Sunday, 11 February 2018

BẢN TIN TỐI 11/2/2018 (Báo Tiếng Dân)





Tin Việt Nam

Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ có bài tổng hợp: Trung Quốc tăng máy bay ra Biển Đông, đẩy mạnh tập trận tác chiến. Theo tin từ Tân Hoa xã, ông Wang Mingzhi, giáo sư tại Học viện Chỉ huy Không quân PLA, chia sẻ rằng Bắc Kinh triển khai các loại chiến đấu cơ thế hệ mới là Su-35 và J-20 trên Biển Đông để “duy trì chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như lợi ích hàng hải của Trung Quốc trong Biển Đông”.

Về những lời đồn rằng PLA công bố chuyện đưa Su-35 ra Biển Đông nhằm “dằn mặt Mỹ”, ông Wang cho biết: “PLA sẽ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, và bình thường hóa chuyện tuần tra trên Biển Đông”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Ngày 10/2/2018, các nhà hoạt động tổ chức biểu tình trước tòa nhà đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila, sau khi truyền thông Philippines đăng tải các không ảnh thể hiện “Trung Quốc đã đi đến giai đoạn hoàn tất các cơ sở phục vụ hải quân và không quân trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông”.

Trong khi người dân Philippines có thể biểu tình để phản đối lập trường không ổn định của Tổng thống nước họ trong vấn đề Biển Đông, chính quyền Việt Nam đã thường xuyên đánh đập, đàn áp những người biểu tình ôn hòa về vấn đề chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm, như VOA đã đưa tin.


Nhân quyền cho Việt Nam
Trang Thanh Niên Công Giáo chia sẻ câu chuyện “giác ngộ” an ninh của đảng của cô Lê Thị Thập, vợ tù nhân lương tâm Lưu Văn Vịnh. Cô Thập kể chuyện một viên an ninh cố gắng “giác ngộ” cô bằng những lời tuyên truyền quen thuộc về “ơn đảng”, “ơn bác”. Cô Thập phản biện bằng phép so sánh: Những người yêu nước biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc thì bị đàn áp, bị kết án, còn những kẻ dẫn Trung Quốc vào làm dự án tạo nên gánh nặng cho đất nước thì không phải trả giá.

Cô Thập đã nói với viên an ninh: “Em trực tiếp (cùng các con, có con gái út 6 tuổi) chứng kiến cảnh chồng (bố) bị lũ người đông đảo bạo lực hung hãn đánh, bắt trước mặt,(mà không có lệnh bắt người theo đúng thủ tục của luật pháp như LS cho em biết)”.

Hội Sinh Viên Nhân Quyền chia sẻ lời của cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai: Thuốc đắng dã tật lời thật mất lòng! Cô Mai kể chuyện cô bị công an sách nhiễu, bị Ban giám hiệu cô lập, bị các đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm và người thân không dám giao tiếp vì sợ bị liên lụy từ khi cô dấn thân vào con đường đấu tranh. Cô Mai thậm chí đã phải nghỉ hưu non.


Công an “nhân dân”
Báo Giao Thông đưa tin: Truy tố CSGT trong vụ mua bán logo xe vua, kiếm lãi tiền tỷ. Theo cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ bán logo “bảo kê” xe quá tải ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM, bị can Nguyễn Cảnh Chân, cán bộ Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai “bị truy tố về tội Môi giới hối lộ”. Ông Chân thừa nhận đã nhận tiền của nhóm làm logo để bảo kê xe quá tải có dán logo “Gara Thành Đô”.

Về chuyện thanh niên tên Nhí tự “va” đầu vào dùi cui công an mà một số báo, như báo Đất Việt, đã đưa tinFacebooker Trương Châu Hữu Danh chia sẻ lời của người bị đánh là anh Nguyễn Thanh Hùng, biệt danh Nhí mập. Anh Hùng cho biết: Trên đường về nhà sau khi nhậu, Trung úy CSGT tên Phong đuổi theo cầm dùi cui đánh liên tiếp vào đầu anh rồi lấy súng bắn vào bụng anh, còng tay đưa anh về đồn. “Mãi đến khi gia đình anh Hùng hay tin, kéo qua làm dữ anh Hùng mới được đưa đi cấp cứu”.


