Tôi đọc Tuyển tập Trần Phong Vũ
Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Chí Thiện
26-09-2012
Sau thời gian ở tù cộng sản, năm 1995 tôi qua Hoa Kỳ và ngay sau
đó qua sống tại Pháp. Trở lại Mỹ nhưng phải mấy năm sau tôi mới chọn định cư ở
nam California và mới có cơ hội gặp gỡ, sinh hoạt với tác giả Trần Phong Vũ.
Tôi đã đọc hầu hết những tác phẩm sau này của anh và hơn một lần nhận lời giới
thiệu những công trình trước tác của anh trong những dịp ra mắt đó đây. Riêng
tuyển tập thi văn vừa được tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành, cho đến nay tôi mới
được biết đến. Giản dị vì tất cả những tác phẩm do tủ sách chọn để đưa vào
tuyển tập lần này đều đã tuyệt bản từ lâu.
Về hình thức, tuyển tập dày 500 trang, bìa cứng in offset bốn màu, trình bày trang nhã. Mặt bìa sau, bên cạnh chân dung tác giả là trích đoạn lời tựa của bà Thụy Khuê.
Mở vào nội dung, tuyển tập gói ghém ba tác phẩm. Trước hết là truyện ngắn và tạp văn Quê Hương Còn Đó do Bách Việt ấn hành lần đầu năm 1983 gồm 16 đoản văn được sáng tác trong vòng bảy năm từ sau tháng tư 1975 đến mùa xuân 1983. Thứ hai là tâm bút Bên Vực Tử Sinh với 19 bài viết gói ghém những suy tư sâu lắng của tác giả về lẽ sống chết xuyên qua nhãn quan của một tín hữu Thiên Chúa giáo. Và thứ ba là 39 bài thơ được gom chung trong thi tập Dấu Chân Trên Cát. Một cách nào đó, những bài thơ trong thi tập này là những công trình nối dài để làm sáng lên những cảm nghiệm của anh trong tâm bút Bên Vực Tử Sinh. Hai văn thi phẩm sau này đều được Tin Vui xuất bản lần đầu trong thập niên 90 thế kỷ trước.
Ngoài những văn thi phẩm kể trên là bài mở của tác giả, lời tựa của tác giả Thụy Khuê và lời bạt của tác giả Mặc Giao, không kể hai bài giới thiệu thi tập Dấu Chân Trên Cát trong dịp ra mắt hôm 01-10-1995 của hai ông Lưu Trung Khảo và Viên Linh.
Trong bài mở, tác giả viết:
Về hình thức, tuyển tập dày 500 trang, bìa cứng in offset bốn màu, trình bày trang nhã. Mặt bìa sau, bên cạnh chân dung tác giả là trích đoạn lời tựa của bà Thụy Khuê.
Mở vào nội dung, tuyển tập gói ghém ba tác phẩm. Trước hết là truyện ngắn và tạp văn Quê Hương Còn Đó do Bách Việt ấn hành lần đầu năm 1983 gồm 16 đoản văn được sáng tác trong vòng bảy năm từ sau tháng tư 1975 đến mùa xuân 1983. Thứ hai là tâm bút Bên Vực Tử Sinh với 19 bài viết gói ghém những suy tư sâu lắng của tác giả về lẽ sống chết xuyên qua nhãn quan của một tín hữu Thiên Chúa giáo. Và thứ ba là 39 bài thơ được gom chung trong thi tập Dấu Chân Trên Cát. Một cách nào đó, những bài thơ trong thi tập này là những công trình nối dài để làm sáng lên những cảm nghiệm của anh trong tâm bút Bên Vực Tử Sinh. Hai văn thi phẩm sau này đều được Tin Vui xuất bản lần đầu trong thập niên 90 thế kỷ trước.
Ngoài những văn thi phẩm kể trên là bài mở của tác giả, lời tựa của tác giả Thụy Khuê và lời bạt của tác giả Mặc Giao, không kể hai bài giới thiệu thi tập Dấu Chân Trên Cát trong dịp ra mắt hôm 01-10-1995 của hai ông Lưu Trung Khảo và Viên Linh.
