Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
Thanh Niên đưa tin: Những hình ảnh mới nhất về Gạc Ma, tháng 1.2018.
Bài báo cho biết: “Phía Trung Quốc đã tôn tạo, xây dựng trên diện tích
13,2 ha ở bãi đá Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ còn nạo vét luồng theo hướng Bắc – Nam
với chiều dài 900 – 1.000 m, rộng khoảng 250 – 400 m thuận tiện cho các tàu trọng
tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía bắc. Các công trình
của Trung Quốc được xây dựng cấp tập từ giữa năm 2013, đến nay đã hoàn tất và đưa
vào sử dụng”.
Toàn
cảnh các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma mà TQ đã
cưỡng chiếm của Việt Nam. Bìa trái màn hình là tàu 996 của hải quân Việt Nam. Ảnh:
TN
Tác
giả lưu ý: “Ở khoảng cách gần 8 km, thời điểm trời quang mây tạnh, có nắng,
bằng mắt thường có thể nhận thấy các công trình khác trên bãi Gạc Ma như: 2
tháp ra đa đối không – đảm bảo bay cho máy bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng
4G cao khoảng 50 m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời, 1 ngọn
hải đăng cao 50m”.
Mời
đọc thêm: Những cột mốc chủ quyền biên giới giữa biển khơi (CAND).
– Ra khơi mùa biển động – Bài 1: Mưu sinh đầu sóng – Bài cuối: Nổi chìm theo con sóng (TP). –Hồi âm bài viết “80 tàu cá chưa thể ra khơi do cảng cá bị bồi
lấp” (ND). Mời đọc lại: 80 tàu cá ở Phú Yên chưa thể ra khơi do cảng bị bồi lấp (ND).
Về cái “của nợ” tàu vỏ thép:Pháp luật cần đứng về phía người yếu thế (PLVN).
– Vụ VN bị “thẻ vàng” EC: Doanh nghiệp hải sản đồng loạt treo biển cam kết chống
khai thác IUU (HQ).
Nhân quyền ở Việt Nam
RFA
đưa tin: Hoa Kỳ lên tiếng về án tù đối với 3 nhà hoạt động. Đại
sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội “ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại về các
bản án mới nhất mà tòa tại Việt Nam tuyên đối với các nhà hoạt động trong nước” trong
ngày 2/2/2018 và cho rằng: “Cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dùng
để tuyên án các ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và Hồ Văn
Hải là mơ hồ”.
Tác
giả cho biết thêm: “Phía Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam lập tức trả tự do ngay
cho bốn người vừa bị kết án. Đồng thời cho phép các các nhân tại Việt Nam được
bày tỏ quan điểm chính trị của bản thân họ một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng
phạt”.
50 năm Mậu Thân: “Chiến công” trên xác
người
Nhà
báo Bùi Tín cung cấp thông tin: Tướng Giáp: Vụ Mậu Thân ‘thiếu cân nhắc’ và ‘đánh ẩu’.
Theo đó, “các ý đồ chiến lược là tiêu diệt một mảng lớn quân Mỹ và Việt
Nam Cộng Hòa, giải phóng các thành phố và thành thị lâu dài, dân chúng toàn miền
Nam nổi dậy lập chính quyền mới khắp nơi, cả 3 mục tiêu chiến lược ấy đều chỉ
là ảo tưởng cay đắng. Ngược lại lực lượng vũ trang của Mặt trận và miền Bắc bị
tổn thất rất nặng nề”.
Ông
Bùi Tín cho biết, năm 1977, ông Giáp đã kể với ông rằng: “Vụ Mậu
Thân là chủ trương thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm, là đánh ẩu, khi các điều
kiện chưa đủ, quân Mỹ còn rất đông, khống chế cả trên không bằng lực lượng
không quân chiến đấu, trực thăng, cả trên bộ cả trên bộ bằng xe tăng, xe bọc
thép”.
BBC
bàn về bằng chứng của cuộc thảm sát mùa Xuân năm 1968:
Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương. Bài viết dẫn lời chia sẻ của cựu
binh Phil Gioia, khi đó 21 tuổi, là trung úy Sư đoàn Dù số 82, đã tham chiến
trong trận giành lại TP Huế từ tay quân CS Bắc Việt: “Có những xác người
trên sông; có những xác người trên các con kênh. Cả nơi đó ngập mùi tử khí và
mùi gỗ cháy”.
Ông
Phil Gioia kể về nấm mồ tập thể đầu tiên mà ông và các đồng đội đã phát hiện được.
