Thursday, 19 October 2017

TIN CẬP NHẬT THỨ TƯ 18/10/2017 (Lê Minh Nguyên)





Tin Thế Giới

1.
Mỹ không liệt kê Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ

Hoa Kỳ ngày 17/10 từ chối gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ dù vẫn chỉ trích các chính sách kinh tế của chính phủ Bắc Kinh trước khi Tổng thống Trump lên đường công du Trung Quốc vào tháng sau.

Phúc trình bán niên của Bộ Tài chính Hoa Kỳ về tiền tệ nói không có nước nào đáng bị liệt kê là thao túng tiền tệ, nhưng Bộ vẫn giữ Trung Quốc trong “danh sách theo dõi” dù mức thặng dư tiền tệ toàn cầu của Trung Quốc có giảm kể từ năm 2016. Tiền của Trung Quốc, Nhân dân tệ hay đồng Nguyên, trong năm nay cũng tăng mạnh so với đồng đô la Mỹ, đảo ngược xu thế yếu hơn trong 3 năm liên tiếp.

Bộ Tài chính Mỹ viện dẫn mức thặng dư mậu dịch song phương lớn bất thường giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thâm thủng mậu dịch Hoa Kỳ-Trung Quốc ở mức 34,9 tỉ đô la trong tháng 8.

Bốn đối tác thương mại khác nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ trong tháng 4 gồm Nhật Bản, Hàn quốc, Đức và Thụy Sĩ vẫn còn trong danh sách. Chính quyền Mỹ nói đã rút tên Đài Loan khỏi danh sách vì Đài Loan đã giảm bớt mức độ can thiệp ngoại hối.

Phó Thống đốc Ngân hàng Ching-Long Yang nói ngân hàng trung ương Đài Loan sẽ tiếp tục đối thoại về tiền tệ với Washington.

Giới chức Bộ Tài chính Hàn Quốc phụ trách về thị trường tiền tệ nói quyết định của Washington là như dự kiến, đồng thời ghi nhận rằng thặng dư mậu dịch thu hẹp giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ giúp nước ông tránh bị liệt kê là “thao túng tiền tệ.”

Ông Trump trong chiến dịch vận động tranh cử đã đổ lỗi cho Trung Quốc “đánh cắp” việc làm của Mỹ và đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ bằng cách hạ giá đồng tiền Trung Quốc. Ông nhiều lần hứa sẽ liệt kê Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong “ngày đầu tiên” lên nhậm chức, một động thái sẽ khơi mào những cuộc thương thuyết đặc biệt và có thể đưa đến việc trừng phạt thuế quan và những động thái khác.

Tuy nhiên bình luận của Tổng thống Trump về Trung Quốc ít gay gắt hơn kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Ông Trump nói ông muốn Bắc Kinh giúp làm áp lực lên Triều Tiên để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 tới.

Các nhà phân tích thị trường tiền tệ nhìn chung không kỳ vọng chính quyền ông Trump có lập trường cứng rắn về vấn đề tiền tệ hiện nay trong khung cảnh của cuộc căng thẳng về Triều Tiên. - VOA
|
|
2.
Tập Cận Bình phát họa tầm nhìn kỷ nguyên mới cho Trung Quốc

Khai mạc cuộc họp chính trị cấp cao ngày 18/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra đánh giá rõ ràng về những thách thức mà nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới và đảng cộng sản cầm quyền Trung Quốc đang đối mặt, đồng thời đề ra một tầm nhìn đầy tham vọng kéo dài đến giữa thế kỷ này, cam kết xây dựng điều ông gọi là một “quốc gia theo chủ nghĩa xã hội hiện đại” cho một “kỷ nguyên mới.”

Trong bài diễn văn dài gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 19, ông Tập tỏ ý tin tưởng về tương lai và cơ hội của Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh là đảng cộng sản ngày càng vững mạnh sẽ tiếp tục đưa ra những bước tiến về phía trước.

Tuy nhiên, nỗ lực đó không phải là không có những thách thức.

Kể từ khi lên cầm quyền cách đây 5 năm, ông Tập đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, trừng trị hơn một triệu quan chức và hạ bệ một vài đảng viên cao cấp. Ông nói cuộc chiến chống tham nhũng sẽ luôn luôn tiến triển và tham nhũng vẫn là mối đe dọa lớn nhất của đảng.

Trong bài diễn văn, ông thường xuyên nhắc tới những khó khăn giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt. Từ ‘khó khăn’ được ông nhắc đến hơn hai mươi lần.

“Khi chủ nghĩa xã hội với những đặc thù của Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới, đảng phải áp dụng những chiều hướng mới. Để nắm bắt thời cơ, trước tiên phải mạnh mẽ” ông Tập nói. “Đảng và quyền lực của đảng dựa vào việc thu phục lòng dân. Những gì công chúng ghét và chống đối, chúng ta phải nêu lên và giải quyết.”

Ông Tập nói nhu cầu của gần 1,4 tỉ người dân Trung Quốc đang ngày một lớn.

“Không chỉ những nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân tăng trưởng, những nhu cầu về dân chủ, cai trị theo luật pháp, công bằng và công lý, an ninh và một môi trường tốt đẹp hơn cũng gia tăng mỗi ngày,” ông Tập nói.

Dù nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập đến nhu cầu dân chủ ngày càng tăng, nhưng ông nhấn mạnh rằng không có cải cách chính trị đáng kể nào trước mắt.

Năm năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập được đánh dấu bằng việc siết chặt hơn bao giờ hết quyền tự do ngôn luận cả trên mạng lẫn trong xã hội. Trong khi tìm cách chuyển tải tầm nhìn cho Trung Quốc, ông Tập đã lãnh đạo việc đàn áp sâu rộng xã hội dân sự và bắt giam những người bất đồng chính kiến và các luật sư.

Ông chứng tỏ không có dấu hiệu nới lỏng việc này. Thật ra, Đại hội Đảng thứ 19 dự kiến sẽ nới rộng thêm quyền hạn của ông.

Trong đại hội được tổ chức 5 năm một lần, đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền sẽ sắp xếp lại các vị trí lãnh đạo và lập tân Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị, nhóm các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ cai trị Trung Quốc trong 5 năm tới. Cơ quan này sẽ được bổ sung với nhiều đảng viên trung thành với ông Tập, là một phần của phe nhóm ông trong đảng.

Về kinh tế, ông Tập nói phát triển kinh tế của Trung Quốc không đe dọa quốc gia nào cả và Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa cho các công ty nước ngoài. Ông nói Trung Quốc sẽ mở rộng việc tiếp cận các khu vực dịch vụ và làm sâu rộng thêm những cải cách thị trường có định hướng, trong khi củng cố các công ty quốc doanh.

Trong bài diễn văn, ông Tập nỗ lực cân bằng sự nhấn mạnh của ông đối với chủ nghĩa xã hội và sự kiểm soát của nhà nước bằng cách hứa hẹn một cuộc chơi bình đẳng đối với các công ty nước ngoài có thể mang vào những công nghệ mới và sáng tạo mà chính phủ ông rất mong muốn.

Các nhà phân tích nói hứa hẹn của ông Tập không mấy thúc đẩy các thị trường tại Trung Quốc là phản hồi trước những than phiền ngày càng tăng về sự phân biệt đối xử mà các công ty nước ngoài nói họ đang đối mặt tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cũng nói thêm là bài diễn văn của ông Tập cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh thích hơn khi các công ty nước ngoài lập công ty liên doanh, cung cấp kiến thức kỹ thuật tiên tiến cho Trung Quốc, thay vì chỉ mở xưởng vận hành từ nước ngoài.

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố đảng cộng sản nhắm mục tiêu trước năm 2035 phát triển Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, đầy sáng kiến và đến 2050 trở thành một “cường quốc vững mạnh” tiên tiến. - VOA
|
|
3.
Điện thoại Trung Quốc gây hại môi trường nhất hành tinh

Các nhãn hiệu điện thoại thông minh của Trung Quốc nằm trong danh sách các nhà sản xuất ít thân thiện với môi trường nhất hành tinh, theo báo cáo mới của tổ chức Greenpeace xếp hạng các nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng tốt nhất dựa trên tính năng thân thiện môi trường của sản phẩm.

Điện thoại Xiaomi, thường được xem là điện thoại Apple của Trung Quốc, điện thoại Oppo và Vivo ‘made in China’ đều nằm chót bảng đánh giá của Greenpeace.

