Saturday, 1 September 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN THỨ BẢY 1-9-2012





Written By Hai Hoang Van on Thứ bảy, ngày 01 tháng chín năm 2012 | 9/01/2012 06:57:00 SA

Bài Mới
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZAXh_xozzSRM006VxuOzx94m9N57XzGID3eHtocHzu-Xz4f8DbxXzB4utIWQ8iAwyVszIF7JICEMn1HICJq3lct4s7Isl0M3S4KqE3k996hn-P8LQ1Bg1MlrGTaxtwab7y-zPN_r4mStb/s200/QLB-01.png
QLB là viết tắt của 1 blog mới xuất hiện chừng 3 tháng tuổi, nhưng đã có hơn 15 triệu lượt người vào truy cập tin tức.

Khác hẳn những trang mạng tồn tại đã lâu, mà mục đích là phê phán, bình luận các sai lầm của ĐCS VN góp phần nâng cao dân trí, trang QLB căn bản tung ra các tin thuộc chủng loại có triện đỏ “mật”: Những thâm cung bí sử của triều đại Sản VN.

Các tin này như có lý, cộng thêm bưng bít mọi thông tin liên quan đến khuyết điểm của đảng và lãnh đạo tối cao ĐCS VN, đã làm cho trang QLB rất thu hút người vào truy cập.

QLB có mục đích rất rõ ràng: Họ treo biển chống tham nhũng. Thực tế, họ chống Thủ tướng. Họ vạch các thủ đoạn phất giầu của nhóm lợi ích xung quanh Thủ tướng. QLB cho người đọc cảm tưởng họ nắm rõ vận hành của hệ thống ngân hàng VN, họ nắm đến chi tiết các con số trong các hoạt động thâu tóm ngân hàng phi pháp của nhóm lợi ích xung quanh Thủ tướng..

QLB đặc biệt công kích tướng CA an ninh Nguyễn Văn Hưởng.

Nghe nói vụ bắt Luật sư Cù Huy Hà Vũ do chính vị tướng CA này lập kế hoạch và chỉ đạo.

Vì thế người đọc tin vào những thông tin do QLB phát ra là chuyện bình thường.

Ngay từ khi ra đời, do những thông tin “lạ”, mà chỉ những ai tiếp cận được nguồn tin đặc biệt mới tung ra được, nên tin tức trên QLB ban đầu được cho là của 1 số các đảng viên cao cấp, trung cấp tung ra. Thí dụ như vụ an ninh VN bắt Phạm Chí Dũng, người của TC 2, được cho là nguồn cung cấp tin chính của QLB.
Nhưng rồi cũng không phải, Phạm Chí Dũng bị cô lập trong trại giam, mà QLB vẫn tiếp tục tung tin cơ mật lên mặt trang báo mạng của mình.

Nhiều giả thiết được đặt ra. Có người không tin QLB vì tính ngụy trang, bất chính của nó.

Có người cho rằng đấy là tiếng nói của đặc vụ Tầu, của Hoa Nam cục.

Lại có người cho rằng Chủ tịch nước Tư Sang cho đàn em lập ra trang mạng này để phanh phui các chuyện làm ăn phi pháp của phe cánh Thủ tướng.
Ngay cả 1 nhà báo dân chủ cũng còn viết:

“Nhóm lợi ích chống ông Ba Dũng gồm có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước liên kết với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được sự tiếp sức của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có tin Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ cũng đứng về phía nhóm này.

Đã 2 tháng này, nhóm này dựng lên một mạng Web mới mang tên Quan Làm Báo, kể tội rất rành rọt của nhóm Ba Dũng, gọi xách mé thủ tướng là “y tá”, do y tá vốn là chức vụ của ông Dũng khi còn ở trong bộ đội địa phương Rạch Giá khi còn trẻ. Mạng Quan Làm Báo nêu bật cái tội của “y tá” Dũng là đã liên kết nhóm lợi ích trong nước với nhóm lợi ích tài phiệt nước ngoài – ngụ ý chỉ con rể của Ba Dũng là Henry Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures. Ba Dũng đã vội vã cho con gái là Nguyễn Thanh Phượng rút lui khỏi các chức vụ kinh doanh để tránh hậu họa của lời tố cáo trên đây.”

Cho đến ngày tối ngày 20/8, QLB bắt đầu tung chưởng. Bộ mặt thật, ý đồ thật của họ đã phần nào lộ ra.

Phải công nhận rằng, tin Bầu Kiên bị bắt là do QLB đưa lên mạng đầu tiên, trước trang TN đến 9 giờ.

Dựa trên tính thực của thông tin này, họ bắt đầu tung hỏa mù bằng những phán đoán của 1 trận sống mái 1 mất, 1 còn của các nhóm Tư Sang- Phú Trọng và nhóm thủ tướng Dũng.

Thế nhưng do phán đoán, không nắm được thông tin thật, các tin này sai hết.

Như vậy nguồn cung cấp thông tin cho QLB chỉ có thể xuất phát từ 1 điệp viên chức vụ cỡ tương đối cao, nhưng chưa lọt vào cỡ BCT ĐCS VN được.

Tin sai đã là không tốt, nhưng kịch bản của QLB làm đạo diễn, diễn ra trong các ngày 20-27/8 vừa qua, thực chất muốn gây xáo trộn ngành ngân hàng vốn yếu kém của VN, gây xáo trộn xã hội VN.

Nếu thực sự mọi việc diễn ra như trong phương án của QLB thì đây là 1 cuộc đảo chính ngân hàng thực sự. Hệ lụy của nó là sẽ bốc hơi hàng chục tỷ đô la chứ không phải chỉ 5 tỷ, rồi phục hồi dần trong những ngày sau như ta đã thấy trên TTCK VN.

Câu hỏi là: Ai muốn sự xáo trộn kinh tế này của VN.

Nói gì thì nói, những thủ đoạn thâu tóm ngân hàng, tham nhũng… của nhóm Thủ tướng nảy sinh từ các cơ chế do chính ĐCS VN đăt ra. Nó cũng nảy sinh từ quyền lực quá lớn của Thủ tướng. Thủ tướng điều hành tất cả các Bộ. Ngân sách chính phủ VN do Thủ tướng giải ngân…

Ở điều kiện như thế này, không tham nhũng mới là lạ.

Tôi dám đánh cược rằng, nếu Tổng thống Obama được điều hành 1 chính phủ như chính phủ VN, ông ta cũng tham nhũng.

Tham nhũng là căn bệnh của mọi chế độ độc quyền lãnh đạo, như chế độ cộng sản hiện nay ở VN.

Chống tham nhũng chỉ là 1 khẩu hiệu hô hào quần chúng, giải tỏa cái ghen ghét của tâm lý “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra” của đại đa số người nghèo trong xã hội.

ĐCS VN không chống được tham nhũng.

Khẳng định này đã được chứng minh qua lịch sử ĐCS VN, đã được chứng minh qua các chế độ độc tài trên thế giới.

Muốn chống tham nhũng hiệu quả, chỉ có thể thực hiện được ở chế độ dân chủ, khi người dân thực sự làm chủ nhà nước của mình. Ở chế độ đa đảng phái: đảng này phát hiện tham nhũng của đảng kia, mà phanh phui kịp thời. Ở chế độ không có kiểm duyệt, người dân làm chủ mọi thông tin với thước đo duy nhất là Sự thật…

Tất nhiên tham nhũng, tức là phạm tội, tham lợi tham tiền, và có liên quan đến sự bán nước vì tiền.

Nhưng đó là lo xa, là việc có thể. Còn chưa có chứng cớ.

Ở cân bằng thế lực hôm nay, QH VN còn ra được Luật Biển VN.

Trường hợp Phú Trọng thắng cuộc, đập tan Thủ Dũng, chắc VN sẽ là tỉnh Giao Chỉ mới của TQ.

Trở lại câu hỏi : Ai là người đóng vai ngư ông trong cuộc đấu đá quyền lực hôm nay.

Chắc mọi người đều đồng ý với tôi: là TQ.

Vậy thì TQ là cái bóng phía sau của QLB có lẽ là đúng.

TQ đang muốn VN loạn.

Bất kỳ ai đấu nhau, họ đều gật, miễn là nước đục để TQ thu lợi.

Cái miếng mà tình báo TQ muốn thu là ngân hàng VN, cái huyết mạch quan trọng của nền kinh tế. Có kinh tế rồi, họ sẽ ra sức ủng hộ phe Nguyễn Phú Trọng như tôi đã trình bầy trong bài ” Chỉnh đảng- Âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc”, để biến VN thành thuộc quốc, thành phên dậu cho TQ trong cuộc chiến tranh dành thế giới, Biển Đông của TQ với Hoa Kỳ.

Là đánh xập an ninh VN, là chiếm trọn Hoàng Sa, Trường Sa của VN.

QLB với những lỗi chính tả cố ý, che cái ngọng tiếng việt mà họ không sao nói sõi được, với giọng hô hào chống tham nhũng, mà không chế độ cộng sản đảng trị nào có thể chống được, lại được bọc hỏa mù là blog của Trương Tấn Sang, mà thực chất là Blog “lạ” ủng hộ Phú Trọng.

Vậy thì đọc QLB thì đọc thôi, nhưng cần có phân tích, suy xét. Họ đang tung hỏa mù.

Socrat

© Đàn Chim Việt
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:51:00 CH1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Phát Động Cuộc Thi Viết: "Quyền Con Người và Tôi"
Bắt đầu từ ngày 9/9/2012 cho đến 12/12/2012, phong trào Con Đường Việt Nam sẽ tiến hành cuộc thi viết mang tên “Quyền Con Người và Tôi” với nhiều giải thưởng có giá trị.

Cuộc thi được phát động nhằm khuyến khích mọi công dân Việt Nam tìm hiểu, cũng như chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của mình về việc thực thi các Quyền Con Người trong bối cảnh Việt Nam.

Tất cả mọi người Việt Nam trên 16 tuổi, không giới hạn nơi ở, quốc tịch, tôn giáo, giới tính hay quan điểm chính trị đều có thể tham gia. Bài dự thi sẽ được Ban Giám Khảo gồm những người có uy tín trong và ngoài nước chấm điểm.

Người tham dự xin gửi bài viết - bằng tiếng Việt có dấu, dài từ 500 đến 2000 chữ, chưa từng đăng ở nơi khác - tới hai địa chỉ lienhe@conduongvietnam.orglienhe.cdvn@gmail.com, với đầy đủ thông tin cá nhân để tiện việc liên lạc và trao giải nếu trúng thưởng. Ngoại trừ bút danh, các thông tin cá nhân này sẽ không được công khai nếu không có sự đồng ý của người dự thi.

Phong trào Con Đường Việt Nam được khởi xướng bởi Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long với mục tiêu cao cả là “làm cho Quyền Con Người được tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình”. Phong trào không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam nhưng sẵn sàng ủng hộ bất kỳ cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào bảo vệ, tôn trọng Quyền Con Người ở Việt Nam, và ngược lại sẽ phản đối bất cứ ai đi ngược lại nguyên tắc này.

Phong trào kêu gọi mọi người Việt Nam cùng tham gia hưởng ứng và cổ động cuộc thi.

Để có thêm thông tin về phong trào Con Đường Việt Nam và cuộc thi, xin hãy ghé thăm trang web của Con Đường Việt Nam tại www.conduongvietnam.org hoặc facebook.com/quyenconnguoi. Ngoài ra, cũng có thể gửi email liên lạc tới địa chỉ lienhe@conduongvietnam.org hoặc liên lạc trực tiếp Ông Nguyễn Công Huân, Trưởng BĐH Phong Trào CĐVN tại : +45 6168 6133.

* * *
Thể Lệ Của Cuộc Thi

Bạn hiểu thế nào về Quyền Con Người? Bạn thấy các quyền này được thực hiện ra sao tại Việt Nam? Bạn hay người thân của mình đã có những trải nghiệm như thế nào khi thực hành các quyền này ở Việt Nam? Bạn có sáng kiến nào để đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền này, để mình và những người xung quanh có thể tự tin sử dụng Quyền Con Người giúp nâng cao cuộc sống của mình, từ đó góp phần chấn hưng và bảo vệ đất nước?
Mời bạn chia sẻ với Phong trào Con Đường Việt Nam những suy nghĩ của mình về đề tài Quyền Con Người thông qua các bài viết tham gia vào cuộc thi với chủ đề “Quyền con người và tôi” và có cơ hội trúng nhiều giải thưởng hấp dẫn!

Thể lệ cuộc thi
Tất cả những ai trên 16 tuổi đều có thể tham gia, không giới hạn quốc tịch, tôn giáo, giới tính hay quan điểm chính trị.
Bài viết dự thi phải có tiêu đề và phần nội dung bằng tiếng Việt có dấu, độ dài của phần nội dung giới hạn trong 500 tới 2000 chữ.
Mỗi thí sinh có thể gửi nhiều hơn một bài viết dự thi, miễn đây là tác phẩm của bạn và chưa từng được đăng ở nơi khác trước cuộc thi.
Ban Tổ Chức cuộc thi giữ quyền đăng tải các bài viết dự thi trên trang web của phong trào Con Đường Việt Nam.
Các bài viết hay có thể được tập hợp và đưa vào một cuốn sách về chủ đề nhân quyền.
Nếu có các vấn đề phát sinh trong khi tiến hành cuộc thi, quyết định của Ban Tổ Chức là quyết định cuối cùng.
Thời hạn và cách thức gửi bài
Thời hạn gửi bài từ 09/09/2012 tới 12/12/2012. Mời thí sinh gửi bài dự thi của mình tới cả hai địa chỉ email lienhe@conduongvietnam.orglienhe.cdvn@gmail.comđể tránh bị thất lạc. Ghi rõ bút danh, tên thật, tuổi, địa chỉ thường trú, email và số điện thoại để Ban Tổ Chức liên lạc khi trao giải. Ngoại trừ bút danh, Ban Tổ Chức sẽ không công khai các thông tin cá nhân của tác giả các bài viết dự thi.

Giải thưởng
01 giải nhất: Một máy tính xách tay Macbook Air 13.3” [*]
01 giải nhì: Một máy tính bảng iPad III [*]
01 giải ba: Một điện thoại iPhone 4S [*]
01 giải do độc giả bầu chọn: Một điện thoại iPhone 4S [*]
10 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 500,000 VND.
Kết quả sẽ được công bố công khai trên trang web của Phong trào Con Đường Việt Nam trong vòng 02 tuần sau khi thời hạn nộp bài kết thúc (26/12/2012).

Ban Tổ Chức và Ban Giám Khảo

Ban Tổ Chức cuộc thi là các thành viên tình nguyện của phong trào Con Đường Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Công Huân, Trưởng Ban Điều Hành của Phong trào.
Để đảm bảo tính khách quan của cuộc thi, Ban Tổ Chức đã mời một Ban Giám Khảo độc lập, đa số không phải là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, gồm 07 người có tên sau đây:
Luật sư Lê Quốc Quân
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Luật sư Trịnh Hội
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Lê Thị Công Nhân
Blogger Nguyễn Chí Đức (Đông Hải Long Vương)
Thông tin thêm về cuộc thi
Các thông tin thêm về cuộc thi và thông báo sau này của Ban Tổ Chức sẽ được đăng tải tại trang web conduongvietnam.org và facebook.com/quyenconnguoi. Các tài liệu tham khảo về Quyền Con Người cũng được cung cấp tại các địa chỉ này.

______________________________

[*] Giải thưởng có các cấu hình tương ứng như sau: MacBook Air MD231 Dual-Core i5 1.8GHz, 13,3", 4GB/128GB flash/INTEL HD Graphics 4000/iPad III, với WIFI và 32GB RAM/iPhone 4S 16GB RAM

Ban Tổ Chức sẽ liên lạc trực tiếp với người trúng giải để thương lượng hình thức chuyển giải thưởng tới người trúng giải. Người trúng giải có thể quy đổi giải thưởng sang tiền mặt.

Description: danluan_a082.jpg
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:47:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


“Quan niệm như ông Dương Văn Cừ mới chính là tiếp tay cho các thế lực thù địch (thù địch thực sự, ví dụ các thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc đang âm mưu thôn tính Việt Nam). Vì ông gieo giắc nỗi sợ hãi cho xã hội về một kẻ thù không nhìn thấy. Vì ông tạo ra sự đối lập giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.”

(Thư ngỏ gửi ông Tổng biên tập báo Nhân dân)
Kính gửi ông Thuận Hữu, Tổng biên tập báo Nhân dân điện tử.

Tôi hết sức ngỡ ngàng khi đọc bài Xã hội dân sự – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình [*] của tác giả Dương Văn Cừ (DVC) đăng trên báo Nhân dân điện tử do ông làm tổng biên tập.

Nhận thấy bài báo này có những sai trái trầm trọng, có hại cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là có hại cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nên tôi viết cho ông bức thư này.

Tôi xin kể một vài quan niệm sai của tác giả DVC:

Cái sai thứ nhất, tác giả cho rằng “các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN” tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Ucraina, Tiệp Khắc và gần đây là các nước Trung Ðông – Bắc Phi. Tôi chưa nói các chế độ XHCN tại các nước Ba Lan, Ucraina, Tiệp Khắc bị đổ là do sai lầm của chính các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước ấy như chính các giảng viên của Ban Tuyên giáo Trung ương đã giảng cho chúng tôi nghe qua các đợt học chính trị, mà tôi hãy nói tại thời điểm này nói như thế có đúng không, có lợi không? Nếu ta coi chính phủ đang cầm quyền hiện nay tại các nước Đông Âu (vốn trước kia theo chế độ XHCN) là “thế lực thù địch” thì làm sao chúng ta có thể “làm bạn với tất cả các nước” như đường lối ngoại giao của nhà nước ta hiện nay? Làm sao mà khi gặp gỡ, thăm viếng nhau, các nguyên thủ quốc gia của ta có thể nói với họ “tăng cường hợp tác, hữu nghị” được?

Cái sai thứ hai, ông DVC cho rằng mới đây “các thế lực thù địch” cũng đã thành công việc lật đổ chế độ” ở Bắc Phi – Trung Đông. Chúng ta biết thời gian qua các phương tiện truyền thông của nhà nước ta khi đưa tin về Ai Cập, Tunizi, Lybia đều đưa tin một cách khách quan, không đứng về phía lực lượng nổi dậy, cũng không đứng về phía chính phủ, nhưng các tin tức, bình luận đều cho thấy đó là các chính phủ độc tài, bị nhân dân oán ghét và sự nổi dậy của nhân dân như một tất yếu. Thế mà ông DVC lại coi nhân dân nổi dậy là lực lượng “thù địch” thì hỏi ràng thù địch với ai? chẳng hóa ra ông bênh vực các chế độ độc tài đó? Trong khi tôi chưa thấy một quan chức nào của chính phủ ta ra tuyên bố ủng hộ các chế độ độc tài đó cả. Và với quan niệm như ông DVC thì làm sao chúng ta chơi được với các chính phủ mới của các nước này?

Tổng hợp cả hai ý tôi muốn nói là: chính phủ cầm quyền các quốc gia nói trên (bất kể ở giai đoạn nào) nếu họ sai trái, phản động thì ta có quyền chỉ trích nhưng chỉ trích sự lựa chọn của nhân dân các nước ấy có nên không, cũng như khi ta bị các nước khác chỉ trích, người phát ngôn của nhà nước ta đều khẳng định đây là quyền lựa chọn riêng của nhân dân ta, không ai có quyền áp đặt một chế độ lên một nước khác.

Tóm lại, phát ngôn của ông DVC rất có hại cho đường lối ngoại giao “làm bạn với tất cả nhân dân các nước” của chính phủ ta hiện nay. Tuy nhiên, hai điều trên vẫn chưa phải điều cơ bản tôi muốn nói trong thư này. Trong thư này, tôi muốn nói, quan điểm tẩy chay xã hội dân sự (XHDS) của ông DVC là một quan điểm sai lầm và đi ngược chủ trương của Đảng CSVN.

Chủ trương của Đảng CSVN là xây dựng Việt Nam thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tên nước ta lúc từ mới thành lập cho đến ngày giải phóng miền Nam là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Rõ ràng dân chủ là mục tiêu, là ý nguyện của Đảng và nhân dân ta. Trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, dân chủ còn là điều kiện quan trọng, vì nếu không có nó thì làm sao chống được tham nhũng, lạm quyền, vi phạm pháp luật, làm sao có được xã hội “công bằng” và “văn minh”? Mà muốn có dân chủ thì phải xây dựng XHDS.

Sau đây, tôi dùng chính cách hiểu về XHDS của ông DVC và thực tế để chứng minh cái việc tẩy chay XHDS của ông DVC là hoàn toàn mù quáng và phản động.

1. Ông DVC nêu nội dung XHDS qua trích dẫn định nghĩa của Tổ chức Liên minh Thế giới vì sự tham gia của Công dân (CIVICUS): “XHDS là diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Đoạn khác ông lại viết:

“Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ”.

Như vậy XHDS đảm bảo cho việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. XHDS chỉ mới yếu thôi thì đã dẫn đến chế độ độc tài, vậy nếu không có XHDS nữa thì ra sao? Mặt khác, chỉ vì sợ XHDS mạnh, dẫn đến vô chính phủ mà dứt khoát từ chối XHDS thì có đúng không? Vai trò của nhà nước với bộ máy công cụ khổng lồ để đi đâu? Cứ cái lý lẽ như thế thì chắc khi ông DVC mắc bệnh, ông thà chết chứ không uống thuốc, vì sợ thuốc gây ra tác dụng phụ. Còn bảo “Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ” thì không sợ “thế lực thù địch” nó cười cho hay sao? Chả lẽ “các thế lực thù địch” nó mạnh đến thế và nhà nước mình yếu kém đến thế? Thật cứ như người cớm nắng sợ ra nắng gió vậy.

2. Tôi là người thường xuyên đi nghe giảng về tình hình đất nước. Không ít lần tôi được nghe chính các giảng viên lý luận cao cấp nói rằng một xã hội văn minh hiện đại được cấu thành bởi ba thành phần chủ yếu: Kinh tế thị trường – Nhà nước pháp quyền – Xã hội dân sự. Có giảng viên còn cho rằng nhiều vấn nạn hiện nay như tham nhũng, kỷ cương, đạo đức xuống cấp, ách tắc và tai nạn giao thông,… là vì chúng ta không có XHDS. Theo tôi, nói chính xác, XHDS ở nước ta không phải không có nhưng mà nó hoạt động quá yếu: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,… nhiều tổ chức lắm nhưng lại hoàn toàn thụ động. Thế nên mới luôn luôn xảy ra hiện tượng các ôsin và người làm công bị chủ đối xử tệ bạc, hành hung mà không bị lên án, không bị đưa ra xử lý kịp thời, trong khi các tổ chức dân sự ở cơ sở như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ dân phố đều biết! Trong khi đó ở các nước văn minh, một người chỉ vẽ bậy lên tường, xéo lên cỏ ở công viên đã không thể yên với các tổ chức XHDS ở xung quanh, chả cần đến nhà nước phải xử lý. Cách đây mấy năm, một lần đi nghe một chuyên gia về xã hội học văn học người Pháp nói chuyện, tôi có hỏi, rằng bên Pháp, chế độ kiểm duyệt các xuất bản phẩm diễn ra như thế nào, thì ông ấy bảo ở Pháp hiện nay chính phủ không thực hiện chế độ kiểm duyệt. Một xuất bản phẩm nếu vi phạm pháp luật thì ngành tòa án sẽ xử, còn nếu chỉ vi phạm đạo đức, lối sống,… thì sẽ bị các tổ chức dân sự (không thuộc chính phủ) lên án, tẩy chay.

3. Nhìn lại lịch sử thì mầm mống XHDS ở nước ta hình thành từ rất sớm và đã đóng góp rất to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các công xã nông thôn là hình thức tự quản trước khi có nhà nước. Khi có nhà nước phong kiến rồi thì công xã nông thôn vẫn tồn tại ở địa phương, song song với nhà nước trung ương dưới hình thức xóm và làng, gọi chung là làng xã. Tổ chức làng xã theo nhà nghiên cứu văn hóa, GS.VS. Trần Ngọc Thêm: “Nó là nguồn gốc của tính dân chủ (nhấn mạnh của Trần Ngọc Thêm), bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng nhau, bình đẳng với nhau. Đó là loại dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của xã hội phương Tây”[1]

Cũng theo Trần Ngọc Thêm, tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam trong suốt trường kỳ lịch sử. Tính cộng đồng thể hiện sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác, còn tính tự trị thể hiện làng xã tự bầu lên người lãnh đạo, tự xây dựng luật lệ cho riêng mình. Chính nhờ cái XHDS ấy mà nhiều lúc chúng ta mất nước nhưng chưa bao giờ mất làng, và khi làng còn là còn có điều kiện để lấy lại nước.

XHDS xưa còn thể hiện ở hàng loạt sự kiện và nhân vật như những trang sử đẹp còn truyền mãi. Bà Linh Từ Quốc mẫu (vợ Thái sư Trần Thủ Độ), giữa lúc giặc Mông Cổ tràn vào Thăng Long (1258), đã tự mình tổ chức việc sơ tán cho các thái tử, cung phi, công chúa, vợ con các tướng lĩnh về vùng an toàn, rồi bà còn trưng mua vũ khí riêng của các gia đình chuyển cho quân đội. Trần Quốc Toản gặp lúc giặc Nguyên lăm le ngoài bờ cõi, mới 16 tuổi đã tự thành lập đội dân binh 1000 người, tự tập luyện, rèn đúc vũ khí, và khi giặc tràn vào xâm lược (1285, lúc ông 18 tuổi) đã giương cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” xông ra trận. Đốc học Phạm Văn Nghị (1805 – 1880), gặp lúc giặc Pháp đánh Đà Nẵng, đã tự mộ được 300 nghĩa binh xin đi đánh giặc; đội nghĩa binh của ông từ Nam Định vào đến Huế thì vừa lúc quân Pháp rút vào Gia Định, ông lại xin tiếp vua Tự Đức vào Gia Định nhưng vua không cho. Trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX có sự đóng góp rất lớn của các đội dân binh do những người áo vải tự tổ chức như Trương Định, Nguyễn Trung Trực và bao đội nghĩa binh vô danh khác. Họ đã phối hợp với quân triều đình trong việc đẩy lui quân địch. Họ tiếp tục chiến tranh du kích ngay cả khi triều đình đã thua trận hoặc đầu hàng.

Đầu thế kỷ XX, Đông Kinh nghĩa thục cũng là một hình ảnh sinh động của một tổ chức dân sự đã làm nhiệm vụ khai dân trí, bước khởi đầu để dân ta thoát khỏi đêm trường trung cổ.

Thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, liệu cách mạng có thành công không, thậm chí có hoạt động được không, nếu không có các tổ chức dân sự như Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, Hội Văn hóa Cứu quốc, Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa bình Việt Nam,… Tất cả đều là hình ảnh của XHDS.

Chỉ sơ sơ như vậy cũng đủ thấy XHDS như là vốn dĩ cần thiết của nền văn minh nhân loại. Nó là hình thức tự quản đã có từ rất xa xưa, tồn tại song song với nhà nước, bất kể là chế độ nào. Trong xã hội hiện đại, XHDS lại càng quan trọng, để nhân dân tham gia vào mọi mặt của đời sống đất nước, để duy trì sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước và nhân dân, tránh nạn độc tài, lạm quyền, vi hiến. Tôi nghĩ XHDS có thể cùng với nhà nước hoặc tự mình giải quyết hàng loạt vấn đề của đời sống. Hình ảnh các cháu thanh niên áo xanh, mũ tai bèo điều khiển giao thông, hình ảnh một ông Tây đứng ra phân luồng giao thông, hình ảnh một bà lão nghèo chuyên đi nhặt thủy tinh, kim tiêm vứt bừa bãi,… không phải là hình ảnh đẹp của XHDS hay sao? Nếu họ rủ nhau dăm ba người thành một nhóm, vài chục vài trăm người thành một tổ chức, hỗ trợ nhau để làm những việc có ích như trên thì xã hội lành mạnh biết bao, lại khỏi tốn kém gì của nhà nước. Tất cả chỉ cần tuân thủ hiến pháp và pháp luật, thế thì hại ở chỗ nào, lật đổ ở chỗ nào? Tại sao ở các nước văn minh người ta có XHDS hàng trăm năm rồi mà họ không sợ bị lật đổ chế độ?

Thật đáng buồn, chúng ta đang sợ nhiều cái không đáng sợ, trong đó có nhiềi cái đẹp, cái quý; còn nhiều cái đáng sợ như tham nhũng, buôn lậu, bạo lực,… thì chúng ta lại để nhởn nhơ, coi như sự thường?

Không, tôi không tin Đảng CSVN chủ trương tẩy chay XHDS. Chỉ có thái độ còn e dè, sợ mất tầm kiểm soát. Cái khó có lẽ là chưa có lộ trình cho nó. Nhưng nếu tin vào dân, không quá sợ hãi cái gọi là “các thế lực thù địch” thì chẳng đến nỗi khó khăn.

Quan niệm như ông DVC mới chính là tiếp tay cho các thế lực thù địch (thù địch thực sự, ví dụ các thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc đang âm mưu thôn tính Việt Nam). Vì ông gieo giắc nỗi sợ hãi cho xã hội về một kẻ thù không nhìn thấy. Vì ông tạo ra sự đối lập giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì ông tạo ra hình ảnh xấu về Đảng và Nhà nước Việt Nam trước quốc tế, cứ như Việt Nam khước từ dân chủ, tạo ra sự đối lập Việt Nam với phần còn lại của thế giới, khiến Việt Nam mất hết bạn bè.

Tôi không nghĩ một cơ quan ngôn luận của Đảng lại đi làm cái việc hại Đảng như thế. Ban biên tập nào, biên tập viên nào để lọt bài viết sai trái và yếu kém về lý luận như trên cần phải kiểm điểm, xử phạt.

Trân trọng kính chào ông Tổng biên tập.

Đào Tiến Thi

[1] Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997.

(ABS)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:42:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Kami: Trang TTHN không bao giờ đăng bài của blogger Lê Nguyên Hồng, vì thường viết các bài viết mang tính chất vu khống , gần đây nhất là vu không Họa sĩ Hồng Phi sang tỵ nại ở Thái lan. Mặc dù blogger Lê Nguyên Hồng nhiều lần đề nghị và gửi bài tứi TTHN, giữa tôi và blogger Lê Nguyên Hồng đã từng cãi nhau về chuyện này. Hôm nay xin phá lệ đăng bài này để thấy sự suy diễn và bịa đặt của blogger Lê Nguyên Hồng. Tôi chả biết blogger Như Hà, Nguyễn Đăng Cao Đại là ai? Càng không bao giờ có quan hệ với ông Nguyễn Khắc Toàn và càng không bao giờ quan tâm đến Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ của ông Toàn. Không bao giờ sống ở Sài gòn, trừ khi đi chơi thì sao mà theo dõi :D .Vì nguyên tắc của tôi là không tham gia hoạt động chính trị, tôi viết vì blog với tiêu chí "Vì sự tiến bộ của Dân trí và xã hội Việt nam" chứ không là một blogger dân chủ hay là nhà dân chủ như mọi người khoác cho và mong muốn tôi làm như thế. Chuyện blog TTHN bị STL hacked do anh CXN bị STL đánh cắp mật khẩu cũng vậy, hóa tôi là Sinh Tử Lệnh hay sao? Tôi đã nhiều tuổi chứ không phải là ở tuổi 30, không có thân nhân ở Mỹ, chưa từng đến Australia như blogger Lê Nguyên Hồng suy diễn. Tôi có khả năng viết mà không cần ăn cắp ý tưởng của bất kỳ ai như họ gán ghép. Rất ít người biết nhân thân của tôi vì tôi dùng nick name, bởi tôi biết sự nổi tiếng là kẻ thù, duy nhất có đại diện Ban tiếng Việt của một cơ quan truyền thông quốc tế đã từng tiếp xúc với tôi sẽ xác nhận điều này.