Cán bộ đi xe công dự đám cưới
Về vụ các cán bộ dùng xe công đi ăn cưới ở Vĩnh Long: Cán bộ lãnh đạo huyện bị kiểm điểm, theo trang An Ninh Tiền Tệ. Chủ tịch huyện Tam Bình Trần Văn Dũng đã yêu cầu các lãnh đạo huyện này viết kiểm điểm về chuyện cho xe biển xanh chở một số cán bộ ở Miền Tây ghé đám cưới nhà ông Nguyễn Văn Tộ, Chủ tịch LĐLĐ huyện Tam Bình.

Báo Đất Việt có bài: Xe biển xanh chở lãnh đạo đi ăn cưới: ‘Không trách đâu’. Theo ông Nguyễn Văn Tộ, các cán bộ chỉ “tiện đường” đi xe công tới dự đám cưới nhà ông sau khi giải quyết chuyện cơ quan. Ông Tộ nói thêm: “Thực lòng tôi không mong muốn như thế nhưng chỗ anh em với nhau thì họ cũng hiểu và không trách gì tôi đâu”. Nói cách khác, chuyện kiểm điểm các lãnh đạo liên quan vụ này chỉ là “giơ cao đánh khẽ”

Xe biển số xanh chở người dự đám cưới ở Vĩnh Long ngày 2/2/2018. Ảnh: VTC


“Tấc đất, tấc vàng”
Về chuyện Thủ tướng Phúc “thúc” Bộ KH-ĐT nhanh chóng soạn nghị định về đầu tư sân golf mà một số báo trong nước, như trang VnEconomy, đã đưa tin, báo Dân Việt đặt câu hỏi: Xây 5 hay 10 sân golf do địa phương quyết định? Bài viết nhắc lại lời Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói cuối năm 2017, về hướng “đầu tư có điều kiện” trong các dự án sân golf: “Nghĩa là muốn xây dựng sân golf, phải đáp ứng một số điều kiện… Việc muốn xây 5 sân hay 10 sân golf là do địa phương quyết định, hiệu quả do nhà đầu tư tính toán”.

Về “lợi ích” của các dự án sân golf đối với Việt Nam, tháng 6/2015, báo Thanh Niên có bài: Hiểm họa ô nhiễm từ sân golf. Theo đó, để duy trì chất lượng một sân golf, “người ta phải sử dụng một lượng cực lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, với các sân golf nằm gần sông hay khu dân cư thì hiểm họa của nó là không thể đo đếm nổi”.

Tháng 10/2015, trang VietNamNet bàn về cả ‘kho’ hóa chất đang nằm dưới lớp cỏ sân golf. PGS.TS Lê Anh Tuấn nêu thông tin từ Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ: “Mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung bình một số lượng hóa chất gấp 3 – 5 lần số hóa chất dùng cho một hecta canh tác nông nghiệp bình thường”.

Tháng 6/2017, báo Zing đặt câu hỏi: Lợi ích kinh tế của sân golf đến đâu? Bài viết cung cấp thông tin phản biện lời tuyên truyền của các nhà đầu tư về “lợi ích kinh tế” của dự án sân golf: “Một sân golf 18 lỗ như sân golf Phan Thiết, muốn lấy lại vốn, trung bình phải có ít nhất 30.000 lượt người chơi/năm”. Trong khi đó, “80% diện tích sân golf lấn vào đất nông nghiệp”, theo ĐBQH Nguyễn Minh Hà.

