Thursday, 6 September 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN THỨ NĂM 6-9-2012





Written By Hai Hoang Van on Thứ năm, ngày 06 tháng chín năm 2012 | 9/06/2012 02:58:00 SA

Bài Mới
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg2x5L85mJdjmORTUcM7_PMMEja_iCFbmBZsybk1lloMA_RHqDp_wXv4UGjxy4veU_-_qxml3idL2IUDwJBowdYVUI_sS_SU9sxUiGRWW0oCvDsjZf7jdjfjKAfRcmLiIt61CcBYX_-viJt/s200/tr%E1%BA%A7n+hu%E1%BB%B3nh+duy+th%E1%BB%A9c.jpeg
Đất nước đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế mãi vẫn chưa thấy đáy. Phái cấp tiến trong Đảng thì chật vật đấu tranh chống sự thâu tóm kinh tế của các nhóm lợi ích được chống lưng bởi những kẻ cơ hội đã lũng đoạn gần như cả Chính phủ. Những người còn nặng lòng ưu tư với vận mệnh đất nước thì đang nín thở chờ đến tháng 10 Hội nghị TW 6 sẽ bỏ phiếu cho sự ra đi của Thủ tướng (TTg). Dù đã mất uy tín nặng nề và không còn được tín nhiệm trong Bộ Chính Trị (BCT) nhưng phe cánh của TTg vẫn rất đông đảo nhờ quan hệ cộng sinh và những liên minh ma quỷ. Những đám tay chân côn đồ bằng pháp luật của ông ấy đang phải rúc đầu co vòi lại nhưng vẫn hy vọng chủ tướng sẽ một lần nữa xoay chuyển ngoạn mục như lần Hội nghị TW 14 trước thềm Đại Hội XI. Lúc đó ai cũng tin ông ấy đã phải về vườn nhưng vẫn nghiễm nhiên giữ ghế TTg cho nhiệm kỳ mới.
Havana - Không còn nghi ngờ gì nữa: Đảng Cộng sản Cuba đã tuyên bố hệ thống xã hội chủ nghĩa tại đây “không thể hủy bỏ” được.
Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh.

Hôm nay 5/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013. Theo đó, Việt Nam rớt 10 bậc tụt xuống thứ 75 trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng.

Với cú rớt hạng này, Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh, chỉ đứng trên duy nhất Campuchia.

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu của WEF dựa trên 12 tiêu chí chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế, bao gồm: thể chế chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, cơ sở hạ tầng, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa - thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và năng lực cải tiến.

Trong 12 tiêu chí đánh giá này, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí, xếp thứ hạng dưới 50 trên tất cả các tiêu chí và đặc biệt thấp (trên dưới hạng 100) trên một số tiêu chí quan trọng, ví dụ môi trường kinh tế vĩ mô (106), cơ sở hạ tầng (95), chất lượng đường sá (120) và cảng biển (113), mức độ tôn trọng bản quyền (113), bảo vệ tác quyền (123).

Riêng tiêu chí tổn thương của doanh nghiệp tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức được WEF đặc biệt lưu ý bởi xếp hạng của Việt Nam gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.

Ngoài các hạn chế kể trên, Việt Nam được đánh giá có một số mặt tích cực như quy mô thị trường lớn (xếp thứ 32), mức độ hiệu quả của thị trường lao động (51), nền tảng giáo dục cơ bản (64) và chăm sóc y tế công cộng (64).

Trong số 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh năm nay gần như không có gương mặt mới ngoại trừ Hồng Kông thay vị trí của Đan Mạch. Thụy Sỹ và Singapore vẫn là 2 nền kinh tế đứng đầu bảng về chất lượng. Cả Mỹ và Nhật đều bị rớt hạng nhẹ, tuy nhiên vẫn thuộc top 10.

Tại châu Á, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 19, Thái Lan tăng 1 bậc lên 38 và Philippine thay Việt Nam xếp vị trí thứ 65. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Malaysia và Indonesia cùng rớt 4 bậc xuống lần lượt 25 và 50.

N.Linh
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 04:49:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif
Nhãn:Kinh Tế
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Tôi nhận được tin qua một nhà báo nhưng lúc đó tôi đang họp nên sau đó tôi đã xem lại trên một báo điện tử. Không chỉ tôi mà rất nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề ông Dương Chí Dũng bỏ trốn”.
Nói về những lo ngại trước đây về việc không bắt được Dương Chí Dũng thì sẽ khó khăn trong việc điều tra các sai phạm tại Vinalines, ông Đỗ Mạnh Hùng cho biết: “Việc bắt được Dương Chí Dũng là một bước tiến lớn trong quá trình điều tra chứ chưa phải là đã kết thúc. Còn rất nhiều quy trình khác trong quá trình điều tra để xác định và xử lý sao cho đúng với mức độ vi phạm”.

“Việc Bộ Công an bắt được Dương Chí Dũng, tôi đánh giá đó là một sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng”, ông Hùng cho biết.

Đánh giá về việc bắt được bị can Dương Chí Dũng, GS, TS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Tôi cũng như nhiều người dân đánh giá cao lực lượng công an đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, đưa về phục vụ công tác điều tra. Có nhân vật này chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều tra”.

Ông Thuyết cho rằng: “Cơ quan công an chắc chắn đã nắm rõ được các chứng cứ của vụ án và những lời khai của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên tôi cho rằng cho đến thời điểm trước khi bị can này bỏ trốn, ông ta chưa phải là tội phạm.

Lúc đó ông ta vẫn còn là lãnh đạo của Vinalines, sau đó là Cục trưởng Cục Hàng hải nên việc trả lời những câu hỏi về Vinalines chắc chỉ đáp ứng được một phần nào yêu cầu của công tác điều tra. Như vậy khó có thể nói là đã có đầy đủ lời khai của ông này.

Có thể nói việc bắt được Dương Chí Dũng sẽ góp phần đắc lực vào quá trình điều tra làm rõ những sai phạm tại Tổng công ty nhà nước này dưới thời ông ta còn làm lãnh đạo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách đây không lâu, Thủ tướng đã chỉ đạo là phải bắt bằng được Dương Chí Dũng. Nếu Dương Chí Dũng không quan trọng thì sao phải chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng?

Khi đã bắt được và có thêm lời khai của Dương Chí Dũng thì vấn đề trách nhiệm của những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau”.
Kỳ 2: Những đường dây buôn gái
Nhãn:Kinh Tế
 (TBKTSG) - Ngày 10-7-2012, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu thanh tra toàn diện một số tổ chức tín dụng liên quan đến vụ thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN cam kết sẽ công khai trên trang web của NHNN kết quả để dư luận biết khi cuộc thanh tra kết thúc vào cuối tháng 8-2012.
Nhãn:Kinh Tế
Nhiều người không lạ với hình ảnh các bà, các chị lên đền, chùa nhưng chắc sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh 9x tham gia hầu đồng, với cái tâm tịnh, để cầu mong những điều tốt đẹp.

Theo mẹ đi...hầu đồng

Theo chân Hồng Minh (sinh viên Đại học Hà Nội) sang đền Ghềnh (Long Biên - Hà Nội) để hầu đồng mới thấy sự vất vả của hành trình này. Minh theo mẹ lên chùa hầu đồng vì mẹ cô cho rằng, dạo này cô hay đau ốm, nên đi hầu đồng để mong các "ngài" phù hộ cho. Minh bảo, các bạn trẻ 9x bây giờ hay theo bà, theo mẹ đi hầu đồng. Một phần là do tín ngưỡng của gia đình, một phần là do cái "tâm" thôi thúc.
Description: http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/1109/nguoiduatin-612723586-IMG2490.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những người bao che, tiếp tay cho ông Dũng bỏ trốn. Những ai tham gia trên tinh thần tự nguyện nên ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng".
Description: http://ktdt.com.vn/Images/News/Dung-10.jpg
Nói về tương lai của Vinalines, ông Hùng nhận định: “Tôi mong và tin rằng từ việc làm rõ nguyên nhân sai phạm, quá trình sai phạm thì biện pháp khắc phục sẽ hiệu quả hơn, việc quản lý tập đoàn sẽ tốt hơn. Tôi tin rằng, với tiềm năng như thế, nếu được quản lý tốt, đúng thì Vinalines sẽ phát huy được vai trò, tác dụng của mình và có bước phát triển tốt.

Sai phạm của Vinalines trong thời gian trước có liên quan trực tiếp tới cá nhân ông Dương Chí Dũng và một số người khác. Nếu chọn được đúng người, đúng việc và có một sự quản lý sát sao, có hiệu quả, tôi tin rằng Vinalines hoặc một doanh nghiệp Nhà nước nào được giao nhiệm vụ dù khó đến đâu cũng sẽ hoàn thành được".

Ông Hùng cũng bày tỏ mong muốn, các cơ quan chức năng trong đó có cả các cơ quan cấp trên cần lấy Dương Chí Dũng là bài học trong công tác cán bộ.

“Người ta vẫn nói “chọn mặt, gửi vàng”, thế nên, lựa chọn cán bộ đúng là việc tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần làm thật đúng, thật nghiêm trong thời gian tới.

Đối với cá nhân ông Dương Chí Dũng cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và cũng công khai cho dư luận, nhân dân biết để nhân dân giám sát việc này”, ông Hùng nói.
Tôi cắp sách đến trường vào cái thời mà tiếng Pháp là quốc ngữ còn tiếng Việt là ngoại ngữ. Tôi được học về Tự do – Bình đẳng – Bác ái nhưng lại không được dạy và khuyến khích ý thức về nhân quyền cho một dân tộc thuộc địa. Bước vào tuổi trung học, đối với bây giờ còn là vị thành niên, tôi đã sách xếp bút nghiên đi vào rừng cầm súng chiến đấu với lời Tuyên ngôn độc lập vang vọng bên tai “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng…”. Cả một thế hệ của chúng tôi lúc đó đã dành thời niên thiếu của mình để chiến đấu vì độc lập của đất nước để mọi người có được công bằng và ai cũng có cơm ăn áo mặc. Chúng tôi cũng không được kêu gọi chiến đấu vì quyền con người của mình.

Sau Hiệp định Genève tôi ở lại miền Nam tiếp tục học và lập nghiệp, sống dưới thể chế Việt Nam Cộng hòa có rất nhiều các đảng phái với rất nhiều các học thuyết chính trị, chủ nghĩa khác nhau. Nhưng tôi cũng không thấy cái nào thực sự đấu tranh về quyền con người cho người dân thời đó. Tôi tạm chấp nhận giải thích tình trạng thiếu vắng quyền con người từ thời Pháp thuộc đến lúc đó là do hoàn cảnh chiến tranh.

Có một lần vào trước sự kiện 30/04/1975, tôi kể chuyện về cuộc cách mạng Pháp 1789 cho con trai mình. Tôi nhấn mạnh về mục đích bình đẳng, bác ái của cuộc cách mạng đó. Con tôi đã làm tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi nêu ra hàng loạt câu hỏi về các khái niệm này mà cuối cùng tôi không thể trả lời được. Dạ, làm sao để có công bằng? Thì phải có những người có lòng bác ái có được quyền hạn để đảm bảo sự công bằng đó cho mọi người. Nhưng nếu như vậy thì đã có người này có quyền để cho người khác công bằng thì làm gì còn công bằng nữa? Tôi thật sự bí và chỉ biết tránh né một cách đại khái là: thì cái gì cũng tương đối thôi. Nhưng nhìn ánh mắt con trai tôi lúc đó, tôi biết nó không bằng lòng với câu trả lời này. Con tôi chính là Trần Huỳnh Duy Thức, lúc đó chưa đầy 9 tuổi. Nhưng tôi không ngờ lần đó chính là một sự gieo mầm “Quyền con người” vào một mảnh đất tốt.

