20.09.2012
Nếu chính trị và
văn hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, hệ luận đầu tiên có thể được rút ra là:
muốn có một sinh hoạt chính trị đàng hoàng nghiêm túc, điều cần có, trước hết,
là một văn hóa chính trị thích hợp. Cũng vậy, muốn có dân chủ, điều cần có đầu
tiên chính là văn hóa dân chủ. Không có văn hóa làm nền tảng, những thay đổi,
cho dù lớn lao đến mấy, như thay đổi giới lãnh đạo hay thậm chí, thể chế, chỉ
có tính cách tạm thời. Và hời hợt. Rồi, cuối cùng đâu cũng lại hoàn đấy. Con
quái vật độc tài, một lúc nào đó, sẽ ngoi đầu dậy trở lại, nuốt chửng nền dân
chủ còn phôi thai và lại hãm hại những người dân đang ngây thơ ngỡ mình đã hoặc
sẽ được giải phóng khỏi mọi kiềm kẹp.
Chính vì vậy, yếu tố văn hóa, cụ thể là văn hóa chính trị càng ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Nhưng văn hóa chính trị là gì?
Trước hết, xin nói một tí về văn hóa. Với mấy trăm định nghĩa khác nhau, “văn hóa” được xem là một trong những từ đa nghĩa và phức tạp nhất hiện nay. Có điều, ở Việt Nam, quan niệm về văn hóa vẫn còn rất đơn giản, ngay đối với những chuyên gia nổi tiếng nhất. Nói đến văn hóa, điều người ta thường nghĩ đến nhiều nhất là phong tục, tập quán và di tích lịch sử, bao gồm ngôn ngữ, tín ngưỡng, luật lệ, nghệ thuật, từ nghệ thuật bằng lời (ca dao, tục ngữ, cổ tích) đến nghệ thuật dựa trên nhịp điệu (dân ca và vũ điệu) và nghệ thuật không gian (chủ yếu là điêu khắc và kiến trúc) và hai khía cạnh quen thuộc khác: y phục và ẩm thực. Trong cách nghĩ như thế, người ta dễ tưởng, một, văn hóa là những gì ở bên ngoài chúng ta, hoặc chúng ta chỉ là những kẻ tiếp nhận và thực hành một cách thụ động; hai, trung tính (neutral), không gắn liền với một ý thức hệ, hay ít nhất, một quan điểm nào cả; và ba, ổn định từ đời này sang đời khác; với nó, chúng ta chỉ có một bổn phận duy nhất là bảo tồn.
Thật ra, tất cả những điều mới được đề cập chỉ là một phần của văn hóa. Đó là phần vật thể (với những lâu đài, đền miếu, tranh tượng, nhạc cụ, thực phẩm…) và một ít mang tính chất phi vật thể (với tín ngưỡng, văn học, âm nhạc, ngôn ngữ…). Đằng sau và bên dưới hai phần vật thể và phi vật thể ấy, còn một khía cạnh khác, càng ngày càng được chú ý vì nó chi phối gần như toàn bộ các mặt nổi kia: văn hóa được hiểu như một hệ thống ý nghĩa và niềm tin với những biểu tượng và những bảng giá trị đặc biệt được chia sẻ bởi các thành viên trong cộng đồng và cũng là yếu tố chính làm cho mỗi thành viên thực sự là thành viên của cộng đồng. Với hệ thống ý nghĩa và niềm tin ấy, mọi người sẽ có những tiêu chí và tiêu chuẩn giống nhau trong việc đánh giá người và vật, phân biệt cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở, điều nên làm và điều không nên làm, v.v.
Nói cách khác, văn hóa, ở ý nghĩa căn bản nhất, là những gì nằm sâu tận trong tiềm thức và vô thức của mỗi người, định hướng cho các lựa chọn, cách suy nghĩ và cách hành xử của họ theo một chuẩn mực đã thành truyền thống mà mọi người được thụ đắc từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Hiểu theo nghĩa đó, văn hóa chính trị chỉ là một phần phụ của văn hóa (subculture). Nếu văn hóa là một hệ thống ý nghĩa và niềm tin, văn hóa chính trị sẽ là hệ thống ý nghĩa và niềm tin liên quan đến chính trị, nghĩa là đến quan hệ quyền lực giữa các cá nhân cũng như giữa các tập thể, từ gia đình đến giai cấp, trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau. Cái gọi là quyền lực ấy bao gồm nhiều yếu tố từ quyền (right) đến thẩm quyền (authority) và các thiết chế phân phối quyền lực (power), trong đó, quan trọng nhất là quyền lực đối với việc lựa chọn và quyết định những gì liên quan đến số phận của cả tập thể cũng như của từng cá nhân. Văn hóa chính trị, do đó, theo tôi, trước hết, là hệ thống niềm tin về quyền, thẩm quyền và quyền lực. Tất cả các yếu tố ấy đều gắn liền với, nếu không muốn nói là châu tuần chung quanh, một thiết chế chính: nhà nước.