Lúc đầu, họ tưởng đó là mồ chôn quân CS Bắc Việt, “nhưng lần này hóa ra
không phải vậy. Đó là một người phụ nữ, và có rất nhiều xác người khác trong
rãnh chôn này. Càng đào thêm, chúng tôi càng phát hiện ra thêm các xác chết… Đó
không phải là một mồ chôn bình thường. Các nạn nhân bị trói tay ra phía sau. Họ
đã bị xử tử”.
Người
dân chạy nạn trở về Huế sau khi binh lính Mỹ và VNCH tái chiếm thành phố, chụp
ngày 13/3/1968. Ảnh: Getty Images/ BBC
Thêm
“thành quả” từ cuộc “tổng tiến công và nổi dậy” của quân CS Bắc Việt: Thảm
sát ở Khe Đá Mài-Huế: Nỗi đau âm ỉ 50 năm, theo RFA. Tác giả bình luận: “Trong
toàn bộ biến cố Mậu Thân ở Huế, cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, ở trong rừng Đình
Môn Kim Ngọc, nay thuộc xã Dương Hòa, quận Hương Thủy được đánh giá là dã man
và thê thảm nhất”.
Bài
viết nêu bằng chứng cho thấy lính Bắc Việt đã xả súng vào dân thường tay không
tấc sắt: “Hai thanh niên bị bắt trong số hàng trăm người bị đưa đến
chùa Từ Đàm, là hai nhân chứng duy nhất còn sống sót, chạy thoát trước khi cuộc
thảm sát diễn ra trong ít phút đồng hồ. Họ kể lại hầu hết những người bị bắt là
giáo dân giáo xứ Phủ Cam, đều là học sinh, sinh viên, thanh niên hiền lành. Khỏang
20 người bị bắn chết ngay tại chùa Từ Đàm và chôn xác luôn tại đó”.
Hai
bà mẹ bên di ảnh của con trai bị sát hại trong thảm sát tại Khe Đá Mài, tại đám
tang ở nghĩa trang Ba Tầng-Huế. Di ảnh của nạn nhân Đỗ Long bên trái. Ảnh do
Linh mục Phan Văn Lợi cung cấp cho RFA.
RFA
bình luận: “Nhà nước vô lương tri khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm
biến cố Mậu Thân”. Bài viết dẫn lời BS Võ Xuân Sơn, nêu câu hỏi: “Nhà
nước Việt Nam gọi cuộc tấn công Mậu Thân là thắng thì đó là một sự gượng ép; vì
con số thương vong do chiến dịch Mậu Thân có được dự kiến trước hay không, bao
nhiêu cơ sở trong nội thành bị lộ, bao nhiêu chiến sĩ vào Sài Gòn rồi mà không
rút ra được, việc đánh vào thành phố và bị đánh bật trở lại có nằm trong kế hoạch
hay không?”
Đám
tang tập thể hàng trăm nạn nhân bị thảm sát tại Khe Đá Mài ở nghĩa trang Ba Tầng,
Huế. Ảnh: Corbis
Trong
khi các báo “lề dân” tưởng niệm dân thường chết oan trong biến cố Mậu Thân, thì
báo Nhân Dân của đảng CSVN bàn về Quân và dân Khu 5 trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.
Trong bài có đoạn: “Lấy khởi nghĩa của quần chúng là chính, lực lượng
vũ trang chỉ đánh chiếm các mục tiêu quan trọng để quần chúng khởi nghĩa cướp
chính quyền”. Người dân đã không “khởi nghĩa” như lãnh đạo Bắc Việt mong muốn,
nên “quân giải phóng” đã lấy sinh mạng dân thường làm “chiến công”.
Báo
Người Lao Động cho rằng chiến dịch Mậu Thân 1968 là cú sốc của chính trường Mỹ.
Trong bài có đoạn: “Báo chí Mỹ và báo chí Sài Gòn bấy giờ cho rằng ‘chiến
tranh đã vào tận giường ngủ’ của Đại sứ E. Bunker, của tướng Westmoreland, của
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”. Vậy là lãnh đạo CS Bắc Việt sẵn sàng hy sinh
hàng ngàn dân thường và hàng vạn binh lính người Việt chỉ để tạo ra biến cố
chính trị có lợi cho họ.
Mời
đọc thêm: Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền
Nam — Tết Mậu Thân 1968 và văn chương (RFA).
Báo
“lề đảng”: 50 năm Xuân Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai (SGGP).
– Ác liệt mặt trận Huế trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 (KT).
– 50 năm Mậu Thân: Gặp lại ‘Ni cô Huyền Trang’ của Biệt động
Sài Gòn (VTC). – Bí mật của một tiệm phở trứ danh ở quận 3 (NLĐ).