Năm tháng trôi qua làm tôi không còn nhớ đến câu chuyện trên nữa. Đến một ngày vào năm 2005, tức là 30 năm sau, tôi tham dự một chuyến du lịch huấn luyện của công ty Thức điều hành. Hôm ấy Thức nói với nhân viên về một môi trường để tạo cơ hội công bằng cho mọi người, qua đó ai cũng có quyền tiếp cận các cơ hội như nhau – cũng giống như ai cũng có 24 giờ mỗi ngày không khác nhau. Tối đó Thức ngồi nói chuyện với tôi: “Con đã trả lời được điều mà ngày xưa ba không giải thích được cho con”. Rồi Thức nhắc lại câu chuyện “làm sao để có công bằng” hồi 30 năm trước và nói rằng “người ta chỉ có được công bằng khi các quyền con người của mình phải bình đẳng như bất kỳ ai khác mà không được phân biệt bởi bất kỳ yếu tố nào thuộc về con người như chủng tộc, giàu nghèo, xuất thân, quan điểm … Không ai có quyền cho ai các quyền này. Chỉ như vậy thì mới bình đẳng và bình đẳng tuyệt đối như tạo hóa đã cho mỗi người 24 giờ mỗi ngày”. Thức nói, Thức đang viết về đề tài này và sẽ đưa tôi đọc.

Nhưng tôi chỉ đọc được sau khi Thức bị bắt. Các tài liệu trong USB mà tôi tìm thấy có một file “Quyền con người trong nhà nước pháp quyền”, Thức phát triển phạm trù quyền con người lên thành một quy luật tự nhiên mà qua đó càng tôn trọng quyền con người thì xã hội càng bình đẳng và dân chủ, càng thịnh vượng, càng văn minh. Và ngược lại. Ở đây tôi không đi sâu vào việc chứng minh quy luật này. Tôi muốn nói về cảm nhận bình thường, rất tự nhiên của mình về quyền con người. Bằng trải nghiệm của mình và chiêm nghiệm sự trưởng thành của con trai mình, tôi thấy không có gì lớn mạnh và tươi tốt bằng cây và quả được gieo từ những hạt giống quyền con người vào mỗi con người. Con người là mảnh đất tự nhiên, tốt nhất để cho những hạt giống quyền con người nảy mầm rồi nhanh chóng phát triển thành những cây tươi tốt và đơm hoa kết trái để cho đời những quả ngọt.

Đất nước ta trải qua những năm tháng chiến tranh rồi hòa bình, nhưng chúng ta chưa bao giờ chú trọng gieo đúng những hạt mầm phù hợp với tự nhiên tức là thuận theo quy luật. Thay vào đó đã có quá nhiều những cái nhân cay, để bây giờ chúng ta phải nhận vô số quả đắng dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm rồi.

Đã sống qua rất nhiều chế độ, chưa bao giờ tôi thấy có một cuộc thi để tìm hiểu về quyền con người, chưa bao giờ có một phong trào mà quyền con người là tối thượng. Do vậy tôi đã rất hạnh phúc và tự hào được là người tham gia sáng lập một phong trào như vậy – Phong trào Con đường Việt Nam, và góp phần cho ra đời một cuộc thi như vậy - Cuộc thi viết về “Quyền con người và tôi”.

Tôi mong sao mọi người, nhất là giới trẻ hãy hưởng ứng cuộc thi. Chắc chắn ai cũng sẽ có phần thưởng mà phần thưởng lớn nhất cho chính mình đó là sự tự tin – là cái quả ngọt mà các bạn sẽ tạo ra vì đã gieo vào mình những hạt giống quyền con người. Các bạn sẽ thấy mình sẽ tốt lên và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Tôi thiết tha đề nghị các học giả, những người nổi tiếng, các nhà văn nhà thơ hãy cổ động cho cuộc thi này bằng những bài viết khơi dậy cảm hứng và kiến thức về quyền con người cho nhân dân.

Tôi kêu gọi các cấp chính quyền, các đoàn thể hãy ủng hộ và tạo điều kiện cho cuộc thi. Đây là cách tốt nhất để bắt đầu cho công cuộc chấn hưng và bảo vệ đất nước. Đây là biện pháp căn cơ để chống lại quốc nạn tham nhũng và nhiều vấn nạn xã hội khác đang hoành hành chúng ta hàng ngày. Xin đừng tiếp tục gieo những mầm mống của sợ hãi.

Một dân tộc mà hầu hết đều là những con người khiếp sợ thì dân tộc đó không thể có tiền đồ tốt đẹp. Thay vì vô tình gieo những mầm mống của sợ hãi, chúng ta hãy cùng nhau gieo những hạt mầm nhân ái, tình yêu thương, những hạt giống quyền con người lên mảnh đất hình chữ S đầy yêu thương này...

Xin kính chào thân ái.

Trần Văn Huỳnh.

Gửi tới TTH
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 07:43:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif
Dương Chí Dũng sinh ngày 05 tháng 05 năm 1957 tại Hải Dương, nguyên là Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinalines, Thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Hiện ngụ tại số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Vợ của ông Dũng sinh năm 1959, một cán bộ về hưu, có hai con gái, một đã lập gia đình, cô còn lại đang là sinh viên đại học.
Ông Dương Chí Dũng là con trai của ông Dương Khắc Thụ - Nguyên Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập kỷ 70-80. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đi lao động xuất khẩu ở Cộng hòa dân chủ Đức. Sau vài năm ông về làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng.
Trong khoảng năm 1994, ông về làm cán bộ tại Tổng công ty XD đường thủy ( lúc đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét ) do ông Nguyễn Văn Trường(Trường Kính) làm Tổng giám đốc. Trong năm 1994, ông được đưa về Công ty nạo vét Sông 1 làm Phó giám đốc sau đó lên làm giám đốc. Trong khoảng thời gian này, ông học lớp tại chức ngắn hạn ngành Kinh tế vận tải biển (3 năm) tại Trường Đại học Hàng hải. sau khi tốt nghiệp, ông làm luôn Tiến sĩ tại Trường Đại học Thương mại.
Ông Dương Chí Dũng có em trai là Dương Tự Trọng, nay đang là Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Hải Phòng và em rể tên là Kiên, hiện đang là Cục Phó Cục an ninh, em gái là bà Băng Tâm là công an PC 25 Hải Phòng...
Năm 2011, ông Dương Chí Dũng được trên gắn mác Đảng viên ưu tú (!?), đại diện cho ngành GTVT đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Chỉ trong thời gian ngắn từ 2007, bằng nhiều thủ đoạn và được hệ thống quan trên đỡ đầu, quan tham này đã tham ô và phá khoảng gần 50.000 tỉ đồng (tương đương gần 2,5 tỉ USD). Giữa năm 2011, Tổng thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định thành lập đoàn Thanh tra 5 tập đoàn nhà nước trong đó có Vinalines. Trong thời gian thanh tra, Đoàn Thanh tra CP phát hiện nhiều sai phạm ở Vinalines và đã kịp thời báo cáo bằng văn bản lên Tổng thanh tra CP, Bộ chủ quản, Thủ tướng.
Lúc này, ông Dương Chí Dũng vẫn đang tại chức (Chủ tịch HĐQT Vinalines).
Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài những sai phạm trong phát triển đội tàu, công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 còn xuất hiện những lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình đầu tư xây dựng cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển.
Đặc biệt, vào tháng 6/2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt 1 ụ nổi cũ No83M có sức nâng 25.000 tấn. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 14 triệu USD, bao gồm chi phí sửa chữa tại nước ngoài và chi phí vận chuyển về VN. Nhưng sau đó, Vinalines quyết định tự đưa về VN và giao cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa. Tuy nhiên, giá đưa ụ nổi này về VN đã là 13,5 triệu USD, quá trình sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định.
Trước đó, khi có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm rõ hơn về quá trình tiếp nhận các đơn vị được chuyển giao khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiến hành tái cơ cấu. Trả lời báo chí, ông Dũng từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ có cách làm bài bản hơn”, “chỉ nhận nợ sau khi đã kiểm toán”… Tuy nhiên sự việc sau đó xảy ra thì ai cũng đã biết. Như vậy, vụ mua ụ nổi No 83M là một cố ý sai phạm rõ ràng.

Bùi Văn Bồng tổng hợp

(
Blog BVB)
Dương Chí Dũng từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, Cục trưởng Cục hàng hải đã bị bắt ngày 3/9/2012 tại Campuchia. Việc ông này trốn thoát ngay trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định bắt giam đang đặt ra câu hỏi lớn đối với lãnh đạo Bộ Công an.
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwh5IkTGG1r61ZhoIfUugnvFzMLHinAOqsQtD8WeeGqak9-o4T17XwdObUOG_3zit4UJNCTHKVhjOzRaM0YUYOa_7Df_oUnqRQN_mdQfnwFjzVvwUy-5uhyphenhyphen_mWGhrlsYcHXxpPiUjPuQkv/s320/lanhdao-temo001.jpg
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (caravat đỏ), Thứ trưởng Bộ CA “thăm” Vinalines dịp Tết vừa qua

Đảng viên ưu tú và những cú “ảo thuật” nghìn tỉ
Năm 2011, ông Dương Chí Dũng được trên gắn mác Đảng viên ưu tú, đại diện cho ngành GTVT đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Chỉ trong thời gian ngắn từ 2007, bằng nhiều thủ đoạn và được hệ thống quan trên đỡ đầu, quan tham này đã tham ô và phá khoảng gần 50.000 tỉ đồng (tương đương gần 2,5 tỉ USD). Giữa năm 2011, Tổng thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định thành lập đoàn Thanh tra 5 tập đoàn nhà nước trong đó có Vinalines. Trong thời gian thanh tra, Đoàn Thanh tra CP phát hiện nhiều sai phạm ở Vinalines và đã kịp thời báo cáo bằng văn bản lên Tổng thanh tra CP, Bộ chủ quản, Thủ tướng.

Lúc này, ông Dương Chí Dũng vẫn đang tại chức (Chủ tịch HĐQT Vinalines).

Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài những sai phạm trong phát triển đội tàu, công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 còn xuất hiện những lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình đầu tư xây dựng cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển.

Đặc biệt, vào tháng 6/2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt 1 ụ nổi cũ No83M có sức nâng 25.000 tấn. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 14 triệu USD, bao gồm chi phí sửa chữa tại nước ngoài và chi phí vận chuyển về VN. Nhưng sau đó, Vinalines quyết định tự đưa về VN và giao cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa. Tuy nhiên, giá đưa ụ nổi này về VN đã là 13,5 triệu USD, quá trình sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định.

Trước đó, khi có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm rõ hơn về quá trình tiếp nhận các đơn vị được chuyển giao khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiến hành tái cơ cấu. Trả lời báo chí, ông Dũng từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ có cách làm bài bản hơn”, “chỉ nhận nợ sau khi đã kiểm toán”… Tuy nhiên sự việc sau đó xảy ra thì ai cũng đã biết. Như vậy, vụ mua ụ nổi No 83M là một cố ý sai phạm rõ ràng.

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đánh tháo cho Dương Chí Dũng
Tháng 8/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhậm chức. Tháng 9/2011, Bộ trưởng Thăng làm việc với Vinalines và nhận thấy sự nghiêm trọng trong các nội dung mà Thanh tra Chính phủ đang làm rõ. Đinh Bộ trưởng, lấy cớ Tổng Công ty này đang mất đoàn kết, đã ký tờ trình lên Thủ tướng, các Bộ liên quan đề xuất đưa ông Dũng về làm Cục trưởng Hàng hải, thủ trưởng của đơn vị có chức năng quản lý nhà nước trong chính lĩnh vực mà ông Dũng đang phá. Sau đó, Bộ GTVT và Bộ Nội vụ có văn bản trình Ban cán sự Đảng Chính phủ và đã được chấp thuận.

Các quan cần biết rằng Tổng công ty 91 (trong đó có Vinalines) do Thủ tướng trực tiếp quản lý và điều hành. Về chức vụ Đảng, sau khi được bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải, ông Dũng chỉ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Cục (đảng bộ cấp cơ sở), còn trước đó ông Dũng đang là Ủy viên Thường vụ đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương (tương đương với cấp tỉnh) và làm Bí thư Đảng ủy Vinalines (đảng bộ cấp trên cơ sở). Việc chuyển ông Dũng đi làm Cục trưởng như vậy thực chất là hạ cấp. Nếu lấy cớ là mất đoàn kết, ông Thăng có dám công khai ông Dũng đã mất đoàn kết với ai không? Trên cơ sở nào, dựa vào đâu mà ông Thăng đưa ra cái cớ này (trong khi cả dàn lãnh đạo Vinalines đều bị bắt).

