Written
By Hai Hoang Van on Thứ hai, ngày 03 tháng chín năm 2012 | 9/03/2012 04:51:00
SA
Bài Mới
Một phái đoàn quân sự cấp cao của Trung Quốc
đã rời Bắc Kinh đi Việt Nam vào chiều ngày Chủ nhật 2/9 trong khuôn
khổ chuyến công du bốn nước Á châu, Tân Hoa Xã đưa tin.
Dẫn đầu phái đoàn là Thượng tướng Mã Hiếu
Thiên, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc. Ông Mã từng
tuyên bố Trung Quốc có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền trên Biển
Đông
Phái đoàn ông Mã sẽ lần lượt đến thăm Việt
Nam, Miến Điện, Malaysia và Singapore theo lời mời của bộ trưởng quốc
phòng các nước này.
Tại Việt Nam, ông Mã sẽ tham dự phiên đối
thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt Nam – Trung Quốc lần thứ sáu
vào sáng thứ Hai ngày 3/9.
Đồng chủ trì phiên đối thoại này về phía
Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo lịch trình, cũng trong hôm nay ngày 3/9,
Tướng Mã Hiếu Thiên sẽ được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp.
Tại Singapore và Malaysia ông Mã cũng sẽ tham
dự các phiên đối thoại chiến lược tương tự với các nước sở tại.
Còn tại Miến Điện ông sẽ có chuyến thăm
viếng thiện chí, theo Tân Hoa Xã.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết phiên đối
thoại lần này là để ‘tiếp tục củng cố nhận thức chung’, trao đổi các
biện pháp thúc đẩy lòng tin giữa hai nước và ‘khẳng định quan điểm
trước sau như một’ của Việt Nam trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc.
Tướng Vịnh cũng sẽ đề cập với vị khách Trung
Quốc về quan điểm của Việt Nam về tranh chấp ở Biển Đông, theo Bộ
Quốc phòng Việt Nam.
Hai bên cũng dự kiến sẽ trao đổi những ‘âm mưu
phá hoại đối với cách mạng hai nước’ để khẳng định với các nước
khác rằng Việt Nam và Trung Quốc vẫn có quan hệ tốt đẹp dù có tranh
chấp trên Biển Đông để chống lại những ‘luận điệu xuyên tạc lợi dụng
chia rẽ hai nước’.
Không gia đình. Không người thân, người nghệ sĩ già
ấy đang hát lên những bản du ca của đời mình, xua tan nỗi cô đơn đang ngự trị,
tiếng đàn của ông đã kết nối những tâm hồn người…
1. Một góc quán cũ ở phố Trần Quốc Toản mang đầy
hoài niệm, Tạ Trí Hải hẹn gặp tôi. Năm nay ông đã ngoài 70 tuổi, nhưng dường
như những mệt nhọc, vất vả của đời thường không chạm tới ông. Chiếc xe đạp cũ
kỹ ông mượn tạm của người bạn, hai cây vĩ cầm và một chiếc túi đựng những cuốn
nhật ký mọi người ghi tặng.
Đó là gia tài còn lại của ông, sau những vật vã sinh
tồn nơi phố thị. Tạ Trí Hải không kể nhiều về mình. Mà ông cầm đàn, tiếng vĩ
cầm réo rắt mang nặng nỗi lòng của một đứa con sinh ra từ Hà Nội, nhiều năm đi
xa lập nghiệp nay trở về, mang theo mình đầy những vết tích của nỗi buồn, nỗi
cô đơn. Và khi ông cầm đàn thì mọi phiền muộn trong cuộc đời đều được gột rửa.
Dù đi gần hết một kiếp người, ông vẫn chỉ là một kẻ độc hành. Không gia đình.
Không nhà cửa.
Ông ra Hà Nội từ tháng mười, và từ đó, hình ảnh ông
già vác cây vĩ cầm rong ruổi trên từng con phố đã trở nên quen thuộc trên phố
phường Hà Nội. Cuốn nhật ký của ông đã dày lên những con chữ thân tình ấm áp,
thứ tài sản vô giá mà ông nói rằng sẽ mang theo khi rời xa cuộc đời này cùng
cây vĩ cầm.
Tạ Trí Hải là người Hà Nội, sinh ra ở phố Hàng Đường
trong một gia đình tiểu thương. Sau ngày miền Nam giải phóng, Tạ Trí Hải vào
Nam, làm một công chức mẫn cán trong ngành cao su. Bàn tay cầm búa của ông
chẳng ăn nhập gì với bàn tay cầm đàn, mà lại là violon, thứ đàn học khó vào
loại bậc nhất trong các nhạc cụ. Tạ Trí Hải bảo đó là sự lựa chọn khó khăn nhất
của ông, khi phải rời xa cây đàn.
Tạ Trí Hải học đàn từ ngày còn nhỏ, việc học của ông
không bài bản hay qua một trường lớp nào mà từ bạn bè, anh em trong gia đình.
Ngày còn nhỏ ông cầm đàn vì đam mê. Ông có thể tập đàn từ 5h sáng đến 12h trưa,
quên cả những cơn đói đang cồn cào trong bụng, quên cả tiếng máy bay đang gầm
rú, và quên rằng, ngày mai chưa có gì để ăn.
Một thời đam mê đến mức ông nghĩ mình sẽ từ bỏ cái
sự nghiệp khoa học kỹ thuật mà gia đình dày công bắt ông theo đuổi để đi theo
tiếng đàn. Nhưng lúc đó chiến tranh, rồi giải phóng, đất nước cần những người
cầm máy hơn cầm đàn. Năm 1977, Tạ Trí Hải vĩnh biệt mối tình đầu nhiều nước mắt
của mình và giã biệt người bạn đồng hành, là chiếc vĩ cầm, xách ba lô vào Nam,
bắt đầu một cuộc đời khác.
Một cuộc đời bó mình trong đồng lương công chức. 30
năm trôi đi như một cái chớp mắt trong một đời người. Bạn bè có gia đình, có sự
nghiệp, nhà cao cửa rộng. Tạ Trí Hải vẫn độc thân, trong ngôi nhà cũ bươm của
mình. 30 năm đã cuốn trôi ông trong những đổ vỡ, mất mát của tình yêu và cuộc
sống. Nhưng tôi biết, trong sâu thẳm người nghệ sĩ già ấy vẫn khát vọng về một
mái nhà bình yên, giản dị.
Và trong tận cùng của nỗi cô đơn, hoang lạnh, ông
lại cầm đàn. Tiếng vĩ cầm cất lên như hóa giải những phiền muộn trong tâm hồn
ông. Thế nên sau hai mươi năm lăn lộn với công việc, tay cầm đàn đã không còn
được nhẹ nhõm như xưa, nhưng tiếng vĩ cầm của ông dường như réo rắt hơn. Vì nó
mang cả tâm tư của một con người đôi lúc có cảm tưởng đã bị bỏ quên nơi góc
trời.
Tạ Trí Hải không muốn lãng quên mình trong cuộc sống
vô vị và tẻ nhạt. Ông cầm đàn, cất lên những bản du ca phố, rong ruổi khắp các
nẻo đường Sài Gòn, những vùng xa xôi hẻo lánh, mà nhiều khi tiếng đàn hoàn toàn
xa lạ với họ, hay những vùng bão lụt. Tạ Trí Hải mang tiếng đàn khâu lại những
vết thương trong tâm hồn con người. Ông không có tiền để giúp đỡ những người
nghèo khổ bằng vật chất, mà bằng tiếng đàn của mình.
Khi tiếng đàn của người nghệ sĩ già cất lên thì
những bon chen trong cuộc đời, những vật vã nơi phố thị đều bỏ lại đằng sau
hết. Mà chỉ có tình yêu thương con người, bình dị và ấm áp. Chỉ có những khát
vọng cao đẹp về cuộc sống. Ông đã truyền cái nhiệt huyết đó, kết nối những tâm
hồn con người, hóa giải những phiền muộn, san sẻ những yêu thương. Vì điều quan
trọng của âm nhạc đó là chinh phục lòng người.
Đã 5 năm rồi, Tạ Trí Hải mang cây đàn, ngày rong
ruổi trên phố đàn hát cho mọi người nghe, đêm lại trở về ngôi nhà ẩm mốc, lụp
xụp ở phố Ngô Đức Kế. Một mình, lặng lẽ. Gia tài ông có được, đó là những người
bạn, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt quốc tịch, ở khắp mọi miền, trở
thành nỗi nhớ cho họ khi ông đi xa. Có người bạn nước ngoài, mê ông đến mức lấy
tên Hải đặt tên riêng cho mình. (Ông thành thạo cả hai thứ tiếng Anh và Pháp).
Lịch sử thế giới và Việt Nam cùng cho thấy những
cuộc cách mạng được phát động bằng cách kích động lòng hận thù của dân chúng
đều dẫn đến những sự phá hủy xã hội nặng nề. Cho dù chúng dễ dàng tạo ra sự
thành công lúc phát động nhưng cũng thường đi kèm với những sự tàn phá vật chất
lẫn tinh thần. Các nền tảng của xã hội không được tôn tạo tốt hơn mà còn bị xói
mòn nghiêm trọng, dẫn đến những kết cuộc tồi tệ mà không tạo ra các nền văn
minh mới. Những cuộc cách mạng Tháng Mười ở Nga, cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc
hay cách mạng tháng Tám và cải cách ruộng đất ở Việt Nam là những ví dụ còn
nguyên giá trị.
Kính gửi anh Nguyễn Tâm – Đảng Dân chủ Việt Nam
Tôi đã đọc bản tuyên bố anh gửi cho tôi về quan điểm của đảng Dân chủ Việt Nam
ngày 1 tháng 9 năm 2008. Tôi nhận thấy đây là một nhận thức giá trị trong đường
lối hiện nay.
Đại biến cố sắp diễn ra ở Việt Nam tới đây sẽ là một biến động từ sự sụp đổ
niềm tin. Đó là điều không thể tránh khỏi vì nó là kết quả cuối cùng của một
quá trình cầm quyền sai qui luật, trái lòng dân. Nó sẽ xảy ra, diễn tiến và kết
thúc rất nhanh trong vòng 2 năm nữa vì được ngoại lực rất mạnh thúc đẩy một
cách có chủ đích để lợi dụng. Mặc dù đứng trước một cơ hội để thay đổi nhưng
Việt Nam cũng sẽ đối mặt với một nguy cơ rất tai hại. Lịch sử thế giới và Việt
Nam cùng cho thấy những cuộc cách mạng được phát động bằng cách kích động lòng
hận thù của dân chúng đều dẫn đến những sự phá hủy xã hội nặng nề. Cho dù chúng
dễ dàng tạo ra sự thành công lúc phát động nhưng cũng thường đi kèm với những
sự tàn phá vật chất lẫn tinh thần. Các nền tảng của xã hội không được tôn tạo
tốt hơn mà còn bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn đến những kết cuộc tồi tệ mà không
tạo ra các nền văn minh mới. Những cuộc cách mạng Tháng Mười ở Nga, cách mạng
Văn hóa ở Trung Quốc hay cách mạng tháng Tám và cải cách ruộng đất ở Việt Nam
là những ví dụ còn nguyên giá trị.