Về sai phạm đất đai ở xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, Hải Dương: Dân tố cáo nhiều bất thường trong đấu giá đất, theo báo Công Lý. Theo đơn tố cáo của người dân xã Thái Thịnh, về chuyện mờ ám xung quanh vụ đấu giá 120 lô đất trên địa bàn xã, đây là quỹ đất được người dân bỏ ra để xây công trình phúc lợi xã hội, “đến khi những lô đất trên được đưa ra đấu giá thì nhân dân trên địa bàn xã có nhu cầu sử dụng đất lại không nắm được thông tin”.


Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Hậu quả chuyện đổi môi trường lấy dự án ở Bình Định: Dân bất an vì cụm công nghiệp gây ô nhiễm, theo báo Dân Trí. Ông Châu Ngọc Quý, người sống cạnh Cụm Công nghiệp Bồng Sơn ở huyện Hoài Nhơn, chia sẻ: “Từ khi các doanh nghiệp trong Cụm Công Nghiệp đi vào hoạt động nước thải từ các công ty chảy vào khu dân cư, nhất là mùa mưa tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Nước thải bẩn ngấm vào giếng nước”.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, chưa bao giờ người dân địa phương chịu nhiều rủi ro từ ô nhiễm môi trường như hiện nay: “Bà con phản ánh nhiều lần, tiếp nhận ý kiến tôi cũng làm đơn báo cáo UBND thị trấn Bồng Sơn kiến nghị can thiệp”.

Nhiều doanh nghiệp trong Cụm Công nghiệp Bồng Sơn lắp đường ống thoát nước ở mặt phía sau nhà máy, nên nước thải công nghiệp chảy vào khu dân cư Thiết Đính Nam. Ảnh: DT


Tình cảnh của công nhân Việt Nam
Facebooker Dương Kiệt đưa tin: “Khu công nghiệp Bàu Xéo, Trảng Bom có biến!!! Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt đã bỏ trốn… Công nhân ra đường biểu tình đòi lương… Mọi người theo dõi + chia sẽ để cộng đồng lên án thằng Tổng Giám Đốc công ty Sao Việt này”.

Video clip của Facebooker Dương Kiệt ghi lại cảnh công nhân Công ty Sao Việt biểu tình:

Trang Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt bỏ trốn trong đêm. Trước đó, viên Tổng Giám đốc này thông báo với công nhân là đã chuyển tiền lương và yêu cầu “công nhân yên tâm làm việc”. Tuy nhiên, hôm nay toàn thể công nhân của Công ty Sao Việt được biết là “ông Tổng Giám đốc đã cuốn gói bỏ trốn trong đêm”.

Công nhân Công ty Sao Việt biểu tình đòi lương. Ảnh: TNCG

Tiếp tục vụ lãnh đạo người Hàn Quốc của Công ty KL Texwell Vina về nước, trong khi còn nợ lương gần 2000 công nhân, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định ứng ngân sách hỗ trợ lương hàng nghìn công nhân về quê ăn Tết, VOV đưa tin. Theo ông Huỳnh Văn Tịnh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo UBND tỉnh này đồng ý trích ngân sách của tỉnh để tạm ứng 50% lương cho công nhân Công ty KL Texwell Vina trong ngày 11/2/2018.

Báo Zing đưa tin: Công nhân bị nợ lương đứng kín cổng công ty chờ nhận tiền hỗ trợ Tết. Bài báo cho biết: Điểm trả tiền được lực lượng chức năng đặt ngay ở lối vào nhà xưởng Công ty Texwell Vina, thủ tục trả tiền được thực hiện qua 2 bước, “gồm xác minh thông tin và khâu giải ngân”.

Báo Dân Việt có bài: Công nhân bị nợ lương: Ăn Tết trong nỗi hoang mang thất nghiệp. Theo đó, nhiều công nhân phải chạy vạy kiếm tiền sống qua ngày, có những người phải “nài nỉ chủ nhà trọ cho nợ khoản tiền phòng để không bị đẩy ra đường”. Một nữ công nhân chia sẻ: “Tôi đã trên 40 tuổi nên phải đối diện nhiều rủi ro hơn bất cứ ai. Trường hợp công ty phá sản, tôi sẽ mất việc và không còn cơ hội xin làm công nhân”.


