Wednesday, 18 October 2017

VIỆT NAM BẮT NHÀ HOẠT ĐỘNG TRẦN THỊ XUÂN, TRIỆU TẬP NHIỀU NGƯỜI KHÁC HỎI VỀ VỤ ÁN LS NGUYỄN VĂN ĐÀI (tin tổng hợp)




18/10/2017

Chính quyền Việt Nam hôm 17/10 đã bắt giam nhà tranh đấu Trần Thị Xuân, 41 tuổi, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ  tại Hà Tĩnh, theo tin từ gia đình.

Thông báo của công an Hà Tình về việc bắt bà Trần Thị Xuân theo Điều 79, ngày 17/10/2017. (Chụp từ Báo Hà Tĩnh)

Vào cuối ngày 18/10, ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết gia đình vẫn chưa nhận được lệnh bắt, chỉ được chính quyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, thông báo qua điện thoại:
“Em tôi bị bắt ngày hôm qua, mà cho đến đầu giờ chiều ngày hôm nay 18/10 mới thông báo, mà chỉ thông báo qua điện thoại thôi. Chứ không có cái gì bằng văn bản cả.”

Truyền thông Việt Nam hôm 18/10 loan tin rằng Công an Hà Tĩnh vừa bắt khẩn cấp bà Trần Thị Xuân về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Ông Tiến nói về lý do bắt bà Xuân:
“Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý.”

Ông Tiến cho biết thêm bằng vào năm ngoái bà Xuân từng bị chính quyền tạm giam, thẩm vấn qua đêm, tịch thu điện thoại vì có tham gia Hội Anh em Dân chủ, và đăng bài ‘nói xấu’ chế độ trên Facebook. Nhưng kể từ đó, bà Xuân không còn bình luận trên mạng xã hội nữa, ông Tiến nói.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/10 trích lời Công an Hà Tĩnh nói việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Thị Xuân “đảm bảo đúng trình tự, quy định” của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Hãng tin Reuters hôm 18/10 nói nếu tính luôn vụ bắt bà Trần Thị Xuân thì từ đầu năm cho đến nay, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã bắt ít nhất 17 người bất đồng chính kiến.

Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận việc bị chỉ trích.

Reuters nói cuộc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến đã làm thay đổi hệ thống phân quyền của Đảng cầm quyền kể từ đầu năm ngoái, khi ấy lực lượng công an được củng cố và gia tăng nhiều ảnh hưởng lớn hơn.

Kể từ cuối tháng 7, Việt Nam đã bắt giữ 7 nhà tranh đấu, được cho là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, gồm các ông Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Trực và ông Nguyễn Bắc Truyển với cáo buộc “lật đổ chính quyền.”

Ngoài ra, theo trang Người Bảo vệ Nhân quyền các lực lượng an ninh của Việt Nam gần đây cũng đã triệu tập các thành viên khác của hội như cô giáo Phạm Ngọc Lan, Khúc Thừa Sơn, Lê Trung Hiếu và Nguyễn Văn Trang đến thẩm vấn ở đồn công an "các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia".

Tương tự, nhà tranh đấu Nguyễn Xuân Nghĩa cũng bị chính quyền triệu tập hai lần ở thành phố Hải Phòng với lý do “liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

Ngay cả blogger Huỳnh Thục Vy, người không tham gia Hội Anh em Dân chủ, nhưng cũng bị chính quyền tỉnh Đăk Lăk ra lệnh triệu tập, bà cho VOA biết hôm 17/10.

Hôm 17/10, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Hội Văn bút Anh quốc, cùng nhiều tổ chức khác, ra thông báo về chiến dịch Stop The Crackdown in Việt Nam, còn gọi là Chấm dứt đàn áp tại Việt Nam và kêu gọi phóng thích các tù nhân chính trị.