Ngoài ông Đinh La Thăng, còn những ai khác bảo kê cho Dương Chí Dũng
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuqL0U8vhGaS2xdUOi3xLbrYYbhrTZuDCNkzLS5Q5GICMHcIw0xh8NJQqWR8y02F8i9s0BApckTEtNh_aVLXlKHvX2n6ZPYvHSow0R9HQcqk6JwAGPFWF2RipKoqDWKVsO4SZRMn445EHv/s320/duongchidung-nguyentandung001.jpg
Ngày 23/12/2011, Bộ GTVT có Tờ trình số 8794/TTr-BGTVT gửi Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ngày 26/12/2011 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có Văn bản số 429-CV/ĐUK về công tác cán bộ của Vinalines, trong đó nêu rõ Ban Thường vụ Đảng uỷ thống nhất với chủ trương của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc điều động và bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.

Một người được bổ nhiệm bao giờ cũng phải có trong quy hoạch, kể cả ngày mai làm quy trình thì hôm nay anh ta cũng phải có trong quy hoạch, trước khi đưa ra làm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể trong trường hợp này, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT phải đưa ông Dũng vào quy hoạch rồi mới triển khai lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Vinalines), sau đó mới đến Cục Hàng hải. Đối với các Tổng công ty 91 như Vinalines, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định. Trách nhiệm của Bộ này thể hiện rõ trong Tờ trình số 07/TTr-BNV mà Bộ Nội vụ đồng ý với đề xuất đánh tháo cho Dương Chí Dũng.

Sau khi Bộ Nội vụ có Tờ trình số 07/TTr-BNV về công tác nhân sự tại Vinalines, ngày 06/02/2012, Thủ tướng có Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines để Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm Cục trưởng Cục HHVN. Cũng trong ngày này, Bộ trưởng Bộ GTVT có Quyết định số 221/QĐ-BGTVT về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục HHVN. Mọi quyết định đều nhanh đến mức trẻ con cũng buộc phải nghĩ rằng các quyết định trên đã được soạn sẵn cùng thời gian (nhất là trong nền hành chính trì trệ như ở Việt Nam).

Thủ tướng nói gì đây?
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9EScqxA4EUdeec4iI-K3OJ53HVBCmMb_CwYcyLv_ltJ1VY3_tBS0ItvdsT25cIqiik6eP8ljbQKWDsXa-U9mLjh6OotidhWfEuAzXYPyJ4P2YjLH8-UbzXp2dJ8M1CGfv4Lq8uCao4IRh/s320/duongchidung-nguyentandung002.jpg

Theo Nghị định 42/CP về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quyết định mua sắm có trị giá 200 tỉ đồng trở lên (như dự án mua tàu) thuộc dự án nhóm A, phải được sự chấp thuận của Chính phủ. Thêm nữa, trong số 73 tàu cũ mà Vinalines mua lại để kinh doanh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 23.000 tỉ đồng, ba dự án sửa chữa tàu biển mà Vinalines góp vốn đầu tư ở Công ty TNHH Vinalines – Đông Đô (Hải Phòng), Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam (Vũng Tàu) và Công ty cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Quảng Ninh) đều là những dự án không có trong kế hoạch phát triển đã phê duyệt của Vinalines và càng không có trong quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.

Không còn gì để nói thêm

Chuyện Vinalines đã be bét như vậy mà gần đây Thủ tướng vẫn chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải nghe cơ quan này trình bày đề án đến năm 2020 đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho Vinalines. Sau đó, Thủ tướng lại rêu rao là “quyết bắt bằng được Dương Chí Dũng”. Thực tế, việc bắt họ Dương vừa qua lại do lực lượng đối lập với Thủ tướng thực hiện. Một sự thật không thể chối bỏ cần nhắc lại là dưới sự lãnh đạo, quản lý và trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng, hai cái Vina (Vinalines + Vinashin) đã xơi của đất nước ta gần 7 tỉ USD.
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhzAuc6h1eDM7Pf-cZAuXVV43mqi678l78awIiq030ON3aER2G-qPjUhbwhcQdusGUwiNX-rnAK7IGu5Y0Jpp_XXIV4EQ0p6zzFprLRPKTUyzx6v7OgCVG28aq1BMQcLXUtQVBKX6sUpmm5/s320/lanhdao-temp001.jpg

Cầu Nhật Tân
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 07:06:00 SA10 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif
Ngài bộ trưởng, có bằng tiến sĩ luật, sau đó không giải thích thêm, nhưng bất cứ ai làm dân ở Việt Nam đều có thể hiểu rằng sự “chưa đồng bộ” chính là khoảng cách giữa chính sách và cuộc sống

Vào đúng tối 2-9, kỷ niệm 77 năm ngày quốc khánh, trong trương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi được hỏi về “suy nghĩ” trước những quy định oán oăm: Thịt và phụ phẩm bảo quản chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ sau khi giết mổ; Giấy chứng minh nhân dân buộc phải có cả tên cha và mẹ của người được cấp..đã chỉ ra “nguyên nhân lớn nhất là do nhận thức chưa đồng bộ”.

Ngài bộ trưởng, có bằng tiến sĩ luật, sau đó không giải thích thêm, nhưng bất cứ ai làm dân ở Việt Nam đều có thể hiểu rằng sự “chưa đồng bộ” chính là khoảng cách giữa chính sách và cuộc sống, ở cả hai khía cạnh: Tính thực tiễn và tính khả thi.
Có thể, không cần suy nghĩ- liệt kê ra vô số những chính sách “không thực tiễn”, “thiếu khả thi”: Cảnh cáo, phạt tiền đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng; Quy định đưa tên cha mẹ vào giấy CMTND, vốn đã được một quan chức bộ Tư pháp, thậm chí dùng từ “phản cảm” khi đánh giá là chỉ “tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, nhưng hình như chưa tính đến những tác dụng ngược của quy định này”; Hoặc quy đinh phạt từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi “nghe điện thoại ở cây xăng” trong hẳn hoi một văn bản quy phạm tầm cỡ “nghị định Chính phủ”. Và, kỳ cục nhất, vẫn là chuyện quy định “thịt 8 giờ” trong khi việc xác định một miếng mỡ, tảng thịt tồn tại đã bao nhiêu lâu là việc “không tưởng”.

Có hai khía cạnh dễ nhận ra trong những văn bản pháp quy “không thực tiễn và thiếu khả thi” này. Thứ nhất, chuyện ai cũng biết, mục đích tốt, ý tưởng tốt, nhưng không có chế tài, không có đội ngũ “cảnh sát” để đảm bảo quy định đó được thực thi trong thực tế. Ở khía cạnh này, sự thiếu khả thi của một văn bản quy phạm mặc nhiên sinh ra tình trạng nguy hiểm mà trong ngôn ngữ giáo khoa pháp lý gọi là “nhờn luật”. Và điều thứ hai, còn nguy hiểm hơn, là chính sách đó ban hành chỉ để bảo vệ quyền lợi của các bộ, ngành- một chính sách vừa “ngủ quên trên giấy”, vừa cục bộ, chỉ vì một nhóm lợi ích, mà biểu hiện, rất thô thiển- là tư duy “không quản được thì cấm, bó tay thì cần chế tài”.

Trong một hội thảo về vấn đề chất lượng pháp lý và công cụ đánh giá của tác động pháp lý, một cố vấn của Bộ Tư pháp đã lý giải nguyên nhân của tình trạng “văn bản pháp lý ban hành chưa ráo mực đã phải sửa” là do thiếu tính công khai ngay từ khâu soạn thảo. Một người New Zealand, ông Hayden Fenwick, thì tỏ ra ngạc nhiên: Thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn áp dụng tại New Zealand cho thấy sau khi có ý tưởng xây dựng một văn bản pháp lý, cơ quan soạn thảo phải đánh giá của tác động pháp lý của chính sách để cân đong khả năng tác động của văn bản này đến các đối tượng bị điều chỉnh ra sao. Trên cơ sở đó mới bắt tay xây dựng dự thảo. Việt Nam thì đang làm ngược. Nghĩa là sau khi dự thảo xong văn bản pháp lý, cơ quan soạn thảo mới xây dựng báo cáo tác động. Và đây chính là nguyên nhân khiến vô số văn bản, dù nhân danh nhà nước, chưa kịp đi vào cuộc sống đã bộc lộ tính không khả thi, thậm chí tạo ra các rào cản phi lý cho người dân, doanh nghiệp.
Không khó để nhận ra đây chính là những “Chính sách máy lạnh” mà tác giả chính là những “công chức đút chân gậm bàn” không hề biết, hoặc cố tình không thèm biết, cuộc sống i tờ ra sao.

Năm 2006, Bộ Tư pháp chính thức yêu cầu hủy cả trăm văn bản trái luật. 5 năm sau đó, tình hình này không những không được cải thiện mà ngày thêm tệ hại. Và nguyên nhân, không phải vì trình bộ ban hành văn bản quy phạm của những “công chức đút chân gậm bàn” không được cải thiện, mà là vì các văn bản đó ngày thêm cố gắng bảo vệ lợi ích của người ban hành, mà chua chát thay, đôi khi chỉ là để duy trì một thứ thủ tục- không khác gì hủ tục.
defenseindustrydaily.com photo
Sơ đồ bên trong tàu ngầm Kilo

Việt-Long- dịch thuật tài liệu của Viện nghiên cứu quốc tế RSIS, Singapore.

2012-09-05
Tuần này xường đóng tàu Admiralty của Nga hạ thuỷ và chạy thử chiếc tàu ngầm đầu tiên trong sáu chiếc lớp Kilô chạy diesel và điện, do Việt Nam đặt mua từ 2009. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam nhằm tăng cường lực lượng hải quân dưới lòng biển khơi.

Theo kế hoạch, tàu này sẽ được giao cho Việt Nam vào cuối năm nay, sớm gần hai năm so với dự tính, theo đó Việt Nam sẽ nhận đủ sáu chiếc Kilo vào năm 2018.
Kế hoạch trang bị tàu ngầm này là kế hoạch mở rộng từ chương trình hiện đại hoá quân sự đầy tham vọng của Việt Nam từ giữa thập niên 1990.

Được loan báo vào năm 2009, kế hoạch này đã gây một làn sóng phấn khởi trong giới truyền thông Việt Nam về tác động đối với thế cân bằng lực lượng hải quân trong khu vực. Tuy thế, nhìn trên các khía cạnh số lượng cũng như hiệu năng chiến đấu, vấn đề này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Tương quan lực lượng Việt Nam-Trung Quốc
Trước hết, về số lượng, hải quân Việt Nam không hy vọng gì có thể đuổi kịp lực lượng hải quân khổng lồ của Trung Quốc dựa trên thế mạnh vượt trội về kinh tế.
Trung Quốc có cả một hạm đội tàu ngầm khổng lồ sẵn sàng được phát triển thêm, gia tăng khoảng cách về số lượng không những với Việt Nam mà còn với những nước có tàu ngầm trong khu vực.

Về hiệu năng chiến đấu, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam cũng chỉ tiến đến một khả năng chênh lệch đối với lực lượng hải quân Trung Quốc đang phát triển mạnh trên biển Đông. Trung Quốc đã sử dụng tàu ngầm Kilo từ thập niên 1990, lực lượng tàu ngầm Việt Nam đối với họ không có gì là lạ.

Tuy vậy, những chiếc Kilo nhỏ bé nhưng lợi hại của Việt Nam cũng sẽ gây mối quan tâm cho các chiến thuật gia của hải quân Trung Quốc, trước đây chưa từng phải e dè khả năng chiến đấu từ dưới mặt nước của Việt Nam.

Dù sao chăng nữa, xét trên thế cân bằng quân sự, khả năng về tàu ngầm của Việt Nam cũng sẽ không gây nên một mối thách thức lớn cho lực lượng hải quân Trung Quốc vốn vẫn đứng hàng đầu trong khu vực.
Description: klub-s
Minh hoạ hoạt động của một hoả tiễn Klub-S 3m-14E - defenseindustrydaily.com photo
Tương quan lực lượng Việt Nam- Đông Nam Á
Trước khi Việt Nam sắm tàu ngầm Kilo, hải quân các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã mua sắm những số lượng tàu ngầm ít hơn. Indonesia và Malaysia vẫn phải lo âu về sự yếu kém khả năng dù mới vừa nhận nhiều tàu ngầm, vì lãnh hải rộng lớn của họ. Đến năm 2018, Việt Nam với tất cả 6 chiếc tàu ngầm Kilo hoạt động sẽ được coi là lực lượng tàu ngầm lớn nhất của Đông Nam Á. Tuy vậy, có vẻ như các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ tiếp tục phát triển khả năng về tàu ngầm chỉ trong vòng thâp niên 2010 này.

