người Việt hàng ngàn năm nay, khiến đất nước, dân tộc
không thể tự tin, ném mình về phía mặt trời…
Ngay
vấn đề tình dục, họ Nguyễn cũng có cho riêng ông một ý niệm khác. Ý niệm ấy, được
ông quảng diễn, xiển dương nhiều lần qua các tiểu thuyết của mình.
Khi
được mời tham dự cuộc thảo luận chủ đề “Văn Chương Tính Dục” do trang mạng Da
Màu tổ chức, một trong những phát biểu rõ ràng nhất của Nguyễn Viện về lãnh vực
này là: “Viết về tính dục với tôi là một phát biểu thẩm mỹ và phản kháng chính
trị. Tôi không quan tâm đến các phong trào. Những gì tôi viết, cách tôi thể hiện
xuất phát từ những đòi hỏi tự thân của nội dung, của tình trạng bản thân tôi và
xã hội tôi đang sống. Hỗn độn và chia cắt.”
***
Ngày
xưa khi viết truyện ngắn “Kinh Kha, Con Chủy Thủ và Đất Tần Bất Trắc,” nhà văn
Dương Nghiễm Mậu mượn biểu tượng Kinh Kha, để gửi thông điệp về mối ưu tư thời
thế của mình, tới người đọc.
Ngày
nay, Nguyễn Viện, với tôi, không hề mượn biểu tượng Kinh Kha qua sông Dịch mà,
ông chính là một thứ Kinh Kha của thời hiện đại.
Ông
đã xuống thuyền. Đã băng qua sông Dịch. Với con chủy thủ (chữ, nghĩa) trong
tim, tôi không biết ông đạt được những gì? Thành công hay thất bại?
Nhưng,
dù đứng ở một góc độ nào, nếu không kể lớp nhà văn trẻ ở miền Bắc thì theo tôi,
Nguyễn Viện vẫn là nhà văn, qua tác phẩm của mình, tiêu biểu cho thái độ bất
khuất của lớp nhà văn miền Nam, trưởng thành sau biến cố Tháng Tư, 1975.
Ông
là một trong vài nhà văn, đại diện cho thế hệ thứ hai, của dòng văn học Miền
Nam Việt Nam kể từ hơn 40 năm qua vậy. (Du Tử Lê)
----------------------------
TÀI LIỆU
talawas
| Nguyễn Viện - Thơ đến từ đâu 19.6.2006
pro&contra » Chất phồn thực trong
“Đĩ thúi” của Nguyễn Viện Tháng 6 24, 2013
No comments:
Post a Comment