Written
By Hai Hoang Van on Thứ tư, ngày 05 tháng chín năm 2012 | 9/05/2012 03:52:00 SA
trannhuong.com: Hôm nay 5-9, kỉ niệm sinh nhật lần
thứ 80 của nhà văn Nguyên Ngọc. Thay mặt bạn đọc TNc, xin chúc mừng ông luôn
mạnh khỏe, chân cứng đá mềm. Nhân dịp này chúng tôi giới thiệu bài viết của nhà
văn Bảo Ninh.
Sau ngày tốt nghiệp khoá 3 Nguyễn Du tôi dần ít có
dịp được gặp nhà văn Nguyên Ngọc, người thầy đã dạy và dìu dắt văn chương chữ
nghĩa cho tôi những năm học trường viết văn và mãi về sau, đến bây giờ. Bấy
nhiêu năm, ngoài mấy chuyến thầy trò đi chơi miền quê Vĩnh Yên, Quảng Ninh, rồi
xuyên Việt, trở lại các chiến trường xưa dọc miền Trung, trên Tây Nguyên, tôi chỉ
tới thăm được thầy những ngày Tết ta và Ba Mươi tháng Tư. Cũng có năm, bởi cái
thói tôi tình cảm rời rạc, thiếu mật thiết, ân tình phó mặc đã thành cố tật khó
sửa trong quan hệ với những người mình yêu quý, mà bẵng đi không tới thăm thầy.
Song nhiều hơn cả là tới nhưng không gặp được ông. Thầy Ngọc đi suốt, quanh
năm, họa hoằn mới đảo về qua Hà Nội dăm hôm.
Về sức đi sức viết, trong các bằng hữu cựu binh thân
thiết tôi phục nhất nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhưng ngay cả anh ấy cũng không
thể sánh bước được với những cuộc hành quân thời bình không ngừng nghỉ của thầy
Nguyên Ngọc. Dường như càng năm càng tuổi, thầy Ngọc của tôi càng muốn sống
nhiều hơn trong không gian đường trường. Sài Gòn - Gia Định, mũi Cà Mau, miền
Tây, miền Đông, Quảng Trị, Thừa Thiên, miền Nam Trung Bộ, các tỉnh huyện đồng
bằng miền Bắc, vùng núi non biên giới, hải đảo... từ năm 1975 tới nay có còn
ngả đường nào, có còn miền quê nào của đất nước mà ông chưa dọc ngang trải qua.
Tôi đồ rằng ông đi nhiều như thế chắc là để mong bù lại thời tuổi trẻ bị cầm
chân trong các chiến hào và các thiên kiến chính trị băm xẻ chia cắt đất nước
và đời người ra làm muôn mảnh. Ông đi nhiều nhưng không chỉ để ngao du sơn
thủy, không đi chỉ để thưởng thức phong cảnh, không lang bang phiêu bạt chỉ để
nhìn ngó nghe ngóng lớt phớt, mà đi như vậy là cách ông nhập thân, hoặc còn hơn
thế nữa, xả thân vào với thực trạng đất nước và dân tình để có thể không ngừng
suy nghĩ và viết, thực thi nghĩa vụ nhà văn theo đúng với tín niệm nhân sinh và
văn chương của ông. Đồng thời, không tự cho phép mình chấp nhận sự yên thân an
nhàn, không ngừng buộc mình dấn thân vào đời sống đương thời, cũng còn là cách
để ông giữ mình, tránh cho mình sa vào lối viết và nhất là lối sống của một bộ
phận không nhỏ giới văn bút ngày nay, những lối viết lối sống tuy khôn ngoan và
giàu lợi quyền mà cực kỳ xa lạ với thế hệ nhà văn thời của ông và các bạn chiến
đấu của ông như Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Minh Châu... Xưa kia, nhờ
quả quyết và quên mình dấn thân vào cuộc kháng chiến 9 năm mà ông có được Đất
nước đứng lên, tác phẩm đầu tay của một nhà văn chưa tên tuổi song đã lập tức
là một trong những tác phẩm hàng đầu của văn học kháng chiến, và càng theo thời
gian càng tỏ rõ là một tác phẩm lớn của văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX. Những năm
1950 tới đầu 1960, ông không hề viết gì về Cải cách, về Tập thể hóa, mà lặn lội
đường trường gian khổ để viết Rẻo cao. Với cảm nhận của riêng mình tôi cho rằng
Rẻo cao là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học miền Bắc XHCN những
năm hòa bình giữa hai cuộc chiến. Rẻo cao, tập truyện ngắn trong sáng, tinh tế,
vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc được sống trong hòa
bình ấy thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam gửi độc giả miền
Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương đang lụt chìm trong lửa
đạn chiến tranh tàn khốc.
Thầy viết trò khen hay, bạn có thể cho rằng vậy, thế
nhưng Đất nước đứng lên và Rẻo cao, tôi đã đọc, đã yêu thích từ lâu lắm rồi,
khi còn là học sinh phổ thông, còn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
được đọc lần đầu lúc đang là một anh lính ở Mặt trận B3, khi đó đâu đã màng gì
tới sự viết văn. Song quả thực, Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Rừng xà nu, Đất
Quảng, đấy là những tác phẩm đã thôi thúc và dẫn đường cho tôi hướng tới nghiệp
văn chương sau khi đã buông rời vũ khí trở lại với đời thường.
Vào học trường Nguyễn Du, tôi được thầy Hoàng Ngọc
Hiến phân bổ vào nhóm học trò văn xuôi do nhà văn Nguyên Ngọc trực tiếp phụ
trách. Có thể chỉ là sự tình cờ, nhưng cũng có thể đấy chính là số mệnh văn học
của tôi. Không nói ra, mà tôi mừng khôn tả. Được trở thành học trò của một
trong những tác giả mà mình thán phục và ngưỡng mộ từ thuở còn thơ, từ thuở còn
là lính, tôi nghĩ đời văn của mình ngay từ bước đầu đã có được sự may mắn không
mấy ai bằng.
Và cho tới bây giờ, những dịp hiếm hoi được ngồi bên
nhà văn Nguyên Ngọc, thầy trò riêng tư đàm đạo, với tôi vẫn là những khoảng
thời gian hết sức quý báu. Vốn dĩ xưa giờ chẳng biết trò chuyện văn chương với
ai ngoài những bạn nhà văn rất đỗi thân tình: Trung Trung Đỉnh, Phạm Xuân
Nguyên, Phạm Ngọc Tiến, Trần Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Bình Phương, mà
cũng thỉnh thoảng thôi, câu được câu chăng vầy vậy với nhau một chút, nên thực
sự là chỉ với thầy Hiến và nhất là thầy Ngọc là tôi có thể dốc lòng bày tỏ nỗi
niềm văn chương viết lách của mình. Và lại được các thầy bày dạy, khuyên nhủ
từng ly từng tí, như ngày xưa khi còn học ở Trường Nguyễn Du.
Chưa từng nghe nhà văn Nguyên Ngọc nói trước đông
người, song tôi đoan chắc tác giả Đường chúng ta đi không phải người hùng biện.
Dường như ông chỉ có thể trò chuyện riêng với một người, hoặc cùng lắm vài ba
người mà thôi. Gặp người tâm giao (mà tôi chắc tôi là người như vậy đối với
ông), ông nói thật hay, sôi nổi, nồng nhiệt, và tất nhiên là hết sức cởi mở.
Ông cũng rất ân cần, rất biết lắng nghe. Tôi có thể ngồi nói chuyện với thầy
Ngọc giờ này qua giờ khác, cả buổi cả ngày, chỉ chuyện văn chương, mà đầy hứng
khởi, dào dạt xúc cảm và tự thấy bổ ích cho mình rất nhiều.