Tàu ngầm Kilo không lạ lùng gì ở biển Đông từ khi có tin Trung Quốc sử dụng nó trong vùng biển này. Được giới chuyên môn về hải quân của phương Tây gọi là “cái hố đen” (black hole, hàm ý mang sự tĩnh lặng tuyệt đối như “hố đen” trong giả thuyết cấu tạo vũ trụ), tàu Kilo được thiết kế bằng những vật liệu tuyệt hảo nổi tiếng về giảm thanh, như thân tàu thu hút âm thanh để không gây tín hiệu phản hồi cho những làn sóng sonar dò tìm mục tiêu dưới mặt nước. Tính năng này thực ra cũng không phải là độc đáo, vì hải quân các nước Đông Nam Á cũng có những tàu ngầm mang cùng tính năng “thu hút tiếng vọng” tương tự, có thể còn vượt trội hơn.

Tàu Kilo của Việt Nam cũng giống như tàu ngầm của Indonesia và Malaysia, được cho là không thích hợp với hệ thống máy đẩy không dùng không khí giống như tàu ngầm của Singapore. Tính năng này giúp tàu gia tăng thời gian lặn mà không cần ngoi lên gần mặt nước để ống hơi lấy không khí.
Description: kilo-877
Chiếc Kilo-877 của hải quân Ấn Độ- defenseindustrydaily.com photo
Vì thế nhìn chung, tàu Kilo của Việt Nam được trang bị tương đương với những loại tàu ngầm của Đông Nam Á, ngoài điểm khác biệt đáng kể là tàu Kilo có hệ thống phóng hoả tiễn tuần du (cruise missile) từ bên dưới mặt nước loại Klub-S, theo hợp đồng năm 2009.
Hệ thống hoả tiễn giòng Klub được dùng để đánh tàu chiến với công cụ dò mục tiêu bằng hồng ngoại tuyến, hoặc tấn công trên mặt đất sử dụng công cụ tìm mục tiêu bằng quán tính tương đối.

Loại Klub tấn công diện địa mới đáng chú ý, vì tới nay chưa một lực lượng hải quân Đông Nam Á nào có khả năng tấn công mặt đất từ một căn cứ hoả lực lưu động trên biển. Khả năng này nếu được sử dụng từ một tàu ngầm, sẽ tàn phá đất liền của nước khác bằng một hoả lực bí mật bất ngờ. Điều kiện ấy sẽ có thể là một nguồn gốc của sự mất ổn định cho một khu vực vốn đã bấp bênh về an ninh.

Theo Rosoboronexport, tập đoàn xuất khẩu vũ khí chính của Nga, thì hợp đồng tháng 7, 2011 quy định những tàu Kilo bán cho Việt Nam thuộc loại theo tiêu chuẩn thiết kế và trang bị bình thường, nhưng đồng thời quy định hệ thống hoả tiễn cruise giòng Klub-S cũng thuộc tiêu chuẩn bình thường. Điều khoản này có thể được hiểu là hệ thống hoả tiễn chống tàu. Nếu đúng như thế, loại chiến cụ này không phải là một khả năng quân sự mới được đưa vào khu vực, vì tàu Scorpenes của Malaysia cũng trang bị hoả tiễn tương đương bằng hệ thống “ Cá Bay” SM-39 Exorcet, trong khi tàu Kilo của Trung Quốc và Ấn Độ cũng có hoả tiễn Klub-S chống tàu..
Thách đố trước mắt cho hải quân Việt Nam
Những chiếc Kilo mới của Việt Nam còn xa mới thành một yếu tố làm thay đổi cán cân lực lượng hải quân ở Đông Nam Á.

Đúng hơn, hành động thủ đắc chiến cụ mới cho thấy ý hướng của Việt Nam muốn thiết lập một lực lượng chiến đấu dưới lòng biển khơi như một phần trong nỗ lực toàn diện không những chỉ để điều chỉnh sự yếu kém của hạm đội già nua hiện hữu từ thời Xô Viết đến nay, mà còn nhắm đạt tới một lực lượng hải quân cân bằng lực lượng với nước khác. Quyết định mua tới sáu chiếc Kilo cho thấy ý chí muốn có được một lực lượng chiến đấu có tầm vóc, vững chắc, lâu dài, có khả năng hiện diện liên tục trên biển, mà một hạm đội nhỏ bé hơn khó thành toàn.
Description: hawkeye-250
Phi cơ tuần thám điện tử EC-2C Hawkeye của hãng Northrop Grumman, Hoa Kỳ - USmilitary.com photo
Ý hướng này được thấy rõ hơn qua những nỗ lực đồng bộ của Việt Nam không chỉ trong việc mua sắm chiến cụ mà còn trong việc kiến tạo cơ sở hạ tầng và lực lượng nhân sự. Năm 2010 có tin cho hay Việt Nam nhờ Nga giúp xây dựng những cơ sở dành cho tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh, đồng thời ký được hợp đồng với Ấn Độ cho việc huấn luyện các thuỷ thủ đoàn tàu ngầm Kilo. Malaysia và Singapore cũng có những nỗ lực tương tự.
Nhưng dù với kế hoạch hạm đội tàu ngầm, hải quân Việt Nam vẫn phải lấp cho đầy nhiều khoảng trống về khả năng quân sự, như thám sát hàng hải từ không trung, và khả năng hiện diện quân sự ở những vùng quan yếu cho quốc gia, như biển Đông. Với toàn hạm đội 6 tàu ngầm Kilo hoạt động vào năm 2018, Việt Nam còn phải nghiên cứu khai triển khả năng cứu nạn tàu ngầm, và hợp tác về lãnh vực này với hải quân các nước trong khu vực.

Cần nhiều thời gian để kiến tạo một lực lượng tàu ngầm đầy đủ sức mạnh cần thiết, sẵn sàng chiến đấu, với thuỷ thủ đoàn chuyên nghiệp và học thuyết quân sự thích hợp. Và sau hết, việc này không chỉ tuỳ thuộc quyết tâm chính trị mà còn phụ thuộc vào khả năng phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy

05.09.2012

Đã một tháng nay, cuốn tiểu thuyết của nữ tác giả Marie Guillaume làm
xôn xao dư luận Pháp. Đây là một tác phẩm chính trị phát hành ngay sau cuộc bầu cử tổng thống và bầu nghị viện Pháp, trong đó đảng Xã hội PS và cánh tả thắng lớn, đảng UMP – Tập họp Phong trào Dân chúng của tổng thống Nicolas Sarkozy thất bại nặng nề.

Nhiều người am hiểu thời cuộc luyến tiếc ông Sarkozy, họ gọi thân mật là Sarko, ca ngợi ông tỏ ra có bản lãnh lãnh đạo trong nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự quốc gia và quốc tế. Ông có kinh nghiệm xử lý những cuộc khủng hoảng gay gắt, bất ngờ, như các vụ nổi dậy ở Bắc Phi, Tây Phi, các vụ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp, Portugal...Ông Sarko ra đi là một thiệt thòi lớn cho nước Pháp.

Thế nhưng ông Sarkozy đã thất bại nặng nề. Ông là tổng thống Pháp cực hiếm chỉ tại chức có một nhiệm kỳ.

Các nhà bình luận hầu như nhất trí cho rằng Sarkozy thất cử chủ yếu là về lối sống chứ không phải vì bản lãnh chính trị yếu kém.

Họ trách ông có cuộc sống có phần tự do phóng khoáng kiểu công tử nhà giàu, như ngay sau khi trúng cử mời bạn thân và ban vận động tranh cử đến liên hoan thâu đêm ở nhà hàng siêu sang Fouquet trên đại lộ Champs Elysées đắt tiền nhất Paris, sau đó vợ chồng ông đi nghỉ hè trên biển Địa Trung Hải trên một du thuyền cực sang của một nhà tỷ phú. Nhiều lần ông thích thú khoe chiếc đồng hồ kim cương trị giá 40.00 Euro. Họ cho rằng một đương kim tổng thống không nên ăn chơi buông thả như thế.

Năm 2008, ông lại sơ hở vấp phải sai lầm cá nhân lớn theo kiểu dành đặc quyền cho gia đình. Ông có con trai thứ hai Jean Sarkozy, sinh năm 1986, là đảng viên UMP mà bố đứng đầu khi trúng cử tổng thống. Ông Sarkozy đã đích thân vận động cho con mình vào Hội đồng hành chính của quận lớn Hauts-de-Seine mà ông từng làm Chủ tịch từ năm 1983, khi cậu quý tử chỉ mới vào trường đại học. Năm sau, ông lại lấn tới yêu cầu Hội đồng quận ủng hộ cho cậu quý tử mới 23 tuổi, đang học năm thứ 2 trường Luật, ra ứng cử một mình - không có ai tranh cử, chức vụ Cục trưởng EPAD, là một tổ chức kinh doanh phụ trách điều hành khu vực La Défense, khu vực kinh tế lớn nhất thủ đô Paris, cũng là lớn nhất nước Pháp. Epad có ngân sách chi tiêu hằng năm lên đến hơn 1 tỷ Euro.

Ngay trong lãnh đạo UMP, nhiều người lên tiếng can ngăn ông, cậu sinh viên 23 tuổi Jean Sarkozy dù có tài bẩm sinh gì cũng không kham nổi một chức vụ nặng nề đến thế, khi chưa tốt nghiệp trường Luật và chưa hề có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

Sau khi cố ngụy biện bênh con, rằng “tài năng lớn không chờ tuổi tác", ông Sarkozy đành tháo lui, để lại một vết hằn không đẹp trong nhiệm kỳ tổng thống duy nhất của mình.

Chính do tình hình trên đây mà tác phẩm của bà Marie Guillaume ra mắt bạn đọc, do nhà xuất bản Éditions du Moment phát hành, thu ngay kết quả lớn, 10 vạn cuốn bán trong một tuần qua.

Cuốn 'Nhà Vua, Hoàng tử và Vương quốc' - 'Le Monarque, son Fils et son Fief' là tiểu thuyết, không dùng tên thật, nhưng ai cũng biết Rocky là tổng thống Sarkozy, le Dauphin – Hoàng tử là Jean Sarkozy và Vương quốc là Vùng Hauts-de-Seine.

Cuốn sách vừa ra, cậu quý tử Jean Sarkozy đã la lớn trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi bị những lưỡi dao găm độc ác đâm sau lưng". Nhưng anh ta không sao bác bỏ được nội dung, trong đó các báo đều trích ra đoạn giật gân nhất là chuyện tổng thống gạ một bà dân biểu xinh xắn lên giường với mình.

Có một điều lý thú là cuốn sách ở Pháp trùng hợp ngẫu nhiên với một số sự kiện đang nóng hổi ở Việt Nam. Chuyện con ông cháu cha, cha truyền con nối, chuyện vun vén cho gia đình, con cái đang là cái tệ lan truyền rộng trong chế độ độc đảng, khi không có kiểm soát, ganh đua và thay thế như trong chế độ đa đảng, khi tham nhũng trở thành họai thư không phương ngăn chặn, khi tệ hối lộ, biếu xén quà cáp thành thủ tục quốc gia, khi cuộc sống hưởng lạc đồi trụy lan truyền khắp nơi.

Cuộc chấn chỉnh của cơ quan lãnh đạo đảng Cộng sản trong 2 tháng 8 và 9 này có thật sự nghiêm chỉnh, không chút nể nang, sẽ hoàn toàn minh bạch như họ cam kết với nhau và long trọng hứa hẹn với nhân dân hay không? Đây đang là câu hỏi cực kỳ nóng bỏng và rất mực nghiêm khắc của thời cuộc.

*
Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 03:14:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif
Vụ bắt ông Dũng được cho là cách 'kiểm soát thiệt hại' của thủ tướng

Vụ bắt cựu cục trưởng hàng hải và cựu chủ tịch Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi liệu việc xử lý tình huống này báo hiệu điều gì trong thời gian tới đây.

Trong vụ Vinashin trước đó, một nguyên trưởng phòng và một nguyên tổng giám đốc thuộc hai công ty con khác nhau hiện vẫn còn đang bỏ trốn.