Ý niệm văn hóa chính trị đã được manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp, với Plato và Aristotle, nhưng chỉ thực sự phát triển, thành một đề tài nghiên cứu riêng và là một trong những vấn đề trung tâm của việc phân tích chính trị từ cuối thập niên 1950 đến nay. Người ta thường gắn liền sự ra đời của thuật ngữ này với các công trình nghiên cứu của Gabriel Almond, một nhà chính trị học người Mỹ, tác giả bài tiểu luận “Comparative Political Systems” đăng trên tờ Journal of Politics số 18 năm 1956 và đặc biệt, cuốn The Civic Culture xuất bản năm 1963.
Thời gian ở giữa hai tác phẩm này, nhiều học giả khác cũng tham gia vào cuộc tranh luận. Kết quả là chúng ta có vô số những cách nhìn khác nhau về ý niệm văn hóa chính trị. Với Almond, văn hóa chính trị là những định hướng – thái độ chính trị đặc biệt đối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân mình trong hệ thống ấy. Với Sidney Verba, nó là “hệ thống những niềm tin về kiểu mẫu của các thiết chế và sự tương tác chính trị.” Với Samuel Beer, hai vấn đề lớn liên quan đến văn hóa chính trị là: một, chính quyền nên được điều hành như thế nào; và hai, nó nên làm những gì. Và đằng sau hai vấn đề này là một số nguyên tắc chính liên quan đến giá trị, niềm tin và thái độ cảm xúc (emotional attitudes) của mọi thành viên trong cộng đồng. Roy Macridis tóm tắt: đó là những niềm tin được san sẻ và những luật lệ được chấp nhận một cách phổ biến. (1)
Mặc dù các định nghĩa trên sử dụng khá nhiều thuật ngữ tâm lý học, từ niềm tin đến thái độ, định hướng… các lý thuyết gia không dừng lại ở phạm vi tâm lý cá nhân: Đối tượng của văn hóa chính trị là tâm lý tập thể. Trong ý nghĩa đó, Almond và Verba xem văn hóa chính trị như một hệ thống chính trị được nội tâm hóa trong nhận thức, tình cảm và sự đánh giá của quần chúng; Ronald Inglehart xem văn hóa chính trị chính là khía cạnh chủ quan của các thiết chế xã hội; Harrison và Hungtington nhấn mạnh thêm: đó là những khía cạnh thuần túy chủ quan nằm dưới và chi phối cách suy nghĩ và hành xử của mọi người trong xã hội. Trong cuốn Political Culture, Walter A. Rosenbaum chia văn hóa chính trị thành hai cấp độ: ở cấp độ cá nhân, nó tập trung ở khía cạnh tâm lý; và ở cấp độ hệ thống, nó tập trung vào sự định hướng tập thể (collective orientation). (2)
Có thể nói, trung tâm của văn hóa chính trị là vấn đề định hướng. Có ba cấp độ định hướng chính.
Một, về phương diện nhận thức, nó bao gồm những hiểu biết về hệ thống chính trị cũng như vai trò của các thành phần tham dự vào hệ thống chính trị ấy, từ giới cầm quyền đến các đại biểu cũng như cả vai trò của truyền thông.
Hai, về phương diện cảm xúc, nó phản ánh tình cảm của dân chúng đối với hệ thống chính trị, đối với những người tham gia vào hệ thống ấy cũng như đối với các hoạt động và các giá trị mà hệ thống ấy đại diện hoặc theo đuổi.
Ba, về phương diện đánh giá, nó bộc lộ quan hệ cá nhân của con người đối với hệ thống chính trị trong nước, từ đó, định hình mức độ tham gia, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, vào cái hệ thống ấy.
Walter A. Rosenbaum, chi tiết hơn, chia sự định hướng ấy thành ba loại:
Chính vì vậy, yếu tố văn hóa, cụ thể là văn hóa chính trị càng ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Nhưng văn hóa chính trị là gì?
Trước hết, xin nói một tí về văn hóa. Với mấy trăm định nghĩa khác nhau, “văn hóa” được xem là một trong những từ đa nghĩa và phức tạp nhất hiện nay. Có điều, ở Việt Nam, quan niệm về văn hóa vẫn còn rất đơn giản, ngay đối với những chuyên gia nổi tiếng nhất. Nói đến văn hóa, điều người ta thường nghĩ đến nhiều nhất là phong tục, tập quán và di tích lịch sử, bao gồm ngôn ngữ, tín ngưỡng, luật lệ, nghệ thuật, từ nghệ thuật bằng lời (ca dao, tục ngữ, cổ tích) đến nghệ thuật dựa trên nhịp điệu (dân ca và vũ điệu) và nghệ thuật không gian (chủ yếu là điêu khắc và kiến trúc) và hai khía cạnh quen thuộc khác: y phục và ẩm thực. Trong cách nghĩ như thế, người ta dễ tưởng, một, văn hóa là những gì ở bên ngoài chúng ta, hoặc chúng ta chỉ là những kẻ tiếp nhận và thực hành một cách thụ động; hai, trung tính (neutral), không gắn liền với một ý thức hệ, hay ít nhất, một quan điểm nào cả; và ba, ổn định từ đời này sang đời khác; với nó, chúng ta chỉ có một bổn phận duy nhất là bảo tồn.