Trong bài mở, tác giả viết:
“Nếu Quê
Hương Còn Đó là tấm gương phản chiếu tâm huống của người viết ở khía cạnh đời
thường, với những tình cảm, những xúc động ngút ngàn rất nhân loại đối trước
những nghịch cảnh nát lòng của kẻ ở, người đi và nỗi bất hạnh của quê hương,
nòi giống … thì tâm bút Bên Vực Tử Sinh và thi tập Dấu Chân Trên Cát là hợp âm
của một chuỗi những cảm nghiệm, những tiếng nói chân thành và tha thiết của tác
giả trước những câu hỏi ngàn đời về thân phận con người khi đối mặt với sự sống
và sự chết.”
Qua mấy giòng ngắn ngủi trên đây, Trần Phong Vũ muốn nói lên những
điểm cốt lõi gói ghém trong hai giòng tư tưởng của anh trong tuyển tập. Trước
hết là những suy tư, trăn trở của một người tị nạn cộng sản sau những năm tháng
đầu rời bỏ quê hương lưu lạc xứ người. Thứ đến là những cảm nghiệm mang tính
siêu nhiên khi người viết đắm hồn vào cái bí nhiệm của kiếp người bên kia lằn
ranh sinh tử.
Tuyển tập Trần Phong Vũ . Nguồn
ảnh: TQH
Giòng tư tưởng thứ nhất được khơi dậy và được nuôi dưỡng bằng tâm tình thiết tha yêu mến đối với quê hương nòi giống. Đấy là tâm trạng đau đớn, hụt hẫng của tác giả, và cũng là của cả triệu đồng bào Việt Nam, trong sớm chiều bị bứt ra khỏi môi trường sống quen thuộc của một miền Nam tự do, dân chủ, an bình, thịnh vượng, bỏ lại sau lưng những người thân kẻ thuộc bất hạnh phải cam đành sống dưới một chế độ bạo tàn, độc ác. Tháng tư năm 1975, khi hay tin bộ đội cộng sản tiến chiếm Sàigòn, giữa chốn lao tù cộng sản, chính bản thân tôi cũng đã chia sẻ trọn vẹn tâm trạng trên đây. Vì thế, trong những vần thơ của tôi bật ra trước tình huống thương đau ấy có những câu như:
“Cả nước đã quy về một mối,
Một mối hận thù, một mối đau thương!...
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường,,,
Đảng tới là tan nát cả!...”
Và tôi đã kết thúc bài thơ bằng hai câu:
“Miền Nam ơi từ buổi tiêu tan,
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!”
Trong những truyện ngắn Định Mệnh, Hồi Tưởng, Cơn Mê, Hạt Cát
và những đoản văn Vũng Lầy Ký Ức, Những Mùa Xuân Giấu Mặt Trên Quê Hương,
tác giả đã gửi gấm vào trong đó tất cả nỗi niềm tâm sự xót xa đau đớn của anh.
Nó là những nỗi niềm rất riêng tư, nhưng cũng lại là những gì hết sức chung đối
với kẻ ra đi cũng như người ở lại, trong số có cả triệu người bị chế độ mới đẩy
vào chốn lao tù và hàng trăm ngàn người khác đã bỏ xác chốn rừng hoang hay vùi
thây giữa lòng biển cả.
Đối với tôi, giòng tư tưởng thứ hai trong tuyển tập Trần Phong Vũ là một giòng tư tưởng độc đáo, xưa nay ít tìm thấy nơi những tác giả khác. Nó khởi dẫn từ một tâm hồn tôn giáo nhưng cũng rất nhân loại, luôn khắc khoải trước sự chóng qua, ngắn ngủi của đời người để miệt mài đi tìm một lối thoát cho kiếp nhận sinh bên kia bờ cõi chết. Thụy Khuê đã cảm nhận thật rõ điều này cho nên trong lời tựa, bà viết:
Đối với tôi, giòng tư tưởng thứ hai trong tuyển tập Trần Phong Vũ là một giòng tư tưởng độc đáo, xưa nay ít tìm thấy nơi những tác giả khác. Nó khởi dẫn từ một tâm hồn tôn giáo nhưng cũng rất nhân loại, luôn khắc khoải trước sự chóng qua, ngắn ngủi của đời người để miệt mài đi tìm một lối thoát cho kiếp nhận sinh bên kia bờ cõi chết. Thụy Khuê đã cảm nhận thật rõ điều này cho nên trong lời tựa, bà viết:
“Đọc
anh, tôi hiểu, từ lâu anh đã thoát khỏi vòng tục lụy.
