BBC
Cập nhật: 14:19 GMT - thứ tư, 12 tháng 9, 2012
Mâu thuẫn trong
nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các vụ truy bắt 'sai phạm kinh
tế' gần đây, tiếp tục được giới quan sát nước ngoài chú ý.
Viết trên trang
mạng Asia Sentinel hôm 6/9, cây bút David
Brown nhận định sự kiểm soát chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đang bị
suy yếu”.
Nhà ngoại giao
Mỹ đã về hưu này viết: “Nếu ông Dũng đi xuống, các thay đổi quan trọng trong
quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo.”
Dẫn lời các nhà
ngoại giao và một số học giả phương Tây, tác giả nhắc lại trong thời gian trước
Đại hội Đảng XI đầu năm ngoái, ông Trương Tấn Sang “có cố gắng mạnh mẽ để lật
ông Dũng ở vị trí Thủ tướng.”
“Ông thất bại và
Đại hội XI cho ông Dũng thêm nhiệm kỳ thứ hai 5 năm. Giải an ủi cho ông Sang là
chức chủ tịch nước mang tính lễ nghi.”
Cây bút David
Brown nói nay có những dấu hiệu là ông Sang cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đang vận động để “phá vỡ kiểm soát của ông Dũng về mặt chính sách và bảo trợ”.
Trả lời BBC qua email, tác giả David
Brown cho biết thêm nhận định về cuộc đấu tranh phe phái hiện nay tại Việt Nam.
David Brown: Trong những năm gần đây, nhu cầu duy
trì ổn định bên trong chế độ đã đẩy lùi cố gắng giải quyết các vấn đề cơ bản
xảy ra do khu vực quốc doanh thiếu hiệu quả và gánh nặng nợ nần của các ngân
hàng Việt Nam.
Vì vậy, thành
tựu chính của ba kỳ Đại hội Đảng vừa qua là các lãnh đạo đến tuổi đã nghỉ hưu
êm ả, còn những người trẻ nói chung đại diện cho nhiều trung tâm quyền lực bên
trong chính thể thì được thăng tiến. Giữa các kỳ đại hội, đòi hỏi hòa nhập vào
thị trường thế giới cùng liên hệ gia tăng với các nước đã thúc đẩy vị thế quan
trọng của giới kỹ trị và các chính khách cấp tỉnh cũng như trung ương chỉ huy
giới kỹ trị này.
Sẽ không xảy ra
việc Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cách chức Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù đang có thêm lo ngại về “bất ổn xã hội”. Căng thẳng
hiện thời bắt nguồn từ cố gắng tái khẳng định truyền thống chỉ huy của Đảng về
chính sách và nhân sự, đồng nghĩa với việc cân bằng lại quan hệ giữa bộ ba lãnh
đạo và các tổ chức của họ.
Chủ tịch Trương
Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những người khác có thể chỉ ra nhiều
thất bại, sai sót và đạo đức lỏng lẻo mà có thể đã làm giảm tính chính danh của
chế độ. Không rõ sự phê phán của họ có thắng thế hay không. Và cũng không có cơ
sở tin rằng nếu họ thắng, họ sẽ lãnh đạo tài tình hơn.
Bất kỳ ai kế
nhiệm ông Dũng và phe của ông cũng sẽ bực bội như ông Dũng vì sự bất tuân của
các trung tâm quyền lực địa phương. Họ cũng sẽ bị cám dỗ vì vô vàn cơ hội kiếm
tiền dễ dàng cho dù nhà nước bị mất uy tín.
BBC: Dường như ít ai đề cập liệu đấu đá
chính trị trong nước sẽ tác động thế nào đến quan hệ của Việt Nam với các nước
lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Theo ông, kết quả trận chiến này có gây lo ngại cho
các chính trị gia ở Washington hay Bắc Kinh?
David Brown: Bất đồng nội bộ hiện nay ở Việt
Nam không phải là vì chính sách ngoại giao và quốc phòng. Thực ra là chuyện “ai
được gì”, và chuyện này tác động thế nào đến việc người dân nghe theo sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Còn tranh cãi về
đối phó với đòi hỏi của Trung Quốc và Việt Nam hưởng lợi gì, đến mức nào, khi
tìm kiếm liên minh với Hoa Kỳ, chủ yếu chỉ là giữa chế độ và những người phê
phán ngoài Đảng.
Trong vấn đề
Biển Đông, giới lãnh đạo chóp bu dường như quyết không để Bắc Kinh có cớ gây ra
đối đầu quân sự trực tiếp. Linh động trong chiến lược sẽ vẫn là ưu tiên, dù ai
nắm quyền. Và, mặc dù sự linh động ấy đã có ích cho Việt Nam qua cả ngàn năm,
nó lại không được lòng của những công dân bình thường từng được nuôi dưỡng bằng
những chuyện kể về các chiến thắng oai hùng trước ngoại xâm Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment