RFA
2018-02-09
2018-02-09
Ngày
8/2/2018 vừa qua, nhạc sĩ, cựu tù nhân lương tâm Việt Khang đặt chân đến Mỹ.
Đây là thành quả của công cuộc đấu tranh chung của cộng đồng hải ngoại, do
đài truyền hình SBTN khởi xướng vào năm 2012, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện
thư gởi Tòa Bạch Ốc. Một tuần lễ trước đó là cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam cũng đến Hoa Kỳ theo
con đường tị nạn chính trị.
Cộng
đồng người Việt trong và ngoài nước đón nhận điều này với hai chiều suy nghĩ
khác nhau. Những tranh cãi về việc người hoạt động trong nước ra đi sẽ không
còn cất tiếng nói tranh đấu mạnh mẽ nữa lại tiếp tục dấy lên trong dư luận.
Trong
nước vẫn tốt hơn
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người tù chính trị từng
bị buộc phải rời khỏi quê hương cách đây khoảng 20 năm, hiện đang sinh sống ở
Virginia cho biết, theo ông, mỗi người đều có sự quyết định của riêng mình, tuỳ
vào hoàn cảnh của mỗi người đó.
“Việc
ra khỏi nước hay không, mỗi một người, bất kể đó là người đấu tranh, một nhà hoạt
động hay một người trung dung với chính trị đều có quyền quyết định riêng tuỳ
theo hoàn cảnh cá nhân của mình. Nhưng nếu nhận định liên hệ với cuộc đấu
tranh, thì theo tôi nếu mình vẫn ở được ở trong nước và tiếp tục cuộc đấu tranh
ở trong nước thì vẫn tốt hơn là ở bên ngoài.”
Có
nhiều vấn đề mà đối với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, đó là lý do dẫn đến việc ông
cho rằng tiếp tục cuộc đấu tranh trong nước thì vẫn tốt hơn là khi rời khỏi quê
hương. Nhưng không phải vì thế mà nó mất đi ý nghĩa và sứ mệnh quan trọng của
nó. Trước tiên, ông nhắc đến sự thích nghi với môi trường sống.
“Trong
rất nhiều trường hợp có những người không quen với môi trường hải ngoại cũng
như với cuộc vận động quốc tế. Khi mình ra khỏi nước, cuộc đấu tranh trở thành
gián tiếp không còn trực tiếp nữa.
Mà
khi gián tiếp thì có hai vấn đề, đó là vận động cộng đồng hải ngoại, cùng với
người Việt hải ngoại yểm trợ cho người trong nước.
Cái
thứ 2 là vận động quốc tế, người Mỹ, chính phủ Mỹ để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh
trong nước.”
Cộng
đồng hải ngoại và môi trường sống chính là điều mà giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng
sẽ là những khó khăn về đường lối đấu tranh cho những nhà hoạt động trong nước
khi rời khỏi quê hương.
“Thành
phần hải ngoại có thể nói là thành phần của miền Nam Việt Nam cũ nên lập trường,
đường lối đấu tranh nó phải khác. Nó mạnh mẽ hơn, chống chế độ Cộng sản rõ ràng
hơn. Còn trong nước là môi trường trực tiếp với chính quyền”
Và
một lần nữa ông khẳng định bao giờ cuộc đấu tranh cũng phải do hoạt động trực
tiếp của những người trong nước thì nó mới có ý nghĩa và có hiệu quả.
“Do
đó nếu ở lại được thì nên ở lại tiếp tục đấu tranh nếu muốn tiếp tục. còn nếu
muốn đi tìm 1 cuộc sống mới thoải mái, không cực khổ thì đó lại là chuyện
khác.”
Đi
hay ở lại, đôi khi không còn là sự lựa chọn của mỗi 1 người nữa. Đây chính là
trường hợp của Cựu tù chính trị, nhà giáo Phạm Minh Hoàng.
Nửa
năm trước đây, ông bị cưỡng bức đi Pháp vào khuya ngày thứ bảy 24/6. Trước đó 1
tháng,ông nhận được quyết định tước quốc tịch Việt Nam do chủ tịch nước Việt
Nam Trần Đại Quang ký ngày 17 /5.
Từ
Paris, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về câu hỏi “Làm người đấu tranh, thì ra đi
hay ở lại?”