Ông Dũng bị bắt chỉ hai tuần sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong một phiên họp về tham nhũng rằng phải "bắt bằng được" vị cựu lãnh đạo Vinalines.

Vị thủ tướng cũng được báo chí dẫn lời nói ông Dương Chí Dũng "từng nắm giữ nhiều chức vụ, được bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng XI" và nói thêm:

"Tất cả chức danh, vị trí công tác ấy đã được các cấp có thẩm quyền về cán bộ thẩm tra với thủ tục dày đặc, thế mà vẫn lọt sai phạm."

'Sức ép lên thủ tướng'

Mặc dù Việt Nam luôn bác bỏ sự liên quan của các vụ án lớn tới chính trị, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện quốc phòng Úc nói đây là điều "không tránh khỏi".
Ông nói các nước phát triển như Úc có hệ thống tư pháp độc lập và người đứng đầu ngành tư pháp có thể đưa ra các quyết định mà không cần phải nhìn ngó tới các chính trị gia.
"Những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng."
Giáo sư Carl Thayer

Nhưng điều này chưa xảy ra tại Việt Nam và cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay cũng nhuốm màu chính trị.

Giáo sư Thayer xem việc bắt ông Dũng là động thái "kiểm soát tác hại" của chính thủ tướng Việt Nam và khó có khả năng việc chống tham nhũng sẽ đi xa hơn so với trước đây.

"Những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

"Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.

"Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế."

Mặc dù vậy, ông Thayer nói Thủ tướng Dũng đang chịu "sức ép rất lớn" vì đã để tồn tại một môi trường kinh doanh lỏng lẻo cho dù ở các tổng công ty hay trong ngành ngân hàng.
'Tư duy sai lầm'
Trong khi đó bình luận từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói việc ông Dũng bị bắt là tín hiệu tốt nhưng nó không có ý nghĩa quá lớn trong việc chống tham nhũng nói riêng và các thay đổi tích cực trong xã hội nói chung:

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng việc bắt được ông Dũng là một dấu hiệu tốt cho việc trừng trị những kẻ tham nhũng và dư luận trong thời gian vừa qua cũng nêu lên rất nhiều có ai bao che, vẽ đường cho ông Dũng này chạy hay không.
Description: Hình từ trang web của Vinalines
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói 'tư duy sai lầm' của Đảng Cộng sản đã 'đẻ ra' Vinashin và Vinalines

"Tôi nghĩ việc bắt được ông đó thì nó sẽ phanh phui ra đường dây vẽ đường cho ông Dũng như vậy nếu chuyện đó là thực.

"Và nếu làm được thế và làm được rạch ròi ra thì sẽ là điều tốt nói chung cho xã hội."

Mặc dù vậy, vị tiến sỹ cũng nói thêm: "Tuy nhiên để nói rằng một cái việc của ông Dũng mà giải quyết được một bước rất lớn để giải quyết vấn đề chống tham nhũng thì hơi quá vì đấy dẫu sao vẫn chỉ là một vụ việc, một trường hợp.

"Còn gốc rễ của vấn đề tham nhũng mà chưa đụng đến thì cũng chẳng giải quyết được nhiều lắm.

"Tôi nghĩ rằng nếu mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối của mình về mặt kinh tế, vẫn coi rằng nhà nước phải trực tiếp làm kinh tế thông qua các tập đoàn, các tổng công ty và coi đó là sức mạnh vật chất của mình để điều khiển xã hội, dùng các tập đoàn, các tổng công ty như thế làm công cụ thì hết Vinashin và Vinalines thì lại đến Vinashin và Vinalines khác.

"…bản thân cái cơ chế đấy, bản thân tư duy sai lầm đấy nó đẻ ra những Vinashin và Vinalines và những ông Dũng như thế này."
'Sức ép xã hội'
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nói ông không hy vọng Đảng Cộng sản sẽ tự thay đổi mà cần phải có sức ép lên đảng từ phía xã hội, khối doanh nghiệp và người dân nói chung.

Vị tiến sỹ cho rằng việc thay đổi và cho phép cạnh tranh chính trị là vì lợi ích của chính đảng cầm quyền hiện nay.

Ông nói điều mà ông gọi là "tham nhũng đại trà và rộng khắp" ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết bằng việc minh bạch hóa trong đó có đòi hỏi phải có tự do báo chí.

Trong khi đó Giáo sư Carl Thayer lại có vẻ cho rằng khối doanh nghiệp nhà nước đang bao trùm khắp nền kinh tế là chỗ dựa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đối thủ chính trị của thủ tướng sẽ phải dè chừng sức mạnh của khối này khi tấn công ông.

Ông Thayer cũng nói các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn muốn giữ ổn định và sẽ không có chuyện các quan chức chóp bu hay các ủy viên bộ chính trị phải trả giá bằng chiếc ghế của họ.

Một trong các lý do là Việt Nam không muốn các nhà đầu tư phát hoảng gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Nhưng ông cũng nói chính các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ là nạn nhân sắp tới của chiến dịch thanh lọc kinh tế hiện nay khi những khoản lỗ lớn tại các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị nhắm tới.

Ông nói đối tác Việt Nam trong những liên doanh như vậy có nhiều khả năng sẽ đẩy trách nhiệm sang phía nước ngoài.

Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng không nên hình sự hóa việc quản lý kinh doanh vì các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đều phải đối mặt với "rủi ro và lỗ lã".

(
BBC)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 03:06:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của cựu Bí thư Bạc Hy Lai, vừa bị Viện Kiểm sát Thành Đô cáo buộc bốn tội danh.

Tân Hoa Xã dẫn nguồn nhà chức trách đưa tin ông Vương bị buộc các tội: bẻ cong pháp luật nhằm tư lợi, đào nhiệm, lạm dụng chức quyền và ăn hối lộ.

Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, và cũng là nơi có tòa lãnh sự Hoa Kỳ, mà ông Vương Lập Quân đã chạy vào hồi tháng Hai để xin trợ giúp.

Theo hãng tin nhà nước Trung Quốc, các cáo buộc nói trên đối với ông Vương Lập Quân, người cũng từng giữ chức vụ Phó Thị trưởng Trùng Khánh, đã được trình lên Tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Thành Đô.

Sau sự kiện tại tòa lãnh sự Mỹ, ông Vương Lập Quân đã bị công an đưa về Bắc Kinh, chính thức là "nghỉ phép vì lý do sức khoẻ" nhưng thực chất là để điều tra từ đó tới giờ.

Trước vụ án đã có tin ông sẽ bị xử tội phản quốc, nhưng nay thông tin chính thức của nhà nước đưa ra xác nhận bốn tội trên.
Hệ lụy chính trị
Ông Vương Lập Quân còn từng là đại biểu Quốc hội, nhưng đã đệ đơn từ chức này và được chấp thuận hồi tháng Sáu, bốn tháng sau khi 'nghỉ phép'.
Vương Lập Quân
52 tuổi, cựu phó thị trưởng và giám đốc công an Trùng Khánh
được cho là thân cận với bí thư thành ủy Bạc Hy Lai
bắt đầu sự nghiệp công an năm 1984 ở Nội Mông, chuyển sang Trùng Khánh năm 2008
Đây được cho là hành động mở đường cho quá trình điều tra và truy tố ông.
Thông tin ông Vương bị xử bí mật nay đã bị gạt bỏ.

Trong vụ bê bối được cho là lớn nhất của chính trị Trung Quốc những năm gần đây, Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã mất vị trí trong Bộ Chính trị và con đường quan lộ của ông cũng bị coi như là chấm dứt.

Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, cũng vừa phải ra tòa vì tội Giết người, bị lãnh án tử hình treo.

Ông Vương là người đã nắm thông tin và vạch trần vụ giết hại doanh nhân Anh Neil Heywood, mà bà Cốc bị kết tội là chủ mưu.

Vụ Vương Lập Quân đã làm nổi lên những đấu đá hậu trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đang chuẩn bị cho kỳ đại hội quan trọng vào cuối năm nay.

(
BBC)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/06/2012 03:01:00 SA2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Điểm Tin Thứ Năm 06.09.12

THƯ GỬI 42 NHÂN SĨ THÍ THỨC SÀI GÒN (Huỳnh Ngọc Chênh) - Trước tiên tôi muốn gửi đến 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn lời kính chào trân trọng và chúc các bác mạnh khỏe, luôn tràn ngập niềm tin và nhiệt huyết
Nguyễn Hoàng Đức: BÀN VỀ XÃ HỘI TOÀN TRỊ VÀ DÂN SỰ (Bà Đầm Xòe) - “Việt Nam, khi Đảng cộng sản với điều bốn đòi lãnh đạo tất cả, cũng là lãnh đạo mọi thứ thuộc về nhà nước, mà nhà nước là pháp luật. Với điều kiện tiên quyết ‘pháp luật chỉ có khi không có ai được ở trên pháp luật’, như vậy là vi hiến. Nói rõ hơn là ‘Bất hợp hiến’.”
Cấp bách (BVN) - Tiền nhân đã có câu “Dục tốc bất đạt”. Mọi sự vội vàng, chủ quan, không xuất phát từ lợi ích tổng thể chỉ mang lại hậu quả xấu, thậm chí thảm họa. Đã có nhiều bài học cay đắng, nhiều cái giá quá đắt phải trả cho sự chủ quan nóng vội, cho nhiều công trình “cấp bách” nhưng chuẩn bị không kỹ, quản lý lỏng lẻo, và bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.
Miến Điện chuyển biến nhanh (Nguyễn Vĩnh) - Đúng là đất nước Myanmar đang lấy lại dần phong độ và hình ảnh của một quốc gia hoàn toàn độc lập và dân chủ, và tham gia tích cực vào đời sống quốc tế.
Trung Quốc phạm sai lầm khi chia rẽ khối ASEAN (BVN) - Như nước Tần lang sói 2000 năm trước, Trung Quốc hiện là một con hổ cô độc – nhưng không phải là kém phần hung dữ.
Ông tổ Hồ Cẩm Đào nói: “Hoàng Sa là của An Nam quốc“ (Bùi Văn Bồng) - Nguồn tư liệu về bản đồ cổ của Trung Quốc dưới đây là sự minh chứng, thể hiện rõ ràng các bậc tiền bối, tổ tiên của Trung Quốc đã công nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung Quốc (BVN) - Bắc Kinh từ lâu đã đan kết hai sợi chỉ có nội dung là, Trung Quốc (TQ) từng bị các cường quốc bắt nạt (victimization) và TQ tự cho mình nắm chính nghĩa trong tay (self-righteousness), để tạo nên chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Điều này khiến cho việc tương nhượng (compromise) trong quan hệ ngoại giao trở nên khó khăn hơn.
Khai giảng đặc biệt: Không bóng dáng thầy cô (VNN) - “…hàng trăm phụ huynh, học sinh vẫn mang theo khẩu hiệu “mừng khai giảng”, mặc áo mưa, đội ô, xếp hàng đứng dưới dưới sân trường, …, thể hiện sự bất bình trước quyết định chuyển trường”.
Lễ khai giảng đặc biệt nhất thủ đô (VnExpress) - “…hàng trăm học sinh tiểu học xúng xính quần áo mới kê ghế ngồi giữa lòng đường dự lễ khai giảng”.
Lối mòn thời gian (FB Trịnh Kim Tiến) - “Từ đầu năm 2012 đến giờ mà đã có đến hơn mười cái chết bi ẩn trong đồn công an. Tất cả đều không một lời giải đáp rõ ràng, sự việc rồi cứ âm thầm trôi vào trong quên lãng…Con buồn vì sự thờ ơ, vô cảm của đại đa số người. Dư luận từ những bất công oan trái nhanh chóng bị xóa nhòa, bị trôi rửa bởi vòng xoay của cuộc sống. Con cảm thấy cô đơn và nhỏ bé quá, con không biết con nên làm gì trong lúc này”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Nhân dân) - “…trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng này đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạo của Ðảng”.