50 năm Tết Mậu Thân: Hoàng Phủ Ngọc Tường kêu oan
BBC dẫn lời nhà văn Nguyễn Quang Lập: ‘Nên khoan dung về thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường’. Chuyện ông Tường công bố bài viết “nhìn nhận về hai sai lầm liên quan Mậu Thân và ngàn lần xin lỗi” đã gây tranh cãi trong dư luận mạng xã hội. Ông Lập cho rằng: “Mọi người cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung vì ông Tường đã xin lỗi về vụ này”.

Bài viết nêu điểm chung trong quan điểm phản biện của Facebooker Võ Thiêm và nhà báo tự do Nguyễn Trung Bảo là: Ông Tường “sám hối” vì bản thân, và vẫn không thừa nhận tội ác chiến tranh của quân CS Bắc Việt trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968.


***

Tin quốc tế

Chuyện nước Mỹ
Tòa Bạch Ốc dưới thời TT Trump quả là như cái chợ, kẻ ra, người vào, nhân sự thay đổi liên tục. Báo Business Insider có viết về con số “thương vong” dưới thời chính quyền Trump, từ khi ông ta nhậm chức tới bây giờ

Vài nhân vật “thương vong” trong chính quyền Trump. Nguồn: báo Business Insider

Báo Washington Post có bài tổng kết, 37 quan chức cao cấp trong tòa Bạch Ốc đã bị sa thải hoặc từ chức hơn một năm qua, chưa kể số người ở Bộ Ngoại giao và các bộ khác đã từ chức hoặc bị sa thải. Trong số 37 người này, có 7 người bị Trump sa thải vì từ chối làm theo yêu cầu của ông ta hoặc vì những lý do khác, 14 người từ chức vì sức ép, buộc phải ra đi, 16 người tự động từ chức.

Cuốn sách mới ra đời của hai giáo sư ĐH Harvard là Steven Levitsky và Daniel Ziblatt, hiện đang bán chạy nhất có tựa đề: “Nền dân chủ chết như thế nào“. Trong cuốn sách này, các giáo sư lập luận rằng, TT Trump có các dấu hiệu của một nhà độc tài toàn trị, là mối đe dọa cho nền dân chủ Mỹ. CNN có clip phóng vấn, các giáo sư ĐH Harvard nói: “Nền dân chủ Mỹ đang gặp nguy hiểm”:



Bán đảo Triều Tiên
Em gái ông Kim Jong-un: Nụ cười thường trực, thông điệp ấm áp là tựa đề bài viết trên báo Lao Động. “Với nụ cười thường trực trên môi, cái bắt tay và thông điệp ấm áp trong cuốn sổ lưu niệm của Tổng thống Hàn Quốc, bà Kim Yo-jong đã chiếm được cảm tình của công chúng chỉ sau một ngày đến dự Thế vận hội mùa đông PyeongChang“.

Bà Kim Yo-jong tươi cười bắt tay TT Nam Hàn Moon Jae-in tại Phủ Tổng thống ở Seoul. Ảnh: AFP/Getty Images

Zing có bài: Lo đào tẩu, Triều Tiên giám sát phái đoàn Olympics 24/7. Đã có một số vận động viên Triều Tiên bỏ trốn khi tham gia các sự kiện thể thao quốc tế, cho nên họ luôn bị giám sát chặt chẽ. Một cựu cảnh sát Triều Tiên cho biết, các vận động viên sẽ bị giám sát 24/7. “Họ không thể đi vệ sinh một mình và những người giám sát sẽ kiểm tra xem họ nói chuyện với ai.


***

***









No comments:

Post a Comment

View My Stats