Thomas Fuller
New York Times, August 25, 2012
Nguyễn Quốc Khải dịch
02:03:pm
10/09/12
Dấu
hiệu của thời gian: hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu hiệu rõ ràng của một nền
kinh tế bệnh hoạn
Dự án xây cất Saigon
Residence ở trung tâm thành phố HCM bị bỏ dở sau khi tầng một đã hoàn tất.
Những đống gạch, cọc thép còn để lại ở công trường. Một nhóm bảo vệ được mướn
để trông coi đã biến sàn móng xi măng thành chỗ đậu cho xe gắn máy - Hình: NYT
Tại
những thành phố lớn của Việt Nam, thị trường tài sản một thời phát triển nhanh
chóng nay đang vỡ tan tành ra từng mảnh. Hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu
hiệu rõ ràng của một nền kinh tế bệnh hoạn.
Một
viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã so sánh những vấn đề kinh tế
của Việt Nam với vụ đổ vỡ thị trường 15 năm trước đã san bằng nhiều nền kinh tế
ở Á châu.
Ông
Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân của thành phố HCM, một bộ phận
chấp hành cao nhất của thành phố, nhận xét “Tôi
có thể nói tình trạng này giống như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997.
Những người đầu tư vào tài sản đã đẩy giá lên cao. Họ mua để đầu cơ – không phải
để dùng.”
Những
vấn đề kinh tế của Việt Nam xem ra không trầm trọng bằng những vấn đề của cuộc
khủng hoảng tài chánh 1997 – kinh tế vẫn phát triển ở mức 4% — nhưng ngày càng
có thêm vấn đề.
Việc
bắt ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những thương gia giầu có nhất, đã làm cho
chỉ số của thị trường chứng khoán đột ngột giảm 4.8% vào ngày 21/8, một suy
thoái lớn nhất trong bốn năm vừa qua.
Việc
buộc tội Ông Kiên không rõ ràng. Hệ thống truyền thông của chính quyền nói rằng
ông bị tố cáo có những hoạt động thương mại bất hợp pháp.
Trường
hợp của ông bị xét xử mơ hồ đã nhấn mạnh đến một yếu tố quan trọng khiến cho
những tai họa ở Việt Nam trở nên trầm trọng hơn: Đó là sự kết hợp vụng về giữa
cách lãnh đạo bí mật [và độc tài] của Đảng Cộng Sản và nền kinh tế tư bản [tự
do]. Nó làm lu mờ triển vọng bình phục của một quốc gia có 91 triệu dân.
Những
nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng quản trị kinh tế của nhà nước và mức độ đáng
tin cậy của những con số thống kê. Ngân Hàng Nhà Nước [cách gọi ngân hàng trung
ương ở Việt Nam] nói rằng một trong 10 người vay tiền trong hệ thống ngân hàng
đã ngưng không trả nợ. Nhưng tổ chức Fitch Ratings nói rằng tỉ lệ nợ xấu có thể
cao hơn nhiều.
Nếu
cuộc khủng hoảng 1997 là do chế độ tư bản cấu kết gia đình bạn bè (crony
capitalism), những vấn đề của Việt Nam cũng có thể được mô tả là do chế độ tư
bản cấu kết gia đình bạn bè nhưng cộng thêm bản chất cộng sản. Những doanh nghiệp nhà nước đông
nghẹt những bạn bè và đồng minh của các cấp trong Đảng Cộng sản.
Ông Jonathan Pincus, Khoa Trưởng của
Chương Trình Giáo Dục KinhTế Fulbright tại Việt Nam nhận xét rằng “Quốc gia bị thao túng bởi những người trong
quốc gia để làm tiền. Điều cần phải làm là loại bỏ Đảng Cộng Sản ra khỏi ban
quản trị của những công ty quốc doanh. Nhưng tôi không thấy có một dự tính nào
về việc này.”
Giống
như tình trạng bong bóng của những thị trường tài sản tại những nơi khác trên
thế giới, những người đầu tư ở Việt Nam lợi dụng tình trạng tín dụng tự do để
xây những tòa nhà với hi vọng sẽ kiếm được lời nhanh chóng. Một khác biệt căn
bản là một số những tổ chức đầu cơ ở đây là những doanh nghiệp nhà nước có quan
hệ với Đảng Cộng Sản và có thể vay tiền với lãi suất thấp. Những công ty này nay
mang những món nợ quá lớn như hai đại công ty của chính quyền Vinashin và
Vinalines, đang “bỡn cợt” với tình trạng không trả nợ được.
Thành
phố HCM vẫn náo nhiệt, đầy du khách, và bị phiền phức với nạn kẹt xe – tất cả
là những dấu hiệu của sức sống. Nhưng sự kiện này che đậy những triệu chứng của
những tai họa kinh tế: những thanh niên khó kiếm được việc làm; 20% những công
ty nhỏ và trung bình phải đóng cửa trong năm vừa qua; và những dự án cơ sở hạ
tầng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.
Ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia nổi
tiếng và một cựu viên chức cao cấp trong một tổ chức nghiên cứu của nhà nước,
nói ông ta lo ngại rằng những vấn đề ở Việt Nam xẩy ra vào thời điểm kinh tế
thế giới đang gặp nhiều trở ngại vì những món nợ và Âu châu đang phải đối phó
với tình trạng nan giải của đồng Euro.
Ông
Doanh so sánh: “Vấn đề ở Việt Nam là một
thứ rượu pha trộn rất độc từ khủng hoảng nợ ở Âu châu, kinh tế trì trệ ở Hoa
Kỳ, cộng thêm với tình trạng kinh tế nguy ngập ở trong nước. Đây là một hỗn hợp
rất nguy hiểm.”
Khu
vực tư giúp cho kinh tế tiếp tục vận chuyển – Việt Nam là một nước xuất cảng
nhiều quần áo và giầy vào Hoa Kỳ – nhưng luồng tiền ngoại quốc đã chậm lại. Cam
kết đầu tư nước ngoài là 8 tỉ Mỹ kim (25 tỉ đồng Mã Lai – Malaysian Ringgit)
cho sáu tháng đầu của năm nay chỉ bằng 1/4 mức cam kết trong cùng một thời gian
ba năm trước.
Những
vấn đề mà những người trẻ Việt Nam phải đối phó không giống như cuộc khủng
hoảng thất nghiệp tại Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng kiếm việc không còn tự động
như vài năm trước.
Nhà
nước dùng những phương pháp vĩ mô cổ điển để giải quyết những vấn đề kinh tế:
giảm số lượng tiền lưu hành để ngăn chặn lạm phát hai số (trên 10%) và tiếp đến
là giảm lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực cho nền kinh tế.
Tuy
nhiên những ngân hàng tiếp tục rất thận trọng một phần vì ngày càng có nhiều
người không có khả năng trả nợ. Mức cung tín dụng đang giảm và mức tiêu thụ
không thay đổi; thí dụ các siêu thị báo cáo hàng bán giảm 20-30%.
Kinh
tế gia Lê Đăng Doanh nhận định rằng Việt Nam cần phải làm nhiều hơn thay vì chỉ
bơm tiền và hạ lãi suất xuống thấp.
Ông
Doanh nói những công ty quốc doanh thiếu hiệu năng như Vinashin, bành trướng vô
tội vạ vào những lãnh vực mà họ thiếu kinh nghiệm, cần phải gỡ bỏ, tư nhân hóa,
hoặc thu nhỏ lại.
Ông
Doanh nhận xét “Đây là thời điểm tốt cho sự phá hủy có sáng tạo.” Câu này có
nghĩa là thay thế những công ty đã được thành lập lâu nay bằng những công ty có
tính chất đổi mới.
Vietnam
Faces Economic Meltdown, Thomas Fuller (New York Times, August 25, 2012)
Bản
tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải
No comments:
Post a Comment