Báo Quân đội Nhân dân hôm 16/10 có bài nhận định rằng dân chủ, nhân quyền luôn là hai vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
*
*
Published on Jul 31, 2017


------------------------------




 Đồng hành với thông điệp "quân đội kết hợp với côn an đàn áp nhân dân" của Trần Đại Quang, ngày 17/10/2017 côn an đã bắt giam khẩn cấp một công dân Việt Nam là bà Trần Thị Xuân với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật rừng Hình sự cộng sản. Đây là tiếp nối của chiến dịch bắt người, khủng bố nhân dân của CSVN kéo dài sau ngày 10/10/2016 khi Ba Đình bắt giam và bỏ tù blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì những hoạt động chống Formosa và Tàu cộng xâm lược.

Bà Trần Thị Xuân

Bà Trần Thị Xuân sinh năm 1976, đang cư ngụ tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Bà chỉ là một trong hàng ngàn người dân tham gia các cuộc biểu tình do các linh mục tại Hà Tĩnh phát động nhằm phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường, đòi hỏi Formosa phải rời khỏi Việt Nam.

Chính vì bà chỉ là một trong hàng ngàn người dân bình thường tham gia bảo vệ môi trường cho nên gần như trong giới hoạt động không biết bà là ai. Do đó, hành động bắt giam bà Trần Thị Xuân có thể được xem là một bước leo thang, bắt bớ tràn lan trước thềm hội nghị APEC.

Bản thông cáo báo chí về việc bắt giữ bà Trần Thị Xuân

Toàn bộ truyền thông lề đảng đã copy thông cáo báo chí trên để loan tin việc bắt giữ bà Trần Thị Xuân.

Kể từ đầu năm 2017 đến nay, mọi tin tức liên quan đến việc Tàu cộng gây hấn gần như thưa vắng. Người ta có thể thấy rằng Bắc Kinh tạm thời "án binh bất động" để Nguyễn Phú Trọng có thể yên tâm tập trung thực hiện phần "ác với dân" trong 6 chữ vàng (mới) - "hèn với giặc ác với dân".

Mọi công dân Việt Nam có những hoạt động liên quan đến việc chống đối Tàu cộng - trong đó có Formosa là một công ty vỏ Đài Loan ruột Tàu cộng đều được Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn tay sai cho vào danh sách sổ đen "hoạt động chống phá đảng và nhà nước".

Việc gia tăng đàn áp và bắt bới những thành phần "hoạt động chống phá đảng và nhà nước" đã được Trần Đại Quang nâng cấp với đề nghị quân đội phối hợp chặt chẽ với côn an để... nâng cao hiệu quả cho chiến dịch khủng bố nhân dân.

19.10.2017


---------------------------------------



RFA
2017-10-18

Cơ quan chức năng Việt Nam vừa tiến hành bắt giữ khẩn cấp cô Trần Thị Xuân, 41 tuổi, người thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Cơ quan chức năng Việt Nam vừa tiến hành bắt giữ khẩn cấp cô Trần Thị Xuân, 41 tuổi, người thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.  Courtesy FB Nguyễn Thiện Nhân

Một người dân tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều ngày 18 tháng 10, xác nhận với đài Á Châu Tự Do về việc cơ quan chức năng bắt giữ cô Trần Thị Xuân cũng như có nhận xét về những hoạt động của người bị bắt:

“Cô này chỉ làm việc bác ái và đòi hỏi quyền lợi. Họ cho bắt khi cô đang đi buôn bán. Còn lật đổ chính quyền làm sao mà lật được; quyền họ nắm trong tay nên họ vu khống cho người ta như thế.”

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin trưng dẫn ‘thông cáo báo chí’ của Cơ quan An Ninh Điều Tra, Công An tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó nói rằng ‘việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp cô Trần Thị Xuân đảm bảo đúng trình tự, qui định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự’ của Việt Nam.