Viết để vu khống, bội nhọ một cái nick name ảo trên mạng ảo thì hoàn toàn không có tác dụng gì. Nên nhớ những thông tin về một cái nick name ảo thì chỉ là các thông tin vô thưởng vô phạt, xin nhắc các nhà "ngoại cảm" tìm hiểu cho kỹ rồi hãy viết, đừng tin vào những thông tin do tôi "công khai" trên mạng rồi sẽ hố. Về hình ảnh của Tiến sĩ Panitan Wattanayagorn vốn là phó giáo sư, giảng viên bộ môn Khoa Học Chính Trị, chuyên gia nghiên cứu về an ninh quốc gia, làm việc tại Đại học Chulalongkorn – Bangkok, tuy ít tuổi hơn tôi nhưng vốn là thầy dạy, là thần tượng của tôi hàng chục năm. Dùng hình ảnh thần tượng của mình để làm Avarta cho một nick name hỏi có gì sai phạm? Người ta dùng hình ảnh ông Hồ, ông Diệm, ông Thiệu, ông Gíap làm avarta của mình đầy ra đấy có làm sao? Mà 3 năm rồi mới tìm hiểu được toàn những điều bịa đặt thì kém lắm. Viết ra đây không phải là thanh minh, như để mọi người thấy sự bịa đặt vô lối, mà họ càng bảo tôi là CA thì tôi càng thích chứ sao :)). He.he...
*
Từ khoảng hơn 3 năm nay trên mạng Internet, trong cộng đồng mạng người Việt xuất hiện một nhân vật có nickname Kami với hàng chục bài viết về đề tài chính trị xã hội của Việt Nam. Những bài viết đó ít nhiều đã gây nên những phản ứng trái chiều của người đọc. Nhưng với giới cầm bút thì nhiều người đã nhận ra ngay mục đích và chân tướng đích thực của Kami ngay từ những bài viết đầu tiên của anh ta xuất hiện trên mạng Internet…

Trước hết chúng ta tôn trọng tiếng nói của những người như vậy vì đó là quyền tự do ngôn luận. Nhưng sẽ là không công bằng, nếu không thẳng thắn vạch rõ những ẩn ý đầy màu xám đằng sau các bài viết và hoạt động trên mạng Internet của Kami.

Để tìm hiểu về nhân vật này chúng ta hãy bắt đầu từ một cái nickname khác đã xuất hiện trước Kami, đó là Như Hà. Khoảng cuối năm 2008, đầu năm 2009 bạn đọc trên một số diễn đàn phi CS hẳn còn nhớ đến một tác giả có bút danh Như Hà. Người này đã viết một số bài về đề tài Dân Chủ nhưng kèm theo đó là sự lồng ghép các câu chữ và ngôn từ ngầm tấn công vào các tổ chức đấu tranh chống Cộng ở trong nước điển hình là Khối 8406, vì lúc đó 8406 đang nổi lên là một tổ chức đấu tranh sáng giá và có tầm ảnh hưởng rất lớn tới xã hội.

Khi một số bài viết của Như Hà xuất hiện, bác sĩ Phạm Hồng Sơn – một nhà đấu tranh quốc nội – đã buộc phải lên tiếng bằng một bài viết vạch rõ âm mưu xấu và sự quỷ biện (nguyên văn) của Như Hà. Cũng trong thời gian này Như Hà đã liên lạc với tôi qua e-mail đặt vấn đề “gặp gỡ” để trao đổi ý kiến, nhưng tôi đã thẳng thắn vạch ra những khuất tất của cái tên này và từ chối đối thoại bằng bài viết “Thư ngỏ trả lời tác giả Như Hà”.

Sau đó cái tên Như Hà đã buộc phải biến mất vì các diễn đàn đã tẩy chay các bài viết của anh ta. Ngay sau đó lại xuất hiện những bút danh khác như Thanh Hương, Chánh Trinh vv.., nhưng cũng lại bị phát giác và những bút danh đó cũng nhanh chóng vắng mặt. Lúc này bắt đầu xuất hiện một người là Nguyễn Đăng Cao Đại (NĐCĐ) công khai từ Sài Gòn ra Hà Nội gặp anh Nguyễn Khắc Toàn và tự nguyện tham gia vào Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ.

Cũng cần phải nhắc lại là anh Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội chính là người đã chuyển tiếp một số bài viết của Như Hà giới thiệu đến các diễn đàn trước khi nhân vật kể trên xuất hiện. Khi tôi phát giác ra những bất thường thì anh Toàn đã hốt hoảng giải thích và nói là “hộp thư trannguyenchiviet2006@gmail.com của tôi đã bị kẻ xấu chiếm đoạt”. Và rất có thể rằng anh Nguyễn Khắc Toàn cũng không đọc một bài viết của chính nickname Như Hà đã đăng trên trang Vietland ngay sau đó, đánh phá và bôi nhọ danh dự của chính bản thân anh Toàn, với những lời văn uốn éo và đầy màu sắc…

Khi nhân vật NĐCĐ từ Miền Bắc về lại Sài Gòn và ngỏ ý muốn gặp gỡ nhà đấu tranh Đỗ Nam Hải – thành viên Ban Điều Hành Khối 8406 – anh Hải có gửi e-mail cho tôi và hỏi tôi có nhận xét gì về người này. Tôi đã nêu ra 5 điểm bất thường vì bất hợp lý trong 2 e-mail và 1 bài viết của NĐCĐ, và khuyến nghị anh Hải cần cảnh giác với con người này. Anh Đỗ Nam Hải đã đồng ý với những nhận định của tôi.

NĐCĐ tự giới thiệu mình là kỹ sư xây dựng, năm 2009 đã trên 30 tuổi, như vậy đây là một người đã ở lứa tuổi có độ chín chắn về tư tưởng cũng như hành trang kiến thức khoa học và xã hội. Điều đó đã được chứng minh qua bài viết “Một vài cảm nhận về hai chữ Dân Chủ”, được phổ biến tràn lan trên mạng Internet. Nhưng chỉ sau khoảng 1 tháng tự nguyện xin gia nhập Khối 8406 thì anh này đã vội vàng công khai thông báo trên mạng Internet là “xin rút tên ra khỏi Khối 8406”. Đó là một điều bất bình thường, nếu không muốn nói là một trò hạ uy tín của Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ.

Đáng chú ý là trong bản tường trình về buổi làm việc với công an Sài Gòn ngày 29/11/2009 của NĐCĐ có đoạn: “Em bảo đảm, là nếu Khối 8406 là khối bất hợp pháp, đòi lật đổ chế độ thì em sẽ rút tên ra khỏi khối. Nhưng mà để em về đọc lại kỹ tuyên ngôn của Khối 8406 lần nữa xem có đúng như vậy không đã anh!?”. Câu trả lời đã có ngay bằng việc NĐCĐ công khai rút tên ra khỏi Khối 8406. Tức là NĐCĐ đã ngầm công nhận lời của công an: “Khối 8406 là tổ chức đấu tranh bạo động đòi lật đổ chế độ” trong buổi thẩm vấn là đúng. Anh ta cứ việc rút tên ra khỏi Khối 8406 nhưng không cần thiết phải la lối ầm lên là “tôi ra khỏi Khối 8406 đây!”. Đó rõ ràng là màn kịch che đậy một âm mưu đã được sắp đặt và dàn dựng từ trước…

Trở về với nickname Kami*. Có một sự nối tiếp liên tục giữa các cái tên Như Hà – NĐCĐ – Kami, đó là cứ cái tên này biến mất thì cái tên kia xuất hiện đằng sau các bài viết với giọng văn rất giống nhau. Người ta nói “văn là người” quả không sai. Một cây bút chuyên nghiệp sẽ có phong cách riêng, lối hành văn riêng, cách sử dụng ngôn từ và tiếng dùng vv.., cũng khác. Đó là những đặc điểm riêng dễ nhận ra nhất. Và trong trường hợp này Như Hà, NĐCĐ và Kami có những điểm rất giống nhau. Rất có thể “nguồn cảm hứng chính trị” của 3 cái tên kể trên cùng lấy từ một nơi, nơi đó là nơi nào? Tôi sẽ dẫn chứng điều này ở phần sau.

Có thể kể ra một vài bài báo điển hình mà cả NĐCĐ và Kami đã trắng trợn bịa đặt, nói xấu, vu khống người đấu tranh như: Sửa chữa bài phát biểu của luật sư Lê Thị Công Nhân trên đài RFI ngày 07/04/2010, phổ biến một bài viết xấu khác đánh phá tấn công hàng loạt các nhà đấu tranh có tên tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, kỹ sư Đỗ Nam Hải, ông Nguyễn Chính Kết, cô Nguyễn Thanh Phương, cô Lư Thị Thu Duyên vv… Tất cả đều được gửi đi từ địa chỉ e-mail ngusilam@gmail.com của NĐCD. Với nickname Kami, ví dụ là các bài viết: “Blogger Việt hãy thận trọng với sự thích nổi tiếng”, tấn công blogger Điếu Cày và blogger Anh Ba Sài Gòn. “Nên hiểu, biết và giữ gìn những gì là “luân thường đạo lý”, tấn công chị Bùi Thị Minh Hằng vv…

Theo tìm hiểu, Kami có một thân nhân trong tầng lớp bình dân ở Mỹ, hiện đã chuyển sang Australia sinh sống. Kami từng đi xuất ngoại sang một vài nước, nhưng “công tác” lâu nhất là ở Bangkok – Thái Lan. Người này giao tiếp được bằng tiếng Anh, nói và viết được cả chữ Thái. Người này cũng rất am hiểu phong tục, đất nước và người dân Thái. Đặc biệt là anh ta rất ngưỡng mộ một chính khách Thái Lan là tiến sĩ Panitan Wattanayagorn. Tiến sĩ Panitan Wattanayagorn là trợ lý đặc biệt và là cựu phát ngôn viên của chính phủ do cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva đứng đầu. Ông còn là phó giáo sư, giảng viên bộ môn Khoa Học Chính Trị, chuyên gia nghiên cứu về an ninh quốc gia, làm việc tại Đại học Chulalongkorn – Bangkok. Ông cũng là một chính khách rất nổi tiếng ở Thái Lan và cả Châu Á.

Để truy tìm tung tích của Kami, một người bạn của tôi ở Việt Nam đã phải thuê một anh xe ôm tại Sài Gòn bỏ công theo dõi nếp sinh hoạt của nhân vật tình nghi. Đối chiếu với khung thời gian hoạt động trên trang Web Tin Tức Hàng Ngày của Kami thì khá khớp. Ngoài ra, vào thời kỳ Kami mới lập trang blog cá nhân, người ta cũng dò ra địa chỉ thật của người này tại Sài Gòn thông qua kỹ thuật IT. Nhưng hiện nay anh ta đã áp dụng chương trình bảo mật khá chặt, khó dò ra tung tích trên mạng. Như vậy có thể khẳng định Kami đang sống ở Việt Nam là đúng.

Theo đánh giá của nhiều người, Kami là một đặc vụ với quân hàm ít nhất là thiếu tá công an an ninh Việt Nam. Người này đã được Bộ Công An (trước là Bộ Nội Vụ) tuyển dụng và cho đi học một ngành kỹ thuật để sử dụng cho mục đích điệp viên của họ. Như vậy là một tên gián điệp dân chủ đã lộ diện hình hài.

Sẽ là không có gì đáng nói vì hoạt động tình báo là một hoạt động bình thường của bất kỳ quốc gia nào, miễn là họ không xâm hại lợi ích của các quốc gia khác. Kami có công việc của mình, anh ta sẽ phải làm tất cả để thực thi mệnh lệnh của cấp trên. Và vì vậy nếu chúng ta cứ mất công chạy theo để đối chọi với một blogger vô danh thì quả là phí công sức và trí tuệ.

Nhưng có một chuyện quan trọng đáng nói, không, Phải dùng cụm từ “đáng lên án” mới đúng! Đó là Kami đã bất chấp liêm sỉ, đạo lý và pháp luật. Anh ta đã công khai ăn cắp hình ảnh của tiến sĩ Panitan Wattanayagorn đưa lên Website làm hình ảnh của mình. Có thể tiến sĩ Panitan Wattanayagorn không biết chuyện này vì dường như ông không hiểu tiếng Việt. Nhưng nếu biết và muốn, ông hoàn toàn có thể kiện Kami ra một tòa án của Thái Lan. Việc xác định danh tính thật của Kami chỉ mất vài phút đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng như Google hay WordPress. Kami có thể bị truy tố bởi ít nhất 3 tội danh. Còn chuyện dẫn độ hình sự thì vô cùng đơn giản, vì Việt Nam và Thái Lan đã ký hiệp định dẫn độ tội phạm từ năm 2009…

Có lẽ việc Kami ăn cắp ý tưởng trong các tác phẩm viết về chính trị xã hội của tiến sĩ Panitan Wattanayagorn rồi “xào nấu” lại thành “tác phẩm” của mình là không lớn. Nhưng chuyện ăn cắp hình ảnh của một chính trị gia đương đại có tầm ảnh hưởng lớn của một quốc gia là điều không nhỏ. Kami cũng thường uốn lưỡi về chuyện liêm sỉ, vậy không hiểu chuyện ăn cắp này thì anh ta sẽ giải thích theo cách nào? Hay “liêm sỉ” của Kami là liêm sỉ của một kẻ hành nghề móc túi?

Riêng đối với câu chuyện trang Tin Tức Hàng Ngày của Kami “bị hacker tấn công” là một màn kịch. Thứ nhất, màn kịch ấy cốt nhằm thu hút người đọc. Thứ hai, nó là màn ngụy trang cho việc cài cấy malware (mã độc) vào máy tính của độc giả khi truy cập vào trang này nhằm ăn cắp thông tin cá nhân của họ. Nếu nạn nhân có khiếu nại thì anh ta đổ thừa cho tin tặc là xong. Chuyện ”bị Sinh Tử Lệnh tấn công” dường như cũng chỉ là trò mèo, mà cái đích cuối cùng là nhằm bôi nhọ và xuyên tạc về nhà đấu tranh Nguyễn Xuân Châu, hiện là công dân Úc, một cựu editor của trang Tin Tức Hàng Ngày (TTHN). Điều đáng tiếc là ông Châu vẫn không phát giác ra được thủ đoạn đó. Tuy nhiên, gần đây nhất thì người này cũng đã chính thức lên án Kami trên trang Quan Làm Báo và trang Châu Xuân Nguyễn. Tôi không quen với Nguyễn Xuân Châu, nhưng trong chuyện Sinh Tử Lệnh hack trang TTHN “bạch hóa” hồ sơ của ông Châu (chỉ là một editor) mà lại bỏ qua Kami (chủ nhân trang TTHN) là một điều không ai có thể tin được!

Như vậy câu chuyện “Kami” đã rõ! Không ai có quyền bắt buộc anh ta phải im lặng! Nhưng những bạn đọc có trách nhiệm và thận trọng, hãy biết tẩy chay những Website độc hại và những bài viết độc hại của Kami. Điển hình là trang Web mới nhất của người này tại địa chỉ: http://tintuchangngay.org. Mặt trận Internet giữa một bên là những người yêu dân chủ vô tư và bên kia là những kẻ độc tài đầy thủ đoạn còn phải kéo dài. Câu chuyện về nhân vật Kami – một tên gián điệp dân chủ - xin tạm dừng ở đây.

Lê Nguyên Hồng

*Kami theo tiếng Nhật là một danh từ mang ý nghĩa thần thánh.

Phụ lục: Xem hình ảnh và tài liệu về tiến sĩ Panitan Wattanayagorn.
http://mgr.manager.co.th/Politics/ViewNews.aspx?NewsID=9540000079113
Đối chiếu Website Kami ăn cắp hình ảnh của tiến sĩ Panitan Wattanayagorn và Website Thái Lan có hình ảnh gốc của Panitan Wattanayaorn:

Description: http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/09/21.jpg

Nguồn: Blog Công dân
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 05:14:00 CH24 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Có lẽ bài Bốn ước vọng của tháng tám của bác Nguyễn Sĩ Dũng (Tại đây!) là bài hay nhất trong tất các các bài ” “cúng cụ” nhân tết độc lập của báo chí lề phải. Nhưng bài này hầu như không ai để ý. Cũng là lẽ thường tình, vài chục năm nay chẳng ai mất thời gian tìm đọc loại bài “cúng cụ”, chưa đọc cũng biết người ta nói gì rồi, dại gì mà đọc. Báo chí đăng lên không phải để cho thiên hạ đọc, chủ yếu để trình với các cụ rằng tụi em đã cúng cụ rồi. Các cụ cũng chẳng thèm đọc, ok chúng mày cúng cụ thế là chúng tao yên tâm, ngu gì chúng tao đi đọc mấy thứ quanh năm chúng tao chỉ đạo nói dối và bốc phét.

Mình cũng chẳng dại chẳng ngu để đọc nếu không phải bài của Nguyễn Sĩ Dũng. Xưa nay bác này không viết thì thôi, đã viết thế nào cũng có ý gì đấy khó có thể bỏ qua. Bác nói năng nhẹ nhàng nhưng không rụt rè, điềm đạm nhưng không khúm núm. Ai tinh ý sẽ thấy dưới lớp vỏ chữ nhẹ nhàng điềm đạm kia là một trời bức xúc, tấm lòng của người viết đang sục sôi một nỗi đau đời.

Bài Bốn ước vọng của tháng tám cũng vậy, thấy mấy chữ “ước vọng tháng tám” đã chán không thèm đọc nhưng khi ông viết: “Cuối cùng, 67 năm đã trôi qua, nhưng những ước vọng của tháng tám vẫn mãi mãi là động lực to lớn của dân tộc ta” thì nhận ra cái sự đắng cay của người viết, đắng cay đến bật khóc. Từ thuở mang gươm đi mở nước, 4 ước vọng: độc lập-dân chủ- công bằng- tự do là động lực to lớn để cho dân tộc ta không tiếc máu xương mồ hôi và nước mắt, đến hôm nay đã 67 năm rồi thì 4 ước vọng đó “vẫn mãi mãi là động lực to lớn của dân tộc ta”! Cái câu đó có thể dịch ra, rằng dân tộc ta bắt đầu không có gì, 67 năm sau vẫn không có gì, và nếu cứ lú thế này thì chắc chắn mãi mãi không có gì, có phải không bác Nguyễn Sĩ Dũng?

Nghĩ mà xem, 4 ước vọng trên đều kẹt cả. Muốn Độc lập nhưng kẹt ông Tàu, ổng treo miếng thịt mỡ có tên là chế độ, có mà chạy đằng trời . Muốn dân chủ nhưng không muốn dân mở miệng. Ông chủ không được mở miệng thì dân chủ cái gì. Muốn có công bằng nhưng kẹt lợi ích nhóm, có công bằng làm sao có tư sản đỏ, không tư sản đỏ thì CNXH làm cái giầy!? Muốn tự do nhưng tự do có chỉ đạo, tự do theo ý muốn của quan trên, yêu nước cũng phải xin phép quan trên, khốn thế.

Khi đã đi được một chặng đường 67 năm ( gần bằng 70 năm của Liên Xô rồi đấy bác Nguyễn Sĩ Dũng nhỉ?) mà vẫn không có gì, 4 cái ước vọng ấy vẫn chỉ là ước vọng thì có lẽ ( mà có lẽ gì nữa!) nên dừng lại để tính xem ta đã đi đúng đường chưa chứ, không lẽ cứ thỉnh thoảng dừng lại chỉnh đốn chính lú rồi lại sấp mặt đi trên con đường cũ?

Thưa bác Nguyễn Sĩ Dũng, 4 ước vọng kia là ước vọng của loài người, chúng ta muốn có 4 ước vọng của loài người thì cần có một ước vọng nữa, ấy là ước vọng nhìn lại ta và tính lại con đường ta đang tới. 4 ước vọng của loài người gần lắm chứ không là “mãi mãi” như bác nói đâu, chúng đang treo sau gáy ta mà ta không biết trong khi ta cứ đâm đầu vào bụi rậm.

Vậy ước vọng thứ năm xin nói nhỏ bác nhé, bác đừng báo cáo với mấy ông lú nhé, ấy là ước vọng đằng sau quay!

Nguyễn Quang Lập
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 02:44:00 CH3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


“1 girl 5 boy xưa lắm rồi”

Phải đến lần thứ ba gặp mặt, trò chuyện, thuyết phục và khẳng định sẽ không đưa bất cứ hình ảnh, tên, địa chỉ hay thông tin thật của nhân vật, L. (19 tuổi, Hà Nội) mới dè dặt và bắt đầu kể về một thế giới thác loạn tập thể sau những buổi trốn học.

L. kể: “Trong mỗi cuộc sex tập thể, số thành viên nam sẽ nhiều hơn khoảng 20% so với thành viên nữ. Khi đã đủ hơi men, mỗi thành viên sẽ cắn chừng nửa viên thuốc lắc cho phê, sau đó là đến màn bay tập thể. Các thành viên khi đã cắn thuốc vào thì họ nhảy nhót điên cuồng và đôi khi không thể kiểm soát được bản thân.

Mỗi một tiệc sex sẽ được “chủ bang” (người cầm chịch) quyết định có bao nhiêu thành viên và liên hoan dưới phương thức nào. Có khi, từng đôi sẽ sex riêng biệt, một nửa các cặp sẽ được phép sex trước, nửa còn lại chỉ được nhìn để tăng độ say, độ nồng, sau đó mới nhập cuộc. Có khi là buổi sex-party theo phương thức share (chia sẻ).

Theo đó, cánh đàn ông sẽ dẫn theo hàng mới là người chịu chơi, biết đủ các kiểu làm tình và chấp nhận share. Các thành viên sẽ tự nguyện đổi hàng để tăng hứng thú. Đổi hàng thường diễn ra bất ngờ, tự nhiên khi một thành viên này thấy bạn tình của đôi khác cuốn hút thì ngỏ ý trao đổi, khi được sự đồng thuận cả đôi bên thì lập tức hành sự.

Các thành viên trong buổi sex tập thể theo cách share thường tiếp bạn tình theo kiểu gối đầu liên tiếp, có khi hứng lên, một cô gái có thể làm tình với 3 bạn tình. Bây giờ, sex tập thể theo kiểu một, hai nữ và năm nam xưa lắm rồi! Hiện tại, bọn đệ của em còn sáng tạo thêm kiểu sex tập thể giữa nhiều nữ nhưng chỉ có từ một đến hai nam”.

Cũng theo lời kể của L., trong các cuộc làm tình tập thể, các thành viên không dùng bao cao su để có thể vui tới bến. Phòng dùng cho sex tập thể nhất định phải là ghế hoặc đệm, có sân khấu riêng. Theo đó, giá một phòng VIP có tường cách âm phục vụ tiệc sex (50m) chừng 40 - 50 triệu đồng cho một đêm, chưa kể các chi phí cho rượu ngoại, thuốc lắc, ke, DJ, nhân viên phục vụ…

Một số vũ trường, quán bar có tiếng ở Hà Nội (L. kể một lô xích xông, nhưng PV không tiện nêu tên) là nơi mà chỉ những teen đại gia mới dám bao các thành viên của CLB sex-party vào xõa trước khi chuyển tới địa điểm cuối cùng cho màn liên hoan xác thịt. Ngoài ra, một trào lưu khác để tổ chức sex tập thể là núp bóng các buổi off của một hội nào đó. Ban đầu, các thành viên tụ họp chè chén với nhau, khi tất cả đã ngà ngà say thì màn chính mới bắt đầu.

Một tay chơi có số má của Hà thành vừa gác kiếm tiết lộ: “Hiện nay, trên mạng xuất hiện rất nhiều hội với cái tên như hội nông dân L.X, hội chồng tìm bà xã, hội tìm ông xã thực chất đều là những CLB sex tập thể trá hình...

Sex tập thể hiện nay không còn thông thường như trước nữa, số lượng bạn tình và những kiểu sex đã được sáng tạo theo hướng hoang dã. Có những buổi sex mà phụ nữ là trung tâm, hàng chục đàn ông cùng lúc sẽ động chạm và phục vụ một thành viên nữ. Tuy nhiên, nhiều cuộc sex tập thể hiện nay lại chuộng hình thức một thành viên nam sex với năm phụ nữ trở lên.

Điều kiện của thành viên nam này rất cao và đã được “thử” từ trước. Nếu thành viên nam trung tâm này không làm thỏa mãn năm bạn tình thì chủ trì của CLB sex-party sẽ thay người khác vào lần sau.


Nhãn:Kinh Tế
Dr. Philipp Roesler

German Vice-Chancellor and Federal Minister of Economics and Technology
Federal Republic of Germany

Scharnhorststr. 34-37
10115 Berlin - Germany
Postal Address: 11019 Berlin
Tel: +49 (0) 30-18 615-9
Fax: +49 (0) 30-18 615-7010
Cc.: Germany ’s Ambassador to Canada Dr. Georg Witschel
Embassy of the Federal Republic of Germany
1 Waverley Street
Ottawa , Ontario , K2P 0T8 - Canada
Tel: (613) 232-1101
Fax: (613) 594-9330
RE: Phái đoàn Thương mại Đức đến thăm Việt Nam từ 17/9 đến 19/9/2012

Kính gửi: Phó thủ tướng Rösler,

Nhân ông chuẩn bị cho phái đoàn thương mại của mình đến thăm Việt Nam vào tháng tới, tôi muốn trình bày với ông một số quan tâm mà tôi tin là có quan hệ đến mối quan hệ thành công giữa Đức và Việt Nam.

Có khoảng 83.000 người Đức gốc Việt, nhiều người trong số họ đã được sinh ra ở Đức, nhưng có cha mẹ là người tị nạn nhập cư. Một câu chuyện tương tự như thế cũng được kể trên khắp thế giới, có thể là ở Hoa Kỳ hoặc ở đây tại Canada. Như ông có thể được nhận thấy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã chống lại giới lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự chống đối này, không đơn giản chỉ vì khác biệt về hệ tư tưởng chính trị mà còn là vì sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Việt Nam.

Chưa cần phải kể đến các vụ việc vị phạm về quyền con người, chính sự thiếu trách nhiệm và tính minh bạch đã cản trở tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong việc thúc đẩy thương mại, ông nên gây sức ép đến chính phủ Việt Nam rằng, đối với những vấn đề quan trọng, Đức sẽ không sẵn lòng nhìn theo cách khác.

Dựa trên cơ sở tuyên truyền chống lại nhà nước, chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ và ngăn chặn các nhà hoạt động chính trị; tuy nhiên, lượng "tuyên truyền" ấy không có gì hơn là những lời kêu gọi cải cách dân chủ và cải thiện quyền con người. Trong số những người bị chính phủ giam giữ có Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Cha Nguyễn Văn Lý, và Luật sư Lê Công Định. Tìm kiếm những gì lẽ ra mọi người không nên bị chối từ ấy lẽ ra không phải là một tội phạm.

Trong trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một người ủng hộ dân chủ, ông đã bị bắt vì lên tiếng chống lại những hành động của chính phủ, bị buộc tội tuyên truyền chống chính phủ, và bị kết án bảy năm tù giam, ba năm quản thúc. Sau khi bị chuyển sang nhà tù Lam Sơn ở tỉnh Thanh Hóa, sức khỏe của ông bắt đầu xấu đi, gia đình ông đã phải cố gắng để có một bác sĩ chẩn khám tình trạng của ông và để mang lại các điều trị cần thiết. Tuy nhiên, các nỗ lực ấy đã liên tục bị chính phủ từ chối.

Trường hợp của Tiến sĩ Vũ là một trường hợp tuyệt vọng, và là một trường hợp cần đến sự can thiệp kịp thời. Gia đình ông đã khao khát tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Với vị thế và tầm quan trọng của ông , gia đình Ts. Vũ sẽ an lòng rất nhiều nếu ông có thể hỗ trợ Tiến sĩ Vũ để nhận được sự chăm sóc và lưu ý, vốn chẳng những ông xứng đáng mà còn cần phải được hưởng.

Giữa nhiều mối quan tâm khác, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và bầu cử tự do công bằng (bao gồm cả việc thoát khỏi mô hình độc đảng của Việt Nam) là những quyền mà các công dân Viêt Nam không được hưởng. Thay đổi Hiến pháp là cần thiết nhưng không để xảy ra dưới chế độ hiện tại, vốn đã liên tục từ chối các quyền của công dân mình trong mọi hành động.

Nước Đức và người Đức có diễm phúc và hưởng được các đặc quyền. Quý vị có những cơ hội mà nhiều người trên khắp thế giới không hề có, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển. Được hưởng những cơ hội này, chúng ta không nên tự quay lưng nhắm mắt trước những khó khăn chung quanh trên thế giới. Thay vào đó, chúng ta nên tìm cách giúp đỡ những người không thể tự giúp mình.

Tôi xin cảm ơn thời gian, lòng quan tâm của ông, và hy vọng rằng ông sẽ mang theo những lời đề nghị này trong chuyến đi của mình.

Trân trọng,

Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA

Barrister, Solicitor & Notary Public

VDK LAW OFFICE

Integrity - Competence - Excellence

838 Somerset Street West, Suite 30, Ottawa Ontario K1R 6R7 Canada

Tel: (613) 867-2071 or (613) 238-8889 - Fax: (613) 238-8890
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 02:30:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

 “Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.


Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.



Dòng chữ tiếng Hoa ghi 'Thoái Xuất Cộng Sản Đảng' (The Epoch Times)

Ghi chú của Ban Biên Tập : Đại Kỷ Nguyên Thời báo đăng tải ở đây các bản dịch trực tiếp từ các tuyên bố thực hiện bởi những người Trung Quốc mà đã từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các tổ chức phụ thuộc của nó. Các tuyên bố này được gửi đến website thành viên của phiên bản Hoa ngữ của Đại Kỷ Nguyên, Dajiyuan. Phong trào từ bỏ, rút ra, hoặc thoái xuất ĐCSTQ, được gọi là "Tuidang" (Thoái Đảng) trong tiếng Hoa, được bắt đầu cuối năm 2004, ngay sau khi Đại Kỷ Nguyên phát hành "Chín Bài Bình Luận về ĐCS", một tuyển tập các bài bình luận khảo sát tỉ mỉ về bản chất và lịch sử của Đảng. Các tuyên bố đưa ra một ý tưởng hiếm có và ngay thẳng đang nảy nở. Người dân Trung Quốc đang quay lưng lại với ĐCS, chọn lựa lương tâm thay cho sự tiện nghi, và dẫn ra một cách hòa bình về tương lai của Trung Quốc, giải thoát khỏi sự cai trị của Đảng [Cộng sản].

Thông Cáo Của Nhóm 3 Người Rút Lui

Tôi đã vừa nhận ra ĐCSTQ xấu ác thế nào. ĐCS tồi tệ hơn cả găng-stơ; nó thối nát và áp bức dân chúng. Lần trước một cuộc họp mặt các thành viên Đảng diễn ra ở làng của tôi, ai đó nói rằng "Quốc Dân Đảng còn tốt hơn ĐCSTQ!", liền có nhiều người khác trả lời "Chúng ta tốt hơn hết là thoái xuất Đảng!".

Sau khi tôi gia nhập Đảng, tôi nhận ra rằng địa vị thành viên của tôi có các bổng lộc đi kèm. Bất cứ khi nào chúng tôi có hội họp, họ đều cho quà. Tôi chỉ trả 50 yuan (tiền Nhân dân tệ) cho phí thành viên 1 năm, nhưng họ cho tôi các thứ giá trị hơn 2000 yuan. (Tôi không có việc làm, nếu không thì phí thành viên sẽ cao hơn). Vào lúc đó tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ thoái xuất Đảng sau khi tôi nhận nhiều lợi ích từ Đảng. Tuy nhiên, giờ tôi vừa nhận ra rằng vấn đề hệ trọng là phải thoái xuất Đảng ngay, thế nên tôi đã quyết định rút lui ngay lập tức. Tôi kiên quyết rút lui khỏi ĐCSTQ xấu ác và các tổ chức liên đới với nó, như Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Tôi từ bỏ Đảng với bí danh "Hen Dang" (Hận Đảng), và tận hưởng cuộc sống an toàn từ giờ phút này trở đi.

Hen Dang
Tỉnh Sơn Đông (Shandong province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 3:45pm

Chỉ Khi Nào ĐCSTQ Diệt Vong, Người Dân Mới Có thể Tự Do

Người cha hơn 70 tuổi và tôi thoái xuất chế độ ĐCSTQ và các tổ chức của nó mà đã dùng bạo lực và lừa dối nhằm đứng trên cả chính phủ hợp pháp của đất nước. Đó là sự lừa dối lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Làm thế nào mà băng đảng của lưu manh và kẻ cướp này có thể phá hủy đất nước xinh đẹp của chúng ta trên quy mô này ! Chúng đã bòn rút và bán mất tất cả những tài nguyên giá trị mà tổ tiên chúng ta đã để lại. Đạo đức cao thượng một thời của Trung Hoa đã không thể còn được tìm thấy nữa. Sụp đổ cùng với những người Cộng sản Trung Quốc!

"Tian Nu" (Thiên Nộ) và cha của mình.
Tỉnh Hà Nam (Henan Province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 5:26pm

Tuyên Bố Từ Bỏ

Tôi đã gia nhập ĐCSTQ với những lý tưởng phục vụ nhân dân và hiến dâng bản thân cho đất nước. Nhiều thập kỷ sau đó, khi mà tôi dần nhận thức được bản chất xấu ác của ĐCSTQ, tôi thấy rằng mình đã bị lừa dối. Đặc biệt trong thập kỷ gần nhất, ĐCSTQ đã bức hại những người dân tốt và bình thường, và nó còn ủng hộ và thăng tiến cho một lượng lớn những quan chức đồi bại vào các vị trí quan trọng. Một đảng xấu ác từ trên xuống dưới. Giờ chúng ta vạch ra đường ranh giới giữa Đảng và chính chúng ta. Vì thế, chúng tôi long trọng tuyên bố chúng tôi thoái xuất ĐCSTQ.

Zhang Xiaoqiao, Zhang Xiaowen

Tỉnh Hồ Bắc (Hebei Province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 11:42am

Tôi Rút Ra Khỏi Đoàn Thanh Niên

Sau khi tôi đến Hàn Quốc để học tập, tôi đã thấy nhiều sự thật mà tôi đã không thể thấy ở nhà. Tôi cảm thấy ĐCSTQ thật rất là hung ác. Nó đã tàn sát quá nhiều người vô tội. Mặc dù tôi đã gia nhập Đoàn thanh niên lâu lắm rồi, tôi vẫn muốn chính thức từ bỏ khỏi nó.

Juan Er
Nội Mông (Inner Mongolia)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 1:07pm

Thoái Xuất Khỏi Đảng Cộng Sản Càng Sớm Càng Tốt

Tôi là một cựu chiến binh của Đoàn Thanh niên trong hơn 20 năm. Sau quá nhiều thảm họa thiên nhiên và do con người xảy ra ở Trung Quốc, tôi cuối cùng đã nhận ra được ĐCS nó hung ác thế nào. Tôi sẽ không thể có tương lai tươi sáng nếu mà tôi vẫn còn là một thành viên của ĐCSTQ. Tôi muốn thoái xuất Đảng sớm nhất có thể ! Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi thoái xuất khỏi các tổ chức Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong.

Chen Xiaohe
Thượng Hải (Shanghai)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 11:01am

Thông Cáo Của Nhóm 3 Người Rút Lui

Tôi đã hiểu nhiều về sự sai lầm của thuyết vô thần và các thảm họa mà nó đem đến. Vì thế tôi tình nguyện rút lui khỏi tất cả các tổ chức liên đới đến ĐCSTQ, bao gồm Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong. Tôi mong muốn tự chọn tương lai cho mình !

Xiaoyuan
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 1:54pm

Tôi Muốn Thúc Đẩy Dân Chủ Cho Trung Quốc

Là một thành viên Đảng, tôi nhận ra một cách sâu sắc mặt đen tối của ĐCS. Mọi thứ mà Đảng làm đều không phải cho lợi ích của người dân mà là cho túi tiền của riêng nó. Các chuỗi sự kiện gần đây ở quốc nội giải thích tốt nhất cho sự giận dữ của công chúng. Vì thế tôi tuyên bố thoái xuất ĐCS và kiên quyết ủng hộ sự thiết lập thể chế dân chủ đa đảng và quốc hữu hóa quân đội Trung Quốc. Tôi sẵn lòng cống hiến bản thân nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ cho Trung Quốc.

Yi Cheng
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 5:24pm

Tôi Từ Bỏ Lời Thề Đã Tuyên

Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi kiên quyết thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới với ĐCS, và tôi từ bỏ lời thề đã tuyên khi tôi gia nhập ĐCSTQ, Đoàn thanh niên, và Đội thiếu niên tiền phong. Các mục tiêu lập nên bởi những người Cộng sản Trung Quốc là một cái ba lô hoàn toàn đầy ắp dối trá. Nền tảng lý luận của ĐCSTQ là vô cùng lố bịch, thế nên nó lại là học thuyết đấu tranh được chủ trương bởi những người cộng sản. Tôi đã bị làm tổn thương sâu sắc bởi cả hai thứ đó. Chế độ độc tài một đảng không cho phép các tiếng nói đối lập ngoài trừ cơ quan ngôn luận của chính những người cộng sản. Làm sao mà những người dân bình thường có thể được dân chủ hay quyền công dân?

Feng Ye
Canada
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 9:45am

Khăn Quàng Đẫm Máu Của Đội Thiếu Niên Tiền Phong

Tôi đã không biết rằng ĐCS là một tổ chức vô cùng xấu ác. Hoặc cũng đã không nhận ra rằng cái gọi là Đội Thiếu niên tiền phong là một băng nhóm tà ác dùng để đánh bẫy trẻ em vô tội. Tôi đã thấy bộ mặt đê tiện của ĐCS sau khi cha tôi nói cho tôi sự thật. Tôi đã không biết được bao nhiêu sự tàn ác mà màu đỏ của những chiếc khăn quàng Đội Thiếu niên được nhuộm vào ! Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi thoái xuất khỏi Đội thiếu niên tiền phong.

Zhou Xuanzhao
Tế Nam, Tỉnh Sơn Đông (Jinan, Shandong province)
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 11:49pm

Theo Đại Kỷ Nguyên
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 08:31:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/accepting-bigger-role-of-cn-qc-08302012124158.html/china-choice-305.jpg
RFA files
Hình bìa cuốn The China Choice và tác giả, giáo sư Hugh White

Sự lớn mạnh của Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng lan rộng của nước này khiến nhiều người nghĩ rằng những nước lớn như Hoa Kỳ, Úc có thể sẽ phải đối mặt với việc chấp nhận một vai trò lớn hơn của Trung Quốc ở Châu Á.
Chia sẻ quyền lực với Trung Quốc
Việc các nước lớn phải chấp một vai trò lớn hơn của Trung Quốc trở thành một chủ đề nóng được bàn cãi trong thời gian gần đây. Sự kiện này nổi lên sau khi giáo sư Hugh White (thuộc trường ĐH Quốc gia Úc về Châu Á Thái Bình Dương) cho ra đời cuốn sách “Sự lựa chọn Trung Quốc” (The China Choice) trong đó tập trung giải thích vì sao Hoa Kỳ nên chia sẻ quyền lực với Trung Quốc.

Theo giáo sư Hugh White, khi Trung Quốc trở thành nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới; Hoa Kỳ đối diện với việc chọn một trong 3 điều: cạnh tranh, chia sẻ quyền lực và nhường sự lãnh đạo trong khu vực Châu Á.
Đối với giáo sư Hugh White, “Tốt nhất Hoa Kỳ nên lựa chọn chia sẻ quyền lực với Trung Quốc và buông lỏng uy thế tối cao của Washington”. Đó là chia sẻ của ông về cuốn sách trên kênh của trường ĐH Quốc gia Úc:

Tính ngược về ít nhất 4 thập kỷ trước, mối quan hệ giữa Washington – Bắc Kinh được giới phân tích đánh giá là dựa vào bối cảnh Hoa Kỳ đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, theo GS Hugh White, Trung Quốc không còn chấp nhận vị trí đứng đầu (primacy) của Hoa Kỳ trong trật tự quyền lực ở Châu Á. Trái lại, sức mạnh Trung Quốc sẽ phát triển đến mức cân bằng thậm chí đảm nhận luôn vai trò của Mỹ.

Nói về khả năng chấp nhận một vai trò lớn hơn của Trung Quốc, GS Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason) cho rằng nó còn tùy vào hai điểm:
Tốt nhất Hoa Kỳ nên lựa chọn chia sẻ quyền lực với Trung Quốc và buông lỏng uy thế tối cao của Washington
GS. Hugh White
"Điều đó tùy thuộc vào hai điểm. Thứ nhất là chính trị nước Mỹ dẫn đến khả năng của Mỹ. Khả năng đó của hai phía là thực tiễn tức tài chính mà Mỹ không có nhiều nữa và thứ hai là khả năng tinh thần là Mỹ có muốn làm hay không. Hiện nay, có rất nhiều người Mỹ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và sợ chiến tranh với Trung Quốc. Tùy những nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào. Về chiến lược thì dĩ nhiên Mỹ phải tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình trước hành động của Trung Quốc tại Châu Á TBD nhưng còn tùy vào chính trị nội bộ. Nhưng nếu Mỹ yếu quá, dân chúng không muốn thì họ cũng phải tìm cách tương nhượng, cũng có nghĩa là để Trung Quốc có một vai trò lớn hơn".

Thực tế, không còn là một nước quá yếu và bị Hoa Kỳ bỏ quá xa về sự giàu có, Trung Quốc đã dần bộc lộ tham vọng tăng cường sự ảnh hưởng của mình về nhiều mặt. Người ta bắt đầu hoang mang về cái giá mà các nước lớn phải trả một khi tham vọng này có thêm chất xúc tác là tinh thần dân tộc của Trung Quốc. Đó cũng là quan ngại của nhiều chuyên gia Úc.
Không phải điều dễ làm
Description: 000_Hkg5589848-250.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) nói chuyện với quân đội Úc và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin hôm 17/11/2011. AFP

Phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách “Sự lựa chọn Trung Quốc” tại viện Lowy (Úc), ông Paul Keating, nguyên Thủ tướng Úc cho thấy ông đồng quan điểm với giáo sư Hugh White. Người từng đứng đầu chính phủ Úc nhiệm kỳ 1991-1996 cho rằng “Chúng ta (Úc) cần một kết cấu nhằm giúp Trung Quốc can dự vào khu vực hơn là tìm cách thống trị họ”.

Với việc Úc đang tập trung thương mại vào vùng Bắc Á điển hình là Trung Quốc, đó được xem như một điểm để ủng hộ cho phát biểu của ông Paul Keating.

Với 61 năm quan hệ đồng minh, Úc được xem là một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong chính sách trở lại Châu Á của Washington. Điều này được đánh dấu bằng việc Úc chấp nhận cho Hoa Kỳ triển khai 2500 quân Thủy quân lục chiến ở Darwin. Nhưng ông Paul Keating đã lên tiếng cảnh báo rằng Úc không nên theo Hoa Kỳ một cách mù quáng, ám chỉ Úc nên chấp nhận sức mạnh của Trung Quốc.

Trong quyển sách của mình, giáo sư Hugh White khuyến nghị rằng Hoa Kỳ chia sẻ quyền lực bằng cách đối xử với Trung Quốc một cách công bằng như những nước khác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc đang được xem là căng thẳng và chia sẻ quyền lực với Bắc Kinh ở vùng Châu Á không phải là một việc dễ làm. Chính vì thế việc chấp nhận vai trò lớn hơn của Trung Quốc ở Châu Á không phải là một quan điểm mà ai cũng chấp nhận.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc đã lên tiếng nói ông không thấy rằng Hoa Kỳ cần giảm sự hiện diện hoặc rút lui khỏi khu vực, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ cùng tham gia vào Châu Á.
Chúng ta (Úc) cần một kết cấu nhằm giúp Trung Quốc can dự vào khu vực hơn là tìm cách thống trị họ
Ông Paul Keating
Còn ông Rory Medcalf, giám đốc chương trình An ninh Quốc tế tại viện Lowy gần đây cũng viết rằng việc chia sẻ quyền lực với Trung Quốc khiến ông lo ngại về sự ảnh hưởng của Trung Quốc và lo ngại về mối quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản. Lo ngại của ông Rory Medcalf không có gì khó hiểu nếu biết rằng cũng vì chống lại sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản mà đã có một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm.

Mỗi khi có một quyết định quan trọng, các nhà hoạch định chính sách phải mất nhiều thời gian để tranh đấu. Việc chấp nhận một vai trò lớn hơn của Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Hồi thể kỷ 19 - 20, một số nước Châu Âu đã ngồi lại bàn thảo và đồng ý với nhau một số điều. Sự kiện này được biết đến như một “Buổi hòa nhạc Châu Âu (Concert of Europe) mà phải đến 100 năm mới đến hồi kết thúc. Và dĩ nhiên, khả năng cũng như kết quả của một “Buổi hòa nhạc Châu Á?” cũng khó có thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 08:07:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Thông thường tôi rất hay bị mủi lòng thương cho số phận những con mồi yếu đuối bị rượt đuổi, bị xé xác và ăn sống nuốt tươi bởi những con mãnh thú - kẻ săn mồi.

Description: image001_31.jpg

Những thú săn mồi thường là hổ, báo, sư tử, cá sấu, cá mập hay lũ Chó rừng. Đành rằng, những con thú này thậm chí đang có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ; nhưng thú thực khi xem cảnh chúng tranh nhau cắn, xé con mồi đang dãy dụa, tuyệt vọng thì tôi thực sự căm ghét lũ “thợ săn” đó và chỉ mong sao con mồi thoát khỏi nanh vuốt của chúng hoặc con ác thú kia bỗng nhiên bị một viên đạn hay bị một con thú khác khoẻ hơn ăn thịt.

Đành rằng, “Chúa” sinh ra muôn loài, loài nào cũng phải tồn tại; và, để tồn thì phải có nguồn thức ăn cho chúng. Biết đâu những con dê con cừu kia chính là món quà Thượng đế giành cho hổ báo hay sư tử để tồn tại? Đấy là quy luật của Đấng tạo hoá; nhưng mỗi khi chứng kiến ta vẫn bị một cảm giác rất lạ về sự đấu tranh sinh tồn đầy nghiệt ngã.

Những cảm xúc từ cuộc sống hoang dã khi được liên tưởng đến đời sống xã hội loài người khiến ta không khỏi giật mình nhận ra rằng: xã hội loài người nếu không được kiểm soát và tổ chức theo một trật tự tương thích với sự phát triển về của cải vật chất sẽ dẫn đến thác loạn, man dại hơn cả cuộc sống hoang dã. Những cá thể có quyền lực không tương thích với mức độ tiến hoá và trình độ nhận thức cần thiết của cá nhân thì sự tàn nhẫn còn man rợ hơn cả loài thú.

Thiếu giáo dục, chậm tiến hoá và mất kiểm soát dẫn đến mất nhân tính thì sự man rợ của con người = sự hoang dã của động vật + mưu mô thủ đoạn của con người. Loại “nửa người nửa ngợm” đó phá hoại và triệt hạ hết thảy môi trường thiên nhiên từ cây cỏ đến muông thú không tiếc tay. Tàn bạo hơn nữa loại “nửa người nửa ngợm” đó triệt hạ và ăn thịt cả đồng loại, điều mà ngay cả với lũ lang sói hoang dã cũng hiếm khi sảy ra.

Xã hội man dại đó là đặc trưng dễ nhận biết nhất của những quốc gia nơi mà nền dân chủ không được thực hiện triệt để, pháp luật không được thượng tôn. Ở đó chỉ có luật rừng và chính quyền bị đặt dưới bàn tay của những kẻ độc tài cai trị quốc gia. Chúng bắt chấp hiến pháp, ngồi trên pháp luật, bỏ qua các công ước quốc tế, sử dụng luật rừng để thống trị và biến xã hội thành một khu rừng hoang dã, biến những người dân lao động hiền lành thành những con cừu, con dê để sai khiến, đuổi bắt, tước đoạt sự sống bất cứ lúc nào. Càng liên tưởng, càng thấy sao mà người dân ở những sứ sở ấy lại nhu nhược thế, lại khờ khạo và dại dột thế. Họ chẳng khác gì những con cừu, con dê đần độn hay con hươu, con nai ngơ ngác sẵn sàng làm mồi cho những kẻ săn mồi.

Có những thước phim quay cảnh đàn linh dương Châu Phi nhiều tới cả triệu con di chuyển trên phạm vi hàng trăm dặm vuông, với khí thế “long trời lở đất” nhưng lại run sợ khi chứng kiến cảnh một vài con trong đàn bị sư tử đuổi bắt, quật đổ rồi xé xác ăn thịt; vậy mà đám linh dương khổng lồ kia chẳng biết làm gì khác ngoài việc chạy thục mạng, phó mặc tính mạng cho sự may rủi. Lúc đó ta tưởng tượng ra một kịch bản khác chẳng hạn, giá như lũ linh dương kia tập trung nhau lại thành một khối lớn lao vào mấy con sư tử thì chắc chắn lũ sư tử phải cao chạy xa bay không còn dám bén mảng đến gần nữa. Nhưng không, sư tử vẫn là sư tử, dê vẫn là dê. Nếu dê mà có trí khôn hơn một chút thì câu chuyện đã khác rồi.

Vậy những con người ở cái sứ sở kia thì sao? Họ có trí khôn đấy chứ, họ có số lượng đông lắm chứ nhưng tại sao họ lại chịu số phận của những con dê, con cừu. Họ bị lùa đi thành đàn, bị xé lẻ, chia rẽ hoặc bị “làm thịt” để mua vui hay làm giàu cho những kẻ thống trị. Biết đến khi nào những “con dê”, “con cừu” ở cái sứ sở ấy mới tỉnh ngộ và nhận ra mình cũng là con người?

Loài vật gần đây hình như cũng bắt đầu có trí khôn thì phải. Có thể do tiến hoá hoặc giả do bản năng tự vệ để sinh tồn mà bỗng chốc nó có phản ứng giống như những con người có suy nghĩ. Đó là câu chuyện về cuộc chiến giữa đàn trâu và bầy hổ.

Description: image002_8.jpg

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh một con nghé bị đàn hổ đuổi bắt. Cả bầy hổ đói hơn chục con gào thét cắn xé con nghé, ăn sống ngay tại chỗ trước sự chứng kiến của con trâu mẹ. Con trâu mẹ với con mắt đỏ ngầu chạy rất nhanh tưởng nó bỏ trốn. Nhưng không, chỉ sau vài phút cùng với con trâu mẹ, cả một đàn trâu rừng gần trăm con xuất hiện, lồng lộn lao vào bầy hổ. Lúc đầu không ai nghĩ là tình thế lại xoay chuyển nhanh như thế. Ngay cả lũ hổ cũng bị bất ngờ. Những con trâu đầu đàn nặng cỡ trên một tấn điên khùng như mất hết cả sự sợ hãi, dũng mãnh nghiêng cặp sừng dữ tợn lao thẳng vào đàn hổ khiến lũ hổ phải bỏ chạy thục mạng. Chưa dừng lại, đàn trâu chia nhau thành từng nhóm, truy đuổi từng con hổ một, cho đến khi lũ hổ chạy mất hút không còn bóng con nào nữa. Có con bị húc lòi ruột văng xuống sông, có con bị húc tung lên, rơi xuống như tung hứng. Thật mãn nhãn khi đuợc xem những thước phim quý giá đó. Một cuộc chiến đầy bản năng và mang đậm nét sử thi hùng tráng. Cuộc truy đuổi đã thể hiện sự nổi giận của đàn trâu có tổ chức, mang một sắc thái của sự vùng lên rất rõ ràng. (Câu chuyện đó có phần nào giống với hành động của gia đình ông Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng Việt Nam hồi đầu năm nay).

Hành động nổi xung của đàn trâu chứng tỏ nếu trâu biết đoàn kết, biết tập trung sức mạnh thì mười mấy con hổ đói kia cũng chẳng là gì. Một khi sự tàn nhẫn đến mức tận cùng thì nỗi giận giữ do bị chà đạp sẽ lên đến tột đỉnh. Và kết cục những kẻ gây gió bao giờ cũng phải gặp bão!

Hình ảnh những con trâu hiền lành như đất còn biết điên cuồng chống lại bầy hổ đói hung giữ đã gợi cho con người một triết lý gì? Phải chăng hàng chục triệu người ở cái sứ sở man dại kia không bằng những con trâu, họ phải khuất phục và chịu sự áp đặt của những tên vô lại tham lam, tàn bạo? Sự nhẫn nại cũng có giới hạn. Nhẫn nại là một phẩm chất cần thiết, nhưng đừng nhẫn nại đến mức hèn nhát. Ai đó đã nói “cái giá phải trả cho những người lương thiện hèn nhát là sẽ bị những kẻ tàn bạo thống trị”.

Có lẽ những thước phim về đàn trâu nổi giận của nhà quay phim người Mỹ tại một thảo nguyên ở Kenya còn bao hàm một ý nghĩa gì khác chăng?

Hà Nội 29.08.2012
Tùng Lâm(Dân Luận)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 08:07:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Photo courtesy of nghean.com
Người dân Nghệ An đi làm CMND, ảnh minh họa.

Trước nhiều phản ảnh của công luận về việc ghi tên cha mẹ vào giấy CMND mới, kể cả thông tin tạm dừng triển khai mẫu CMND mới trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nhưng Bộ Công An vẫn tiến hành thực hiện.

Dân không đồng thuận

“Cái này là xâm phạm đời tư của người ta, nói chung cái cách đưa tên là không hợp lý. Nhà nước thấy cần làm thì là chuyện của nhà nước thôi nhưng mà tôi thấy cái này cũng không hay lắm. Tại vì chẳng hạn như một người nào đó mồ côi cha mẹ hay vì một vấn đề gì đó mà đưa lên như vậy thì cũng không hay.”

Ý kiến vừa rồi không phải chỉ là của một người mà là của đại đa số người dân trước việc Bộ Công An tiến hành triển khai mẫu CMND mới theo thông tư 27/2012/TT-BCA quy định về mẫu CMND có hiệu lực thi hành kể từ 1/7. CMND mới là thẻ nhựa, có khổ nhỏ theo chuẩn quốc tế, có phôi bảo an, mã vạch chứa đựng một số thông tin. Điểm khác biệt chính yếu mà công chúng lên tiếng phản đối là có thêm tên cha mẹ ở mặt sau của thẻ. Với mục đích để thêm cha mẹ vào CMND để cơ quan chức năng dễ quản lý đã không thuyết phục được người dân. Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của một bạn trẻ gửi đến Bộ trưởng Công An rằng:
“Theo những gì cháu đọc được trong một cuốn truyện tranh thiếu nhi, cũng từng biết rằng dấu vết giữa ngàn người trên đời không ai giống ai, dấu vết bất biến cả đời của con người là bằng chứng đáng tin cậy nhất khi điều tra tội phạm chính là dấu vân tay. Cháu đang còn nhỏ, cháu thậm chí còn biết điều này, các chú là người trong ngành không thể ngụy biện rằng ‘quản lý tiện hơn’”.

Rất nhiều ý kiến cho rằng thật không đơn giản chỉ là tên cha mẹ mà sẽ có nhiều vấn đề hệ lụy liên quan vì xâm phạm vào quyền riêng tư và chạm vào nỗi đau của những người không may mắn. Không chỉ là những người mồ côi hay vì một nguyên nhân nào đó mà không biết đến tên cha hoặc mẹ của mình sẽ gặp khó khăn khi làm CMND. Có ý kiến cho rằng về văn hóa tâm linh của người Việt thì quy định mới này không phù hợp do trong trường hợp cha mẹ mất là điều gì đó rất thiêng liêng, không thể tùy tiện nhắc đi nhắc lại trong cuộc sống hàng ngày. Cũng có ý kiến nêu lên việc để tên cha mẹ trong CMND sẽ gây ra những trường hợp tiêu cực khi cha mẹ đang giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Rất nhiều người dân đặt câu hỏi cho Bộ Công An là giấy khai sinh có tên cha mẹ thì tại sao phải cần thêm tên cha mẹ trong CMND là giấy tờ chứng minh nhân thân của một cá nhân. Nhiều người dân phản ánh quy định này là vi phạm bí mật đời tư của họ và yêu cầu Bộ Công An cần phải có sự đồng thuận của người dân trước khi triển khai mẫu CMND theo quy định mới.

Vụ trưởng hành chính Tư pháp-ông Trần Thất trả lời cho báo VNExpress rằng về nguyên tắc, nhà nước của dân thì phải được sự đồng thuận của dân. Ông Trần Thất nói rằng việc thêm tên cha mẹ vào CMND sẽ không giúp gì hơn cho quản lý mà lại tạo ra phản cảm và vi phạm quyền con người. Cũng cùng quan điểm cần có sự đồng thuận của người dân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội-ông Bùi Sỹ Lợi còn đi xa hơn khi đề nghị Bộ Công An dừng lại việc triển khai vì hậu quả sẽ gây tốn kém, lãng phí tiền của nhà nước và của người dân. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng mẫu CMND mới có thể vi phạm quyền bí mật đời tư được quy định theo Điều 38 của Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo Điều 16 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký.
Bộ Công An vẫn tiến hành?
Description: LANC-250.jpg
Lăn tay làm CMND. Photo courtesy of congannghean.com

Dù công luận lên tiếng phản đối quy định mới này nhưng thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công An phát biểu rằng CMND liên quan đến một số hoạt động nghiệp vụ đặc thù nên không thể lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi như những lãnh vực khác. Và vào ngày 22/8, trung tướng Tô Văn Thường, tổng cục trưởng cơ quan vừa nêu, khẳng định vẫn tiến hành triển khai thí điểm cấp CMND mới trên phạm vi 3 quận, huyện của Hà Nội bắt đầu vào tháng 9 tới đây. Luật sư Nguyễn Thanh Lương nêu lên ý kiến của mình xung quanh vấn đề này:

“Nói như trả lời của bên Bộ Công An là vì nghề đặc thù nên không cần hỏi ý kiến rộng rãi thì tôi cho đó là không thỏa đáng, cũng cục bộ. Tại vì mọi việc gì cũng phải phù hợp với đại chúng, với lòng lòng dân. Còn ý kiến ông Trần Thất thì tôi thấy như thế này, trong CMND ghi tên cha mẹ là vi phạm đời tư, thì theo tôi nghĩ cũng chưa hẳn vậy. Tại vì vi phạm có gây hậu quả gì hay không, như thế nào thì cũng chưa rõ lắm. Ví dụ có tên cha mẹ thì chưa hẳn là vi phạm đâu. Nhưng mà vấn đề cách quản lý có hiện đại, có khoa học hay không thì đó là vấn đề cần xem xét. Cách quản lý như vậy thì tôi cho là vẫn chưa khoa học. Nói chung vấn đề này tôi cũng phân vân vì không biết đó là sự cải tiến hay là sự thụt lùi thì chưa biết.”

Có rất nhiều ý kiến của người dân đề nghị thay vì để tên cha mẹ thì nên ghi nhóm máu vào mẫu CMND vì rất thiết thực trong trường hợp cấp cứu. Nếu như Bộ Công An vẫn tiến hành triển khai theo dự án đã đề ra thì trong giai đoạn 1 sẽ tiêu tốn khoảng 700 đến 800 tỉ đồng. Và nếu 60 triệu người đến độ tuổi làm CMND trong cả nước được cấp theo mẫu mới thì sẽ cần đến mức kinh phí là 2000 tỉ đồng.

Đại đa số ý kiến của người dân mà đài RFA chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng Bộ Công An đã nghiên cứu hình thức của CMND mới theo chuẩn quốc tế thì nên nghiên cứu nội dung cũng theo chuẩn quốc tế, đừng để ngân khố quốc gia bị lãng phí và Bộ Công An cần chứng minh cho người dân thấy được nhiệm vụ của ngành là phục vụ cho người dân theo nguyện vọng chính đáng của họ.

Hòa Ái, phóng viên RFA

2012-08-30
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 08:02:00 SA3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Description: http://4.bp.blogspot.com/-yz-zUl0xuMA/UEDaN9aDXTI/AAAAAAAAFPA/aebuvm3uNro/s200/question%5B1%5D.png
“Xã hội dân sự” vừa được báo Nhân Dân và tác giả bài viết trên báo đó là ông Dương Văn Cừ coi (nó) như một thứ “thủ đoạn diễn biến hòa bình” của các thế lực ở phương Tây nhằm vào nước ta (mà trước đó đã diễn biến đến mức lật đổ hết phe xã hội chủ nghĩa; rồi gần đâyđã và đang diễn ra các cuộc cách mạng “màu”, “mùa” ở Bắc Phi, Trung Đông - theo tác giả - cũng đi từ cái xã hội dân sự như thế này mà ra cả.
Quái lạ, đến lúc này - và trong tình hình đất nước như thế này – (là phải đương đầu với biết bao khó khăn về kinh tế và xã hội, về mối đe dọa mất đất mất biển đảo…) - mà lý do sao không biết, ban biên tập báo Đảng vẫn duyệt đăng một bài báo trút gần như hết cả những là tì vết là xấu xa, cũng như mưu mô mưu mẹo cho cái “xã hội dân sự” nhắm vào lật đổ những chế độ xã hội tự khẳng định là mình ưu việt hơn hẳn như Việt Nam lúc này và như các nước phe xã hội chủ nghĩa tồn tại vài thập kỷ trước. Nói xuôi thì như thế, nhưng sao ta không dám nói ngược lại là, khi một xã hội được cho là ưu việt hơn hẳn thì sợ gì một thế lực đen tối nào lật đổ được chúng ta, trái lại ta sẽ thôn tính, sẽ diễn biến hòa bình lại chúng nó, chứ sao không!
Về “xã hội dân sự” không chỉcó một cách tiếp cận vấn đề như tác giả Dương Văn Cừ. Nhưng sa đà tranh luận sẽrất mất thì giờ và dài dòng lắm, xin phép cho tạm dừng ở đây.
Trước khi kết thúc entry này chỉ muốn nói thêm, một đất nước như Việt Nam ngày nay, có một chính đảng mạnhđược coi là lãnh đạo toàn diện đất nước, từng biết tổ chức toàn dân đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh; và nay đang trong công cuộc xây dựng đất nước mạnh giàu, với định hướng dân chủ hóa đời sống xã hội. Vậy can cớ gì mà mình “thù ghét” cái “xã hội dân sự” đến mức như thế này!? Thật là khó hiểu. Càng khó hiểu hơn khi chúng ta luôn hô hào lấy người dân làm gốc, mà mục đích trung tâm và duy nhất của cách mạng là nhằm mang lại phúc lợi ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân, vậy mà khi người dân tự giác tựnguyện phụng sự cho một xã hội dân sự, không lý gì quyền lực Đảng và quyền lực Nhà nước lại đi nghi kỵ và cản trở xu hướng “dân sự hóa” xã hội đó khi nhân dân mong muốn.
Tôi không tin các vị lãnh đạoở cấp rất cao của chúng ta lại có suy nghĩ giống như tác giả Dương Văn Cừkhi ông viết những dòng dưới đây về xã hội dân sự. Khéo không ở đây có biểu hiện của chủ nghĩa cơhội, hoặc theo một cách “cố lên gân” nào đó nhằm minh chứng cho thứ lập trường kiênđịnh (than ôi, cũng là những thứ cũ càng lắm rồi).
Còn nếu đó cũng là ý của những người lãnh đạo cấp cao của đất nước này thì thôi, người dân mình chẳng còn vai trò gì nữa, bởi mọi việc đều sẽ có “Đảng và Nhà nước lo” cho mình tất cả rồi, bà con ạ.
Vệ Nhi
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:59:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Viết cho ngày Father’s Day (1)

Những năm gần đây, không hiểu sao, tôi lại hay nhớ đến ba mẹ tôi. Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi. Ba tôi vẫn ở Việt Nam với gia đình đứa em út. Nỗi nhớ người mất khác nỗi nhớ người còn sống. Nhớ người đã mất, buồn thì có buồn, nhưng chỉ là một nỗi buồn an phận, nhẹ nhàng và hiu hắt; nhớ người còn sống, ở xa và không có hy vọng gì gặp lại được, ngược lại, có lúc thấy như xót xa, cồn cào, lòng cứ chùng xuống. Nặng trĩu.

