Wednesday, 25 October 2017

SINH VIÊN YÊU NƯỚC PHAN KIM KHÁNH BỊ TÒA ÁN CỘNG SẢN VIỆT NAM KẾT ÁN 6 NĂM TÙ (tin tổng hợp)





11h45: Phiên toà đã kết thúc. Sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh bị toà án cộng sản kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế.

Biểu tình sau phiên toà

CTV Danlambao
 - Sáng nay 25/10/2017, toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mở phiên sơ thẩm xét xử sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 BLHS.

Phan Kim Khánh sinh năm 1993, cư trú tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Anh xuất thân từ gia đình nghèo nhưng anh rất hiếu học.

Phan Kim Khánh là sinh viên Đại Học năm thứ 5, từng là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. 

Phan Kim Khánh bị bắt ngày 21/3/2017, khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc chương trình 5 năm đại học. Truyền thông “lề đảng” loan tin rằng, từ cuối năm 2015 đến nay, Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là “Báo Tham nhũng” và “Tuần Việt Nam”; 3 trang trên mạng xã hội facebook lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”; 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam online”.

Cũng giống như hầu hết các phiên toà xét xử những người bất đồng chính kiến khác, tại phiên xử Phan Kim Khánh, lực lượng công an được huy động khá đông đảo để đảm bảo cả người thân “bị cáo” lẫn bạn bè và người thân không thể tiếp cận trụ sở toà án.

Tuy khởi hành từ sáng sớm để kịp đến toà án, nhưng gia đình Phan Kim Khánh đã bị công an giao thông chặn ngay đầu ngõ để “kiểm tra xem có tàng trữ vũ khí” không. Một chiếc xe ô tô của gia đình Khánh thuê để chở những người thân khác đi dự phiên toà cũng bị công an giao thông rượt đuổi trên đường cao tốc. Mục đích là để khủng bố tinh thần những người này và làm chậm thời gian đến dự phiên toà.

Cuộc hành trình đến Toà án của gia đình Phan Kim Khánh đã bị chậm khoảng một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, cho đến lúc này là 9 giờ sáng , mẹ và em gái của Khánh là bà Đỗ Thị Lập và cô Phan Thị Trang, vẫn không được vào trụ sở phiên toà để tham dự phiên xét xử người thân như luật định.

Mẹ và em gái sv Phan Kim Khánh. Ảnh Facebook Nguyễn Thuý Hạnh

Khoảng 8h20 phút, an ninh thường phục được tăng cường tiếp cận người đến quan sát phiên toà. Một chiếc xe giao thông được điều động đến trước toà án.

Ảnh CTV Danlambao

Có khoảng hơn 20 người hoạt động nhân quyền từ Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu đến tận Thái Nguyên để quan sát phiên toà và ủng hộ tinh thần cho người thanh niên yêu nước Phan Kim Khánh. Họ là những Bùi Thị Minh Hằng – cựu TNLT từ Vũng Tàu, các bloggers, facebooker Trương Văn Dũng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thuý Hạnh, Phương Lưu, dân oan Vân Lê đến từ Hải Phòng, Nguyễn Hoàng Vi (thành viên Mạng Lưới Blogger) từ Sài Gòn ra… và một số nhà hoạt động nhân quyền khác.

Gia đình Phan Kim Khánh cùng những người bạn. Ảnh CTV Danlambao

Anh Trương Văn Dũng đến từ Hà Nội. Ảnh Facebook Nguyễn Thuý Hạnh

Bên ngoài toà án, chị Nguyễn Thuý Hạnh chia sẻ với CTV Danlambao lý do tại sao chị có mặt tại phiên toà: Trong xã hội nhiễu nhương của chế độ tộc tài cộng sản như thế này thì người thanh niên yêu nước Phan Kim Khánh vô cùng hiếm hoi, vô cùng đáng quý, vô cùng đáng trân trọng, thế nên hôm nay tôi đến dự phiên toà này là để thể hiện cái sự đồng tình, ủng hộ đối với Phan Kim Khánh và phản đối phiên toà sai trái bất công này.

Quang cảnh phiên toà hôm nay cho thấy tất cả những gì cộng sản nói họ đều hoàn toàn làm ngược lại, vì phiên toà nói là phiên toà xét xử công khai nhưng mà an ninh cảnh sát đứng đầy và chúng tôi không được phép tiếp cận đến cổng phiên toà chưa nói đến chuyện vào dự phiên toà.

Cựu TNLT lương tâm Bùi Thị Minh Hằng cũng chia sẻ: "Ai cũng biết tình trạng dân chủ nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian vừa qua nó vô cùng tệ. Nó tệ ở chỗ là nó đã bị thế giới lên án rất là nhiều. Hiện nay mọi người biết là đã đến giờ phiên toà, chúng tôi đứng rất trật tự thì có những lực lượng DLV đến phá đám và công an chính quyền thì luôn có những hành động khủng bố…"

9h15: Một phụ nữ lạ mặt đã đến phá đám những người tới tham dự phiên toà. Sau màn phá đám đó thì lực lượng an ninh thường phục được tăng cường để áp sát nhóm người đến ủng hộ Phan Kim Khánh.

