ĐƯA “CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRUNG QUỐC” VÀO BÀI GIẢNG CHO TRẺ
EM Ở HỒNG KÔNG: DẠY YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?
Thứ hai, ngày 03 tháng chín năm 2012
Ngày thứ Bảy 1-9-2012, khoảng 40.000
phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh Hồng Kông đã biểu tình trước trụ sở
chính quyền HK, phản đối chính quyền Bắc Kinh đưa “Chủ nghĩa yêu nước Trung
quốc” vào bài giảng cho các cấp lớp tiểu học và trung học tại Hồng Kông. Bắt
đầu từ tháng 9 của năm học này, đây là môn học mà không thi, và đến năm 2015 sẽ
trở thành môn học bắt buộc.
Cuộc biểu tình này tiếp nối một cuộc
biểu tình rầm rộ gồm 90.000 người ngày 29-7-2012, phản đối việc đưa môn học này
vào chương trình giáo dục. Những người biểu tình coi đây là nỗ lực tuyên truyền
của chính quyền Trung quốc nhằm tẩy não giới trẻ HK .
Khoảng
40.000 người HK biểu tình ngày 1-9-2012 phản đối âm mưu tẩy não trẻ em.
Tuyên bố
mạnh mẽ: KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT TƯ TƯỞNG!!!
Một bức
tranh phản đối treo gần trụ sở chính quyền HK
Một nghệ sĩ biểu diễn "Phản đối nhuộm đỏ HK"
Chính quyền Bắc Kinh đã chi gần 1 tỉ
dollars HK vào dự án được gọi là “tẩy não” này. Vào tháng Ba năm 2012, Trung
tâm Giáo dục Quốc gia Trung quốc xuất bản một bộ tài liệu gồm 30 cuốn và 20
tranh cổ động lớn, nói về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Trung quốc
đương đại, nhằm giải thích và ca ngợi “Mô hình Trung quốc”. Bộ tài liệu chủ yếu
nói về chế độ hiện thời tại Trung quốc do Đảng cộng sản Trung quốc lãnh đạo là
chế độ của nhân dân, về việc thực thi chế độ xã hội chủ nghĩa, về sự lựa chọn
hệ thống chính trị, và ca ngợi Đảng CSTQ là “tiến bộ, vị tha và thống nhất”,
giúp cho “giữ vững chế độ lâu dài và ổn định xã hội”.
Tài liệu cũng khẳng định chế độ TQ
hiện nay trọng dụng nhân tài, các quan chức thường xuyên được trau dồi và rèn
luyện nhằm ngăn chặn tham nhũng và các luồng tư tưởng độc hại, sai trái.
Bài đầu tiên có tựa đề: “Trận chiến
các đảng phái, thảm họa của nhân dân” đả kích chế độ chính trị của Mỹ, nói rằng
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thường cãi nhau trong các vòng quay quyền lực,
thường bỏ phiếu chống lại các chính sách của nhau, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
tới đời sống của nhân dân.
Tài liệu cũng tố khổ rằng: “Trung
quốc tôn trọng chủ quyền của các nước khác, nhưng chúng ta thường bị công
kích”.
Các học giả và giáo viên đã chỉ trích
rằng tài liệu này chỉ có ca ngợi một chiều chế độ ở Đại lục, là tẩy não chính
trị và không nên sử dụng vào việc giảng dạy cho học sinh.
Những
người chỉ trích cho rằng tài liệu tập trung ca ngợi Đảng CSTQ và ca ngợi chế độ
TQ, nhưng không đề cập đến Cách mạng văn hóa, Thiên An Môn,đàn áp Pháp Luân
Công, vụ Trùng khánh, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân…
Các
tài liệu cũng không đề cập đến hạn chế của việc thiếu các quyền dân sự cơ bản
và các vụ tham nhũng ở Đại lục. Điều đó dễ dàng đánh lừa các em học sinh. Tài
liệu này còn chứa đựng những lời nói khiếm nhã, là một chiến thuật nhằm làm mất
uy tín nền văn minh phương Tây.
Chúng ta đều biết Hồng Kông đã từng
là một lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh từ năm 1842 cho đến 1997, khi chuyển giao
chủ quyền cho CHND Trung hoa. Tuyên bố chung Trung – Anh và Luật Cơ bản của
Hổng Kông qui định HK được hưởng qui chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm
2047, 50 năm sao khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách “Một quốc gia, hai
chế độ”, chính quyền trung ương Bắc kinh chịu trách nhiệm về quốc phòng và
ngoại giao của lãnh thổ này, còn HK thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ
thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính
sách nhập cư, hệ thống xuất bản và báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, các đại
biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.
Rõ ràng, việc Bắc Kinh đưa “chủ nghĩa
yêu nước Trung quốc” vào bài giảng cho các em học sinh ở Hồng Kông bị nhiều
tầng lớp tại đây phản đối mãnh liệt là điều hiển nhiên, vì nó trái ngược hoàn
toàn với tinh thần của Luật Cơ bản.
“Chủ nghĩa yêu nước Trung quốc” chỉ
là một thứ trá hình của “nền văn minh” của Đảng cộng sản Trung quốc, thật khó
có thể thâm nhập vào một vùng lãnh thổ đã có hơn 150 năm được điều hành bởi hệ
thống luật pháp của Vương quốc Anh.
TSYG tổng hợp (từ zaobao, HKnews ...)
TSYG tổng hợp (từ zaobao, HKnews ...)
--------------------------------------------
Thụy My - RFI
Thứ ba 04 Tháng
Chín 2012
Phong trào phản kháng của sinh viên và giáo viên Hồng Kông chống lại kế hoạch đưa giáo dục lòng yêu nước Trung Quốc vào chương trình giảng dạy, hôm nay 04/09/2012 đã bước sang ngày thứ sáu, trong bối cảnh căng thẳng về chính trị trước cuộc bầu cử Quốc hội.
Những người phản kháng cho biết họ sẽ không bầu cho những đảng nào ủng hộ chương trình « giáo dục công dân », mà theo họ là nhằm tẩy não trẻ em bằng những luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lãnh thổ từng là nhượng địa của Anh quốc, sẽ tiến hành bầu 70 dân biểu vào Chủ nhật tới, tuy nhiên quyền hành vẫn nằm trong tay Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông thân Trung Quốc - ông Lương Chấn Anh. Ông Lương đã làm ngơ trước lời kêu gọi của những người biểu tình đòi tổ chức gặp gỡ, và từ chối hủy bỏ chương trình giáo dục công dân mới, mà các trường có thể tùy nghi áp dụng từ tuần này, và trở nên bắt buộc từ năm 2016.
Ông Lương Chấn Anh nói với các nhà báo : « Chúng tôi cũng muốn đối thoại với các phe chống chương trình giáo dục công dân, nhưng điều kiện tiên quyết không thể là việc bỏ hay không bỏ chương trình này ».
Đa số các trường học ở Hồng Kông cho biết sẽ không áp dụng chương trình giáo dục công dân mới trong năm nay,
và muốn biết thêm chi tiết về việc giảng dạy chủ đề này.
Chính quyền nói rằng chương trình là rất quan trọng để khơi dậy tình cảm với đất mẹ Trung Quốc cũng như bản sắc, nhìn nhận
khuynh hướng chống Trung Quốc đang tăng lên tại thành phố bán tự trị có bảy triệu dân.
Nhưng những người chỉ trích cho rằng các bài học nhằm đề cao phẩm chất của đảng Cộng sản đang cầm quyền, và bưng bít các sự kiện như cuộc đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, cũng như nạn đói khủng khiếp và giết người vô tội vạ trong Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông.
Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng vẫn duy trì được quyền tự chủ về chính trị và hệ thống pháp luật đảm bảo các quyền tự do của công dân, vốn thiếu vắng ở Hoa lục.
No comments:
Post a Comment