Ba tôi sinh năm 1920, nếu tính theo tuổi ta, như cách ông thường tính, năm nay đã 93. Từ đầu năm 2005, tôi chưa gặp ba tôi lần nào cả. Nhớ ba, tôi chỉ còn một cách duy nhất: điện thoại. Nhưng ba tôi lại khá nặng tai. Có lúc nghe được, có lúc không. Nhiều khi, ở Úc, tôi nói chuyện như gào thét, ba tôi vẫn hử hử, không nghe gì cả. Tội nghiệp nhất là nhiều lúc, không nghe được, nhưng ông vẫn thích nói, thích bày tỏ tình cảm với đứa con trai ở xa. Nhiều nhất là câu “Ba nhớ con lắm.” Rồi nghẹn. Có khi, sau câu nói ấy, ông đọc câu ca dao “Nhỏ thì nhớ mẹ, nhớ cha / Lớn lên nhớ vợ, về già nhớ con.” Rồi lại nghẹn.

Mỗi lần nghe như thế, tôi vừa cảm động lại vừa ngạc nhiên. Bình thường, ba tôi ít nói, thậm chí, vụng nói. Ông hiếm khi bày tỏ tình cảm với con cái bằng lời. Anh em chúng tôi biết ba thương mình chủ yếu qua sự chăm sóc hay cách nhường nhịn thức ăn trên bàn cũng như qua ánh mắt hiền lành và triều mến của ông. Chứ không phải qua ngôn ngữ. Chỉ mấy năm gần đây, sau khi tôi bị cấm về Việt Nam, không còn cơ hội gặp nhau nữa, qua điện thoại, ông mới nói những câu như “Ba nhớ con lắm” như thế. Tôi biết, nói thế, trong lòng ông không những chỉ có tình thương mà còn có cả sự tuyệt vọng.

Nhớ, cuối năm 2005, khi dẫn một nhóm sinh viên Úc về Việt Nam nghiên cứu, lúc máy bay mới hạ cánh, tôi đã gọi điện thoại ngay cho ba tôi, bảo tôi đã đến Tân Sơn Nhất và đang chờ chuyển máy bay ra Hà Nội; khoảng ba tuần sau sẽ vào Sài Gòn và sẽ gặp ba. Ba tôi mừng lắm, nói tíu tít. Khoảng một tiếng sau, tôi gọi lại, bảo tôi bị cấm nhập cảnh và phải quay lại Úc ngay, ba tôi, thoạt đầu, ngạc nhiên, sau, giận dữ, và cuối cùng, khuyên tôi như lúc tôi còn nhỏ dại: “Con thử năn nỉ mấy ổng xem sao. Con nói con đâu có làm chính trị. Ông Nguyễn Cao Kỳ mà còn về Việt Nam được mà! Con lại nói với mấy ổng đi!”

Ba tôi thuộc loại đàn ông hiền lành và chất phác. Cả đời, ông cần cù đi làm để nuôi gia đình chứ không biết gì về đời sống xã hội cả. Trong các buổi họp mặt bạn bè trong nhà, đụng đến đề tài chính trị, người nói nhiều, có kiến thức và có chủ kiến nhất, nói năng mạch lạc và hùng hồn nhất, là mẹ tôi chứ không phải ba tôi. Dường như cả đời ba tôi cảm thấy hạnh phúc trong việc tự lùi ra phía sau để mẹ tôi đương đầu với xã hội bên ngoài. Tôi hiếm thấy người nào phục vợ như ông. Lúc mẹ tôi còn sống, mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, ông đều giao hết cho mẹ tôi quyết định. Ở nhà tôi, mỗi lần có ai khen ngợi con cái về chuyện này chuyện nọ, bao giờ ông cũng nói: “Tụi nó giống mẹ!” Hiền lành và chất phác như thế, tôi có cảm tưởng, cho đến nay, ông vẫn không hiểu được tại sao tôi lại bị cấm về Việt Nam. Ông vẫn tin tưởng một ngày nào đó mấy “ổng” sẽ nghĩ lại. Và tôi sẽ lại được về nước. Bố con tôi sẽ được gặp nhau.

Tôi thì tôi biết đó chỉ là một ảo tưởng. Bởi thế, mỗi lần nghĩ đến ba, người tôi sẽ không bao giờ gặp lại được – dù chỉ cách có tám giờ bay, lòng tôi bao giờ cũng se thắt lại. Trước, tôi ít quan tâm đến tuổi tác của người thân trong gia đình. Tôi cứ tưởng mọi người dù sao cũng sống với nhau mãi. Đến lúc, cách đây 12 năm, bất ngờ nhận được tin từ Việt Nam là mẹ tôi đã qua đời sau một cơn tai biến mạch máu não, tôi mới bàng hoàng thấy sự sống thật mong manh. Những người thân ở bên mình có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nhất là những người, như ba tôi, đã 93 tuổi, vượt quá cái mốc “cổ lai hy” đến hơn hai chục năm. Bởi vậy, lần nào nói chuyện với ba tôi – nếu nói chuyện được – bao giờ tôi cũng có cảm giác đó là lần cuối cùng.

Cái cảm giác ấy vừa buồn rầu vừa xót xa. Cộng thêm ý nghĩ mình sẽ không về được, dù để chỉ chào lần cuối, nó trở thành một cảm giác vừa áy náy lại vừa uất ức. Những cảm giác ấy cừ dày vò tôi mãi. Trong sự dày vò ấy, hình ảnh của ba tôi không phải chỉ là một nỗi nhớ. Mà là một ám ảnh.

Ám ảnh đến nghẹn ngào.

Liên quan đến chuyện tình cảm, có điều này tôi mới nhận ra: nhân loại, từ xưa đến nay, vẫn trọng lý hơn tình. Về lý, người ta muốn đi đến tận cùng. Càng xa càng tốt. Về tình, người ta hay đặt ra những hàng rào và những cột mốc. Yêu vợ/chồng hay tình nhân quá, người ta có thể bị chê cười. Yêu con cái quá, người ta cũng có thể bị trách móc. Với cả hai loại tình cảm ấy, mọi người, một cách có ý thức hay từ trong vô thức, đều muốn có một chút giới hạn nào đó. (Sực nhớ câu thơ của Tố Hữu khi nhắc đến chuyện Mỵ Châu và Trọng Thủy: “Trái tim lầm chỗ để trên đầu.”) Chỉ với tình yêu dành cho bố mẹ là không ai nói đến các giới hạn. Không ai bị chê trách là yêu bố mẹ quá mức. Mà thật ra, có lẽ không ai nghĩ là mình yêu bố mẹ quá mức, thậm chí, đúng mức. Bao giờ trong tình thương dành cho bố mẹ cũng thấp thoáng có chút gì như ân hận: mình chưa làm hết những gì mình cần làm. Có một món nợ nào đó chưa trả. Có một bổn phận nào đó chưa hoàn tất.

Gắn liền với ân hận, tình thương trở thành một sự day dứt. Cũng nặng trĩu như nỗi nhớ.


***

Chú thích:

1. Ngày Father’s Day mỗi nước một khác. Ở Mỹ cũng như nhiều nước khác (kể cả Việt Nam), ngày Father’s Day được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng Sáu (năm 2012 là ngày 17/6); ở Úc, cũng như New Zealand, người ta tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Chín (như vậy, năm nay sẽ rơi vào ngày 2/9).

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:56:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của LX do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng VN thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân TQ. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo VN cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho VN. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân LX với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân TQ từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến LX tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được VN và TQ sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu TQ không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố LX, TQ phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.

Các cố vấn LX ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân TQ, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn LX đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.

Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự LX là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa VN và LX vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.

Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:

“Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

Không có gì khó khăn để chúng ta nhận thấy, thỏa thuận nêu trên chính là một sự “bảo đảm” của LX cho VN mà trực tiếp là đề phòng, ngăn chặn và đánh bại một cuộc tấn công bất ngờ từ TQ đối với VN. Rõ ràng, không thể có chuyện ngược lại, vì chắc chắn VN không thể “áp dụng những biện pháp thích đáng” nhằm loại trừ mối đe dọa đối với LX nếu điều đó xẩy ra.

Sau khi TQ hoàn tất việc rút quân, các cố vấn quân sự LX vẫn còn ở lại giúp VN lập kế hoạch phòng thủ biên giới phía Bắc, huấn luyện quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác, LX đã viện trợ cho VN nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, góp phần bảo vệ đất nước.

Đại tướng Obaturov, Trưởng đoàn cố vấn quân sự đầu tiên của LX tại VN là người giỏi toàn diện cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật quân sự. Ông ta có thể tự mình lái xe tăng và hiểu rõ tính năng các loại súng. Sau này, ông là Giám đốc Học viện quân sự Phrunde rồi sang Cuba làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự LX.

Thông thường, các cố vấn bao giờ cũng độc đoán, áp đặt, chỉ muốn người ta nghe mình. Cố vấn TQ, cố vấn LX tại VN hay cố vấn VN tại Cambodia đều mang đặc điểm đó. Sự khác nhau là ở vấn đề mức độ.

Về chiến lược phòng thủ của VN, tướng Obaturov đề nghị là “phòng ngự tích cực”, bố trí lực lượng thành hai tuyến, mỗi tuyến có ba dải phòng ngự cấp sư đoàn, tiền duyên phòng ngự cách biên giới khoảng mười một cây số, ngoài tầm pháo của TQ từ bên kia biên giới bắn sang.

Có lẽ các cố vấn quân sự LX không quên bài học năm 1941 – thời điểm Đức tấn công LX. Bấy giờ, nhiều khu vực phòng thủ của quân đội LX nằm khá gần biên giới, được chính Xtalin phê chuẩn. Song, Zhukov, lúc này là Tổng tham mưu trưởng cho rằng, những tuyến phòng thủ này do chiều sâu không lớn lắm, không thể cầm cự lâu dài vì pháo binh Đức có thể bắn vào khắp trận địa LX. Vì thế, cần phải xây dựng trận địa phòng thủ lùi sâu hơn nữa. Tiếc rằng, quan điểm đúng đắn của Zhukov đã không được coi trọng đúng mức. Lịch sử đã ghi nhận, chỉ mấy ngày đầu chiến tranh, LX đã mất hơn 1.200 máy bay.

Trở lại vấn đề phòng thủ biên giới Việt – Trung. Các tướng lĩnh VN vừa mới ra khỏi mấy cuộc chiến tranh, dày dạn kinh nghiệm, luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa kỹ thuật hiện đại và truyền thống chiến tranh nhân dân. Họ muốn bố trí quân đội, tuy vẫn phân chia tuyến một, tuyến hai nhưng tổ chức phòng thủ các sư đoàn ở các vùng trọng điểm, chủ yếu ngăn chặn TQ trên các trục đường chính từ bên kia biên giới sang. Xen kẽ giữa các khu vực phòng thủ của các sư đoàn chủ lực là lực lượng địa phương, dân quân du kích bảo vệ cạnh sườn, đề phòng TQ đánh vu hồi các khu vực phòng thủ sư đoàn. Phía trước tiền duyên phòng ngự tùy theo địa hình, tổ chức thành các “dải tác chiến phía trước” bằng lực lượng địa phương, dân quân du kích, chốt giữ các cao điểm khống chế và chủ động đánh ngăn chặn, phục kích, tập kích, tiêu hao đối phương trước khi chúng vào tiền duyên phòng ngự. Nói chung, VN bố trí lực lượng mạnh giữ vững các khu vực trọng yếu nhưng vẫn để lực lượng dự bị lớn để phản công.

Cho nên, đôi khi giữa các cố vấn LX và các tướng lĩnh VN xẩy ra tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, việc bố trí 12 sư đoàn ở dải một biên giới, các cố vấn LX nhiều lần đề nghị mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành, một tiểu đoàn ô tô vận tải. Nhưng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn không đồng ý, ông phân tích nhiều về lợi hại và sau đó kiên quyết đề nghị để số xe tăng, ô tô đó làm lực lượng dự bị. Tướng Obaturov nói một cách giận dữ: “Nếu các đồng chí không đồng ý bố trí các tiểu đoàn xe tăng và các tiểu đoàn ô tô cho các sư đoàn dải một biên giới thì tôi không có lý do gì đề nghị Bộ Tổng tham mưu LX viện trợ thêm xe tăng và ô tô cho các đồng chí…”. Thế là, để có thể nhận được viện trợ về xe tăng và ô tô của LX, Lê Trọng Tấn đành đồng ý với Obaturov nhưng với chủ ý là sẽ bố trí cho 12 sư đoàn đó một thời gian, sau đó rút dần về làm lực lượng dự bị. Tất nhiên, một số tướng lĩnh VN cho rằng như vậy là VN chịu sự áp đặt của cố vấn LX. Bố trí xe tăng và pháo lên tiền duyên phòng ngự như thế, nếu TQ tấn công thì “bị nướng hết”!

Các cố vấn LX đã giúp quân đội VN nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch viện trợ, tổ chức xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần, huấn luyện quân sự… Đặc biệt, từ năm 1979 đến năm 1985, đã tổ chức hàng chục cuộc tập trận cấp quân đoàn và quân khu, các cuộc diễn tập cho các lực lượng toàn miền Bắc. Qua các cuộc tập trận do các cố vấn LX chỉ đạo, trình độ tham mưu, chỉ huy của các tướng lĩnh VN cũng được nâng cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến là “học tập giáo điều, đánh theo cách đánh của LX” là không thích hợp với VN. Có người nói, “tôi tập thế này nhưng tôi không đánh thế này”?!

Về vấn đề này, nhớ lại năm 1971, Võ Nguyên Giáp thăm LX, đề nghị LX có sự giúp đỡ đặc biệt để chống lại người Mỹ.

Thủ tướng LX Kosygin:

- Tôi xin hỏi đồng chí Giáp. Đồng chí nói Việt Nam đánh thắng Mỹ. Tôi muốn biết các đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh cơ giới và Mỹ có bao nhiêu? Xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu…, các đồng chí có bao nhiêu và Mỹ có bao nhiêu? Khả năng về phòng không, về tên lửa, về thông tin, rađa của các đồng chí như thế nào? Xin đồng chí nói qua cho tôi biết.

Đúng là ngôn ngữ câu hỏi của phái “dân sự” và trả lời của tướng Giáp càng nổi bật điều đó.

- Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí. Đồng chí muốn biết về vấn đề so sánh lực lượng giữa chúng tôi với Mỹ. Theo học thuyết quân sự Xô-viết là như vậy. Học thuyết quân sự Xô-viết là hết sức ưu việt, đã chiến thắng phát xít Đức. Điều đó rất rõ ràng. Nhưng tôi xin nói nếu chúng tôi đánh theo cách đánh của các đồng chí thì chúng tôi không đứng nổi được hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của VN, và chúng tôi sẽ thắng”.

Từ năm 1987, Đoàn cố vấn LX rút dần về nước. Tiếp sau đó là những năm tháng đầy khó khăn đối với nhân dân LX và sự kiện bất ngờ nhất thế kỷ XX đã xẩy ra: LX sụp đổ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa VN và LX hết hạn năm 2003 và không được gia hạn. LX đã biến mất. Các liên minh dựa trên ý thức hệ cũng không thể tồn tại trong thế giới ngày nay. Nước Nga không phải là LX và liệu VN có thể trông chờ gì từ nước Nga, câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:55:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ông Kiên được biết đến như là một đồng minh thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tiến sỹ Jonathan Pincus, cố vấn chương trình Việt Nam của trường Havard Kennedy, đã có bài viết với tựa đề "Đợt trấn áp của Việt Nam sẽ đi xa tới đâu?" trên trang blog Beyond Brics của báo Financial Times.


BBCVietnamese.com xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này

Thị trường tài chính của Việt Nam biến động mạnh tuần trước sau vụ bắt hai doanh nhân có tiếng tăm liên quan đến Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Nguyễn Đức Kiên, người đồng sáng lập ACB và hiện vẫn đóng vai trò cổ đông bị bắt tại Hà Nội vào ngày 20/8.

Ba công ty mà ông Kiên sở hữu bị cho là đã mua chứng khoán ngân hàng bằng các khoản vốn sử dụng cho đầu tư bất động sản.

Ông Kiên được xem là người nổi tiếng tại Việt Nam với tư cách chủ của Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và đồng thời là chủ của công ty đang vận hành giải bóng đá trong nước.

Ông Kiên cũng được biết đến như là một người thân cận với phe của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lý Xuân Hải, người từ nhiệm vị trí giám đốc điều hành ACB vào ngày 23/8, bị bắt trong cùng ngày vì tội "vi phạm quy định Nhà nước về quản lý kinh tế".
Trấn áp trên diện rộng
"Tin đồn nổi lên ở Việt Nam rằng những vụ bắt bớ có liên quan đến xung đột chính trị phía bên trong Đảng Cộng Sản và bằng chứng được tích lũy đang chỉ ra rằng một cuộc thanh trừng trên diện rộng với những sai phạm của các tập đoàn đang được tiến hành."
Tin đồn nổi lên ở Việt Nam rằng những vụ bắt bớ có liên quan đến xung đột chính trị phía bên trong Đảng Cộng sản và bằng chứng được tích lũy đang chỉ ra rằng một cuộc thanh lọc trên diện rộng với những sai phạm của các tập đoàn đang được tiến hành.

Những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi đi kèm với vụ bắt ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu bị phá sản của Nhà nước vào năm 2010, Vinashin.

Ông Bình và tám lãnh đạo khác của Vinashin bị buộc tội đã sử dụng trái phép nguồn vốn Nhà nước vào hồi đầu năm này.

Vào tháng Năm, cảnh sát công bố lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, Chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu thua lỗ của Nhà nước Vinalines.

Mặc dù ông Dũng vẫn chưa bị bắt, chín lãnh đạo khác của Vinalines đã bị bắt và buộc tội sử dụng trái phép nguồn vốn Nhà nước.

Giới báo chí liên tục đưa tin về việc những nhà tài phiệt kém nổi tiếng hơn bị bắt, thường với tội danh vi phạm quy định ngành ngân hàng hoặc những sai phạm khác.

Tin đồn cũng xoay quanh vụ bắt bớ những lãnh đạo nổi tiếng của các tập đoàn khác.

Rõ ràng là không hề thiếu ứng cử viên ở đây.

Quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam cực kỳ yếu kém, và không ở đâu yếu kém bằng ngành ngân hàng.

Những người chủ ngân hàng đầu tư vào các ngân hàng nhỏ hơn và hàng loạt các quỹ cũng như các công ty đầu tư cho các doanh nghiệp liên quan vay nợ và thậm chí đươc quản lý trực tiếp bởi các cổ đông ngân hàng.

Một số tập đoàn Nhà nước đã chiếm vị trí trong các ngân hàng cổ phần hoặc tự mở ngân hàng riêng của mình và hướng các khoản vay về công ty con của mình.
Description: Vinashin

Không thiếu những 'ứng cử viên' cho danh sách thành phần sai phạm trong quản lý kinh tế của Chính phủ Việt Nam

Một trong những số này là các công ty cổ phần hợp tác mà ít nhất là chịu quản lý một phần bởi những lãnh đạo của Tập đoàn Nhà nước.

Sự sở hữu chéo và những khoản vay có liên quan đến nhau đã đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng tín dụng bất thưởng của Việt Nam, cũng như tỷ lệ khối nợ xấu cao ngất.

Chất lượng của vốn ngân hàng cũng là một điều đáng nghi vấn., vì những người chủ ngân hàng có những sở hữu và khoản vay ngầm từ chính quyền để đạt được yêu cầu vốn.

Một số những Tập đoàn Nhà nước đang bơi trong nợ.

Dựa theo thống kê của Bộ Tài Chính, nợ tại Tập đoàn điện EVN đã vượt qua mức 12,5 tỷ đôla trong năm 2010, thống kê gần nhất được công khai.

Tập đoàn xây dựng Sông Đà cũng đã báo cáo khoản nợ gấp chín lần giá trị tài sản trong cùng năm.

Hiện tại, Tập đoàn Sông Đà đang tiến hành tái cơ cấu với sự hậu thuẫn qua các khoản tiền được bơm vào từ Ngân hàng phát triển Á Châu.

Những ứng cử viên còn có Petrolimex, tập đoàn độc quyền về xăng dầu, và Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị.
Không hợp lý
Những tập đoàn Nhà nước ngập nợ và không sinh lời mang rắc rối đến cho các ngân hàng cho vay, vốn hầu hết là những ngân hàng thương mại của Nhà nước. Khi bụi đã được phủ sạch, họ cần đươc tái huy động vốn.

Vì vậy, Chính phủ có rất nhiều lý do để làm sạch ngành ngân hàng, cho dù điều này có nghĩa là đánh động các thế lực trong thị trường tài chính.
"Minh bạch và đáng tin cậy là hai yếu tố chính trong việc xác định và giảm sai phạm ngành ngân hàng cũng như rủi ro trong hệ thống."
Cũng không bất ngờ khi động thái đầu tiên của Chính phủ, đó là đưa vấn đề ra dưới dạng xử lý pháp luật, dù gì đi nữa đây vẫn là một Chính phủ đóng vai trò đặc vụ kiểm soát nền kinh tế ở các cấp Trung ương cho đến cấp tỉnh.

Tuy nhiên chỉ tội phạm hóa sự vi phạm đối với quy định ngành ngân hàng làm dấy lên hai giả thiết không hợp lý đối với Việt Nam:

Thứ nhất, điều này dựa trên giả thiết rằng Chính phủ, hoặc các cơ quan chính phủ không hề dính líu đến, hoặc ít nhất là ngấm ngầm liên quan đến trong việc xây dựng những mối quan hệ bất hợp pháp giữa các tổ chức tài chính và những hoạt động bất hợp pháp khác.

Thứ hai, điều này có nghĩa là việc vi phạm không được liệt vào đặc thù của những tổ chức tài chính lớn và nhỏ, đồng thời cho rằng những sai phạm có thể diễn ra mà không ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. Điều này có thể là quá lạc quan.

Minh bạch và đáng tin cậy là hai yếu tố chính trong việc xác định và giảm sai phạm ngành ngân hàng cũng như rủi ro trong hệ thống.

Việc xem những vấn đề này là như là vấn đề an ninh quốc gia sẽ không giúp thực hiện được những mục tiêu nói trên.

Câu hỏi ở đây là việc liệu có hay không các cử tri trong chính phủ ủng hộ sự thống kê nghiêm ngặt hơn, các chuẩn mực báo cáo cao hơn, cũng như việc liệu hệ thống báo chí lợi hại của Việt Nam có được bật đèn xanh để báo cáo tham nhũng ở cả khu vực tư doanh và quốc doanh hay không.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:44:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

 (Bản tiếng Anh ở phía dưới. The English translation is below the Vietnamese version.)
Cuối 2003: Phần mềm iCMS đoạt giải nhất cuộc thi Trí Tuệ Việt Nam 2003 bị phát hiện đã sao chép và Việt hóa một phần mềm mã nguồn mở quốc tế mà không đề nguồn. Diễn đàn Tin học (ddth.com) của Dương Vi Khoa là nơi bàn luận sôi nổi về vấn đề này, thu hút sự chú ý của giới công nghệ thông tin.

2004: Nhân vụ iCMS, diễn đàn ddth.com mở box X-cafe do YunaAdmirer điều hành bàn về xã hội, dần dần mở cả sang các lĩnh vực khác như lịch sử, chính trị, đối nội đối ngoại. Được rất nhiều thành viên tham gia tranh luận, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều phản đối bởi hai lý do chính: 1) chính trị - xã hội là vấn đề không liên quan đến diễn đàn tin học; 2) e ngại nội dung trao đổi nhạy cảm của box X-cafe sẽ làm ddth.com bị vạ lây và có thể bị đóng cửa.

2005: Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam (chính thức khai trương ngày 24-6-2005 trên thế giới).

13-9-2005: Sau khi Dương Vi Khoa ra quyết định đóng của box X-cafe (mà theo nguồn tin không chính thức thì đó là do có lệnh từ phía cơ quan an ninh), các thành viên cũ của box quyết định mở một diễn đàn X-cafevn.org độc lập. Tôn chỉ mới của diễn đàn là "Tôn trọng sự khác biệt" với mục đích khuyến khích trao đổi cởi mở về các chủ đề chính trị - xã hội.

2006-2008: Giai đoạn bùng nổ của Yahoo! 360°, mở ra cả một thế giới mới trong lĩnh vực truyền thông Internet. Các blogger viết, chụp ảnh, chia sẻ file dữ liệu, và kết nối với nhau. Xuất hiện khái niệm “văn học mạng”. Một thế hệ nhà văn hình thành trên mạng khi họ viết truyện ngắn, tiểu thuyết, đăng dài kỳ trên blog. Một số gương mặt nổi tiếng gồm Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Hầu hết là phụ nữ, tuổi từ 20-30, và nói chung hạn chế viết về chính trị, tập trung vào thơ văn.

Một số blogger tăng view bằng cách đăng tải những bài viết và ảnh liên quan tới các chủ đề tình dục và người nổi tiếng: Cô Gái Đồ Long, Only You, Tắc Kè, Vàng Anh. Có một số ít blogger chính trị và chưa ai nổi tiếng: Vàng Anh (nổi tiếng chủ yếu ở phần nội dung liên quan đến sex và kinh dị), Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm.

25-8-2007: Hà Kin ra mắt cuốn “Chuyện tình New York”, một tác phẩm “văn học mạng” kể lại những cuộc “phiêu lưu tình ái” của một cô gái Việt Nam ở thành phố New York.

12-10-2007: Scandal “clip Vàng Anh” nổ ra, khi một video clip 5 phút ghi lại cảnh quan hệ phòng the của Hoàng Thùy Linh, nữ diễn viên tuổi teen nổi tiếng, đóng vai chính trong series phim truyền hình “Nhật ký Vàng Anh”, bị tung lên Youtube, sau đó bị gỡ nhưng đã kịp lan khắp mạng Internet tại các địa chỉ như cafechieu, sex9x, v.v. Tối 14-10, VTV3 dành riêng một chương trình cho ê-kíp làm phim “xin lỗi khán giả”. Đêm 15, rạng sáng 16-10, một đoạn phim khác, dài tới 16 phút, được phát tán trên một loạt trang web. Ngày 25-10, bốn sinh viên bị bắt giam vì tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Tắc Kè là blog đầu tiên đăng tải các clip sex cùng một loạt chuyện thâm cung bí sử liên quan đến các nhân vật chính trong phim. Sau đó tới Vàng Anh (nick Vàng Anh được đặt theo tên nhân vật chính trong bộ phim truyền hình “Nhật ký Vàng Anh”). Với triết lý “tình dục, chính trị, kinh dị”, Tắc Kè và Vàng Anh trở thành hai blog “cực hot” trong giai đoạn 2007-2008.

Chủ nhật, 9-12-2007: Những cuộc biểu tình đầu tiên của blogger ở Hà Nội và TP.HCM chống việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập khu hành chính mang tên Thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

X-cafe là một trong các diễn đàn tích cực tham gia tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP.HCM. Các thành viên X-cafe cũng có mặt tại các cuộc biểu tình này.

1-2-2008: Tạp chí X-cafe số 1 ra đời.

9-4-2008: "Chi bộ Sài Gòn" gồm nhiều thành viên gạo cội của X-cafe, tham gia từ thời box X-cafe bên ddth.com, bị cơ quan công an triệu tập xoay quanh việc tham gia diễn đàn X-cafevn.org và viết bài "tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước, tạo tâm lý hoang mang cho xã hội". Họ bị buộc phải cam kết không tham gia X-cafe kể từ đây.

20-4-2008: Blogger Điếu Cày bị bắt, sau đó bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội “trốn thuế”.

29-4-2008: Thanh niên biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM, phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Quy mô biểu tình khá nhỏ.

Đầu tháng 11-2008: Tin tức về “đại dự án” khai thác bô-xít ở Tây Nguyên bắt đầu lan truyền cả trên báo chí chính thống và cộng đồng blog. Một số trí thức gửi bản kiến nghị đầu tiên đề nghị xem xét lại toàn bộ dự án.

28-11-2008: Admin Tqvn2004 ra thông báo "Tiễn chân chống cộng cực đoan" khỏi X-cafe. Quyết định này bị khá nhiều thành viên gạo cội của diễn đàn phản đối và kết quả sau đó là thông báo này được gỡ xuống và Tqvn2004 từ bỏ vị trí admin của diễn đàn X-cafevn.org.

14-1-2009: VietNamNet đăng tải lá thư của Tướng Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đề ngày 5-1-2009, đề nghị dừng triển khai dự án bauxite Tây Nguyên.

22-1-2009: Dân Luận ra đời, theo đuổi con đường báo chí công dân, lấy Khách quan, trọng lý và đa nguyên làm tôn chỉ. Dân Luận nằm cùng server với diễn đàn X-cafevn.org.

Tháng 3-2009: Bắt đầu nổi lên một trang Yahoo! 360° nổi tiếng dưới tên gọi “Change We Need”, công kích trực tiếp dự án bauxite Tây Nguyên.

Blog “Change We Need” cung cấp cho độc giả những thông tin không thể kiểm chứng về chính quyền và mối quan hệ với phía Trung Quốc, chẳng hạn viết rằng “Bauxite Tây Nguyên – huyệt mộ triều đại cộng sản tự đào chôn mình”.

24-5-2009: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc Công ty Một Kết Nối, bị bắt.

Giữa năm 2009: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và TS. Nguyễn Thế Hùng lập một website phản biện dự án bauxite Tây Nguyên.

11-6-2009: TS. luật Cù Huy Hà Vũ đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do đã ký Quyết định số 167/2007 phê duyệt quy hoạch dự án bauxite Tây Nguyên.

13-6-2009: Luật sư Lê Công Định bị bắt. Theo cơ quan an ninh, ông Thức và ông Định là tác giả của blog “Change We Need”.

18-6-2009: Blog Free Lê Công Định (freelecongdinh.wordpress.com) ra đời.

13-7-2009: Yahoo! 360° đóng vĩnh viễn. Cộng đồng blogger Việt Nam bị xé nhỏ. Một số tự động chuyển sang dùng Yahoo! 360° Plus. Số khác dùng Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, v.v.

Sau vụ Yahoo! 360° đóng cửa, Facebook nhanh chóng nổi lên như là mạng xã hội được ưa chuộng nhất. Blog Anh Ba Sàm trở thành điểm “tụ họp” của những người quan tâm đến chính trị. Chủ nhân gọi blog này là “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”, một cách gọi có hàm ý giễu nhại Thông Tấn Xã Việt Nam (“Tin vỉa hè” là từ người Việt Nam dùng để chỉ chuyện ngồi lê ngôi mách, tin vịt, tin không được kiểm chứng mà mọi người kháo nhau khi đang ngồi café vỉa hè).

Nhiều blog mới về chính trị ra đời trong giai đoạn 2009-2010 như là kết quả của vụ đóng cửa Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, v.v. Quê Choa là của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phong cách hài hước, thậm chí đôi khi tục, của ông được rất nhiều người đọc ưa thích. Trương Duy Nhất là nhà báo, đã tuyên bố nghỉ viết báo chuyên nghiệp để viết blog cho tự do. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một người nghiên cứu về ca trù.

27-8-2009: Người Buôn Gió bị bắt. Phạm Đoan Trang bị bắt ngày hôm sau, rồi đến Mẹ Nấm vài ngày sau đó. Ba người lần lượt được thả sau 9 ngày đêm.

Khoảng tháng 9-2009: Facebook bắt đầu bị chặn. Cộng đồng Facebook truyền nhau cách vượt tường lửa.

Cuối tháng 12-2009: Facebook bị chặn lần thứ hai, mạnh mẽ hơn.

20-1-2010: Diễn đàn X-cafevn.org và Dân Luận bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) lần đầu tiên, trùng hợp với thời điểm chính quyền Việt Nam xét xử bốn nhà bất đồng chính kiến: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long về tội hoạt động lật đổ chính quyền.

