Kent Klein - VOA
20.09.2012
Tổng thống Barack Obama và lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã gặp nhau lần đầu tiên. Hai khôi nguyên giải Nobel Hòa bình hôm qua đã nói chuyện với nhau tại Tòa Bạch Ốc, vào lúc Washinton bãi bỏ các biện pháp chế
tài đối với tổng thống và chủ tịch quốc hội Miến Điện. Thông tín viên đài VOA
Kent Klein ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama gặp bà Aung San Suu Kyi tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày
19/8/2012
Cuộc họp kín nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của lãnh tụ dân chủ Miến Điện kể từ khi chính quyền quân nhân phóng thích bà năm 2010 sau 15 năm đặt bà trong tình trạng bị quản thúc tại gia.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc được công bố sau cuộc họp nói rằng Tổng thống Obama đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm, quyết tâm cũng như hy sinh cá nhân của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền.
Tổng thống Obama cũng hoan nghênh tiến bộ mà lãnh tụ dân chủ và Tổng thống Miến Điện đã thực hiện bằng cách hợp tác làm việc để tiến hành cải cách.
Trong khi đó, hôm qua, Hoa Kỳ đã bãi bỏ các biện pháp chế tài đối với Tổng thống Thein Sein và Chủ tịch quốc hội Miến Điện Thura Shwe Mann. Không đưa ra bình luận, Bộ Tài chính Mỹ đã gạt bỏ cả hai giới chức này ra khỏi danh sách các cá nhân và công ty bị cáo buộc có liên hệ với khủng bố, ma túy hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác.
Bà Aung San Suu Kyi gần đây đã kêu gọi bãi bỏ các biện pháp chế tài của Mỹ đối với Miến Điện. Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA hôm thứ Ba, bà cho biết các biện pháp chế tài đã giúp gây áp lực đối với phe quân nhân phải tiến hành cải cách, nhưng nói rằng giờ là lúc người dân Miến Điện phải tự lực cánh sinh.
Miến Điện đã thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế trong hai năm qua, và Hoa Kỳ mới đây đã bình thường hóa bang giao với Miến Điện. Hồi tháng Bảy, các giới chức đã cho phép các công ty Mỹ bắt đầu đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á này.
Trước đó hôm qua, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã ca ngợi bà Aung San Suu Kyi vì cuộc đấu tranh vì dân chủ và cải cách.
Ông Carney nói: “…Một cuộc tranh đấu đưa tới kết quả hôm này là chuyến thăm Mỹ của bà, và đem lại những cải cách đáng kể mà Tổng thống Thein Sein đã thực hiện ở Miến Điện’.
Các cuộc họp tại Phòng Bầu dục với tổng thống Hoa Kỳ thường được dành cho các Tổng thống và Thủ tướng nước ngoài tới thăm Mỹ. Cuộc hội kiến này diễn ra lặng lẽ, và không có máy quay hay phóng viên hiện diện để đưa tin.
Lãnh tụ dân chủ
Miến Điện Aung San Suu Kyi nhận Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ tại Điện
Capitol ở Thủ đô Washington, 19/9/2012
Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà Aung San Suu Kyi sẽ trùng với chuyến đi tới New York vào tuần tới của Tổng thống Thein Sein để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc. Một số chuyên gia tin rằng chính quyền Obama đang cố gắng không
để cho chuyến thăm của nhà hoạt động vì dân chủ làm lu mờ chuyến đi của Tổng
thống Miến Điện.
Phát ngôn viên Jay Carney hôm qua ca ngợi nhà lãnh đạo Miến Điện vì vai trò của ông trong quá trình thực thi cải cách.
Ông Carney nói tiếp: “Chúng tôi tiếp tục làm việc với Tổng thống Thein Sein cũng như chính phủ Miến Điện và những người khác nữa để giúp thực thi mục tiêu cải cách và tiến trình dân chủ ở đó.”
Phát ngôn viên Jay Carney hôm qua ca ngợi nhà lãnh đạo Miến Điện vì vai trò của ông trong quá trình thực thi cải cách.
Ông Carney nói tiếp: “Chúng tôi tiếp tục làm việc với Tổng thống Thein Sein cũng như chính phủ Miến Điện và những người khác nữa để giúp thực thi mục tiêu cải cách và tiến trình dân chủ ở đó.”
Lịch thăm nước
Mỹ của bà Aung San Suu Kyi
Cho tới tháng này, Miến Điện đã thả hơn 500 tù nhân chính trị, và đã phóng thích hàng nghìn tù nhân khác trong vòng vài năm qua. Tuy nhiên, các nhà hoạt động và các nhóm nhân quyền nói rằng
còn hàng trăm người vẫn còn bị giam giữ.
Chuyến thăm đầu tiên tới Tòa Bạch Ốc của bà Aung San Suu Kyi diễn ra sau khi bà được trao Huy chương Vàng Quốc hội, danh dự cao quý nhất của Quốc hội Mỹ, tại một buổi lễ ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.
Trong 17 ngày ở thăm Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ đến thăm các tiểu bang California, New York, Kentucky và Indiana cùng một số nơi khác. Thành phố Fort Wayne thuộc Indiana là một trong những nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Miến Điện lớn nhất Hoa Kỳ.
Chuyến thăm đầu tiên tới Tòa Bạch Ốc của bà Aung San Suu Kyi diễn ra sau khi bà được trao Huy chương Vàng Quốc hội, danh dự cao quý nhất của Quốc hội Mỹ, tại một buổi lễ ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.
Trong 17 ngày ở thăm Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ đến thăm các tiểu bang California, New York, Kentucky và Indiana cùng một số nơi khác. Thành phố Fort Wayne thuộc Indiana là một trong những nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Miến Điện lớn nhất Hoa Kỳ.
---------------------------
Tìm hiểu về Huân
Chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ
Lãnh tụ dân chủ
Miến Điện Aung San Suu Kyi nhận được Huân Chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ, một
giải thưởng dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Bà được trao huân
chương này năm 2008, trong khi bị giam giữ tại gia, vì tài lãnh đạo và sự dấn
thân của bà cho nhân quyền.
Quốc hội Mỹ trao
giải cho những cá nhân hay tổ chức đã có những thành tựu ảnh hưởng đến lịch sử
và văn hóa Hoa Kỳ.
Người đầu tiên
nhận lãnh Huân Chương Vàng là ông George Washington, tổng thống đầu tiên của
Hoa Kỳ, năm 1776.
Những người được
giải khác gồm Mẹ Teresa của Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng John Paul II, cựu Thủ tướng
Anh Tony Blair và Mục sư Martin Luther King.
Ba Huân Chương
Vàng của Quốc hội cũng được trao tặng để vinh danh những người bỏ mình trong vụ
khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, được trưng bày thường trực tại địa điểm
tưởng niệm tại New York, Virginia và Pennsylvania.
Tin liên hệ :
No comments:
Post a Comment