– Cần Thơ khánh thành di tích tổng tiến công Mậu Thân 1968 (VTV).
Chống tham nhũng bằng trò hề biển báo
Trang
VnExpress đưa tin: Ban Tổ chức Trung ương đặt biển ‘không tiếp khách đến chúc Tết’.
Nhằm triển khai Chỉ thị thứ 16 của Ban bí thư “cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh
đạo cấp trên”, văn phòng Ban Tổ chức Trung ương đặt biển thông báo “không tiếp
khách đến chúc Tết”. Chống tham nhũng phải được thực hiện qua cơ chế công khai,
minh bạch, có một nền tư pháp độc lập, một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập,
mới có thể phát hiện tham nhũng.
Còn
chống tham nhũng bằng chỉ thị, nghị định, văn bản, và được triển khai qua những
biển thông báo như thế này, chỉ làm trò hề chọc thiên hạ cười, bởi các quan
không nhận quà biếu nơi công sở, thì họ nhận ở nhà, ở quán nhậu và ở bất cứ nơi
nào khác, miễn không phải ở văn phòng Ban Tổ chức Trung ương hay những nơi có
biển thông báo như thế.
Biển
thông báo không tiếp khách đến chúc Tết đặt trước trụ sở BTC Trung ương ngày
1/2. Ảnh: NN/ VNE
Tác
giả Trung Nguyễn có bài tranh luận với TS Phạm Đình Đảng, bút danh Nhị
Lê, Phó Tổng biên tập TCCS: Độc đảng hay đa đảng để chống tham nhũng? Ông
Trung không muốn đấu khẩu với ông Đảng, chỉ muốn “vạch trần những lừa dối
trong loạt bài viết của ông trên báo VietNamNet để ‘đập tan âm mưu thâm độc của
các thế lực thù địch’ với dân là lừa dân, mị dân...”
Chuyện
chống tham nhũng, tác giả đặt câu hỏi: “Liệu người dân có thể tin một đảng cầm
quyền vi phạm hiến pháp và pháp luật lại thực tâm chống tham nhũng? Thẩm phán
nào ở Việt Nam dám lôi ông Trọng và Bộ chính trị của đảng cộng sản ra tòa vì những
việc phạm pháp đó? Đó chính là lý do mà giới lãnh đạo cộng sản rất sợ tư pháp độc
lập hay tam quyền phân lập“.
Đảng ăn mừng ngày 3-2
Thông
Tấn Xã VN đưa tin: Tổ chức mít tinh kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng tại
Moscow. Theo bài viết, “ngày 2/2, tại thủ đô Moskva, Ban Thường
vụ Đảng ủy Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức Hội nghị toàn Đảng bộ míttinh kỷ
niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Sao
“đảng ta” không mang qua các nước cộng sản hay ‘XHCN anh em’ như Bắc Hàn, Trung
Quốc, Cuba hay Venezuela mà tổ chức, lại mang qua Nga, là nước mà cộng sản đã
“về cõi vĩnh hằng” 27 năm rồi? Hay là “đảng ta” muốn trả thù người anh cả, bằng
cách xát thêm muối vào nỗi đau của họ, đã để cho ĐCS Liên Xô lăn đùng ra chết
năm 1991?
Nhân
dịp “đảng ta” làm sinh nhật lần thứ 88, TS PGS Phạm Quý Thọ đặt câu hỏi: Vì sao
có quá nhiều quan chức ‘cố ý làm trái’? Từ “phiên tòa lịch sử”,
tác giả bàn đến các sai phạm đã được “cho qua” nhờ yếu tố toàn trị của thể chế. “Sai
lầm trong Cải cách Ruộng đất năm 1953-1956 ở miền Bắc Việt Nam” đã khiến
hàng trăm nghìn người phải chết oan. Ông Hồ chỉ cần “khóc nhận lỗi” là “đảng
ta” lại “trong sạch”.
Theo
ông Thọ, “cần xem lại về sự giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng nói
riêng, cũng như về chương trình cải cách thể chế chính trị về tổng thể”.
Tuy nhiên, “với cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự
giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng chủ yếu được thực hiện theo chiều từ cấp
dưới lên cấp trên”. Cho nên, “đảng ta” đã nhiều lần lấy máu người vô tội
làm “chiến công”, nhưng chỉ có rất ít trường hợp thực sự chịu trách nhiệm.
Mời
đọc thêm: 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Nguyện không
thẹn với lịch sử, quyết không phụ sự ủy thác của dân (VNN). – “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần
chúng ở cơ sở” (QĐND).