Danh sách ‘Cẩm nang Hàng điện tử thân thiện môi trường’ phân tích những gì 17 hãng điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới đang làm để xử lý các tác động về môi trường.

Ba lĩnh vực tác động ‘quan trọng’ được đánh giá bao gồm giảm khí thải nhà kính bằng cách sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu bền vững, và dùng các hóa chất độc hại.

Greenpeace xếp hạng các công ty trên tính minh bạch, những nỗ lực cổ súy bảo vệ môi trường, và những cam kết của họ.

Đại công ty điện thoại khác của Trung Quốc, Huawei, cũng nằm rất thấp trong bảng xếp hạng.

Theo Greenpeace, các công ty Trung Quốc vừa kể thiếu minh bạch và không có sự cam kết bền vững về năng lượng tái tạo.

Amazon cũng bị liệt kê là một trogn những công ty kém minh bạch nhất trên thế giới xét về mặt bảo vệ môi trường. Công ty này, Greenpeace nói, cung cấp ít chi tiết về nguồn nguyên vật liệu tái chế và cũng không đăng tải công khai bất kỳ giới hạn nào về việc dùng hóa chất độc hại. - VOA
|
|
4.
Chủ tịch TQ nói có thể ngăn chặn Đài Loan độc lập

Trung Quốc có quyết tâm, niềm tin và khả năng ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào của Đài Loan tự trị tuyên bố độc lập, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10, khiến Đài Loan phản bác rằng chỉ có người dân mới có thể quyết định tương lai của họ.

Trung Quốc coi Đài Loan vẫn luôn tự hào về dân chủ là một tỉnh cách biệt và chưa bao giờ từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực để đưa đảo này nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.

"Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép bất cứ ai, bất kỳ tổ chức nào, hoặc bất cứ đảng phái chính trị nào, vào bất cứ lúc nào hoặc dưới bất kỳ hình thức nào, chia tách bất kỳ lãnh thổ nào của Trung Quốc khỏi Trung Quốc", ông Tập nói trước hơn 2.000 đại biểu trong lễ khai mạc đại hội Đảng Cộng sản kéo dài một tuần. Lời phát biểu này nhận được tràng vỗ tay dài nhất trong toàn bài diễn văn kéo dài 3 tiếng rưỡi của ông.

"Chúng ta có quyết tâm, sự tự tin và khả năng đánh bại các nỗ lực ly khai hòng có Đài Loan độc lập dưới bất kỳ hình thức nào", ông Tập nói với cử tọa, trong đó có khoảng 300 người thuộc Giải phóng quân Nhân dân.

Tống thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân tiến ủng hộ độc lập nói bà muốn hòa bình với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ tự do và dân chủ của Đài Loan.

Tại Đài Bắc, Hội đồng chuyên trách quan hệ với đại lục của nội các nói chỉ có 23 triệu người Đài Loan mới có toàn quyền quyết định tương lai của họ.

"Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia có chủ quyền", hội đồng nói, sử dụng tên chính thức của Đài Loan.

Việc bảo tồn hệ thống dân chủ của Đài Loan là một giá trị cốt lõi của Đài Loan, hội đồng nói, đáp trả bài phát biểu của ông Tập.

Bà Thái và chính phủ của bà đã kiềm chế và không khiêu khích đối với Trung Quốc, nhưng lâu nay vẫn kiên quyết bảo vệ an ninh và phẩm giá của Đài Loan.

Ông Tập nói Trung Quốc tôn trọng "hệ thống xã hội và lối sống hiện tại" của Đài Loan.

Ông nói thêm: "Ghi nhận thực tế lịch sử ... rằng cả hai bên đều thuộc về một Trung Quốc, và kế đến là hai bên chúng ta có thể tiến hành đối thoại để thông qua thảo luận mà giải quyết những mối quan ngại của người dân hai bên, và không chính đảng nào tại Đài Loan sẽ gặp bất kỳ khó khăn nào khi tiến hành trao đổi với đại lục". - VOA
|
|
5.
‘Iran sẽ xé thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ rút lui’

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 18/10 nói rằng Teheran chỉ duy trì hiệp định hạt nhân năm 2015 với các cường quốc, chừng nào mà tất cả các nước đã đặt bút ký kết vào văn kiện đó còn tôn trọng nó, nhưng Giáo chủ Khamenei tuyên bố Teheran sẽ xé bỏ thỏa thuận này, nếu Hoa Kỳ rút lui.

Đài truyền hình nhà nước Iran tường thuật rằng giáo chủ Khamenei lên tiếng 5 ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố hướng tiếp cận mới, cứng rắn hơn với Iran.

Thỏa thuận hạt nhân đạt được vào năm 2015 dưới thời Tổng Thống Barack Obama, người tiền nhiệm của ông Trump. 6 cường quốc thế giới cùng đặt bút ký vào văn kiện này là Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Hoa Kỳ. - VOA
|
|
6.
Chưa rõ Thiên cung 1 của TQ sắp rơi xuống đâu

Một trạm vũ trụ lớn của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái Đất dưới dạng một quả cầu lửa trong vòng vài tháng tới, và các chuyên gia không thể xác định được nó sẽ rơi xuống đâu.

Vệ tinh Thiên cung 1 nặng 8 tấn được phóng lên vào năm 2011, nay đã mất liên lạc vô tuyến với cơ quan vũ trụ của Trung Quốc, và có tin Trung Quốc giờ đây thừa nhận rằng nó sẽ rơi xuống Trái Đất.

Trạm này hiện đang rơi vào bầu khí quyển của trái đất, và hướng đến hành tinh của chúng ta.

Jonathan McDowell thuộc Đại học Harvard nói rằng trạm vũ trụ mất kiểm soát này có thể rơi xuống Trái Đất vào cuối năm nay.

Ông nói: "Với điểm cận địa của quỹ đạo là dưới 300 km và nó ở trong bầu khí quyển đậm đặc hơn, tốc độ phân rã đang tăng lên".

"Tôi tiên liệu nó sẽ rơi xuống trong vài tháng tới - cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018".

Hầu hết các mảnh của trạm vũ trụ bỏ đi này sẽ cháy hoàn toàn lên khi rơi trở lại Trái Đất, nhưng vì kích thước lớn của nó, vẫn có một số mảnh của Thiên cung 1 có thể rơi xuống mặt đất.

McDowell cho biết sẽ rất khó dự đoán được nơi nó rơi xuống – tuy nhiên, các trạm quỹ đạo rơi trở lại Trái Đất trong những lần trước đây chưa bao giờ gây thương tích cho ai. - VOA
|
|
7.
Buôn lậu của Triều Tiên gây hại động vật hoang dã châu Phi

Triều Tiên ngày càng bị các lệnh trừng phạt quốc tế thắt chặt nhằm ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

Chính quyền Triều Tiên đã tìm nhiều cách sáng tạo để mang về tiền mặt, thường là thông qua buôn lậu dưới vỏ bọc ngoại giao.

Nhưng một nguồn thu nhập bất hợp pháp gây hại nhiều cho các động vật gặp nguy cơ đặc biệt, là voi và tê giác châu Phi. Các động vật này là mục tiệu của những kẻ săn trộm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Châu Á về sản phẩm ngà voi và sừng tê giác.

Vào năm 2015, Nam Phi trục xuất một nhà ngoại giao Triều Tiên bị bắt ở Mozambique với 4,5 kg sừng tê giác và 100.000 đôla tiền mặt. Không chỉ có một sự cố đơn lẻ như vậy.

Theo báo cáo mới của nhà nghiên cứu Nam Phi Julian Rademeyer, trong số 31 nhà ngoại giao bị bắt vì buôn lậu ngà voi và sừng tê giác trong suốt ba thập kỷ qua, có 18 vị là người Triều Tiên.

Ít nhất 11 quốc gia châu Phi có mối liên kết thương mại với Triều Tiên, một phần do quốc gia này thường có những thương thảo hấp dẫn nhằm ngăn chặn sự cô lập kinh tế.

Nhà nghiên cứu Zachary Donnenfeld thuộc Viện Nghiên cứu An ninh ở Pretoria cho biết nhiều quốc gia châu Phi không muốn cắt đứt mối quan hệ này:

"Ví dụ, nếu một quốc gia như Triều Tiên đến và đưa ra một thoả thuận tương đối tốt về các sản phẩm lọc dầu, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của họ sang châu Phi, điều dễ hiểu là các chính phủ châu Phi có lẽ không đặt nhiều câu hỏi về xăng dầu đó có xuất xứ từ đâu dù có những áp lực to lớn".