Tuy nhiên, thú thực, những khi gặp thầy Nguyên Ngọc,
tôi luôn cảm thấy, trước nhất là nỗi mặc cảm. Trong những năm qua, thầy Ngọc đã
làm được biết bao việc lớn nhỏ có ích cho văn học và văn hóa, giáo dục. Cát
chảy, Lắng nghe cuộc sống, Nghĩ dọc đường và nhất là Có một đường mòn trên biển
Đông. Đấy là các sáng tác văn học. Ngoài ra là các công trình dịch thuật, mà có
lần ông nói nửa đùa với tôi là dịch thế nhằm mục đích để Bảo Ninh đọc mà nâng
cao tầm lên một chút: Nghệ thuật tiểu thuyết (M. Kundera), Độ không của lối
viết (R. Barthes), tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jacques Dournes... Sau thời
kỳ báo Văn nghệ với công cuộc Đổi mới, thầy Ngọc đã tham gia rất tích cực và
nhiệt thành trong những lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân
tộc và chấn hưng giáo dục. Thầy thì thế mà trò thì thế này, lận đận, lẹt đẹt,
viết lách chẳng ra sao, chẳng ích lợi gì cho ai kể cả cho mình, nên mỗi lần gặp
thầy là mỗi lần tôi âm thầm xấu hổ, càng năm càng không biết ăn nói ra sao với
thầy.
Thứ nữa, là tôi càng năm càng thấy lo cho thầy. Sức
khỏe chỉ là một phần thôi. Thực ra, ông già nhỏ vóc và đã tám mươi này rất rắn
rỏi, quắc thước. Chí ít là ông hơn hẳn tôi. Thầy trò cùng leo dốc núi lên đỉnh
Tam Đảo, ông phăm phăm vượt trước tôi. Chốc chốc thầy lại phải dừng chân đợi
trò lệt bệt bước tụt hậu đằng sau xa. Tôi lo là lo thầy tuổi già mà lại bị rơi
vào vực thẳm của thất vọng. Thất vọng đến cùng cực. Trời đất đen sầm, sự thế vô
phương.
Là một cựu binh Quân Giải phóng Tây Nguyên, nên
ngoài tình thầy trò với nhà văn Nguyên Ngọc, tôi còn nặng tình đồng đội với
ông. Từ thuở học Trường Nguyễn Du tới bây giờ, tôi luôn thầm coi ông như người
anh trong cuộc chiến ngày xưa, như một người chỉ huy. Bởi vậy nên thời gian gần
đây tôi cảm thấy mình có tâm trạng gì đó, có lẽ giống như tâm trạng của một cựu
binh nghĩa quân Lam Sơn thuở xưa, sau nhiều năm giải ngũ chợt nghe tiếng loa
trong làng xã lớn tiếng mạt sát Trần Nguyên Hãn, mạt sát Nguyễn Trãi.
Tôi nhớ lại những cuộc biểu tình đòi hiệp thương
tổng tuyển cử, biểu tình phản đối thảm sát Phú Lợi, biểu tình nhân Sự kiện vịnh
Bắc Bộ... rung chuyển cả Hà Nội năm xưa. Khi ấy còn nhỏ mà tôi đã biết nhập vào
biểu tình, nghe theo tiếng gọi của trái tim mình.
Tôi nhớ đêm đầu mùa khô 1972, trung đoàn sắp vượt
đèo A1, qua Đắc Tô đánh trận mở màn Tổng công kích, nửa đêm, bãi khách, chính
trị viên nằm ở võng bên suối mở đài nghe đọc truyện đêm khuya. Cả trung đội
lặng lẽ rời võng xúm lại bên võng của anh, nghe Đường chúng ta đi...
Địa ngục ở trần gian
Phóng viên Tuổi Trẻ đã thâm nhập vào thế giới
này để tận mắt chứng kiến cảnh đời các cô gái ở địa ngục trần gian!
Kỳ 1:
Mây đen của cơn bão số 4 vần vũ kéo về, nhưng chợ
vùng biên vẫn tấp nập người. Trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc, khu Xám Cáo (theo phiên âm của người dẫn đường) như một thế
giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng. Tuy nhiên,
đây lại là nơi có nhiều người tới lui.
Thấy chúng tôi vừa dừng xe, người đàn bà đang ngồi
giũa móng tay cười lả lơi...
Phận người trong “hang chuột”
Cô gái có vẻ đã kiệt sức vì tiếp quá nhiều lượt
khách mà bằng chứng rõ ràng là chiếc sọt rác đầy ắp, nằm vật ra giường. Thấy
khách chỉ ngồi hỏi chuyện, cô gái nhắc nhớ thanh toán nếu không sẽ bị “bà chị”
đánh vì mở buồng rồi. Hình như sợ ả tú bà nên hỏi gì cô gái cũng chỉ ừ hử qua
chuyện. Mãi khi chúng tôi nói chẳng biết có dịp nào gặp lại đồng hương nên bao
luôn ba suất, tức 600.000 đồng tiền Việt, cô mới tươi tỉnh trở lại.
Buồng cách xa chỗ “bà chị”, nhưng cô vẫn dè dặt thì
thầm giới thiệu tên mình là Nga ở Trực Ninh, Nam Định. Nghe hỏi tự nguyện qua
Trung Quốc hay bị lừa bán, Nga thở dài: “Hai năm trước, em bị một thằng cô hồn
đểu ở Hà Nội lừa bán chứ ai thèm qua đây”. Cô kể sau hơn một năm bị ép bán dâm
ở khách sạn, mình đã thành hàng dạt nên mới lay lắt ở Xám Cáo mạt hạng này.
“Bà chị” của Nga cũng quê Nam Định, từng bị lừa bán,
rồi đưa đẩy thế nào lại cặp với một thằng ma cô Trung Quốc để thành tú bà chăn
dắt gái khác. Xám Cáo trước là đất nông nghiệp, làm lò gạch ven thị trấn Đông
Hưng. Nó là chốn chơi bời rẻ tiền cho giới lao động bản xứ và dân qua lại buôn
bán khu mậu biên. Sau đô thị hóa đến, nhiều điểm mại dâm chuyển chỗ khác, kẻ
còn lại cố bám trụ trên bãi đất đang ngày càng thu hẹp.
Các cô ở đây đều là người đã bị dạt sau thời gian
làm việc. Nhiều cô tìm đường về nước. Một số cô bị nhiễm bệnh chán đời hoặc có
hoàn cảnh gia đình, lay lắt ở ổ chuột này với giá bán mình chưa bằng nửa nơi
khác!
Những ngày ở Đông Hưng, chúng tôi tiếp tục được thổ
địa biên giới dẫn đi tìm hiểu thân phận các cô trôi dạt xứ người. Cũng như vùng
biên mậu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam hay Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những
khu “đèn đỏ” ở thị trấn Đông Hưng có đủ đẳng cấp ăn chơi cho kẻ lắm tiền lẫn
dân bần cùng.
Hầu hết khách sạn đều có gái, nếu không cũng gọi đến
được. Ngay khách sạn kế quán chúng tôi ăn trưa cũng có mười cô gái Việt đang ở
trên lầu. “Các bạn uống rượu xong cứ vào khách sạn này cho em nó hầu, đi đâu
làm chi” - gã chủ quán cười đểu. Nhưng nhiều nhất chính là các shop cắt tóc,
massage. Lúc chúng tôi đến khu phố cũ (còn gọi phố cổ), một dãy “shop người”
kín kín hở hở lả lơi mời chào.
Người dẫn đường dừng lại ở địa chỉ quen, bà chủ
người Trung Quốc nắm tay kéo tuột chúng tôi vào. Ngay sau phòng khách bé xíu
chỉ vừa đặt đủ chiếc bàn và vài ghế con là dãy buồng cho khách hành sự. Chúng
cũng nhỏ xíu như hang chuột, nhưng sạch sẽ hơn và đều buông rèm chứng tỏ đang
kẹt khách.
Ông Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng (SN 1957 tại Hải Dương) trú
tại số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Từ tháng 8/2005 – 7/2011, ông Dũng là Tổng Giám đốc
rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines. Trước
khi đảm nhận cương vị này, ông Dũng từng là quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường
thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng.
Tháng 2/2012, Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục
trưởng Cục Hàng hải. Việc bổ nhiệm này theo Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng là
đúng quy trình và tại thời điểm đó, chưa có thông tin về những sai phạm của ông
Dũng.
Ngày 17/5/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết
định khởi tố và thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp đối với Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt
quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dũng
không có mặt tại nhà.
Ngày 18/5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để
làm việc. Cơ quan CSĐT đã làm việc với Bộ GTVT, ngay sau đó Bộ này đã có quyết
định đình chỉ công tác với ông Dương Chí Dũng.
Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can
này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan
công an các địa phương để truy bắt.