Tội của “lịch sử”!?
Trang
Thanh Tra có bài: Thứ trưởng Bộ GTVT: Thu giá ra, vào sân bay do lịch sử
để lại. Bài viết dẫn lời Thứ trưởng Bộ GTVT giải thích lý do thu giá
ra, vào sân bay TSN: “Một lần nữa khẳng định, đó là do lịch sử để lại
và có rất nhiều luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không. Luật này quy định
giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không. Bên cạnh đó còn bị chi phối bởi
các luật khác như Luật Giá, tất cả nội dung này tương đối phức tạp“.
Thêm
“tội” cho lịch sử: Thứ trưởng KH-ĐT: 1 vụ có 2 vụ trưởng là do lịch sử để lại,
theo trang VietNamNet. Tác giả nêu ý kiến của ông Nguyễn Thế Phương lý giải
chuyện “Vụ Đối ngoại, Bộ KH-ĐT có 2 vụ trưởng”, rằng: “Đó
là do lịch sử để lại”. Rồi ông Phương kể về “lịch sử” sáp nhập 2 Vụ thành 1
Vụ, với 2 vụ trưởng.
Để
phục vụ mục đích tuyên truyền, quan chức CSVN thường bàn về khái niệm “sứ mệnh lịch sử” của đảng CS. Giờ đến lúc gặp “lỗi
hệ thống”, các lãnh đạo đổ tội cho cả… lịch sử. Không biết lịch sử đã làm gì mà
phải “mang tội” với “đảng ta” nhiều như vậy?
Mời
đọc thêm: Lãnh đạo Bộ GTVT: “Đừng để người dân đi máy bay phải ám ảnh
về cách phục vụ” (DV). – Thứ trưởng Bộ GTVT: ‘Việc thu phí ra vào sân bay là do lịch
sử để lại’ (VTC). – Chuyện 1 Vụ có 2 Vụ trưởng: Bộ giải thích ‘do yếu tố lịch sử
để lại’ (TTXVN).
“Củi tẩm dầu” trong lò
“Tinh
thần thép” của những cựu đảng viên trở thành “củi tẩm dầu”: Trịnh Xuân Thanh kêu oan, ông Đinh La Thăng xin xem xét lại
tội danh, theo Thông Tấn Xã VN. Bài báo cho biết, sau gần 2 tuần TAND
TP Hà Nội tuyên án trong “phiên tòa lịch sử”, “12 bị cáo trên tổng số
22 bị cáo trong vụ án đã làm đơn kháng cáo. Trong đó, hầu hết các bị cáo đều kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường”.
Trong
đơn kháng cáo, ông Đinh La Thăng cho rằng “bản án sơ thẩm chưa xem
xét đầy đủ, toàn diện khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm
của bị cáo. Kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn
cứ pháp lý”. Vậy là ông Đinh La Thăng và đồng phạm bắt đầu thấm thía kiểu
“phiên tòa đảng xử” mà những người yêu nước mang tội “phản động” đã trải qua.
Trong
phiên xử chiều 2/2/2018 của vụ án PVP Land, các LS đặt vấn đề: Ai là người bị chiếm đoạt tiền, trang Tin Nhanh Chứng
Khoán đưa tin. Theo đó, lúc bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, LS Lê Văn Thiệp
và LS Trần Hồng Phúc cho rằng “cần xác định phần tài sản nhà nước bị
chiếm đoạt và ai là người bị chiếm đoạt”.
Trịnh
Xuân Thanh bắt đầu nói về “lỗi hệ thống” trong sai phạm ở PVN, sáng nay, trang
VietNamNet có bài: Vì sao sau 7 năm nhận vali tiền, Trịnh Xuân Thanh mới bị khởi
tố? Tác giả thừa nhận: “Hành vi tham ô tài sản của Trịnh
Xuân Thanh và các đồng phạm đã xảy ra từ năm 2010, nhưng đến năm 2017 mới bị khởi
tố”. Trong phiên xử sáng 2/2/2018, Trịnh Xuân Thanh đã đặt câu hỏi về vấn đề
này.
Theo
VKS, “quá trình điều tra vụ án trước đây, các bị cáo Thái Kiều Hương…
Đinh Mạnh Thắng… và Trịnh Xuân Thanh khai báo gian dối… chưa đủ căn cứ để khởi
tố điều tra”. Lý lẽ này chỉ có thể lý giải sự trì hoãn kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 12/2017 và hoàn toàn không thể giải thích sự im lặng của hệ thống tòa án
Việt Nam trong hơn 6 năm trước đó.