Hai tù nhân kiên định sắp về (Phạm Hồng Sơn) - “Ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, và ông Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, dự kiến sẽ mãn hạn tù lần lượt vào ngày 10/09 và 11/09 tới đây. Cả hai ông đều chấp nhận ở tù hết án giống nhau 04 năm tù giam và sẽ tiếp tục ra tù lần lượt chịu 03 năm và 04 năm quản chế tại gia kể từ ngày mãn án”.
Vương Lập Quân: Giám đốc công an quyền uy bỗng chốc thành "kẻ phản bội" (RFI) - Là người đã gây ra vụ xì-căng-đan chấn động chưa từng thấy ở Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây, chỉ trong vài giờ Vương Lập Quân từ tư cách một lãnh đạo công an siêu quyền lực được kiêng dè, trở thành một kẻ phản bội có nguy cơ ngồi tù nhiều năm.
Mỹ trở lại châu Á khiến Bắc Kinh bực mình (RFI) - Chính sách châu Á của Mỹ khiến cho Trung Quốc phải bực mình. Bởi vì nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ, thì Trung Quốc tha hồ mà lấn lướt các nước láng giềng. Mùa hè vừa qua, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực lại nổi lên dữ dội.
Đài Loan tăng cường tuần tra trên biển Hoa Đông (RFI) - Theo AFP, hôm nay 5/9/2012, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố sẽ đưa thêm tàu tuần duyên đến khu vực có tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực vốn đang sôi sục vì những tranh chấp chủ quyền trong thời gian gần đây.
Samsung nhìn nhận những chỉ trích về điều kiện lao động (RFI) - Hôm nay 05/09/2012, tập đoàn Hàn Quốc Samsung Electronics đã công nhận những chỉ trích từ tổ chức China Labor Watch về điều kiện lao động của công nhân các nhà máy của hãng này tại Trung Quốc, nhưng bác bỏ lời kết án là « vô nhân đạo ».
Đảng Dân chủ chỉ định Obama tái tranh cử tổng thống (RFI) - Hôm qua 04/09/2012, Đảng Dân chủ đã khai mạc Đại hội toàn quốc tại Charlotte (bang North Carolina), với sự tham dự của khoảng 6000 đại biểu, để chính thức chỉ định ông Barack Obama làm ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới tại Hoa Kỳ.
Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn khi động đất ? (RFI) - Đêm 03/09/2012, tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, động đất đã xảy ra ngay tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, nơi trước đây từng có những thông tin về các vụ rò rỉ nước ở thân đập chính, và sau đó bị phát hiện có những vết rạn nứt.
Bình Nhưỡng triệu tập họp Quốc hội để thông qua chính sách kinh tế (RFI) - Theo AFP, hôm nay 05/09/2012, Bắc Triều Tiên thông báo triệu tập kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng này để thông qua các quyết sách tăng cường hợp tác kinh tế với nước láng giềng Trung Quốc, một đối tác thương mại và cũng là nhà tài trợ chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng.
Kinh tế Trung Quốc bị chậm lại, đe dọa đến tăng trưởng châu Á (RFI) - Theo một cuộc điều tra thực hiện với các nhà lãnh đạo và những nhân vật có ảnh hưởng tại khu vực Thái Bình Dương được công bố hôm nay 05/09/2012, thì tình trạng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại là mối đe dọa chủ yếu đang đè nặng lên sự tăng trưởng của châu Á.
Đảng Québec giành thắng lợi nhân bầu cử Quốc hội (RFI) - Với 32% số phiếu đạt được hôm qua 04/09/2012 trong cuộc bầu cử Quốc hội, đảng Québec (PQ) đã vượt được đảng Tự do (PLQ) vốn lãnh đạo Québec suốt 9 năm qua. Tuy nhiên, bà Pauline Marois, thủ lãnh đảng Québec trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của tỉnh nói tiếng Pháp thuộc Canada, sẽ khá vất vả khi lãnh đạo vì không đạt được đa số.
Tokyo sắp mua lại đảo có tranh chấp với Bắc Kinh (RFI) - Theo AFP, nhiều tờ báo lớn ở Nhật Bản hôm nay 5/9/2012 đưa tin chính phủ Tokyo đã quyết định mua lại các đảo nhỏ trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện thuộc quyền sở hữu của tư nhân và cũng là những hòn đảo mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền.
Tranh chấp biển đảo ảnh hưởng đến thượng đỉnh APEC (RFI) - Vào cuối tuần này, các lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương sẽ họp lại ở Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương). Nhưng các tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể sẽ cản trở những nỗ lực của APEC nhằm thúc đẩy tự do hóa mậu dịch trong vùng.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc thương lượng với khối Đông Nam Á (RFI) - Tuyên bố ngày hôm nay, 05/09/2012 tại Bắc Kinh sau khi gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, « vì lợi ích chung », Trung Quốc và ASEAN nên khởi động tiến trình ngoại giao để đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhằm ngăn tranh chấp chủ quyền biển đảo leo thang thành xung đột trong khu vực.
Nguyên cục trưởng cục Hàng hải Dương Chí Dũng bị bắt ở nước ngoài (RFI) - Cơ quan Công an Việt Nam hôm nay 05/09/2012, thông báo nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty hàng hải Vinalines, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Việt nam Dương Chí Dũng đã bị bắt giữ sau hơn ba tháng trốn lệnh truy nã. Lệnh khởi tố đã được ký ngày 17/05/2012.
Cuốn sách gây xôn xao dư luận Pháp: Nhà Vua, Hoàng tử và Vương quốc (VOA) - Có một điều lý thú là cuốn sách ở Pháp trùng hợp ngẫu nhiên với một số sự kiện đang nóng hổi ở Việt Nam
Các cường quốc kinh tế suy giảm năng lực cạnh tranh toàn cầu (VOA) - Mỹ vẫn là một nền kinh tế vô cùng hiệu quả nhưng bị tụt hạng trong 4 năm liên tiếp, giảm 2 bậc xuống vị trí thứ 7 trong Bảng xếp hạng Cạnh tranh Toàn cầu
Hội VAHF và nỗ lực bảo tồn lịch sử và văn hóa người Mỹ gốc Việt (VOA) - Hội Bảo Tồn Lịch sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt đã tổ chức triển lãm, văn nghệ và dạ tiệc gây quỹ cho dự án thực hiện bộ phim 'Viet Story-Chuyện Việt Nam'
Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ lên án Tổng thống Syria (VOA) - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Syria đã trở thành một nhà nước 'khủng bố' đang ra tay thảm sát chính người dân của họ
Nổ xưởng pháo bông ở Ấn Ðộ, ít nhất 30 người thiệt mạng (VOA) - Một vụ nổ tại một xưởng làm pháo bông ở miền nam Ấn Ðộ làm thiệt mạng ít nhất 30 người
400 cây xanh bị đốn dọc tuyến đường tàu Endeavour được chở qua (VOA) - Nhiều cư dân nam California không hài lòng trước việc hàng trăm cây xanh bị đốn hạ dọc tuyến đường mà phi thuyền con thoi Endearvour sẽ được chở đến nơi trưng bày
Hàng trăm binh sĩ Afghanistan bị bắt trong vụ điều tra tấn công nội bộ (VOA) - Ít nhất 45 binh sĩ quốc tế đã bị giết hại trong năm nay sau khi các lực lượng an ninh Afghanistan quay vũ khí vào đối tác liên quân
2 người Trung Quốc bị cáo buộc tìm cách mua bí mật thương mại của Mỹ (VOA) - Hai người Trung Quốc tại Hoa Kỳ bị cáo buộc tìm cách đánh cắp bí mật thương mại
Nhật Bản mua các đảo đang tranh chấp ở Biển Ðông Trung Quốc (VOA) - Chính phủ Nhật Bản đồng ý mua một nhóm đảo là trọng tâm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Súng nổ làm lu mờ tiệc mừng chiến thắng của tân thủ hiến bang Quebec (VOA) - Một vụ nổ súng gây chết người đã làm hỏng một bữa tiệc mừng chiến thắng tối qua ở Quebec, Canada
Thổ Nhĩ Kỳ vận động các bảo tàng khắp thế giới trả lại cổ vật (VOA) - Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi chính sách ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu các bảo tàng hàng đầu thế giới trả lại di sản của nước này
Quyết định của Quốc hội Bắc Triều Tiên khơi ra những tin đồn (VOA) - Các đại biểu của hội đồng nhân dân tối cao được thông báo sẽ họp lại tại Bình Nhưỡng vào ngày 25 tháng 9
Công ty H&M kêu gọi Bangladesh tăng lương cho công nhân (VOA) - Công ty bán lẻ quần áo H&M của Thụy Ðiển đang yêu cầu chính phủ Bangladesh tăng lương cho tối thiểu cho các công nhân ngành dệt may
Đài Loan bác bỏ sự phản đối của Việt Nam về vụ tập trận ở Ba Bình (VOA) - Lực lượng tuần duyên của Đài Loan bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật ở hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa
Cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng bị bắt ở nước ngoài (VOA) - Cựu chủ tịch công ty hàng hải quốc doanh lớn nhất Việt Nam Dương Chí Dũng đã bị bắt ở nước ngoài với sự trợ giúp của Interpol
Mỹ lại hối thúc Trung Quốc chấp nhận bộ qui tắc hành xử Biển Đông (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton một lần nữa kêu gọi Trung Quốc chấp nhận một bộ qui tắc hành xử để quản lý những vụ tranh chấp ở Biển Đông
Trung Quốc khẳng định không có vấn đề chủ quyền về Biển Ðông (VOA) - Ngoại trưởng Trung Quốc nói có đầy các bằng chứng về lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong vùng Biển phía nam nước này
Trung Quốc, Hoa Kỳ thảo luận các bất đồng về Syria (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gặp các giới chức Trung Quốc để thảo luận những bất đồng về cách nào là tốt nhất để chấm dứt xung đột ở Syria
Cảnh sát Việt Nam bắt vụ buôn lậu 4 con cọp con, 100 con tê tê (VOA) - Cảnh sát điều tra tội phạm môi trường tịch thu 4 con cọp con và hơn 100 con tê tê được vận chuyển trái phép ở miền trung Việt Nam
Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama động viên tinh thần đảng Dân chủ (VOA) - Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama động viên tinh thần các thành viên trong đảng Dân chủ qua một bài diễn văn mang nhiều tính cách cá nhân và đầy xúc động
Tổng số nợ của Hoa Kỳ tăng cao kỷ lục (VOA) - Mức nợ kỷ lục này được dự kiến và đẩy Hoa Kỳ tới gần ở mức nợ giới hạn pháp định là dưới 16.4 ngàn tỉ đô la
Pháp,Ý kêu gọi đẩy mạnh kinh tế để ổn định khu vực euro (VOA) - Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ý Mario Monti kêu gọi nên có những nỗ lực khẩn cấp để khôi phục tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại châu Âu
Tthông tin mật bị tiết lộ trong quyển sách về vụ đột kích giết bin Laden (VOA) - Hoa Kỳ nói cuốn sách mới về cuộc đột kích của Ðội biệt kích Hải quân SEAL, giết trùm khủng bố bin Laden hồi năm ngoái chứa đựng những thông tin nhạy cảm và bảo mật
Thị trưởng San Antonio sẽ đọc diễn văn tại Đại hội Đảng Dân chủ (VOA) - Ông Julian Castro, 37 tuổi là người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh đầu tiên làm diễn giả chính tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ
Giới chức Trung Quốc bị giáng chức vì vụ tai tiếng mới (VOA) - Một đồng minh thân cận của Chủ tịch Trung Quốc bị giáng cấp sau các tin cho biết con trai của ông thiệt mạng trong tai nạn xe hơi trong khi lái xe chở theo 2 thiếu nữ ăn mặc hở hang
Hội nghị APEC sẽ thảo luận về tranh chấp Biển Đông (VOA) - Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á-Thái Bình Dương, APEC, tổ chức tại Nga trong tuần này sẽ thảo luận về phương cách tốt nhất để hòa giải các cuộc tranh chấp biên giới trong Biển Đông
