Thursday, 20 September 2012

TRONG KHI MIẾN ĐIỆN MỞ RA, VIỆT NAM LẠI THẮT CHẶT GIỚI VIẾT BLOG (Simon Roughneen - MediaShift/PBS)





Simon Roughneen

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Thu, 09/20/2012 - 10:00

Tin từ Rangoon, Burma - Đây là dấu hiệu của thời buổi mà một nhà báo ở Miến Điện đang viết về một chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận ở nước láng giềng.

Với khoảng 80 tù chính trị được trả tự do trong một đợt ân xá khác vào ngày 17 tháng 9 và tân bộ trưởng bộ Thông tin Aung Kyi thông báo rằng hội đồng báo chí mới đươc hình thành của đất nước này sẽ được tự do hóa, Miến Điện đang từng bước xoá bỏ các di tích của chế độ độc tài từng một thời khiến các nhà cai trị quân sự của đất nước trở nên khét tiếng.

Tuy nhiên, trong đất nước Việt nam do cộng sản cai trị, nền trật tự cũ vẫn còn dai dẳng. "Một âm mưu xấu xa của các thế lực thù địch," là diễn tả mơ hồ nhưng đáng ngại đã được đưa ra từ văn phòng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 12 tháng 9, để mô tả 3 trang blog đăng tải những bài viết về tham nhũng và cuộc xung đột bên trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo một báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới:
Ba trang blog tin tức bất đồng chính kiến có tên trong chỉ thị của Thủ tướng - Dan Lam Bao ("Nhà báo của công dân"), Quan Lâm Bảo ("quan chức cao cấp hoạt động làm báo") và Biển Đông - đã tiết lộ một số vụ bê bối chính trị và tài chính liên quan đến các phe phái khác nhau trong đảng Cộng sản.
Trích dẫn Điều 88 (a) của bộ luật hình sự, Thủ tướng cáo buộc các trang blog về tội tuyên truyền chống chính phủ, "bịa đặt, làm sai lệch thông tin và kích động chống lại đất nước và Đảng Cộng sản". Trước ngày ban hành chỉ thị, các cơ quan có thẩm quyền đã cấm công nhân viên chức không được đọc các trang blog ấy.

Dân chúng cần các diễn đàn độc lập

Các biên tập viên của Dân Làm Báo, một trong những trang blog bị làm khó dễ, nói với MediaShift của PBS rằng trang web này "đã được sinh ra trong năm 2010 vì nhu cầu quan trọng của một diễn đàn độc lập, nơi các cư dân mạng có thể chia sẻ suy nghĩ, mối quan tâm về địa phương và quốc gia của họ một cách tự do mà không bị can thiệp, và sự truy cập các tin tức chính xác, khách quan, đáng tin cậy và kịp thời mà không bị kiểm duyệt."

Biên tập Viên Dân Làm Báo đã trao đổi với MediaShift của PBS trong điều kiện nặc danh vì quan ngại về sự an toàn. Nhà Biên tập nói rằng "độc giả của chúng tôi đói khát các thông tin về giới lãnh đạo Đảng Cộng sản - tài sản cá nhân hoặc sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng của họ, hoặc các đấu đá nội bộ xảy ra giữa các phe phái trong đảng. Trang blog của chúng tôi trang trải tất cả các chủ đề này, và đó là "lý do có tính chính trị" khiến chính phủ Việt Nam mạnh mẽ nhắm mục tiêu đến trang blog của chúng tôi".

Giới cầm quyền ở Việt Nam là bí mật, và sự nhận biết được các cạnh tranh nội bộ là điều khó khăn - nhưng dù sao cũng hấp dẫn - đối với người Việt đói khát thông tin. Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội, tin rằng những bài viết trực tuyến về tin đồn của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thu hút được độc giả và gây khó chịu cho giới cai trị của Cộng sản - ít nhất là những người trong văn phòng của Thủ tướng.

"Báo chí công dân, báo chí không chính thức, đăng tải thông qua các mạng xã hội, tin nhắn SMS, Facebook, và blog là một phát triển đang diễn ra và đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong xã hội," Lê Quốc Quân, người phục vụ như một nhà tư vấn cho giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, nơi từng tổ chức buổi cầu nguyện hiệp thông ngày 26 tháng 8 để tìm kiếm việc trả tự do cho 4 người viết blogg bị giam giữ không xét xử từ năm ngoái, đã cho biết.

Ngược lại, một trong những cơ quan thông tin chính thức của Việt Nam đã thông báo chỉ thị của Thủ tướng về các blog như sau: "Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan có liên quan phải điều tra một số trang web bóp méo tình hình tại Việt Nam, nói xấu lãnh đạo đảng và kích động xáo trộn xã hội chống lại chính quyền."

