22-09-2012
Việt Nam bóp nghẹt dòng chảy, chận cổng thông tin thông bằng cách
theo dõi, kiểm duyệt, và bỏ tù, theo một báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Nhà
báo (CPJ), một tổ chức giám sát tự do báo chí tại New York.
Họ cho biết ba blogger có tiếng - Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và ông Phan Thanh Hải - có thể bị kết án 20-năm tù về tội truyền bá tuyên truyền chống chính phủ. Họ sẽ ra bị đưa ra tòa xét xử vào thứ Hai tới (24 tháng 9).
Đại diện cao cấp của CPJ cho vùng Đông Nam Châu Á, Shawn Crispin, cho biết: “Chính phủ Việt Nam coi họ là những người duy nhất gìn giữ và bảo vệ lợi ích quốc gia cho Việt Nam, nhưng kinh tế suy thoái, nhà nước lấy đất của dân, và thái độ hèn yếu nhượng bộ lãnh thổ cho Trung Quốc bị các blogger độc lập chỉ trích ngày càng nhiều.
“Để đáp lại, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuống hay đàn áp các nhà báo, những người bất đồng chính kiến và những người vận động dân chủ.”
Họ cho biết ba blogger có tiếng - Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và ông Phan Thanh Hải - có thể bị kết án 20-năm tù về tội truyền bá tuyên truyền chống chính phủ. Họ sẽ ra bị đưa ra tòa xét xử vào thứ Hai tới (24 tháng 9).
Đại diện cao cấp của CPJ cho vùng Đông Nam Châu Á, Shawn Crispin, cho biết: “Chính phủ Việt Nam coi họ là những người duy nhất gìn giữ và bảo vệ lợi ích quốc gia cho Việt Nam, nhưng kinh tế suy thoái, nhà nước lấy đất của dân, và thái độ hèn yếu nhượng bộ lãnh thổ cho Trung Quốc bị các blogger độc lập chỉ trích ngày càng nhiều.
“Để đáp lại, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuống hay đàn áp các nhà báo, những người bất đồng chính kiến và những người vận động dân chủ.”
Tự do báo
chí. Nguồn ảnh: World Press Freedom Day
Bản báo cáo nói rằng bộ phận tuyên truyền trung ương của [chính phủ] Việt Nam chỉ đạo tất cả các chương trình thông tin của tất cả các ấn phẩm dòng chính và bỏ vào hộ sơ đen những ký giả đã đưa tin về các chủ đề chính trị nhạy cảm.
Những chủ đề bị cấm đoán là những vi phạm nhân quyền, những vụ tham nhũng cấp cao của chính phủ và khuynh hướng chống Trung Quốc. Phương tiện truyền thông nước ngoài cũng bị kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Theo nghiên cứu của CPJ, có ít nhất 14 ký giả đang bị tù tại Việt Nam.
Giới chức chính phủ cũng thắt chặt kiểm duyệt và giám sát mạng internet, và đang chuẩn bị ban hành luật mới sẽ cấm viết blog vô danh và yêu cầu các công ty như Facebook và Google phải có các văn phòng tại Việt Nam để chính phủ trong nước có thể dễ dàng theo dõi [blogger] hơn.
Crispin cho biết: “đàn áp và sách nhiễu nuôi sống một nền văn hóa sợ hãi và tự kiểm duyệt trong giới nhà báo tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần thay đổi chính sách của Việt Nam sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận.”
© DCVOnline
Nguồn: How Vietnam stifles press freedom. Roy Greenslade, The Guardian.
UK.
DCVOnline lược dịch và minh họa.
No comments:
Post a Comment