Theo thông tin riêng của Petrotimes, Dương
Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Thời điểm bị bắt là ngày 3/9/2012 (không phải là
4/9 như một số phương tiện truyền thông đăng tải sáng nay). Hiện cơ quan điều
tra đang làm rõ việc: Có hay không việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tiếp
tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội cố ý làm
trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật
Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày
18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn
quốc đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) phát
lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và cơ quan liên ngành, sau một thời gian khẩn trương
tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã
bắt được Dương Chí Dũng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng
Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã biểu dương, khen
thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia bắt giữ Dương
Chí Dũng.
Nhóm phóng viên
Hôm qua, 4-9, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức kiểm điểm
tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Về phương
pháp, phương châm và cách làm, Tổng Bí thư đề cao sự tự giác và cầu thị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại
hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
830 lượt ý kiến góp ý
Tại Hội nghị, thay mặt Thường vụ Thành ủy, Bí thư
Thành ủy Phạm Quang Nghị đã báo cáo kết quả quán triệt, triển khai Nghị quyết
và công tác chuẩn bị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung
ương 4 của Đảng bộ Hà Nội. Theo đó, Đảng bộ TP đã nghiêm túc triển khai và có
nhiều sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện Nghị quyết. Hà Nội đã tổ chức học tập,
quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Nghị quyết số 11 của Bộ
Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô Hà
Nội giai đoạn 2011-2020 và 9 chương trình công tác của Thành ủy (khóa XV); xây
dựng kế hoạch, ban hành văn bản hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc tổ chức đúng
tiến độ.
Đặc biệt, Hà Nội đã đóng góp ý kiến kiểm điểm đối
với tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn
Quốc hội, Ban Cán sự Đảng, Chính phủ và một số bộ, ngành Trung ương. Các ý kiến
góp ý đều hết sức thẳng thắn, có tính đấu tranh, được Trung ương đánh giá cao.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được chú trọng, đẩy mạnh với nhiều hình
thức, nội dung phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, đảng viên
và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương
4.
Bí thư Thành ủy cũng cho biết Đảng bộ TP đã nghiêm
túc tiếp thu, học tập cách làm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tổ chức tốt việc
lấy ý kiến của các đồng chí lãnh đạo thành phố đã nghỉ hưu, của cấp ủy trực
thuộc, các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể đối với việc kiểm điểm, tự phê bình
và phê bình của tập thể Ban Thường vụ và từng cá nhân đồng chí Ủy viên Ban
Thường vụ một cách nghiêm túc, đầy đủ. Đến nay, đã có 107 cơ quan, đơn vị với
hơn 830 lượt ý kiến góp ý về ưu, khuyết điểm, những vấn đề nổi cộm Thành ủy cần
tăng cường chỉ đạo, là cơ sở quan trọng để Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng báo
cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
Đề phòng tư tưởng qua loa, chiếu lệ
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn ý thức Đảng bộ Thủ đô là Đảng
bộ lớn nhất cả nước với lực lượng đông đảo, chất lượng cao từ cơ sở. Vì vậy,
Trung ương Đảng mong muốn Hà Nội phải đi đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4,
triển khai thật tốt, thật mẫu mực. Đồng chí đánh giá, thời gian qua, Đảng bộ Hà
Nội đã chuẩn bị và triển khai Nghị quyết nghiêm túc. Đồng thời, có những ý kiến
đóng góp chất lượng đối với các cơ quan của Trung ương.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư lưu ý Thành ủy Hà Nội,
trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, cần thấm nhuần sâu sắc, đầy
đủ ý nghĩa của đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng này, coi đây là
“việc làm hệ trọng, thiêng liêng” và “những vấn đề cấp bách, hệ trọng của Nghị
quyết nêu ra không chỉ với một vài cán bộ, đảng viên mà rất quan trọng với toàn
Đảng, toàn dân”. Tổng Bí thư cho rằng, nếu Ban Thường vụ Thành ủy kiểm điểm tốt
sẽ làm tấm gương cho các đơn vị bên dưới. Ngoài ra, Đảng bộ Hà Nội cũng cần chú
trọng kiểm điểm ở cơ sở, chứ không chỉ tập trung ở cấp trên.
Tổng Bí thư cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết là
khó vì động chạm đến từng tổ chức, đảng viên, nhất là phải nhìn thấy khuyết
điểm của mình và không ít người còn thói quen “khen hào phóng, chê dè sẻn”.
Tổng Bí thư cũng nhận xét, việc kiểm điểm dễ sa vào kiểm điểm công tác, nặng về
kể lể, không đi vào thực chất, ít đưa ra nguyên nhân chủ quan mà chủ yếu cho
rằng tại khách quan. Đồng chí nhấn mạnh, trong quá trình kiểm điểm, việc gì kết
luận được phải kết luận, nếu không thì phải tìm hiểu, điều tra để làm rõ, tránh
để dây dưa.
Về phương pháp, phương châm và cách làm, Tổng Bí thư đề cao sự tự giác và cầu
thị. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm khắc với bản thân, tổ chức mình sinh
hoạt. Đồng chí nói: “Chúng ta không trách người góp ý cho ta, phải xác định ai
chê ta chính là thầy ta”. Cùng với đó, phải đề phòng tư tưởng làm qua loa,
chiếu lệ. Đây là vấn đề dư luận đang băn khoăn, lo lắng hiện nay. Bên cạnh đó,
phải khắc phục tư tưởng thấy khó mà không làm. “Chúng ta phải có niềm tin và
quyết tâm làm bằng được, nếu không sẽ dễ buông xuôi, đầu hàng. Không chỉ đóng
cửa kiểm điểm, có những việc phải sửa ngay trong quá trình làm. Thậm chí phải
chấp nhận loại bỏ một số cán bộ khỏi đội ngũ” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Anh Phương
Để rồi sau đó, đúng ngày 21/11/2008, Lập chính thức... "kết duyên báo
chí", về lãnh đạo đúng tờ báo mà cách đó 7 năm, cũng đăng bài phản ánh
việc mình "xài Bằng giả" (cùng Lao động, VnExpress...).
Khi nhận chức vụ quản lý Đại Đoàn kết, dư luận xới lại "nghi án" Bằng
giả, nhưng ngày 25/11/2008, Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN Nguyễn Văn Pha nói ông Lập
"đã sai phạm và đã bị xử lý" và: "Tuy nhiên sự việc xảy ra đã
lâu và cho tới nay, sau khi hết một thời hạn nhất định, chúng tôi coi là đã
được giải quyết. Hơn nữa, trong thời gian gần đây anh Lập đã phấn đấu, có bằng
chính trị cao cấp. Anh cũng đã có nhiều đóng góp được đánh giá, thì cũng cần
được tạo điều kiện để phát triển.
* Điều đáng nói là trước đó (27/10/2008), khi mới chỉ "được thông báo về
làm việc tại Báo Đại Đoàn kết, chưa nhận được quyết định đề bạt", nhưng
Lập đã "cầm đèn chạy trước ôtô" lớp bớp trả lời phỏng vấn báo chí
nước ngoài, khiến những người dấm dúi nâng đỡ suýt chết theo những ngôn từ chém
gió, đại loại như: "Đây không phải là việc quá sức với tôi"; "thời
gian qua Đại Đoàn kết không hay bằng trước, trong khoảng 6 năm trở lại đây. Tờ
báo cần phải hay hơn, mạnh mẽ hơn nữa"...
Chả hiểu do tính khí nóng vội, muốn biến "của Chùa thành của nhà" hay
quen "miếng nước bữa cơm" mà ngay khi chân ướt chân ráo đặt chân về
Đại Đoàn kết, đơn thư phản đối - tố cáo Lập từ ngay trong nội bộ cơ quan bay đi
tơi tới, rộn ràng và chi tiết hơn cả những ấn phẩm vốn già dặn truyền thống
"Cứu quốc", nay dưới tay "chỉ đạo điều hành" của Lập, được
trẻ hóa mắt xanh mỏ đỏ, như chị em trong khu Vườn Đào - Bãi Cháy - Quảng Ninh,
chả giống báo ngày hay tuần san - chuyên đề ngô khoai gì cả.