Thật ra, tất cả những điều mới được đề cập chỉ là một phần của văn hóa. Đó là phần vật thể (với những lâu đài, đền miếu, tranh tượng, nhạc cụ, thực phẩm…) và một ít mang tính chất phi vật thể (với tín ngưỡng, văn học, âm nhạc, ngôn ngữ…). Đằng sau và bên dưới hai phần vật thể và phi vật thể ấy, còn một khía cạnh khác, càng ngày càng được chú ý vì nó chi phối gần như toàn bộ các mặt nổi kia: văn hóa được hiểu như một hệ thống ý nghĩa và niềm tin với những biểu tượng và những bảng giá trị đặc biệt được chia sẻ bởi các thành viên trong cộng đồng và cũng là yếu tố chính làm cho mỗi thành viên thực sự là thành viên của cộng đồng. Với hệ thống ý nghĩa và niềm tin ấy, mọi người sẽ có những tiêu chí và tiêu chuẩn giống nhau trong việc đánh giá người và vật, phân biệt cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở, điều nên làm và điều không nên làm, v.v.
Nói cách khác, văn hóa, ở ý nghĩa căn bản nhất, là những gì nằm sâu tận trong tiềm thức và vô thức của mỗi người, định hướng cho các lựa chọn, cách suy nghĩ và cách hành xử của họ theo một chuẩn mực đã thành truyền thống mà mọi người được thụ đắc từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Hiểu theo nghĩa đó, văn hóa chính trị chỉ là một phần phụ của văn hóa (subculture). Nếu văn hóa là một hệ thống ý nghĩa và niềm tin, văn hóa chính trị sẽ là hệ thống ý nghĩa và niềm tin liên quan đến chính trị, nghĩa là đến quan hệ quyền lực giữa các cá nhân cũng như giữa các tập thể, từ gia đình đến giai cấp, trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau. Cái gọi là quyền lực ấy bao gồm nhiều yếu tố từ quyền (right) đến thẩm quyền (authority) và các thiết chế phân phối quyền lực (power), trong đó, quan trọng nhất là quyền lực đối với việc lựa chọn và quyết định những gì liên quan đến số phận của cả tập thể cũng như của từng cá nhân. Văn hóa chính trị, do đó, theo tôi, trước hết, là hệ thống niềm tin về quyền, thẩm quyền và quyền lực. Tất cả các yếu tố ấy đều gắn liền với, nếu không muốn nói là châu tuần chung quanh, một thiết chế chính: nhà nước.
Ý niệm văn hóa chính trị đã được manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp, với Plato và Aristotle, nhưng chỉ thực sự phát triển, thành một đề tài nghiên cứu riêng và là một trong những vấn đề trung tâm của việc phân tích chính trị từ cuối thập niên 1950 đến nay. Người ta thường gắn liền sự ra đời của thuật ngữ này với các công trình nghiên cứu của Gabriel Almond, một nhà chính trị học người Mỹ, tác giả bài tiểu luận “Comparative Political Systems” đăng trên tờ Journal of Politics số 18 năm 1956 và đặc biệt, cuốn The Civic Culture xuất bản năm 1963.
Thời gian ở giữa hai tác phẩm này, nhiều học giả khác cũng tham gia vào cuộc tranh luận. Kết quả là chúng ta có vô số những cách nhìn khác nhau về ý niệm văn hóa chính trị. Với Almond, văn hóa chính trị là những định hướng – thái độ chính trị đặc biệt đối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân mình trong hệ thống ấy. Với Sidney Verba, nó là “hệ thống những niềm tin về kiểu mẫu của các thiết chế và sự tương tác chính trị.” Với Samuel Beer, hai vấn đề lớn liên quan đến văn hóa chính trị là: một, chính quyền nên được điều hành như thế nào; và hai, nó nên làm những gì. Và đằng sau hai vấn đề này là một số nguyên tắc chính liên quan đến giá trị, niềm tin và thái độ cảm xúc (emotional attitudes) của mọi thành viên trong cộng đồng. Roy Macridis tóm tắt: đó là những niềm tin được san sẻ và những luật lệ được chấp nhận một cách phổ biến. (1)
Mặc dù các định nghĩa trên sử dụng khá nhiều thuật ngữ tâm lý học, từ niềm tin đến thái độ, định hướng… các lý thuyết gia không dừng lại ở phạm vi tâm lý cá nhân: Đối tượng của văn hóa chính trị là tâm lý tập thể. Trong ý nghĩa đó, Almond và Verba xem văn hóa chính trị như một hệ thống chính trị được nội tâm hóa trong nhận thức, tình cảm và sự đánh giá của quần chúng; Ronald Inglehart xem văn hóa chính trị chính là khía cạnh chủ quan của các thiết chế xã hội; Harrison và Hungtington nhấn mạnh thêm: đó là những khía cạnh thuần túy chủ quan nằm dưới và chi phối cách suy nghĩ và hành xử của mọi người trong xã hội. Trong cuốn Political Culture, Walter A. Rosenbaum chia văn hóa chính trị thành hai cấp độ: ở cấp độ cá nhân, nó tập trung ở khía cạnh tâm lý; và ở cấp độ hệ thống, nó tập trung vào sự định hướng tập thể (collective orientation). (2)
Có thể nói, trung tâm của văn hóa chính trị là vấn đề định hướng. Có ba cấp độ định hướng chính.