28-2-2010: Nhóm hacker Sinh Tử Lệnh đột nhập vào X-cafevn.org và Dân Luận lần thứ nhất, lấy đánh cắp thông tin cá nhân của các thành viên và tung lên mạng tại trang sinhtulenh.org. Nhóm hacker này đã có hoạt động phá hoại với các trang blog/ web "lề trái" từ trước, nhưng đây là lần đầu họ xuất hiện với danh xưng Sinh Tử Lệnh.

23-8-2010: Trang blog Danlambao ra đời. Danlambao tức là Dân Làm Báo, một cách gọi có hàm ý làm đối trọng với báo chí quốc doanh.

Cùng thời gian này, Freelecongdinh, các trang Thư Viện Hà Sĩ Phu, Thông Luận, Tiền Vệ, X-Caphe, Talawas lần lượt bị tin tặc tấn công, không còn truy cập được nữa.

26-10-2010: Cô Gái Đồ Long bị bắt vì đã viết một entry “bôi nhọ” một tướng công an.

5-11-2010: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt trong một khách sạn ở TP.HCM sau một vụ “đột kích” của công an.

4-4-2011: Phiên xử sơ thẩm ông Cù Huy Hà Vũ. Phiên phúc thẩm tổ chức sau đó bốn tháng, vào ngày 2-8, y án 7 năm tù đối với ông Vũ.

26-5-2011: Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang Facebook, thành lập ngày 30-4-2010) kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.

5-6-2011: Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra cả ở Hà Nội và TP.HCM. Trang blog của Nguyễn Xuân Diện và Anh Ba Sàm (nay gọi là Ba Sàm) nổi lên như là hai “điểm hẹn” trên mạng của người biểu tình. Cả hai blog thường xuyên bị hack và tấn công đánh phá, có thể do cả an ninh mạng Việt Nam lẫn lực lượng hacker đỏ của Trung Quốc.

Về những blogger một thời nổi tiếng như Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… họ vẫn viết, nhưng cũng đã có thêm nhiều gương mặt mới, cho nên dường như giờ đây chinh phục, thu hút độc giả có phần khó khăn hơn ngày xưa. Hơn nữa, khi mà Việt Nam đang trải qua suy thoái kinh tế thì có lẽ các chủ đề như chuyện tình cảm lãng mạn sẽ bớt được ưa thích. (Không có nghĩa là độc giả sẽ đổ xô sang đọc tin tức về chính trị).

9-6-2011: Tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Viking II (cũng của PetroVietnam).

12-6-2011: Biểu tình lần thứ hai ở Hà Nội và TP.HCM. Biểu tình ở TP.HCM bị đàn áp. Có những bức ảnh chụp cảnh công an mặc thường phục đánh người biểu tình trẻ trên đường phố Sài Gòn.

19-6-2011: Biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là cuộc biểu tình lần cuối của blogger TP.HCM trong mùa hè 2011. Với Hà Nội, phong trào xuống đường còn kéo dài cho tới ngày 21-8-2011, khi 47 người bị bắt và một số người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” (cũng tương tự tội “kích động bất ổn xã hội” ở Trung Quốc).

23-8-2011: X-cafevn.org và Dân Luận bị hacker Sinh Tử Lệnh đột nhập lần thứ hai, xóa sạch cơ sở dữ liệu.

5-1-2012: Bùng nổ sự kiện “tiếng súng Tiên Lãng” ở Hải Phòng: Hai anh em nông dân Đoàn Văn Vươn – Đoàn Văn Quý dùng súng và mìn tự chế chống lại cuộc tấn công của công an địa phương. Báo chí chính thống và giới blogger cùng vào cuộc đưa tin, viết bài bình luận.

24-4-2012: Vụ cưỡng chế đất đai tai tiếng xảy ra ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Blogger đi đầu đưa tin, sau đó đến báo chí chính thống.

Thứ ba, 29-5-2012: Quan Làm Báo (quanlambao.blogspot.com) xuất hiện với bài viết đầu tiên: “Chuyện tình Tâm và Mạnh”.

Thứ bảy, 23-6-2012: Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” và hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Thứ tư, 27-6-2012: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tổ chức họp báo phản đối CNOOC và Trung Quốc.

Chủ nhật, 1-7-2012: Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Hà Nội và TP.HCM. Các cuộc biểu tình còn tiếp tục vào các ngày chủ nhật 8-7, 22-7, và 5-8-2012.

Thứ hai, 20-8-2012: Ông Nguyễn Đức Kiên, sáng lập viên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tên thường gọi “bầu Kiên”, bị bắt giam. Sự việc được báo trước trên blog Quan Làm Báo, kéo theo một chiến dịch thông tin rầm rộ tiếp sau đó trên blog này, mang đầy màu sắc “thuyết âm mưu”.


* * *


A BRIEF HISTORY OF THE BLOGGING MOVEMENT IN VIETNAM

End 2003: iCMS, the software product that won the first prize in the Vietnam Intelligence Contest 2003, is found to commit piracy by copying and localizing an international open source software without tribute. The case leads to an ebullient discussion around the topic on Dương Vi Khoa’s Informatics Forum (ddth.com), attracting much attention of the IT community.

2004: On the same occasion, the Informatics Forum sets up box X-café, administered by YunaAdmirer, to discuss social issues. The box will later be expanded to other areas such as history, politics, domestic and foreign policy. Many members join the discussions, but at the same time, many others protest for two major reasons. First, political-socio issues go beyond the spectrum of attention of the forum. Second, sensitive topics discussed in box X-café may get ddth.com involved and closed down.

2005: Yahoo! 360° came to Vietnam after officially launched on June 24th in the US.

September 13th, 2005: Following Dương Vi Khoa’s decision to close box X-café, which unofficial sources attribute to an order by public security offices, old members of X-café open another, independent forum, X-cafévn.org. Its philosophy is “To respect the difference”, aimed at encouraging open dialogues on political-socio topics.

2006-2008: Yahoo! 360°'s boom years, the dawn of a whole new world of Internet media. We Vietnamese wrote, photographed, shared files, and got connected with each other. A generation of “net-writers” forms as fiction authors write chick-lit (chicken literature) including novel, short stories, feuilleton, and post their works to blogs everyday. Prominent figures included Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Most of them are women in their 20s, and most of them stayed away from politics, only focusing on their chick-lit works.

Some bloggers try to increase page views by publishing titillation entries and photos, as well as contents related to celebrities: Cô Gái Đồ Long (The Dragon-killing Lady), Only You, Vàng Anh.

There are also a few political bloggers, but none of them are famous yet: Vàng Anh (mainly known for sex-related entries and thrillers), Người Buôn Gió (Wind Trader), Anh Ba Sàm (a former public security officer).

August 25th, 2007: Blogger Hà Kin launches her book, “New York Love Story”, a typical “net fiction” that tells love stories of a Vietnamese young girl in New York City.

October 12th, 2007: Sex scandal “Vàng Anh” breaks out when a five-minute video tape filming sexual intercouse of Hoàng Thùy Linh, the teen star featuring the female protagonist in TV serial drama “Vàng Anh’s Diary”, is posted to Youtube and, before removed, spreads over Internet at a variety of webpages such as cafechieu, sex9x, etc.

On the evening of October 14th, a whole TV show is devoted by VTV3 to the filmmakers for their “apologies to audience.” On early October 16th, another video tape whose length reaches 16 minutes is disseminated on web. On October 25th, four students are arrested for “disseminating debauched cultural products.”

Tắc Kè is the first blog to post the video tapes and “behind-the-curtain” stories related to their protagonists. Second to Tắc Kè is Vàng Anh, whose nick is named after the female protagonist in the serial drama “Vàng Anh’s Diary.” With their “philosophy” of blogging being “sex, politics and thrillers”, Tắc Kè and Vàng Anh are the two hot bloggers in the period 2007-2008.

Sunday, December 9th, 2007: First protests by bloggers in Hanoi and HCMC opposing China’s ratification of a plan to set up “Sansha City” to administer the Spratly and Paracel islands.

X-café is one of the forums that actively involve in reporting on these anti-China protests in both Hanoi and HCMC. Its members are also present in these protests.

February 1st, 2008: The first X-café magazine is introduced.

April 9th, 2008: Members of “The Saigon party cell”, including many veteran members of X-café since its times on ddth.com, are summoned by public security officers for interrogation around their X-cafevn.org membership and their articles “defaming the Party and the State, creating frizzon of fear among the society.” They are forced to undertake that they will renounce X-cafevn.org.

April 20th, 2008: Blogger Điếu Cày arrested. He would later be sentenced to 2 years and 6 months in prison for “tax evasion”.

April 29th, 2008: Youths protested at the Olympic Torch Relay in Hanoi and HCMC. The scope of the protests was rather small.

Early November 2008: News about the “great project” of bauxite mining in Tây Nguyên (Central Highland of Vietnam) begins to spread on both mainstream media and in the blogosphere. Some intellectuals and pundits make the first petition urging a review of the whole project.

November 28th, 2008: Admin Tqvn2004 publishes the declaration of “Goodbye to anti-communist extremists” on X-cafevn.org. The declaration is criticized by many veteran members of the forum. Consequently, it is removed and Tqvn2004 resigns himself from admin of X-cafevn.org.

January 1st, 2009: VietNamNet publishes a letter from General Giáp to Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, dated January 5th, requesting the cancellation of the bauxite mining project.

January 22nd, 2009: Dân Luận is founded in pursuit of a civil press, whose guideline is observing “neutrality, rationality, and pluralism.” Dân Luận shares the same server with X-cafevn.org.

March 2009: A new political Yahoo! 360° blog, “Change We Need”, becomes famous by directly attacking the bauxite mining project.

This blog provided readers with unverifiable information about the government and its relations with Chinese counterparts. “The Tay Nguyen bauxite mining project: a grave the Vietnamese communist regime digs for itself,” it said.

May 24th, 2009: Trần Huỳnh Duy Thức, CEO of the One-Connection IT company, is arrested.

Mid-2009: Professor Nguyễn Huệ Chi, elementary school teacher Phạm Toàn, and Dr. Nguyễn Thế Hùng set up a website critical of the bauxite mining project (http://bauxitevn.info). It was hacked and subjected to denial of service attacks hundreds of times.

June 11th, 2009: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ filed a lawsuit against Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng for signing the Decision no. 167/2007 in approval of the Tây Nguyên bauxite mining project.

June 13th, 2009: Lawyer Lê Công Định is arrested. It turned out that Thức and Định were behind “Change We Need.”

June 18th, 2009: Blog Free Lê Công Định (freelecongdinh.wordpress.com) is introduced.

July 13, 2009: Yahoo! 360° is closed down permanently. The community of bloggers in Vietnam splits up. Some automatically moved to Yahoo! 360° Plus. Others choose Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, etc.

Following the closedown of Yahoo! 360°, Facebook soon emerges as the most popular social network. Anh Ba Sàm’s blog becomes a hot “meeting point” for those who pay attention to politics. He calls his blog “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” or “The Sidewalk News Agency”, mocking Vietnam News Agency. (Sidewalk news is Vietnamese slang for “gossip”, “canards” or “unverifiable information” that people tell each other when they are fooling away their time at sidewalk cafes).

Many new blogs on politics were created in 2009-2010 as a result of the closing of Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, etc. Quê Choa is the blog of Nguyễn Quang Lập, a fiction writer and scriptwriter, whose humourous, even vulgar style was very popular with audience. Trương Duy Nhất is a mainstream reporter, who declared that he quit professional journalism to focus only on blogging as a free man. Nguyễn Xuân Diện, Ph.D., is a researcher on Vietnam’s ca trù (a Vietnamese folk song genre).

August 27th, 2009: Người Buôn Gió is detained. Phạm Đoan Trang is detained on the following day, and then Mẹ Nấm a few days later. The three were released respectively after a nine-day detention.

Around September 2009: Facebook is blocked for the first time. Facebookers pass on to each other the guidelines of how to bypass firewall.

Late December 2009: The second blockade of Facebook, which is much more fierce.

January 20th, 2010: X-cafevn.org and Dân Luận are subjected to denial of service attacks for the first time, coinciding with the court of four political dissidents: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức and Lê Thăng Long, accused of “carrying out activities to overthrow the people’s administration.”

February 28th, 2010: Hacker group Sinh Tử Lệnh penetrates X-cafevn.org and Dân Luận, stealing private registrations of members and posting them to web at sinhtulenh.org. While this group has previously attacked and damaged “left-sided” blogs and websites, this is the first time they appear under the alias Sinh Tử Lệnh.

August 23rd, 2010: Danlambao is founded. Danlambao means Dân Làm Báo, “citizens do journalism,” as opposed to state-owned media.

At the same time, Freelecongdinh (the forerunner of Danlambao), Thư viện Hà Sĩ Phu, Thông Luận, Tiền Vệ, X-Caphe, Talawas are all attacked by hackers to become inaccessible.

October 26th, 2010: “Social blogger” Cô Gái Đồ Long is arrested for having posted an entry “defaming” a public security officer, General Nguyễn Khánh Toàn, and accused of committing libel.

November 5th, 2010: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ is arrested in a hotel in HCMC in an apparent “ambush” by policemen.

April 4th, 2011: First trial of Cù Huy Hà Vũ. Four months later, on August 2nd, an appeal court would confirm Vũ's sentence of 7 years imprisonment for “disseminating anti-state propaganda”.

May 26th, 2011: Chinese maritime surveillance vessels cut seismic exploration cables of PetroVietnam’s Bình Minh 2 (Dawn 2) vessel in Vietnam’s exclusive economic zone. A burst of anger spreads on the Internet, including the blogosphere and Facebook. The Nhật Ký Yêu Nước (Dairy of Patriotism, a Facebook page created on April 30th, 2010) called for protests against China.

Sunday, June 5th, 2011: Protests broke out in both Hanoi and HCMC. Nguyễn Xuân Diện and Anh Ba Sàm (now known as Ba Sàm) emerge as prominent rallying points for protestors. Both blogs are regularly hacked and attacked, arguably by both Vietnamese internet police (red guards) as well as Chinese hackers. Whereas Ba Sàm just quoted sources from both mainstream and unmainstream media, adding some satiric comments, Nguyễn Xuân Diện seemed to have “overstepped” by posting even the calls for protests, advertising the place and time to rally. It is said this may be part of the reason why Diện has always been in trouble with policemen and in danger of arreste anytime, while Ba Sàm was apparently safe.

Once-famous bloggers Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… are not much heard of now. They keep writing, but there have also been many new faces in chick-lit; thus it looks more difficult now for them to win the hearts of readers. Moreover, when Vietnam is undergoing economic recession, books on such subjects as imaginary romance, home and family, etc. would possibly become less attractive. (This does not necessarily mean that audience will rush to political news and stories instead).

June 9th, 2011: Chinese fishing boats damaged seismic exploration cables of Viking II, another PetroVietnam vessel.

June 12th, 2011: Protests in HCMC are suppressed brutally. Photos circulate on Internet showing plainclothes policemen knocking down young protestors on the streets of Saigon.

June 19th, 2011: Third Sunday of protests in Hanoi and HCMC. This was the last “bloggers' protest” in HCMC. In Hanoi, protests continued each Sunday until August 21st, when 47 people were arrested, some of them accused of “disrupting public order” (similar to “inciting social disorder” in China).

August 23rd, 2011: X-cafevn.org and Dân Luận are hacked for the second time by Sinh Tử Lệnh. All data are removed.

January 5th, 2012: The Tiên Lãng shootout break out in the suburb of Hải Phòng when two fish farmers, Đoàn Văn Vươn and his younger brother Đoàn Văn Quý, using improvised mines and muskets, fight back an eviction by local policemen. Mainstream media and blog community are both driven into the incidence, carrying news, analyses and commentaries.

April 24th, 2012: A notorious land grab take place in the district of Văn Giang, on the outskirts of Hưng Yên province. Bloggers go first in reporting news about it, followed by official media.

Tuesday, May 29th, 2012: Quan Làm Báo (quanlambao.blogspot.com) is introduced, its first entry being “The Love Story of Tâm and Mạnh.”

Saturday, June 23rd, 2012: China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) offers for joint cooperation with foreign companies nine offshore blocks which are located in the seas bounded by the notorious “ox tongue line”, well within Vietnam’s exclusive zone and 200-nautical mile continental shelf.

Wednesday, June 27th, 2012: Vietnam National Petroleum Group (PetroVietnam) holds press conference to protest CNOOC and China’s bidding.

Sunday, July 1st, 2012: Anti-China protests outbreak in Hanoi and HCMC, and will continue on Sundays of July 8th, July 22nd and August 5th, 2012.

Monday, August 20th, 2012: Nguyễn Đức Kiên, known as “bầu Kiên” (Vietnamese for “manager Kiên”), a prominent tycoon and soccer manager, founder of the Asia Commercial Bank (ACB), is detained. The arrest, which has previously been mentioned on the blog Quan Làm Báo, entails a deluge of information on this blog, which seems to be profoundly haunted by conspiracy theory.


----------------

Acknowledgement is made to the administrators of Dân Luận, Vàng Anh, for their contribution to this writing.

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 07:44:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
(GDVN) - Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều Lương Trung Quốc đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới hạn”.

Ngày 29/8, Thiếu tướng Kiều Lương, giáo sư chiến lược Học viện Chỉ huy Không quân, Phó Tổng thư ký Ủy ban Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc có bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) và biển Đông (một cách bất hợp pháp), đồng thời bày đặt cách thức kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng biển có liên quan.

Theo Kiều Lương, những công dân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Senkaku vừa qua là một sự bảo vệ nghiêm túc đối với chủ quyền quốc gia. Tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc hoạt động chấp pháp (trái phép) ở vùng biển bãi cạn Scarborough cũng là “sự biểu thị công khai và bảo vệ đối với chủ quyền quốc gia của Trung Quốc”.

Kiều Lương đánh giá, trong năm qua, trước tiên là bãi cạn Scarborough ở biển Đông, kế tiếp là đảo Senkaku ở biển Hoa Đông đã liên tiếp nổi lên tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, gây chú ý cho dư luận trong và ngoài nước, thời cơ và cường độ xảy ra cũng nhiều dư vị.

Kiều Lương chỉ ra 3 “nguyên nhân” làm cường độ tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông đột ngột mạnh lên: Một là ý thức an ninh và ý thức “bảo vệ quyền lợi biển” của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Theo Kiều Lương, do tài nguyên trên thế giới khan hiếm và do Trung Quốc có nhu cầu tài nguyên ngày càng lớn, nên Trung Quốc đã và sẽ rắn mặt, bất chấp luật pháp quốc tế.

Hai là, Nhật Bản tăng cường kiểm soát đối với vùng biển xung quanh đảo Senkaku và “một số nước Đông Nam Á gia tăng chủ quyền, tài nguyên dầu khí ở biển Đông khiến TQ đứng ngồi không yên mặc dù các tuyên bố chủ quyền của TQ tại các khu vực này đều phi pháp, phi lý.



Ba là, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang hướng Đông (khu vực châu Á-Thái Bình Dương), theo ý chủ quan của Kiều Lương thì điều này “làm cho một số nước láng giềng có sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc”.

Với ba nguyên nhân trên, ông tướng học giả này đã đổ lỗi hết cho các nước xung quanh và coi như Trung Quốc chỉ ứng phó bị động trong thời gian vừa qua với các vấn đề tranh chấp đảo Senkaku, tranh chấp bãi cạn Scarborough cho tới tranh chấp biển Đông.

Theo đó, Kiều Lương nhấn mạnh, 3 nguyên nhân, 3 yếu tố trên thúc đẩy lẫn nhau, đã tạo ra cục diện tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông ngày càng gay gắt hiện nay. Ông nói: “Ở một góc độ nào đó, thực chất của tranh chấp biển Đông là sự va chạm/xung đột gián tiếp của Trung-Mỹ trong vấn đề biển Đông”.

Kiều Lương đổ lỗi cho Mỹ mà cho rằng, sau khủng hoảng tài chính, Mỹ ngày càng có ít con bài trong tay, nhưng Mỹ luôn tìm cách có được một con bài nào đó để ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ đã dùng con bài “vấn đề biển Đông” để chặn “chân sau” của Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không có thêm sức mạnh để thách thức bá quyền của Mỹ.

Kiều Lương cho rằng, ngay từ đầu năm 2012, Mỹ mạnh mẽ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao, an ninh, động thái dồn dập, “đã diễn xiếc liên tục làm hoa cả mắt”.

Trước hết là thông qua diễn tập quân sự ở biển Hoàng Hải để kéo gần hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Sau khi ổn định thế trận ở Đông Bắc Á, Mỹ quay đầu xuống phía nam, dùng phương thức diễn tập quân sự liên hợp để khuyến khích một số nước Đông Nam Á liên tục gây chuyện với Trung Quốc ở biển Đông - Kiều Lương nhận xét.

Sau đó, Mỹ bày tỏ “thiện chí” với Chính phủ Myanmar, đóng đinh chốt vào giữa Trung Quốc và Myanmar; đồng thời tiếp tục đàm phán với Singapore về vấn đề triển khai tàu chiến đấu duyên hải tốc độ nhanh; xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược” với Ấn Độ.

Kiều Lương nghĩ rằng, các nước Đông Nam Á không muốn bất cứ nước lớn nào chủ đạo/lãnh đạo khu vực này, vì vậy đứng trước một nước Trung Quốc trỗi dậy, họ hy vọng lôi kéo Mỹ để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. Nhưng, các nước nhỏ “chơi trò cân bằng giữa các nước lớn, xưa nay đều rất nguy hiểm”. Theo Kiều Lương, Philippines “ngây thơ” cho rằng, Mỹ sẽ giúp không cho Philippines.

Bàn về cách thức kiểm soát biển Đông, Kiều Lương nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh về sức mạnh kinh tế và quân sự. Nhưng điều quan trọng nhất là, tư duy, tâm tính và phương pháp phải tích cực thay đổi theo tình hình của bản thân Trung Quốc và tình hình quốc tế.

Kiều Lương cho rằng, "về cách thức bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia, từ chiến lược tới sách lược phải có sự tính toán tổng thể, đối phó với biện pháp tổ hợp thì phải có “quyền thuật tổ hợp”".

Kiều Lương nhận định sặc mùi hiếu chiến, vô trách nhiệm rằng, "hiện nay không thể gác lại tranh chấp nước, có nước láng giềng “xấu xa” đang ngày càng ngang ngược ở cửa nhà của Trung Quốc. Trong tình hình đó, “phải đánh ngã họ, đoạt lại đồ của mình”; còn một biện pháp nữa là đàm phán giải quyết. Ông này cho rằng, trong giải quyết tranh chấp quốc tế, lợi ích hoàn toàn không thể nhượng bộ thì không thể nhượng bộ".




Kiều Lương tiếp tục nhấn mạnh “chủ quyền” phải “thuộc về Trung Quốc”, sự nhượng bộ của Trung Quốc là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Ông tường này coi đây là “đường biên ngang” (giới hạn). Nếu vượt qua đường biên này thì phải kiên quyết đến cùng, cùng “không” khai thác.

Ông nói rằng, “giấu mình” không phải là nhường nhịn, mà là “không muốn nói toạc ra”, là “nói nhẹ nhàng”, việc nên làm thì phải làm và bắt buộc phải làm.

Kiều Lương cho rằng, các thủ đoạn đối đầu quân sự hiện đại rất đa dạng như có thể dùng quân đội, chiến tranh. Nhưng theo Kiều Lương, trong tranh chấp các hòn đảo ở biển Đông, nhìn từ góc độ quân sự, đánh (sử dụng vũ lực) không thành vấn đề, quan trọng là đánh rồi làm thế nào. Điều này không chỉ là vấn đề quản lý và xây dựng các đảo đá thế nào, mà là vấn đề đối mặt thế nào với thế giới, đặc biệt là Mỹ và ASEAN. Những vấn đề này phức tạp hơn nhiều, gai góc hơn nhiều so với “đánh”.

Trong vấn đề biển Đông, ở góc độ “chiến tranh siêu giới hạn”, ông tướng Kiều Lương cho rằng, phải học hỏi Mỹ, xem Mỹ xử lý các vấn đề tương tự thế nào, xem Mỹ nhiều lần “tấn công nhầm” ở biên giới Pakistan và nước khác như thế nào thì sẽ hiểu được vấn đề.

Nguyên lý của “chiến tranh siêu giới hạn” là thủ đoạn và tấn công “tổ hợp”. Trong vấn đề biển Đông, theo Kiều Lương, có thể vận dụng tấn công “tổ hợp”, khi ra trận phải tấn công đan chéo, không phải đâm đầu tấn công. Không đánh trận không có nghĩa là không sử dụng vũ lực, không có nghĩa là không có xung đột, quan trọng là phải kiểm soát cường độ thế nào.

Theo Kiều Lương, TQ phải vừa thông qua các hành động đặc biệt để nói rõ “giới hạn” do Trung Quốc bày đặt ra, vừa chưa đến mức đẩy tất cả các nước đến trạng thái chiến tranh.


Kiều Lương đoán là, nếu không thực sự động chạm đến lợi ích cốt lõi quan trọng của Mỹ thì Mỹ không sẵn sàng thậm chí không dám vì các nước như Philippines mà quyết đấu với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chiến lược lớn hơn phải lệ thuộc vào nhau.

Vì vậy, lợi ích của hai nước Trung-Mỹ không thể bị nước nhỏ “lừa lọc, bắt cóc”. Ngược lại, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột, thì cả hai bên đều chịu thiệt, chắc chắn sẽ làm xuất hiện cục diện về sự trỗi dậy của bên thứ ba như EU, Nga, Nhật Bản, thậm chí Ấn Độ, Brazil.

Vì vậy, Trung Quốc không nhất định đứng đối lập với Mỹ trong tất cả các vấn đề, quan trọng là xem có lợi cho mình hay không (quá thực dụng!). Trong ứng xử với yếu tố Mỹ, theo Kiều Lương thì Trung Quốc phải có “trí tuệ lớn nhất, sách lược cao nhất, nhẫn nại bền bỉ nhất”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhiều lần tuyên bố, Mỹ phải sử dụng sức mạnh thông minh (khéo léo), Trung Quốc cũng có thể làm như vậy.

Nhìn lại lịch sử, kinh nghiệm quan trọng nhất trong sự trỗi dậy của Mỹ là quyết không để mình đối đầu trực tiếp với đế quốc Anh, mà là cổ vũ các nước khác đối đầu với Anh, sau đó để bản thân trèo lên đỉnh một cách thuận lợi.

Kiều Lương cho rằng, Trung Quốc là một nước lớn trưởng thành, với ý nghĩa quốc gia hiện đại, Trung Quốc còn đang ở thời đại “trẻ con”, cần phải trả giá rất nhiều mới có thể học được cách làm một nước lớn hiện đại.

Người dân có cảm giác là Trung Quốc – một nước lớn mà lại còn “hèn nhát”, bởi vì người dân cũng đang “lớn lên”, không hiểu lắm về quy tắc trò chơi chính trị, quân sự của thế giới hiện nay. Trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc không chỉ phải có đầy đủ trí tuệ chiến lược, mà còn phải có đầy đủ nhẫn nại chiến lược.


Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj8Pbc8CmOOFjZN2MDuVtMyhldYr-gD87zNJHI4wTYGchdw_EBDzH6QVW5rsG-xCGboOcViHvLfkJOoz_rxqwHcMGrnmaQugxaFphV1OPL6btAfbpb0BnB9ZTu_P8oFEQeq0Gc0ptqLpH2A/s200/yellow_diem+tin.jpg
BREAKING NEWS
Chú ý: Tin được đưa lên mạng lúc 07h sáng và cập nhật bổ xung lúc 13-14h và tin tối lúc 20-21h hàng ngày.
-
Tin tặc tiếp tục tấn công hăm dọa Trương Duy Nhất (TDN) - Chiều 31/8/2012, website truongduynhat.vn lại bị hacker tấn công xóa sạch dữ liệu, đồng thời treo lại một bức ảnh hăm dọa rất lưu manh.
Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát ( BBC) - Vợ nạn nhân vụ chết người tại trụ sở công an Bến Cát, Bình Dương nói bản kết luận điều tra mới nhất về vụ việc “trả lời không đủ” các thắc mắc của gia đình.
Thơ gửi chú Lưu manh (Nguyễn Trọng Tạo) - Thế là chú đang voi/ Bỗng một tấc xuống chó/ Làm cho bao nhiêu người/Phải bưng mặt xấu hổ!
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) Báo của Đảng CSVN vừa đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là ‘thủ đoạn của diễn biến hòa bình’.
NÓI KHÔNG VỚI TÌNH TRẠNG CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh)Đọc được bài trên báo, biết được kết luận của cơ quan điều tra VKS Nhân dân Tối cao anh Nhựt chết là do tự tử và “anh Nhựt tự tử” là do “ân hận”, tôi thấy xót xa, thương chị Tuyền vô cùng.
Quanh co chuyện chùa (Nguyễn Thông) Một người bạn tôi than thở giá mà chúng nó không xóa sổ Hà Tây văn vật, cái nôi của văn hóa sông Hồng thì đâu đến nỗi này.
Bầu Kiên hay bầu Đức đang chi phối thị trường địa ốc? (VTC news) Thị trường bất động sản đang nổi sóng với thông tin bầu Đức đại hạ giá căn hộ và bầu Kiên bị bắt. Vậy ông bầu nào có thể chi phối được thị trường bất động sản?
Việt Nam ‘bủa lưới’ Trung Quốc( (BBC): “Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc”
Chết bất thường ở trụ sở công an (NLĐ) Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Ngày độc lập nghĩ về biển đảo (LĐ) - Di ngôn của Đức Trần Nhân Tông rướm máu trong mỗi lòng người: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác!”. Lời thề độc lập từ Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng” lại âm vang.
Vị tướng của Nhân dân (Sao Hồng)- Ngày sinh nhật lần thứ 102 (25/08) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua. Nhưng người ta sẽ còn viết và nghiên cứu nhiều về ông.
Kiến trúc sư Pháp trong vụ Bạc Hy Lai đã trở về Cam Bốt (RFI) - Kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers, đã đến Bắc Kinh theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc, để thẩm vấn về vụ cựu Bí thư Thành ủy ...
Nhật có nguy cơ cạn ngân sách do bế tắc chính trị (RFI) - Theo AFP, trong một cuộc họp báo ngày hôm nay, 31/08/2012, tại Tokyo, bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi thông báo là một số khoản chi từ ...
Air France xây nhà máy tại Trung Quốc: Lao động Pháp lo ngại (RFI) - Tập đoàn hàng không Pháp Air France, hôm nay 31/08/2012, cho biết dự định xây dựng hai nhà máy bảo trì phi cơ tại Trung Quốc, để ...
Trung Quốc gây khó cho hàng nhập khẩu Việt Nam? (RFI) - Báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây liên tiếp lên tiếng báo động về việc hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc bị ùn tắc ở vùng biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh cho đến Lạng Sơn.
Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc (RFI) - « The China Choice : Why America Should Share Power- Lựa chọn Trung Quốc : Tại sao Mỹ phải chia sẻ quyền lực » là tác phẩm mới của chuyên gia Úc, Hugh White. Theo đó, để duy trì hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ nhường lại cho Bắc Kinh phần thuộc Đông Dương cũ. Quan điểm này đã khiến nhiều nước trong vùng đau đầu, nhất là Việt Nam khi nhìn lại quá khứ lịch sử.
Syria :Phe nổi dậy tấn công táo bạo vào cơ quan chính phủ (RFI) - Sáng sớm hôm nay, 31/08/2012, đối lập võ trang tại Syria đã đồng loạt tấn công vào các tòa nhà của an ninh và lực lượng ...
Iran bác bỏ cáo buộc về chương trình hạt nhân tại Parchin (RFI) - Ngày hôm nay, 31/08/2012, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi, đã bác bỏ những cáo buộc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - AIEA trong việc ngăn cản ...
Mỹ đe dọa kiện tác giả cuốn sách về cái chết của Ben Laden (RFI) - Tiết lộ về “sự thật” liên quan đến cái chết của trùm khủng bố Ben Laden đang khiến cho bộ Quốc phòng Mỹ bực tức.
Apple bị thua trong vụ kiện Samsung tại Nhật (RFI) - Trong cuộc chiến bản quyền dai dẳng giữa hai đại gia Apple và Samsung, vào hôm nay, 31/08/2012, tập đoàn Mỹ Apple đã bị thất bại trong vụ kiện Samsung tại Nhật ...
Trung Quốc: Nạn nhân bội phản của Yahoo! mãn án 10 năm tù (RFI) - Nhà dân báo Vương Tiểu Ninh vừa ra khỏi nhà tù Trung Quốc vào hôm nay 31/08/2012.
Nhật Bản và Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục hội đàm cấp cao hơn (RFI) - Nhật Bản và Bắc Triều Tiên hy vọng sẽ sớm tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao hơn, trong đó có thể đề cập đến vấn đề các công dân Nhật bị bắt ...
Ngoại trưởng Mỹ dự Thượng đỉnh Nam Thái Bình Dương : Trung Quốc tức tối (RFI) - Hôm nay, 31/08/2012, bà Hillary Clinton đã đến quần đảo Cook, Nam Thái Bình Dương, trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến dự Diễn đàn Đảo quốc ...
Mỹ: Ứng viên Cộng hòa Mitt Romney hứa tạo hàng triệu việc làm (RFI) - Ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mỹ Mitt Romney, tối qua 30/08/2012, đã hứa hẹn với người dân là sẽ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm nếu ...
Hồng Kông: Học sinh tuyệt thực chống nhồi sọ chính trị (RFI) - Ba học sinh Hồng Kông bắt đầu một cuộc tuyệt thực ba ngày, kể từ hôm nay 31/08/2012, để phản đối dự án của chính phủ đưa chính trị vào học đường.
Syria: Các cơ quan cứu trợ vội vã di chuyển dân tị nạn khỏi các trường học (VOA) - Các cơ quan cứu trợ tại Syria và tại các nước kế cận vội vã di chuyển dân tị nạn ra khỏi các cơ sở giáo dục trước khi trường học bắt đầu hoạt động lại
Các nước châu Á đang tiến đến khu vực mậu dịch tự do rộng lớn (VOA) - Tổng Thư Ký ASEAN cho biết 16 quốc gia chiếm gần 1 nửa dân số thế giới đã đồng ý 'trên nguyên tắc' thành lập một khu vực mậu dịch tự do tại châu Á
Thế vận hội Paralympic khai mạc ở London (VOA) - Gần 4.300 vận động viên khuyết tật đại diện cho 166 quốc gia dự thế vận lần này và đây sẽ là kỳ Paralympic lớn nhất từ trước đến nay
London sôi động vì ‘Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu’ (VOA) - Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu, hôm 26 và 27/8 mang lại một niềm vui nữa cho những người tham gia ở London
Tăng trưởng kinh tế Ấn Ðộ rớt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay (VOA) - Tăng trưởng kinh tế ở Ấn Ðộ đã sụt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay, khẳng định tình trạng trì trệ trầm trọng trong nền kinh tế Á châu
Đình công ở Nam Triều Tiên (VOA) - Mười ngàn thành viên của Liên minh Công đoàn Nam Triều Tiên đã biểu tình để đòi thay đổi luật lao động
Hạn hán đẩy giá thực phẩm tăng cao (VOA) - Ngân hàng Thế giới nói rằng hạn hán ở Mỹ và các nước Đông Âu đang đẩy giá thực phẩm toàn cầu tăng cao rất nhiều
LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm cho Mali (VOA) - Người đứng đầu công tác cứu trợ của Liên hiệp quốc kêu gọi viện trợ thêm cho Mali, nơi một vụ khủng hoảng lương thực và chiến tranh ảnh hưởng tới hơn 4 triệu người
Ông Romney bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử (VOA) - Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mỹ, ông Mitt Romney, hôm nay bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử với những cuộc mít tinh tại các tiểu bang quan trọng
Miến Điện công bố danh sách từng phần những người được loại tên khỏi sổ đen (VOA) - Hôm thứ Năm, chính phủ đã tiến thêm một bước với việc công bố tên của hơn 1.000 người được loại tên ra khỏi sổ đen khét tiếng
ADB giúp Philippines biến rác thành năng lượng (VOA) - Ngân hàng Phát triển Á châu, ADB, cho biết họ đang hợp tác với công ty Proter & Gamble để xây các nhà máy biến rác thành năng lượng có thể sản xuất tới 2 megawatt điện
Bầu cử ở Angola bắt đầu, ông Dos Santos nắm chắc phần thắng (VOA) - Các cử tri đã bắt đầu đến địa điểm bỏ phiếu lúc 7 giờ sáng, giờ địa phương, để bỏ phiếu cho các nghị sĩ, những người sẽ chọn Tổng thống cho 5 năm tới
Apple thua Samsung trong vụ kiện ở Nhật về quyền sáng chế (VOA) - Một tòa án Nhật kết luận Samsung không đánh cắp công nghệ được sử dụng trong iPhones và iPads Apple để sản xuất dòng máy smartphone Galaxy và các máy tính bảng
Bão nhiệt đới Isaac trở thành một cơn áp thấp (VOA) - Trung tâm theo dõi bão của Hoa Kỳ cho hay Isaac di chuyển chậm chạp và yếu đi ở miền bắc tiểu bang Louisiana và theo dự kiến sẽ gây thêm mưa trong lúc di chuyển về hướng bắc
Cựu thống đốc Florida ủng hộ ông Romney, bênh vực cựu TT Bush (VOA) - Ông Jeb Bush nói ông bất bình khi thấy Tổng thống Obama chỉ trích và đổ lỗi cho cựu tổng thống George W. Bush về nhiều vấn đề hiện nay của nước Mỹ
Tòa án Pakistan kéo dài lệnh tạm giam trong vụ án báng bổ tôn giáo (VOA) - Một thẩm phán ở Pakistan đã quyết định kéo dài lệnh tạm giam một cô gái theo đạo Cơ đốc bị buộc tội báng bổ tôn giáo, một tội có thể bị xử tử ở Pakistan.
Động đất mạnh gần Philippines (VOA) - Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết cơn địa chấn dưới biển ngày hôm nay với cường độ 7.6 có tâm chấn ở mạn đông Philippines
Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA) - Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ quyết tâm thắt chắt quan hệ chiến lược giữa 2 nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung xây dựng hòa bình, ổn định ở châu Á Thái Bình Dương
Các lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạn (VOA) - Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói tình hình ở Syria không phải khủng hoảng nhân đạo mà là một cuộc khủng hoảng chính trị do là sự tàn ác và nhẫn tâm của chế độ Bashar al-Assad
Việt Nam đổi tội danh đối với ông Nguyễn Quốc Quân (VOA) - Việt Nam vừa gia hạn giam giữ nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quốc Quân và đổi tội danh cáo buộc ông từ ‘khủng bố’ sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’
Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển C212-400 (VOA) - Công ty Airbus Military đã bàn giao cho Việt Nam chiếc C212-400 đầu tiên trong số 3 máy bay tuần tra mà lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt mua
Việt Nam y án 8 cựu quan chức cấp cao của Vinashin (VOA) - Tòa phúc thẩm ở Việt Nam giữ nguyên các bản án tù đối với 8 cựu quan chức hàng đầu của công ty Vinashin vì trách nhiệm của họ trong vụ bê bối khiến công ty gần phá sản
Việt Nam là địa điểm thu hút hàng đầu ở Đông Nam Á đối với giới đầu tư Mỹ (VOA) - Việt Nam tiếp tục mời gọi giới đầu tư Tây phương với một thị trường tiêu thụ lớn, giá nhân công tương đối rẻ và 1 yếu tố khác được chú ý là quan hệ chính trị Việt-Mỹ tiếp tục cải thiện
Một lãnh tụ phe cực đoan ở Pakistan bị bắt giam (VOA) - Một phần tử Hồi giáo chủ chiến nổi tiếng ở Pakistan bị một tòa án nước này ra lệnh câu lưu về tội khích động hận thù giáo phái
Ngũ giác đài xem xét việc kiện tác giả cuốn sách về bin Laden (VOA) - Trong văn thư gởi cho tác giả, Ngũ giác đài nói ông này vi phạm thỏa thuận không tiết lộ mà ông đã ký trong tư cách là thành viên của lực lượng tinh nhuệ SEAL
Phe nổi dậy Syria tấn công các cơ sở an ninh ở Aleppo (VOA) - Các nhân vật tranh đấu Syria cho biết chiến binh phe nổi dậy tấn công nhiều cơ sở an ninh trong thành phố Aleppo ở miền bắc trong lúc giao tranh tiếp diễn ra ở các nơi khác
Thượng nghị sĩ Marco Rubio đọc diễn văn tại Đại hội Đảng Cộng hòa (VOA) - Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đại diện tiểu bang Florida, đọc diễn văn tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa tối hôm qua, ngày chót của đại hội
Hơn 100 thuyền nhân còn mất tích sau vụ chìm tàu ở Ấn Độ dương (VOA) - Giới hữu trách Indonesia và Australia cho biết không còn nhiều hy vọng tìm được người sống sót trong vụ chiếc tàu chở người tị nạn từ Indonesia tới Australia bị chìm
Ông Romney cam kết phục hồi tiềm năng của nước Mỹ (VOA) - Ông Romney hy vọng Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa sẽ tiếp thêm đà cho ông đi tới trong chặng chót của cuộc vận động ra tranh cử với Tổng thống Obama
Phúc trình của IAEA về Iran không làm chính phủ Mỹ ngạc nhiên (VOA) - Ông Carney sau khi theo sát những chi tiết của phúc trình nói rằng không có gì phải ngạc nhiên khi Iran vẫn tiếp tục vi phạm các nghĩa vụ của họ
Bão Isaac yếu dần, bão mới gây lo ngại (VOA) - Các nhà dự báo thời tiết Hoa Kỳ đã hạ cấp Bão Nhiệt đới Isaac thành áp suất nhiệt đới và đang theo sát một cơn bão khác có tên là Kirk
Pakistan bắt người đứng đầu 1 tổ chức cực đoan bị cấm (VOA) - Cảnh sát Pakistan cho biết đã bắt giữ một người Hồi Giáo Sunni về tội đã đọc một bài diễn văn nhằm khích động hận thù giáo phái
Canada trục xuất người Mỹ chống chiến tranh (VOA) - Nữ binh sĩ Mỹ đầu tiên trốn từ Hoa Kỳ sang Canada để tránh chiến tranh Iraq, đã bị Bộ Di trú Canada ra lệnh trục xuất về Mỹ
Thợ mỏ Nam Phi bị truy tố trong vụ cảnh sát bắn người đình công (VOA) - Các công tố viên Nam Phi kết tội 270 thợ mỏ về tội giết 34 đồng nghiệp đã bị cảnh sát bắn chết trong một cuộc đình công
LHQ bày tỏ quan ngại mới về chương trình hạt nhân Iran (VOA) - Lãnh tụ Tối cao Iran tuyên bố nước ông không theo đuổi vũ khí hạt nhân nhưng sẽ không từ bỏ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm mục đích hòa bình
Tòa án liên bang ra phán quyết chống đạo luật về thẻ cử tri của bang Texas (VOA) - Đạo luật này được sự ủng hộ rộng rãi của các thành viên Đảng Cộng hòa. Họ nói đạo luật về thẻ căn cước cử tri giúp ngăn ngừa các hành động gian lận bầu cử
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đọc diễn văn tại đại hội đảng (VOA) - Ông Mitt Romney sẽ bước lên diễn đàn tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa để đưa ra những lập luận về vì sao ông xứng đáng được bầu để trở thành tổng thống
Giao tranh dữ dội nổ ra giữa phe chủ chiến và quân đội Pakistan (VOA) - Có ít nhất 8 phần tử chủ chiến đã bị giết tại vùng tây-bắc Pakistan giữa lúc các lực lượng an ninh tiếp tục tấn công nơi ẩn náu của các phần tử chủ chiến
Ba tôi (VOA) - Những năm gần đây, không hiểu sao, tôi lại hay nhớ đến ba mẹ tôi. Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi. Ba tôi vẫn ở Việt Nam với gia đình đứa em út
Vùng duyên hải Vịnh Mexico bắt đầu phục hồi sau bão Isaac (VOA) - Trận bão đã đổ mưa xuống tới 38 centimet tại vùng New Orleans dễ ngập lụt, trước khi giảm cường độ trong khi bão di chuyển sâu hơn vào đất liền
Pakistan: Thiếu nữ 14 tuổi có nguy cơ bị tử hình về tội phạm thánh (VOA) - Em Rimsha Masih bị câu lưu trước đây trong tháng sau khi láng giềng giận dữ bao vây nhà em tại Islamabad, tố cáo em đã đốt những trang sách có in kinh Quran
Trung Quốc lại công kích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông (VOA) - Tân Hoa Xã tố cáo Hoa Kỳ tìm cách 'khuấy động những vụ tranh chấp lãnh thổ' giữa Trung Quốc với các lân bang Á châu, trong đó có Việt Nam, Philippines, Nhật Bản
Sách về cái chết của Bin Laden khác phúc trình chính thức (VOA) - Một câu chuyện cá nhân mới, đầu tiên về việc đột kích của biệt kích Hoa Kỳ hạ sát Osama bin Laden, nói lãnh tụ al-Qaida không có vũ khí và bị bắn tại ngưỡng cửa
Bà Clinton đến Nam Thái Bình Dương tái khẳng định quyền lợi của Mỹ (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đang trên đường tới miền Nam Thái bình dương, khởi sự chuyến công du Châu Á -Thái Bình Dương
Báo chí nước ngoài chứng kiến dân chủ của Mỹ trong hành động Ðại hội Ðảng (VOA) - 15.000 thành viên truyền thông đã đến Tampa, Florida dự Ðại hội Ðảng Cộng hòa để đề cử ứng viên ra tranh chức Tổng thống
Tàu chìm ngoài khơi Indonesia, nhiều người có thể đã thiệt mạng (VOA) - Hơn 100 người mất tích sau khi một chiếc thuyền được cho là chở 150 người xin tị nạn bị chìm ngoài khơi bờ biển của Indonesia hôm thứ Tư
Một chế độ rẻ rúng mạng người (VOA) - Hôm nay 30/8, là đúng một tháng sau cái chết bi thảm của cụ Đặng Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần
2 vệ tinh giống hệt nhau sẽ nghiên cứu các vành đai bức xạ trái đất (VOA) - Hai vệ tinh của Hoa Kỳ được thiết kế để nghiên cứu các vành đai bức xạ lơ lửng trên bầu khí quyển của Trái đất hôm nay đã được phóng thành công vào quỹ đạo
Học giả TQ phật lòng vì các cụm từ tiếng Anh xuất hiện trong từ điển (VOA) - Một nhóm các học giả ở Trung Quốc kêu gọi loại bỏ các từ tiếng Anh khỏi một quyển từ điển tiếng Hoa cho rằng sự hiện diện của chúng làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Hoa
Thảo Trường, hai năm sau đọc lại (VOA) - Đời sống của Thảo Trường như bàng bạc trong từng dòng chữ của ông
Tên lửa TQ 'không nhắm vào nước nào' (BBC) - Trung Quốc xác nhận thử tên lửa tầm xa có thể vươn tới tận Hoa Kỳ, nhưng nói không nhắm vào quốc gia nào.
Abramovich thắng kiện tại London (BBC) - Tòa bác khiếu kiện của tỷ phú lưu vong Nga Berezovsky trong vụ việc liên quan tới hậu trường các thương vụ lớn ở Nga.
Việt Nam hồi hộp vì các vụ bắt giữ (BBC) - Báo Anh Financial Times có bài phân tích nhân tin đồn một số 'đại gia' bị bắt giữ ở Việt Nam.
Công an Hà Nội có giám đốc mới (BBC) - Đại tá Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Công an Hà Nội, thay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa nghỉ hưu.
Mitt Romney sẽ 'đưa Mỹ sang trang mới' (BBC) - Mitt Romney cam kết "khôi phục ước nguyện Mỹ " trong bài phát biểu tiếp nhận đề cử của đảng Cộng hòa.
Người Mỹ thừa nhận làm gián điệp cho TQ (BBC) - Một nhân viên bảo vệ cho tòa lãnh sự Mỹ tại Trung Quốc vừa nhận tội bán tin mật cho chính phủ Trung Quốc.
Phỏng vấn tân hoa hậu Việt Nam (BBC) - Hoa hậu Việt Nam 2012 trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về ước mơ và những cám dỗ trong giới người đẹp.
Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát (BBC) - Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân chết tại trụ sở công an Bến Cát, nói kết luận điều tra về vụ việc "trả lời không đủ" thắc mắc.
Chính quyền 'loay hoay kết tội' TS Quân (BBC) - Ngô Mai Hương, vợ ông Nguyễn Quốc Quân, cập nhật tình hình của ông sau 4 tháng bị chính quyền Việt Nam tạm giam.
Trung Quốc thả người bị tù do Yahoo (BBC) - Vương Tiểu Ninh, nhà bất đồng chính kiến bị kết tội lật đổ từ những bằng chứng cung cấp bởi Yahoo, vừa được thả sáng thứ Sáu.
‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’ (BBC) - Tân Hoa Xã lên án Mỹ gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các nước và kêu gọi Mỹ từ bỏ mộng bá chủ ở châu Á.
Năm lính Úc bị giết ở Afghanistan (BBC) - Năm quân nhân Úc bị giết tại Afghanistan trong biến cố đổ máu nhiều nhất cho quân đội Úc kể từ Chiến tranh Việt Nam.
Giá gas trong nước tăng mạnh (BBC) - Giá gas trong nước sẽ tăng mạnh kể từ ngày 1/9, thêm gần 4.000 đồng/kg.
Nguyễn Quốc Quân được bỏ tội 'khủng bố' (BBC) - Đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân được chuyển tội trạng từ ‘khủng bố’ sang ‘lật đổ’ và tạm giam thêm 4 tháng.
Vụ án mua dâm thiếu nữ Việt ở Singapore (BBC) - Thêm một người đàn ông thứ bảy bị án tù trong vụ liên quan tới ba gái bán dâm người Việt.
Ấn Độ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến (BBC) - Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán trong ba tháng đến cuối tháng Sáu, làm dịu quan ngại về sự đình trệ với nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á.
Bác kháng cáo vụ Vinashin (BBC) - Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa tối cao ra quyết định bác bỏ kháng cáo của tám bị cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
Liên kết sàn chứng khoán khối ASEAN (BBC) - Hệ thống nối liền giao dịch chứng khoán giữa các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, sắp chính thức hoạt động.
VN trượt huy chương đồng cử tạ Paralympic (BBC) - Vận động viên Nguyễn Thị Hồng tuột mất huy chương đồng khi nâng cùng mức tạ với người về thứ ba, chỉ vì nặng hơn cô này 300gr.
Có thể kỷ luật vụ 'làm mới' chùa Trăm Gian (BBC) - Người phụ trách quản lý di tích chùa Trăm Gian có thể sẽ bị đình chỉ công tác, theo đề nghị của chủ tịch UBND TP Hà Nội.
2000 sinh viên ở Anh gặp rủi ro (BBC) - Đại học London Metropolitan bị hủy quyền bảo trợ visa cho sinh viên nước ngoài, khiến 2000 sinh viên phải về nước hoặc chuyển trường.
Tiêu chí xếp hạng thống đốc ngân hàng (BBC) - Việc ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance đánh giá thấp dựa trên tiêu chí gì?
Doanh nghiệp Mỹ vẫn thích Việt Nam (BBC) - Bất chấp khó khăn kinh tế ở Việt Nam, giới đầu tư Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng đầu tư ở đây, theo một khảo sát.
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) - Báo của Đảng CSVN đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là 'thủ đoạn của diễn biến hòa bình'.
Sự trừng phạt của VN sẽ đi tới đâu? (BBC) - Tiến sỹ kinh tế Jonathan Pincus nhận xét mức độ lan rộng của sự trừng phạt đối với sai phạm tại các tổ chức, tập đoàn trong nước
Việt Nam 'bủa lưới' Trung Quốc (BBC) - Cây viết Singapore nói Việt Nam dùng các diễn đàn vùng để kiềm chế Trung Quốc bên cạnh quan hệ với Hoa Kỳ.
Thống đốc Bình bị báo nước ngoài chê (BBC) - Ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.
Hình ảnh Paralympics 2012 (BBC) - Chùm ảnh về một số môn thi đấu ở Thế vận hội cho người khuyết tật ở London.
Câu Chuyện Thầy Lang: Đau Lòng Bàn Chân (VietBao) - Ở lòng bàn chân, có một sợi dây gồm các mô liên kết chạy từ gót chân tới các ngón chân gọi là Cân Mạc Cung Bàn chân (Planta Fascia). Nhiệm vụ chính của dây này là hỗ trợ để cho bàn chân chuyển động dễ dàng đồng thời cũng chống đỡ cho chân và chịu đựng 14% sức nặng cơ thể. Một lớp mỡ mỏng phủ lên phần gót của cân mạc giúp công việc chống sốc này.
Chùa Trăm Gian Trẻ Lại... (VietBao) - Có những điều như dường bất khả vẫn xảy ra trong đời naỳ. Không, chúng ta không bàn chuyện phép lạ, hay bất kỳ những gì siêu nhiên nơi đây. Chỉ bàn về cõi người của mình thôi.
Vụ Nhà Tài Phiệt Nguyễn Đức Kiên Bị Bắt Và Các Mặt Yếu Kém Của Chế Độ Cộng Sản Việt Nam (VietBao) - Vụ công an Việt Nam bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên 48 tuổi tại Hà nội hôm 20/8 cho thấy sự tranh chấp quyền hành trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã đến lúc không còn che dấu được nữa.
Kịch Tính Và Kịch Bản: Nội Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam Đang Phân Hóa Nghiêm Trọng (VietBao) - 1) Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh Trưởng ban chống tham nhũng, một Ủy ban sắp được chuyển giao về Bộ Chính Trị theo đại hội Đảng vừa qua, vội vã họp báo “khen” Bộ Công an đã bắt Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên,
Kiến Nghị, Tố Cáo Vì Anh Nhựt (VietBao) - Bà quả phụ Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã gửi Đơn kiến nghị và tố cáo về kết luận điều tra VKSND Tối cao, nội dung nói rằng kết luận của VKSNDTC là sai trái, vì “tôi xin khẳng định chồng tôi không tự tử vì sợ tội, bởi anh Nhựt chẳng có tội gì để mà sợ.
Mỹ Tặng Phi 2 Tàu Tuần Biển, Nga Giúp VN Tàu Ngầm Tự Vệ; TQ và Đài Loan tập trận cứu cấp trên biển, bảo vệ biển chung 2 nước (VietBao) - MANILA/HANOI -- Bản tin báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Sáu cho biết, Hoa Kỳ hôm Thứ Năm đã trao cho Phi Luật Tân quân dụng mới để tăng khả năng tuần tra ở Biển Tây Phi (tức Biển Đông, theo cách gọi của VN).
EVN Không Mua Điện Rẻ ở VN Để Mua Điện Giá Đắt Từ TQ (VietBao) - Chuyện kỳ lạ tại Việt Nam: Tập đoàn điện lực VN (EVN) không chịu mua thủy điện quốc nội với giá rẻ, mà lại sang Trung Quốc mua điện với giá đắt... Có phải các cán bộ đang muốn ăn tiền huê hồng, hay là đang âm mưu rút ruột tiền mua điện?
Thám Xa Curiosity Bắt Đầu Khảo Sát Địa Chất Dài 396 Mét (VietBao) - PASADENA - NASA loan báo thám xa Curiosity đã rời nơi hạ cánh để thực hiện chuyến đi dài đầu tiên tới mục tiêu khảo sát khoa học gọi bằng tên Glenelg là địa điểm có 3 địa hình khác nhau.
Hãng Lớn Dời Ra Hải Ngoại Để Tránh Thuế; Thuế Suất Kinh Doanh Hiện Nay Của Mỹ Là 35%, Ireland Chỉ 12.5% (VietBao) - NEW YORK - Thêm nhiều công ty lớn chuyển hoạt động ra hải ngoại, bất chấp 1 điều luật năm 2004 hạn chế việc này - lý do lớn là thuế.
Nga: Thêm 1.142 Thợ VN Vào Lậu (VietBao) - Cảnh sát Nga vừa phát hiện ít nhất 1.142 công nhân nhập cư không có giấy tờ hợp lệ từ Việt Nam làm việc cho xưởng may quần áo trong khu vực Moscow của Nga.
TQ: Sẵn Sàng Giúp Châu Âu Giải Tỏa Khủng Hoảng Nợ (VietBao) - BẮC KINH - Lãnh đạo Trung Quốc xác nhận hôm Thứ Năm chủ trương ủng hộ các nỗ lực vượt thoát khủng hoảng nợ của châu Âu.
Pakistan: Con Nhà Sáng Lập Tổ Chức Haqqani Bị Giết (VietBao) - ISLAMABAD - Viên chức tình báo Pakistan xác nhận con của nhà sáng lập tổ chức Haqqani đã chết trong 1 trận không tập của phi cơ không người lái gần biên giới Afghanistan trong tuần qua - đó là thiệt hại lớn với 1 trong những nhóm Taleban nguy hiểm nhất.
Syria: Quân Đối Lập Bắn Rơi Phi Cơ Chế Độ Assad Tại Idlib; TT Ai Cập: Đòi Chế Độ Assad Chuyển Quyền Cho Hệ Thống DC (VietBao) - BEIRUT - Các nhà tranh đấu báo tin: quân nổi dậy Syria bắn rơi 1 phi cơ của chế độ Assad trên không phận Idlib.
TTK Ban Ki-moon Lên Án Iran Đe Dọa Tiêu Diệt Israel (VietBao) - TEHRAN - Tại hội nghị Phi Liên Kết họp tại thủ đô Iran, TTK Ban Ki-moon lên án những tuyên bố thù nghịch với Israel và sự phủ nhận cuộc bách hại (holocaust) của chế độ Đức Quốc Xã - ông Ban không chỉ danh Iran.
Các Ngoại Trưởng Tại HĐ Bảo An Họp Khẩn Về Syria (VietBao) - NEW YORK - Hội nghị khẩn cấp của ngoại trưởng 15 nước thành viên HĐ Bảo An họp hôm Thứ Năm để thảo luận tình hình Syria.
Chocolate Giảm 17% Nguy Cơ Đột Quỵ; Thức Ăn Thấp Calorie Không Chắc Tăng Thọ (VietBao) - STOCKHOLM - Các nhà nghiên cứu Thụy Điển theo dõi 37,000 người đàn ông và hỏi mức tiêu thụ chocolate - nhóm tiêu thụ nhiều nhất (khoảng 1/3 ly hàng tuần) giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 17% so với người không dùng thường xuyên.
Lá Thư Tu Sĩ Phật Giáo (VietBao) - Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện tuần này. Lần này là các tăng ni Hoa Kỳ.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 06:57:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



Khác với chiến lược ngăn chặn của Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh, đường lối hiện tại của Washington đối với Trung Quốc (TQ) không phải là sản phẩm của một tiến trình hoạch định có tính toán. Đường lối này không được soạn thành luật lệ (codified) bằng các văn kiện chính thức. Thật vậy, nó không có lấy một cái tên. Tuy vậy, trong phần lớn hai thập kỷ vừa qua, Mỹ đã theo đuổi một chiến lược nói chung là nhất quán, gồm hai mũi: hợp tác và quân bình lực lượng với Trung Quốc (engagement and balancing).

Các Tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama đã vận động làm thân với Trung Quốc xuyên qua chính sách ngoại giao, thương mại, hợp tác khoa học, và trao đổi giáo dục và văn hóa. Từ giữa thập niên 1990, nhiều chính quyền liên tiếp còn có những biện pháp nhằm duy trì cán cân lực lượng có lợi cho Mỹ tại Đông Á. Khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn, Mỹ đã tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực, gia tăng hợp tác chiến lược với các đồng minh truyền thống, và xây dựng những quan hệ đối tác mới với các nước khác cùng chia sẻ mối quan ngại như Mỹ, chẳng hạn Ấn Độ và Singapore.

Một nửa của chiến lược này là các nỗ lực hợp tác nhằm ràng buộc Trung Quốc vào hệ thống thương mại toàn cầu và các cơ chế quốc tế, ngăn không cho TQ chống lại nguyên trạng (the status quo) và dùng phần thưởng để khuyến khích TQ trở thành một thực thể mà chính quyền George W. Bush gọi là “kẻ dự phần có trách nhiệm” (responsible stakeholder) trong hệ thống quốc tế hiện hữu. Mặc dù các nhà làm chính sách đã trở nên thận trọng hơn trong những năm gần đây, từ lâu họ vẫn hy vọng rằng thương mại và đối thoại cuối cùng sẽ giúp chuyển đổi TQ thành một nước dân chủ tự do. Nửa kia trong chiến lược của Washington đối với TQ, tức quân bình lực lượng, có vẻ đã duy trì được ổn định và chặn đứng được hành động xâm lược và các mưu mô chèn ép của TQ trong khi chính sách làm thân đã có những kết quả tuyệt vời.

Nhưng những biến chuyển gần đây đã dấy lên những mối hoài nghi nặng nề về cả hai yếu tố của chiến lược này. Thương mại và đối thoại qua nhiều thập kỷ đã không thúc đẩy nhanh chóng tiến trình dân chủ hoá chính trị TQ. Thật ra, tình hình trong vài năm qua đã được đánh dấu bằng một cuộc đàn áp ngày một gia tăng nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến trong nước. Trong lúc đó, quan hệ kinh tế từng được ca ngợi giữa hai cường quốc Thái Bình Dương đã trở thành một nguyên nhân xung đột quan trọng. Và bất chấp các kỳ vọng gia tăng hợp tác, Bắc Kinh thực sự đã làm quá ít trong việc giúp Washington giải quyết các vấn đề quốc tế bức thiết, như việc Bắc Triều Tiên nắm được vũ khí hạt nhân hay các âm mưu của Iran nhằm phát triển loại vũ khí này. Sau cùng, thay vì chấp nhận nguyên trạng, các lãnh đạo TQ đã có thái độ mạnh mẽ hơn trong nỗ lực kiểm soát các lãnh hải và tài nguyên nằm ngoài khơi vùng duyên hải của họ. Về vấn đề quân bình lực lượng, việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng các khả năng quân sự đi liền với việc Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng sắp tới, cho thấy rằng sự phân bố lực lượng trong khu vực sẽ làm nghiêng hẳn cán cân về phía có lợi cho Trung Quốc.

Lý do tại sao chúng ta không thể chỉ sống hòa bình với nhau

Ngày nay, giới lãnh đạo chóp bu TQ vừa kiêu căng vừa cảm thấy bất an. Theo quan điểm của họ, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục cai trị là thiết yếu đối với sự ổn định, thịnh vượng, và uy tín của Trung Quốc; chẳng phải là sự trùng hợp tình cờ, sự cai trị này cũng tối cần cho sự vinh thân phì gia và an toàn bản thân của họ. Mặc dù họ gần như đã chấp nhận một dạng thức nào đó của chủ nghĩa tư bản trong lãnh vực kinh tế, nhưng họ vẫn quyết giữ vững quyền lực chính trị của mình.

Quyết tâm của ĐCSTQ nhằm duy trì sự kiểm soát chính trị nói lên cảm thức của chế độ về các mối đe dọa, nói lên những mục đích, và những chính sách của họ. Vì lo lắng về tính chính đáng của mình, các nhà lãnh đạo TQ hăng hái tô vẽ cho mình trở thành những chiến sĩ bảo vệ danh dự quốc gia. Mặc dù họ tin tưởng Trung Quốc đang trên đường trở thành một cường quốc thế giới ngang hàng với Mỹ, nhưng họ vẫn lo lắng sâu sắc về tình trạng bị bao vây và sự phá vỡ ý thức hệ. Và bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm trấn an họ về thiện chí của mình, các nhà lãnh đạo TQ tin rằng Mỹ cố tình chặn đứng sự trỗi dậy của Trung Quốc và, cuối cùng, phá hoại hệ thống cai trị độc đảng của họ.