Mà không đơn thư mới lạ, ngay Nhà báo Hữu Nguyên hiện là Phó Trưởng Ban Đại
diện TP. Hồ Chí Minh của Báo Đại Đoàn kết, đã phải cay đắng thốt lên với những
người lãnh đạo MTTQVN (cấp trên trực tiếp quản lý Đinh Đức Lập): "TBT Đinh
Đức Lập được tổ chức phân công giữ vai trò lãnh đạo tờ báo Đại Đòan kết, thừa
hưởng vị thế của MTTQVN và uy tín chính trị lâu đời của báo với một nền tảng tổ
chức nhân sự, một hệ thống tài chính tự hạch toán tương đối bền vững trong hàng
chục năm qua. Thế nhưng chỉ sau hơn 3 năm trở thành người đứng đầu tờ báo Đại
Đoàn kết, TBT Đinh Đức Lập đã nhanh chóng đẩy tờ báo lâm vào “bước đường cùng”
đang phải đối mặt với những nguy cơ mất uy tín chính trị, mất cân đối tài chính
và mất đoàn kết nghiêm trọng"...
Nguy hiểm hơn, từ động cơ luôn tìm mọi cách biến tờ báo Đại Đoàn kết trở thành
công cụ để thực hiện các mục tiêu lợi ích cá nhân, TBT Đinh Đức Lập đã có nhiều
chính sách, hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức người làm báo, thô bạo trong
việc áp đặt ý chí dung dưỡng, bao che và xây dựng một nhóm lợi ích cũng hết sức
coi thường đạo đức người làm báo, coi thường pháp luật nhà nước, quy chế cơ
quan, coi thường uy tín chính trị của Báo Đại Đoàn kết cũng như của MTTQVN.
Nhiều vi phạm đã xảy ra trong thời gian TBT Đinh Đức Lập lãnh đạo khiến Báo Đại
Đoàn kết phải mang tai tiếng và mất uy tín chính trị nghiêm trọng.
Tất cả những hành vi coi thường pháp luật và đạo đức người làm báo, người cán
bộ, Đảng viên của TBT Đinh Đức Lập và những thân hữu không chỉ gây tai tiếng
cho Báo Đại Đoàn kết mà còn làm ảnh hưởng xấu tới uy tín chính trị của MTTQVN
mà trực tiếp là với các vị lãnh đạo Mặt Trận...
Ngay với khối tài sản là đất và nhà đóng Văn phòng Thường trú Trung Trung Bộ
(đặt tại số 82, Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng từ nhiều năm trước đây), hiện đang
được dư luận để ý bởi thông tin "có 2 Ủy viên Bộ Chính trị bị TBT Đinh Đức
Lập cáo buộc ép bán công sở cho tư nhân", từ ngay đầu 6/2012, Nhà báo Hữu
Nguyên đã nói rành mạch bằng văn bản, thay cho toàn thể những người đã - đang
lao động tại Đại Đoàn kết:
Một bất động sản khác nữa của Báo Đại Đoàn kết là Tòa nhà Văn phòng thường trú
tại Đà Nẵng. Từ bao đời TBT trước đây, tại Đà Nẵng Báo Đại Đoàn kết nhờ sự uy
tín của mình nên được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương đã có một
tòa nhà để làm văn phòng không phải thuê mướn.
Thế nhưng, không hiểu sao tới nhiệm kỳ của TBT Đinh Đức Lập, Báo Đại Đoàn kết
đột nhiên “xóa sổ” tòa nhà này tại Đà Nẵng và phải chuyển sang thuê mướn một
tòa nhà khác để làm Văn phòng làm thiệt hại, tốn kém rất nhiều cho ngân sách
vốn còn đang khó khăn của cơ quan.
Việc đàm phán với Doanh nghiệp để thực hiện “xóa sổ” quyền sở hữu của Báo Đại
Đoàn kết đối với bất động sản tại Đà Nẵng đã được TBT Đinh Đức Lập thực hiện
như thế nào?. Hiện vẫn còn là dấu hỏi chưa được làm rõ...
Câu hỏi này phần nào được lý giải: Sau khi Tòa nhà của Báo tại Đà Nẵng được
"hô biến" cho tư nhân và nhất là sau khi việc này được thông tin trước
công luận, Tổng Lập cùng 1 số tay chân thân tín đi lại như con thoi vào TP.Hồ
Chí Minh, Côn Đảo, Đà Nẵng, Huế, Hội An... dịp diễn ra các sự kiện có mặt lãnh
đạo Đảng - Nhà nước - Quốc hội - Chính phủ - Bộ ngành.
Trở lại với đoạn băng ghi âm được xem là "tâm tình" của Tổng Lập
trước đông đảo cán bộ - phóng viên Báo Đại Đoàn kết, khi nói về Tòa nhà Đà
Nẵng. Những người có đôi tai, dù không thính nhưng chắc cũng không khó để nhận
ra âm sắc giọng nói, điệu bộ của người lãnh đạo kính trọng, doanh nghiệp tài
ba, nhà báo sắc sảo... hay của kẻ chuyên đứng xó chợ - đầu đường?..
Càng dễ hơn nữa khi lực lượng Công an - Thanh tra xác minh, điều tra, làm rõ
bằng những đôi tai chuyên ngành và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại.
Vấn đề ở đây là sự thật về đoạn băng, lời nói, sự việc được xâu chuỗi logic
liệu có trả lời được câu hỏi: Những cá nhân, nhóm lợi ích nào đã biến tờ Đại
Đoàn kết trở thành... Đại mất Đoàn kết như hiện nay và họ có phải chịu trách
nhiệm, phải trừng phạt khi cái tổ kiến mối ấy ngày càng được che đậy, để lâu
lại càng bùng nhùng, khó kiểm soát nổi, biến thành mối an nguy cho uy tín của
chế độ, của những người lãnh đạo, từ những việc rất nhỏ, tưởng như không đáng
quan tâm?..
Và càng không có gì khó hiểu, ngay sau khi đoạn băng ghi âm được đưa lên, Tổng
Lập đã cho đăng trên một số báo điện tử (Nhân
dân,
Pháp luật Việt Nam, Đại
Đoàn kết.. ) đoạn trần tình, chối đây đẩy, khiến người xem càng tò mò tìm
hiểu (đồng nghĩa với sự việc, con người, chức danh, tên nhân vật càng được tò
mò tìm hiểu - đồn thổi). Tổng Lập liệu có đủ nghiệp vụ báo chí để hiểu 1 điều
rằng: Một bản tin "bác bỏ thông tin bịa đặt" đăng bất thường vào lúc
đêm khuya còn có tác dụng gây tò mò, kích thích trí tìm hiểu - tưởng tượng của
người đọc, hơn cả 1 bài báo hấp dẫn - câu khách ra thường lệ?..
Dân gian ta thường nói: "Có tật giật mình!" - Sự thật phía sau đoạn
băng ghi âm có thể làm nhiều người không vướng bận, bực mình.
Thế nhưng cách chỉ đạo điều hành công tác tuyên truyền, nói viết cho người khác
tin và xử lý vụ việc để đạt mục đích bảo vệ chế độ - chính thể của người đứng
đầu 1 cơ quan tuyên truyền cấp Trung ương như Tổng Lập, cùng một số "đồng
sự" khác, liệu có làm nhiều người khác giật mình đặt câu hỏi: "Làm
mất thêm uy tín của người lãnh đạo. Cũng chỉ như thế này mà thôi?"...
------------------------------------------------------------------------
Bác bỏ thông tin bịa đặt
Vừa qua, trên một số mạng, blog có đăng video clip (thực chất là một băng ghi
âm) mạo danh Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết.
Nội dung video clip mạo danh Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết nói về hai Ủy viên
Bộ Chính trị ép bán trụ sở Báo tại Đà Nẵng cho tư nhân.
Tôi, Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết bác bỏ thông tin hoàn toàn
bịa đặt với dụng ý xấu. Tôi đề nghị các cơ quan điều tra làm rõ hành vi vu
khống, làm mất uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói trên.