Thể
chế toàn trị ở Việt Nam khiến đảng viên hầu như “miễn nhiễm” trước sai phạm, chỉ
đến khi một phe nhóm này thất thế trước một phe nhóm khác thì tội lỗi của họ mới
bị lôi ra xử. Có lẽ đó chính là những gì đã xảy ra với ông Thăng, ông Thanh.
Mời
đọc thêm: Ông Đinh La Thăng kháng cáo xin xem xét lại hình phạt (MTG).
– Ông Đinh La Thăng kháng cáo xin xem xét lại tội danh (TT).
– Ông Đinh La Thăng và một loạt đồng phạm kháng cáo (TP). – Cựu tổng giám đốc PVN kháng cáo kêu oan (VNE).
– Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh yêu cầu được công an bảo
vệ tại tòa (Viet Times). – Vụ ông Đinh La Thăng: Trịnh Xuân Thanh nhờ LS tư vấn để
kháng cáo (DV).
– PVP Land: Đối đáp nhằm xác định rõ mức độ hành vi của từng bị
cáo (TTXVN). – Vụ PVP Land: Trịnh Xuân Thanh một mực nói không tham ô (PLTP).
– Ông Trịnh Xuân Thanh: Vụ án có dấu hiệu đấu tố, chia bè phái(VNE).
– Luật sư: Trịnh Xuân Thanh không tham ô (MTG).
– Ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố mình vô tội (RFA).
Ngoại giao và báo chí
Trang
Người Làm Báo có bài: Báo chí làm lan tỏa, nổi bật thành tựu đối ngoại 2017.
Có những thành tựu của ngành ngoại giao VN quá nổi bật, không phải nhờ báo chí
“lề đảng”, mà nhờ sự lên tiếng của báo “lề dân” và báo nước ngoài. Như vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh, dẫn đến hai quan chức ngoại giao VN bị trục xuất,
và Đức đã “tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam, thế nhưng
không thấy Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhắc tới sự kiện quan trọng này.
Mời
đọc thêm: Báo chí luôn sát cánh, đồng hành, đóng góp rất tích cực
vào thành công của ngoại giao Việt Nam(NB&CL). – Công tác cán bộ nhìn từ tác phẩm báo chí(VTV).
Chuyện Phú Quốc
Ở
Phú Quốc đang ồn ào vụ bêu tên người mua dâm mấy ngày qua, thì Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang thăm và chúc Tết tại Phú Quốc.
Bài báo cho biết: “Ngày 2/2, đoàn công tác do ông Nguyễn Thanh Nghị –
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang dẫn đầu, đã có chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết các
đơn vị hành chính và quân sự trên địa bàn huyện Phú Quốc nhân dịp năm mới Mậu
Tuất 2018”.
Trao
quà Tết cho lực lượng công an huyện đảo. Ảnh: báo TP
Ông
Nghị không quên động viên cán bộ trên “sân nhà” đầu năm mới, nhưng lại quên làm
rõ chuyện công an Phú Quốc bêu danh người mua bán dâm.
U23 và chính trị
Nhà
báo Trân Văn viết: Quá giang. Tác giả lưu ý: “Trên đường từ phi
trường Nội Bài về Hà Nội, thiên hạ thấy ông Nguyễn Lân Trung, cựu Phó Chủ tịch
VFF đứng trên sàn chiếc xe buýt hai tầng như… lãnh đạo đội tuyển U23, vung tay
chào người hâm mộ tích cực, hào hùng hơn cả những ‘người hùng’.”
Chiến
thắng của đội tuyển U23 đã được các quan chức tận dụng triệt để: “Phạm
Đoan Trang đăng lại tấm ảnh chụp đội tuyển U23 Việt Nam lọt thỏm giữa một rừng
những cá nhân trán bóng, bụng bự khi họ được chở tới Văn phòng Chính phủ kèm thắc
mắc: Mấy ông bà này là ai? Chúng tôi không biết! và đề nghị: Mấy ông bà đi ra
đi! Bạn bè của Trang có người bảo đó là ‘Đội Kền Kền’, có người gọi đó là hiện
tượng ‘giây máu ăn phần’.”
Mời
đọc thêm: Thủ tướng: Ý chí của U23 là bài học không chỉ cho bóng đá.
– U23 Việt Nam được “bảo vệ” rồi, về với… bóng đá thôi.
– Tiền thưởng U23 Việt Nam: Cán mốc 32 tỷ, giải ngân nhỏ giọt (VNN).
– VFF lên tiếng về quyền khai thác thương mại liên quan đến
các ĐTVN (VOV). – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Ai đã nói thưởng U23 Việt Nam phải
làm ngay (NLĐ). – U23 Việt Nam xuôi ngược Bắc Nam để chạy “sô” giao lưu, vinh
danh (ANTĐ).
“Khúc ruột ngàn dặm”
Báo
Dân Việt bàn về kiều hối và những giọt nước mắt người Việt xa xứ.
Bài viết ghi nhận: “Ngày càng nhiều người Việt ra nước ngoài làm ăn, đồng
ngoại tệ hàng thàng của họ gửi về không chỉ để nuôi sống gia đình, xa hơn, lượng
ngoại tệ đó còn góp phần khơi thông và bổ sung cho mạch máu kinh tế quốc gia”.
Tuy nhiên, “đằng sau câu chuyện để những đồng ngoại tệ chảy vào đất Việt
là những nhọc nhằn, gian khó”.
Tác
giả dẫn lời anh Nguyễn Thạch, quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Đến
đất nước Mỹ đã được 6 năm, anh Thạch đã trải qua nhiều công việc vất vả trước
nghề làm nail hiện tại. Cuộc sống của người Việt ở Mỹ vốn không hề dễ dàng như
nhiều người lầm tưởng”.
Mời
đọc thêm: Việt Nam không dám công bố kiều hối 2017? (VOA).
Gánh nặng BOT
Kể
cả khi hệ thống chính trị, an ninh ở Việt Nam công khai đứng về phía BOT, người
dân vẫn không lùi bước: Người dân phản ứng vì không được giảm phí: BOT Ninh An lại
tiếp tục ách tắc, phải xả trạm, theo báo Lao Động. Bài báo cho biết: “Tối
1/2, tại BOT Ninh An (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) lại xảy ra
ách tắc kéo dài hàng km. Người dân các xã ở thị xã Ninh Hòa không được giảm phí
qua BOT Ninh An đã kéo đến trạm đòi giảm phí”.
Báo
Người Lao Động đưa tin: Tài xế “bỡ ngỡ” trước trạm thu phí tự động cầu Đồng Nai.
Theo đó, “sáng 2/2, tại khu vực trạm thu phí cầu Đồng Nai xảy ra tình
trạng ùn xe nối dài trên làn thu phí tự động hướng TP HCM – Đồng Nai. Một số
tài xế khá “bối rối” trước khu vực trạm thu phí khi xuất hiện thêm một hình thức
thu phí tự động này”.
Mời
đọc thêm: Bộ GTVT bác phương án miễn giảm phí ở BOT Ninh An (DV).
– Bộ GTVT không đồng ý giảm phí tại BOT Ninh An (PLTP).
– Hứa giảm phí nhưng không thực hiện, BOT Ninh An lại “vỡ
trận” — Lãnh đạo Bộ Giao thông nói về giải pháp cho các trạm BOT? (KTĐT).
– Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói gì về BOT? (DĐDN).
– Xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng gây rối tại các trạm
BOT(GT). – Thứ trưởng Bộ GTVT: Phải “uyển chuyển” tại các trạm
BOT dịp Tết (Infonet). – “Luật hoá” việc giảm giá tại các trạm BOT (GT).
***
Thêm một số tin trong nước: Ông Phạm Minh Chính: ‘Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm
soát quyền lực’ (VNN). – “Sẽ trình đề án thống kê kinh tế ngầm trong tháng 2 này” (VnEconomy).
– Đột biến tăng số giáo sư, phó giáo sư VN trong năm 2017
— Ngân hàng Thế giới thông qua chương trình Giảm phát thải cho
Việt Nam — Việt Nam sẽ tiếp tục trợ giúp về pháp lý cho Đoàn Thị Hương (RFA).
– Phù Cừ – Hưng Yên: “Hỗ trợ thi công” để cưỡng chế thu hồi đất
là trái quy định pháp luật! (TN&MT).
Tin
thế giới
Chính trường Mỹ
Chính
trường Mỹ đang nóng như lò lửa. Reuters đưa tin: Chống lại cuộc điều tra có liên quan tới Nga, Trump ủng
hộ việc phát hành bản ghi nhớ mật. TT Trump và các đồng minh đảng Cộng
Hòa leo thang chiến dịch chống lại FBI,
cơ quan thực thi luật pháp cao nhất nước Mỹ, đang thực hiện cuộc điều tra vụ
Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, bằng cách cho công bố tài liệu mật do dân biểu
Devin Nunes, một đồng minh của Trump viết, mà FBI tìm cách không cho công bố.