Điều tra khắc nghiệt
Tuy nhiên các cuộc điều tra đôi khi khắc nghiệt. Theo báo cáo của các nhà quan sát thuộc nhóm Phóng viên Không biên giới, ngày 17 tháng 9, vợ và em gái các blogger bị tù Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần đã bị công an tại Bạc Liêu, một thị trấn ở phía nam, bắt giữ và đánh đập.

Thân mẫu của cô Ta Phong Tân đã chết ở Bạc Liêu sau khi tự thiêu 51 ngày trước đây bên ngoài trụ sở đảng ở địa phương để phản đối các thủ tục tố tụng pháp lý không rõ ràng đối với con gái của bà, một cựu sĩ quan công an, người đã viết về các vấn đề xã hội trên trang blog Công Lý và Sự Thật.

Hai người viết blog đã thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do vào năm 2007 cùng với một nhà văn bị cầm tù khác, ông Phan Thanh Hải. Ba người sẽ phải đối iện phiên tòa xử vào ngày 24 tháng 9. Đối với ông Nguyễn Văn Hải, người được biết đến nhiều hơn với bút danh Điếu Cày các thủ tục tố tụng đã bị hoãn lại nhiều lần, ông bị biệt giam kể từ khi chính quyền từ chối thả ông ra vào cuối năm năm 2010 sau khi mãn hạn tù lần trước. Bản án cũ ấy, thực ra, đã được áp đặt sau khi ông bị bắt trong một chiến dịch đàn áp những người cầm bút viết về các chủ đề bên ngoài ranh giới của phương tiện truyền thông nhà nước vào năm 2008. Ba người có thể phải đối diện với án tù 20 năm vì vi phạm Điều 88 của bộ luật hình sự Việt Nam, trong đó quy định cấm "làm ra, tàng trữ hoặc lưu hành các tài liệu hoặc văn hoá phẩm có nội dung chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Các mối lo về Kinh tế
Những người cầm quyền ở Việt Nam đã từng nhìn thấy nền kinh tế tăng trưởng đáng kể trong những thập niên gần đây, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7đến 8% trong những năm 1990 và 2000, tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người khoảng 1.100 USD.

Lợi thế đánh đổi được từng là việc người dân Việt Nam không có ý định công khai phản đối một hệ thống chính trị bao đồng, miễn là nền kinh tế vẫn còn nằm trên đường đi lên.

Khi nền kinh tế của đất nước mở rộng, những câu chuyện về tham nhũng gia tăng song hành, và viết về nạn tham nhũng dường như là sự chọc tức một chính phủ trơ tráo. Lời cảnh cáo của thủ tướng về ba trang blog được đưa ra ngay sau vụ bắt giữ nhà doanh nhân, chủ ngân hàng nổi tiếng Nguyễn Đức Kiên vào ngày 20 tháng 8, người được cho là thân cận với thủ tướng - vì một tội danh mơ hồ "kinh doanh bất hợp pháp", khiến lập tức dẫn đến việc chỉ số giao dịch của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam bị tụt giảm.

Lạm phát lên đến đỉnh điểm 20% trong năm 2011 - mặc dù đã giảm xuống dưới hai con số hồi đầu năm nay. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã tụt hạng từ 59 trong năm 2010 xuống 75 trong năm nay giữa 144 quốc gia được khảo sát. Trong những tháng gần đây, các vụ bê bối tham nhũng khó coi và các vụ bắt giam liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ nhưng quản lý yếu kém đã tiếp tục làm sứt mẻ hình ảnh của chính phủ ở trong nước và trên trường quốc tế.

Số lượng trực tuyến cao ở Việt Nam
Hiện nay, khi bức tường lửa kinh tế lập lòa vây quanh nền cai trị độc đảng, một chế độ độc tài cố thủ hiện có vẻ như quyết đàn áp tự do ngôn luận hơn bao giờ vì sợ tính hợp pháp của mình bị hỏa thiêu.

Khoảng 34 triệu người Việt Nam đang trực tuyến, một tỷ lệ phần trăm dân số nước này truy cập Internet cao hơn so với các nước láng giềng có vẻ dân chủ là Indonesia và Thái Lan, và các độc giả này muốn các tin tức khác hơn các tin từ báo chí chính thức.

Sự gia tăng của Internet ở Việt Nam đã làm cho người dân Việt Nam dễ dàng hơn để viết, đọc và xuất bản các tài liệu vốn có thể vi phạm pháp luật đôi khi khắc nghiệt và mơ hồ của nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị một luật lệ khác để kiềm chế hoạt động trực tuyến, có thể yêu cầu các công ty Internet nước ngoài phải tuân theo các quy tắc tương tự như các đối tác Việt Nam của họ, có lẽ bằng cách phải thiết lập các văn phòng địa phương và bám chặt với các quy tắc kiểm duyệt của Việt Nam.

Nguồn: MediaShift/PBS








No comments:

Post a Comment

View My Stats