Một, về phương diện nhận thức, nó bao gồm những hiểu biết về hệ thống chính trị cũng như vai trò của các thành phần tham dự vào hệ thống chính trị ấy, từ giới cầm quyền đến các đại biểu cũng như cả vai trò của truyền thông.
Hai, về phương diện cảm xúc, nó phản ánh tình cảm của dân chúng đối với hệ thống chính trị, đối với những người tham gia vào hệ thống ấy cũng như đối với các hoạt động và các giá trị mà hệ thống ấy đại diện hoặc theo đuổi.
Ba, về phương diện đánh giá, nó bộc lộ quan hệ cá nhân của con người đối với hệ thống chính trị trong nước, từ đó, định hình mức độ tham gia, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, vào cái hệ thống ấy.
Walter A. Rosenbaum, chi tiết hơn, chia sự định hướng ấy thành ba loại:
Định hướng về cấu
trúc chính quyền, bao gồm hai khía cạnh: đối với thể chế và đối với các thành
tựu của chính phủ.
Định hướng về các
yếu tố khác trong hệ thống chính trị (ví dụ: bản sắc chính trị, sự tin tưởng
trong lãnh vực chính trị và luật lệ trong sinh hoạt chính trị).
Định hướng về các
hoạt động chính trị của bản thân mình (bao gồm thái độ và cách thức dấn thân
cũng như ý thức về tính hiệu quả của sự dấn thân ấy) (3)
Cũng giống như văn
hóa nói chung, ở tất cả các khía cạnh nêu trên, văn hóa chính trị đều có tính
chất tập thể, đều được thụ đắc qua hệ thống giáo dục và tuyên truyền, và đều
chịu ảnh hưởng của truyền thống. Dĩ nhiên văn hóa chính trị không phân bố đều
đặn cho mọi người: mỗi cá nhân, bên cạnh những điểm chung, vẫn có thể khác biệt
ở mức độ. Nhưng văn hóa chính trị vẫn là những gì, thứ nhất, chi phối cách suy
nghĩ và những lựa chọn cũng như quyết định của mỗi người khi đối diện với các
tình huống chính trị nào đó; và thứ hai, có thể nhìn thấy trong đời sống hàng
ngày, ở các sinh hoạt chính trị bình thường hàng ngày.
Tìm hiểu về văn hóa chính trị Việt Nam hẳn chúng ta sẽ phát hiện ra lắm điều thú vị. Cho đến nay, đó vẫn còn là một đề tài mới. Một vùng đất còn hoang.
***
Chú thích:
Tìm hiểu về văn hóa chính trị Việt Nam hẳn chúng ta sẽ phát hiện ra lắm điều thú vị. Cho đến nay, đó vẫn còn là một đề tài mới. Một vùng đất còn hoang.
***
Chú thích:
Xem luận án tiến
sĩ của Kwang- Il Yoon, Political Culture of Individualism and Collectivism đệ
trình tại The University of Michigan năm 2010. Đọc trên deepblue.lib.umich.edu/bitstream/2027.42/75827/1/kiyoon_1.pdf
Walter A.
Rosenbaum (1975), Political Culture), London: Nelson, tr. 4.
Như trên, tr. 6-7.
BÀI TRƯỚC :
19.09.2012
Có hai câu hỏi những người quan tâm đến chính trị thế
giới thường nêu lên: Tại sao có những nước giàu hoặc rất giàu, càng ngày càng
giàu và có những nước khác lại cứ nghèo mãi, lúc nào cũng kham khổ và triền
miên chịu đựng đói khát? Tại sao có những nước dân chủ, biết tôn trọng nhân
quyền và có những nước cứ chìm đắm mãi trong họa độc tài?
