Sunday, 10 December 2017

VÀI TIN NGÀY 10.12.2017 (Vũ Thư Hiên)



ISRAEL

Hai chiến binh Palestine bị chết rạng sáng ngày 09/12/2017 trong một trận oanh tạc của Israel nhắm vào một mục tiêu Hamas ở trung tâm dải Gaza. Israel tiến hành không kích nhằm đáp trả 3 hỏa tiễn mà Phong Trào Kháng Chiến Hồi Giáo Hamas bắn vào Israel ngày 08/12 trong « ngày giận dữ » của người Hồi Giáo.
Hãng tin AFP, trích thông cáo của quân đội Israel, cho biết « vũ khí của không quân đã nhắm vào 4 cấu trúc của tổ chức khủng bố Hamas ở dải Gaza (…) gồm hai nhà máy sản xuất vũ khí, một kho vũ khí và một khu quân sự ». Các trận oanh kích này còn làm khoảng 15 người khác bị thương (trong đó có trẻ em và phụ nữ), theo một quan chức an ninh của Phong trào Hamas, kiểm soát dải Gaza từ 10 năm nay.

* Sau cộng đồng quốc, đến lượt 14 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp khẩn cấp ngày 08/12/2017, lần lượt lên tiếng phản đối quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đi ngược lại với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau cho biết : « Chưa bao giờ, ngay cả khi khai mào chiến tranh Irak, Hoa Kỳ lại bị cô độc đến như vậy. 14 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhất trí lên án quyết định của Washington.
Với tinh thần đoàn kết hiếm hoi của châu Âu, các đại sứ Pháp, Anh, Ý, Đức và Thụy Điển cùng lên án một quyết định không phù hợp với các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An. Định chế quốc tế này không công nhận bất kỳ thay đổi nào về đường biên giới được thông qua ngày 04/06/1967, trừ các quyết định thay đổi do các bên liên quan đạt được nhờ con đường đàm phán. RFI

Các bộ trưởng Ngoại giao Liên đoàn Ả Rập cho biết điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn được tin tưởng làm nhà trung gian hòa bình Trung Đông.
Tuyên bố của 22 quốc gia, kể cả các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, được loan báo sau ngày thứ ba diễn ra bạo lực và các cuộc biểu tình ở Bờ Tây và Dải Gaza.
Israel luôn xem Jerusalem là thủ đô của họ, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem - bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967 - là thủ đô của một nhà nước Palestine tương lai. BBC

PALESTIN

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ không gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm của ông Pence tới khu vực này trong tháng này, một cử chỉ đáp lại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Ngoại trưởng Palestine cho biết hôm thứ Bảy.
Israel nói rằng toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình. Người Palestine lại muốn Đông Jerusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập của họ trong tương lai. Hầu hết các nước coi Đông Jerusalem, bị Israel sáp nhập sau khi họ chiếm giữ trong cuộc chiến tranh năm 1967, là lãnh thổ bị chiếm đóng, và nói rằng tư cách của thành phố này phải được định đoạt tại các cuộc đàm phán Israel-Palestine trong tương lai.
Một nguồn tin của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ hợp tác để cố gắng thuyết phục Mỹ xem xét lại bước đi này, Reuters cho hay. VOA

TRUNG QUỐC

Từ ngày 30/11 đến ngày 3/12/2017, tại Bắc Kinh, Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng chính trị trên thế giới đã được tổ chức, với chủ đề “Xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, cùng nhau xây dựng thế giới tốt đẹp: Trách nhiệm của các chính đảng”, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình.
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ngày 1/12/2017, ông Tập Cận Bình đề xuất phát triển mô hình mới về hợp tác giữa các đảng chính trị lớn với nhau. Ông Tập khẳng định, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, trao đổi và hợp tác với nhân dân và các đảng phái chính trị từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, ông Tập còn đề xuất biến Hội nghị Đối thoại cấp cao này trở thành diễn đàn đối thoại chính trị cấp cao có tầm ảnh hưởng và mang tính đại diện quốc tế. RFA

* Năm 1949, Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng. Hàng triệu người Tây Tạng bị tước đoạt các quyền con người cơ bản, nhưng họ vẫn tiếp tục tranh đấu cho tự do. Phong trào tự do hòa bình ở Tây Tạng dựa trên sự thật, công lý và phi bạo lực. Chính quyền Trung Quốc, nhận ra sức mạnh của phong trào này, đã đàn áp nó bằng bạo lực. Những người Tây Tạng phản đối chế độ hà khắc của kẻ chiếm đóng bị bỏ tù, nhiều người bị tra tấn đến chết.
Câu chuyện bi thảm của vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng Palden Gyatso chứng tỏ sự bền vững của tinh thần con người và sức mạnh của quốc gia Tây Tạng. Sau cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng vào năm 1959, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ Gyatso vì lòng trung thành với những niềm tin tôn giáo của ông.
Tu sĩ Gyatso đã trải qua 33 năm trong các trại giam và trại lao động cải tạo. Ở trong tù, Gyatso bị tra tấn dã man. Ông kể: vào tháng Chín năm 1990 một cán bộ trại giam đã tống vào miệng ông một thiết bị sốc điện. Vị sư ngất đi vì đau đớn không chịu nổi, nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc tra tấn. Ông nằm trong vũng nước tiểu, phân và máu.
Mặc dù bị tra tấn, nhà sư không từ bỏ niềm tin của mình. Nhưng điều đáng ghi nhận là ông không hề thù hận đối với những kẻ tra tấn mình.
Năm 1992, Gyatso được thả, chạy trốn sang Dharamsala (Ấn Độ). Ông đã mang theo một số dụng cụ người ta dùng để tra tấn ông như bằng chứng về tội ác của chế độ cộng sản.
Năm 1995, nhà sư này đã làm chứng tại Toà án Tư pháp quốc tế của Liên hợp quốc. Epochtimes.ru

VIỆT NAM

Các trang chủ của các hãng thông tấn tràn ngập tin và bình luận về vụ bắt bớ hàng loạt các quan chức tham nhũng, đặc biệt là vụ bắt giam nguyên uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.







No comments:

Post a Comment

View My Stats