Đã từ lâu, cuộc đời đối với anh chỉ là cõi tạm. Đã từ lâu, anh va chạm cái chết thường xuyên. Có lần anh đã phóng xe qua biên thùy cõi chết và trở về bình yên, cho nên với anh tất cả chỉ là phù du, là ảo ảnh, kể cả cuộc đời.
Đọc anh, tôi hiểu, tất cả triết lý sống chỉ vỏn vẹn trong nghiã ‘thương yêu’ thiên chúa giáo.
Anh là một tín đồ. Tôi là người ngoại đạo. Đức tin của anh lớn lao như trời biển…”
Đã từ lâu, cuộc đời đối với anh chỉ là cõi tạm. Đã từ lâu, anh va chạm cái chết thường xuyên. Có lần anh đã phóng xe qua biên thùy cõi chết và trở về bình yên, cho nên với anh tất cả chỉ là phù du, là ảo ảnh, kể cả cuộc đời.
Đọc anh, tôi hiểu, tất cả triết lý sống chỉ vỏn vẹn trong nghiã ‘thương yêu’ thiên chúa giáo.
Anh là một tín đồ. Tôi là người ngoại đạo. Đức tin của anh lớn lao như trời biển…”
Cũng vì thế, trong một chừng mực nào đó, thơ văn Trần Phong Vũ quả
đã có tác dụng đánh động lòng người đọc ông. Chính Thụy Khuê cũng đã công khai
ghi nhận điều này khi bà viết:
“… chữ
nghĩa của anh đã xuyên vào tâm tôi qua những làn sóng ngầm không tên, không
biên giới. Anh đã tạo được một cõi tâm, cho những người sống trên cõi tạm, bằng
thơ, bằng truyện, bằng lời.
… tôi gặp anh trong cái thành thực của chữ nghiã, trong cái cố chấp của lập luận. Nơi anh cố chấp cũng là một thực tình.
Tình yêu nhân thế mà anh thể hiện trải dài trong tác phẩm, từ thơ văn, truyện ngắn đến tự sự, tâm bút... nẩy ra trước mắt tôi, ngời lên như một ánh sao băng, trên nền trời tăm tối của ngày đời.
(…)
Tất cả thoắt ngời lên trong anh như một sáng thế xuân, như ngọn đuốc soi đường ngàn thế kỷ. Tất cả bỗng rực lên ngọn lửa Yêu Thương không bao giờ tắt..”
… tôi gặp anh trong cái thành thực của chữ nghiã, trong cái cố chấp của lập luận. Nơi anh cố chấp cũng là một thực tình.
Tình yêu nhân thế mà anh thể hiện trải dài trong tác phẩm, từ thơ văn, truyện ngắn đến tự sự, tâm bút... nẩy ra trước mắt tôi, ngời lên như một ánh sao băng, trên nền trời tăm tối của ngày đời.
(…)
Tất cả thoắt ngời lên trong anh như một sáng thế xuân, như ngọn đuốc soi đường ngàn thế kỷ. Tất cả bỗng rực lên ngọn lửa Yêu Thương không bao giờ tắt..”
Bàn về giá trị nội dung truyện ngắn và tạp văn Quê Hương Còn Đó
của tác giả họ Trần ở hai khía cạnh nhân bản và văn chương, các nhà văn tên
tuổi như Mai Thảo, Võ Phiến, Thanh Nam, Lê Tất Điều, Lê Huy Oanh, Nhật Tiến đã
nói tới nhiều (xin đọc lại những trích đoạn ở cuối tác phẩm). Riêng thi tập Dấu
Chân Trên Cát, trong dịp giới thiệu ở Trung Tâm Công Giáo Giáo phận Orange năm
1995, cả hai ông Lưu Trung Khảo và Viên Linh đều gợi nhắc tới giòng thơ Hàn Mậc
Tử tiền bán thế kỷ trước.