VOA đã liên lạc với Đại sứ quán Triều Tiên ở Pretoria hỏi họ có phản ứng gì về các cáo buộc trong báo cáo, nhưng các viên chức đại sứ quán đã không trả lời. - VOA
|
|
8.
Quebec cấm che mặt ở nơi công cộng

Những người thụ hưởng hay phụ trách những dịch vụ của chính quyền tỉnh Quebec sẽ không được phép mang mạng che mặt, theo một đạo luật được thông qua ngày 18/10 mà những tổ chức nhân quyền chỉ trích là đặt ra bên lề xã hội những phụ nữ Hồi Giáo trong một tỉnh phần lớn nói tiếng Pháp của Canada.

Đạo luật có hiệu lực vào ngày 1/7/2018 không nói rõ loại mạng che mặt nào bị cấm, nhưng tranh cãi phần lớn chú trọng vào trang phục niqab của phụ nữ Hồi Giáo, loại trang phục che hết toàn thân trừ cặp mắt.

Những người bị ảnh hưởng bởi luật này bao gồm nhân viên làm việc trong lãnh vực công như giáo chức, cảnh sát, nhân viên bệnh viện và các nơi chăm sóc sức khỏe.

Pháp đã ban hành lệnh cấm khăn che mặt, thánh giá và những biểu tượng tôn giáo trong trường học vào năm 2004. Tương tự, Quebec cũng gặp khó khăn trong việc hòa hợp tính thế tục với số dân Hồi Giáo ngày càng tăng, nhiều người là di dân Bắc Phi.

Hội đồng Quốc gia Hồi Giáo Canada bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc thông qua luật này và đang tìm các giải pháp pháp lý.

Luật cho phép những ngoại lệ trong một vài trường hợp, nhưng không cho biết chi tiết. Các nghị định ấn định việc luật sẽ được thi hành như thế nào chưa được ban hành.

Pháp, Bỉ, Hà Lan, Bulgaria và bang Bavaria của Đức đã áp đặt những hạn chế đối với việc che mặt hoàn toàn tại nơi công cộng. Đan Mạch đang cứu xét việc cấm này.

Các tổ chức cánh hữu cực đoan và một số truyền thông địa phương nói tiếng Pháp trong những năm gần đây đã nhắm vào những người Hồi Giáo Quebec trong khuôn khổ cuộc thảo luận về việc thích nghi văn hóa và tôn giáo tại Quebec. - VOA
|
|
9.
Cháy rừng ở Bồ Đào Nha, Bộ trưởng nội vụ từ chức

Bộ trưởng nội vụ Bồ Đào Nha Constanca Urbano de Sousa từ chức hôm thứ Tư 18/10 sau khi các đám cháy rừng giết chết hơn 100 người trong năm nay.

Những trận hỏa hoạn mới nhất bùng phát vào cuối tuần vừa rồi đã giết chết ít nhất 41 người. Trước đó một đám cháy hồi tháng 6 đã làm thiệt mạng 64 người.

Trong thư từ chức, bà Urbano de Sousa nói rằng “mặc dù thảm họa là do nhiều yếu tố gây ra, tôi đã đi đến kết luận là tôi không thể tiếp tục đảm trách nhiệm vụ vì lý do chính trị và lý do riêng tư.”

Thủ Tướng Antonio Costa đã chấp nhận thư xin từ chức của Bộ trưởng de Sousa.

Chính quyền Bồ Đào Nha đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về cách ứng phó với các đám cháy, tuy nhiên đã hứa sẽ thực hiện cải cách. - VOA
|
|
10.
Nhận dạng khuôn mặt: Trung Quốc dùng "viễn tưởng" theo dõi đời thường

Từ các tiệm ăn nhanh, trường đại học hay trong cuộc chiến chống tội phạm đến những máy tự động cung cấp giấy vệ sinh ở nơi công cộng, Trung Quốc đang sử dụng triệt để công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Đối với những người ủng hộ, công nghệ này giúp cuộc sống trở nên đơn giản và chắc chắn hơn. Nhưng với những người phản đối, chính phủ lại có thêm một cách để giám sát hơn 1,4 tỉ dân.

Cảnh sát sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để lần theo các đối tượng bị truy lùng. Tại thành phố Thanh Đảo (Qingdao), nơi nổi tiếng với loại bia Tsingtao, nhiều camera đã được lắp đặt ở lối vào một lễ hội bia và giúp bắt giữ 25 nghi phạm.

Mọi công dân Trung Quốc từ 16 tuổi đều được cấp một chứng minh thư có ảnh và địa chỉ. Điều này cũng giúp chính quyền lập được một ngân hàng dữ liệu khổng lồ.

Tại Thượng Hải cũng như nhiều thành phố lớn khác, công nghệ nhận dạng khuôn mặt thậm chí còn len lỏi vào các khu phố để truy tìm những người không tôn trọng luật giao thông. Người đi bộ đi lệch khỏi làn đường dành cho người đi bộ sẽ bị tự động chụp ảnh và hình ảnh của họ xuất hiện ngay lập tức trên một màn hình lớn đặt ở ngã tư gần nhất. Nếu bị xuất hiện trên « màn hình hổ thẹn này » họ sẽ phải trả tiền phạt 20 nhân dân tệ (3 euro).

Ngoài ra, Thượng Hải còn có một hệ thống công giúp phát hiện những người đi lạc, chủ yếu là người cao tuổi hay người thiểu năng trí tuệ, để đưa họ về gia đình.

Công nghệ này còn được áp dụng trong các kiểu thanh toán, từ chuỗi ăn nhanh KFC sử dụng hệ thống « Hãy cười để trả tiền », đến trong các cách sử dụng thông thường hơn.

Ví dụ, trong các nhà vệ sinh ở công viên Thiên Đàn (Tiantan) ở Bắc Kinh, các máy cung cấp giấy được trang bị công nghệ này để chống trộm. Nếu một ai đó sử dụng nhiều lần, máy tự động nhận ra họ và từ chối đưa thêm giấy với lời nhắc nhở lịch sự là họ đã được phục vụ, trước khi nói thêm : « Xin mời quay lại sau ».

Một trong các trường đại học ở Bắc Kinh, nơi có trường Sư phạm, đã lắp công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở lối vào ký túc xá để chắc chắn rằng chỉ có sinh viên của trường mới được phép vào, đồng thời giúp « xác định tốt hơn sinh viên đang ở đâu », như giải thích của một lãnh đạo trường với Tân Hoa Xã.

Một số ngân hàng bắt đầu trang bị công nghệ này ở các máy rút tiền tự động để thay thế thẻ tín dụng. Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, China Southern Airlines cũng nhận ra lợi ích của công nghệ này và đã bắt đầu bỏ sử dụng thẻ lên máy bay.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt : Trung Quốc đi trước phương Tây

Giới chuyên gia nhận định, về mặt này, Trung Quốc đi trước phương Tây một bước, một phần vì luật về đời tư tại Trung Quốc không chặt chẽ bằng và vì người dân có thói quen bị chụp ảnh, lấy vân tay sinh trắc và cung cấp đủ loại thông tin cá nhân cho chính quyền.

Xã hội Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản, đã là một trong những nơi mà công dân bị theo dõi nhiều nhất, với khoảng 176 triệu camera liên tục hoạt động. Tuy nhiên, những người được phóng viên của AFP hỏi tại một ngã tư ở Thượng Hải, dường như họ không cảm thấy bị làm phiền vì công nghệ mới này, như bà Wu, 42 tuổi, một nhân viên làm việc tại bệnh viện.

Bà nói : « Tôi có thể chấp nhận chuyện này. Những người vi phạm bị chụp hình và công bố, tóm lại, đây là một cách để bắt buộc tôn trọng luật pháp. Nhưng tôi cũng nghĩ là có nhiều người có thể nói rằng đời tư của họ bị xâm phạm và lo sợ thông tin đó có nguy cơ bị đánh cắp ».

Công nghệ mới này nằm trong chiến lược phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Tháng 07/2017, chính phủ thông báo ý định biến Trung Quốc thành nước hàng đầu về trí thông minh nhân tạo từ nay đến năm 2030 với thị trường trong nước lên đến 150 tỉ đô la.