Các vấn đề từ kinh tế, xã hội đến chính trị ở Việt Nam và những quốc nạn mà nó
tạo ra như tham nhũng, đàn áp bất đồng chính kiến, khủng hoảng kinh tế, v.v… đã
và đang xói mòn lòng tin của người dân song song với nỗi uất hận của họ đang
ngày càng lớn dần. Khi có sự tác động mạnh của ngoại lực sẽ dẫn đến một sự sụp
đổ nhanh chóng. Thêm vào đó, ngoại trừ tác động của thời gian thì vẫn chưa có
một biện pháp nào được thực hiện để xóa bỏ những chia rẽ sâu sắc trong cuộc
chiến Việt Nam; cách hành xử của phe chiến thắng sau cuộc chiến là những vấn đề
chưa dễ quên với không ít người trong lẫn ngoài nước. Tất cả những yếu tố đó sẽ
dễ dàng biến thành một sự biến động mạnh được dẫn dắt bởi lòng hận thù. Đó là
điều mà dân tộc Việt Nam cần phải tỉnh táo để tránh. Đất nước chúng ta cần sự
thay đổi, và buộc phải thay đổi. Nhưng làm sao để đảm bảo rằng sự thay đổi sẽ
tốt hơn mà không bị rơi vào những vòng lặp của lịch sử là điều rất cần được
quan tâm trên hết. Những sự thay đổi bởi động cơ hằn thù thì sẽ luôn dẫn tới
suy nghĩ và hành động thay đổi bằng mọi giá, nếu nó gắn với động cơ lợi ích của
các nhóm nhỏ được khéo léo che đậy bởi đám đông quần chúng thì thực sự là tai
họa mà chúng ta đã từng chứng kiến.
Mỹ và các đồng minh của họ đang sử dụng đòn "gậy ông đập lưng ông"
với chính quyền hiện nay. Cộng sản đã duy trì sự tồn tại của chế độ và kiểm
soát bộ máy quan lại bằng tham nhũng. Họ trả lương cho công chức rất thấp nhưng
lại để rất nhiều kẽ hở cho tham nhũng. Đầu tiên người ta phải tham nhũng nhỏ vì
không đủ sống đàng hoàng bằng lương, họ nghĩ đơn giản đó là những gì mà công
bằng thì họ phải được do công sức của mình. Nhưng rồi lòng tham không cho họ
dừng lại như thế, kẻ hỡ càng ngày càng nhiều. Dần dần hầu hết quan lại trở
thành những kẻ phạm pháp nên phải ra sức bảo vệ chế độ bằng mọi giá, họ chống
lại bất kỳ thay đổi nào vì sợ bị trừng phạt. Họ thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào
của đảng Cộng sản bất chấp đạo lý, nếu không họ sẽ trở thành những con tốt bị
thí. Có lẽ chính quyền Cộng sản cũng không ngờ rằng chẳng riêng họ mới biết
khai thác chiêu thức này. Hơn 10 năm nay bằng chứng nhận hối lộ âm thầm được
thu thập, và bây giờ chúng trở thành những công cụ cực kỳ hữu hiệu để sai khiến
hệ thống quan lại ở Việt Nam. Những vụ truy tố đưa hối lộ tại Nhật và Mỹ liên
quan đến quan chức Việt Nam gần đây chỉ là những vụ nhỏ để "rung cây nhát
khỉ" mà thôi. Có rất nhiều những quan chức nhỏ bây giờ đã trở thành những
nhân vật cao cấp mà bằng chứng nhận hối lộ và những bê bối khác "thưở
nhỏ" của họ đang là những cái gót Achile bị điều khiển. Đến khi cục diện
đã được khống chế thì một vài vụ truy tố hối lộ đình đám hơn sẽ được công bố -
giọt nước sẽ tràn ly, niềm tin của dân chúng sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Xã hội Việt Nam đang rất mong manh, dưới bề mặt có vẻ bình lặng của nó là những
cơn sóng ngầm của u uất và hằn thù do bất công lâu nay và sự kích động thù hận
trước đây tạo ra. Hơn lúc nào hết, cần phải nhanh chóng hình thành những động
lực tích cực vì quyền lợi của cả dân tộc để dẫn dắt những biến động theo hướng
tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Nếu không có những động lực như vậy
thì theo lẽ tự nhiên, những biến động này sẽ được kích động bằng sự thù hận và
dễ dàng bị lợi dụng để phục vụ cho những thế lực khác mâu thuẫn với quyền lợi
dân tộc. Trong lịch sử của thế giới, những cuộc cách mạng thành công và gắn
liền với việc tạo ra những nền văn minh mới cho nhân loại đều không có ảnh
hưởng của sự thù hằn và gắn liền với những động lực thực sự nhân văn. Cuộc cách
mạng tư sản ở Anh (1640) là một minh chứng như vậy, nó được dẫn dắt bởi tầng
lớp tư sản mới vì nhu cầu phát triển thực tế của xã hội Anh thời bấy giờ, họ
không giết vua để trả thù khi nắm được chính quyền. Nó còn được thúc đẩy mạnh
mẽ bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật vì lợi ích của con người, từ đó dẫn đến
một cuộc cách mạng công nghiệp rộng lớn trên toàn thế giới, tạo ra nền tảng
thay đổi cơ bản những suy tưởng tư duy mới của nền văn minh nhân loại.
Như đã nhiều lần trao đổi với anh, dân chủ ở Việt Nam hiện nay cần được xác
định là mục tiêu và phương tiện để xây dựng một xã hội văn minh và thịnh vượng
cho toàn dân, chứ chưa thể là động lực cho một sự thay đổi. Dân chủ là nền tảng
vững chắc của xã hội, thiếu dân chủ sẽ không có sự phát triển và thịnh vượng
bền vững. Nhưng dân chủ tự thân nó không thể tạo ra sự phát triển thịnh vượng.
Dân chủ là điều kiện cần, rất cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Nhiều nước
đã có nền dân chủ lâu rồi nhưng vẫn nghèo, thậm chí rất nhiều nơi dân chủ còn
bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của một thiểu số nhỏ. Chỉ khi nào xã hội
có sự chuyển biến mạnh mẽ trong điều kiện sinh tồn và suy tưởng hoàn toàn mới
thì mới tạo ra được một sự đột phá trong phát triển kinh tế lành mạnh- đây
chính là điều kiện đủ. Sự phát triển kinh tế như vậy nếu được nuôi dưỡng trong
một môi trường chính trị dân chủ thì sẽ tạo ra một xã hội phát triển hài hòa
giữa vật chất và tinh thần một cách công bằng cho dân chúng. Chính những thành
quả này sẽ trở thành những nhân tố rất quan trọng để duy trì dân chủ và đảm bảo
một nền dân chủ thực chất. Thiếu những điều này thì dân chủ sẽ không bền vững
hoặc chỉ là giả hiệu mà thôi.
Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, công nghệ thì lạc hậu; nền kinh tế thì
lệ thuộc; môi trường bị hủy hoại; giáo dục thì xuống cấp trầm trọng, việc tìm
ra những thế mạnh cốt lõi từ những yếu tố này để tạo ra những chuyển biến mạnh
mẽ và động lực tích cực cho sự thay đổi từ những biến động sắp tới quả thật là
một thách thức rất lớn, khó tìm ra lời giải. Tuy nhiên, những lợi thế của thiên
nhiên và tạo hóa ban tặng cho mảnh đất và con người Việt Nam; những đặc tính
văn hóa của dân tộc được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử chính là những
thế mạnh cho đất nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Vấn đề văn hóa
từ trước đến giờ thường được đề cập một cách thụ động như cảnh báo các nguy cơ
của văn hóa du nhập, làm sao để bảo vệ văn hóa không bị tấn công, cần có các
biện pháp bảo hộ văn hóa, v.v… Ít có những cách tiếp cận chủ động để khai thác
văn hóa như một sức mạnh tạo ra động lực phát triển của cả một dân tộc, quốc
gia. Bản tính trời cho dân tộc Việt Nam là ôn hòa và thân thiện, không thích
suy tư tranh cãi về triết học hay các lý thuyết chính trị. Điều này dẫn hướng
đến một tầm nhìn lớn về chiến lược giao thoa văn hóa và giao lưu kinh tế giữa
đông và tây. Đây thực sự là lợi thế về đặc tính của con người Việt Nam trong
việc hấp thụ rồi tạo nên những thành tựu văn hóa và kinh tế mới thông qua sự
tương hợp với bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới mà không tạo ra những mâu
thuẫn và xung đột về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo.
Việt Nam là nước có nền văn hóa và tiếng nói phương đông nhưng lại có chữ viết
theo kiểu phương tây, đó chính là những di sản do lịch sử tạo lợi thế cho dân
tộc ta trong một môi trường đa phương toàn cầu của hệ thống quốc tế mới đang
hiện hữu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một bối cảnh thế giới đang nhiều
biến động như hiện nay, xu thế hình thành đa cực để chống lại sự đơn cực cộng
với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung quốc và Ấn Độ, sự không chịu thua của Nga
chắc chắn sẽ làm nảy sinh thêm nhiều xung đột cả về quân sự lẫn văn hóa, sắc
tộc và tôn giáo. Sự xuất hiện một nơi cân bằng về kinh tế, văn hóa và chính trị
sẽ rất cần thiết để duy trì sự ổn định cho thế giới. Và đương nhiên, nơi cân
bằng đó sẽ được hưởng lợi rất lớn. Việt Nam là một mảnh đất lành, có đầy đủ
những ưu điểm về con người và lịch sử cũng như giá trị của vị trí trung tâm
trong vùng châu Á Thái bình dương, cũng là giao điểm của đông và tây để trở
thành một nơi cân bằng như vậy. Dẫn hướng này cũng sẽ mở ra một khả năng đột
phá để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông và bảo vệ lãnh thổ. Thụy Sĩ đã
tránh được các cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu và phát triển thanh bình là nhờ
làm "túi tiền" của bất kỳ phe nào. Việt Nam có thể biến mình trở
thành cái "chợ" của bất kỳ nước nào.
Người dân cần được định hướng và tạo động lực để xây dựng những cái mới tốt hơn
thay thế dần cho những cái cũ. Động lực của sự hận thù dễ dàng dẫn đến sự đập
phá những cái cũ trước khi cái mới có thể hình thành và phát triển. Ngay cả vấn
đề tham nhũng cũng cần có cách nhìn khoan dung với quá khứ của nó để triệt tiêu
những động lực chống đối sự thay đổi. Tham nhũng ở Việt Nam phát triển phức tạp
đến mức nó vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Cần nhìn nhận nó như một vấn đề
chính trị và lịch sử để tạo ra được những giải pháp tích cực từ đó. Tôi hẹn sẽ
trao đổi sâu hơn với anh về vấn đề này vào một dịp khác.
Đọc bản tuyên bố quan điểm của Đảng Dân chủ Việt Nam tôi thấy rất mừng vì các
anh đã khẳng định một thái độ không hận thù, đặt sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc
làm nền tảng. Tôi tin rằng bản tuyên bố này sẽ có những ảnh hưởng tích cực nhất
định đến chủ trương của các đảng khác đang hoạt động và sẽ ra đời trong thời
gian tới.
Tôi cũng có niềm tin và rất hy vọng vào đảng Dân chủ Việt Nam sẽ có một vai trò
quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước tới đây. Tôi cũng mong rằng các
anh sẽ quan tâm đến những vấn đề động lực cho thay đổi và phát triển đất nước
một cách bền vững.
Chúc đảng Dân chủ Việt Nam vững bước thành công.
Chúc anh sức khỏe
Chào trân trọng
Trần Đông Chấn
Trung thu tháng 9, 2008
Bài viết cũ của nhóm nghiên cứu Chấn
Thông tin trên được World Journal, một tờ báo
tiếng Trung có trụ sở tại Mỹ đăng tải. Theo đó nhiều quan chức cấp cao của các
tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã thưởng thức món sushi bày trên người một ngôi
sao khiêu dâm của Nhật và sau đó thậm chí còn đưa diễn viên này về khách sạn để
qua đêm.
Sự việc được cho là diễn ra hồi năm ngoái và các
quan chức nêu trên được xác định là lãnh đạo của ngân hàng Công thương Trung
Quốc (ICBC), tập đoàn đầu tư CITIC Group và Tập đoàn xăng dầu quốc gia. Tất cả
đều là các doanh nghiệp quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc.