Theo Viên Linh thì:
Theo Viên Linh thì:
“Kể từ
Hàn Mặc Tử thú nhận: “Maria, Linh hồn tôi ớn lạnh” và qua những vần thơ khác,
người ta coi Hàn là một thi nhân đã nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa trong
những giây phút đau đớn tuyệt vọng nhất đời ông. Trong suốt thời gian quen biết
anh Trần Phong Vũ khoảng hơn 30 năm qua, chúng tôi không sống gần nhau nên
không rõ anh đã trải qua những nỗi tuyệt vọng, đau đớn nào trong đời. Nhưng,
qua tâm sự dàn trải trong suốt thi tập Dấu Chân Trên Cát, tuồng như anh cũng đã
nghe được tiếng gọi mà Hàn Mặc Tử đã nghe.
Quả thật, với tôi, từ nhiều thập niên qua, đây là lần đầu tiên tôi phát hiện một thi tập ở trong giòng thơ Hàn Mặc Tử.”
Quả thật, với tôi, từ nhiều thập niên qua, đây là lần đầu tiên tôi phát hiện một thi tập ở trong giòng thơ Hàn Mặc Tử.”
Tác giả Lưu Trung Khảo cũng có những nhận định tương tự khi đọc
thi tập Dấu Chân Trên Cát của Trần Phong Vũ. Theo ông, vượt lên trên những tình
cảm đối với gia đình, bằng hữu và nhân loại là Tình yêu và Niềm tin tác giả đã
đặt trọn vào Thiên Chúa.
“... Với
bài “Tạ Từ” tác giả DCTC đã nói lên tất cả Niềm Tin của anh sau những tháng
ngày đi hoang trong thời trẻ dại để biết hồi đầu đáp lại tiếng gọi tự Trời cao:
“…
Thôi hết nhé, một thời xa u uẩn,
Đốt cuộc đời trong giông bão đam mê!
Bụi trầm luân che khuất nẻo đi về!
Cho quên lãng chìm sâu vào kỷ niệm
Xin từ giã những ngày xưa biền biệt,
Những ngày xưa tội lụy mãi đong đầy!
Đời trôi xuôi mà tay vẫn trắng tay,
…Cho hy vọng nở trong hồn mở cửa.
Thôi đã hết tháng năm dài trăn trở,
Để từ đây dứt khoát bước theo NGƯỜI:
Đấng muôn xưa vẫy gọi mãi không thôi,
Hỡi quá khứ từ nay chào mi nhé!”
(Tạ Từ)
Về chủ điểm này, ở một khía cạnh nào đó, thơ Trần Phong Vũ mang những nét đặc thù khác xa –nếu không muốn nói là vượt trội- thơ Hàn Mặc Tử. Trong khi thơ HMT, hình ảnh Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu mang khuôn mặt tuy trang trọng, uy nghi nhưng lại lạnh lùng xa cách, khiến người thơ “ớn lạnh” chỉ dám đứng xa xa chiêm ngắm, thì trong thơ TPV, diện mạo Ngôi Hai Thiên Chúa được diễn tả như một người bạn, một người anh, môt người Thày chí nhân chí ái và gần gũi để con người an tâm tìm đến coi như chỗ tựa nương, nhờ cậy trong những lúc khổ đau tuyệt vọng. Niềm cậy tin và tâm thái khiêm nhường, phó thác của tác giả bộc lộ rõ ràng nhất trong những bài Gọi Bình Minh, Bơ Vơ, Lời Thầm”
“…
Thôi hết nhé, một thời xa u uẩn,
Đốt cuộc đời trong giông bão đam mê!
Bụi trầm luân che khuất nẻo đi về!
Cho quên lãng chìm sâu vào kỷ niệm
Xin từ giã những ngày xưa biền biệt,
Những ngày xưa tội lụy mãi đong đầy!