Về hậu quả đối với đời tư, giáo sư luật Yue Lin, đại học Thượng Hải, cho rằng « còn quá sớm để đánh giá. Điều này không chỉ diễn ra ở mỗi Trung Quốc, mà ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng có thể đây là một điều tốt với người Trung Quốc nhưng lại là một điều kinh khủng đối với người Mỹ”. - RFI
|
|
11.
EU và Nhật nên xem xét ngưng tài trợ cho bầu cử ở Campuchia

Các nhóm đấu tranh nhân quyền thúc giục Liên Minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, xem xét biện pháp ngưng cung cấp tài chính cho cuộc bầu cử sắp tới ở Campuchia nếu như nổ lực giải tán đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc của đảng cầm quyền ở nước thành công.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng nếu Đảng Nhân dân cách mạng đang cầm quyền thắng được vụ kiện đòi giải tán đảng đối lập Cứu nguy dân tộc, thì cuộc bầu cử vào năm tới chỉ là trò đùa.

Ông Robertson nói thêm rằng đảng cầm quyền đang dùng những thủ đoạn bẩn thỉu để để bỏ tù những dân biểu đối lập.

Tổ chức Ủy ban luật gia quốc tế có trụ sở ở Geneva, Thụy sĩ, thì nói rằng đảng cầm quyền đang dựa vào hệ thống tư pháp do đảng mình kiểm soát để đập tan nền dân chủ của Campuchia.

Hiện Liên minh Châu Âu, cũng như Nhật Bản chưa ra lời bình luận nào về những lời kêu gọi này.

Châu Âu và Nhật Bản là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu để tổ chức cuộc bầu cử vào năm 2018 ở Campuchia. Ngoài ra còn có Trung Quốc, và Mỹ, nước cung cấp các phương tiện vận tải, cũng như những trợ giúp kỹ thuật.

Xin nhắc lại là trong thời gian qua, chính quyền Phnom Penh do đảng Nhân Dân Cách Mạng của Thủ tướng Hunsen lãnh đạo đã tiến hành đàn áp các chính khách đối lập. Ông Kem Sokha, một lãnh tụ của đảng Cứu nguy dân tộc bị bắt hồi đầu tháng Chín với cáo buộc phản quốc. Một số đông đại biểu quốc hội của đảng này phải bỏ trốn ra nước ngoài vì sợ đàn áp.

Sau đó Đảng Nhân Dân Cách Mạng lại tiếp tục tấn công đảng đối lập bằng cách kiện đảng này ra tòa, yêu cầu tòa án Campuchia ra lệnh giải tán đảng Cứu nguy dân tộc.

Ngoài ra chính quyền Phnom Penh cũng mạnh tay đàn áp các cơ quan truyền thông độc lập, báo Cambodia Daily đã bị đóng cửa vì cáo buộc trốn thuế, mà báo này bác bỏ. - RFA
|
|

Tin Hoa Kỳ

12.
Ông Trump chống thỏa thuận lưỡng đảng của thượng viện về Obamacare

Một thỏa thuận lưỡng đảng do hai Thượng nghị sĩ đưa ra nhằm ổn định Obamacare bằng cách phục hồi những trợ cấp cho những công ty bảo hiểm sức khỏe, đã gặp phải khó khăn vào ngày 18/10 khi Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Donald Trump hiện đang chống thỏa thuận này và một Thượng nghị sĩ Cộng hòa cấp cao cho biết thỏa thuận đang bị hoãn lại.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng cho thấy ông chống lại thỏa thuận được Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lamar Alexander và Thượng nghị sĩ Dân chủ Patty Murray loan báo ngày 17/10 để chống đỡ Obamacare bằng cách tái lập nhiều tỉ đô la trợ cấp của liên bang cho các công ty bảo hiểm trong vòng 2 năm để giúp những người Mỹ có lợi tức thấp được có bảo hiểm y tế.

Ngày 17/10 ông Trump nói thỏa thuận của hai Thượng nghị sĩ đề xướng là “một giải pháp ngắn hạn rất tốt” những sau đó vào cuối ngày 17/10 và sang ngày 18/10, ông Trump tuyên bố sẽ không ủng hộ kế hoạch làm giàu cho những công ty bảo hiểm.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sander nói ông Trump không ủng hộ thỏa thuận theo dạng thức hiện hành, dù bà gọi đó là “một bước tốt đẹp đi đúng hướng.”

Các công ty bảo hiểm nói không hưởng lợi từ các khoảng trợ cấp của Obamacare, nhưng chuyển trực tiếp cho người tiêu dùng để giảm bớt tiền khấu trừ cho các công ty bảo hiểm, tiền trả cho bác sĩ và những chi phí thuốc men khác đối với những người có lợi tức thấp.

Một số công ty bảo hiểm như UnitedHealth Group, Aetna Inc và Humana Inc, đã ra khỏi thị trường này vì thua lỗ. Những công ty khác gồm Anthem Inc cũng giảm một cách đáng kể sự có mặt tại những thị trường các tiểu bang. - VOA
|
|

13.
Cuộc điều tra Nga-Trump còn nhiều gay cấn

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions ngày 18/10 từ chối trả lời những chất vấn của các nhà lập pháp liên quan đến nội dung các cuộc thảo luận giữa ông với Tổng thống Trump về Nga, đồng thời khẳng định ông không khai gian với Quốc hội về các cuộc tiếp xúc của ông với người Nga trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống 2016.

Trong buổi điều trần đôi lúc có phần căng thẳng trước các Thượng nghị sĩ Dân chủ, ông Sessions phủ nhận đã gây hiểu lầm cho các Thượng nghị sĩ trong buổi điều trần chuẩn nhận ông vào chức Bộ trưởng Tư pháp trước đây trong năm khi ông tuyên bố chưa từng gặp giới chức Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái.

Sau khi có tiết lộ vào tháng 3 năm nay là ông Sessions đã gặp đại sứ Nga Sergey Kislyak ít nhất hai lần trong năm 2016, ông Sessions buộc phải đứng ngoài những cuộc điều tra xem Nga có can thiệp bầu cử Mỹ hay không và những phụ tá vận động tranh cử cho ông Trump có thông đồng với Nga hay không.

Washington Post vào tháng 7 loan tin là các cơ quan tình báo Mỹ bắt được những cú điện thoại trong đó đại sứ Kislyak nói với Điện Kremlin là ông đã có những cuộc thảo luận với ông Sessions về lập trường của ông Trump trong mối quan hệ Mỹ-Nga.

Bộ trưởng Tư pháp Sessions ngày 18/10 nói ông không thể nhớ lại những chi tiết cụ thể về cuộc nói chuyện đó.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy nói với ông Sessions là nhiều thành viên của ủy ban tin là ông Sessions đã khai chứng sai khi phủ nhận việc gặp người Nga trước đây.

Ông Sessions nói ông nghĩ ngữ cảnh của câu hỏi này chỉ liên hệ đến những vấn đề cụ thể liên hệ tới sự can thiệp vào chiến dịch vận động tranh cử năm 2016 và khẳng định với ông Leahy rằng ông đã trả lời trung thực.

Ông cũng nhắc lại là ông không được bàn về nội dung các cuộc trao đổi mật với Tổng thống.

Những sự khước từ này càng khiến cho các nghị sĩ Dân chủ thêm bất bình với chính quyền Trump về việc mà họ gọi là hợp tác không thỏa đáng với cuộc điều tra.

Nga phủ nhận việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và ông Trump cũng nói không có chuyện thông đồng với Nga. - VOA
|
|

14.
Các nước quan ngại về sắc lệnh ‘Mua đồ Mỹ’ của Trump

Israel, Hong Kong và Đài Loan cùng một số đồng minh của Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngày 18/10 bày tỏ quan ngại về sắc lệnh hành chính của chính quyền Trump kêu gọi giới hữu trách Mỹ trong các hoạt động mua sắm, xây dựng của chính phủ phải dùng hàng hóa, sản phẩm, và nguyên vật liệu của Mỹ một cách tối đa.

Mười thành viên WTO, kể cả Liên hiệp Châu Âu, Canada và Nhật, cũng thúc giục Washington tiếp tục tôn trọng thỏa thuận của WTO quy định Mỹ và 45 nước khác, đa phần là các nước thành viên EU, phải minh bạch hóa và mở cửa thị trường mua sắm của chính phủ cho các nhà cạnh tranh từ nước ngoài.

Một giới chức thương mại ở Geneva biết rõ tin này cho biết nhóm các nước thành viên WTO đặt vấn đề với sắc lệnh ‘Mua hàng Mỹ mướn nhân công Mỹ’ ký hồi tháng tư với chính sách nhằm ‘tối đa hóa’ việc sử dụng hàng hóa Mỹ trong những hoạt động sắm sửa, xây dựng của chính phủ.

Nguồn tin này cho biết Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross từ đây tới trước ngày 24/11 sẽ đệ trình báo cáo cho Tổng thống Trump đề nghị thực thi mạnh tay hơn ‘Luật Mua hàng Mỹ’. - VOA
|
|

15.
Mỹ bắt đầu để ý hoạt động của di dân trên mạng xã hội

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) ngày 18/10 bắt đầu thu thập “giao dịch trên mạng xã hội, bí danh, tin tức liên hệ đến việc nhận diện cá nhân và những kết quả tìm kiếm” của tất cả di dân muốn nhập cảnh Mỹ.

Dù biện pháp này được loan báo cuối tháng rồi, nhưng DHS giữ kín về phương thức thu thập dữ liệu và ai sẽ xem xét các dữ liệu này.

Biện pháp này mở rộng hơn nữa những nỗ lực trước đây dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Quy định mới bổ sung cho Đạo luật về Quyền Riêng tư năm 1974, bao gồm việc theo dõi những thường trú nhân và những người nhập quốc tịch Mỹ cũng như thân nhân các di dân, các bác sĩ chữa trị cho di dân, các giới chức thi hành luật pháp nào đã xác nhận di dân có hợp tác trong một cuộc điều tra, và các luật sư và những người khác trợ giúp di dân.

Bất chấp những khó khăn, một số nhà lập pháp từ nhiều năm nay đã thúc đẩy chính phủ nỗ lực thêm để công khai theo dõi những tin tức có được về những người nhập cư Mỹ.

Vào năm 2015, sau khi những kẻ tấn công có nguyên quán từ nước ngoài bắn chết nhiều người tại San Bernadino, California, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain đưa ra một dự luật đòi hỏi DHS truy lục tìm hiểu trên các trang mạng xã hội thông tin về những người du hành tới Mỹ và di dân tới Mỹ.

Luật về Quyền Riêng tư được đưa ra vào năm 1974 sau khi Tổng thống Richard Nixon từ chức khi ông bị phát hiện xâm nhập hồ sơ của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate ở Washington D.C. Luật này nhằm ngăn chặn khả năng của chính phủ thu thập thông tin của các cá nhân.

Đa số những người sử dụng truyền thông xã hội ở độ tuổi đại học, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew: 86% những người tuổi từ 18-29 sử dụng ít nhất một trang mạng truyền thông xã hội, so với 80% những người tuổi từ 30-49, 64% trong độ tuổi từ 50-64, và 34% những người trên 65 tuổi. - VOA
|
|

16.
Bà Clinton không chỉ trích chính sách Triều Tiên của TT Trump

Phát biểu tại Hàn Quốc hôm thứ Tư 18/10, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton mạnh mẽ chỉ trích những lời phát biểu thiếu thận trọng của Tổng thống Donald Trump về Triều Tiên.

Bà nói: “Không có lý do nào để chúng ta tỏ thái độ hiếu chiến, hung hăng.”

Những lời hăm dọa bất chấp hậu quả

Bà Clinton không đồng ý với từ ngữ mà Tổng thống Trump dùng khi gọi lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong un là “little rocket man”- tạm dịch là ‘thằng nhóc tên lửa”, và những lời hăm dọa của ông Trump, đòi đáp lại hành động khiêu khích của Triều Tiên bằng “hỏa thịnh nộ.”

Bà Clinton nói:

“Với số phận của hàng triệu người đặt trên bàn cân, tùy thuộc vào một giải pháp ngoại giao nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng với Triều Tiên, rõ ràng là những lời hăm dọa bất chấp hậu quả, sẽ phát động chiến tranh, rất là nguy hiểm và thiển cận.”

Bà Clinton nói tiếp:

“Khiêu khích Kim Jong Un càng làm cho ông ta như mở cờ trong bụng”. vì như vậy là giúp giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng được thế giới chú ý, và chính đó là điều mà Bình Nhưỡng khao khát.”

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson tuần này bênh vực những dòng tweet của ông Trump cũng như những phát biểu công khai của ông là cố gắng “tạo hành động dẫn đến sự cố” để các nỗ lực ngoại giao có thể tiến tới phía trước.

Ngoại giao mạnh tay

Trong khi bà Clinton bất đồng với phong cách hung hăng của ông Trump, thì hình như bà ủng hộ chiến lược ngoại giao mạnh tay nói chung của chính phủ Trump để tăng áp lực đối với chính quyền Kim Jong Un phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Bà đồng ý rằng tiến bộ nhanh chóng của Triều Tiên hướng tới việc phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có gắn đầu đạn hạt nhân và có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ, cấu thành một mối đe dọa an ninh có thực đối với Hoa Kỳ.

Nhưng cựu Ngoại Trưởng Mỹ không đề nghị những giải pháp chính sách thay thế để ngăn chận các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo, bà cũng không đề nghị những biện pháp khích lệ hoặc có tính nhượng bộ để tạo điều kiện cho đàm phán. Bà không bình luận gì về đề nghị của Trung Quốc và Nga, là đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên để đánh đổi việc tạm ngưng các cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Hàn.

Thay vào đó, bà Clinton góp tiếng với chính quyền ông Trump, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên để buộc Kim Jong Un phải từ bỏ chương trình hạt nhân, bằng không chế độ của ông ta sẽ sụp đổ. Bà đồng ý rằng Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để thực thi các biện pháp chế tài, và trong khi chờ đợi, các đồng minh của Hoa Kỳ cần duy trì khả năng răn đe quân sự.

Mặt khác, bà Hillary Clinton chỉ trích các hành động của Bắc Kinh chống lại các công ty Hàn Quốc làm ăn ở Trung Quốc, sau khi Seoul triển khai một hệ thống chống phi đạn của Mỹ ở Hàn Quốc.

Một nước hạt nhân trên thực tế

Bà Clinton nói Hoa Kỳ và các đồng minh nên có phản ứng quân sự “tương xứng” với hành động khiêu khích của Triều Tiên, trong khi ông Trump trước đây tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ “hoàn toàn tiêu diệt Triều Tiên”, nếu bị tấn công.

Bất cứ hành động quân sự đánh chặn nào để tiêu diệt các địa điểm hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên cũng có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh có thể tàn phá và gây bất ổn cho khu vực. Nhưng một số nhà lãnh đạo và nhà phân tích nói rằng các biện pháp chế tài không mà thôi, không thể buộc các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân của họ, đặc biệt giữa lúc Tổng thống Trump tung ra những lời hăm dọa đối với Triều Tiên.

Quan chức phối hợp kiểm soát vũ khí của Toà Bạch Ốc thời Tổng Thống Obama, nay giảng dạy tại Trường Quản lý Nhà nước Kennedy ở Đại học Harvard Gary Samore nhận định:

“Tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận thực tế là chúng ta phải sống với một nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân trong tương lai có thể thấy được. Phi hạt nhân hóa không còn là một mục tiêu thực tiễn nữa.”

Trấn an đồng minh

Bà Hillary Clinton nói Hoa Kỳ cần phải là một lực lượng vững vàng, trước sau như một, có chính sách rõ ràng dễ đoán, để duy trì hòa bình ở Châu Á, và lối tiếp cận của ông Trump vừa thiếu thận trọng, lại vừa phản tác dụng.

Các đồng minh của Washington, theo bà, đã bày tỏ quan ngại về độ tin cậy của Hoa Kỳ, sau những lời bình luận của ông Trump, chỉ trích những sự mất cân bằng về thương mại, và chi phí quốc phòng không đầy đủ để các lực lượng quân sự Mỹ hiện diện trong khu vực.

Theo lịch trình, Tổng thống Trump sẽ thực hiện chuyến đi thăm chính thức Châu Á đầu tiên của ông vào đầu tháng 11. Ông sẽ ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trước khi sang Việt Nam và Philippines để dự các hội nghị cấp cao về thương mại và an ninh.