Trả lời cho cả hai câu hỏi ấy, trước, giới nghiên cứu thường tập trung vào các khía cạnh như dân số (dân số phát triển quá nhanh trên một vùng đất nghèo nàn về tài nguyên); địa lý (đất đai cằn cỗi, tài nguyên thiên nhiên ít, khí hậu khắc nghiệt), kinh tế (không có vốn, việc phân phối tài sản không đồng đều, bao nhiêu tiền của đều bị giới lãnh đạo hoặc giàu có vơ vét hết) và xã hội (tình trạng mù chữ cao, thiếu các kỹ năng lao động cần thiết, hệ thống an sinh xã hội thấp), v.v. (1) Những cách giải thích ấy đều đúng. Nhưng lại bất cập. Gần đây, người ta chú ý đến một khía cạnh khác: văn hóa. Theo họ, chính văn hóa mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Về vấn đề dân chủ, cũng vậy, trước, người ta giải thích bằng lý do kinh tế: dân chủ gắn liền với sự phát triển, như là kết quả của sự phát triển kinh tế; sau, người ta cũng lại chú ý đến yếu tố văn hóa: có những nền văn hóa thúc đẩy dân chủ, ngược lại, cũng có những nền văn hóa kiềm hãm hoặc loại trừ dân chủ.
Trong lời nói đầu cuốn Culture Matters: How Values Shape Human Progress do Lawrence E. Harrison và Samuel P. Huntington biên tập (2000), Huntington kể, đầu thập niên 1990, ông tình cờ đọc được một số tài liệu về hai nước Ghana và Hàn Quốc. Trước đó mấy chục năm, vào thập niên 1960, hai quốc gia này giống nhau vô cùng. Cả hai đều có số tổng thu nhập trên đầu người ngang nhau, cơ cấu kinh tế với những ngành sản xuất và dịch vụ xã hội giống nhau. Cả hai cũng nhận được nguồn viện trợ từ nước ngoài như nhau. Vậy mà, ba mươi năm sau, Hàn Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ 14 trên thế giới với những tổ hợp liên quốc gia, những ngành sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao cấp, có khả năng cạnh tranh với bất cứ một quốc gia tân tiến nào khác. Hơn nữa, về chính trị, Hàn Quốc cũng càng ngày càng dân chủ hóa, và tính chất dân chủ ấy cũng càng ngày càng ổn định, càng vững chắc. Trong khi đó, tình hình Ghana thì khác hẳn: thu nhập trên đầu người ở Ghana hiện nay chỉ bằng một phần mười lăm (1/15) của Hàn Quốc. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Dĩ nhiên, có nhiều lý do, nhưng theo Huntington, lý do quan trọng nhất là văn hóa: Hàn Quốc đề cao sự cần cù, tinh thần kỷ luật, dám đầu tư, coi trọng giáo dục và tổ chức. Văn hóa Ghana, ngược lại, nhắm vào những giá trị khác.
Cũng theo Huntington, vào đầu thập niên 1990, nhiều học giả khác, với những đề tài nghiên cứu khác nhau, cũng đi đến kết luận tương tự: tất cả đều tập trung vào văn hóa và xem văn hóa như một trong những yếu tố chính quyết định sự phát triển cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Thật ra, không phải trước đây người ta không quan tâm đến văn hóa. Có. Ngay từ thập niên 1940 và 1950, nhiều học giả nổi tiếng như Margaret Mead, Ruth Benedict, David McClelland, Gabriel Almond, Sidney Verba, Lucian Pye và Martin Lipset đã xem văn hóa như một yếu tố nòng cốt để tìm hiểu xã hội và những sự phát triển về kinh tế cũng như về chính trị. Tuy nhiên, khuynh hướng này tự dưng nhạt và yếu hẳn trong mấy thập niên kế tiếp. Nó chỉ hồi sinh vào giữa thập niên 1980, chủ yếu với công trình nghiên cứu của Lawrence E. Harrison, “Kém phát triển là một tình trạng tâm thức – trường hợp châu Mỹ La Tinh” (Underdevelopment Is a State of Mind – The Latin American Case). Trong đó, ông chứng minh ở hầu hết các quốc gia châu Mỹ La Tinh, văn hóa là trở ngại đầu tiên của sự phát triển. Thoạt đầu, cuốn sách gây ra nhiều phản đối dữ dội. Tuy nhiên, về sau, dần dần người ta nhận ra cách phân tích của Harrison có nhiều sức thuyết phục. Từ đó, không những các nhà chính trị học mà rất nhiều học giả ở nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau cũng đều quan tâm đến yếu tố văn hóa khi tìm cách giải thích các hiện tượng hiện đại hóa, dân chủ hóa, các chiến lược quân sự cũng như cách hành xử của các nhóm sắc tộc trên thế giới. Giới nghiên cứu gọi đó là “bước ngoặt văn hóa” (cultural turn) trong học thuật.
Trong bài “Sẽ có nhiều nước trở thành dân chủ?” (Will More Countries Become Democratic?) đăng trên tạp chí Political Science Quarterly, số 99, năm 1984, Huntington phân tích nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh văn hóa như những tiền đề của dân chủ. Ông nhắc lại một nhận định đã được nhiều người nêu: tình hình dân chủ tương ứng với các tôn giáo lớn trên thế giới. Tất cả các quốc gia có nhiều người theo đạo Tin Lành (đặc biệt ở Mỹ và Âu châu, trừ Đông Đức) đều là nước dân chủ. Ở những nước theo đạo Công giáo, bức tranh dân chủ ít thuần nhất hơn: ở Âu châu, nói chung, những nước Công giáo dân chủ xuất hiện muộn hơn những nước theo đạo Tin Lành; ở châu Mỹ La Tinh, dân chủ càng xuất hiện muộn và thường đối diện với nhiều bất ổn.
