18.09.2012
Đây
là ảnh chụp bằng tốt nghiệp đại học của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn trong
bài “Mất cơ hội việc
tốt vì tiếng Anh trên bằng tốt nghiệp” đăng trên Vietnamnet ngày 7/9/2012:
Ở
đây tôi chỉ xét phần tiếng Anh in trên bằng tốt nghiệp này: Đây là thứ tiếng
Anh “bồi” từ câu chữ, văn phong, bố cục tới cách trình bày. Có thể dễ dàng tìm
thấy các mẫu văn bằng đại học của các nước trên internet, không đâu có kiểu văn
bằng như vậy cả. Dưới đây là vài ví dụ:
Bằng
của Mỹ:
Bằng
của Anh:
Bằng
của Hà Lan:
Bằng
của Ireland:
Bằng
của Úc:
Bằng
của Nhật:
Bằng
của Philippines:
Không một nước có hệ thống giáo dục tiên tiến nào trên thế giới có
cái kiểu văn bằng “điền vào chỗ trống” trên “dòng kẻ bằng những dấu chấm” như
nước (Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa) Việt Nam cả. Tôi biết sẽ có không ít người bảo
phải như thế mới “đậm đà bản sắc dân tộc” để chứng tỏ cái trình độ “đỉnh cao
trí tuệ” của những người đang ngồi ở Bộ giáo dục và đào tạo ở Hà nội, thôi kệ
họ đi. Ông Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn
Nghĩa đã khẳng định chắc nịch: “Thông tư không hướng dẫn sai về thuật ngữ tiếng
Anh ghi trên văn bằng”.
Nhưng cái sai đã nằm ngay ở dòng đầu tiên của văn bằng này: Cụm từ
“Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam” bị dịch chơ vơ thành “Socialist
Republic of Vietnam”. Cách viết đúng phải là “The Socialist
Republic of Vietnam”, vì tên nước khi đi cùng với danh từ chỉ thể chế chính trị
thì phải có mạo từ xác định đi cùng, ví dụ: “the United Kingdom
of Great Britain”, “the Kingdom of Cambodia”, “the
United States of America”, “the Republic of Vietnam”, vân vân.
Cách viết sai này đã từ lúc nào trở thành “đúng” nên chẳng ai thèm sửa nữa. Hãy
xem một bài báo khác trên Vietnamnet: “Ép sinh viên
‘tự nguyện ủy quyền tư vấn du học’?”: Cụm từ này trên mẫu đơn
của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội không những bị viết sai từ ngữ mà
còn sai luôn chính tả nữa: “Socialist REPULIC of Vietnam”! Dưới
cụm từ “sai kép” này là một văn bản tiếng Anh với cách dùng từ của thời… tiền
sử, không còn gì để bình luận. Khi người ta đã tự cho mình là “đỉnh cao trí
tuệ” thì họ chẳng bao giờ thèm có tinh thần học hỏi nữa, ai mà “đụng” vào họ
thì hãy liệu hồn! Đó phải chăng là căn nguyên dẫn đến những vụ dịch loạn,
bình loạn
vừa qua và cả thái độ ngạo mạn của những người trong cuộc?
Không chỉ bằng tốt nghiệp của các trường thuộc khối kinh tế-kỹ
thuật, mà ngay cả bằng tốt nghiệp của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn ở Sài Gòn – một trường hàng đầu về đào tạo ngoại ngữ - cũng mắc lỗi sai ở
phần “Socialist Republic of Vietnam”. Tại sao lại sai toàn bộ hệ thống
như vậy? Vì đây là mẫu văn bằng tốt nghiệp do Bộ giáo dục và đào tạo quy định,
làm ra và bắt các trường phải mua, xài tới đâu thì “điền vào chỗ trống” tới đó,
nên dẫu các trường có nhìn ra cái sai ấy cũng không thể và không dám sửa. Ai
cũng có thể viết sai ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình ở đâu đó, nhưng
không ai được phép sai trên những văn bản mang tính quốc gia, quốc tế. Vào trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam
cũng thấy ngay những kiểu viết tiếng Anh rất quái chiêu, ví dụ “VietNam”.
Tôi thử đặt mình vào vị trí của những sinh viên vừa nhận tấm bằng
tốt nghiệp sau 4 năm trời khó nhọc học tập và mang tấm bằng ấy đi làm hồ sơ du
học hay đi tìm việc làm. Các trường và các công ty nước ngoài sẽ nghĩ gì khi
nhìn thấy tấm bằng của tôi với lối hành văn, bố cục và trình bày sai ngay từ
dòng đầu tiên? Chưa cần hỏi gì người ta đã biết ngay tôi từ đâu tới, tôi được
giáo dục như thế nào. Với những lỗi sai ngớ ngẩn như thế thì chẳng cần phải đến
các nước Âu-Mỹ, chỉ cần sang các nước trong khu vực thôi tôi đã bị khinh rồi.
Tôi biết lấy cái gì che mặt khi thấy sai mà không thể sửa hay thậm chí còn
không biết sai để sửa? Đã dốt nát như thế, sai be bét như thế, bị khinh như thế
mà còn không biết nhục, cứ vênh váo mãi ư? Nhục, nhục lắm, nhục quá! Tôi rất
nhục nhã khi phải cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học (Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa)
Việt nam như thế này! Người dân còng lưng trả học phí suốt 16 năm trời để nhận
về tấm giấy lộn này đây.
Tháng Chín, 2012
-----------
No comments:
Post a Comment