Trong một tuyên bố, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết họ trông đợi Tổng thống Trump không những chỉ bàn đến việc “tăng cường liên minh Mỹ-Hàn, hồi đáp các vấn đề hạt nhân Triều Tiên, mà còn đưa ra viễn kiến của ông về chính sách đối với bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Bắc Á.” - VOA
|
|

17.
ICE dự trù mở thêm nhà tù khắp nước Mỹ để giữ di dân bất hợp pháp

Cảnh sát di trú (ICE) dự trù sẽ mở thêm nhiều nhà tù trên khắp nước Mỹ để giữ di dân bất hợp pháp, theo các dữ kiện loan tải trên một trang mạng của chính phủ Mỹ.

Bản tin của hãng thông tấn UPI cho hay ICE đang tìm kiếm các nơi có nhà tù do các công ty tư nhân điều hành ở Chicago, Detroit, St. Paul, Salt Lake City và Nam Texas để giữ khoảng 4,000 người. Điều này được loan báo trên trang mạng gọi thầu của chính phủ Mỹ tuần qua.

ICE nay giam giữ khoảng từ 31,000 đến 41,000 người mỗi ngày trong các nhà tù liên bang, các nhà tù do công ty tư nhân điều hành cũng như các nhà tù của chính quyền địa phương, theo một báo cáo của Bộ Nội An Mỹ, bản tin UPI cho biết.

ICE bắt giữ gần 100,000 người tình nghi thuộc thành phần di dân bất hợp pháp kể từ khi Tổng Thống Donald Trump lên cầm quyền và ra lệnh phải tăng cường nỗ lực bố ráp thành phần này. Các dữ kiện thống kê của ICE cho thấy số người bị bắt tăng 43% so với cùng thời gian năm 2016.

Hồi tháng qua, trang web gọi thầu của chính phủ liên bang đưa ra thông cáo về việc muốn có nhà tù chứa khoảng 1,000 người nằm trong khu vực 50 dặm quanh xa lộ I-35 ở Texas. Công ty GEO Group, một trong những công ty tù tư nhân lớn nhất ở Mỹ, trúng thầu hồi Tháng Tư để xây một nhà tù di trú ngay bên ngoài thành phố Houston.

Bốn trong số các địa điểm dự trù mở nhà tù mới là những thành phố tự nhận là “thành phố an toàn” không hợp tác với giới chức di trú liên bang, cũng theo bản tin UPI. - nguoiviet
|
|

Tin Việt Nam

18.
Việt Nam bắt nhà hoạt động Trần Thị Xuân, triệu tập nhiều người khác

Chính quyền Việt Nam hôm 17/10 đã bắt giam nhà tranh đấu Trần Thị Xuân, 41 tuổi, thành viên của Hội Anh em Dân chủ tại Hà Tĩnh, theo tin từ gia đình.

Vào cuối ngày 18/10, ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết gia đình vẫn chưa nhận được lệnh bắt, chỉ được chính quyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, thông báo qua điện thoại:

“Em tôi bị bắt ngày hôm qua, mà cho đến đầu giờ chiều ngày hôm nay 18/10 mới thông báo, mà chỉ thông báo qua điện thoại thôi. Chứ không có cái gì bằng văn bản cả.”

Truyền thông Việt Nam hôm 18/10 loan tin rằng Công an Hà Tĩnh vừa bắt khẩn cấp bà Trần Thị Xuân về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Ông Tiến nói về lý do bắt bà Xuân:

“Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý.”

Ông Tiến cho biết thêm bằng vào năm ngoái bà Xuân từng bị chính quyền tạm giam, thẩm vấn qua đêm, tịch thu điện thoại vì có tham gia Hội Anh em Dân chủ, và đăng bài ‘nói xấu’ chế độ trên Facebook. Nhưng kể từ đó, bà Xuân không còn bình luận trên mạng xã hội nữa, ông Tiến nói.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/10 trích lời Công an Hà Tĩnh nói việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Thị Xuân “đảm bảo đúng trình tự, quy định” của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Hãng tin Reuters hôm 18/10 nói nếu tính luôn vụ bắt bà Trần Thị Xuân thì từ đầu năm cho đến nay, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã bắt ít nhất 17 người bất đồng chính kiến.

Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận việc bị chỉ trích.

Reuters nói cuộc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến đã làm thay đổi hệ thống phân quyền của Đảng cầm quyền kể từ đầu năm ngoái, khi ấy lực lượng công an được củng cố và gia tăng nhiều ảnh hưởng lớn hơn.

Kể từ cuối tháng 7, Việt Nam đã bắt giữ 7 nhà tranh đấu, được cho là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, gồm các ông Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Trực và ông Nguyễn Bắc Truyển với cáo buộc “lật đổ chính quyền.”

Ngoài ra, theo trang Người Bảo vệ Nhân quyền các lực lượng an ninh của Việt Nam gần đây cũng đã triệu tập các thành viên khác của hội như cô giáo Phạm Ngọc Lan, Sơn Thừa Khúc, Lê Trung Hiếu và Nguyễn Văn Trang đến thẩm vấn ở đồn công an "các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia".

Tương tự, nhà tranh đấu Nguyễn Xuân Nghĩa cũng bị chính quyền triệu tập hai lần ở thành phố Hải Phòng với lý do “liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

Ngay cả blogger Huỳnh Thục Vy, người không tham gia Hội Anh em Dân chủ, nhưng cũng bị chính quyền tỉnh Đăk Lăk ra lệnh triệu tập, bà cho VOA biết hôm 17/10.

Hôm 17/10, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Hội Văn bút Anh quốc, cùng nhiều tổ chức khác, ra thông báo về chiến dịch Stop The Crackdown in Việt Nam, còn gọi là Chấm dứt đàn áp tại Việt Nam và kêu gọi phóng thích các tù nhân chính trị.

Báo Quân đội Nhân dân hôm 16/10 có bài nhận định rằng dân chủ, nhân quyền luôn là hai vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - VOA
|
|

19.
Luật sư đã tiếp xúc Trịnh Xuân Thanh, 'thân chủ vẫn khỏe’

Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh đã tiếp xúc với ông Thanh trong trại giam và cho biết sức khỏe của ông bình thường.

Hôm 17/10, Luật sư Đức Petra Schlagenhauf cho VOA biết một luật sư cộng sự của bà ở Việt Nam đã vào trại giam tiếp xúc với ông Thanh trước đó vài ngày. Nữ luật sư Đức nói thân chủ của bà “bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn,” tại một nhà tù ở Hà Nội.

Luật sư người Đức không tiết lộ tên của luật sư đối tác tại Việt Nam, nhưng cho biết thêm rằng “tình hình sức khỏe của ông Thanh bình thường.”

Vào tháng 8, báo Pháp Luật nói Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã gia hạn thời gian tạm giữ hình sự đối với ông Thanh để phục vụ công tác điều tra.

Truyền thông Việt Nam vào đầu tháng 8 nói ông Thanh tự ra “đầu thú,” sau khi bị truy nã quốc tế từ tháng 9/2016 về “tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự.”

Bộ Ngoại giao Đức sau đó ra thông báo nói Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh hôm 23/7 tại Berlin và yêu cầu cho phép người đàn ông này trở lại Đức “ngay lập tức” để nhà chức trách Đức xem xét việc dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam trước đó, cũng như xem xét đơn xin tị nạn ở Đức của ông Thanh.

Đức nói hành vi 'bắt cóc trắng trợn' tại Đức của an ninh Việt Nam là "không thể chấp nhận được," và đã trục xuất ít nhất hai viên chức ngoại Việt Nam.

Nghiêm trọng hơn, hôm 22/9, Đức ra thông báo về việc “sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.”

Ông Thanh bị Việt Nam cáo buộc tội mắc sai phạm trong quản lý khi ông đứng đầu một công ty thành viên thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, gây thiệt hại tới 150 triệu đôla. Ngoài ra ông còn bị các cáo buộc khác về tham ô.

Trước nguy cơ phải chịu án tử hình nếu bị kết tội, ông Thanh đã lặng lẽ biến mất từ tháng 7 năm ngoái. Người ta tin rằng ông đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Cuối tháng 7 vừa qua, nhà chức trách Đức cáo buộc rằng một nhóm người có vũ trang đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, khi ông đang ở Đức và xin tị nạn, rồi đưa ông về Việt Nam.