Cũng như Mỹ, kể từ khi cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt, Trung Quốc theo đuổi một đường lối gần như không thay đổi đối với địch thủ bên ngoài lớn nhất của mình. Thông thường, Bắc Kinh tìm cách tránh né đối đầu trực diện với Mỹ trong khi TQ theo đuổi tăng trưởng kinh tế và xây dựng tất cả các yếu tố của “sức mạnh quốc gia toàn diện” của mình, một quan niệm chiến lược của TQ bao gồm sức mạnh quân sự, kỹ năng công nghệ, và ảnh hưởng ngoại giao. Tuy nhiên, ngay cả khi họ giữ thế thủ, các quan chức TQ cũng không chịu giữ thái độ thụ động. Họ tìm cách tiến lên từng bước, dần dần bành trướng vùng ảnh hưởng của Trung Quốc và củng cố địa vị của họ tại châu Á trong khi hoạt động âm thầm để xói mòn địa vị của Mỹ. Mặc dù họ đủ cẩn trọng để không bao giờ nói thẳng điều này, nhưng về lâu về dài họ tìm mọi cách để Trung Quốc thay thế Mỹ và đưa Trung Quốc trở về vị trí mà họ cho là chỗ đứng hợp lý của Trung Quốc như một bá quyền khu vực. Các nhà chiến lược TQ không tin rằng họ có thể đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng hay bằng một cuộc tấn công trực diện. Thay vì vậy, họ tìm cách trấn an các nước láng giềng, bằng cách dựa vào sức thu hút của nền kinh tế đồ sộ của Trung Quốc để chống lại các nỗ lực quân bình non trẻ nhắm vào Trung Quốc. Theo lời dạy của một nhà chiến lược quân sự cổ đại là Tôn Tử, Bắc Kinh muốn giành “thắng lợi mà không cần chiến tranh” (bất chiến tự nhiên thành), bằng cách từng bước tạo ra một tình thế mà những hành động công khai chống lại tham vọng của TQ sẽ có vẻ vô ích.

Cho đến nay sở dĩ không có được một hiệp ước thân hữu đích thực giữa Mỹ và Trung Quốc không phải do thiếu nỗ lực nhưng do một sự khác biệt cơ bản về các lợi ích giữa hai nước. Mặc dù sự hợp tác giới hạn trên một số vấn đề cụ thể là có thể thực hiện, nhưng khoảng cách ý thức hệ giữa hai quốc gia là quá lớn, và mức độ tin cậy lẫn nhau là quá thấp, thực tế này không cho phép một thỏa ước tạm thời (modus vivendi) ổn định. Điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay mong muốn sau cùng, nghĩa là bá quyền khu vực, không phải là điều mà các đồng nhiệm của họ tại Washington sẵn sàng chấp nhận. Vì điều này sẽ đi ngược lại một mục tiêu tiền đề (axiomatic goal) của đại chiến lược Mỹ, vốn không thay đổi qua nhiều thập kỷ nay: đó là, ngăn chặn sự thống trị ở một trong hai đầu của đại lục Á-Âu bởi một hay nhiều cường quốc có tiềm năng trở thành thù nghịch. Những lý do để giải thích mục tiêu này nằm trong một tổng hợp gồm những cân nhắc có tính chiến lược, kinh tế và ý thức hệ – và những điều này vẫn tiếp tục có giá trị cho đến một tương lai có thể trông thấy.

Một Trung Quốc không bị một sự hiện diện của Mỹ trong khu vực ngăn chặn có thể sẽ không lập tức lao vào một cuộc chinh phục lãnh thổ, nhưng sẽ ở vào một tư thế thuận lợi để thực hiện những đòi hỏi chủ quyền tại những lãnh thổ và vùng có tài nguyên đang tranh chấp. Nếu được rảnh tay khỏi phải đối phó với những đe dọa mà TQ nhận thấy quanh lãnh hải của mình, TQ sẽ phóng chiếu sức mạnh quân sự xa hơn nữa để theo đuổi lợi ích của mình tại Ấn Độ Dương, Trung Đông, và châu Phi. Hậu quả sẽ là, trong vùng ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc, các công ty Mỹ sẽ thấy khả năng tiếp cận thị trường, sản phẩm, và tài nguyên thiên nhiên của mình bị hạn chế do những dàn xếp thương mại được Bắc Kinh định đoạt. Viễn ảnh cải tổ chính trị tại các nước láng giềng dọc theo biên giới Trung Quốc cũng sẽ trở nên u ám cho đến bao giờ mà ĐCSTQ vẫn còn giữ quyền thống trị. Và từ căn cứ an toàn tại châu Á, Bắc Kinh có thể cung cấp viện trợ và động viên các chế độ độc tài ở những khu vực khác trên thế giới.

Tuy nhiên, ngay cả nếu Trung Quốc kinh qua một chuyển đổi chính trị, điều này sẽ không bỗng nhiên xoá hết mọi căng thẳng với Washington. Nếu lịch sử cho ta một chỉ dẫn nào, đấy là tiến trình tự do hóa có thể được tiếp nối bằng nội loạn (internal turmoil) làm gia tăng nguy cơ xung đột với các quốc gia khác. Một Trung Quốc dân chủ chắc chắn sẽ tìm kiếm một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề khu vực, và những mục tiêu của nó sẽ không luôn luôn phù hợp với những mục tiêu của Mỹ. Nhưng trong bầu khí dân chủ về lâu về dài, viễn ảnh hợp tác Mỹ-Trung sẽ sáng sủa hơn nhiều. Một chính phủ tự tin về tính chính đáng của mình sẽ không có lý do để lo sợ sự bao vây và âm mưu lật đổ của các nước dân chủ trên thế giới. Trong khi đó, cùng với các nước không còn coi Trung Quốc là một mối đe dọa, Bắc Kinh sẽ thấy dễ dàng dàn xếp với các nước láng giềng, kể cả Đài Loan, những giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận.

Mỹ có thể sẽ đi đến chỗ chấp nhận một Trung Quốc dân chủ làm bá quyền trong khu vực Đông Á, theo cung cách Vương quốc Anh đi đến chỗ chấp nhận vai trò bá quyền của Mỹ tại Tây Bán cầu trước đây. Nhưng, nếu không có sự chuyển đổi dân chủ về phía Bắc Kinh, Washington sẽ không sẵn sàng từ bỏ chính sách quân bình lực lượng của mình và rút khỏi khu vực này. Đồng thời, trừ phi có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay một cuộc đối đầu lớn, có lẽ Washington sẽ không từ bỏ những nỗ lực duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Một phiên bản nào đó của chiến lược hỗn hợp này [gồm quân bình lực lượng và hợp tác kinh tế và ngoại giao] sẽ tiếp tục kéo dài, chí ít trong một thời gian. Nhưng muốn có hiệu quả chăng nữa, thì cả hai yếu tố của chiến lược này cần phải được điều chỉnh đáng kể.

Từ khẩu hiệu đến chiến lược

Việc làm trước tiên của Mỹ là phải chống lại việc Trung Quốc đang tăng cường lực lượng quân sự, bằng cách củng cố yếu tố quân bình lực lượng trong hồ sơ chiến lược của mình. Chính quyền Obama thoạt đầu đã đi ngược khuynh hướng này, coi nhẹ chiến lược đề phòng, nhấn mạnh viễn ảnh hợp tác rộng lớn và sâu sắc hơn, và gợi ý rằng ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Mỹ-Trung phải là điều mà James Steinberg, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, gọi là “trấn an chiến lược” (strategic reassurance). Đến năm 2010, chính quyền này đã làm một việc đáng khen là bắt đầu đảo ngược đường lối. Phản ứng lại một loạt vụ việc diễn ra trong năm đó khiến căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và một số nước khác, trong đó có Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn, và Việt Nam, các quan chức Mỹ bắt đầu nhấn mạnh cam kết của họ đối với việc quân bình lực lượng. Chính quyền Obama thậm chí còn nặn ra một khẩu hiệu để mô tả ý định của mình: khi đã giảm thiểu vai trò của mình tại Afghanistan và Iraq rồi, Mỹ sẽ “xoay trục” (pivot) để hướng về Đông Á.

Nhưng cho đến nay, vấn đề chính của việc xoay trục là chiến lược này thiếu một thực chất nghiêm túc (serious substance). Những động thái đi liền với nó hoặc là chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như dự định triển khai một số nhỏ lính thủy đánh bộ sang Australia, hay chỉ tái bố trí các lực lượng không quân và hải quân, bằng cách đưa chúng từ các khu vực khác đến khu vực Thái Bình Dương. Ngoài những cách nói bóng gió về một “trận chiến hải-không” mới mẻ (new air-sea battle), bằng các thuật ngữ tiêu biểu như “kết hợp thành mạng lưới, hợp nhất, đánh thọc sâu để làm rối loạn, phá hủy và đánh bại” các lực lượng đối phương, chính quyền Obama không nói rõ họ sẽ phải đáp trả việc Trung Quốc tăng cường các khả năng quân sự bằng cách nào. Trái lại, sau khi công bố đường lối mới này, các người phát ngôn của Bộ Quốc phòng đã chịu khó tránh né việc nhìn nhận một sự thật hiển nhiên là việc chuyển trục sẽ nhắm vào Trung Quốc là chính. Đặc biệt trong tình hình ngân sách hiện nay, thật khó biết làm cách nào mà một chính quyền có thể vận động được sự hậu thuẫn cần thiết của dân chúng, để duy trì một cán cân lực lượng có lợi thế tại châu Á, nếu chính quyền này không chịu trình bày thẳng thắn hơn nữa với người dân về bản chất của sự thách đố do sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc đặt ra.

Khả năng mất mát của Mỹ có thể là lớn hơn bao giờ hết. Kể từ giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã đúc kết một chiến lược mà các nhà làm kế hoạch tại Lầu năm góc mô tả là những khả năng lấy yếu đánh mạnh “chống tiếp cận/từ chối địa bàn hoạt động” [asymmetric anti-access/area-denial (A2/AD) capabilities]. Ở trung tâm của chiến lược này là nỗ lực phát triển một kho vũ khí gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của chiến tranh cổ điển, vừa chính xác, vừa tương đối ít tốn kém. Với những vũ khí này, Trung Quốc có thể thực sự nhắm vào tất cả căn cứ không quân và quân cảng tại Tây Thái Bình Dương, cũng như đe dọa đánh chìm các tàu chiến địch trên mặt biển (kể cả tàu sân bay Mỹ) hoạt động cách duyên hải TQ hàng trăm dặm. Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã và đang thí nghiệm những vũ khí chiến tranh mạng và chống vệ tinh, và đã bắt đầu mở rộng lực lượng tên lửa hạt nhân liên lục địa nhỏ bé của mình.

Nếu không có một phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ, những nhà hoạch định chiến lược TQ cuối cùng có thể đi đến chỗ tin tưởng rằng những khả năng A2/AD (chống tiếp cận/từ chối địa bàn) của họ là đủ gây ấn tượng để làm cho Mỹ sợ hãi không dám can thiệp hay gây ra một cuộc đối đầu trong khu vực. Tệ hại hơn nữa, họ có thể tin rằng nếu Mỹ can thiệp, họ có thể tấn công làm tê liệt các lực lượng quy ước của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, khiến Mỹ chỉ còn rất ít lựa chọn ngoài việc đe dọa leo thang bằng chiến tranh nguyên tử. Muốn duy trì ổn định khu vực, Mỹ phải làm giảm bớt khả năng các lãnh đạo Trung Quốc có thể coi việc tung ra một cuộc tấn công như thế là có lợi cho họ. Dĩ nhiên, một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ-Trung hiện nay là cực kỳ khó xảy ra (extremely unlikely). Nhưng mục tiêu chính của việc quân bình lực lượng trong chiến lược Mỹ nhất định phải là để đảm bảo rằng chiến tranh Mỹ-Trung không thể xảy ra, ngay cả khi quyền lực của Trung Quốc ngày một tăng trưởng.

Nếu không phản ứng đúng mức trước nỗ lực gia tăng quân sự của Bắc Kinh, Mỹ có thể làm mất tính khả tín trong các cam kết an ninh mà Washington đã hứa hẹn với các đồng minh châu Á. Nếu không có những dấu hiệu mạnh mẽ cho biết Mỹ vẫn tiếp tục cam kết và duy trì quyết tâm của mình, thì các nước bạn có thể đâm ra lo sợ bị bỏ rơi và chịu những cám dỗ để đi đến chỗ nhượng bộ vô nguyên tắc. Nhằm ngăn ngừa các đồng minh của mình khỏi rơi vào tình huống đó, Washington sẽ phải làm nhiều hơn nói. Bằng cách hợp tác với nhau, Mỹ và các đồng minh sẽ có thừa nguồn lực để quân bình lực lượng với Trung Quốc. Nhưng nếu Washington muốn các đồng minh phải tự mình gia tăng các nỗ lực quốc phòng, bản thân Mỹ cũng phải nghiêm khắc phản ứng lại những khả năng quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc. Về vấn đề châu Á, Mỹ không thể lựa chọn cái phương án mà tờ The New Yorker mô tả lần đầu là khuynh hướng “lãnh đạo từ đằng sau” (leading from behind) của chính quyền Obama.

Nhằm làm cùn mũi nhọn trong chiến lược A2/AD [chống tiếp cận, từ chối địa bàn] của Trung Quốc, trước hết Mỹ và đồng minh phải có những biện pháp phân tán, tăng cường, hoặc những biện pháp khác nhằm phòng thủ các mục tiêu mà Trung Quốc có thể tấn công trước tiên, kể cả các mục tiêu trong không gian và trên mạng Internet. Nhưng, chiến tranh hiện đại không thể thắng bằng thế phòng thủ, và cũng không thể ngăn chặn thuần túy bằng thế phản ứng (purely reactive posture). Những người chủ trương chiến lược này lý luận rằng khi Trung Quốc cải tiến khả nămg tấn công những mục tiêu nằm ngoài khơi vùng duyên hải phía Đông của nó, Mỹ phải phát triển các phương án để tiến hành các cuộc phản công rộng lớn của mình bằng vũ khí quy ước.

Dù dùng bất cứ lý luận chiến lược nào để biện minh, quan niệm về một trận chiến hải-không đã bắt đầu khuấy động tranh luận trên nhiều điểm. Nếu mở những cuộc tấn công quy ước trên quy mô lớn đánh vào Trung Quốc, việc này có thể khiêu khích một phản ứng leo thang, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Những hệ thống vũ khí mới nhằm phóng chiếu quyền lực từ bên ngoài tầm hoạt động ngày một gia tăng của vũ khí TQ sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để phát triển, và chúng sẽ lấy mất các nguồn lực từ nhiều loại dự án mà xưa nay các binh chủng vẫn yêu chuộng. Chẳng hạn, thay vì cần thêm nhiều tàu sân bay và các chiến đấu cơ bắt mắt có người lái, thiết tưởng Mỹ cần một hỗn hợp gồm nhiều vũ khí cho đến nay vẫn chưa được phát triển, chẳng hạn máy bay chiến đấu không người lái có sức chịu đựng lâu (long-endurance drones), hoặc một loại máy bay thả bom thế hệ kế tiếp có người lái [next-generation manned bomber, dự định đi vào phục vụ năm 2018, ND], những tên lửa cổ điển tầm xa, và có lẽ cả những tàu vũ khí khó phát hiện (stealthy arsenal ships) chuyên chở các loại vũ khí cực kỳ chính xác.

Trong tình hình có thể gặp phải những trở ngại tài chính, những phản đối có tính cách chính trị, và những bấp bênh chiến lược, Mỹ và đồng minh có thể không hội đủ điều kiện để phát triển những phương án chiến tranh quy ước hoàn toàn hữu hiệu và có tính thuyết phục, để chống lại những khả năng quân sự A2/AD [chống tiếp cận/từ chối địa bàn] của Trung Quốc. Đúng như trong thời Chiến tranh lạnh, chính sách ngăn chặn hiện nay cũng phải một phần dựa vào việc có trong tay những phương án leo thang chiến tranh khả thi. Lời hứa rằng Mỹ sẽ dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh vẫn nằm trong cốt lõi của những cam kết phòng thủ của Mỹ. Nhưng lời đe dọa này sẽ mất tính khả tín (credibility) khi kho vũ khí hạt nhân có tầm xa của Trung Quốc ngày một phình ra.

Thay vì chỉ dựa vào viễn ảnh leo thang chiến tranh ở mức độ khốc liệt ngày càng cao, thiết tưởng Mỹ phải cố gắng phát triển những phương án leo thang chiến tranh theo chiều ngang. Trong những phương án này, phương án hiển nhiên nhất sẽ là gia tăng khả năng đáp trả những hành vi xâm lược bằng cách gia nhập một liên minh với các nước bạn và đồng minh nằm trên bờ biển để cắt đường vận chuyển trên biển của Trung Quốc. Thậm chí nếu Bắc Kinh có tin tưởng rằng TQ có thể dùng vũ lực để đạt được một chiến thắng chớp nhoáng, chẳng hạn, trên đảo Đài Loan, hoặc trong Biển Đông Việt Nam, khi đó TQ sẽ phải đối diện với một viễn cảnh là mất khả năng xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển hay nhập khẩu năng lượng và các tài nguyên khác mà TQ đang cần đến để giữ cho bộ máy kinh tế tiếp tục chạy đều. Mỹ có thể gia tăng tính khả tín (credibility) của lời đe dọa này bằng cách đầu tư thêm nữa vào các công nghệ chiến tranh dưới biển (undersea warfare technologies), một lãnh vực mà Mỹ đã nắm giữ những lợi thế đáng kể; bằng cách tăng cường hợp tác với hải quân các nước khác như Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản; và bằng cách hậu thuẫn những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong việc thu mua những vũ khí mà họ cần đến để bảo vệ vùng trời và vùng biển dọc theo duyên hải của họ.

Tình trạng đáng buồn về lối nói tự mãn

Trong khi tăng cường các nỗ lực quân bình lực lượng với Trung Quốc, hẳn nhiên Mỹ cũng phải tiếp tục làm thân với Trung Quốc. Các quan chức Mỹ phải làm rõ bằng lời nói và việc làm rằng họ đang tìm kiếm một quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất có thể được với Trung Quốc. Nhưng họ phải tự chữa cho mình cái thói thổi phồng những thành tích và những lãnh vực liên quan đến sự đồng thuận và sự thông cảm các vấn đề và các dị biệt của nhau. Lối nói ngoại giao tự mãn này không giúp gì cho việc xoa dịu những cảm thức của Bắc Kinh về các ý đồ của Washington và, thay vì vậy, lối nói này chỉ chuyên chở một bức tranh thiếu trung thực về tình trạng của quan hệ Mỹ-Trung đến dân chúng Mỹ và đến các quốc gia bạn.

Thay vì chỉ biết thoả mãn về khả năng hợp tác giữa hai nước, Mỹ cần đi theo một đường lối tỉnh táo hơn và hướng tới kết quả hơn. Khởi điểm là lãnh vực thương mại. Quan hệ kinh tế song phương vẫn còn có lợi cho hai nước, nhưng gần đây nó đã trở nên ngày càng nghiêng lệch. Bắc Kinh đang sử dụng chính sách tiền tệ và nhiều dạng thức trợ giá khác nhau để đẩy mạnh xuất khẩu. Bắc Kinh gây sức ép buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc để được tiếp cận thị trường trong nước của nó. Và Bắc Kinh ngoảnh mặt làm ngơ trong khi các công ty TQ ồ ạt đánh cắp sở hữu trí tuệ nước ngoài. Khác với Nhật Bản trong những thập niên 1970 và 1980, Trung Quốc không những là một đối tác thương mại gây nhiều rắc rối vì Chính phủ TQ sử dụng những biện pháp kiểm soát thương mại để nghiêng cán cân mậu dịch về phía có lợi cho mình; Trung Quốc còn là một đối thủ địa chính trị đang sử dụng các quan hệ thương mại để đạt lợi thế chiến lược.

Số lượng thặng dư mậu dịch song phương vĩ đại của Trung Quốc với Mỹ và việc Bắc Kinh tích lũy các tài sản đặt giá trị trên đồng đôla vì thế là đáng lo ngại vì nhiều lý do vượt lên trên lãnh vực kinh tế. Trong những năm gần đây, các học giả và các quan chức TQ đã đề nghị rằng nếu Washington chống lại những nguyện vọng của Bắc Kinh về các vấn đề khác nhau, như các thương vụ vũ khí bán cho Đài Loan và các cuộc tiếp kiến của Tổng thống Mỹ dành cho Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc có thể bắt đầu bán đổ những tài sản đó, đẩy cao lãi suất của Mỹ và làm khựng mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Sự thể một hành động như thế chắc chắn sẽ gây thiệt hại không kém cho kinh tế TQ không đảm bảo rằng trong cơn dầu sôi lửa bỏng của một cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh sẽ không bao giờ toan tính dùng đến nó. Cũng không có gì đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ không bị nao núng vì những đe dọa của TQ mà phải nhượng bộ trong khi lẽ ra họ phải duy trì thái độ cứng rắn. Tắt một câu là: nếu Washington muốn duy trì tự do hành động ở mức lớn nhất có thể, nó không thể cứ tiếp tục nhún nhường như thể quá mang ơn đối với địch thủ địa chính trị chính của mình.

Một sự đánh giá lại đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm bớt tình trạng bất quân bình trên cán cân thương mại Mỹ-Trung, mặc dù phải giảm bao nhiêu, thì đấy là đề tài tranh luận giữa các chuyên gia kinh tế. Dựa trên kinh nghiệm quá khứ, một điều có vẻ chắc chắn là, Trung Quốc sẽ chịu thực hiện những điều chỉnh chính sách đáng kể chỉ khi nào phải đối diện những sức ép đáng kể đến từ bên ngoài. Năm 2005, Bắc Kinh đã cho phép một sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sau khi ông John Snow, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ, cảnh báo rằng ông sẽ gửi đến Quốc hội Mỹ một báo cáo lên án Trung Quốc dùng thủ đoạn tiền tệ để giành lợi thế thương mại (currency manipulation). Sau đó 5 năm, nhà cầm quyền TQ lại cho phép trị giá đồng Nhân dân tệ nhích lên một chút, việc này đã diễn ra trước khi khai mạc một hội nghị thượng đỉnh G-20 nơi đó các quốc gia khác đang sửa soạn phê bình chính sách hối đoái của Trung Quốc.

Mặc dù cán cân thương mại tổng quát với Trung Quốc là một nguyên nhân cho sự lo ngại, nhưng khu vực công nghệ cao cũng đáng được các nhà làm chính sách Mỹ đặc biệt quan tâm. Kể từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, Washington đã vật lộn với nan đề là, liệu Mỹ có nên duy trì những biện pháp kiểm soát việc xuất khẩu các công nghệ mà những nước thù địch tiềm năng có thể sử dụng để phát triển những vũ khí tinh vi của họ hay không. Vì mục đích truyền bá toàn cầu tri thức chuyên môn về công nghệ, một số người trong những cộng đồng doanh nghiệp và khoa học cho rằng những biện pháp kiểm soát như thế trong khả năng tốt nhất chỉ là vô ích, và trong khả năng xấu nhất là có hại cho sức cạnh tranh của Mỹ. Tuy nhiên, thậm chí những kẻ hoài nghi cũng nhìn nhận rằng Mỹ có những lợi thế trong các lãnh vực như công nghệ chống ra-đa và công nghệ mã hóa, mà Mỹ vẫn có thể và vẫn phải bảo vệ bằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đơn phương. Những lo lắng về quyền lực đang gia tăng của Trung Quốc có thể thổi một luồng sinh khí mới vào các cơ chế kiểm soát đa phương. Bởi vì các quốc gia tiên tiến khác tại châu Âu lẫn châu Á đều sợ việc nuôi dưỡng quân đội Trung Quốc và gia tăng tính cạnh tranh của các công nghệ không gian và viễn liên của TQ, hiện nay các nước này có thể sẵn sàng hơn trước trong việc hợp tác hạn chế xuất khẩu một số công nghệ lưỡng dụng (dual-use technologies,) sang Trung Quốc.

Trong khả năng tốt nhất, những biện pháp kiểm soát xuất khẩu chỉ có thể đối phó với một mảng nhỏ trong một vấn đề to lớn hơn nhiều. Mạng lưới gián điệp khoa học và công nghiệp TQ được trải ra đều khắp. Trung Quốc sử dụng những thủ thuật đã có lâu đời như giản dị là hối lộ và đánh cắp, lẫn những phương pháp xi-be tân kỳ và thường hữu hiệu hơn. Và ngoài việc vượt qua tường lửa, Trung Quốc bây giờ có một lựa chọn là chỉ việc đi qua cửa trước bằng cách mua một phần các công ty nước ngoài hay bán cho họ các sản phẩm có thể cho phép Trung Quốc tiếp cận công nghệ và thông tin. Một công ty TQ bán trang bị tổng đài điện thoại đời mới cho một hãng cung cấp dịch vụ điện thoại Mỹ có thể cho phép các cơ quan tình báo Trung Quốc nghe lén các thông tin truyền đạt nhạy cảm của Mỹ. Một cách tương tự, các công ty do Trung Quốc làm chủ có thể phá hoại hay thay đổi các con chip cực nhỏ (microchips) cuối cùng sẽ được cài vào các máy vi tính, các hệ thống truyền thông, và thậm chí trong các vũ khí. Mỹ và các đồng minh công nghệ tiên tiến cần phải theo dõi chặt chẽ hơn nữa đường dây cung cấp công nghệ cao và cần phải điều tiết việc các công ty TQ đầu tư vào nền kinh tế của họ – một số công ty ấy vốn có quan hệ với Bắc Kinh và Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Phải giữ vững lập trường cứng rắn

Sự phản đối chủ yếu chống việc rà soát lại chính sách Mỹ theo những đường lối được đề xuất ở đây là, việc này sẽ tạo ra một tiên đoán tự biến thành hiện thực (self-fulfilling prophecy), thêm sức cho bàn tay của những lãnh đạo được coi là cứng rắn của Bắc Kinh trong khi làm mất uy tín của những nhân vật có khuynh hướng tự do và đầu óc cải tổ. Quan niệm cho rằng hiện có những người có thiện chí đang tranh giành quyền lực tại Trung Quốc và cho rằng một đường lối hòa hoãn sẽ có lợi cho họ, thoạt nghe có vẻ hấp dẫn. Nhưng ở thời điểm này, một quan niệm ngược lại ít ra cũng có cùng một mức độ khả tín. Nếu Washington quay trở lại một lập trường mềm dẻo hơn, các thành phần cứng rắn của Bắc Kinh có thể cố gắng lấy điểm. Họ sẽ tranh luận rằng sở dĩ có sự thay đổi về phía Mỹ là do kết quả trực tiếp của những chính sách cứng rắn của họ, bao gồm cả nỗ lực tăng cường quân sự bền vững mà lâu nay họ theo đuổi.

Thật là nguy hiểm khi những nhà làm chính sách Mỹ cố gắng ảnh hưởng lên một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một cuộc tranh giành mà họ không thông hiểu đầy đủ. Điều này không có nghĩa là diễn biến chính trị tại Trung Quốc là một vấn đề chúng ta không cần đếm xỉa đến. Không phải thế. Nhưng ảnh hưởng của bất cứ cường quốc nào từ bên ngoài lên hậu quả của tiến trình dân chủ tại Trung Quốc sẽ là gián tiếp và dài hạn. Các nước dân chủ phải tiếp tục hậu thuẫn sự lớn mạnh của xã hội dân sự tại Trung Quốc, cổ vũ luồng tư tưởng tự do nhất từ ngoài vào và từ bên trong Trung Quốc, và lên tiếng bênh vực các nhân vật chịu nguy hiểm để đòi hỏi cải tổ thực sự.

Chí ít hiện nay, đường biểu đồ xu thế (trend lines) tại châu Á đang chuyển động theo những chiều hướng bất lợi cho Mỹ. Bốn năm sau cuộc tan chảy tài chính toàn cầu, Mỹ vẫn còn sa lầy trong suy thoái kinh tế và bước đi khấp khểnh do bế tắc chính trị. Nền kinh tế Trung Quốc cũng có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục trở nên giàu hơn và mạnh hơn trong khi ĐCSTQ vẫn giữ được quyền hành. Nhưng, trong một tương lai không xa, tình hình có thể đảo ngược. Mỹ và các nước dân chủ tiên tiến khác sẽ lấy lại sức bật để ra khỏi những khó khăn hiện nay. Một Trung Quốc do ĐCSTQ lãnh đạo có thể không làm được như vậy. Trung Quốc sẽ phải đối phó những hậu quả kết hợp do nạn tham nhũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát, một dân số già nua nhanh chóng, và một mô hình kinh tế được thúc đẩy bằng đầu tư (an investment-driven economic model) mà hầu hết mọi chuyên gia cho là không bền vững. Khả năng cần thiết để Trung Quốc dấn thân vào một cuộc cạnh tranh chiến lược có thể sẽ trở nên suy yếu, ngay cả khi khả năng của Mỹ và đồng minh gia tăng. Thách thức mà các nhà làm chính sách Mỹ đang đối diện là phải tìm ra một phương án tốt nhất để lèo lái quốc gia qua giai đoạn tạm thời đầy bấp bênh và giới hạn.

Những hành vi gần đây của Trung Quốc có thể tỏ ra thuận lợi cho Mỹ trong khía cạnh này. Thái độ hung hăng của Bắc Kinh đã gây lo âu sâu sắc cho các nước láng giềng của Trung Quốc, khiến họ hơn bao giờ hết có khuynh hướng hợp tác với nhau để quân bình lực lượng với anh khổng lồ châu Á. Vì lý do này, các chính phủ khác trong khu vực thường hoan nghênh các tuyên bố mạnh mẽ phát xuất từ Washington trong mấy tháng gần đây. Nhưng họ vẫn còn phân vân không biết Mỹ sẽ có đủ nguồn lực và quyết tâm để hậu thuẫn cho những lời lẽ đầy khí thế của mình hay không. Bất cứ ai được bầu làm Tổng thống vào tháng 11 này cũng sẽ phải dùng những biện pháp để xua tan những ngờ vực nói trên. Phát triển và chi tiêu cho một chiến lược khả tín nhằm chống lại sự tăng cường quân sự của Trung Quốc đồng thời theo đuổi một đường lối cứng rắn trong vấn đề hợp tác kinh tế, cả hai sẽ là quan trọng. Và việc tiếp tục giữ vững lập trường cứng rắn trên các vấn đề nguyên tắc cũng quan trọng không kém. Trong khi vừa hợp tác vừa quân bình lực lượng với Bắc Kinh, Mỹ phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để đẩy mạnh tiến trình mà George Kennan [cha đẻ của chính sách bao vây ngăn chặn nếu còn sống] có thể đã gọi là “từng bước làm hòa dịu” quyền lực của Trung Quốc.

ARON L. FRIEDBERG là Giáo sư Khoa Chính trị và các Vấn đề quốc tế tại Trường Woodrow Wilson chuyên về các Vấn đề công cộng và Vấn đề quốc tế thuộc Đại học Princeton và là tác giả cuốn A Contest for Supremacy: China, America, and the Struggle for Mastery in Asia (Một cuộc thi đua giành địa vị siêu cường: Trung Quốc, Mỹ, và cuộc tranh giành quyền bá chủ châu Á). Từ 2003 đến 2005, ông là Phó Trợ lý các Vấn đề an ninh quốc gia tại Văn phòng Phó Tổng thống.

Aaron L. Friedberg/Foreign Affairs
Trần Ngọc Cư dịch Việt Ngữ

Nguồn: Bauxite Vietnam
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/01/2012 04:30:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Trong các giai đoạn cầm quyền của ĐCS Việt Nam kể từ ngày cướp chính quyền tới nay, có lẽ chưa có giai đoạn nào bầu không khí chính trị lại trở nên sôi động và hừng hực nóng như những tuần gần đây. Bầu không khí “nóng” này không phải là khí thế khẩn trương, sôi động và hào hùng của một dân tộc sẵn sàng vùng lên đánh đuổi kẻ thù dân tộc ra khỏi bờ cõi nước Việt, cũng chẳng phải không khí đánh đuổi thù trong, giặc ngoài, ngược lại nó là không khí của một cuộc nhồi da nấu thịt – Không khí của một cuộc huynh đệ tương tàn – Tranh quyền, đoạt lợi.