Ở các nước theo Hồi giáo, dân chủ lại càng gặp khó khăn. Theo thống kê năm 1984, trong số 36 quốc gia Hồi giáo chiếm đa số, 21 quốc gia hoàn toàn không có tự do, 15 quốc gia tương đối tự do, và chỉ có một quốc gia duy nhất là thực sự tự do. Tương tự, phần lớn các quốc gia theo Nho giáo và Phật giáo đều độc tài, ngay cả ở những nơi kinh tế phát triển khá cao như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Tại sao có những sự khác biệt ấy? Theo Huntington, “cả hai khía cạnh học thuyết và cấu trúc của tôn giáo có thể có vai trò nhất định.”
Xin mở ngoặc ngay để nói thêm về nhận định trên của Huntington: Từ năm 1984, năm Huntington xuất bản bài báo trên, trên thế giới đã có một số thay đổi. Thứ nhất, số lượng các quốc gia Hồi giáo được dân chủ hóa không thay đổi mấy. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), chỉ có Indonesia là thực sự đang trong quá trình xây dựng dân chủ; còn ở các nước, ngay cả những quốc gia rất giàu có nhờ dầu lửa, dân chủ vẫn chỉ là một mơ ước. Thứ hai, ba quốc gia Nho giáo và Phật giáo được Huntington nhắc đến, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, đều, với những mức độ khác nhau, đã được dân chủ hóa. Người ta giải thích hiện tượng này như sau: tiến trình dân chủ hóa ở đó xuất phát từ lý do kinh tế hơn là văn hóa. Nói cách khác, luận điểm chính của Huntington vẫn có giá trị: ảnh hưởng tiêu cực đối với dân chủ của Nho giáo ít hơn là Hồi giáo.
Vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo, trong cuốn Atlas of Pre-colonial Society (1999), Hans-Peter Muller nêu lên ba yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa: tính chất đa dạng về ngôn ngữ và sắc tộc, hệ thống gia đình và gia tộc, và ưu thế của nam quyền. Nói chung, quốc gia nào càng có nhiều sắc tộc và nhiều ngôn ngữ càng khó giao tiếp với nhau, do đó, những điểm chung trong quan niệm về giá trị giữa các công dân càng ít; hậu quả là nền pháp trị càng bấp bênh, cơ sở để xây dựng một xã hội dân sự và dân chủ càng hiếm hoi. Về vai trò của gia đình và gia tộc cũng vậy: ở quốc gia nào chế độ đại gia đình càng mạnh và càng phổ biến, sự liên kết và tin cậy giữa các thành viên ngoài gia đình và gia tộc càng trở thành khó khăn, sự phát triển của dân chủ, do đó, cũng sẽ càng chậm. Về vai trò của nam giới cũng vậy nữa: ở đâu nam quyền càng thống trị, người ta càng tìm cách củng cố cơ chế chính trị có lợi nhất cho họ, nghĩa là loại trừ phụ nữ và phản dân chủ.
Wolf Linder và Andre Bachtiger, trong bài “What drives democratisation in Asia and Africa”, sau khi so sánh tình hình chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, phần nào bác bỏ quan điểm ấy: Họ không tin là tính chất đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ cũng như vị thế nam quyền là những sự cản trở đối với tiến trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, họ thừa nhận là tinh thần gia tộc là một trở ngại chính: nó đi ngược chiều với tinh thần dân chủ. Trong khi dân chủ dựa trên sự liên kết và tin cậy giữa các thành viên trong xã hội, tinh thần gia tộc lại muốn chỉ giới hạn điều đó trong phạm vi những người cùng máu mủ với nhau mà thôi (2).
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cũng dùng văn hóa để giải thích con đường cách mạng dân chủ đầy gập ghềnh ở các nước Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011. Sau đó dân chúng ào ạt đổ xuống đường biểu tình làm sụp đổ hàng loạt các chế độ độc tài từng thống trị cả mấy chục năm, thoạt đầu, người ta ngỡ dân chủ đã xuất hiện và quyền tự do được tôn trọng. Nhưng một năm đã trôi qua, những biến động diễn ra tại các quốc gia ấy cho thấy dân chủ vẫn còn là một lý tưởng và một ước mơ xa vời.
Vời vợi.