Báo Taz của Đức hôm 16/10 nhận định rằng lý do thực sự của việc truy tố ông Trịnh Xuân Thanh là vì tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tờ báo này nói đó là cuộc đấu tranh của phe cải cách kinh tế do cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu với phe ý thức hệ bảo thủ thân Trung Quốc, do Tổng bí thư Đảng 73 tuổi Nguyễn Phú Trọng lãnh đạọ. Ông Trọng được coi là một trong các nhà ý thức hệ bảo thủ được Trung Quốc hậu thuẫn. - VOA
|
|

20.
Việt Nam sẽ có luật riêng cho người chuyển giới

Bộ Y tế của Việt Nam đang soạn thảo một bộ luật bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính, một bước tiến mà cộng đồng LGBT "đã mong chờ từ nhiều thế hệ.”

Trước đó, Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành từ đầu năm nay đã công nhận việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Điều này đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khoảng 0,3-0,5% trong tổng số hơn 90 triệu người dân trong nước, theo ước tính của các tổ chức khoa học uy tín.

"Cộng đồng đã chờ đợi (điều này). Đối với nhiều người là hàng chục năm nhưng nếu nhìn từ khía cạnh cả 1 cộng đồng thì đã chờ rất nhiều thế hệ rồi."
Lương Thế Huy, cố vấn pháp lý của iSEE
Lương Thế Huy, cố vấn pháp lý của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) nhận định với VOA rằng bộ luật này nhằm cụ thể hóa điều 37 của Bộ Luật dân sự sửa đổi năm 2015.

"Bộ luật dân sự mặc dù nói là thừa nhận quyền của 1 người chuyển đổi giới tính nhưng chưa quy định rõ trong điều kiện nào," anh Huy cho biết. "Dự thảo này đã có 1 số đề xuất, tuy mới chỉ là đề xuất ban đầu. Tôi thấy đây là một tín hiệu tích cực. Ít nhất là chúng ta biết được rằng về phía nhà nước họ đang triển khai những gì họ cam kết trong bộ luật dân sự."

Dự thảo của Luật chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế soạn, những người mong muốn chuyển đổi giới tính cần đáp ứng những điều kiện như có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, theo quy định của dự thảo luật này, những người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 270.000-300.000 người đã thực hiện chuyển đổi giới tính ở nước ngoài, theo thống kê của Bộ Y tế. Tuy nhiên những người chuyển đổi giới còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc làm, tiếp cận y tế và an sinh xã hội.

"Nhìn chung trong mọi khía cạnh cuộc sống, người chuyển giới là nhóm bị phân biệt đối xử nhiều nhất trong 4 nhóm của LGBT (đồng giới nam và nữ, lưỡng tính, chuyển giới)," theo anh Huy. "Nó cũng thể hiện kiến thức và thái độ của xã hội đối với người chuyển giới do bị tác động bởi những định kiến từ xưa."

Có những ý kiến chống đối cho rằng tại sao “lại phải có luật riêng cho người chuyển giới, tiêu tốn thời gian của nhà nước, tại sao báo chí phải đưa tin, nó là chuyện của 1 nhóm rất nhỏ mà tại sao cả xã hội phải quan tâm đến.” Anh Huy cho rằng tuy họ là một nhóm nhỏ nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong xã hội.

"Như chúng ta biết rằng bất kỳ nhóm nào chúng ta cũng không bỏ họ lại sau lưng bởi vì họ vẫn là một phần nguồn lực của xã hội và là một phần của xã hội."

Nhiều những người chuyển giới đang là những nghệ sỹ nổi tiếng trong làng âm nhạc, thời trang, và truyền hình. Có thể kể đến những cái tên như Hương Giang Idol, ca sỹ Lâm Khánh Chi, người mẫu Trâm Anh từ cuộc thi Việt Nam Next Top Model…

Theo đánh giá của anh Huy, từng là giám đốc chương trình quyền LGBT của iSEE, hình ảnh người chuyển giới trước đây chỉ thu hẹp trong làng giải trí thì giờ đây “không còn ẩn mình” mà đã tham gia đóng góp trong nhiều lĩnh vực của xã hội.

Luật Chuyển đổi giới tính, nếu được thông qua, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Anh Huy hy vọng luật sớm được thông qua để những người chuyển giới được “thực thi quyền của mình.”

"Cộng đồng đã chờ đợi (điều này). Đối với nhiều người là hàng chục năm nhưng nếu nhìn từ khía cạnh cả 1 cộng đồng thì đã chờ rất nhiều thế hệ rồi." - VOA
|
|

21.
Bộ Ngoại giao ở đâu trong cán cân quyền lực chính trị Việt Nam

Trong Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ Sáu vừa diễn ra vào đầu tháng 10, 2017, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đọc một báo cáo về dân số. Sau khi hội nghị này kết thúc người ta lại thấy ông Phạm Bình Minh đi thị sát đê điều ở tỉnh Thanh Hóa, một việc không có liên quan gì tới ngành ngoại giao.

Nghi ngại về tương lại chính trị của Bộ trưởng Bộ ngoại giao

Theo dõi diễn tiến Hội nghị trung ương đảng lần thứ Sáu từ Pháp, ông Bùi Tín, cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, cho rằng cái cách Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam xuất hiện trong hội nghị này là một việc rất trái khoáy:

“Chuyện trái khoáy, lẽ ra ông ấy là Bộ trưởng Bộ ngoại giao, ông ấy phải báo cáo những vấn đề nổi cộm nhất về ngoại giao, đó là mối quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức với Việt Nam. Không được báo cáo về ngoại giao nên giao cho ông ấy việc này để ông ấy có xuất hiện, có báo cáo chút ít.”

Ông Bùi Tín từng làm đến Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông đào thoát sang Pháp vào năm 1990, và sống lưu vong ở đó cho đến nay. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức mà ông Bùi Tín đề cập chính là việc nước Đức cáo buộc Việt Nam sang Đức bắt cóc một nghi phạm tham nhũng là ông Trịnh Xuân Thanh, đang xin qui chế tị nạn tại đây. Chính phủ Đức đã tuyên bố dừng lại những quan hệ chiến lược giữa hai quốc gia.

Một nhà quan sát trong nước là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sống tại Sài Gòn lại thấy hình ảnh ông Phạm Bình Minh đọc báo cáo về dân số, giống với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mấy chục năm về trước:

“Cách đây 40 năm, ông Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ chính trị và cũng được coi là một vị tướng lẫy lừng, đã bị Bộ chính trị phân công phụ trách kế hoạch hóa gia đình. Hai sự kiện, một là của ông Võ Nguyên Giáp cách đây 40 năm, và ông Phạm Bình Minh hiện nay, làm cho tôi có cảm giác là nghi ngờ vai trò của ông Phạm Bình Minh trong thời gian tới, thậm chí nghi ngờ tương lai và vận mệnh chính trị của cá nhân ông.”

Ông Bùi Tín cũng đồng ý với nhận xét này, và ông còn đưa ra một lý do khác là ông Phạm Bình Minh là con trai của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có quan niệm cứng rắn trong các quan hệ với Trung Quốc, không giống với một số người có quyền lực trong đảng.

Một nền ngoại giao trong cái bóng của đảng

Ông Phạm Bình Minh hiện là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên ông được vào cơ quan này chỉ mới từ khi Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng Hai năm 2016. Trước đó, năm 2011, ông bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao khi mới chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng, cơ quan bên dưới của Bộ chính trị.

Vào năm 2014, Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy khoa chính trị tại Đại học Oregon ở Mỹ, có nhận xét với đài RFA về vị thế của ông Phạm Bình Minh nếu ông được vào Bộ Chính trị.

“Hơn một chút, nhưng ông Phạm Bình Minh vẫn cô thế trong bộ chính trị. Bộ chính trị họ vẫn theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, mà đa số vẫn là những người bên công an, quân đội, đảng. Ông Phạm Bình Minh mà có vào được bộ chính trị thì có thể là có thêm một tiếng nói tốt nhưng mà cũng chưa đủ so với phía bên kia.”

Sau Đại hội đảng lần thứ 12, diễn ra đầu năm 2016, rất nhiều viên chức cao cấp của ngành công an và quân đội lên nắm quyền trong trung ương đảng lẫn bộ chính trị.

Trong thực tế cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều lần vai trò của Bộ Ngoại giao trở nên mờ nhạt bên cạnh các viên chức Đảng.

Trong thời gian đàm phán tại Paris để kết thúc chiến tranh Việt Nam, vào năm 1972, 1973, ông Xuân Thủy là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ, nhưng mọi quyết định ngoại giao đều nằm trong tay ông Lê Đức Thọ, Trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng.