Vụ tai tiếng về hợp đồng khai thác than đá ở Ấn Độ (VOA) - Giới thẩm quyền Ấn Độ bố ráp nhiều cơ sở trên toàn quốc trong một cuộc điều tra về các cáo buộc có sự bất thường trong việc giao các hợp đồng khai thác mỏ than cho các công ty tư
Tổng thư ký LHQ khuyến cáo về tình hình nhân đạo tại Syria (VOA) - Phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc Melissa Fleming nói có 235.000 người Syria đang sống tại các trại tị nạn ở Jordan, Iraq, Libăng và Thổ Nhĩ Kỳ
Đảng Dân chủ sẵn sàng cho Đại hội Toàn quốc ở Charlotte (VOA) - Bà Michelle Obama là diễn giả giới thiệu chương trình đêm khai mạc Đại hội Đảng Dân chủ, sẽ kéo dài 3 ngày tại thành phố Charlotte, bang North Carolina
Các hãng xe hơi Mỹ đổ hàng tỉ đôla vào thị trường Nga (VOA) - Cả 3 hãng sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ—là hãng Ford, General Motors (GM) và Chrysler—đều dự tính đầu tư 1 tỉ đô la vào các xưởng chế tạo xe hơi tại Nga
Ngoại trưởng Clinton hối thúc tiến bộ trong tranh chấp Biển Đông (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ nói rằng quan hệ Mỹ-Trung là một phần quan trọng trong chính sách của chính phủ Mỹ nhằm đẩy mạnh sự góp mặt trong vùng Châu Á Thái Bình Dương
Móng vuốt Trung Quốc (VOA) - Tại sao bà Clinton lại đến Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương? Tại sao bà phải đến quần đảo Cook
Biểu tình ở Hồng Kông chống việc dạy chủ thuyết Cộng sản (VOA) - Dân Hồng Kông lại tổ chức biểu tình để chống đối kế hoạch mở các lớp yêu nước để dạy cho trẻ em về lịch sử và chủ thuyết của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Giới trẻ thế giới đối mặt với tương lai ảm đạm vì thất nghiệp (VOA) - Một phúc trình mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố cho thấy 75 triệu thanh niên trên toàn thế giới đang lâm vào cảnh thất nghiệp
Trung Quốc: Tranh chấp lãnh hải là vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ (VOA) - Tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông sẽ là vấn đề hàng đầu trong nghị trình của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Bà Clinton bàn về Biển Đông trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh (VOA) - Ngoại trưởng Clinton hứa mang một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề giải quyết những mối tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
HRW lên án các cuộc biểu tình chống người Rohingya của tăng sư Miến Ðiện (VOA) - Qua ngày thứ ba liên tiếp, các nhà sư Phật giáo ở Miến Ðiện đã lãnh đạo các cuộc biểu tình ủng hộ việc trục xuất những người thiểu số Rohingya theo Hồi giáo
Miến Điện thả 42 binh lính trẻ em, cam kết chấm dứt thông lệ này (VOA) - Quân đội Miến Điện vừa cho phép 42 binh lính là trẻ em được xuất ngũ và cam kết chấm dứt thông lệ này
Trung Quốc, Ấn Độ đồng ý mở lại các cuộc tập trận chung (VOA) - Ấn Ðộ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc thao diễn quân sự sau thời gian 4 năm gián đoạn
Mỹ, Ai Cập sắp đạt thỏa thuận xóa giảm 1 tỉ đô la nợ (VOA) - Hoa Kỳ sắp đạt được một thỏa thuận với chính phủ mới của Ai Cập về việc xóa 1 tỉ đô la tiền nợ trong khuôn khổ của một kế hoạch trợ giúp của Mỹ
Bom tự sát giết chết ít nhất 20 người ở Afghanistan (VOA) - Các giới chức Afghanistan cho biết một vụ nổ bom tự sát đã giết chết ít nhất 20 người
Truyền thông Trung Quốc cực lực đả kích Ngoại trưởng Clinton (VOA) - Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói bà Clinton nên 'phản tỉnh về sự thương tổn lớn lao' đối với mối quan hệ Mỹ-Trung mà bà đã gây ra trong 4 năm giữ chức ngoại trưởng
48 người chết vì bão Bolaven tại Bắc Triều Tiên (VOA) - 48 người thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích sau khi cơn bão nhiệt đới Bolaven ập vào duyên hải phía tây của Bắc Triều Tiên
LHQ: 100.000 người Syria vượt biên tị nạn trong tháng 8 (VOA) - Liên hiệp quốc cho biết trong tháng 8 có đến 100.000 người Syria vượt biên tị nạn, con số hàng tháng lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu hồi năm ngoái
Hỏi đáp Anh ngữ: Phân biệt ratio, rate, proportion (VOA) - Cháu có 1 câu hỏi mong Ban Việt ngữ đài VOA và chú Phạm Văn giải đáp giùm cháu là khi nào dùng ratio, rate, proportion mặc dù cả ba đều có nghĩa là tỷ lệ?
Thêm các nhà lập pháp Đài Loan ra thăm Trường Sa trong lúc có tập trận (VOA) - Nhóm dân biểu Ðài Loan tới hòn đảo được coi là lớn nhất trên quần đảo Trường Sa để chứng kiến cuộc tập trận
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu dầu khí ở Biển Đông (VOA) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tuyên bố rằng việc mời thầu này ‘đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Mỹ kêu gọi ASEAN đoàn kết ở Biển Đông, Bắc Kinh muốn được tôn trọng (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton muốn tìm hiểu xem Hoa Kỳ có thể làm được gì để giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở vùng biển này
Quan Làm Báo: Đắt khách nhưng bí hiểm (VOA) - Đã hơn 1 tháng nay, mạng Quan Làm Báo trở thành một hiện tượng thông tin chấn động dữ dội công luận
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk thăm Việt Nam (VOA) - Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk đã bắt đầu chuyến công du Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế song phương
Thủ tướng 'chỉ đạo' bắt Dương Chí Dũng (BBC) - Quan chức lại khẳng định sự "chỉ đạo rất sát sao" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lần này trong vụ bắt giữ cựu chủ tịch Vinalines.
Ông Vương Lập Quân bị buộc tội (BBC) - Cựu giám đốc công an Trùng Khánh, cánh tay phải của ông Bạc Hy Lai, bị Viện Kiểm sát Thành Đô cáo buộc bốn tội danh.
Nhật Bản sắp mua được đảo tranh chấp (BBC) - Chính phủ Nhật đang thương thảo với chủ sở hữu các đảo tranh chấp với Trung Quốc và sắp đạt thỏa thuận mua lại.
TQ ‘bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông’ (BBC) - Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nói Trung Quốc ‘bảo đảm tự do hàng hải’ trong khi ông Tập Cận Bình hủy gặp bà Clinton.
Chủ Facebook ngưng bán cổ phiếu (BBC) - Mark Zuckerberg vừa tuyên bố sẽ không bán bất kỳ cổ phiếu nào đang sở hữu trong ít nhất một năm trong động thái nhằm trấn an giới đầu tư
Bà Michelle Obama phát biểu khen chồng (BBC) - Bà Michelle Obama đọc bài diễn văn nêu bật những giá trị dẫn dắt ông Obama lúc khó khăn ở cương vị tổng thống.
Tội "Cố ý làm trái" của ông Dương Chí Dũng (BBC) - Bình luận pháp lý quanh tội danh nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang bị truy tố, Điều 165 Bộ luật Hình sự.
'Tư duy sai lầm đẻ ra Dương Chí Dũng' (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói chính sách hiện tại của Đảng Cộng sản 'đẻ ra những' Vinalines và Dương Chí Dũng.
Mỹ - Trung chia rẽ? (BBC) - Họp báo giữa Hillary Clinton và ngoại trưởng Trung Quốc cho thấy quan điểm khác biệt về vấn đề biển Đông và bạo loạn ở Syria.
Công an Đông Anh nói về vụ Kim Nỗ (BBC) - Công an Đông Anh nói về vụ Kim Nỗ
Trầm Bê trả lời BBC về tin đồn (BBC) - Người nắm cổ phần lớn nhất Ngân hàng Phương Nam, đồng thời là Phó chủ tịch Sacombank trả lời BBC về tin đồn về mình
'Hòa thượng Minh Châu có đóng góp rất lớn' (BBC) - Hòa thượng Thích Quảng Đức, phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhận định về Đại lão hòa thượng Thích Minh Châu.
'Mỹ đừng can dự tranh chấp ở Biển Đông' (BBC) - Bộ Ngoại Giao TQ kêu gọi Hoa Kỳ giữ lời hứa và không can dự vào tranh chấp lãnh thổ Biển Đông
Mỹ muốn nhanh có quy tắc Biển Đông (BBC) - Clinton nói ở Jakarta rằng Mỹ muốn nhanh chóng thấy bộ quy tắc ứng xử và nhắc các bên trên Biển Đông không đe dọa.
Số người tỵ nạn Syria cao kỷ lục (BBC) - Liên Hiệp Quốc nói hơn 100.000 người Syria đã bỏ đi tỵ nạn vào tháng Tám, trong khi giám đốc Chữ thập đỏ bàn khủng hoảng cứu trợ với Tổng thống Assad.
Đài Loan tập trận tại Trường Sa (BBC) - Lực lượng quân đội Đài Loan đóng tại Biển Đông tiếp tục tập trận bắn đạn thật trong chương trình kéo dài từ ngày 1/9 đến 5/9.
Dương Chí Dũng bị bắt 'ở nước ngoài' (BBC) - Công an Việt Nam loan báo đã bắt được ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines, sau hơn 3 tháng truy nã gắt gao.
Vụ bắt Bầu Kiên là 'vấn đề nhạy cảm' (BBC) - Phó chủ tịch Sacombank Trầm Bê nói với BBC rằng ông 'không phải nạn nhân duy nhất của tin đồn'.
‘Quan hệ Trung-Việt: hữu nghị chủ đạo’ (BBC) - Ông Mã Hiểu Thiên ca ngợi tình hữu nghị Việt-Trung còn ông Nguyễn Chí Vịnh nói sẽ không đi với nước khác chống Trung Quốc.
Giá vàng cao nhất trong sáu tháng (BBC) - Giá vàng ngày 5/9 vượt mốc cao nhất trong sáu tháng trở lại đây, dưới ảnh hưởng của giá vàng thế giới.
Moody's cảnh báo xếp hạng của EU (BBC) - Moody's vừa kéo triển vọng AAA của Liên minh châu Âu xuống mức "tiêu cực" và cảnh báo rằng họ có thể hạ mức xếp hạng tín nhiệm của EU xuống.
Úc muốn dệt len tại VN thay vì TQ (BBC) - Hiệp hội cải tiến len (AWI) của Úc đang đánh giá Việt Nam là điểm đến tiếp theo cho ngành chế biến len của nước này.
Lãnh đạo Hong Kong đối phó biểu tình (BBC) - Ông Lương Chấn Anh hủy chuyến công du tới Nga để đối phó với phản đối ‘giáo dục công dân’ kiểu TQ áp dụng ở Hong Kong.
Giải cứu hổ con và tê tê (BBC) - Cảnh sát Hà Tĩnh bắt hai người vận chuyển bốn chú hổ con và hơn 100 con tê tê sắp tuyệt chủng sau khi được tin báo.
TBT Trọng: ‘Có lãnh đạo suy thoái’ (BBC) - TBT Nguyễn Phú Trọng nói nguy cơ đe dọa chế độ gồm cả 'tình trạng có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo suy thoái chính trị, đạo đức'.
Gazprom và Exxon là 'con tin' ở Biển Đông (BBC) - Giới chức Nga nói Trung Quốc chỉ khiếu nại về việc Gazprom làm ăn với Việt Nam sau khi thấy phát hiện ra dầu khí.
Trung Quốc mời thầu tại Hoàng Sa (BBC) - Mới đây Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu 26 lô dầu khí trong có lô ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ngày đi bộ ở thành phố La Paz, Bolivia (BBC) - Xe cộ tấp nập ngày thường nhường chỗ cho khách bộ hành và lễ hội đường phố trong 24 giờ không động cơ tại La Paz.
Việt Nam: có cải thiện nhưng vẫn khó khăn (BBC) - Báo cáo mới nhất của HSBC cho thấy kinh tế Việt Nam đã có một số cải thiện mặc dù vẫn đang đối mặt với những khó khăn đáng kể.
Bình luận về vụ bắt Dương Chí Dũng (BBC) - Vụ bắt cựu chủ tịch Vinalines và những ảnh hưởng sâu rộng hơn.
Trường London Met: Đem con bỏ chợ? (BBC) - Sinh viên Việt Nam đang học tại trường London Metropolitan ở Anh nói với BBC Việt Ngữ rằng các sinh viên vẫn đang phải 'tự bơi'.
Giang-Hồ cạnh tranh (BBC) - Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ gồm những ai?
Mỹ - Trung lưỡng quốc tranh hùng (BBC) - Luật sư Vũ Đức Khanh phân tích về cuộc tranh giành vị thế tại Thái Bình Dương giữa Mỹ-Trung và tác động tới Việt Nam.
Chân dung Michelle Obama (BBC) - Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama thay đổi thế nào từ ngày chồng bà nhậm chức gần bốn năm trước?