Có lẽ đã trở thành một tiền lệ của đảng ta là trước mỗi thềm Đại hội đảng, đồng chí TBT đương nhiệm sẽ lật lại cuốn “cẩm nang trị quốc” như các vị tiền nhiệm đã làm, rồi kế đó sẽ phát động một cuộc tổng tẩy rửa đảng, còn gọi: Phê bình và Tự phê bình!

Đối với người dân đất Việt có lẽ cụm từ: Phê và Tự phê nó đã trở nên quá nhàm chán. Nhiều người ví: Nó giống hệt như chuyện rao bán báo của đảng trên đường phố, với đầy đủ những tin tức rã man, rùng rợn, và ghê tởm nhất.



Điểm Tin Thứ Bảy 01.9.12

Tin tặc tiếp tục tấn công hăm dọa Trương Duy Nhất (TDN) - Chiều 31/8/2012, website truongduynhat.vn lại bị hacker tấn công xóa sạch dữ liệu, đồng thời treo lại một bức ảnh hăm dọa rất lưu manh.
Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát ( BBC) - Vợ nạn nhân vụ chết người tại trụ sở công an Bến Cát, Bình Dương nói bản kết luận điều tra mới nhất về vụ việc “trả lời không đủ” các thắc mắc của gia đình.
Thơ gửi chú Lưu manh (Nguyễn Trọng Tạo) - Thế là chú đang voi/ Bỗng một tấc xuống chó/ Làm cho bao nhiêu người/Phải bưng mặt xấu hổ!
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) Báo của Đảng CSVN vừa đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là ‘thủ đoạn của diễn biến hòa bình’.
NÓI KHÔNG VỚI TÌNH TRẠNG CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh)Đọc được bài trên báo, biết được kết luận của cơ quan điều tra VKS Nhân dân Tối cao anh Nhựt chết là do tự tử và “anh Nhựt tự tử” là do “ân hận”, tôi thấy xót xa, thương chị Tuyền vô cùng.
Quanh co chuyện chùa (Nguyễn Thông) Một người bạn tôi than thở giá mà chúng nó không xóa sổ Hà Tây văn vật, cái nôi của văn hóa sông Hồng thì đâu đến nỗi này.
Bầu Kiên hay bầu Đức đang chi phối thị trường địa ốc? (VTC news) Thị trường bất động sản đang nổi sóng với thông tin bầu Đức đại hạ giá căn hộ và bầu Kiên bị bắt. Vậy ông bầu nào có thể chi phối được thị trường bất động sản?
Việt Nam ‘bủa lưới’ Trung Quốc( (BBC): “Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc”
Chết bất thường ở trụ sở công an (NLĐ) Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Ngày độc lập nghĩ về biển đảo (LĐ) - Di ngôn của Đức Trần Nhân Tông rướm máu trong mỗi lòng người: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác!”. Lời thề độc lập từ Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng” lại âm vang.
Vị tướng của Nhân dân (Sao Hồng)- Ngày sinh nhật lần thứ 102 (25/08) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua. Nhưng người ta sẽ còn viết và nghiên cứu nhiều về ông.
Kiến trúc sư Pháp trong vụ Bạc Hy Lai đã trở về Cam Bốt (RFI) - Kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers, đã đến Bắc Kinh theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc, để thẩm vấn về vụ cựu Bí thư Thành ủy ...
Nhật có nguy cơ cạn ngân sách do bế tắc chính trị (RFI) - Theo AFP, trong một cuộc họp báo ngày hôm nay, 31/08/2012, tại Tokyo, bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi thông báo là một số khoản chi từ ...
Air France xây nhà máy tại Trung Quốc: Lao động Pháp lo ngại (RFI) - Tập đoàn hàng không Pháp Air France, hôm nay 31/08/2012, cho biết dự định xây dựng hai nhà máy bảo trì phi cơ tại Trung Quốc, để ...
Trung Quốc gây khó cho hàng nhập khẩu Việt Nam? (RFI) - Báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây liên tiếp lên tiếng báo động về việc hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc bị ùn tắc ở vùng biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh cho đến Lạng Sơn.
Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc (RFI) - « The China Choice : Why America Should Share Power- Lựa chọn Trung Quốc : Tại sao Mỹ phải chia sẻ quyền lực » là tác phẩm mới của chuyên gia Úc, Hugh White. Theo đó, để duy trì hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ nhường lại cho Bắc Kinh phần thuộc Đông Dương cũ. Quan điểm này đã khiến nhiều nước trong vùng đau đầu, nhất là Việt Nam khi nhìn lại quá khứ lịch sử.
Syria :Phe nổi dậy tấn công táo bạo vào cơ quan chính phủ (RFI) - Sáng sớm hôm nay, 31/08/2012, đối lập võ trang tại Syria đã đồng loạt tấn công vào các tòa nhà của an ninh và lực lượng ...
Iran bác bỏ cáo buộc về chương trình hạt nhân tại Parchin (RFI) - Ngày hôm nay, 31/08/2012, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi, đã bác bỏ những cáo buộc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - AIEA trong việc ngăn cản ...
Mỹ đe dọa kiện tác giả cuốn sách về cái chết của Ben Laden (RFI) - Tiết lộ về “sự thật” liên quan đến cái chết của trùm khủng bố Ben Laden đang khiến cho bộ Quốc phòng Mỹ bực tức.
Apple bị thua trong vụ kiện Samsung tại Nhật (RFI) - Trong cuộc chiến bản quyền dai dẳng giữa hai đại gia Apple và Samsung, vào hôm nay, 31/08/2012, tập đoàn Mỹ Apple đã bị thất bại trong vụ kiện Samsung tại Nhật ...
Trung Quốc: Nạn nhân bội phản của Yahoo! mãn án 10 năm tù (RFI) - Nhà dân báo Vương Tiểu Ninh vừa ra khỏi nhà tù Trung Quốc vào hôm nay 31/08/2012.
Nhật Bản và Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục hội đàm cấp cao hơn (RFI) - Nhật Bản và Bắc Triều Tiên hy vọng sẽ sớm tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao hơn, trong đó có thể đề cập đến vấn đề các công dân Nhật bị bắt ...
Ngoại trưởng Mỹ dự Thượng đỉnh Nam Thái Bình Dương : Trung Quốc tức tối (RFI) - Hôm nay, 31/08/2012, bà Hillary Clinton đã đến quần đảo Cook, Nam Thái Bình Dương, trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến dự Diễn đàn Đảo quốc ...
Mỹ: Ứng viên Cộng hòa Mitt Romney hứa tạo hàng triệu việc làm (RFI) - Ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mỹ Mitt Romney, tối qua 30/08/2012, đã hứa hẹn với người dân là sẽ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm nếu ...
Hồng Kông: Học sinh tuyệt thực chống nhồi sọ chính trị (RFI) - Ba học sinh Hồng Kông bắt đầu một cuộc tuyệt thực ba ngày, kể từ hôm nay 31/08/2012, để phản đối dự án của chính phủ đưa chính trị vào học đường.
Syria: Các cơ quan cứu trợ vội vã di chuyển dân tị nạn khỏi các trường học (VOA) - Các cơ quan cứu trợ tại Syria và tại các nước kế cận vội vã di chuyển dân tị nạn ra khỏi các cơ sở giáo dục trước khi trường học bắt đầu hoạt động lại
Các nước châu Á đang tiến đến khu vực mậu dịch tự do rộng lớn (VOA) - Tổng Thư Ký ASEAN cho biết 16 quốc gia chiếm gần 1 nửa dân số thế giới đã đồng ý 'trên nguyên tắc' thành lập một khu vực mậu dịch tự do tại châu Á
Thế vận hội Paralympic khai mạc ở London (VOA) - Gần 4.300 vận động viên khuyết tật đại diện cho 166 quốc gia dự thế vận lần này và đây sẽ là kỳ Paralympic lớn nhất từ trước đến nay
London sôi động vì ‘Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu’ (VOA) - Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu, hôm 26 và 27/8 mang lại một niềm vui nữa cho những người tham gia ở London
Tăng trưởng kinh tế Ấn Ðộ rớt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay (VOA) - Tăng trưởng kinh tế ở Ấn Ðộ đã sụt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay, khẳng định tình trạng trì trệ trầm trọng trong nền kinh tế Á châu
Đình công ở Nam Triều Tiên (VOA) - Mười ngàn thành viên của Liên minh Công đoàn Nam Triều Tiên đã biểu tình để đòi thay đổi luật lao động
Hạn hán đẩy giá thực phẩm tăng cao (VOA) - Ngân hàng Thế giới nói rằng hạn hán ở Mỹ và các nước Đông Âu đang đẩy giá thực phẩm toàn cầu tăng cao rất nhiều
LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm cho Mali (VOA) - Người đứng đầu công tác cứu trợ của Liên hiệp quốc kêu gọi viện trợ thêm cho Mali, nơi một vụ khủng hoảng lương thực và chiến tranh ảnh hưởng tới hơn 4 triệu người
Ông Romney bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử (VOA) - Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mỹ, ông Mitt Romney, hôm nay bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử với những cuộc mít tinh tại các tiểu bang quan trọng
Miến Điện công bố danh sách từng phần những người được loại tên khỏi sổ đen (VOA) - Hôm thứ Năm, chính phủ đã tiến thêm một bước với việc công bố tên của hơn 1.000 người được loại tên ra khỏi sổ đen khét tiếng
ADB giúp Philippines biến rác thành năng lượng (VOA) - Ngân hàng Phát triển Á châu, ADB, cho biết họ đang hợp tác với công ty Proter & Gamble để xây các nhà máy biến rác thành năng lượng có thể sản xuất tới 2 megawatt điện
Bầu cử ở Angola bắt đầu, ông Dos Santos nắm chắc phần thắng (VOA) - Các cử tri đã bắt đầu đến địa điểm bỏ phiếu lúc 7 giờ sáng, giờ địa phương, để bỏ phiếu cho các nghị sĩ, những người sẽ chọn Tổng thống cho 5 năm tới
Apple thua Samsung trong vụ kiện ở Nhật về quyền sáng chế (VOA) - Một tòa án Nhật kết luận Samsung không đánh cắp công nghệ được sử dụng trong iPhones và iPads Apple để sản xuất dòng máy smartphone Galaxy và các máy tính bảng
Bão nhiệt đới Isaac trở thành một cơn áp thấp (VOA) - Trung tâm theo dõi bão của Hoa Kỳ cho hay Isaac di chuyển chậm chạp và yếu đi ở miền bắc tiểu bang Louisiana và theo dự kiến sẽ gây thêm mưa trong lúc di chuyển về hướng bắc
Cựu thống đốc Florida ủng hộ ông Romney, bênh vực cựu TT Bush (VOA) - Ông Jeb Bush nói ông bất bình khi thấy Tổng thống Obama chỉ trích và đổ lỗi cho cựu tổng thống George W. Bush về nhiều vấn đề hiện nay của nước Mỹ
Tòa án Pakistan kéo dài lệnh tạm giam trong vụ án báng bổ tôn giáo (VOA) - Một thẩm phán ở Pakistan đã quyết định kéo dài lệnh tạm giam một cô gái theo đạo Cơ đốc bị buộc tội báng bổ tôn giáo, một tội có thể bị xử tử ở Pakistan.
Động đất mạnh gần Philippines (VOA) - Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết cơn địa chấn dưới biển ngày hôm nay với cường độ 7.6 có tâm chấn ở mạn đông Philippines
Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA) - Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ quyết tâm thắt chắt quan hệ chiến lược giữa 2 nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung xây dựng hòa bình, ổn định ở châu Á Thái Bình Dương
Các lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạn (VOA) - Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói tình hình ở Syria không phải khủng hoảng nhân đạo mà là một cuộc khủng hoảng chính trị do là sự tàn ác và nhẫn tâm của chế độ Bashar al-Assad
Việt Nam đổi tội danh đối với ông Nguyễn Quốc Quân (VOA) - Việt Nam vừa gia hạn giam giữ nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quốc Quân và đổi tội danh cáo buộc ông từ ‘khủng bố’ sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’
Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển C212-400 (VOA) - Công ty Airbus Military đã bàn giao cho Việt Nam chiếc C212-400 đầu tiên trong số 3 máy bay tuần tra mà lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt mua
Việt Nam y án 8 cựu quan chức cấp cao của Vinashin (VOA) - Tòa phúc thẩm ở Việt Nam giữ nguyên các bản án tù đối với 8 cựu quan chức hàng đầu của công ty Vinashin vì trách nhiệm của họ trong vụ bê bối khiến công ty gần phá sản
Việt Nam là địa điểm thu hút hàng đầu ở Đông Nam Á đối với giới đầu tư Mỹ (VOA) - Việt Nam tiếp tục mời gọi giới đầu tư Tây phương với một thị trường tiêu thụ lớn, giá nhân công tương đối rẻ và 1 yếu tố khác được chú ý là quan hệ chính trị Việt-Mỹ tiếp tục cải thiện
Một lãnh tụ phe cực đoan ở Pakistan bị bắt giam (VOA) - Một phần tử Hồi giáo chủ chiến nổi tiếng ở Pakistan bị một tòa án nước này ra lệnh câu lưu về tội khích động hận thù giáo phái
Ngũ giác đài xem xét việc kiện tác giả cuốn sách về bin Laden (VOA) - Trong văn thư gởi cho tác giả, Ngũ giác đài nói ông này vi phạm thỏa thuận không tiết lộ mà ông đã ký trong tư cách là thành viên của lực lượng tinh nhuệ SEAL
Phe nổi dậy Syria tấn công các cơ sở an ninh ở Aleppo (VOA) - Các nhân vật tranh đấu Syria cho biết chiến binh phe nổi dậy tấn công nhiều cơ sở an ninh trong thành phố Aleppo ở miền bắc trong lúc giao tranh tiếp diễn ra ở các nơi khác
Thượng nghị sĩ Marco Rubio đọc diễn văn tại Đại hội Đảng Cộng hòa (VOA) - Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đại diện tiểu bang Florida, đọc diễn văn tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa tối hôm qua, ngày chót của đại hội
Hơn 100 thuyền nhân còn mất tích sau vụ chìm tàu ở Ấn Độ dương (VOA) - Giới hữu trách Indonesia và Australia cho biết không còn nhiều hy vọng tìm được người sống sót trong vụ chiếc tàu chở người tị nạn từ Indonesia tới Australia bị chìm
Ông Romney cam kết phục hồi tiềm năng của nước Mỹ (VOA) - Ông Romney hy vọng Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa sẽ tiếp thêm đà cho ông đi tới trong chặng chót của cuộc vận động ra tranh cử với Tổng thống Obama
Phúc trình của IAEA về Iran không làm chính phủ Mỹ ngạc nhiên (VOA) - Ông Carney sau khi theo sát những chi tiết của phúc trình nói rằng không có gì phải ngạc nhiên khi Iran vẫn tiếp tục vi phạm các nghĩa vụ của họ
Bão Isaac yếu dần, bão mới gây lo ngại (VOA) - Các nhà dự báo thời tiết Hoa Kỳ đã hạ cấp Bão Nhiệt đới Isaac thành áp suất nhiệt đới và đang theo sát một cơn bão khác có tên là Kirk
Pakistan bắt người đứng đầu 1 tổ chức cực đoan bị cấm (VOA) - Cảnh sát Pakistan cho biết đã bắt giữ một người Hồi Giáo Sunni về tội đã đọc một bài diễn văn nhằm khích động hận thù giáo phái
Canada trục xuất người Mỹ chống chiến tranh (VOA) - Nữ binh sĩ Mỹ đầu tiên trốn từ Hoa Kỳ sang Canada để tránh chiến tranh Iraq, đã bị Bộ Di trú Canada ra lệnh trục xuất về Mỹ
Thợ mỏ Nam Phi bị truy tố trong vụ cảnh sát bắn người đình công (VOA) - Các công tố viên Nam Phi kết tội 270 thợ mỏ về tội giết 34 đồng nghiệp đã bị cảnh sát bắn chết trong một cuộc đình công
LHQ bày tỏ quan ngại mới về chương trình hạt nhân Iran (VOA) - Lãnh tụ Tối cao Iran tuyên bố nước ông không theo đuổi vũ khí hạt nhân nhưng sẽ không từ bỏ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm mục đích hòa bình
Tòa án liên bang ra phán quyết chống đạo luật về thẻ cử tri của bang Texas (VOA) - Đạo luật này được sự ủng hộ rộng rãi của các thành viên Đảng Cộng hòa. Họ nói đạo luật về thẻ căn cước cử tri giúp ngăn ngừa các hành động gian lận bầu cử
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đọc diễn văn tại đại hội đảng (VOA) - Ông Mitt Romney sẽ bước lên diễn đàn tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa để đưa ra những lập luận về vì sao ông xứng đáng được bầu để trở thành tổng thống
Giao tranh dữ dội nổ ra giữa phe chủ chiến và quân đội Pakistan (VOA) - Có ít nhất 8 phần tử chủ chiến đã bị giết tại vùng tây-bắc Pakistan giữa lúc các lực lượng an ninh tiếp tục tấn công nơi ẩn náu của các phần tử chủ chiến
Ba tôi (VOA) - Những năm gần đây, không hiểu sao, tôi lại hay nhớ đến ba mẹ tôi. Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi. Ba tôi vẫn ở Việt Nam với gia đình đứa em út
Vùng duyên hải Vịnh Mexico bắt đầu phục hồi sau bão Isaac (VOA) - Trận bão đã đổ mưa xuống tới 38 centimet tại vùng New Orleans dễ ngập lụt, trước khi giảm cường độ trong khi bão di chuyển sâu hơn vào đất liền
Pakistan: Thiếu nữ 14 tuổi có nguy cơ bị tử hình về tội phạm thánh (VOA) - Em Rimsha Masih bị câu lưu trước đây trong tháng sau khi láng giềng giận dữ bao vây nhà em tại Islamabad, tố cáo em đã đốt những trang sách có in kinh Quran
Trung Quốc lại công kích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông (VOA) - Tân Hoa Xã tố cáo Hoa Kỳ tìm cách 'khuấy động những vụ tranh chấp lãnh thổ' giữa Trung Quốc với các lân bang Á châu, trong đó có Việt Nam, Philippines, Nhật Bản
Sách về cái chết của Bin Laden khác phúc trình chính thức (VOA) - Một câu chuyện cá nhân mới, đầu tiên về việc đột kích của biệt kích Hoa Kỳ hạ sát Osama bin Laden, nói lãnh tụ al-Qaida không có vũ khí và bị bắn tại ngưỡng cửa
Bà Clinton đến Nam Thái Bình Dương tái khẳng định quyền lợi của Mỹ (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đang trên đường tới miền Nam Thái bình dương, khởi sự chuyến công du Châu Á -Thái Bình Dương
Báo chí nước ngoài chứng kiến dân chủ của Mỹ trong hành động Ðại hội Ðảng (VOA) - 15.000 thành viên truyền thông đã đến Tampa, Florida dự Ðại hội Ðảng Cộng hòa để đề cử ứng viên ra tranh chức Tổng thống
Tàu chìm ngoài khơi Indonesia, nhiều người có thể đã thiệt mạng (VOA) - Hơn 100 người mất tích sau khi một chiếc thuyền được cho là chở 150 người xin tị nạn bị chìm ngoài khơi bờ biển của Indonesia hôm thứ Tư
Một chế độ rẻ rúng mạng người (VOA) - Hôm nay 30/8, là đúng một tháng sau cái chết bi thảm của cụ Đặng Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần
2 vệ tinh giống hệt nhau sẽ nghiên cứu các vành đai bức xạ trái đất (VOA) - Hai vệ tinh của Hoa Kỳ được thiết kế để nghiên cứu các vành đai bức xạ lơ lửng trên bầu khí quyển của Trái đất hôm nay đã được phóng thành công vào quỹ đạo
Học giả TQ phật lòng vì các cụm từ tiếng Anh xuất hiện trong từ điển (VOA) - Một nhóm các học giả ở Trung Quốc kêu gọi loại bỏ các từ tiếng Anh khỏi một quyển từ điển tiếng Hoa cho rằng sự hiện diện của chúng làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Hoa
Thảo Trường, hai năm sau đọc lại (VOA) - Đời sống của Thảo Trường như bàng bạc trong từng dòng chữ của ông
Tên lửa TQ 'không nhắm vào nước nào' (BBC) - Trung Quốc xác nhận thử tên lửa tầm xa có thể vươn tới tận Hoa Kỳ, nhưng nói không nhắm vào quốc gia nào.
Abramovich thắng kiện tại London (BBC) - Tòa bác khiếu kiện của tỷ phú lưu vong Nga Berezovsky trong vụ việc liên quan tới hậu trường các thương vụ lớn ở Nga.
Việt Nam hồi hộp vì các vụ bắt giữ (BBC) - Báo Anh Financial Times có bài phân tích nhân tin đồn một số 'đại gia' bị bắt giữ ở Việt Nam.
Công an Hà Nội có giám đốc mới (BBC) - Đại tá Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Công an Hà Nội, thay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa nghỉ hưu.
Mitt Romney sẽ 'đưa Mỹ sang trang mới' (BBC) - Mitt Romney cam kết "khôi phục ước nguyện Mỹ " trong bài phát biểu tiếp nhận đề cử của đảng Cộng hòa.
Người Mỹ thừa nhận làm gián điệp cho TQ (BBC) - Một nhân viên bảo vệ cho tòa lãnh sự Mỹ tại Trung Quốc vừa nhận tội bán tin mật cho chính phủ Trung Quốc.
Phỏng vấn tân hoa hậu Việt Nam (BBC) - Hoa hậu Việt Nam 2012 trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về ước mơ và những cám dỗ trong giới người đẹp.
Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát (BBC) - Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân chết tại trụ sở công an Bến Cát, nói kết luận điều tra về vụ việc "trả lời không đủ" thắc mắc.
Chính quyền 'loay hoay kết tội' TS Quân (BBC) - Ngô Mai Hương, vợ ông Nguyễn Quốc Quân, cập nhật tình hình của ông sau 4 tháng bị chính quyền Việt Nam tạm giam.
Trung Quốc thả người bị tù do Yahoo (BBC) - Vương Tiểu Ninh, nhà bất đồng chính kiến bị kết tội lật đổ từ những bằng chứng cung cấp bởi Yahoo, vừa được thả sáng thứ Sáu.
‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’ (BBC) - Tân Hoa Xã lên án Mỹ gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các nước và kêu gọi Mỹ từ bỏ mộng bá chủ ở châu Á.
Năm lính Úc bị giết ở Afghanistan (BBC) - Năm quân nhân Úc bị giết tại Afghanistan trong biến cố đổ máu nhiều nhất cho quân đội Úc kể từ Chiến tranh Việt Nam.
Giá gas trong nước tăng mạnh (BBC) - Giá gas trong nước sẽ tăng mạnh kể từ ngày 1/9, thêm gần 4.000 đồng/kg.
Nguyễn Quốc Quân được bỏ tội 'khủng bố' (BBC) - Đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân được chuyển tội trạng từ ‘khủng bố’ sang ‘lật đổ’ và tạm giam thêm 4 tháng.
Vụ án mua dâm thiếu nữ Việt ở Singapore (BBC) - Thêm một người đàn ông thứ bảy bị án tù trong vụ liên quan tới ba gái bán dâm người Việt.
Ấn Độ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến (BBC) - Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán trong ba tháng đến cuối tháng Sáu, làm dịu quan ngại về sự đình trệ với nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á.
Bác kháng cáo vụ Vinashin (BBC) - Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa tối cao ra quyết định bác bỏ kháng cáo của tám bị cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
Liên kết sàn chứng khoán khối ASEAN (BBC) - Hệ thống nối liền giao dịch chứng khoán giữa các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, sắp chính thức hoạt động.
VN trượt huy chương đồng cử tạ Paralympic (BBC) - Vận động viên Nguyễn Thị Hồng tuột mất huy chương đồng khi nâng cùng mức tạ với người về thứ ba, chỉ vì nặng hơn cô này 300gr.
Có thể kỷ luật vụ 'làm mới' chùa Trăm Gian (BBC) - Người phụ trách quản lý di tích chùa Trăm Gian có thể sẽ bị đình chỉ công tác, theo đề nghị của chủ tịch UBND TP Hà Nội.
2000 sinh viên ở Anh gặp rủi ro (BBC) - Đại học London Metropolitan bị hủy quyền bảo trợ visa cho sinh viên nước ngoài, khiến 2000 sinh viên phải về nước hoặc chuyển trường.
Tiêu chí xếp hạng thống đốc ngân hàng (BBC) - Việc ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance đánh giá thấp dựa trên tiêu chí gì?
Doanh nghiệp Mỹ vẫn thích Việt Nam (BBC) - Bất chấp khó khăn kinh tế ở Việt Nam, giới đầu tư Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng đầu tư ở đây, theo một khảo sát.
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) - Báo của Đảng CSVN đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là 'thủ đoạn của diễn biến hòa bình'.
Sự trừng phạt của VN sẽ đi tới đâu? (BBC) - Tiến sỹ kinh tế Jonathan Pincus nhận xét mức độ lan rộng của sự trừng phạt đối với sai phạm tại các tổ chức, tập đoàn trong nước
Việt Nam 'bủa lưới' Trung Quốc (BBC) - Cây viết Singapore nói Việt Nam dùng các diễn đàn vùng để kiềm chế Trung Quốc bên cạnh quan hệ với Hoa Kỳ.
Thống đốc Bình bị báo nước ngoài chê (BBC) - Ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.
Hình ảnh Paralympics 2012 (BBC) - Chùm ảnh về một số môn thi đấu ở Thế vận hội cho người khuyết tật ở London.
Câu Chuyện Thầy Lang: Đau Lòng Bàn Chân (VietBao) - Ở lòng bàn chân, có một sợi dây gồm các mô liên kết chạy từ gót chân tới các ngón chân gọi là Cân Mạc Cung Bàn chân (Planta Fascia). Nhiệm vụ chính của dây này là hỗ trợ để cho bàn chân chuyển động dễ dàng đồng thời cũng chống đỡ cho chân và chịu đựng 14% sức nặng cơ thể. Một lớp mỡ mỏng phủ lên phần gót của cân mạc giúp công việc chống sốc này.
Chùa Trăm Gian Trẻ Lại... (VietBao) - Có những điều như dường bất khả vẫn xảy ra trong đời naỳ. Không, chúng ta không bàn chuyện phép lạ, hay bất kỳ những gì siêu nhiên nơi đây. Chỉ bàn về cõi người của mình thôi.
Vụ Nhà Tài Phiệt Nguyễn Đức Kiên Bị Bắt Và Các Mặt Yếu Kém Của Chế Độ Cộng Sản Việt Nam (VietBao) - Vụ công an Việt Nam bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên 48 tuổi tại Hà nội hôm 20/8 cho thấy sự tranh chấp quyền hành trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã đến lúc không còn che dấu được nữa.
Kịch Tính Và Kịch Bản: Nội Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam Đang Phân Hóa Nghiêm Trọng (VietBao) - 1) Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh Trưởng ban chống tham nhũng, một Ủy ban sắp được chuyển giao về Bộ Chính Trị theo đại hội Đảng vừa qua, vội vã họp báo “khen” Bộ Công an đã bắt Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên,
Kiến Nghị, Tố Cáo Vì Anh Nhựt (VietBao) - Bà quả phụ Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã gửi Đơn kiến nghị và tố cáo về kết luận điều tra VKSND Tối cao, nội dung nói rằng kết luận của VKSNDTC là sai trái, vì “tôi xin khẳng định chồng tôi không tự tử vì sợ tội, bởi anh Nhựt chẳng có tội gì để mà sợ.
Mỹ Tặng Phi 2 Tàu Tuần Biển, Nga Giúp VN Tàu Ngầm Tự Vệ; TQ và Đài Loan tập trận cứu cấp trên biển, bảo vệ biển chung 2 nước (VietBao) - MANILA/HANOI -- Bản tin báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Sáu cho biết, Hoa Kỳ hôm Thứ Năm đã trao cho Phi Luật Tân quân dụng mới để tăng khả năng tuần tra ở Biển Tây Phi (tức Biển Đông, theo cách gọi của VN).
EVN Không Mua Điện Rẻ ở VN Để Mua Điện Giá Đắt Từ TQ (VietBao) - Chuyện kỳ lạ tại Việt Nam: Tập đoàn điện lực VN (EVN) không chịu mua thủy điện quốc nội với giá rẻ, mà lại sang Trung Quốc mua điện với giá đắt... Có phải các cán bộ đang muốn ăn tiền huê hồng, hay là đang âm mưu rút ruột tiền mua điện?
Thám Xa Curiosity Bắt Đầu Khảo Sát Địa Chất Dài 396 Mét (VietBao) - PASADENA - NASA loan báo thám xa Curiosity đã rời nơi hạ cánh để thực hiện chuyến đi dài đầu tiên tới mục tiêu khảo sát khoa học gọi bằng tên Glenelg là địa điểm có 3 địa hình khác nhau.
Hãng Lớn Dời Ra Hải Ngoại Để Tránh Thuế; Thuế Suất Kinh Doanh Hiện Nay Của Mỹ Là 35%, Ireland Chỉ 12.5% (VietBao) - NEW YORK - Thêm nhiều công ty lớn chuyển hoạt động ra hải ngoại, bất chấp 1 điều luật năm 2004 hạn chế việc này - lý do lớn là thuế.
Nga: Thêm 1.142 Thợ VN Vào Lậu (VietBao) - Cảnh sát Nga vừa phát hiện ít nhất 1.142 công nhân nhập cư không có giấy tờ hợp lệ từ Việt Nam làm việc cho xưởng may quần áo trong khu vực Moscow của Nga.
TQ: Sẵn Sàng Giúp Châu Âu Giải Tỏa Khủng Hoảng Nợ (VietBao) - BẮC KINH - Lãnh đạo Trung Quốc xác nhận hôm Thứ Năm chủ trương ủng hộ các nỗ lực vượt thoát khủng hoảng nợ của châu Âu.
Pakistan: Con Nhà Sáng Lập Tổ Chức Haqqani Bị Giết (VietBao) - ISLAMABAD - Viên chức tình báo Pakistan xác nhận con của nhà sáng lập tổ chức Haqqani đã chết trong 1 trận không tập của phi cơ không người lái gần biên giới Afghanistan trong tuần qua - đó là thiệt hại lớn với 1 trong những nhóm Taleban nguy hiểm nhất.
Syria: Quân Đối Lập Bắn Rơi Phi Cơ Chế Độ Assad Tại Idlib; TT Ai Cập: Đòi Chế Độ Assad Chuyển Quyền Cho Hệ Thống DC (VietBao) - BEIRUT - Các nhà tranh đấu báo tin: quân nổi dậy Syria bắn rơi 1 phi cơ của chế độ Assad trên không phận Idlib.
TTK Ban Ki-moon Lên Án Iran Đe Dọa Tiêu Diệt Israel (VietBao) - TEHRAN - Tại hội nghị Phi Liên Kết họp tại thủ đô Iran, TTK Ban Ki-moon lên án những tuyên bố thù nghịch với Israel và sự phủ nhận cuộc bách hại (holocaust) của chế độ Đức Quốc Xã - ông Ban không chỉ danh Iran.
Các Ngoại Trưởng Tại HĐ Bảo An Họp Khẩn Về Syria (VietBao) - NEW YORK - Hội nghị khẩn cấp của ngoại trưởng 15 nước thành viên HĐ Bảo An họp hôm Thứ Năm để thảo luận tình hình Syria.
Chocolate Giảm 17% Nguy Cơ Đột Quỵ; Thức Ăn Thấp Calorie Không Chắc Tăng Thọ (VietBao) - STOCKHOLM - Các nhà nghiên cứu Thụy Điển theo dõi 37,000 người đàn ông và hỏi mức tiêu thụ chocolate - nhóm tiêu thụ nhiều nhất (khoảng 1/3 ly hàng tuần) giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 17% so với người không dùng thường xuyên.
Lá Thư Tu Sĩ Phật Giáo (VietBao) - Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện tuần này. Lần này là các tăng ni Hoa Kỳ.





No comments:

Post a Comment

View My Stats