Sunday 5 November 2017

NHÀ BÁO VIỆT NAM, CÁC BẠN CÓ DÁM ĐỘC LẬP KHÔNG ? (Phạm Đoan Trang)




Đoan Trang
05/11/2017

Dân Luận: Xin chúc mừng Luật Khoa Tạp Chí tròn 3 tuổi. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tạp chí đã có rất nhiều cộng tác viên và đuowjc độc giả mến mộ, và có được nhiều bài viết hay với lượng truy cập lớn. Đó là một thành tựu mà không nhiều người làm được, với nguồn lực hạn hẹp như trường hợp của Luật Khoa.

Tin liên quan:
·          

Ngày này đúng ba năm trước (5/11/2014), Luật Khoa tạp chí ra đời.

Đó là một tạp chí bình dân về luật pháp và luật học, nhằm vào việc “cung cấp thông tin và kiến thức pháp lý cho cộng đồng”, “thúc đẩy việc học tập và nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam”…

Tôi may mắn được là người viết những bài đầu tiên trên Luật Khoa tạp chí.

Thời gian đó, không phải tôi không có những nỗi lo lắng riêng.

Ngoài việc là một người không học ngành luật (cũng như chưa từng được đào tạo về báo chí), không phải luật sư, thẩm phán, càng không phải nhà nghiên cứu luật học, tôi còn biết trước điều chắc chắn sẽ xảy ra với tất cả những cây viết của Luật Khoa tạp chí: Không bao giờ họ “được” nhà nước công nhận là nhà báo, và không bao giờ họ “được” tiếp cận những thông tin mà nhà nước này coi là “chính thống”. Nói cách khác, tạp chí độc lập Luật Khoa vĩnh viễn không bao giờ được nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận.

Không cuộc họp báo, hội nghị, hội thảo nào của các cơ quan nhà nước có tên chúng tôi trong diện “báo chí được mời”.

Không sự kiện chính trị-xã hội nào của “Đảng và Nhà nước” chấp nhận cho chúng tôi tác nghiệp.

Không quan chức, cán bộ nào đang tại chức trong guồng máy xã hội chủ nghĩa “dám” trả lời phỏng vấn của Luật Khoa.

Chưa kể, với những vấn đề mà Ban Tuyên giáo không mong muốn dân chúng biết tới (bởi vì biết thì lại hay “mở rộng bình luận không cần thiết”, “không có lợi”), nếu phóng viên Luật Khoa cố gắng tiếp cận, rủi ro là rất cao. Nhẹ thì bị cản trở tác nghiệp, nặng thì bị hốt về đồn, bị đánh chửi, nặng nữa thì bị bắt (bên CA nói giảm, nói tránh là “tạm giữ”).

Hồi nhà báo Trương Duy Nhất (lúc đó đã nghỉ làm báo chính thống) bị bắt vào năm 2013, nhà báo Đức Hiển bình luận trên trang cá nhân: “Vấn đề của một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua…”.

Nhưng chúng tôi lại không nghĩ thế, và chúng tôi muốn rằng: Nếu thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin “chính thống” (tức thông tin được truyền tải đúng đường lối của Đảng và Nhà nước, bởi các cá nhân/tổ chức có thẩm quyền và đến các cơ quan báo chí có giấy phép), thì người làm báo “ngoài luồng” phải mang đến cho độc giả những thông tin, kiến thức mà hệ thống tuyên truyền của Đảng và Nhà nước XHCN không bao giờ cho họ biết; mà có khi chính các nhà báo-tuyên truyền viên của Đảng và Nhà nước cũng chẳng biết.

Ba năm qua, chúng tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện điều đó. Chúng tôi không dám tự tin là mình thành công – sự đánh giá xin dành cho độc giả. Nhưng chúng tôi khẳng định rằng Luật Khoa “đã làm hết sức có thể để những gì các bạn đọc được luôn nằm ngoài sự chi phối của các lực lượng chính trị, tôn giáo, và thương mại. Quá trình làm báo độc lập cũng giúp chúng tôi học được cách vượt qua cơ chế tự kiểm duyệt của chính mình, để cho ngòi bút của chúng tôi không dừng lại trước bất kỳ mối đe dọa tưởng tượng nào”.

Riêng tôi thì tôi thấy mình tiếp tục là người cực kỳ may mắn khi được làm việc cho Luật Khoa và khi tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào nói rằng:

Những người làm báo chân chính không cần, không khiến, và không chấp nhận sự định hướng của "Đảng và Nhà nước" nào cả. Chúng tôi, cũng như độc giả của chúng tôi, là những người có tư duy độc lập và tự do.








No comments:

Post a Comment

View My Stats