Trong hai năm 2015, 2016, các viên chức đảng liên tục thực hiện những chuyến đi ngoại giao, đó là các ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, đến Hoa Kỳ.

Trong năm 2017, một viên chức cao cấp khác của đảng là ông Hoàng Bình Quân lại đến Hoa Kỳ nêu ra những vấn đề thương mại song phương. Ông Hoàng Bình Quân hiện phụ trách cơ quan đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giải thích với chúng tôi về cơ quan này, ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ nói rằng cũng giống như tất cả các cơ quan khác trong hệ thống song trùng Đảng-Nhà nước, lĩnh vực ngoại giao có Bộ ngoại giao của chính phủ và Ban đối ngoại trung ương của đảng. Theo ông Hùng cơ quan đối ngoại này, về nguyên tắc là trông coi mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khác, chứ không hẳn là thay cho Bộ ngoại giao, nhưng vì cơ quan này trực thuộc trực tiếp vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất đất nước, cho nên những người trong ban này cũng có thể xen vào công việc đối ngoại của quốc gia.

“Cán bộ tầm trung trong Trung ương đảng cũng tỏ ra có vai trò trong việc có ý kiến bởi vì họ được xem, được nhìn những tài liệu mà bên ngoại giao chỉ có các quan chức cấp vụ mới biết.”

Ông Đặng Xương Hùng và ông Bùi Tín đều cho rằng đã có những lúc Bộ ngoại giao Việt Nam rất mạnh trong cán cân quyền lực nội bộ của đảng cộng sản, như là dưới thời các ông Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Cơ Thạch. Nhưng, theo ông Hùng, kể từ khi ông Nguyễn Cơ Thạch bị thất sủng vì nêu ý kiến cứng rắn trong việc nối lại quan hệ với Trung Quốc trước Hội nghị Thành Đô, năm 1995, vai trò của Bộ Ngoại giao trở nên yếu đi so với các viên chức đảng.

Theo ông Đặng Xương Hùng, các viên chức ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường không dám đưa ra những quyết định độc lập trong các vấn đề ngoại giao:

“Đánh một cái điện về trong nước, nói: đấy chuyện nó thế này, hướng xử lý thế nào. Có thể các ông ấy cũng gợi ra một vài ý cho trong nước. Rồi các ông ấy đợi ý kiến trong nước, khi có ý kiến trong nước rồi thì các ông ấy cứ rập khuôn mà nói. Không dại gì mà tỏ ra cầm đèn chạy trước ô tô trong các vấn đề đó. Những kinh nghiệm cầm đèn chạy trước ô tô, đối với cộng sản, đều là không phù hợp.”

Ông Hùng nói tiếp là dù sao các cơ quan ngoại giao Việt Nam cũng là nơi có thể có những ý tưởng mới, vì các viên chức ngoại giao là những người có tiếp xúc với những người khác nhau trên thế giới, với tầm nhìn không bị bó buộc.

Thực tế cho thấy là trong những thập niên gần đây, nhiều viên chức ngoại giao Việt Nam, từ cấp bộ trưởng cho đến các vị đại sứ được đào tạo từ các trường ngoại giao chuyên nghiệp của phương Tây, trong đó, con số tốt nghiệp từ các trường của Hoa Kỳ không phải là nhỏ. Nhưng, theo nhận xét của ông Đặng Xương Hùng, hiện tượng đó chưa hẳn là một chủ trương của đảng cộng sản, mà chỉ là nổ lực thăng tiến của bản thân những viên chức ngoại giao đó mà thôi. - RFA
|
|

22.
Ông Trần Đại Quang muốn quân đội ngăn chặn ‘hoạt động chống phá’

Báo điện tử VNExpress tường thuật Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang “đề nghị quân đội vô hiệu hóa các hoạt động chống phá, giao Bộ Quốc Phòng triển khai chiến lược bảo vệ tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.”

Ông Quang đưa ra phát ngôn này trong lúc đến thăm Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Miếu Môn ở Hà Nội.

Blogger Thanh Sơn Phạm, người điều hành Diễn Đàn Phản Biện và Bàn Luận Về Kinh Tế-Chính Trị, đặt câu hỏi: “Lực lượng chống phá là lực lượng nào thưa ngài chủ tịch? Chức năng chính quân đội bảo vệ tổ quốc bảo vệ nhân dân quân đội không lo lại đi bảo vệ an nguy của đảng CSVN.”

“Hoạt động chống phá” có thể được xem là cụm từ gây ám ảnh với các quan chức ở Hà Nội. Trong bài diễn văn bế mạc Hội Nghị Trung Ương lần thứ sáu hôm 11 Tháng Mười, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu: .”..Không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.”

Hồi Tháng Năm, báo Quân Đội Nhân Dân đăng bài “Không được lợi dụng vấn đề đối thoại để chống phá.” Bài báo viết: “Các ‘nhà khoa học,’các ‘chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam’ suy nghĩ về chuyện ‘đối thoại’ mà ông Võ Văn Thưởng (trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương) nêu ra như thế nào? Liệu đây có phải là cơ hội để các vị ấy được công khai truyền bá quan điểm chống chế độ xã hội, chống đảng CSVN và nhà nước hay không? Xem xét một số comment, bài viết về chủ đề này ở một số trang mạng của những ‘nhà khoa học,’ ‘nhà báo,’ ‘nhà dân chủ,’ ‘nhân quyền’ tự phong, người đọc không khỏi thất vọng, thậm chí là bức xúc về tư duy chính trị mang tính bạo lực chống phá chế độ của một số người, tuy số lượng không đáng kể.”

Việc quan chức thường xuyên lạm dụng cụm từ “thế lực chống phá” mỗi khi phát ngôn khiến công luận bức xúc lên đến đỉnh điểm là khi Bộ Trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn nói: “Có thế lực chống phá lợi dụng tình trạng cá chết để công kích” khi đề cập về thảm họa do công ty Formosa gây ra hồi năm ngoái.”

Blogger Nhân Thế Hoàng viết: “Nghĩ cũng lạ, giờ cái gì xảy ra ở đất nước này, người ta cũng đổ cho các thế lực chống phá cả. Chị phó chủ tịch quận đi ăn bún, kêu trưởng công an ra trông xe, dân tình lên tiếng thì chị ấy lại bảo bọn thế lực thù địch nhân cơ hội để bôi nhọ chính quyền. Formosa xả thải làm chết biển, làm hàng triệu người dân điêu đứng, những người có lương tâm lên tiếng thì cũng bị vu là phản động, là nhận tiền của các thế lực thù địch để chống phá.”


“Mấy công trình nghìn tỷ đắp chiếu, mấy biệt phủ xa hoa của quan chức, những đại án hàng chục nghìn tỷ của mấy công ty nhà nước… Dân tình lên tiếng phản đối, trích rõ nguồn của báo chí chính thống đăng, thế mà cũng bị vu là đăng các thông tin phản động, là lợi dụng những việc lẻ tẻ để đánh giá sai các chính sách của đảng, nhà nước,” blogger này kể ra.

“Riết rồi cái nước này người ta tin rằng, khi bạn nói ra sự thật, tức là bạn đang phản động hoặc ít ra là bạn đang cổ xúy cho bọn phản động chống phá. Nói thật, mấy ông bà mà đường đường chính chính, cư xử nhã nhặn và lễ phép thì ai làm gì được mấy ông mấy bà. Đây, toàn phường lưu manh, ăn nói hàm hồ, cư xử thì như khỉ trong rừng mới ra, đến tiên Phật trên trời nhìn các ông bà còn nổi khùng chứ nói gì đến người trần mắt thịt như tụi tôi đây. Đúng là, người ta có thể mang con khỉ ra khỏi khu rừng chứ không bao giờ mang được khu rừng ra khỏi con khỉ.”

Blogger Khiêm Nhu Thị Nguyễn bình luận trên mạng xã hội: “Chưa có một chính quyền nào khinh thường, lăng mạ, sống chết mặc bay như chế độ này. Đến cả ý thức dân chủ của người dân, cũng bị đảng CSVN xem là thù địch, bị xem như một làn gió thời trang ngoại nhập từ Việt Tân thôi sao? Chính sự độc tài và bất công tột đỉnh của đảng đã đưa đẩy người dân, lương tâm họ thúc bách.” - nguoiviet

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9











No comments:

Post a Comment

View My Stats