Đời trôi xuôi mà tay vẫn trắng tay,
…Cho hy vọng nở trong hồn mở cửa.
Thôi đã hết tháng năm dài trăn trở,
Để từ đây dứt khoát bước theo NGƯỜI:
Đấng muôn xưa vẫy gọi mãi không thôi,
Hỡi quá khứ từ nay chào mi nhé!”
(Tạ Từ)
Về chủ điểm này, ở một khía cạnh nào đó, thơ Trần Phong Vũ mang những nét đặc thù khác xa –nếu không muốn nói là vượt trội- thơ Hàn Mặc Tử. Trong khi thơ HMT, hình ảnh Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu mang khuôn mặt tuy trang trọng, uy nghi nhưng lại lạnh lùng xa cách, khiến người thơ “ớn lạnh” chỉ dám đứng xa xa chiêm ngắm, thì trong thơ TPV, diện mạo Ngôi Hai Thiên Chúa được diễn tả như một người bạn, một người anh, môt người Thày chí nhân chí ái và gần gũi để con người an tâm tìm đến coi như chỗ tựa nương, nhờ cậy trong những lúc khổ đau tuyệt vọng. Niềm cậy tin và tâm thái khiêm nhường, phó thác của tác giả bộc lộ rõ ràng nhất trong những bài Gọi Bình Minh, Bơ Vơ, Lời Thầm”
Trong lời bạt viết cho tuyển tập, tác giả Mặc Giao nêu lên câu
hỏi: “Có nên gọi tập thơ Dấu Chân Trên Cát là thơ triết lý không?”
Và ngay sau đó, ông tự trả lời:
Và ngay sau đó, ông tự trả lời:
“Gọi thế
e bị cười là đao to búa lớn. Nhưng khi nói về thân phận của con người, suy nghĩ
về đời này và đời sau, là đi vào phạm trù triết lý rồi. Tôi không dám phong
thần cho tác giả họ Trần, nhưng riêng tôi, tôi thấy có nhiều bài thơ nặng tính
triết lý trong tập Dấu Chân Trên Cát
của anh. Tôi biết làm thơ triết lý khó thành công lắm, nhưng không phải là ai
cũng sợ, không dám làm, dù biết mình không phải là Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều,
tác giả Cung Oán Ngâm Khúc, một tập thơ triết lý duy nhất thành công trong văn
học Việt Nam, đã diễn tả nỗi phù trầm của con người bằng khởi đầu ‘Thảo nào khi
mới chôn nhau. Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra’, và kết thúc ‘Trăm năm còn có
gì đâu. Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì’.
Buồn. Nếu không có đức tin thì thật khó có được cái tâm an nhiên để sống. Trần Phong Vũ có đức tin, nên đã vượt qua bao khó khăn của cuộc đời để đạt tới cái tâm an nhiên tự tại ấy giữa những cơn ‘gió bão’ không ngừng gào réo quanh mình. Đó không phải là một triết lý sống hay sao?”
Buồn. Nếu không có đức tin thì thật khó có được cái tâm an nhiên để sống. Trần Phong Vũ có đức tin, nên đã vượt qua bao khó khăn của cuộc đời để đạt tới cái tâm an nhiên tự tại ấy giữa những cơn ‘gió bão’ không ngừng gào réo quanh mình. Đó không phải là một triết lý sống hay sao?”
Tôi cũng là người làm thơ. Nhưng hầu hết thơ tôi được ghi lại
trong cảnh tù đầy, mang nặng những đau thương, uất nghẹn của thân phận những
con người đang phải sống dưới ách thống trị bạo tàn, cay nghiệt của tập đoàn
cộng sản. Nó là những hiện thực trần trụi, đơn sơ, không có tu từ văn chương,
đọc thấy ngay, hiểu ngay. Mục đích duy nhất của thơ tôi chỉ là tố giác tội ác
cộng sản, vì thế đặc tính nghệ thuật trong đó thuộc hàng thứ yếu, có cũng được
mà không có đối với riêng tôi cũng không sao.