Đinh Đức Lập (TBT Báo Đại Đoàn Kết)
Đó là cuộc sống của học sinh. Còn cha mẹ chúng thì
khổ nữa. Cái này ai cũng hiểu, cũng biết. Nhưng mỗi khi có dịp lên vùng cao,
“thám hiểm”, “khám phá” thêm cái nghèo mạt rệp của người dân thì dường như nơi
đã biết chưa phải nơi nghèo nhất. Vùng đất nơi họ sống như một ốc đảo khuất nẻo
xa xã hội con người văn minh. Vùng đất tổ tiên của họ, đương nhiên họ bám víu
để sống. Nhưng chắc chắn họ không lựa chọn nghèo đói, lạc hậu triền miên nhiều
kiếp. Nhiều người tha thiết bảo vệ cho cuộc sống hồn nhiên ấy của người dân tộc
và cho rằng chính chúng ta (những người ở thành phố) mới là kẻ đáng thương. Về
mặt nào đó là đúng, như thiên nhiên đẹp, môi trường trong sạch hơn, không khí
trong lành hơn… Nhưng khi con người không thể bảo đảm tối thiểu cho cuộc sống
của họ với nhiều rủi ro thì sự ngẫm ngợi triết lý kia gần như là ngụy biện.
Các học trò này có quyền được học một lớp học đàng
hoàng (Cao Sơn)
Nếu so sánh cuộc sống giữa người giàu ở thành phố và
nghèo của vùng cao thì giống như muốn có câu trả lời phải bắc thang lên hỏi ông
trời. Một bữa nhậu của quan chức, đại gia có thể lên đến hàng trăm triệu. Một
buổi hầu đồng của mấy anh quan chức vô đạo nhưng mê tín dị đoan và đám đại gia
lắm tiền nhiều của nhưng sợ ân oán, nhân quả cũng tính đến số tiền hàng trăm
triệu. Một chai rượu ngoại lưu niên cũng hàng vài chục triệu…
Bữa cơm có thịt nhờ những hoạt động của một xã hội
dân sự (Sàng Ma Sáo)
Còn đây là vài số liệu mà nhóm "Cơm có
thịt" chuyển tiền quyên góp từ những người hảo tâm ở khắp nơi để tài trợ
cho đám lau nhau trứng gà trứng vịt ở các trường mầm non vùng cao có bữa cơm
trưa ở trường được ăn thịt là thế này:
- Mầm non Y Tý: 132 trẻ x 120.000 = 15.840.000/tháng
- Mầm non Ngải Thầu: 84 trẻ x 120.000 = 10.080.000/tháng
- Mầm non A Lù: 106 trẻ x120.000 = 12.720.000/tháng
- Mầm non Tung Chung Phố: 85 trẻ x 120.000 = 10.200.000/tháng
- Mầm non Pa Thơm huyện Điện Biên: 88 trẻ = 10.560.000
- Mầm non Số 2 Mường Nhà: 148 trẻ = 17.760.000/ tháng
- Mầm non số 2 Núa Ngam: 127 trẻ = 15.240.000/tháng
Và chỉ cần vài chục triệu là đã mua được rất nhiều
đồ dùng cho trẻ: bát ăn cơm, ly nước, khăn mặt, chăn bông cho mùa đông, thìa,
chậu, rổ rá, thùng… đủ cho mấy trường mầm non.
Cơm có thịt ở Suối Giàng
Đó chính là những hoạt động tự nguyện của người dân
tham gia vào quá trình “phân phối lại” để thu bớt chút nào khoảng cách giàu
nghèo, bớt đi những bất công (khó tránh khỏi ở những nước đang phát triển),
giúp trẻ nghèo có cơ hội được đến trường, được thêm dinh dưỡng cho tuổi trưởng
thành. Và xã hội dân sự đang hình thành từ những việc thiết thực như thế…
Cô bé học trò này có quyền được chữa trị bệnh ngoài
da mà em chưa một lần được chăm sóc y tế (Dền Thàng)
Cụ già này đáng lẽ không phải thổi khèn môi ăn xin
trong giá rét (Sapa)
Cụ già này đáng lẽ được nghỉ ngơi khi tuổi cao (Tả
Gia Khâu)
Việc ai lợi dụng và lợi dụng như thế nào xã hội dân
sự là việc của cơ quan an ninh. Nhưng không thể lấy lý do đó để ngăn cản những
tổ chức dân sự ra đời. Mà chắc chắn không ngăn nổi. Các tổ chức từ thiện phát
triển nhiều, nhanh như hiện nay đã giúp xoa dịu nhiều nỗi đau của rất nhiều
người kém may mắn. Và cũng là giúp nhà nước ở nhiều nơi chính quyền do dân, vì
dân, của dân không vươn tới được, hoặc rất yếu ớt.
Khoan bàn đến những việc quá to tát mà xã hội dân sự
có thể làm được. Hãy nhìn vào các tổ chức từ thiện tự phát hiện nay để thấy,
nếu phủ nhận một xã hội dân sự tức là tước đoạt đi cơ hội của người dân tham
gia vào điều hành xã hội bằng những việc làm từ thiện vô cùng thiết thực. Và đồng
thời tước bỏ miếng ăn của đứa trẻ nghèo nhờ những tấm lòng hảo tâm. Tước bỏ cơ
hội được sống, chữa bệnh của nhiều người nghèo. Tước bỏ lối sống tử tế. Tước bỏ
sự chia sẻ và khoét sâu lối sống vô cảm…
Không lẽ đây là việc làm nguy hiểm, chống đối cần ngăn
chặn?
Không lẽ đây là phương thức để lật đổ chế độ?
Không lẽ đây là âm ưu của các thế lực thù địch với
thủ đoạn diễn biến hòa bình?
Còn nếu chấp nhận để các tổ chức tự nguyện làm từ
thiện mà vẫn chống lại xu hướng xã hội dân sự thì liệu có phải thể hiện tính cơ
hội của chính quyền?
Xin nhắc lại câu nói của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần
Bạt:
"... Không có xã hội dân sự lành mạnh thì
không thể có nền chính trị lành mạnh được, bởi vì tất cả các yếu tố tham gia
vào hệ thống chính trị ấy đều lấy từ xã hội dân sự. Tại sao trong đội ngũ cán
bộ nhiều người cơ hội thế? Bởi vì xã hội dân sự được rèn luyện một cách cơ hội,
nên yếu tố từ đấy tham gia vào đời sống chính trị sẽ cơ hội thôi. Cho nên,
chúng ta phải đủ bản lĩnh để ngăn chặn các rủi ro làm biến dạng con người. Nhân
quyền chính là những thứ như vậy chứ không phải là cái gì đó cao siêu. Tôi đã
có một kết luận rằng nhân quyền không còn là quyền chính trị, nhân quyền là
quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống”.
Xin hãy trả lại quyền làm người cho nhân dân.
Thùy Linh
Cách đây vài ngày, sau khi báo Nhân dân đăng bài “Xã
hội dân sự”- Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”, có một bài viết truyền tải
trên mạng với nhan đề “Về xã hội dân sự tại Việt Nam” với ghi chú là “Ông
Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính
phủ.”[i] Đọc bài này tôi thấy xen kẽ những điểm tích cực, có lợi cho xã hội và
người dân là những ý kiến, quan điểm không đúng, nguy hiểm cho tiến bộ xã hội
hiện nay. Sau đây là một vài điểm nguy hại đó:
Về nhà nước toàn trị
Ông Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Và đến bây giờ, tôi kết luận là: không có bất
kỳ nguy cơ nào về mặt chính trị cho các nhà cầm quyền, cho Đảng Cộng sản Việt
Nam và cho chính phủ Việt Nam khi chúng ta có một xã hội dân sự lành mạnh.
Ngược lại, nó gỡ cho họ những gánh nặng khủng khiếp trong việc bành trướng cơ
cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội, cái mà nhiều người không thiện chí gọi
là toàn trị. Tôi cho khái niệm toàn trị là một khái niệm thuần tuý lý thuyết.
Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta
không có ai toàn trị.” (Phần tô đậm là tôi nhấn mạnh.)
Tôi không hiểu tác giả Nguyễn Trần Bạt đã dựa vào lý thuyết, nghiên cứu nào khi
nói đến khái niệm “nhà nước toàn trị” rồi đi đến kết luận rằng “Xã hội chúng ta
thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn
trị.”