Chân dung mụ phá đám những người đến tham dự phiên toà.

Ảnh: CTV Danlambao

Từ Sài Gòn, không thể tới tham dự phiên toà bỏ túi sinh viên Phan Kim Khánh, blogger Phạm Thanh Nghiên đã thể hiện sự phẫn nộ của mình trên Facebook cá nhân:

"Cũng giống như các phiên toà man rợ kết tội những người bất đồng chính kiến khác, cái gọi là “phiên toà xét xử” Phan Kim Khánh - một sinh viên yêu nước cũng diễn ra “công khai”. Tức là cũng dở trò bẩn để ngăn chặn người thân giữa đường, không cho vào trụ sở để chứng kiến diễn biến của cái gọi là “luật pháp và công lý được thực thi”.

Cũng cảnh côn an sắc phục lẫn thương phục luôn trong tư thế sẵn sàng tung đòn vào bất cứ người dân nào muốn vào toà hoặc bị nghi ngờ có âm mưu đến quan sát phiên toà. Đấy là chưa kể bên trong toà án, rặt những công cụ của đảng đóng giả quần chúng phẫn nộ đi xem “tên phản động” bị trừng trị chứ chả có phó thường dân nào lọt vào đấy cả. Rồi từ “bị cáo” cho đến luật sư đều bị chặn họng, bị đủ loại lý cùn với tất tật các loại quan toà áp đặt và buộc tội. Đấy là chưa kể giới bưng bô bồi bút, bọn DLV phò đảng sau một cú “suỵt” sẽ tái hiện rất sống động không khí của thời Cải Cách Ruộng Đất bằng cách hô hào đánh giết, trừng trị “tên phản động” và đồng bọn. Thật không thể tởm hơn được nữa.

Trước đó, tôi không biết Khánh là ai. Nhưng qua người thanh niên nhiệt huyết này, và cả những người trẻ chưa quen khác , tôi có quyền hy vọng về một thế hệ không bao giờ lùi bước. Giữa lúc nản lòng, tôi nghĩ đến tương lai. Tương lai Việt Nam tự do."

Bà Đỗ Thị Lập - mẹ Phan Kim Khánh chia sẻ với CTV Dân Làm Báo rằng, bà không thể chấp nhận được phiên toà ngày hôm nay. 

Nếu được gặp, lời chia sẻ đầu tiên của bà mẹ sau 7 tháng không được gặp con sẽ là: Việc con làm là đúng, mẹ ủng hộ con.
VIDEO :

11h00: VKS đề nghị 6 năm tù giam cho sinh viên Phan Kim Khánh. Hội đồng xét xử đang hội ý để tuyên án

11h45: Phiên toà đã kết thúc. Sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh bị toà án cộng sản kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế.

25/10/2017


-----------------------------------------

25-10-2017

12h12′LS Hà Huy Sơn cho biết: “Toà tuyên Khánh sử dụng Internet để tuyên truyền tư tưởng đa nguyên, đa đảng, phi chính trị quân đội, bầu cử tự do, tự do báo chí… Giám định viên Bộ Thông tin Truyền thông thì kết luận, đó là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN. Khánh có liên lạc với người của Việt Tân. Khánh thừa nhận các hành vi của mình và cho rằng nó là kết quả nhận thức. Toà kết thúc 11:45 tuyên: 6 năm tù + 4 năm quản chế“.

12h02′: Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh: “Phan Kim Khánh 6 năm tù, 4 năm quản chế. Đả đảo CS!

11h34′: Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh cho biết: “VKS đề nghị 6 năm tù cho Phan Kim Khánh. Đang nghị án“.

10h57′: Facebooker Bùi Thị Minh Hằng có clip tranh luận với công an:

9h22′Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh đăng tải một số hình ảnh, cho thấy, “quần chúng tự phát” được huy động:
Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

8h15′:  Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh cập nhật một số hình ảnh tại cổng tòa:

Nhân viên an ninh (áo xanh) liên tục ngăn cản các nhà hoạt động đến tham dự phiên tòa.

Mẹ sinh viên Phan Kim Khánh (trái) và em gái không được vào tòa

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng (phải).

Toà án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Gia đình Phan Kim Khánh và các nhà hoạt động.

8h11′: Facebooker Bùi Thị Minh Hằng có clip trước cổng Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên: https://www.facebook.com/bui.thiminhhang.58/videos/289739984878722/

7h11′: Fcaebooker Nguyễn Thúy Hạnh đăng hình ảnh một số nhà hoạt động đến theo dõi phiên tòa:
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh.

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng.