“Theo
cá nhân của tôi thì tôi nghĩ trong nước thì nó tốt hơn. Chúng ta gần gũi hơn,
chúng ta trực tiếp hơn và chúng ta sống với thực tế nhiều hơn.”
Người ở
lại
Nhắc
đến những nhà hoạt động, những cựu tù nhân lương tâm phải sống lưu vong như
blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, nhà đấu tranh Đặng Xuân Diệu,
gần đây nhất là nhà hoạt động Trương Minh Tam và nhạc sĩ Việt Khang, dư luận
trong và ngoài nước không thể không nhắc đến những nhà đấu tranh còn đang chịu
án. Đó là một Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm; một Nguyễn Văn Đài hiện
đang bị giam giữ khắc nghiệt chờ xét xử.
Đây
là những người mà qua lời kể lại từ gia đình, người thân của họ, con đường lưu
vong là con đường họ nhiều lần chối bỏ.
Theo
lời kể của ông Trần Huỳnh Duy Tân khi trả lời phỏng vấn truyền thông nước
ngoài, rất nhiều lần gia đình đề cập đến con đường tị nạn, nhưng ông Thức kiên
quyết khẳng định sẽ không làm như vậy và đề nghị gia đình không được nhắc đến.
Ông Tân còn nói rằng Trần Huỳnh Duy Thức “rất kiên định trong vấn đề anh ở lại,
không có đi tị nạn”.
Kỹ
sư Nguyễn Lân Thắng trong lần trả lời phỏng vấn của BBC, ông nói rằng chỉ có
chính Trần Huỳnh duy Thức hiểu hơn ai hết là cái gì tốt nhất cho ông ấy.
Và kỹ sư Nguyễn Lân Thắng khẳng định thêm " nếu tôi đặt địa vị
mình vào trong địa vị của anh Thức, thì tôi cũng sẽ chọn con đường tiếp tục đấu
tranh."
Nhưng
đi không phải là ngừng lại
Tuy
rằng cả giáo sư Đoàn Viết Hoạt lẫn nhà giáo Phạm Minh Hoàng đều có cùng suy
nghĩ trong câu trả lời về việc ra đi hay ở lại đối với một người đấu tranh, đó
là “ở lại và trực tiếp sẽ tốt hơn”, nhưng cả hai đều nói rằng “Ra đi không phải
là ngừng đấu tranh!”
Giáo
sư Đoàn Viết Hoạt khẳng định
“Nếu
quyết tâm của mình vẫn còn thì vẫn đấu tranh. Tất nhiên môi trường đấu tranh
khác thì phương thức khác, cách làm việc khác. Nơi nào cũng có thể đấu tranh được,
kể cả khi anh ở trong tù., huống chi khi anh được tự do bay nhảy bên ngoài, đi
lại, nói chuyện.
Cho
nên nói là ra ngoài thì không đấu tranh được là không đúng. Hoàn toàn không
đúng.”
Thay
đổi hình thức đấu tranh cũng là cách nhà giáo Phạm Minh Hoàng đang thực hiện
sau khi ông bị trục xuất khỏi quê hương của mình.
“Tôi
chỉ thay đổi địa bàn hoạt động. Tâm hồn chúng ta không thay đổi, lý tưởng không
thay đổi. Tình yêu nước không thay đổi. chỉ chúng tat hay đổi từ nơi này sang
nơi khác.
Trong
hoàn cảnh hiện tại, dĩ nhiên tôi không thể tham gia những gì trực tiếp trong nước,
bây giờ ngoài này, tôi vẫn làm chuyện ấy nhưng khác 1 chút. Tôi là nhà giáo thì
tôi viết bài, có những quan tâm về giáo dục. Tôi làm việc trong khả năng cho
phép đặc biệt về giáo dục.”
Những
chia sẻ này cũng là cách nghĩ nhạc sĩ Việt Khang khi anh đặt chân đến Hoa Kỳ và
nhận được câu hỏi từ những người quan tâm là “tại sao anh không ở trong nước tiếp
tục đấu tranh, và nếu anh cũng đi Mỹ hết thì còn ai tiếp tục công việc?” Câu trả
lời của Việt Khang rằng: “Thực ra, không thể nói ở trong nước là tốt
hay là ra ngoài này tốt, và ngược lại. Mỗi người có một khả năng riêng, tính
cách riêng, con đường riêng, nhưng dù ở đâu, tôi tin là tất cả vẫn tiếp tục đấu
tranh theo cách riêng của mình.”
No comments:
Post a Comment