Những người này được cho rằng đã đến Nhật trong
chuyến du lịch mùa Thu 2011 và chi 20.000 Yên (khoảng 255 USD) vé vào cửa để
thưởng thức “nyotaimori”. Đây là một kiểu ăn chơi của những “đại gia” tại Nhật
với đồ ăn được bày trên thân thể những phụ nữ hoàn toàn không mặc gì.
(Ảnh mang tính minh họa)
Nguồn tin của tờ báo này, nhân viên của một công ty
tư vấn kinh doanh của Nhật, cho biết bữa tối trên diễn ra tại một nhà hàng cao
cấp tại khu phố nổi tiếng trong giới ăn chơi ở quận Roppongi. Người phục vụ bữa
tiệc này là một ngôi sao phim khiêu dâm nổi tiếng của Nhật với danh tiếng sánh
ngang với Sora Aoi, một tên tuổi lớn của làng phim “người lớn” Nhật và rất được
yêu thích tại Trung Quốc.
Khi buổi tiệc kết thúc, những người tham dự đã nhận
được đề nghị đặc biệt đó là đưa ngôi sao này về khách sạn với giá 150.000 Yên
(khoảng 1915 USD) mỗi giờ. Một nguồn tin khác cho biết anh đã được tháp tùng
một lãnh đạo cấp tỉnh cùng các quan chức vài công ty quốc doanh trong chuyến
công du Nhật hồi tháng 5.
Chuyến đi diễn ra dưới cái cớ củng cố quan hệ với
các doanh nghiệp và chính trị gia Nhật nhưng thực chất là đến để vui vẻ với các
ngôi sao “phim người lớn” của Nhật. Nguồn tin này khẳng định các vị khách Trung
Quốc đã tham dự tiệc nyotaimori với người phục vụ là một diễn viên phim người
lớn danh tiếng. Khi bữa tiệc kết thúc diễn viên này đã theo vị quan chức có
chức vụ cao nhất về khách sạn. Những người khác tất nhiên cũng không chịu về
khách sạn một mình.
Hồi cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo của PetroChina
cùng từng bị nghi nhận hối lộ là việc được qua đêm với các ngôi sao “phim người
lớn” Nhật. Những tin tức trên đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc nổi giận với
rất nhiều người nghi ngờ rằng các quan chức này ăn chơi bằng tiền ngân sách.
“Chúng tôi không quan tâm họ làm gì với các ngôi sao
phim khiêu dâm miễn là đừng dùng tiền ngân sách”, một cư dân mạng viết. Những
người khác thì cho rằng đây là một phần của chiến dịch bài Nhật Bản bắt nguồn
từ những tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa 2 nước. Về
phần mình các quan chức bị nghi ngờ đều một mực bác bỏ các cáo buộc.
Thanh Tùng
Theo Wantchinatimes
Cộng đồng Internet Trung Quốc đang xáo động bởi
những tin đồn nói rằng nữ tù nhân bị kết án trong phiên toà xử vợ của chính trị
gia Bạc Hy Lai hôm 20/8 vừa qua không phải là bà Cốc Khai Lai thực. Nhà cầm
quyền Bắc Kinh đang rất khó chịu vì không được công chúng tin cậy.
Rất hiếm hoi trong lịch sử mới nhất của Trung Quốc
về tội phạm lại có một bầu không khí xã hội nóng bỏng và sốt sắng chờ đợi thời
điểm kẻ phạm tội đi vào phòng xử án như là người phụ nữ đã giết doanh nhân
người Anh Neil Heywood.
Người ta đã biết một số hình chụp vài năm trước đây
với hình ảnh của bà Cốc Khai Lai. Chúng ta có thể nhìn thấy một người phụ nữ
mảnh mai với gò má cao, cằm thanh tú và đôi mắt quả đào. Thế nhưng, tại phòng
xử án xuất hiện một người phụ nữ với một khuôn mặt bầu tròn và mũm mĩm.
Gò má như được bơm. Cằm chùng xuống. Mắt mọng như
sưng lên. Vì thế xuất hiện nghi ngờ rằng, nữ tù nhân bị cáo buộc tội giết doanh
nhân người Anh không phải thực sự là vợ của Bạc Hy Lai, một cựu lãnh đạo nổi
bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hôm nay, Viet-studies link một bài
trên báo Nhân dân phê phán về Xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ
(NGO) ở Việt Nam. Bản thân mình cũng đã có một vài năm làm việc cho Phi Chính
phủ, trải qua ba tổ chức NGO quốc tế, tiếp xúc cũng nhiều với các NGO Việt Nam,
bình thường chẳng đọc báo Nhân dân bao giờ, nhưng thấy cái tiêu đề liên quan
đến Xã hội dân sự nên tò mò vào xem sao. Đọc xong bài báo, dù có bực mình với
lối viết cẩu thả, suy diễn tùy tiện của tác giả nhưng lúc đầu mình cũng định
kệ, chẳng muốn nói lại làm gì bởi luận điệu này chẳng có gì mới mẻ, có nói lại
chỉ phí thời gian. Nhưng nghĩ lại chuyện hôm nọ có đứa em, nghe mình nói mình
làm cho en di âu (NGO), nó cứ ngơ ngơ ngơ ngác ngác, nói em cũng nghe nói đến
NGO nhưng không hiểu NGO là cái ông nào, làm cái gì; thì mình lại muốn viết vài
dòng. Bởi lẽ còn nhiều người giống em ấy lắm, nghe đến các tổ chức phi chính
phủ (NGO), nếu không hình dung nó như tổ chức từ thiện, chuyên đem tiền đi cho,
thì cũng liên tưởng cụm từ này với khái niệm vô chính phủ hay chống đối nhà
nước gì gì đó. Khoảng ba năm trước, một ông phó chủ tịch huyện, nơi tổ chức
mình có làm dự án, nói cái bọn “ngo ngoe” này là lắm chuyện lắm. Tết năm kia,
mình gặp một đồng chí công an (cũng đã trung trung tuổi, chắc cũng có chức vụ
hẳn hoi) tại nhà ông anh họ mình, đồng chí lúc đó cũng hơi ngà ngà say rồi, khi
được giới thiệu là mình làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, bác ấy lên lớp
ngay: em phải cẩn thận, cái bọn phi chính phủ là nguy hiểm lắm, nó chuyên chống
đối chính quyền, đội lốt làm dự án này, từ thiện nọ để truyền đạo, để lật đổ
chính quyền, tóm lại là diễn biến hòa bình, em phải cẩn thận không khéo tiếp
tay cho bọn phản động. Lúc đó mình cũng chỉ cười trừ, không muốn tranh luận làm
gì. Ngẫm lại thấy nhiều người hiểu chưa đúng về NGO (và cả về xã hội dân sự/xã
hội công dân nữa) mình cũng muốn giải thích đôi lời, theo những gì mình biết từ
góc độ thực tế hơn là từ góc độ sách vở, hàn lâm.
Thực ra cả hai khái niệm Tổ chức phi chính phủ và Xã hội dân sự đều là sản phẩm
“nhập khẩu” từ phương tây. Tổ chức Phi chính phủ tiếng anh là Non-governmental
Organization, vì thế hay gọi tắt là NGO và Xã hội dân sự là Civil Society, cộng
thêm một khái niệm con đẻ của cụm từ này là Tổ chức xã hội dân sự -Civil
Society Organizations. Theo mình thì có lẽ người Việt Nam làm quen với khái
niệm tổ chức phi chính phủ trước khái niệm Xã hội dân sự, bởi ngay trong chiến
tranh Việt Nam, ở Miền Nam Việt Nam đã có những tổ chức phi chính phủ phương
tây vào hoạt động nhân đạo, cứu trợ nạn nhân chiến tranh. Những hoạt động này
bị gián đoạn một thời gian sau khi hai miền thống nhất và được nối lại sau khi
Việt Nam đổi mới và mở cửa. Đầu thập kỷ 1990, vào lại Việt Nam đầu tiên vẫn là
những phi chính phủ quốc tế hoạt động vì mục đích nhân đạo. Khoảng hơn chục năm
gần đây chứng kiến sự tăng vọt các NGO quốc tế đến Việt Nam và theo đó những tổ
chức phi chính phủ Việt Nam (dân trong nghề hay gọi là Local NGO – tạm dịch NGO
địa phương) cũng ra đời hoặc là dưới sự “đỡ đầu” hoặc là cộng tác mật thiết với
những phi chính phủ quốc tế này.
Trong khi tổ chức Phi chính phủ (trước nhất trong thực tế bối cảnh Việt Nam) là
những thực thể tương đối dễ hiểu, khái niệm Xã hội dân sự lại là một phạm trù
rộng lớn và phức tạp, mang nhiều tính học thuật (academic) và tranh cãi hơn.
Tuy vậy, để hiểu NGO, trước hết cần biết sơ qua về Xã hội dân sự và các tổ chức
Xã hội dân sự. Về hai ông này, như vừa nói, lý thuyết thì lắm đường, nhiều ý
nhưng có một cách tiếp cận đơn giản nó là như thế này: tất cả các thể loại tổ chức,
nhóm, hội đoàn, câu lạc bộ; dù chính thức và hay không chính thức nếu (1) không
thuộc về nhà nước (tức là không có quyền lực công (authority) hoặc (2) hoạt
động vì lợi nhuận thì tất tần tật gộp chung vào một nhóm gọi là Xã hội dân sự.
Cụ thể hơn: từ cái Hội những người phát cuồng vì bình luận viên Tạ Biên Cương
và đồng nghiệp trên Facebook mà mình rất khoái đến Hội những người đã từng đi
biểu tình chống Trung Quốc; từ Hội những người thích chơi chim của các cụ ông,
Câu lạc bộ thái cực trường sinh của các cụ bà, Hội cổ động viên Sông Lam Nghệ
An hay Fan Club của Mr Đàm, Mỹ Tâm đến Kiến nghị phản đối khai thác Boxit của
nhóm boxite.vn hay xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, tất cả đều
là những hình thái của xã hội dân sự. A ma tơ như hội cá cảnh, gà tre của các
bác gần nhà mình; đầy trách nhiệm như “Cơm có thịt” của bác Tuấn VTV mà Bọ Lập
trên quechoa.vn đang hết lòng cổ súy hoặc đao to búa lớn hơn “you can save the
Arctic” (Bạn có thể cứu được Bắc Cực) như tổ chức Greenpeace (Hòa bình Xanh): đó
là xã hội dân sự. Đa dạng như chính bộ mặt của nó, hoạt động của xã hội dân sự
muôn hình vạn trạng: nhẹ nhàng, vui vẻ là bữa họp mặt hàng năm, vừa đánh chén
vừa ôn lại chuyện xưa trường cũ dưới cái tên mỹ miều “Hội đồng môn trường X
niên khóa Y” của mình; ồn ào huyên náo, có cả nụ cười lẫn nước mắt như Fan club
của sao nọ, sao kia; đến quyết liệt, máu lửa như 3 cô gái Nga Pussy Riot vào
nhà thờ Thiên chúa hát nhạo báng ông Putin, như các chị em phong trào nữ quyền
(Feminist) khỏa thân để ủng hộ quyền phụ nữ ở Euro và Olympic London tháng
trước.