Về khái niệm toàn trị hay nhà nước toàn trị, thiết nghĩ hiện nay đã có rất
nhiều thông tin khả tín được công bố, cập nhật trên mạng. Ở đây tôi xin sơ lược
thêm về một nghiên cứu về khái niệm toàn trị (totalitarism, totalitarisme)
trong cuốn Histoire Politique Et Sciences Sociales.[ii] Khi đề cập đến khái
niệm toàn trị (concept de totalitarisme) các tác giả đã có sự tìm hiểu, đối
chiếu giữa các chế độ phi dân chủ khác nhau như chế độ chính trị của Hitler,
chế độ chính trị của Mussolini, chế độ Liên bang Xô-viết dưới thời Stalin, chế
độ Vichy tại Pháp. Mặc dù các tác giả không thể đưa ra được một định nghĩa
thống nhất cho khái niệm toàn trị nhưng từ những nghiên cứu, tranh luận đó có
thể rút ra kết luận là một chế độ toàn trị không thể thiếu hai đặc tính (yếu
tố): 1. Sự khống chế của nhà nước đối với xã hội dân sự thông qua các biện pháp
như tuyên truyền, trấn áp, kiểm soát kinh tế, xã hội và tinh thần (đạo đức); 2.
Sự thu hẹp mức độ tự lập, tự trị của xã hội (kể cả ở nghĩa văn hóa và khả năng
đối phó trong tình trạng thiếu thốn).
Còn đây là một nhận định cụ thể hơn về chế độ toàn trị trong cuốn sách đó:
“Sự khủng bố (kiểu) toàn trị tiêu trừ hành động chính trị chắc chắn hơn là sự
đe dọa (nỗi sợ) ngự trị trong các chế độ độc tài ‘cổ điển’. Các đặc điểm chính
để phân biệt giữa độc tài và toàn trị: nỗi sợ độc tài khiến người ta phải câm
lặng (sự im lặng chỉ có tính cá nhân) trong khi đó sự khủng bố toàn trị bắt
người ta phải thừa nhận, ca tụng không ngừng và chán ngắt về ý thức hệ tới mức
làm cho mọi ngôn từ, khả năng lên tiếng phải hư hỏng, sụp lạy vào lòng hệ thống
– một không gian đóng kín trong sự bao trùm của sự im lặng vô nhân. Toàn trị là
sự vắng mặt lý tính, sự vắng bóng ngôn từ chính trị sống động thúc giục hành
động. Vẫn còn nữa, khác với dân chủ được coi luôn đi cùng với sự phát biểu tự
do và không gian công cộng rộng lớn, toàn trị là sự gom tập con người ép chặt
nhất. (Nói như Primo Levi: “Chúng tôi không có khe hở để suy nghĩ.”)” [iii]
Mặc dù nhận định “Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị” của ông Nguyễn
Trần Bạt đã tự cho thấy không phải là một khẳng định mạnh mẽ và việc xếp loại
chế độ chính trị của Việt Nam (về học thuật) có thể còn nhiều bàn cãi nhưng nếu
chúng ta không (hoặc chưa) dám nói thẳng về bản chất độc tài của chế độ chính
trị mà chúng ta đang phải sống lại còn xếp chế độ chính trị (nhà nước) đó ra
khỏi phạm vi “toàn trị” thì, theo tôi, là một sai lầm nguy hiểm. Khi đó việc đi
tìm phương thuốc chữa trị cho chế độ chính trị đó hoặc ước muốn thúc đẩy tiến
bộ cho xã hội chỉ là việc làm vô ích hoặc một ước muốn đầy mâu thuẫn. Còn về
nhận định “Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.”, tôi chỉ xin
trích dẫn lại ở đây một câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Đảng phải lãnh đạo
tất cả những tổ chức khác của nhân dân lao động.”[iv]
Thêm nữa việc ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng những người gọi nhà nước Việt Nam là
“toàn trị” là những người “không thiện chí” là một nhận định không chỉ hoàn
toàn không chính xác về học thuật, vì (về học thuật) chỉ nên đánh giá một quan
điểm là “đúng” hay “sai” chứ không nên đánh giá là “thiện chí” hay “không thiện
chí”, mà còn gây nguy hiểm chính trị cho những người đó vì (về chính trị) nhà
nước Việt Nam hiện nay vẫn luôn qui chụp những người bất đồng chính kiến, phê
phán nhà nước là “thù địch” – nấc cao hơn của “không thiện chí”.
Về nhân quyền
Khi bàn đến vấn đề nhân quyền (quyền con người) ông Nguyễn Trần Bạt có đưa ra
hai nhận định:
Nhận định (1): “Người ta tưởng rằng nhân quyền gắn liền với sự đòi đất, kêu
oan, biểu tình, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Con người sở dĩ ăn vạ chính phủ
là vì họ không có năng lực.”
Chưa nói đến vấn đề học thuật và pháp lý (sẽ bàn cùng với nhận định (2)), thì
quan điểm cho rằng những hoạt động, phản ứng của người dân như “đòi đất, kêu
oan, biểu tình” là việc “ăn vạ chính phủ” và vì những người dân đó “không có
năng lực” là một quan điểm phi thực tế và phi nhân quyền. Phi thực tế vì đa phần
dư luận hiện nay đều chia sẻ, cảm thông và thấy rõ việc “đòi đất, kêu oan, biểu
tình” là những việc làm đúng đắn, không đừng được của người dân trong tình
trạng cùng cực, bế tắc. Phi nhân quyền vì “đòi đất, kêu oan, biểu tình” một
cách ôn hòa đều thuộc nhân quyền cơ bản: “Quyền Tự do Thể hiện” (freedom of
expression) đã được ghi rõ trong các văn bản nhân quyền quốc tế. Đây cũng là
một nhận định hết sức nguy hiểm và phản lại những tiến bộ xã hội hiện nay. Nguy
hiểm là vì quan điểm này có thể mở đường hoặc gợi ý sai lệch cho những người
làm chính sách, cầm quyền quốc gia coi những phản ứng, bức xúc của dân chúng
hiện nay đối với các bất công, tiêu cực là một hoạt động cần ngăn chặn, nghiêm
trị vì họ là những người “ăn vạ”, lười biếng, “không có năng lực”.
Nhận định (2): ”Tôi đã có một kết luận rằng nhân quyền không còn là quyền chính
trị, nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống.”
Nhận định này nếu xem qua thì có thể cho rằng là một sáng tạo mở rộng về nhân
quyền. Nhưng thực chất nhận định này lại làm sai lệch cho nhận thức về nhân
quyền và nhận định này có hình thức giống như những gì mà các chế độ độc tài
luôn bao biện cho việc vi phạm, cắt xén nhân quyền. Thứ nhất, căn cứ vào hai
văn bản có tính phổ quát nhất về nhân quyền (Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân
quyền (năm 1948) và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (1966)
của Liên Hợp Quốc) thì nhân quyền phải và luôn bao gồm các quyền chính trị
(quyền tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội, quyền bầu cử, ứng cử,
v.v.). Có thể nói từ chối quyền chính trị hoặc coi“nhân quyền không còn là
quyền chính trị nữa” đều đồng nghĩa với việc xóa bỏ nhân quyền. Bởi nhân quyền
là một tập hợp các quyền cơ bản không thể tách rời hay thay thế. Thứ hai, việc
cho rằng “nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống” là
một quan điểm mập mờ và thoái hóa so với các công ước về nhân quyền đã nêu vì
vô hình chung quan điểm này đã xóa mờ đi các nhân quyền đã được cụ thể hóa
trong các văn bản có tính phổ quát toàn thế giới.
Có thể nói hai nhận định trên đây của ông Nguyễn Trần Bạt về nhân quyền không
chỉ làm nhận thức về nhân quyền trở thành mập mờ khó hiểu mà còn đẩy lùi nhận
thức về nhân quyền trở lại phía sau hàng chục năm.
Đó là hai điểm tôi cho là sai lầm nguy hại nhất (vì tính chất làm nền tảng cho
nhiều nhận thức khác) trong bài viết trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt.
Ngoài ra còn một số điểm sai lầm nguy hại khác như dưới đây.
Về chỗ đứng của nghiên cứu khoa học
Ông Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Nghiên cứu xã hội học tức là anh phải đặt mình
vào địa vị của nhà cầm quyền, bởi vì bao giờ những nghiên cứu xã hội cũng phải
bắt đầu từ lực lượng xã hội mạnh nhất, mà lực lượng xã hội mạnh nhất chính là
các đảng chính trị cầm quyền. Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng
chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải
đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ
không?”