Hội An Của Tôi (VietBao) - Tôi không sinh ra tại Hội An, nhưng Hội An là nơi tôi lớn lên và trưởng thành ở đó.
Điếu Thuốc Lá Giả Làm Bằng Điện Tử Gây Nguy Hại Phổi (VietBao) - Thuốc lá làm bằng điện tử gây tổn hại phổi, theo một nghiên cứu thách thức nghiên cứu trước đây cho rằng dụng cụ để bỏ thuốc lá là vô hại.
Nợ Công Mỹ: Đổ Đồng 1 Gia Đình 136,260 MK, Tăng 50% Kể Từ Khi Obama Làm Tổng Thống (VietBao) - Nợ của chính phủ Hoa Kỳ, tăng lên tới 16,000 tỉ đô la lần đầu tiên vào cuối ngày hôm Thứ Sáu vừa rồi, đó là tương đương 136,260 đô la cho mỗi chủ hộ gia đình trên toàn quốc.
Thức Ăn Organic Có Tốt Hơn? (VietBao) - NEW YORK – Rau trái và thịt hữu cơ, tức là sản phẩm organic không có hóa chất, thực ra không tốt hơn những thức ăn khác, khi tính tới lượng vitamin và dưỡng chất, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Cựu Ngoại Trưởng Albright: Sao Phụ Nữ Bầu Cho Romney? (VietBao) - CHARLOTTEVILLE - Nhà báo thấy không thiếu những bàn tán về sự thất bại của ứng viên TT Mitt Romney trong việc chinh phục cử tri phụ nữ - cựu thống đốc Massachusetts bị chỉ trích không lên tiếng ủng hộ tiền lương công bằng với phụ nữ trong khi ông đứng về phe chủ trương cấm phá thai.
Đại Biểu Dự Đại Hội DC: Ryan Là Goebbels Của Đức Quốc Xã (VietBao) - CHARLOTTE - Trưởng đoàn đại biểu California dự đại hội đảng DC bị 2 đảng chỉ trích vì so sánh ứng viên PTT Paul Ryan của đảng CH với bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels của chính quyền Hitler.
Đại Hội Đảng DC Ra Cương Lĩnh Chính Trị: Tăng Thuế Nhà Giàu, Ủng Hộ Đồng Tính... (VietBao) - WASHINGTON - Tiêu chí của đại hội đảng DC đã đuợc loan báo là: chủ trương tăng thuế với người giàu, ủng hộ hôn thú cùng phái tính và quyền phá thai.
Đa Số Dân Mỹ: Iran Là Đe Dọa, Nhưng Chưa Muốn Đánh Phủ Đầu (VietBao) - CHARLOTTEVILLE - Nếu bầu cử là cơ hội chọn định hướng cho đất nước, ý nghĩa của bầu cử TT Tháng 11-2012 là quyết định hậu thuẫn hay không trường hợp đánh phủ đầu các cơ sở nguyên tử tại Iran.
Obama: Romney Tạo Obama Giả Để Bóp Méo Thành Tích (VietBao) - WASHINGTON - Trong 1 cuộc phỏng vấn của USA Today, TT Obama cho hay nhóm thủ lãnh CH do ứng viên TT Mitt Romney dẫn đầu đã bóp méo các thành tích và các phát biểu của ông theo cách như là đả kích nhân vật Obama giả tưởng.
Thực Phẩm Hữu Cơ Không Chắc Tốt Cho Sức Khỏe; Mỹ: Doanh Thu Thực Phẩm Hữu Cơ Năm 2011 Là 31.4 Tỉ MK (VietBao) - WASHINGTON - Hết người bệnh này đến nguời bệnh khác nêu thắc mắc: ăn thực phẩm hữu cơ đắt tiền hơn có thực là tốt cho sức khoẻ - "không chắc" là câu trả lời của các bác sĩ nghiên cứu tại trường đại học Stanford (California).
Chủ Tịch TQ Hồ Cẩm Đào Tiếp Thủ Tướng Singapore, Khẳng Định: Châu Á Không Thể Phát Triển Mà Thiếu TQ (VietBao) - BẮC KINH - Trong buổi tiếp kiến Thủ Tướng của Singapore, chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố "Phát triển của Trung Quốc không là riêng rẽ với châu Á - ngược lại châu Á không thể phát triển mà thiếu Trung Quốc."
Mỹ: Thúc ASEAN Đòi TQ Đồng Ý Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông (VietBao) - JAKARTA - Lên tiếng tại thủ đô Indonesia, ngoại trưởng Hoa Kỳ hô hào các nước Đông nam Á đoàn kết thành 1 mặt trận thống nhất trong cuộc tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.
TQ: Airbus Chế Tạo Trong Nước Chỉ Bán Ra Thị Trường Nội Địa (VietBao) - BẮC KINH - Phi cơ Airbus sản xuất tại Hoa Lục chỉ bán ra thị trường nội địa, theo loan báo của phát ngôn viên Airbus, minh định rằng thị trường Trung Quốc nuôi sống nhà xưởng đặt tại Tianjin.
Lebanon: Hizbollah Cả Quyết Không Có Vũ Khí Hóa Học (VietBao) - BEIRUT - Lãnh tụ của tổ chức vũ trang Hizbollah, bản doanh Lebanon, xác quyết: không có vũ khí hoá học.
Nga Lên Án Quân Đối Lập Syria Định tấn công Máy Bay Dân Sự (VietBao) - MOSCOW - Bộ ngoại giao Nga ra tuyên bố mạnh mẽ báo động quân nổi dậy Syria định tấn công các phi trường dân sự tại thủ đô Damascus và thủ phủ thương mại Aleppo.
Colombia: Nữ Hoàng Ma Túy Griselda Blanco Bị Giết (VietBao) - MEDELIN - Trùm buôn lậu được biết với hỗn danh "nữ hoàng cocaine" đã bị các tay súng ngồi xe 2 bánh gắn máy bắn ngã.
Phi: Dừa Giúp Tăng Xuất Cảng (VietBao) - Cơ quan Philippine Coconut Authority (PCA), từc là Sở Nông Nghiệp Về Dừa Phi Luật Tân, hy vọng sẽ sẽ đứng ngôi độc bá thế giới về nhiều sản phẩm dừa như nước dừa, dầu ăn từ dừa, mức dừa, cơm dừa đông lạnh, sữa dừa, bột sữa dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa...
Đại Hội Đảng Cộng Hòa (VietBao) - Mưa bão ướt lạnh ngoài trời nhưng tâm tình đoàn kết trong ba ngày Đại Hội Đảng Cộng Hoà năm 2012 ở Tampa, Florida. Đại hội làm hai việc có tính truyền thống: thông qua cương lĩnh của đảng Cộng Hòa cho bốn năm tới và đề cử ứng cử viên tổng thống Mitt Romney và phó tổng thống Paul Ryan.
Trận Chiến Tại Vùng Cà Ná, Mũi Dinh Ngày 19.04.1975 (VietBao) - Phan Rang thất thủ ngày 16.4.1975. Lúc bấy giờ chiến hạm tôi đang hoạt động trong khu vực chiến đấu cùng với nhiều tàu chiến khác ở vùng biển thuộc vịnh Cà Ná Mũi Dinh, Phan Rang trong nhiều tuần lễ qua để cứu vớt quân cán chính và đồng bào đang đổ xô ra biển bằng ghe chạy tị nạn cọng sản.
Việt Nam Đã Chạy Sau Miến Điện Về Nhân Quyền Quá Xa (VietBao) - Bản tin RFI cho biết, vào hôm 2/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013, chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân.Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
China hikes rail spending target (Washington Post) - The Ministry of Railways has raised its target for railway construction spending this year to 496 billion yuan ($78 billion) from 470 billion yuan.
Moutai gains on plan to raise liquor prices (Washington Post) - Kweichow Moutai Co, China's largest maker of baijiu liquor, posted the biggest gain in almost two years in Shanghai trading after saying it plans to raise prices.
Moon cakes more expensive, still popular (Washington Post) - Industry retailers are rushing to lure customers with various kinds of moon cakes, as the traditional Chinese
Feast your eyes on 'Shanxi courtyard culture' (Washington Post) - "Shanxi courtyard culture" was presented at the 17th China Northern Tourism Trade Fair, which has attracted tourism exhibitors from home and abroad.
Pilot projects for mobile payments (Washington Post) - The People's Bank of China said it would launch pilot projects for mobile payment services in China's rural areas, the China Securities Journal reported.
Skyscraper fervor causes concerns (Washington Post) - Clusters of skyscrapers are elevating the urban skyline in many Chinese cities. However, recent reports of a craze to build more of them have sparked concerns of inadvisable investment.
Looking toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading across the world. In China, it is destined to take a different form to that enveloping Europe and the US.
Man detained for brutal stabbing (Washington Post) - A nurse who was brutally attacked along with three other staff members at a Shenzhen hospital remained in intensive care on Tuesday.
'China's Forrest Gump' (Washington Post) - Many people dream of obtaining a Peking University degree. Gan Xiangwei did it his way.
Two giant pandas relocate to Singapore (Washington Post) - Two pandas, known by their Chinese names as Wujie and Hubao, will leave for the new River Safari zoo in Singapore on Sept 5.
Toddlers told to bring own school desk (Washington Post) - Due to a shortage of desks and chairs, students in Nangang and Changchong villages of Shunhe town in Hubei province have been asked to take bring their own school furniture.
Fujian food fantasies (Washington Post) - Mike Peters had never been to Xiamen before, but he's pretty sure he will be going back very often. Why? He lists all the delights that will draw him back to this coastal city in the south.
Weekend farmers (Washington Post) - Online gardening games gave the IT generation the instant gratification of harvesting fruits and vegetables. Now, many are escaping to the great outdoors.
Soul search (Washington Post) - Chinese-American photographer chases identity issues from coast to coast, trying to find himself.
Not music for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands of young Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
Clinton: China-US relations strong and solid (Washington Post) - Relations between China and US are now on a strong and solid basis, Hillary Clinton said while meeting with Hu Jintao in Beijing on Wednesday.
Military cooperation a sign of warmer relations (Washington Post) - China and India on Tuesday agreed to restart joint military exercises after a four-year hiatus, a sign of warming relations between the two countries.
Consultation and partnership (Washington Post) - China Daily explains how the CPC and other political parties interact ahead of the 18th CPC National Congress.
Public sneezes at law that tracks ephedrine (Washington Post) - The new regulation requiring people to give their real names when buying cold medicine is causing its own kind of reaction.
China urges early talk between IAEA, Iran (Washington Post) - China has urged the International Atomic Energy Agency (IAEA) and Iran to solve the outstanding problems regarding the Iranian nuclear issue through dialogue at an early date.
US, China need to boost dialogue: expert (Washington Post) - Washington and Beijing, as the world's top and second biggest economies, should emphasize more on bilateral dialogue to clear up misunderstanding.
China vows participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful reconstruction of Afghanistan.
US envoy touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke on Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate without unhealthy competition or conflict.
Địa ngục ở trần gian (Tuổi trẻ) - Khi mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Khi bà lao công quan trọng hơn ông tiến sĩ (PLVN) - Ngày nay du học đã trở nên phổ biến. Thế nhưng chỉ một số rất nhỏ trong những người du học đó quay về nước làm việc. Và lại ít hơn nữa những người đầu quân vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Vô hình trung chất xám Việt đang bị thất thoát. Nguyên nhân từ đâu? Tại tư tưởng vọng ngoại hay tại chính những rào cản vô hình ở quê hương?
Cả nước có 63 nền kinh tế!(PLTP) - Lo tăng trưởng, không quan tâm yếu tố bền vững”, “Nhóm lợi ích vây quanh một số cá nhân”.
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VIỆT NAM-TRUNG QUỐC: NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI LÀM (Thanh niên) - Theo đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin – Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng tin bằng việc “nói đi đôi với làm”.





No comments:

Post a Comment

View My Stats