Ở Việt Nam mình, dù chưa có nhiều người quen tên, biết mặt, vì nghe nó có vẻ
tây quá, Xã hội dân sự thực ra đã là chuyện thường ngày ở huyện, hiện diện khắp
hang cùng ngõ hẻm: các anh thuộc “nhóm sở thích” tắm tiên ở bãi sông Hồng họp
nhau bơi lội hàng tuần; cô gái ăn chay mặc váy rau xanh đứng bên Bờ hồ để cứu
trái đất; nhiều tiền thì tổ chức đoàn siêu xe đi xuyên Việt như bạn Cường đô
la; ít tiền thì đạp xe đạp qua vài con phố dõng dạc lên tiếng ta là người đồng
tính như nhóm bạn “Gay” ở Hà Nội. Xa xưa hơn nữa, xã hội dân sự/ xã hội công
dân đã là một phần hiển nhiên của đời sống xã hội Việt Nam: những hội hè, lễ
lạt của làng quê; những thiết chế dòng họ, những cộng đồng tín ngưỡng…tất cả,
áp nó theo khuôn lý thuyết tây thì nó là Xã hội dân sự chứ có gì đâu. Tóm lại:
xã hội dân sự là quyền nói lên tiếng nói và hành động một cách ôn hòa, không vị
lợi của cá nhân hay nhóm người - tiếng nói/hành động độc lập với nhà nước. Như
mình “phát cuồng” vì anh Biên Cương thì mình vào Hội FB “ném đá” anh ấy (nhà
nước không thể cấm mình ném đá anh ấy trên FB nhưng sẽ cho mình ra tòa, vào tù
nếu ra đường, gặp anh ấy mà cầm gạch choảng nhau); bác Tuấn rất thương các em
nhỏ ở miền núi thì quyên tiền cho các em có thịt ăn; bạn Nguyễn Quang Thạch
muốn mọi người đọc sách vận động làm Tủ sách dòng họ, tủ sách nông thôn; bạn
Ngọc Quyên người mẫu yêu cỏ cây muông thú nên lột bỏ xiêm y hòa mình vào thiên
nhiên để kêu gọi “bảo vệ môi trường”; Sư thầy Thích Tâm Mẫn nhất bộ nhất bái cổ
vũ hòa bình, hoằng dương phật pháp; Bác Huệ Chi, Bác Quang A cùng các bác trí
thức khác trăn trở với tình hình đất nước thì làm kiến nghị thư. Xã hội dân sự
đơn giản là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng khác nhau. Nếu nhà nước
thấy nó hiền lành, vô hại như cái hội đồng môn của mình, hội chơi chim của các
cụ hay vui vẻ như bạn Ngọc Quyên thì nhà nước ok, kệ nó, nó thích làm cho nó
làm. Tuy nhiên, khi nhà nước “đánh hơi” thấy nó có vẻ có màu sắc chính trị hay
thách thức: bướm mà đòi nổi loạn như 3 cô Nga Pussy Riot thì cho nó vào tù,
hoặc ít ra thì cũng hốt lên xe bus, ngồi chơi tạm chục tiếng, ngày ở Trại phục
hồi nhân phẩm Lộc Hà như Công an đối xử với nhóm biểu tình phản đối Trung Quốc
ở Hà Nội.
Trong cái xã hội dân sự đa màu sắc đó, trong hàng ty tỷ tổ chức xã hội dân sự
đủ các thể loại đó, chỉ có những nhóm có đăng ký hoạt động với chính quyền; có
“tầm nhìn”, có “sứ mệnh”, có ban có bệ, có đường có hướng, có tổ chức đường
hoàng mới gọi là tổ chức Phi chính phủ. Phi chính phủ - để phân biệt với ông
chính phủ có quyền lực công, có ngân sách tiêu xài xả láng từ tiền đóng thuế
của người dân và sẵn sàng tống bất kỳ ông bà công dân nào vào tù nếu dám
riot-nổi loạn; và cũng để phân biệt với ông Thị trường (market) tự bỏ vốn ra để
kiếm lời, làm cái gì cũng cân đo đong đếm lời với lãi. (Do đó những cái hội,
đoàn như Hội nhà văn, Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ…. đúng lý ra cũng là phi
chính phủ nhưng lại không được xếp vào hàng ngũ này vì nó là hội quốc doanh,
tiêu tiền nhà nước, phục vụ mục tiêu chính trị của nhà nước và đương nhiên,
không hề độc lập với nhà nước). Ngo ngoe, nhưng không phải là vô chính phủ - vô
luật lệ và chống chính phủ, cũng không phải là phi lung tung, phi ầm ầm không
định hướng (Thế nên cũng là giúp bữa cơm của em học sinh nghèo ở Lào Cai, Hà
Giang, Yên Bái … “có chất” hơn một chút, Tầm nhìn Thế giới (World Vision) hay
Plan là những tổ chức phi chính phủ, nó làm qua những dự án, chương trình chính
thức (chẳng hạn chương trình Chăm sóc và phát triển trẻ em toàn diện) và được
chính quyền cho phép; còn Cơm có thịt của bác Tuấn VTV thì là một phong trào từ
thiện – một hình thức của xã hội dân sự chứ nó không phải là một tổ chức, mặc
dù cũng là phi chính phủ về bản chất). Phi chính phủ cũng có nhiều loại. Có
nhóm quan tâm tới môi trường, lo tê giác ở ta bị bắn chết hết để lấy sừng hay
lo cá heo nước ngọt trên sông Dương Tử ở Tàu sắp tuyệt chủng như mấy ông World
Wild Fund (WWF); có nhóm quan tâm đặc biệt tới đặc biệt đến trẻ em như Tầm nhìn
Thế giới (World Vision), Cứu trợ trẻ em (Save the Children); lại có nhóm quan
tâm đến người khuyết tật, từ nạn nhân da cam (Quỹ nạn nhân chất độc da cam Việt
Nam) đến các em bé không may mắn bị sứt môi hở hàm ếch (Operation Smile). Nhưng
đông hơn cả là nhóm hoạt động vì người nghèo, chống lại đói nghèo. Nhóm này vừa
thực hiện các dự án ngắn hạn khi có thiên tai, dịch họa xảy ra: từ cứu trợ
người nghèo bị bão lụt ở Việt Nam, Pakistan, Miến Điện; sóng thần ở Indonesia,
Srilanca; động đất ở Haiti đến cấp phát lương thực người đói vì hạn hán ở vùng
Sừng Châu Phi (Sudan, Somalia); lại có cả những chương trình dài hạn hỗ trợ
người nghèo đủ các khía cạnh: cải thiện chất lượng y tế; nước sạch, vệ sinh môi
trường, HIV/AIDS đến phát triển sinh kế; thị trường cho người nghèo; thương mại
công bằng, vận động chính sách... Có thể gọi chung nhóm này là các tổ chức phi
chính phủ làm về phát triển (development), những cái tên tiêu biểu nhất là
Care, Plan, Oxfam, Action Aid. Phần lớn các tổ chức được gọi là phi chính phủ
Việt Nam, ban đầu ra đời dưới sự hỗ trợ của phi chính phủ quốc tế loại này (còn
gọi là INGO – international NGO vì nó hoạt động rộng khắp thế giới). Những
người sáng lập NGO Việt Nam đa phần là những người hoặc từng là nhân viên, hoặc
từng có quan hệ hợp tác với các INGO nay đủ lông đủ cánh tự lập ra những tổ
chức riêng dưới các hình thức như viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm phát
triển cộng đồng, chuyên làm nghiên cứu, đánh giá hay cung cấp các dịch vụ tư
vấn, đào tạo, và triển khai dự án theo đơn đặt hàng của các phi chính phủ quốc
tế hay từ nguồn vốn tài trợ của một số nhà tài trợ quốc tế khác. Thêm một nhóm
nữa là những phi chính phủ chỉ quan tâm đến lĩnh vực chính trị (loại này Việt
Nam chưa có) từ đấu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận như RFS (Reporter
Sans Frontières - Phóng viên không biên giới) (hàng năm ra báo cáo và xếp hạng
về tự do báo chí thế giới); chống tham nhũng như Transparency International -
Minh bạch quốc tế (chuyên xếp hạng chỉ số tham nhũng của các nước) hay bảo vệ
nhân quyền như Human Right Watch (Quan sát Nhân quyền). Mấy ông này thường xuyên
chỉ trích chính phủ, kêu gọi bỏ kiểm duyệt báo chí; dỡ tường lửa, trả tự do cho
các bloggers, cho người “bất đồng chính kiến”…vì vậy bị nhà nước mình ghét
nhất. Tiếng nói của nhóm này rất có trọng lượng đối với công chúng phương tây,
cho nên, mấy bác phát ngôn viên của bộ ngoại giao, sau mỗi đợt các ông NGO này
ra báo cáo với cả phúc trình này nọ, lại phải vội vàng cải chính, bảo rằng các
ông phản ánh không chính xác tình hình ở VN, rằng nước tôi chỉ có những người
vi phạm pháp luật chứ không có tù nhân lương tâm (conscience prisoners) như mấy
ổng rêu rao cả. Ngoài ra có một nhóm nữa là các phi chính phủ hoạt động vì mục
đích tôn giáo, tức là truyền đạo. Ở Việt Nam, mình chỉ nghe nói chứ chưa trực
tiếp biết nhóm này. Nhóm vì tôn giáo này bị nhà nước Việt Nam nghi kỵ nhất; sau
vài vụ như nhà nước Đề Ga ở Tây Nguyên hồi trước hay vụ Mường Nhé năm kia, họ
càng bị cảnh giác tợn. Và có lẽ những trường hợp này càng khiến bác Dương Văn
Cừ nói ở trên thêm tự tin dán cho các NGO và rộng hơn là Xã hội dân sự cái nhãn
“diễn biến hòa bình”, xếp nó vào hàng “thế lực thù địch”. Thành thực mà nói,
mình cũng tin là có những tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đích chính
trị, nhưng ở Việt Nam, nó không nhiều và chắc chắn chính phủ cũng chẳng đời nào
cho phép. Tuyệt đại đa số các NGO hoạt động với mục đích tốt, mang tính xây
dựng và nhắm đến các mục tiêu xã hội hơn là chính trị. Mối quan tâm và các lĩnh
vực chính là chống đói nghèo, bảo vệ môi trường, cải thiện các dịch vụ xã hội
(y tế, giáo dục) bảo quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ,
người khuyết tật, nhóm dân tộc thiểu số). Đóng góp của họ cho những thành quả
phát triển của Việt Nam là không hề nhỏ và chính phủ Việt Nam cũng nhiều lần
thừa nhận điều đó. Đả kích Xã hội dân sự một cách vô căn cứ đồng thời dán nhãn
“diễn biến hòa bình” cho NGO ở Việt Nam, dù là NGO quốc tế hay NGO Việt Nam là
cách nhìn thiếu cẩn trọng, “vơ đũa cả nắm”, phản ánh thái độ thiếu khách quan
và đầy định kiến của một người ngoài cuộc với giới NGO.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nỗ lực vận động để ra luật về tổ chức, lập hội
nhằm xác lập vị thế pháp lý chính thức cho các hội đoàn hay là tổ chức phi
chính phủ Việt Nam. Mình biết một số anh chị làm vụ này, nỗ lực chưa đi đến đâu
thì có cái Chỉ thị 97 của anh Ba làm cho các NGO Việt Nam mới từ trứng nước
bước ra chưng hửng, khiến viện IDS của bác Quang A, bác Nguyên Ngọc phải tự
giải thể để phản đối. Gần đây một số bạn bè mình ở các bộ (trong đó có Bộ Kế
hoạch Đầu tư chuyên quản lý đám NGO ngoe này) nói rằng cụm từ “Xã hội dân sự”
đã bị xếp vào nhóm từ húy kỵ. Kể cũng tội cho NGO và cái Xã hội dân sự ở nước
mình, trong khi cũng là nó ở Tây thì được xưng tụng như một trong ba rường cột
của xã hội, bằng vai phải lứa với hai người anh em Nhà nước và Thị trường; thì
ở ta nó bị hắt hủi, bị xem như thế lực thù địch. Chơi chim, chơi chó, cá cảnh,
gà tre thì các bác cứ thoải mái mà hội họp; cởi xiêm lột áo vì môi trường cũng
chẳng chết ai, cứ tự do mà làm; cơm có thịt, trái tim cho em, lục lạc vàng, đèn
đom đóm … cũng tốt thôi, không sao cả nhưng Kiến nghị này kiến nghị nọ, hô hào
Trường Sa, Hoàng Sa thì coi chừng, đó là xã hội dân sự đấy, là âm mưu diễn biến
hòa bình, là cách mạng màu này màu kia đấy. Ngành tư tưởng văn hóa nước nhà mà
còn những nhà lý luận như bác như Dương Văn Cừ thì thân phận của xã hội dân sự,
xã hội công dân mơ cho đến ngày nào khá lên được như bạn bè phương tây đây.