Thi tập Dấu Chân Trên Cát của Trần Phong Vũ khác hẳn. Đó là những ngôn từ, vần điệu của một tâm hồn chan chứa tình người, trĩu nặng những suy tưởng, những chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế về niềm tin tôn giáo, về kiếp nhân sinh cùng lẽ sống chết ở đời. Khi đọc cần phải có một sự trầm lắng mới có thể cảm nhận được những tâm tình hàm ẩn trong đó qua chữ nghĩa, hình tượng, nhịp điệu đặc sắc, riêng biệt của tác giả.
Ngòi bút của Trần Phong Vũ rất đa dạng. Ngoài truyện ngắn, tâm bút và thi ca, ông còn là người viết biên khảo, nhận định và bình luận thời sự, chính trị quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam tị nạn. Ngoài hàng trăm bài viết được đăng trải trên mạng, trên các tạp chí, trong đó có nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân mà tác giả họ Trần là chủ bút trong suốt 12 năm qua, tôi rất tâm đắc những tác phẩm anh viết về Linh mục Phan Văn Lợi và Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Điều đáng nói là cả hai tác phẩm Phan Văn Lợi, Người Là Ai? và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại của anh tôi đều là người được hân hạnh giới thiệu trong những lần ra mắt độc giả ở nam và bắc California trong nhiều năm trước.
Được quen biết, sinh hoạt và trao đổi, tâm tình với anh trong nhiều năm lại được đọc văn, thơ và những bài viết của anh, tôi thấm thía nhận định của Gustave Flaubert: “Văn là người, là máu huyết của tư duy, tình cảm”.
Nam California những ngày chớm thu 2012
Thi tập Dấu Chân Trên Cát của Trần Phong Vũ khác hẳn. Đó là những ngôn từ, vần điệu của một tâm hồn chan chứa tình người, trĩu nặng những suy tưởng, những chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế về niềm tin tôn giáo, về kiếp nhân sinh cùng lẽ sống chết ở đời. Khi đọc cần phải có một sự trầm lắng mới có thể cảm nhận được những tâm tình hàm ẩn trong đó qua chữ nghĩa, hình tượng, nhịp điệu đặc sắc, riêng biệt của tác giả.
Ngòi bút của Trần Phong Vũ rất đa dạng. Ngoài truyện ngắn, tâm bút và thi ca, ông còn là người viết biên khảo, nhận định và bình luận thời sự, chính trị quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam tị nạn. Ngoài hàng trăm bài viết được đăng trải trên mạng, trên các tạp chí, trong đó có nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân mà tác giả họ Trần là chủ bút trong suốt 12 năm qua, tôi rất tâm đắc những tác phẩm anh viết về Linh mục Phan Văn Lợi và Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Điều đáng nói là cả hai tác phẩm Phan Văn Lợi, Người Là Ai? và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại của anh tôi đều là người được hân hạnh giới thiệu trong những lần ra mắt độc giả ở nam và bắc California trong nhiều năm trước.
Được quen biết, sinh hoạt và trao đổi, tâm tình với anh trong nhiều năm lại được đọc văn, thơ và những bài viết của anh, tôi thấm thía nhận định của Gustave Flaubert: “Văn là người, là máu huyết của tư duy, tình cảm”.
Nam California những ngày chớm thu 2012
Bài do tác giả Tuyển tập Trần Phong Vũ gởi. DCVOnline biên
tập và minh hoạ.
Một buổi sinh hoạt Văn Học nhằm giới thiệu Tuyển tập Trần Phong Vũ với bà con đồng hương nam California dư liệu sẽ tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, địa chỉ 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92708 (góc đường Harbor và Westminster) lúc 1 giờ 30 chiều Chúa Nhật 11-11-2012.
Một buổi sinh hoạt Văn Học nhằm giới thiệu Tuyển tập Trần Phong Vũ với bà con đồng hương nam California dư liệu sẽ tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, địa chỉ 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92708 (góc đường Harbor và Westminster) lúc 1 giờ 30 chiều Chúa Nhật 11-11-2012.
No comments:
Post a Comment