Đây là lần thứ hai, cơ quan chức năng Việt Nam ra thông cáo báo chí của Cơ quan An Ninh Điều Tra về việc bắt giữ khẩn cấp một công dân. Vào ngày 27 tháng 9, Nghệ An cũng có văn bản tương tự đưa ra sau khi cựu tù chính trị Nguyễn Viết Dũng bị bắt khi đang ăn cơm trưa cùng một số bạn hữu gần giáo xứ Song Ngọc, tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh này bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Một số nhà hoạt động trong nước phản đối cho rằng việc bắt giữ như thế không đúng vì chưa có lệnh và không có bằng chứng người bị bắt đang phạm tội quả tang.

Vào ngày 3 tháng tư vừa qua, hằng ngàn người dân địa phương đến tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đòi hỏi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường mà nhà máy gang thép Formosa gây nên. Ngoài ra những người tham gia cuộc biểu tình tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Lộc Hà cũng đòi hỏi cơ quan chức năng giải quyết tình trạng uy hiếp dân chúng vào những đêm trước đó.

Những người dân đến tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Lộc Hà mang theo những biểu ngữ với nội dung ‘Lẽ nào vì Formosa mà giết dân?’ hay ‘Phản đối công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân.’…

Đến ngày 12 tháng 4, Công an Hà Tĩnh ra lệnh khởi tố vụ án hình sự được gọi là ‘gây rối trật tự và bắt giữ người trái pháp luật’ vào ngày 3 tháng 4 sau khi diễn ra sự việc như vừa nêu.

Xin được nhắc lại, tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản theo như yêu cầu của chính quyền sau khi xảy ra thảm họa môi trường Formosa từ đầu tháng 6 năm ngoái.

Số này cũng thuộc diện được bồi thường theo các quyết định của chính phủ Hà Nội; tuy nhiên đến ngày 18 tháng 10, những doanh nghiệp tại địa phương nói rõ họ vẫn chưa nhận được khoản nào.

*
*-

Tin, bài liên quan
·         Chuyện một bức ảnh


-----------------------------------------


RFA
2017-10-18

Cựu tù chính trị- nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng vào ngày 18 tháng 10 bị cơ quan chức năng mời đi làm việc với nội dung được nêu rõ trong giấy mời là ‘trả lời và trình bày rõ các vấn đề có liên quan đến vụ án ‘Nguyễn Văn Đài’.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài tại phiên xử hôm 26/11/2007. AP

Vào lúc 4:20 chiều ngày 18 tháng 10, phu nhân của ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin mà ông này chia sẻ sau buổi sáng làm việc với cơ quan chức năng:
“Họ hỏi về Hội Anh Em Dân Chủ và những hoạt động liên quan.”

Hiện nay có một số nhà hoạt động tại Việt Nam cũng bị cơ quan chức năng mời đi làm việc. Nội dung giấy mời như của ông Nguyễn Xuân Nghĩa ghi rõ làm việc liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài; trong khi đó có giấy như gửi cho nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng lại chỉ ghi là ‘vụ án’; khiến người nhận phải đặt nghi vấn và yêu cầu làm rõ.

Trong những bản tin bắt khẩn cấp cô Trần Thị Xuân mà truyền thông trong nước loan đi vào ngày 18 tháng 10, cơ quan chức năng Việt Nam nhắc lại vụ việc vào ngày 30 tháng 7. Lúc đó Cơ quan An Ninh Điều Tra Bộ Công An tiến hành khởi tố bị can đối với cựu tù chính trị, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.

Vào ngày 30 tháng 7 cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ 4 cựu tù chính trị gồm ông Phạm Văn Trội ở Hà Nội, mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, nhà báo độc lập Trương Minh Đức và luật gia Nguyễn Bắc Truyển ở Sài Gòn.

Cả 4 người bị cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

Tại Nghệ An vào ngày 26 tháng 7, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An bắt một nhà hoạt động vì môi trường và xã hội, ông Lê Đình Lượng, cũng với cáo buộc tương tự.

*
*

Tin, bài liên quan







No comments:

Post a Comment

View My Stats