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị vừa công bố trên Twitterảnh ông mang Thủ tướng
Đức Angela Merkel đi ăn trưa, nhân chuyến thăm và làm việc của phái đoàn chính
phủ Đức tại Trung Quốc tuần vừa rồi.
Trong chuyến thăm lần trước vào tháng Hai năm nay,
chương trình làm việc của bà Merkel có lịch gặp luật sư nhân quyền nổi tiếng
Mạc Thiểu Bình, người từng bảo vệ cho Lưu Hiểu Ba, hay lịch đến thăm tòa soạn
tờ Nam Phương Chu Mạt, một trong những tờ báo chính thống được coi là
cởi mở nhất ở Đại lục, tuy cuối cùng những cuộc gặp nhạy cảm này đều không được
thực hiện. Trước chuyến thăm lần này, Ngải
Vị Vị bày tỏhi vọng tiếp kiến bà Thủ tướng và mong rằng Đức không nên quỵ
lụy trước Trung Quốc. Hiện bị cấm xuất cảnh, ông không thể nhận lời mời làm
giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Mỹ thuật Berlin (UdK).
Cần phải nhận thức đúng về Hiến pháp theo nghĩa Hiến
pháp không phải là thứ ban ơn của Nhà nước dành cho công dân, không phải Nhà
nước cho thế nào được thế nấy.
Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 (sửa đổi
2001) hiện nay, người ta nhắc rất nhiều đến Hiến pháp 1946 và tư duy xây dựng
luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách thức thiết kế, thể hiện các quyền con
người, quyền công dân trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã chứa đựng
những tư tưởng tiến bộ mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với PGS-TS Nguyễn Như Phát, Viện
trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), xung quanh
vấn đề này.
. Phóng viên: Những giá trị tiến bộ của Hiến pháp 1946 về quyền
công dân là gì, thưa ông?
+ PGS-TS Nguyễn Như Phát (ảnh):
Dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, do bối cảnh chính trị xã hội lúc bấy giờ, những
người soạn thảo Hiến pháp 1946 là những người có tài, thức thời và không bị chi
phối bởi tư tưởng giai cấp hoặc chính trị quá nhiều. Do đó, bản Hiến pháp đầu
tiên này có những giá trị rất cấp tiến, tư duy mạch lạc, thể hiện tư tưởng tiến
bộ của chủ nghĩa lập hiến hiện đại. Theo đó, Hiến pháp là “văn bản ủy quyền”
của nhân dân cho Nhà nước, trao cho Nhà nước hệ thống quyền lực cụ thể của nhân
dân, ấn định việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực và các nguyên tắc,
phương pháp thực thi quyền lực Nhà nước cũng như ghi nhận và xác lập trách
nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực thi các quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tinh thần của Hiến pháp 1946 như vậy nên ngay cả
việc sắp xếp các chương thì quyền con người, quyền công dân cũng nằm ở chương
hai trong khi trong Hiến pháp hiện hành là chương năm. Sắp tới, bản Hiến pháp
sửa đổi chắc sẽ có sự thay đổi và quay về cách sắp xếp của bản Hiến pháp ban
đầu.
Mặt khác, Hiến pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp
luật và phải có giá trị thi hành. Điều đó có nghĩa là quyền của công dân được
ghi nhận trong Hiến pháp có giá trị áp dụng trực tiếp, không có nhu cầu cần
phải cụ thể hóa. Những quyền của công dân trong Hiến pháp 1946 thể hiện rõ nhất
điều đó chứ không kèm thêm câu “theo quy định của pháp luật” như từ Hiến pháp 1980
trở đi.
Trên thực tế thì quyền và nghĩa vụ công dân trong
Hiến pháp thường cần đến luật quy định cụ thể. Muốn điều chỉnh những quyền này
của công dân thì Nhà nước phải có luật nhưng không phải là cắt xén tinh thần
của Hiến pháp. Luật đó chỉ mang tính chất trình tự thủ tục và dĩ nhiên, ở một
xã hội văn minh thì quyền đó phải được thực hiện trong một khuôn khổ và trình
tự nhất định. Tuy vậy, việc hạn chế quyền của công dân có thể được thể hiện
theo quy định của luật (chứ không phải của mọi pháp luật) và phù hợp với Hiến
pháp chứ không phải hạn chế vì lợi ích Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phát biểu trong phiên họp lần thứ tư năm
2012. Ảnh: TTXVN
Giữ gìn sự thiêng liêng
của Hiến pháp
. Vậy quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến
pháp 1946 có gì khác so với hiện nay?
+ Trước giờ chúng ta vẫn quen đánh đồng lợi ích công
cộng với lợi ích Nhà nước là một nhưng hoàn toàn không phải như thế. Nhà nước
chỉ là một chủ thể trong xã hội và có lợi ích riêng của mình còn xã hội có rất
nhiều chủ thể có lợi ích riêng. Những quy định hạn chế một phần, hạn chế quyền
của công dân để đảm bảo lợi ích công cộng đều phải được cân đong đo đếm để phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp.
Theo tôi, cần phải nhận thức đúng về Hiến pháp theo
nghĩa Hiến pháp không phải là thứ ban ơn của Nhà nước dành cho công dân, không
phải Nhà nước cho thế nào được thế nấy. Đây là sự khác biệt rất lớn về tư tưởng
lập hiến từ Hiến pháp năm 1980 trở đi so với Hiến pháp 1946.
Từ Hiến pháp 1980, triết lý lập hiến của ta là mọi
quyền cơ bản của công dân đều phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật
nhưng cách ban hành pháp luật của chúng ta lại có vấn đề. Nếu hiểu theo cách đó
thì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những ông nghị làng nghị xóm
cũng có thể xóa đi một điều trong Hiến pháp. Đơn giản là do các ông ấy có thể
ra nghị quyết (được coi là pháp luật) mà nghị quyết này trên thực tế lại không
bị kiểm soát. Hơn nữa, trên thực tế, rất ít thấy việc văn bản pháp luật của cấp
dưới bị hủy bỏ bởi cấp trên. Như vậy, sự thiêng liêng của Hiến pháp đã bị ảnh
hưởng.
Pháp luật không phải để
cai trị
. Từ triết lý lập hiến như vậy, ông có suy nghĩ gì
về cơ chế ban hành pháp luật hiện nay?
+ Cách thức, tư duy làm luật cũng không khác gì so
với việc ban hành Hiến pháp. Lâu nay người ta vẫn nghĩ pháp luật là của Nhà
nước, là công cụ mà Nhà nước dùng để cai trị và quản lý xã hội. Vì thế, hiểu
theo nghĩa thô thiển, cơ quan ban hành pháp luật dễ “tự do” ấn định ý chí của
mình vào văn bản pháp luật để cho dân thực hiện. Đặc biệt, cách tư duy như vậy
sinh ra tư tưởng làm luật ban ơn, Nhà nước ban phát đến đâu, dân hưởng đến đó.
Cạnh đó, mọi người vẫn nghe khẩu hiệu đưa pháp luật
vào cuộc sống song chưa ai đặt ra vấn đề đưa cuộc sống vào pháp luật. Nếu không
đưa cuộc sống vào pháp luật thì pháp luật đang tồn tại có được coi là pháp luật
hay không? Đó là chưa bàn tới câu chuyện nó có khả năng thực thi hay không.
Luật không phản ánh nhu cầu thật của xã hội thì làm sao xã hội có thể thực hiện
nó, ấn nó vào xã hội làm sao được? Đây là vấn đề về tính chính đáng của pháp
luật.
. Ông có thể đưa ra những ví dụ cụ thể?
+ Thí dụ việc giao cho Bộ Công an chủ trì soạn thảo
Luật Biểu tình thì đương nhiên Bộ Công an phải nghĩ làm sao cho hoạt động an
ninh được đảm bảo. Và người ta sẽ có những quy định về biểu tình để đảm bảo an
ninh theo nghĩa của những người làm an ninh chứ chưa chắc đã phải là của nhân
dân.
Một thí dụ khác là trong ngành tài chính của ta, từ
cơ quan nhỏ đến cơ quan to cứ chăm chăm làm sao thu được nhiều thuế của dân.
Nhưng kinh tế học chứng minh đó là tư duy sai lầm, kể cả khi việc đó phục vụ
cho mục tiêu làm giàu ngân sách quốc gia. Anh thu nhiều thuế, thu thuế cao thì
người ta không đóng và sinh ra đủ kiểu trốn thuế. Không có nhà nước nào khôn
hơn dân và không có nhà nước nào mạnh hơn dân cả!
Cân đối lợi ích trong ban
hành pháp luật
. Thế tại sao tư duy làm luật này vẫn còn tồn tại,
thưa ông?
+ Theo tôi, hệ thống thực thi pháp luật, trình tự
thủ tục hành chính, tư tưởng đạo đức của con người trong bộ máy nhà nước đang
làm cho vấn đề này càng trầm trọng thêm. Thêm vào đó là vấn đề quan trí. Báo
chí cũng đã từng lên án về tệ chạy chức chạy quyền. Có mua ắt có bán. Đây là
thị trường béo bở mà nhà đầu tư kém cỏi nhất cũng nghĩ đến chuyện hoàn vốn.
Trong đó thời gian hoàn vốn chính là nhiệm kỳ, đó là một trong những vấn đề
sinh ra tư duy nhiệm kỳ. Tư duy chính trị, truyền thống lập pháp, thực trạng
của hệ thống quản lý trên đều là những yếu tố có thể giải thích nguyên nhân tại
sao luật pháp lại hay vơ vào cho Nhà nước như vậy.
Bên cạnh đó, tham nhũng chính sách là thứ vô cùng
nguy hiểm. Loại tham nhũng này được dựa trên những cơ sở của pháp luật, xuất
phát từ vai trò chủ trì soạn thảo pháp luật. Loại tham nhũng này dựa trên cơ sở
hợp pháp nên có hậu quả khôn lường.
Lợi ích và cục bộ ngành cũng là vấn đề làm suy yếu
Nhà nước. Các bộ, ngành, các địa phương đều cùng ngồi trong một con thuyền là
Nhà nước. Nếu họ không cùng phối hợp nhịp nhàng và trên tinh thần phục vụ nhân
dân toàn quốc vì sự phát triển chung và đồng đều của đất nước thì sẽ không là
những vector cùng chiều để tạo thành sức mạnh chung cho Chính phủ.
Trên thực tế, có những vấn đề vượt phạm vi của một
ngành, một bộ, buộc họ phải ngồi lại cùng nhau để ban hành chính sách hay pháp
luật (thí dụ như thông tư liên bộ). Những vấn đề lớn hơn sẽ phải do tập thể
Chính phủ bàn bạc và quyết định (dưới dạng nghị định). Những vấn đề quan trọng
của đất nước phải do Quốc hội quyết định. Trong quá trình đó, nếu không “cân
đối” được lợi ích ngành, địa phương với lợi ích quốc gia thì quản lý đất nước
sẽ không minh bạch, không thông suốt và tạo kẽ hở cho tiêu cực trong hệ thống
và lãng phí xã hội, tạo cơ chế xin - cho.