***
Trả lời cho cả hai câu hỏi ấy, trước, giới nghiên cứu thường tập trung vào các khía cạnh như dân số (dân số phát triển quá nhanh trên một vùng đất nghèo nàn về tài nguyên); địa lý (đất đai cằn cỗi, tài nguyên thiên nhiên ít, khí hậu khắc nghiệt), kinh tế (không có vốn, việc phân phối tài sản không đồng đều, bao nhiêu tiền của đều bị giới lãnh đạo hoặc giàu có vơ vét hết) và xã hội (tình trạng mù chữ cao, thiếu các kỹ năng lao động cần thiết, hệ thống an sinh xã hội thấp), v.v. (1) Những cách giải thích ấy đều đúng. Nhưng lại bất cập. Gần đây, người ta chú ý đến một khía cạnh khác: văn hóa. Theo họ, chính văn hóa mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Về vấn đề dân chủ, cũng vậy, trước, người ta giải thích bằng lý do kinh tế: dân chủ gắn liền với sự phát triển, như là kết quả của sự phát triển kinh tế; sau, người ta cũng lại chú ý đến yếu tố văn hóa: có những nền văn hóa thúc đẩy dân chủ, ngược lại, cũng có những nền văn hóa kiềm hãm hoặc loại trừ dân chủ.
Trong lời nói đầu cuốn Culture Matters: How Values Shape Human Progress do Lawrence E. Harrison và Samuel P. Huntington biên tập (2000), Huntington kể, đầu thập niên 1990, ông tình cờ đọc được một số tài liệu về hai nước Ghana và Hàn Quốc. Trước đó mấy chục năm, vào thập niên 1960, hai quốc gia này giống nhau vô cùng. Cả hai đều có số tổng thu nhập trên đầu người ngang nhau, cơ cấu kinh tế với những ngành sản xuất và dịch vụ xã hội giống nhau. Cả hai cũng nhận được nguồn viện trợ từ nước ngoài như nhau. Vậy mà, ba mươi năm sau, Hàn Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ 14 trên thế giới với những tổ hợp liên quốc gia, những ngành sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao cấp, có khả năng cạnh tranh với bất cứ một quốc gia tân tiến nào khác. Hơn nữa, về chính trị, Hàn Quốc cũng càng ngày càng dân chủ hóa, và tính chất dân chủ ấy cũng càng ngày càng ổn định, càng vững chắc. Trong khi đó, tình hình Ghana thì khác hẳn: thu nhập trên đầu người ở Ghana hiện nay chỉ bằng một phần mười lăm (1/15) của Hàn Quốc. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Dĩ nhiên, có nhiều lý do, nhưng theo Huntington, lý do quan trọng nhất là văn hóa: Hàn Quốc đề cao sự cần cù, tinh thần kỷ luật, dám đầu tư, coi trọng giáo dục và tổ chức. Văn hóa Ghana, ngược lại, nhắm vào những giá trị khác.
Cũng theo Huntington, vào đầu thập niên 1990, nhiều học giả khác, với những đề tài nghiên cứu khác nhau, cũng đi đến kết luận tương tự: tất cả đều tập trung vào văn hóa và xem văn hóa như một trong những yếu tố chính quyết định sự phát triển cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Thật ra, không phải trước đây người ta không quan tâm đến văn hóa. Có. Ngay từ thập niên 1940 và 1950, nhiều học giả nổi tiếng như Margaret Mead, Ruth Benedict, David McClelland, Gabriel Almond, Sidney Verba, Lucian Pye và Martin Lipset đã xem văn hóa như một yếu tố nòng cốt để tìm hiểu xã hội và những sự phát triển về kinh tế cũng như về chính trị. Tuy nhiên, khuynh hướng này tự dưng nhạt và yếu hẳn trong mấy thập niên kế tiếp. Nó chỉ hồi sinh vào giữa thập niên 1980, chủ yếu với công trình nghiên cứu của Lawrence E. Harrison, “Kém phát triển là một tình trạng tâm thức – trường hợp châu Mỹ La Tinh” (Underdevelopment Is a State of Mind – The Latin American Case). Trong đó, ông chứng minh ở hầu hết các quốc gia châu Mỹ La Tinh, văn hóa là trở ngại đầu tiên của sự phát triển. Thoạt đầu, cuốn sách gây ra nhiều phản đối dữ dội. Tuy nhiên, về sau, dần dần người ta nhận ra cách phân tích của Harrison có nhiều sức thuyết phục. Từ đó, không những các nhà chính trị học mà rất nhiều học giả ở nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau cũng đều quan tâm đến yếu tố văn hóa khi tìm cách giải thích các hiện tượng hiện đại hóa, dân chủ hóa, các chiến lược quân sự cũng như cách hành xử của các nhóm sắc tộc trên thế giới. Giới nghiên cứu gọi đó là “bước ngoặt văn hóa” (cultural turn) trong học thuật.