Bản
tin cho biết, Trump sử dụng tài liệu mật này này để đánh vào cuộc điều tra hình
sự của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Đảng Dân chủ nói, họ tin rằng
Trump và các đồng minh của ông ta sử dụng tài liệu để sa thải Thứ trưởng Bộ Tư
pháp Rod Rosenstein, và có thể sa thải cả ông Mueller.
Xin
nhắc lại, khi FBI đang điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ, thì bất ngờ Trump
sa thải giám đốc FBI là James Comey hồi tháng 5/2017. Bộ trưởng Tư pháp Jeff
Session đã phải đứng qua một bên vì phát hiện nói dối trong một cuộc điều trần
có liên quan, nên Thứ trưởng Bộ Tư pháp là Rod Rosenstein đã bổ nhiệm ông
Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt, tiếp tục cuộc điều tra.
Báo New York Times đăng tải tài liệu mật này, với những
ghi chú những thông tin không chính xác, hoặc không đúng sự thật.
Báo
Người Việt có bài: TT Trump: FBI và Bộ Tư Pháp ‘chính trị hóa’ cuộc điều tra
Nga. Hơn 10 tiếng trước, Trump đã tấn công Bộ Tư pháp và FB trên Twitter: “Các
lãnh đạo hàng đầu và các viên chức điều tra FBI cùng Bộ Tư pháp đã chính trị
hóa việc điều tra để có lợi cho đảng Dân chủ và chống lại đảng Cộng Hòa – điều
không thể nào tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây“.
Thượng nghị sĩ John McCain lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những
người của đảng Cộng hòa lẫn TT Trump vì đã tấn công FBI và Bộ Tư pháp. Với tư cách là Chủ tịch
Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông McCain hôm nay đã ra thông cáo báo chí về chuyện đảng của ông tấn công vào FBI và
Bộ Tư pháp Mỹ. Ông McCain viết: “Các cuộc tấn công gần đây nhất vào
FBI và Bộ Tư pháp không phục vụ lợi ích nước Mỹ – cũng không phục vụ lợi ích đảng
phái nào, không phục vụ tổng thống, mà chỉ phục vụ lợi ích của Putin.
Người
dân Mỹ đáng được biết tất cả sự thật quanh những nỗ lực không ngưng nghỉ của
Nga nhằm phá hoại nền dân chủ của chúng ta, đó là lý do vì sao cuộc điều tra của
công tố viên đặc biệt Mueller phải được tiến hành mà không bị cản trở. Các quan
chức được dân bầu ra trên đất nước chúng ta, gồm cả tổng thống, phải ngưng xen
vào cuộc điều tra này qua các ống kính chính trị méo mó và những trò đảng phái.
Nếu chúng ta tiếp tục làm suy yếu luật pháp của chính chúng ta, thì chúng ta
đang làm việc giúp Putin“.
Thêm
tin về nước Mỹ: Cựu cố vấn của ông Trump đã bị tình báo Mỹ để ý từ lâu (NV).
– Chưa có dấu hiệu các bên ở Mỹ đạt thỏa thuận về nhập cư (VOA).
– TT Trump: Cộng Hòa nên ‘nhường một chút’ để đạt thỏa thuận
di trú (NV). – Mỹ lên kế hoạch bỏ phiếu tránh Chính phủ phải tiếp tục dừng
hoạt động (VOV). – Lầu Năm Góc đang tái cơ cấu quân đội vì lo ngại Nga – Trung (MTG).
– Venezuela bác bỏ tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (TTXVN).
Quan hệ Nga – Mỹ
Báo
Pháp Luật TPHCM có bài: CIA khó xử vì gặp dàn tướng tình báo Nga. Cuộc gặp
bí mật giữa các quan chức cao cấp tình báo Nga, trong đó có ông Sergey
Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài (SVR) là cơ quan bị cáo buộc
xen vào bầu cử Mỹ năm 2016, với ông Mike Pompeo, giám đốc CIA và ông Dan
Coats, giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, đã bị đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly
Antonov tiết lộ.
Mặc
dù các quan chức tình báo Nga đang nằm trong danh sách đen bị Mỹ
trừng phạt, cũng như đang bị Mỹ điều tra vụ can thiệp vào bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2016, thế nhưng các viên chức tình báo hàng đầu của chính quyền
Trump vẫn gặp các quan chức tình báo Nga.
Mời
đọc thêm: Moscow: Mỹ đang ‘săn lùng’ công dân Nga trên khắp thế giới (VOA).
– “Danh sách Kremlin” khiến quan hệ Nga Mỹ tụt dốc (SK&ĐS).
– Nga tính triển khai chiến đấu cơ trên đảo tranh chấp gần Nhật (VOA).
– Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ lại “lởn vởn” gần biên giới Nga(BizLive).
– Nga kỷ niệm 75 năm trận Stalingrad — JO: Nga hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài Thể Thao (RFI).
Bá quyền Trung Quốc
RFI
dẫn nguồn từ Le Monde và Le Figaro đưa tin chuyến công du của thủ tướng
Anh đến Trung Quốc, để tìm kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong thời hậu
Brexit: Trung Quốc thất bại trong ý đồ kéo Anh Quốc vào Con Đường Tơ
Lụa. Hai nhật báo Pháp có nhận định chung là “Trung Quốc muốn lợi dụng
thế yếu của Anh Quốc để thúc đẩy Luân Đôn ký tên vào đề án Con Đường Tơ Lụa Mới,
nhưng đã không thành công“.
Bài
viết có đoạn: “Giống như tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó, thủ tướng
Anh đã từ chối ký thoả thuận về sáng kiến Con Đường
Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh. Bà đã hoan nghệnh các ‘cơ hội’ mà dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng khổng lồ này mang tới, nhưng nhắc lại sự cần thiết phải tôn trọng ‘các chuẩn
mực quốc tế’. Bà cũng không ngần ngại gợi lên với chủ nhà một số hồ sơ tế nhị
như nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông trước đây là thuộc địa Anh Quốc”.
Cũng
RFI đưa tin về Trung Quốc: Quy định mới gia tăng kiểm soát tôn giáo chính
thức có hiệu lực. Một loạt quy định mới vừa có hiệu lực đã được nhà cầm
quyền Bắc Kinh đưa ra nhằm kiểm soát tôn giáo như “cấm nhận tiền, quà biếu từ
nước ngoài và áp dụng hình thức phạt tiền nặng trong trường hợp tổ chức sự kiện
mà không được cấp phép. Ngoài ra, việc mở trường tôn giáo cũng phải chịu những
điều kiện nghiêm ngặt hơn“.
Bài
viết cho biết, ngay cả những tôn giáo được chính thức công nhận như Phật giáo,
Đạo giáo, cũng bị kiểm soát chặt chẽ và “phải trung thành với các hiệp hội
‘yêu nước’ do Nhà nước giám sát. Chính quyền tỏ ra đặc biệt nghi kị với Hồi
giáo, Thiên Chúa giáo và Phật giáo Tây Tạng, ba tín ngưỡng bị coi là chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài nhiều hơn“.
Mời
đọc thêm: Anh mong đợi thỏa thuận thương mại 12,8 tỉ USD với Trung Quốc (TN).
– Vatican-Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận về bổ nhiệm giám
mục — Trung Quốc chỉ trích việc đề cử giải Nobel cho 3 thủ lĩnh
sinh viên Hong Kong (RFA). – Khoảng trống chết người của không quân Trung Quốc (TN).
– Trung Quốc dự trù xây một căn cứ quân sự ở Afghanistan (RFI).
***
Trung Đông: Nga tìm lối thoát khỏi “vũng lầy” Syria(TG&VN).
– Mỹ lo ngại khí độc thần kinh Sarin có thể được sử dụng ở
Syria (VOV). – Pháp không chấp nhận Syria vi phạm cam kết về vũ khí hóa học (TTXVN).
– Mỹ không loại trừ khả năng lại tấn công trừng phạt vì Syria
dùng vũ khí hóa học (RFI). – ‘Mỹ muốn duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở Syria’ (TTXVN).
– Tấn công Syria –Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi canh bạc đầy mạo hiểm (VOV).
– EU phản đối Tổng thống Donald Trump về vấn đề Jerusalem (TTXVN).
***
Thêm tin thế giới: LHQ kêu gọi Myanmar phóng thích hai nhà báo Reuters (VOV).
– Hoa Kỳ: Cần điều tra độc lập về các hố chôn tập thể ở
Myanmar (RFA). – Cảnh sát Myanmar bắt người ném bom nhà bà Aung San Suu Kyi(RFA). Vũ khí bí mật của Triều Tiên: Các căn cứ ngầm dưới lòng đất (ĐS&PL).
– Kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên (ND).
– Cấm vận làm khó Hàn, Triều dịp Olympic (VOA).
– Cam Pu Chia chính thức buộc tội khi quân (RFA).
– Holocauste: Thủ tướng Ba Lan biện minh đạo luật về “trại tử
thần” (RFI). – Gần 1,000 thợ mỏ Nam Phi sống sót sau 1 ngày kẹt dưới lòng đất (NV).
– Ông Blatter có ‘bằng chứng mới’ để kiện ngược lại FIFA (VOA).
No comments:
Post a Comment