Những hiện tượng như các địa phương, các ngành tìm
cách để xin cơ chế riêng, thậm chí cả các đoàn đại biểu Quốc hội có thể tạm
quên đi lợi ích quốc gia mà phấn đấu cho lợi ích địa phương mình… đều là những
biểu hiện của chủ nghĩa cục bộ. Những “phi vụ” đó thành công thì cơ chế và
chính sách sẽ được hợp pháp hóa. Nếu không đổi những tư duy này từ gốc thì pháp
luật của chúng ta không thể làm bà đỡ cho xã hội phát triển.
. Xin cảm ơn ông.
Thanh Lưu thực hiện
“Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và
quyền mưu cầu hạnh phúc”.
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và
luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ
về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc
lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách
mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt
Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi
áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”:
Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá
trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.
Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay
thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc
đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn
đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất
công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng
hòa – là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.
Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách
mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi
giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:
Nền cộng hòa dân chủ.
Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là:
Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền
bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm
1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.
Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật –
ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở
pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3
lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất
là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng
hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.
Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội
chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của
Hiến pháp 1946.
Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho
Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa?
XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã
hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân
văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã
hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm
không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện
đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình
tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và
Nhà nước pháp quyền.
Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự
phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác – Lênin. Mà với nhiều kết quả
nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có
cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối
cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn
giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào
đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.
Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có
nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã
hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng
cơ bản như:
Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh
giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước
XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình
trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối
hầu như tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất)
là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như
thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo
điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.
Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là các
tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều
nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản
trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa
kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều
lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng
vô phương cứu chữa.
Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi
mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên
thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, (có nơi có lúc là Đảng
trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện
hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và
thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng
bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị
nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị
vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền
thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ
đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô
cảm.
Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc
trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn
thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể
chế chính trị mà Hiến pháp cần có.
Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng
có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ
Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ
“Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm
1992.
Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một
bước thụt lùi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát
triển mới.
Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng
muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:
- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng
trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân
biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.
- Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến
pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ – Nhân dân).
Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
- Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến
pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên
lợi quyền của dân, do dân, vì dân.
- Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt nam) là Nhà nước pháp quyền
tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba
quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.
- Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm
1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà
nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong Hiến pháp sửa đổi, điều này
nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền
phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn
với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của
nhân dân theo Luật định.
- Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và
rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.
Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như
tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa
dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo... thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà
nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép,
chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.
Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao
động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất
kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là
yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân,
không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố
cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia
cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất
động sản.
Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có
quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên,
trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể
sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất
như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư
nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể)
và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).
Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh
tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất
yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ
chế và giá cả thị trường.
- Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế
kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa
tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc
sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc
trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu
và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực – kinh tế công, kinh tế tư
nhân và kinh tế hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi
công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác
định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường
Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của
người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và
hội nhập quốc tế.
Đào Công Tiến
_________________
[*] Bài viết trên đây của PGS.TS Đào Công Tiến, đảng
viên 60 năm tuổi đảng, nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM, bài đã trích
đăng Tamnhin.net.
Ngày 2/9 có lẽ là ngay lý tưởng để suy nghiệm tiêu
ngữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc dười hàng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam.
Hãy nói về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tên nước đứng sau cùng. Tên của
chủ nghĩa đứng đầu. Nên nhớ rằng trước kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên nước
là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việt Nam đứng đầu, Dân Chủ và Cộng Hòa đứng sau.
Dân tộc trên hết và vĩnh viễn, thể chế chính trị chỉ là tạm thời. Ấy thế mà sau
này Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng tác ra quốc danh đặt Việt Nam sau chủ thuyết
chính trị! Quốc danh hiện nay là một cách xem thường dân tộc. Người ta chỉ xem
Việt Nam như thể một cộng đồng dân tộc trong đại cộng đồng có tên là Xã Hội Chủ
Nghĩa. Thế nhưng chúng ta biết rằng cái đại đồng đó không còn nữa. Quê hương
của Xã Hội Chủ Nghĩa đã đập nát tượng Lénin và tên đồ tể Stalin. Nước ta ngày
nay thực tế là một nước tư bản. Một loại tư bản đỏ. Tư bản dã man. Dã man với
người dân. Như thế, ngay từ tên nước đã là một sự dối trá. Dối trá vì không
đúng với thực tế và cũng chẳng phù hợp với lý tưởng. Thử hỏi trong giới lãnh
đạo có mấy ai còn tin vào Chủ nghĩa Xã hội?
Độc lập. Đó là một lý tưởng không thể nào có được. Không có một nước nào có thể
tồn tại độc lập như một ốc đảo. Trên thế giới, các nước phải liên minh với nhau
và tương trợ lẫn nhau. Làm gì có chuyện hoàn toàn độc lập. Trong thời Pháp
thuộc, chúng ta mong ước được thoát khỏi gông cùm của bọn thực dân với chiêu
bài dành độc lập tự chủ. Vô số người đã nằm xuống cho lý tưởng cao cả đó. Đánh
đuổi thực dân Pháp xong, một nửa đất nước rơi vào quỹ đạo của khối cộng sản,
đứng đầu là Tàu cộng và Liên bang Sô Viết. Có thể nói trên mọi mặt Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa lệ thuộc vào hai nước cộng sản đàn anh đó. Ở miền Nam, Việt Nam
Cộng Hòa rơi vào quỹ đạo của Mỹ và thế giới tự do. Kinh tế và chính trị của
VNCH cũng lệ thuộc vào Mỹ. Sau 1975, những người lèo lái đất nước lúc thì ngả
theo Liên Xô, lúc thì dựa vào Tàu cộng. Đến nay, chúng ta đã thấy rõ những
người lãnh đạo quyết tâm đưa đất nước vào quỹ đạo của Tàu cộng, nếu không muốn
nói tạo điều kiện để nước ta trở thành Bắc thuộc thêm một lần nữa. Nói tóm lại,
suốt trăm năm qua, nước ta không có độc lập.
Tự do. Người Việt Nam chưa bao giờ hưởng tự do. Quyền làm người của người Việt
Nam chưa bao giờ được tôn trọng. Người dân không có quyền tiếp cận thông tin đa
chiều. Người dân không có quyền phát biểu về chính trị. Người dân không có
quyền lập hội hoặc đoàn thể dân sự. Bất cứ ai có ý kiến khác Đảng đều bị quy
chụp là “phản động” và bị bỏ tù, thậm chí có thể bị giết chết. Không bị bỏ tù
hay bị giết, thì cũng bị công an theo dõi, sách nhiễu và khủng bố. Thử đọc qua
những tâm sự của các nhân sĩ Hà Nội đi biểu tình chống Tàu cộng thì biết công
an sách nhiễu và khủng bố họ như thế nào. Công an đã biến thành một bộ máy
không phải bảo vệ người dân mà là hại dân. Xã hội hiện nay là xã hội công an
trị và Đảng trị. Công an trị theo mô hình Stasi của Đông Đức ngày xưa. Hành
động khủng bố và sách nhiễu của công an còn thua cả hành động của quân phát xít
Đức ngày xưa.
Thời Pháp thuộc người dân còn có tự do hơn thời Đảng CSVN cai trị. Thời VNCH
của ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu ngườ dân còn có cuộc sống chính trị
thoải mái hơn thời Đảng CSVN cai trị. Đó là sự thật. Trước 1975, sinh viên học
sinh có quyền xuống đường biểu tình chống chế độ, chống Mỹ. Trước 1975, người
dân có quyền lập đoàn thể dân sự. Trước 1975, cán bộ của Đảng CSVN hoạt động bị
bắt ra tòa có luật sư bào chữa nghiêm minh. Tất cả những quyền đó đã bị cướp
đoạt ngay sau ngày “giải phóng”. Bây giờ có lẽ những người dân như người viết
bài này nhìn lại “chế độ Thiệu Kỳ” mình từng chống lại hồi trước và thấy … nuối
tiếc. Nói cho công bằng, bọn thực dân Pháp, bọn “thực dân Mỹ”, bọn Diệm Thiệu
còn tử tế với người dân hơn là Đảng CSVN. Pháp, Mỹ, Diệm, Thiệu còn đối xử với
người cộng sản đàng hoàng hơn là Đảng CSVN đối xử với đảng viên của họ.
Hạnh phúc. Người Việt Nam không có hạnh phúc. Làm sao hạnh phúc khi trộm cướp
hoành hành khắp nơi và bất công xã hội tràn lan. Người ta cư xử với nhau bằng
súng, dao găm, mã tấu. Ngay cả những người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh công cộng
đã trở thành những kẻ đánh người, giết người giữa thanh thiên bạch nhật. Người
dân không còn tin nếu không muốn nói là ghét những kẻ kiêu binh chỉ còn biết
“còn Đảng còn mình”. Làm sao hạnh phúc khi đi đến bất cứ cơ quan Nhà nước nào
cũng phải hối lộ, bôi trơn? Hối lộ và bôi trơn cán bộ đã trở thành một thực tế
trong cuộc sống của người dân. Cán bộ thất học ăn tiền của dân thì có thể tạm
hiểu được, nhưng ngay cả giới có học như bác sĩ, thầy cô giáo, giáo sư đại học
mà cũng ăn tiền thì đó là suy đồi đạo đức. Nếu không may mắc bệnh vào bệnh viện
thì thế nào cũng bị bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện tống tiền. Làm sao hạnh
phúc khi công lý là một cái gì xa xỉ đối với người dân. Một cái tát tay vào mặt
viên công an chỉ biết còn Đảng còn mình lãnh 9 tháng tù, ăn trộm 3 con gà lãnh
cái án 20 năm tù giam, trong khi công an gạ tình và giết người thì … vô tội.
Không, chưa bao giờ người dân có hạnh phúc dưới sự cai trị của Đảng CSVN.
Nói thế cũng không hẳn đúng, bởi trong thực tế vẫn có một nhóm người hoàn toàn
tự do và hạnh phúc. Họ là những đảng viên của Đảng CSVN. Họ là những người giàu
nhất hiện nay, sở hữu những căn nhà to nhất, đắt tiền nhất, sang trọng nhất. Họ
là những người ăn trên ngồi chốc. Họ nắm quyền điều hành đất nước và xem đất
nước này như là tài sản riêng của họ. Họ là những người đứng trên pháp luật. Họ
có tất cả, từ tự do đến hạnh phúc. Họ là những người thực dân kiểu mới.
Có thể nói rằng chưa bao giờ người dân khốn khổ như hiện nay. Khốn khổ vì đất
nước bị lệ thuộc vào Tàu cộng, vì không có tự do, quyền làm người bị chà đạp,
và vì hoàn toàn không có hạnh phúc. Khốn khổ vì thấy mình là nạn nhân của những
người thực dân kiểu mới. Cha ông chúng ta đánh Tây và đuổi Mỹ Ngụy để góp phần
tạo nên một thể chế thực dân kiểu mới. Điều đau lòng là chính người Việt nhân
danh Xã Hội Chủ Nghĩa, Độc lập. Tự do. Hạnh phúc để cướp đi tự do và hạnh phúc
của người Việt.
Sau gần 3 tháng được chính thức phát động. Phong
trào Con đường Việt Nam đã đưa ra hoạt động đầu tiên - cuộc thi viết "Quyền Con Người và Tôi". Đây là
một sự chuẩn bị khá vất vả trong gần 2 tháng từ khi Phong trào chính thức đi
vào hoạt động hôm 5/7/2012 bằng việc giới thiệu trang web www.conduongvietnam.org. Cuối cùng,
Con Đường Việt Nam cũng đã đặt bước chân đầu tiên đến với quần chúng cho dù
phải trải qua rất nhiều gian lao thử thách.