Trong bài “Sẽ có nhiều nước trở thành dân chủ?” (Will More Countries Become Democratic?) đăng trên tạp chí Political Science Quarterly, số 99, năm 1984, Huntington phân tích nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh văn hóa như những tiền đề của dân chủ. Ông nhắc lại một nhận định đã được nhiều người nêu: tình hình dân chủ tương ứng với các tôn giáo lớn trên thế giới. Tất cả các quốc gia có nhiều người theo đạo Tin Lành (đặc biệt ở Mỹ và Âu châu, trừ Đông Đức) đều là nước dân chủ. Ở những nước theo đạo Công giáo, bức tranh dân chủ ít thuần nhất hơn: ở Âu châu, nói chung, những nước Công giáo dân chủ xuất hiện muộn hơn những nước theo đạo Tin Lành; ở châu Mỹ La Tinh, dân chủ càng xuất hiện muộn và thường đối diện với nhiều bất ổn.
Ở các nước theo Hồi giáo, dân chủ lại càng gặp khó khăn. Theo thống kê năm 1984, trong số 36 quốc gia Hồi giáo chiếm đa số, 21 quốc gia hoàn toàn không có tự do, 15 quốc gia tương đối tự do, và chỉ có một quốc gia duy nhất là thực sự tự do. Tương tự, phần lớn các quốc gia theo Nho giáo và Phật giáo đều độc tài, ngay cả ở những nơi kinh tế phát triển khá cao như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Tại sao có những sự khác biệt ấy? Theo Huntington, “cả hai khía cạnh học thuyết và cấu trúc của tôn giáo có thể có vai trò nhất định.”
Xin mở ngoặc ngay để nói thêm về nhận định trên của Huntington: Từ năm 1984, năm Huntington xuất bản bài báo trên, trên thế giới đã có một số thay đổi. Thứ nhất, số lượng các quốc gia Hồi giáo được dân chủ hóa không thay đổi mấy. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), chỉ có Indonesia là thực sự đang trong quá trình xây dựng dân chủ; còn ở các nước, ngay cả những quốc gia rất giàu có nhờ dầu lửa, dân chủ vẫn chỉ là một mơ ước. Thứ hai, ba quốc gia Nho giáo và Phật giáo được Huntington nhắc đến, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, đều, với những mức độ khác nhau, đã được dân chủ hóa. Người ta giải thích hiện tượng này như sau: tiến trình dân chủ hóa ở đó xuất phát từ lý do kinh tế hơn là văn hóa. Nói cách khác, luận điểm chính của Huntington vẫn có giá trị: ảnh hưởng tiêu cực đối với dân chủ của Nho giáo ít hơn là Hồi giáo.
Vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo, trong cuốn Atlas of Pre-colonial Society (1999), Hans-Peter Muller nêu lên ba yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa: tính chất đa dạng về ngôn ngữ và sắc tộc, hệ thống gia đình và gia tộc, và ưu thế của nam quyền. Nói chung, quốc gia nào càng có nhiều sắc tộc và nhiều ngôn ngữ càng khó giao tiếp với nhau, do đó, những điểm chung trong quan niệm về giá trị giữa các công dân càng ít; hậu quả là nền pháp trị càng bấp bênh, cơ sở để xây dựng một xã hội dân sự và dân chủ càng hiếm hoi. Về vai trò của gia đình và gia tộc cũng vậy: ở quốc gia nào chế độ đại gia đình càng mạnh và càng phổ biến, sự liên kết và tin cậy giữa các thành viên ngoài gia đình và gia tộc càng trở thành khó khăn, sự phát triển của dân chủ, do đó, cũng sẽ càng chậm. Về vai trò của nam giới cũng vậy nữa: ở đâu nam quyền càng thống trị, người ta càng tìm cách củng cố cơ chế chính trị có lợi nhất cho họ, nghĩa là loại trừ phụ nữ và phản dân chủ.
Wolf Linder và Andre Bachtiger, trong bài “What drives democratisation in Asia and Africa”, sau khi so sánh tình hình chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, phần nào bác bỏ quan điểm ấy: Họ không tin là tính chất đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ cũng như vị thế nam quyền là những sự cản trở đối với tiến trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, họ thừa nhận là tinh thần gia tộc là một trở ngại chính: nó đi ngược chiều với tinh thần dân chủ. Trong khi dân chủ dựa trên sự liên kết và tin cậy giữa các thành viên trong xã hội, tinh thần gia tộc lại muốn chỉ giới hạn điều đó trong phạm vi những người cùng máu mủ với nhau mà thôi (2).
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cũng dùng văn hóa để giải thích con đường cách mạng dân chủ đầy gập ghềnh ở các nước Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011. Sau đó dân chúng ào ạt đổ xuống đường biểu tình làm sụp đổ hàng loạt các chế độ độc tài từng thống trị cả mấy chục năm, thoạt đầu, người ta ngỡ dân chủ đã xuất hiện và quyền tự do được tôn trọng. Nhưng một năm đã trôi qua, những biến động diễn ra tại các quốc gia ấy cho thấy dân chủ vẫn còn là một lý tưởng và một ước mơ xa vời.
Vời vợi.
***
Chú thích:
Lawrence E. Harrison (2006), Developing Cultures – Case Studies, Hoboken: Routledge, tr. 253.
Đăng trên European Journal of Political Research, số 44, năm 2005, tr. 861-880.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment