Trân Văn - Thiên
Hạ Luận
21/10/2017
Kết
quả cuộc bầu cử tại Áo với khả năng Sebastian Kurz sẽ là Thủ tướng của quốc gia
này đã trở thành một trong những chủ đề chính được người Việt bàn luận rôm rả
suốt từ đầu tuần tới nay.
Giữa
lúc thiên hạ bình luận, dự đoán về tương lai của Áo, rộng hơn là của châu Âu,
những yếu tố có thể tác động đến cục diện thế giới khi Đảng Nhân dân ở Áo (OVP)
dẫn đầu trong cuộc bầu cử và dường như ông Kurz - thành viên của OVP (tổ chức
chính trị chủ trương quốc gia trên hết, siết chặt chính sách di dân) sẽ trở
thành Thủ tướng Áo thì cả dân chúng lẫn báo giới Việt Nam chỉ quan tâm đến chuyện
ông Kurz mới có 31 tuổi, lại… chưa tốt nghiệp đại học.
Sebastian
Kurz – nhân vật bỏ dở chương trình đào tạo cử nhân luật của một đại học tại Áo
để tham gia chính trị, đảm nhận vai trò Ngoại trưởng Áo từ năm 2014, lúc mới 27
tuổi – đã được người sử dụng Internet ở Việt Nam đem ra so sánh với qui trình
tuyển dụng công chức, các tiêu chuẩn trong quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo
trước nay tại Việt Nam.
Phạm
Thang trào lộng, Thủ tướng mà không ráng lấy được một chứng chỉ nghề hay văn bằng
trung cấp thì quá tệ! Facebooker này khuyên ông Kurz nên ngoái cổ nhìn sang Việt
Nam, nơi tiến sĩ nhiều như… cá biển, cử nhân… đông như côn trùng, học xong chỉ
có thể kiếm sống bằng Uber, Grab. Ngay cả nuôi heo cũng phải tốt nghiệp sư phạm loại xuất sắc...
Cũng
với lối trào lộng như thế, Bùi Anh Tấn “chê” dân Áo và chê cả phương Tây… kém cỏi
vì Việt Nam đã… phổ cập thạc sĩ, tiến sĩ đến cấp phường. Đại Gia Thành Vinh nhận
định, Áo “có vấn đề về qui hoạch cán bộ”. Hoàng Trọng Muôn cho rằng, quy trình,
quy hoạch kiểu đó, chưa bỏ tiền để “chạy” mà đã đứng đầu chính phủ thì... “chết”! Phạm Phương Lan khuyên Áo nên cử người sang Việt Nam “học tập”.
Tương
tự, Văn Bình Hoàng nhận xét, Kurz “trúng” Thủ tướng là… không đúng quy trình.
Tiến Đặng Bá “nhất trí” vì theo “tiêu chuẩn của Việt Nam”, Kurz chưa hội đủ các
điều kiện cần thiết. Vu Anh Nguyen phê bình “quốc tế cộng sản” cẩu thả để “lọt”
Kurz vì chưa tốt nghiệp đại học, đang nợ chứng chỉ tốt nghiệp lý luận chính trị
cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Dạ
Hoa tán thành do “dấu hiệu sai phạm” như thế là “rõ ràng rồi”.
Đã
có không ít facebooker dự đoán tương lai của Sebastian Kurz nếu Kurz sống tại
Việt Nam theo đúng kiểu đã giúp ông trở thành nhân vật chính trị sáng giá ở Áo.
Hai Nguyen Phu khẳng định, Kurz mà sống ở Việt Nam thì an ninh của Phòng Công
tác sinh viên đã viết tên “chàng” vào sổ đen và “chàng” đã được phát quyết định tống giam từ lâu rồi!. Lê Son tin
Kurz “gặp thời” vì… “đầu thai ở Áo” chứ qua Việt Nam thì… “biết”. Son khẳng định: Không “cạnh tranh” nổi đâu!
Đâu
là điểm chính khiến Sebastian Kruz trở thành đề tài để người Việt bàn tới, tán
lui? Theo Doan Khac Xuyen, không phải Kruz trẻ, đẹp, lãng tử, không có… văn bằng
tiến sĩ, bản chất vấn đề nằm ở chỗ không ai lót ổ cho “chàng”, “chàng” tự vươn
lên và quan trọng hơn hết thảy là được… dân bầu .
Chau Doan lý giải, trường hợp của Kurz chỉ “kỳ lạ” với người Việt, còn ở Áo thì
đó là chuyện bình thường. Chỉ khi quan niệm cởi mở, mọi thứ minh bạch, trung thực
thì mới có thể xuất hiện những trường hợp được goi là kỳ lạ” như vậy. Chau Doan
hy vọng Kruz sẽ trở thành “cảm hứng cho những người trẻ ở Việt Nam”. Có hàng
ngàn người tán thành nhận định của Chau Doan trừ chuyện Chau hy vọng Kruz sẽ trở
thành “cảm hứng cho những người trẻ ở Việt Nam”. Charlotte Wilson khuyến cáo: E
rằng những ai có nhiều cảm hứng sẽ sớm vào tù! Thay vì phản bác, Chau Doan nhìn
nhận, khuyến cáo của Charlotte Wilson là phản hồi… hay nhất!
***
Dẫu đã bộc lộ vô số khiếm khuyết nhưng đến nay, quy hoạch, quy trình tuyển dụng – bổ nhiệm công chức, viên chức tại Việt Nam vẫn là chiếc thang duy nhất dẫn đến đỉnh của danh vọng, quyền lực, giúp “vinh thân, phì gia”. Trong nhiều thập kỷ, xung đột diễn ra liên tục cả dưới chân thang lẫn các bậc thang, phô bày trọn vẹn những cung bậc bi hài của “thất tình, lục dục” ở đủ mọi phía.
Trường
hợp Sebastian Kruz chỉ là một trong những dịp để dân chúng Việt Nam bày tỏ suy
nghĩ, thái độ của họ đối với quy hoạch, quy trình nhân sự, song dường như giới
lãnh đạo Đảng CSVN không thèm bận tâm tới niềm tin, thiện cảm của hàng trăm triệu
người Việt. Thành ra khi cần phải trả lời về những thắc mắc, bất bình trước hiện
tượng cả gia đình, thậm chí cả gia tộc chia nhau nắm giữ các vị trí chủ chốt
trong hệ thống công quyền để “phục vụ cách mạng”, đã có những viên chức như bà
Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân
TP.HCM, thản nhiên bảo con giới lãnh đạo trở thành lãnh đạo là… “hạnh phúc của dân tộc”.
Lúc buộc phải đem “hạnh phúc của dân tộc” đi… cất vì chuyện lạm quyền, tham
nhũng đã quá rõ ràng thì giải thích hết sức lạc quan như ông Nguyễn Xuân Phúc,
cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng rằng… đó là “dấu hiệu tích cực trong siết chặt kỷ luật Đảng”.
Báo
chí Việt Nam vừa cho biết, ông Phúc mới đề nghị thành lập thêm… Viện Đạo đức học trong Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề
nghị của ông Phúc khiến công chúng chưng hửng. Hóa ra trước nay, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh - một hệ thống cồng kềnh với sáu phân viện, 17 viện và
trung tâm nghiên cứu, độc quyền đào tạo “trình độ lý luận chính trị” mức cao cấp
(tiêu chuẩn bắt buộc để xem xét, bổ nhiệm các cá nhân vào những vị trí như bí
thư, trưởng công an cấp quận huyện, giám đốc các sở trở lên) – chưa hề bận tâm
đến “nghiên cứu và giáo dục” đạo đức.
Trước
đề nghị của ông Phúc và sự tán thưởng một cách nhiệt thành của ông Nguyễn Xuân
Thắng, Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, một trong hai thành viên mới được
đưa vào Ban Bí thư, nhiều facebooker cười ha hả. Có người như Nguyễn Tường Luân
lập tức nêu thắc mắc, giả sử Viện Đạo đức học chào đời: Chỗ đâu mà chứa cho hết
và nếu thành công thì… còn ai làm việc nữa!
Trân Văn - Thiên
Hạ Luận
21/10/2017
Kết
quả cuộc bầu cử tại Áo với khả năng Sebastian Kurz sẽ là Thủ tướng của quốc gia
này đã trở thành một trong những chủ đề chính được người Việt bàn luận rôm rả
suốt từ đầu tuần tới nay.
Giữa
lúc thiên hạ bình luận, dự đoán về tương lai của Áo, rộng hơn là của châu Âu,
những yếu tố có thể tác động đến cục diện thế giới khi Đảng Nhân dân ở Áo (OVP)
dẫn đầu trong cuộc bầu cử và dường như ông Kurz - thành viên của OVP (tổ chức
chính trị chủ trương quốc gia trên hết, siết chặt chính sách di dân) sẽ trở
thành Thủ tướng Áo thì cả dân chúng lẫn báo giới Việt Nam chỉ quan tâm đến chuyện
ông Kurz mới có 31 tuổi, lại… chưa tốt nghiệp đại học.
Sebastian
Kurz – nhân vật bỏ dở chương trình đào tạo cử nhân luật của một đại học tại Áo
để tham gia chính trị, đảm nhận vai trò Ngoại trưởng Áo từ năm 2014, lúc mới 27
tuổi – đã được người sử dụng Internet ở Việt Nam đem ra so sánh với qui trình
tuyển dụng công chức, các tiêu chuẩn trong quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo
trước nay tại Việt Nam.
Phạm
Thang trào lộng, Thủ tướng mà không ráng lấy được một chứng chỉ nghề hay văn bằng
trung cấp thì quá tệ! Facebooker này khuyên ông Kurz nên ngoái cổ nhìn sang Việt
Nam, nơi tiến sĩ nhiều như… cá biển, cử nhân… đông như côn trùng, học xong chỉ
có thể kiếm sống bằng Uber, Grab. Ngay cả nuôi heo cũng phải tốt nghiệp sư phạm loại xuất sắc...
Cũng
với lối trào lộng như thế, Bùi Anh Tấn “chê” dân Áo và chê cả phương Tây… kém cỏi
vì Việt Nam đã… phổ cập thạc sĩ, tiến sĩ đến cấp phường. Đại Gia Thành Vinh nhận
định, Áo “có vấn đề về qui hoạch cán bộ”. Hoàng Trọng Muôn cho rằng, quy trình,
quy hoạch kiểu đó, chưa bỏ tiền để “chạy” mà đã đứng đầu chính phủ thì... “chết”! Phạm Phương Lan khuyên Áo nên cử người sang Việt Nam “học tập”.
Tương
tự, Văn Bình Hoàng nhận xét, Kurz “trúng” Thủ tướng là… không đúng quy trình.
Tiến Đặng Bá “nhất trí” vì theo “tiêu chuẩn của Việt Nam”, Kurz chưa hội đủ các
điều kiện cần thiết. Vu Anh Nguyen phê bình “quốc tế cộng sản” cẩu thả để “lọt”
Kurz vì chưa tốt nghiệp đại học, đang nợ chứng chỉ tốt nghiệp lý luận chính trị
cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Dạ
Hoa tán thành do “dấu hiệu sai phạm” như thế là “rõ ràng rồi”.
Đã
có không ít facebooker dự đoán tương lai của Sebastian Kurz nếu Kurz sống tại
Việt Nam theo đúng kiểu đã giúp ông trở thành nhân vật chính trị sáng giá ở Áo.
Hai Nguyen Phu khẳng định, Kurz mà sống ở Việt Nam thì an ninh của Phòng Công
tác sinh viên đã viết tên “chàng” vào sổ đen và “chàng” đã được phát quyết định tống giam từ lâu rồi!. Lê Son tin
Kurz “gặp thời” vì… “đầu thai ở Áo” chứ qua Việt Nam thì… “biết”. Son khẳng định: Không “cạnh tranh” nổi đâu!
Đâu
là điểm chính khiến Sebastian Kruz trở thành đề tài để người Việt bàn tới, tán
lui? Theo Doan Khac Xuyen, không phải Kruz trẻ, đẹp, lãng tử, không có… văn bằng
tiến sĩ, bản chất vấn đề nằm ở chỗ không ai lót ổ cho “chàng”, “chàng” tự vươn
lên và quan trọng hơn hết thảy là được… dân bầu .
Chau Doan lý giải, trường hợp của Kurz chỉ “kỳ lạ” với người Việt, còn ở Áo thì
đó là chuyện bình thường. Chỉ khi quan niệm cởi mở, mọi thứ minh bạch, trung thực
thì mới có thể xuất hiện những trường hợp được goi là kỳ lạ” như vậy. Chau Doan
hy vọng Kruz sẽ trở thành “cảm hứng cho những người trẻ ở Việt Nam”. Có hàng
ngàn người tán thành nhận định của Chau Doan trừ chuyện Chau hy vọng Kruz sẽ trở
thành “cảm hứng cho những người trẻ ở Việt Nam”. Charlotte Wilson khuyến cáo: E
rằng những ai có nhiều cảm hứng sẽ sớm vào tù! Thay vì phản bác, Chau Doan nhìn
nhận, khuyến cáo của Charlotte Wilson là phản hồi… hay nhất!
***
Dẫu đã bộc lộ vô số khiếm khuyết nhưng đến nay, quy hoạch, quy trình tuyển dụng – bổ nhiệm công chức, viên chức tại Việt Nam vẫn là chiếc thang duy nhất dẫn đến đỉnh của danh vọng, quyền lực, giúp “vinh thân, phì gia”. Trong nhiều thập kỷ, xung đột diễn ra liên tục cả dưới chân thang lẫn các bậc thang, phô bày trọn vẹn những cung bậc bi hài của “thất tình, lục dục” ở đủ mọi phía.
Trường
hợp Sebastian Kruz chỉ là một trong những dịp để dân chúng Việt Nam bày tỏ suy
nghĩ, thái độ của họ đối với quy hoạch, quy trình nhân sự, song dường như giới
lãnh đạo Đảng CSVN không thèm bận tâm tới niềm tin, thiện cảm của hàng trăm triệu
người Việt. Thành ra khi cần phải trả lời về những thắc mắc, bất bình trước hiện
tượng cả gia đình, thậm chí cả gia tộc chia nhau nắm giữ các vị trí chủ chốt
trong hệ thống công quyền để “phục vụ cách mạng”, đã có những viên chức như bà
Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân
TP.HCM, thản nhiên bảo con giới lãnh đạo trở thành lãnh đạo là… “hạnh phúc của dân tộc”.
Lúc buộc phải đem “hạnh phúc của dân tộc” đi… cất vì chuyện lạm quyền, tham
nhũng đã quá rõ ràng thì giải thích hết sức lạc quan như ông Nguyễn Xuân Phúc,
cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng rằng… đó là “dấu hiệu tích cực trong siết chặt kỷ luật Đảng”.
Báo
chí Việt Nam vừa cho biết, ông Phúc mới đề nghị thành lập thêm… Viện Đạo đức học trong Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề
nghị của ông Phúc khiến công chúng chưng hửng. Hóa ra trước nay, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh - một hệ thống cồng kềnh với sáu phân viện, 17 viện và
trung tâm nghiên cứu, độc quyền đào tạo “trình độ lý luận chính trị” mức cao cấp
(tiêu chuẩn bắt buộc để xem xét, bổ nhiệm các cá nhân vào những vị trí như bí
thư, trưởng công an cấp quận huyện, giám đốc các sở trở lên) – chưa hề bận tâm
đến “nghiên cứu và giáo dục” đạo đức.
Trước
đề nghị của ông Phúc và sự tán thưởng một cách nhiệt thành của ông Nguyễn Xuân
Thắng, Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, một trong hai thành viên mới được
đưa vào Ban Bí thư, nhiều facebooker cười ha hả. Có người như Nguyễn Tường Luân
lập tức nêu thắc mắc, giả sử Viện Đạo đức học chào đời: Chỗ đâu mà chứa cho hết
và nếu thành công thì… còn ai làm việc nữa!
No comments:
Post a Comment