Tôi được nghe cái tên Con đường Việt Nam lần đầu
tiên đúng 4 năm về trước, cũng vào tháng 8, năm 2008. Anh Trần Huỳnh Duy Thức
và tôi gặp nhau. Anh khái quát cho tôi ý tưởng viết những gì nhóm Chấn đã
nghiên cứu từ năm 2005 thành một quyển sách có tựa Con đường Việt Nam
nhằm đưa ra sách lược cải cách sâu sắc đất nước. Nó hướng đến việc xây dựng một
nền tảng chính trị thực sự dân chủ dựa trên cái gốc căn bản là quyền con người
phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng, phi tư tưởng chủ nghĩa và các học
thuyết chính trị của các đảng phái. Nói chính xác hơn đó là một nền tảng không
phân biệt các ý thức hệ chính trị khác nhau vì cái gốc của nó là quyền con
người không hề có bất cứ sự phân biệt nào như vậy. Quyển sách Con đường Việt
Nam còn đưa ra sách lược cải cách cho 5 lĩnh vực, vừa mang tính cấp bách,
vừa mang tính lâu dài là Kinh tế, Giáo dục, Pháp luật, Biển Đông và Tây Nguyên.
Tôi nhận lãnh phần Biển Đông. Anh Thức cho biết: anh Định chịu trách nhiệm phần
pháp luật.
Hôm đó là lần đầu tiên tôi được nghe cái tên Con
Đường Việt Nam nhưng có một cảm giác rất thân thuộc với cái tên đó. Nó rất
gần gũi, chẳng cảm thấy một chút nào xa lạ. Sau này tôi chia sẻ về dự án viết
sách này cho một số người khác và họ cũng nói với tôi có cảm thấy tương tự như
thế khi được nghe cái tên Con Đường Việt Nam. Ai cũng phục anh Thức đã
đặt nên một cái tên dễ đi vào lòng người như vậy.
Tuy thế, nó không phải là một con đường bằng phẳng. Tôi
còn nhớ ngày hôm ấy chính là ngày 8/8/2008, rất đặc biệt. Tôi buột miệng nói
đùa: "Sao ông chọn ngày có ba cái còng để nói với tôi chuyện này?".
Ngay sau đó, thấy không phải nên tôi bảo: "Xin lỗi, tôi nói gở". Anh
Thức cũng bất ngờ và nói: "Ừ ha, tôi chẳng để ý, nhưng có khi chẳng phải
gở mà thật đấy. Ba thằng mỗi thằng một cái, hahaha". Rồi cả hai cùng cười
vang. Chín tháng sau cả 3 chúng tôi: Thức, Định, Long đều bị bắt. Quyển sách
Con đường Việt Nam đã bị bóp méo thành một "kế hoạch tổng thể nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân" để kết án chúng tôi.
Sau khi ra tù, tôi tìm đọc lại rất nhiều bài báo
trong thời gian tôi ở tù. Thật đáng buồn vì đã có quá nhiều sự xuyên tạc. Người ta nói một chiều, trong lúc chúng tôi
không có quyền để lên tiếng. Họ cho rằng chúng tôi câu kết với các
"thế lực phản động" nước ngoài, làm theo sự xúi giục vì tham vọng cá
nhân. Họ quy chụp rằng đây là kế hoạch của ông Nguyễn Sỹ Bình giao cho anh Thức
viết phần Kinh tế, anh Định viết phần Pháp luật, còn đích thân ông Bình viết
phần Cải cách xã hội.
Sự thật là dự án viết về quyển sách Con Đường
Việt Nam do chính anh Thức là người khởi xướng, là sự chủ động của 3 anh em
tôi - Thức, Định, Long. Đến thời điểm chúng tôi bị bắt thì chưa có bất kỳ sự
tham gia của người nào khác vào việc quyển sách. Chúng tôi có trao đổi với
Nguyễn Sỹ Bình, nhưng chưa mời anh ấy tham gia việc viết sách đó. Do vậy nói
rằng anh Bình phụ trách phần cải cách xã hội là hoàn toàn chẳng có căn cứ gì.
Quyển sách Con Đường Việt Nam không hề có một đề mục nào gọi là Cải cách
Xã hội. Ngay cả trong hồ sơ vụ án cũng chẳng có cụm từ này. Chẳng hiểu người ta
dựa vào đâu mà xuyên tạc như thế.
Nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Sự thật đó chính
là Con Đường Việt Nam là dự án tâm huyết của ba anh em chúng tôi, đặc
biệt là của anh Thức, đã dành bao nhiêu công sức để nghiên cứu và cảnh báo các
vấn đề chính trị, kinh tế, giáo dục, pháp luật, Biển Đông, Tây Nguyên và nhiều
khía cạnh liên quan khác của đất nước một cách toàn diện. Để từ đó đưa ra những
giải pháp, sách lược cho quốc gia có thể tránh được khủng hoảng, thâu tóm, thôn
tính và tiến đến có thể phát triển bền vững.
Vào những lúc mà đa số đều hân hoan với những thành
tích kinh tế, thì anh Thức đã chỉ ra những lỗ hổng từ kinh tế, có thể dẫn đến
thôn tính chính trị và tiếp theo là mất chủ quyền quốc gia. Anh Thức đã không
tiếc sức ngày đêm để cảnh báo cho cả đất nước những nguy cơ mà bây giờ đã thành
hiện thực rõ ràng. Thật đáng tiếc, nếu những lời cảnh báo ấy được lắng nghe một
cách có trách nhiệm thì bây giờ đất nước chúng ta không phải trả những cái giá
quá đắt cho sự khủng hoảng trầm trọng ngày nay và đặt chủ quyền quốc gia trước
một sự nguy hại nghiêm trọng như thế này; và người dân cũng không đến nỗi quá
khốn đốn như vậy. Sự thật này không thể bác bỏ.
Những dự báo và cảnh báo của chúng tôi không chỉ
dừng lại ở hiện trạng như bây giờ của đất nước. Nếu không có những hành động
đúng đắn và kịp thời thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi dân tộc này sẽ bị biến
thành nô lệ kiểu mới mà cả trăm năm sau chắc cũng chưa ngóc đầu lên nổi. Ở
trong tù anh Định có làm một bài thơ, tôi không nhớ đầy đủ nhưng đại ý cảnh báo
rằng đừng để xuất hiện những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống thời nay. Điều
này thì hình như anh Định cũng đã từng viết tương tự trong một bài viết đăng
trên BBC trước khi bị bắt.
Đó là lý do vì sao chúng tôi đã quyết tâm cao độ,
cho dù đang trong vòng lao lý để trả giá cho những cảnh báo và giải pháp có
trách nhiệm của mình, phải phát động thành công một phong trào rộng khắp trong
quần chúng để đánh động về nguy cơ của dân tộc, của từng con người Việt Nam, từ
đó tạo nên nội lực mãnh liệt của cả quốc gia dựa trên sức mạnh của từng cá nhân
ý thức được quyền con người của mình và tự tin sử dụng các quyền đó. Nhờ vậy mà
người dân tự chủ làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Chỉ có như vậy mới
chấn hưng và bảo vệ được đất nước.
Cuộc thi “Quyền
Con Người và Tôi” là hoạt động khởi đầu cho một chương trình tuyên truyền
sâu rộng về quyền con người. Rất mong mọi người hưởng ứng tham gia cuộc thi này
để tạo ra sự chuyển biến đối với nhận thức của người dân về quyền con người,
tạo nền tảng cho việc chấn hưng đất nước. Tiếp theo sẽ là những hoạt động nhằm
hỗ trợ và bảo vệ pháp lý về quyền con người mà Phong trào Con đường Việt Nam
đang tích cực chuẩn bị. Song song đó, Phong trào cũng sẽ đưa ra thảo luận rộng
rãi trong công chúng về chủ đề “làm sao để hình thành nên một bản Hiến
chương Chấn hưng Việt Nam được đông đảo nhân dân ủng hộ?”
Rất mong nhân dân ủng hộ Phong trào Con Đường
Việt Nam.
Trân trọng kính chào.
Lê Thăng Long
Người đồng khởi xướng kiêm Trưởng Ban quản trị Phong trào Con đường Việt
Nam.
(Con Đường Việt Nam)
Điểm Tin Thứ Hai 03.09.12
Nhân
tài (TN) -
“Những cá nhân ưu tú trên là minh chứng cho việc dân tộc ta chưa bao giờ thiếu
vắng nhân tài vào mọi giai đoạn trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Họ là nguyên
khí quốc gia. Vấn đề là làm sao để nguyên khí ấy biến thành sức mạnh thực sự
đưa Tổ quốc đi lên. Vì thế, nhà nước cần có một chính sách thu hút người tài
một cách hiệu quả”.
“Chủ
phòng khám và bác sĩ đều phải chịu trách nhiệm hình sự” (NĐT) - “Các cơ quan nhà
nước đã cấp phép một cách tràn lan, mà không hề có cách quản lý, giám sát họ
làm ăn như thế nào? Đây là do lỗi nhà quản lý chứ không phải do hệ thống pháp
luật. Nếu Sở Y tế Hà Nội không thắt chặt, giám sát hoạt động ở phòng khám Trung
Quốc thì nhiều người dân sẽ tiếp tục chết oan hoặc mất tiền oan“
Trần
Mạnh Hảo: MỤC
TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ XÓA BỎ BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG (Nguyễn Tường
Thụy)
- “Khi Việt Nam đang bị đảng cộng sản lãnh đạo, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội
bừng bừng khí thế của cờ đỏ búa liềm, trước sau rồi dân tộc ta cũng sẽ mất
nước, sẽ bị ngót một tỉ rưỡi dân Tàu hòa huyết. Nếu 50 năm nữa chủ nghĩa xã hội
thành công rực rỡ ở Việt Nam và Trung Quốc, đảm bảo chỉ cần 10 năm, tức tới năm
2072 coi như dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn biến mất…”
Thư ngỏ gửi bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (Lê Hiền
Đức) -
Thưa Bộ trưởng đã là công dân nước Việt Nam đều có quyền bình đẳng như nhau, cớ
sao chỉ lên tiếng bênh vực ngư dân khi bị ngoại bang cưỡng đoạt, còn nông dân
bị thế lực cường quyền trong nước đánh người cướp đất không thấy Bộ trưởng lên
tiếng?
Làm
lại thôi chứ… có gì đâu(!)? (TVN) - Đụng vào các di tích ấy sự cẩn trọng vẫn
mãi là chưa đủ, mà còn phải thành tâm, thành ý, phải thật sự đồng hành, đồng
điệu, đồng cảm với tâm thức của sự thiêng liêng…
Miến
Điện có thể cho phép ra báo tư nhân từ đầu năm 2013 (RFI) - Hôm nay,
02/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013,
chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân.Bộ trưởng
Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ.
Viết nhân ngày khai trường (Hiệu Minh) - Thằng tài nghịch
ngợm hay leo trèo ngã suốt gọi là Tài “sẹo”, thằng Tài hay được con gái mến gọi
là Tài “gái”, thằng Tài học giỏi gọi là Tài “giỏi”, thằng Tài hiền hiền con ông
Đức thì bọn mình gọi là Tài “đức”…Riêng cái thằng Tài “mồm” hắn chẳng tài cán
gì cả chỉ mỗi nổi trội là hay to miệng bọn mình gán cho nó là Tài “mồm”
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6
& 6A NHỮNG ĐIỀU CHƯA RÕ (Bản gốc) (BVN) - Do tính chất nhạy
cảm và phức tạp của dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, nên thực hiện theo cơ chế “thẩm
định mở”, có nghĩa là mời cả đại diện của các tổ chức phản biện không tán thành
hoặc có ý kiến băn khoăn về dự án như Mạng lưới sông ngòi, Nhóm yêu quý bảo vệ
rừng Cát Tiên cùng tham dự. Thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều, chính là
“lối ra” hợp lý nhất cho dự án thủy điện ĐN 6 và 6A.