Điểm này đã tự thể hiện sai quá rõ về tính độc lập trong nghiên cứu nói chung
nên tôi xin không phân tích thêm.
Về mức độ nguy hại đối với dân trí và tiến bộ xã hội tôi không chắc sự hơn kém
giữa bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt và bài “Xã hội dân sự”- Một
thủ đoạn của diễn biến hòa bình” đăng trên báo Nhân dân nói trên. Nhưng tôi
chắc chắn nhận diện hay đấu tranh với một thứ giả hình, mập mờ bao giờ cũng khó
hơn rất nhiều với một thứ đã bộc lộ rõ ràng, thẳng thắn.
© 2012 pro&contra
Phạm Hồng Sơn
-----------------------
[i] Bài này đã đăng trên một số blog như Quê Choa và Anh Ba Sàm.
[ii] Histoire Politique Et Sciences Sociales. Chủ biên: Denis Peschanski,
Michael Pollak, Henry Rousso, Editions Complexe, 1999. Trang 189-207
[iii] “La terreur totalitaire annihile l’action politique plus sȗrement que la crainte qui règne dans un gouvernement
despotique “classique”. Retenons des traits essentiels de différenciation entre
despotisme et totalitarisme ceci: la crainte commande que l’on se taise (une
stratégie individuelle du silence est toujours reserve), la terreur exige la
proclamation incessante et mortifière de l’idéologie jusqu’au point où toute
parole s’abîme au centre du système, c’est-à-dire dans le camp où règne une
silence inhumaine. Le totalitarisme, c’est l’absence du logos, la parole
politique vive présidant à l’action. C’est encore, par difference avec la
démocratie qui suppose, avec la parole libre, l’espace publique, la plus
extrême concentration des hommes dans l’espace. (Primo Levy, évoquant les
“selections” de l’automne 1945 à Auschwitz écrit: “Nous n’avons pas l’espace de
penser”.) Sách đã dẫn, trang 209.
[iv] Hồ Chí Minh với bút danh DX viết trong bài “Thường thức chính trị”, Nxb Sự
Thật, 1954, in lại trong Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công cuộc Xây dựng và Bảo vệ
Tổ quốc, Nxb Công an Nhân dân, 2002, trang 115.
Công an canh chừng người biểu tình chống Trung Quốc
hôm 22/7/2012 tại Hà Nội
Bài viết "Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn
biến hòa bình" trên báo Nhân Dân nhận xét rằng các tổ chức phi chính phủ
(NGO) và Xã hội dân sự là các mối lo mà chính phủ cần phải để ý.
Tác giả Dương Văn Cừ khẳng định Xã hội dân sự là mảnh đất màu mỡ cho diễn biến
hòa bình và sự lật đổ chế độ không thể tránh khỏi. Tác giả trích dẫn một số ý
kiến của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, "nếu ba yếu tố:
"nhà nước, doanh nghiệp và Xã hội dân sự "cân bằng thì xã hội,
chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ
dẫn tới chế độ độc tài, nếu Xã hội dân sự mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính
phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ".
Tác giả Dương Văn Cừ lập luận "Ðây chính là lý do để các thế lực thù
địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của Xã hội dân
sự trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước
trong thời gian qua".
Từ nỗi ám ảnh không có thật
Tuy nhìn nhận Xã hội dân sự như một yếu tố cần thiết
cân bằng với chính phủ và doanh nghiệp nhưng mối ám ảnh diễn biến hòa binh
khiến cả bài viết chệch hướng để từ đó tác giả đưa ra những nhận định lạ lùng
mà Xã hội dân sự vốn không tự có.
Theo tác giả thì Xã hội dân sự là con dao hai lưỡi có thể xây nhưng cũng có thể
phá tan những gì mà một chính phủ yếu kém đặt nền tảng. Xã hội dân sự nếu có
vai trò trong cuộc cách mạng Hoa Lài như tác giả cảnh báo cũng là lẽ thường vì
nó biểu lộ cho thế giới thấy sự thật hiển nhiên là bất cứ ở đâu con người cũng
đều như nhau, họ cần được nhà nước tôn trọng và bảo vệ, trong đó quan trọng
nhất là vấn đề nhân quyền.
Ông Đào Tiến Thi, nguời có phản biện với bài viết sớm nhất cho biết nhận định
của ông về Xã hội dân sự:
Xã hội dân sự thì nó chỉ tốt cho nhà nước thôi. Trong những đìều kiện cụ thể
nó có thể ủng hộ, hợp tác với nhà nước. Khi nhà nước suy yếu, có điều gì đó
không hợp với quyền lợi của dân thì Xã hội dân sự lại có tác dụng điều tiết.
Trước áp lực của Xã hội dân sự nhà nước phải thay đổi chính sách do đó cũng sẽ
tốt cho nhà nuớc. Cho nên tôi nghĩ Xã hội dân sự không có gì hại cho nhà nước
cả.
Khi người ta đòi hỏi chính đáng mà anh đáp ứng thì mở đường cho xã hội phát
triển, chứ nếu người ta đòi hỏi chính đáng nhưng anh chống lại thì sẽ tạo ra
mâu thuẫn, xã hội không được giải quyết nó tích tụ mãi đến lúc nào đó mâu thuẫn
sẽ bùng nổ thì không thể đổ thừa tại Xã hội dân sự được.
Không phải là sản phẩm của Tư bản chủ nghĩa
Xã hội dân sự là một tiến trình tất yếu trong các
hoạt động của quyền con người. Xã hội dân sự hình thành do những đòi hỏi thiết
thân từ việc nhỏ nhất là tập trung với nhau trong một sinh hoạt tinh thần nào
đó có thể là niềm tin tôn giáo, các dịp lễ lạt hay các sinh hoạt tập thể như
cùng nghề nghiệp. Gắn bó với nhau dưới hình thức câu lạc bộ, hay hội ái hữu,
những nơi này người ta tìm đến nhau để chia sẻ những đòi hỏi tinh thần ngay cả
đóng tiền sinh hoạt hội cũng nằm trong mục đích ấy.
Tuy nhiên đối với nhìều người Xã hội dân sự là sản phẩm của Chủ nghĩa Tư bản và
từ quan niệm này không ít người có phản ứng tiêu cực đối với thự thể này. Ông
Đào Tiến Thi nhận xét:
Một số người cứ cho rằng Xã hội dân sự là đặc sản của Chủ nghĩa tư bản, tôi
không đồng ý như thế. Tôi thấy Xã hội dân sự nó tồn tại khách quan mà bất cứ xã
hội nào nó cũng có. Có đìêu là những xã hội trước tư bản thì nó yếu không đủ để
làm những việc như trong chế độ tư bản. Ngay cả chế độ phong kiến ở Việt Nam
thì vẫn có Xã hội dân sự và nó cũng làm được nhiều việc rất đáng kể. Tuy nhiên
thật sự thì đến chủ nghĩa tư bản nó mới tạo thành lực lượng có giá trị tạo cân
bằng xã hội.
Quyền con người và nhu cầu mưu tìm hạnh phúc cá nhân trong Xã hội dân sự biểu
hiện rất rõ và vì vậy không thể gắn cho nó nhãn hiệu nào khác. Xã hội dân sự
khác với các tổ chức phi chính phủ gọi tắt là NGO ở chỗ nó không có mục đích
rộng lớn hay ngân sách để phát triển. Sự lớn mạnh của Xã hội dân sự hoàn toàn
tùy thuộc vào việc chia sẻ của từng thành viên trong xã hội và vì vậy nếu tài
chánh hay quyền lực xuất hiện tham dự vào Xã hội dân sự thì các thành viên của
nó sẽ nhanh chóng tan rã vì mục đích ban đầu đã lệch hướng.
NGO khác với Xã hội dân sự thế nào?