-------------------------------------------------



Tháng 10 24, 2017 7:24CH EDT

Trong khi Hội nghị thượng đỉnh APEC đang đến gần, đàn áp nhằm vào những người vận động nhân quyền gia tang

Phan Kim Khanh  © Private

(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và ngay lập tức phóng thích blogger sinh viên Phan Kim Khánh. Các nhà tài trợ của Việt Nam và các lãnh đạo trong vùng cần tuyên bố rõ rằng mình sẽ đưa ra yêu cầu phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trước khi kỳ họp thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra vào tuần lễ từ mồng 6 đến ngày 11 tháng Mười một tại Đà Nẵng.

Dự kiến phiên tòa xử Phan Kim Khánh sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng Mười năm 2017 tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên. Anh bị bắt hồi tháng Ba năm 2017 vì đăng các bài viết phê phán chính quyền trên mạng internet và bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự, một trong những điều luật về an ninh quốc gia thường xuyên được sử dụng để tùy tiện trừng phạt những người lên tiếng phê phán và dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến. Nếu bị kết tội, anh phải đối mặt với bản án lên tới 12 năm tù.

“Tội danh ngụy tạo tuyên truyền chống nhà nước được thiết kế để dập tắt những tiếng nói ôn hòa phê bình chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam cần hủy bỏ những điều luật này và chấm dứt đàn áp sinh viên cũng như những người dân thường chỉ vì họ nói về những vấn nạn của đất nước trên mạng internet.”

Phan Kim Khánh, 24 tuổi, là sinh viên Khoa Quốc tế trường Đại học Thái Nguyên. Khi đang còn học năm thứ nhất, anh đã tham gia thành lập và điều hành một câu lạc bộ sinh viên trong trường để hỗ trợ các việc làm tình nguyện. Sau đó, anh trở thành ủy viên ban thư ký Hội Sinh viên. Phan Kim Khánh được trao nhiều giấy khen từ Hội Sinh viên và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh Thái Nguyên. Anh cũng được nhận học bổng năm 2015 để tham gia một khóa đào tạo do Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức cho thành viên của Chương trình Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Trong một bài luận cá nhân đã đăng, anh viết: “Tôi sinh ra tại một làng quê ở Phú Thọ, nơi mà mọi người dân đều thức dậy từ rất sớm để vất vả mưu sinh, có người vội sáng sớm ra đồng hái nhanh xe rau để kịp mang ra chợ, có người thổi bếp hâm vội nồi cơm và chút thức ăn để dành từ bữa tối qua kịp giờ làm sáng tại lò gạch công nghiệp. Họ làm việc vất vả, lam lũ cả ngày nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn… Vào những năm 2 năm 3, tôi bắt đầu tìm hiểu những vấn đề tồn đọng khiến Việt Nam không thể trở thành một đất nước phát triển… Tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ trong tương lai gần, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam.”

Công an bắt giữ Phan Kim Khánh vào ngày 21 tháng Ba năm 2017 vì đã thành lập và điều hành hai trang blog từ năm 2015 lấy tên là “Báo Tham nhũng” và “Tuần Việt Nam.” Ngoài ra, anh còn bị cho là đã mở ba tài khoản trên Facebook và hai tài khoản trên YouTube. Chính quyền buộc tội anh “liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác.”

Vụ bắt giữ Phan Kim Khánh là một phần trong đợt đàn áp đang tiếp diễn nhằm vào các blogger và các nhà hoạt động. Trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt ít nhất là 28 người và cáo buộc họ các tội danh an ninh quốc gia được diễn giải một cách mơ hồ. Vụ bắt giữ gần đây nhất xảy ra vào ngày 17 tháng Mười, khi công an bắt giữ nhà hoạt động vì môi trường Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh và khởi tố cô với cáo buộc là có các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Blogger Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà vẫn đang bị công an tạm giữ từ tháng Mười hai năm 2015 mà không đưa ra xét xử. Cáo buộc ban đầu đưa ra với họ là tuyên truyền chống nhà nước. Đến tháng Bảy năm 2017, cáo buộc bị thay đổi thành tội danh lật đổ.

Hơn 100 nhà hoạt động hiện đang phải thụ án tù vì đã thực thi các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Việt Nam cần phóng thích họ vô điều kiện, và hủy bỏ các điều luật có nội dung hình sự hóa ngôn luận ôn hòa, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.

“Tội duy nhất của Phan Kim Khánh là đã thể hiện quan điểm chính trị trái ý chính quyền,” ông Adams nói. “Sinh viên cần được khuyến khích viết về các vấn đề chính trị và xã hội, chứ không phải bị trừng phạt. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần gia tăng sức ép lên các nhà lãnh đạo Việt Nam để cải thiện thành tích yếu kém về nhân quyền, và Hội nghị thượng đỉnh APEC là dịp tốt để bắt đầu việc đó.”












No comments:

Post a Comment

View My Stats