Nguyễn
Quang Đồng: NGO ở Việt Nam – anh là ai? (viet-studies) - Ngành tư tưởng
văn hóa nước nhà mà còn những nhà lý luận như bác như Dương Văn Cừ thì thân
phận của xã hội dân sự, xã hội công dân mơ cho đến ngày nào khá lên được như
bạn bè phương tây đây.
Bán
thuốc gây dị dạng bào thai : Công ty Đức xin lỗi nạn nhân 50 năm sau (RFI) - Hôm thứ Sáu
31/08/2012, theo AFP, ông Harald Stock giám đốc công ty dược phẩm Grunenthal
chính thức có lời xin lỗi các nạn nhân của Thalidomide, nửa thế kỷ sau khi họ
phải gánh chịu các hậu quả của thuốc này. Các chuyên gia ước tính có từ 10.000
đến 20.000 người có cơ thể dị dạng, ngay khi còn trong nằm bụng mẹ, do người mẹ
dùng Thalidomide để chống cảm giác nôn nao.
Đức
gia tăng áp lực với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (RFI) - Ngày 06/09/2012,
trên nguyên tắc Ngân hàng Trung ương Châu Âu BCE sẽ thông báo cụ thể về kế
hoạch mua lại công trái phiểu của các thành viên khối euro đang gặp khó khăn.
Đức cực lực chống đối phương án này.
ASEAN
:Trung Quốc cám ơn vai trò của Cam Bốt (RFI) - Tân Hoa Xã cho
biết thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có lời cảm ơn đồng nhiệm Cam Bốt, ông Hun Sen về
vai trò của Cam Bốt tại khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc ghi nhận có những căng
thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh với nhiều nước trong khối ASEAN tại vùng Biển
Đông
Chính
sách mua trữ lúa gạo của Thái Lan sẽ có lợi dài hạn (RFI) - Hồi tháng 7/2011,
Đảng Puea Thai (Đảng vì nước Thái) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội
Thái Lan ( 260 trên 500 ghế ), đã tiến hành thành lập chính phủ với người đứng
đầu là bà Yingluck Shinawatra. Thực hiện một trong những lời hứa khi tranh cử,
chính phủ đã hỗ trợ nông dân bằng cách mua tạm trữ lúa gạo trong dân với giá
gấp đôi giá thị trường.
Bầu
cử Mỹ : Obama - Romney ráo riết vận động (RFI) - Các cuộc thăm dò
dư luận mới nhất cho thấy khả năng đắc cử của hai ông Barack Obama và Mitt
Romney rất sít sao. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa ráo
riết vận động tại các bang được coi là then chốt vì cử tri vẫn còn do dự.
Hồng
Kông: Biểu tình phản đối Bắc Kinh áp đặt môn học « yêu nước » (RFI) - Hôm qua,
01/09/2012, theo AFP, hàng chục nghìn người Hồng Kông một lần nữa xuống đường
đòi chính quyền Trung Quốc hủy bỏ việc áp đặt môn học « yêu nước » đối
với học sinh phổ thông. Theo truyền thông địa phương, phần lớn các trường học
dự kiến sẽ không tổ chức môn học này trong năm nay.
Mục
sư Sun Myung Moon qua đời (VOA) - Giáo phái Hợp Nhất của mục sư Moon có
những hoạt động phát hành sách báo, giáo dục, bất động sản, khách sạn, nhà
hàng, bệnh viện, thậm chí có cả nhà máy chế súng
Đô
thị hóa tăng nhanh chóng (VOA) - Diễn đàn Đô thị Thế giới tổ chức tuần
đầu tháng 9, tại Naples, Ý, được tiến hành hôm thứ Bảy để giải quyết khuynh
hướng đô thị hóa ngày càng tăng
Ai
là chủ các con sông của Mỹ? (VOA) - Tiểu bang giữ cho các con sông sạch sẽ
và an toàn, chính quyền tiểu bang quản lý sông nước, nhưng không hẳn là chủ
nhân của những con sông này
Đình
công ở Nam Triều Tiên (VOA) - Mười ngàn thành viên của Liên minh Công
đoàn Nam Triều Tiên đã biểu tình để đòi thay đổi luật lao động
‘Đừng
lo quân Mỹ có mặt ở châu Á’ (BBC) - Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh cố gắng giảm nhẹ
lo ngại của Trung Quốc khi nhấn mạnh hiện diện quân sự của Mỹ không nhắm vào
nước nào.
Bài
học từ Công đoàn Đoàn kết (BBC) - Nhân Ba Lan đánh dấu ngày chính phủ cộng
sản phải chấp nhận công đoàn độc lập, nhìn lại bài học về đoàn kết và chia rẽ
trong đối lập.
Apple's
repair policy criticized (Washington Post) - Apple's repair
policy has come under fire in China after it left many of its unfair clauses
unchanged in its latest version of after-sales service policy.
Looking
toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading across the
world. In China, it is destined to take a different form to that enveloping
Europe and the US.
Airbus
venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting
German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th
A320 jetliner made in China.
Giant chair
in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair
in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is
6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to
the World Record Association, based in Hong Kong.
BYD
predicts dismal Q3 results (Washington Post) - BYD Ltd remains
cautious about its third-quarter outlook and has forecast a steep profit fall
of as much as 95 percent for the first three quarters.
Soul search
(Washington Post)
- Chinese-American photographer chases identity issues from coast to coast,
trying to find himself.
Not music
for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands of young
Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
When music
needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter Xiao Ke is
serious about his involvement in performing arts and has recently opened his
own theater in Beijing.
Difficult
to say goodbye (Washington Post) - After more than 40 years at its current
location, Beijing Film Studio is being demolished and moving to a swanky site
on the outskirts.
Incentives
to attract foreign students (Washington Post) - Shanghai is
encouraging foreign students to study at local universities with a package that
includes scholarships and language-training programs.
Parents
camp out for freshmen (Washington Post) - Tianjin University plans to erect
200 tents for parents who accompany students on their college enrollment and
have trouble finding a place to live.
Hear, hear!
(Washington Post)
- 'Hearing dogs' are a new concept in China but good training and their
benefits to those with hearing loss should make them acceptable.
The more
you give, the more you receive (Washington Post) - Before leaving
for Cambodia to do voluntary work, Li Kaiwen thought she was going to a poor
country to offer her help. But, that was only half the story.
China vows
participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen
Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of
Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful
reconstruction of Afghanistan.
US envoy
touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke on
Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate
without unhealthy competition or conflict.
HK issues
home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures, including one banning
out-of-town buyers from buying property in some local housing projects were
unveiled by the Hong Kong government on Thursday.
Wen lends
eurozone a hand (Washington Post) - China may buy more European government
bonds, providing eurozone debt risk can be contained, Premier Wen Jiabao told
visiting German Chancellor Angela Merkel on Thursday.
Wen: I am
confident in Euro economy (Washington Post) - China will
continue to invest in the EU treasury bond market and enhance coordination with
the EU to help the debt-stricken bloc to get out of trouble, said Premier Wen
Jiabao.
Improved
Taiwan arms deal mooted (Washington Post) - A Romney administration may
consider providing more advanced weapons to Taiwan to maintain strong US
military capabilities in the Asia-Pacific region.
Hoa
Kỳ Đã Khởi Sự Hồi Phục, 10 Thị Xã Lại Mất Việc Tệ Hơn (VietBao) - Kinh tế đang
hồi phục chậm rãi, và thị trường lao động bắt đầu khởi sắc hơn. Tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 9.5% trong tháng 6-2009 để còn 8.2% trong tháng 6-2012. Và do
vậy, hầu hết các vùng thành phố lớn đã bắt đầu hồi phục.
Cali:
40% Nhà Bán Là Tịch Biên, Quý 2 (VietBao) - IRVINE, Calif. – Gần ¼ trên
tổng số thương vụ nhà Hoa Kỳ bán được là nhà trong tiến trình tịch biên trong
quý 2, theo bản khảo sát của hãng địa ốc RealtyTrac.
1
Thị Xã Cali Tuyên Bố Khẩn Cấp Vì Động Đất (VietBao) - Thị trưởng của
một thị trấn nhỏ ở Nam California trong tuần qua đã bị hàng trăm cú động đất và
hậu chấn đã có một quyết định khác thường là tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì
động đất.
Thất
Nghiệp Tại 17 Nước Liên Âu Cao Kỷ Lục (VietBao) - BRUSSELS - Số
người thất nghiệp tại 17 nước thành viên eurozone trong Tháng 7 là 18 triệu, là
cao kỷ lục tính từ ngày lập hồ sơ theo dõi, năm 1995, theo cơ quan thống kê.
Nam
Hàn: Nợ Của Dân Tăng Vọt (VietBao) - Ngân Hàng Trung Ương Nam Hàn cho biết
nợ của các gia đình Nam Hàn đã lên tới 816 tỷ đôla Mỹ, từ tháng 4 tới tháng
6-2012.
Thế
Vận Khuyết Tật 2012: Nạn Nhân Khủng Bố Đấu Bóng Chuyền (VietBao) - LONDON - Khán
giả theo sát cầu thủ mang áo số 7, khi 2 đội thủ Anh và Ukraine tranh giải bóng
chuyền tại thế vận hội khuyết tật 2012 - đó là cựu viên chức tiếp thị Martine
Wright đi xe điện ngầm tại thủ đô Anh quốc ngày 7-7-2005, khi 4 khủng bố đánh
bom thí mạng, giết 52 người.
Thái
Lan: Nói Dối Vì Kinh Tế (VietBao) - Bộ Trưởng Tài Chánh Thái Lan
Kittiratt Na-Ranong thú nhận đôi khi ông phóng đại sức tăng kinh tế Thái Lan,
bất kể đã biết từ đầu năm nay rằng suy giảm toàn cầu sẽ kéo trì trệ kinh tế
Thái Lan.
Gián
Điệp Tàu, Gián Điệp Ta (VietBao) - Muốn hiểu về gián điệp ta, hẳn là cần
hiểu về gián điệp Tàu. Bởi vì, cả hai đều từ một lò mà ra. Nói thế, không có
nghĩa là cả hai sẽ giống nhau như khuôn đúc, nhưng căn bản có thể là tương tự.
Đôi dòng hồi ức với
ngày 19/8 và 2/9 năm 1945 (BVN) - Giờ đây, trong tình thế sục sôi của đất
nước, muôn vàn nguy cơ de dọa từ trong đến ngoài, không một ai yêu nước thương
nòi có thế đắm mình vào hồi ức. Vũ Cao Đàm cũng thế, hồi ức của anh chỉ có giá
trị lôi chúng ta đến đối diện với cái phũ phàng của thực tại.
Việt Nam: Biển lặng sau cơn bão? (NLG) - Sau khi vụ bắt
giữ người sáng lập và giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng tư nhân
lớn nhất Việt Nam gây nhiều ồn ào hồi tuần trước, những tin đồn xoay quanh đầu
tuần này rằng liệu ông trùm nào có thể sẽ là người bị bắt tiếp theo.
BẠCH HÓA ĐỂ KHỎI SỢ Hay
CHỈ CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC (BVN) - Là người Việt Nam, tôi tin tưởng cuộc
vận động chống bá quyền bành trướng của nhân loại tiến bộ sẽ thành công, loại
bỏ vĩnh viễn chế độ chính trị tàn bạo; sẽ có một Việt Nam tự cường hùng mạnh và
một Trung Quốc dân chủ, văn minh.
“Sân sau” ngân hàng (ĐĐK) - Trong lúc hoạt động tái cấu trúc
ngành ngân hàng (NH) đang diễn ra mạnh mẽ cùng với yêu cầu thanh lọc nợ xấu thì
nhiều ý kiến cho rằng, cần bóc tách rõ ràng những khoản tiền lên tới hàng nghìn
tỷ đồng mà NH cho những doanh nghiệp liên quan đến người nhà vay.
No comments:
Post a Comment