Bà Lê Hiền Đức với những đơn thư khiếu nại bất công
của người dân và lên tiếng tranh đấu cho họ. AFP photo
Khác với Xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ NGO mang tính đặc thù là theo
đuổi một mục tiêu nhất định và tùy thuộc vào mục tiêu nó có thể là một tổ chức
chính trị hay thuần túy chỉ làm việc từ thiện. Việt Nam không thể vì các NGO
tranh đấu cho Quyền ký giả như Phóng Viên Không Biên Giới hay tổ chức Quan sát
nhân quyền Human Rights Watch mà vơ đũa tất cả các NGO đêu nguy hiểm. Nếu nhìn
các NGO chuyên giúp đỡ nạn nhân HIV/AID hay chuyên về việc biến đổi khí hậu
hoạt động tại Việt Nam dưới những con mắt đầy ác cảm như nhìn các tổ chức NGO
chính trị thì sẽ là một nhầm lẫn khó cứu vãn. Rất may cho tới nay nhà nước chưa
vấp phải sai lầm này.
Chống lại sự phát triển Xã hội dân sự bằng cách đưa ra những phong trào tranh
đấu của nước khác dẫn tới sự sụp đổ của chế độ như ông Dương Văn Cừ chứng minh
là cách lập luận hở sườn. Xã hội dân sự không thể phát động một cuộc tranh đấu
nào nếu nhà nước có những chính sách rõ ràng phục vụ nhân dân chứ không nghiêng
theo quyền lợi đảng viên dưới quyền như hiện nay. Người dân nếu bị đè nén, áp
bức hay phải mang miếng da che mắt của con ngựa thồ quá lâu thì một lúc nào đó
chính nhà nước tạo cho họ lý do để tranh đấu đòi quyền làm người của mình, chứ
không phải từ Xã hội dân sự.
Hãy đơn cử thí dụ của bà Lê Hiền Đức. Bà là người đứng ra gom góp đơn thư khiếu
nại bất công, tham nhũng của nhân viên nhà nước đối với người dân và lên tiếng
tranh đấu cho họ. Qua nhiều giai đoạn bà có được hàng trăm người tin cẩn và dần
dần hình thành một Xã hội dân sự không tổ chức. Cái Xã hội dân sự bé nhỏ ấy
xuất hiện một cách tự phát biểu lộ đòi hỏi cấp thiết rằng nhân quyền của người
dân cần phải được tôn trọng. Trước tình thế này thay vì lo ngại một sự chống
đối mạnh mẽ hình thành từ người dân, nhà nước phải ngồi lại giải quyết một cách
nghiêm túc cho họ thì mọi chuyện sẽ không thể đi ngược lại với ước vọng ban đầu
của những con người cô thế.
Trong trường hợp này chính Xã hội dân sự mà bà Lê Hiền Đức làm gạch nối sẽ cất
đi gánh nặng từ tài chánh tới nhân lực cho nhà nước. Xã hội dân sự nhìn theo
chiều hướng này thì chính phủ hoàn toàn có thể tin cậy mà không sợ nhóm từ
"Diễn tiến hòa bình" ám ảnh.
Tác giả Dương Văn Cừ lo ngại việc nhà nước yếu thế khiến cho Xã hội dân sự mạnh
lên sẽ lũng đoạn quyền lực nhà nước. Tuy nhiên ông không nhìn ở một khía cạnh
khác, muốn bảo vệ hữu hiệu quyền lực của một nhà nước pháp quyền thì cách duy
nhất là chấp nhận đồng hành cùng Xã hội dân sự.
Nên đồng hành thay vì ngăn cấm
Đồng hành với chủ trương nhất quán tôn trọng triệt
để nhân quyền của người dân, cũng chính là tôn trọng nhân cách của ba triệu
đảng viên hiện nay. Dư luận chỉ chú ý tới sự tha hóa của đảng viên nhưng không
ai đặt vấn đề về nhân quyền của họ bị rẻ rúng là một sự kiện đáng chú ý.
Đảng viên trước nhất là một con người và trong Xã hội dân sự nếu vắng mặt họ vì
lý do nào đó thì rõ ràng có một sự mất cân bằng giữa họ và nhân dân. Chính sách
phân biệt đối xử của nhà nước không những làm cho nhân quyền của người dân bị
tổn thương mà còn làm cho những đảng viên thừa hưởng các đặc quyền, đặc lợi do
nhà nước ban phát sẽ bị nhân dân khinh thường, thù ghét và như vậy liệu quyền
làm người của họ có tốt hơn những người bị đàn áp hay không, khi cái quyền được
kính trọng và đối xử bình đẳng của họ bị nhà nước làm cho biến dạng?
Nhà nước tránh né nhìn nhận nhân quyền theo những định nghĩa phổ quát là đi
ngược lại với cách nhìn chung của thế giới và do đó xung đột giữa Xã hội dân sự
và nhà nước nảy sinh. Tác giả Dương Văn Cừ đã có công đem vấn đề Xã hội dân sự
ra công khai trên diễn đàn của báo Nhân Dân mặc dù khái niệm của ông về Xã hội
dân sự bị lệch lạc. Dù sao đi nữa bài viết cũng khơi mở được nguồn tư duy tù
đọng trong nhiều năm kể cả theo chiều hướng tiêu cực như tác giả trình bày cũng
sẽ mở ra những cách nhìn mới hơn về Xã hội dân sự.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-09-04
Robert J. Gordon, giáo sư kinh tế của trường Đại học Northwestern, vừa có một
bài báo thú vịhồi tháng 8 vừa qua nói về cách mạng khoa học kỹ thuật và
tương lai tăng trưởng của nước Mỹ. Theo cách nhìn của Gordon, tương lai tăng
trưởng của Mỹ trong dài hạn đang lụi tàn dần, và trong khoảng vài thập kỷ tới,
có vẻ như nước Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng loanh quanh ở gần 0%, tức là về cơ bản sẽ
dậm chân tại chỗ.
Đây là một quan điểm rất mạnh. Nó không phải là một lời tiên tri, cũng không
phải là một công trình nghiên cứu định lượng hoàn hảo, tuy nhiên, nói
như Krugman, thì “mục đích của các bài viết như vậy là làm cho bạn nghĩ
theo cách khác hẳn” so với cách tư duy đang thịnh hành.
Lập luận của Gordon tập trung vào hai ý rất quan trọng:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật đang ngày càng kém dần
Ông cho rằng động lực của tăng trưởng kinh tế là các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật. Tăng trưởng kinh tế giờ đây được người ta nhìn nhận như một lẽ tự nhiên,
một quá trình liên tục và không bao giờ chấm dứt. Thế nhưng thực ra nhìn lại
lịch sử của nhân loại thì tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng tương đối mới,
chủ yếu diễn ra từ khoảng 250 năm trở lại đây, và được thôi thúc bởi sự tiến bộ
về khoa học kỹ thuật (KHKT).
Cũng theo Gordon, tiến bộ về KHKT không phải là một quá trình tiệm tiến, liên
tục, mà là một quá trình gồm các phát minh rời rạc, được tiếp nối bằng các cải
tiến nhỏ nhằm đưa ứng dụng của các phát minh ban đầu này vào cuộc sống. Có
nhiều sự tiến bộ KHKT trong một số lĩnh vực chỉ diễn ra theo kiểu giật cục,
thậm chí chỉ có một lần mà chưa có lần tiếp theo. Thí dụ, tốc độ của máy bay
hiện nay so với khoảng 50, 60 năm trước là về cơ bản không có tiến bộ nào, thậm
chí máy bay thương mại hiện nay còn bay chậm hơn hồi trước vì lý do phải tiết
kiệm năng lượng hơn.
Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất (IR#1) diễn ra vào
khoảng năm 1750 và kéo dài tới 1830 với các điểm nhấn là động cơ hơi nước, máy
quấn sợi, và đường sắt.
Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 2 (IR#2) diễn ra từ 1870
và kéo dài tới 1900 với các phát minh “hàng khủng” như điện, động cơ đốt trong,
đường ống dẫn nước và hệ thống cung cấp/thoát nước tới tận các hộ gia đình.
Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3 (IR#3) bắt đầu vào
khoảng năm 1960, đạt đến cực thịnh vào cuối những năm 1990s với các phát minh
chủ yếu trong lĩnh vực điện toán và internet.
Theo Gordon, hai cuộc cách mạng KHKT lần 1 và lần 2 đều mất khoảng 100 năm mới
phát huy được hết các ảnh hưởng của nó đến kinh tế. Lý do là các phát minh quan
trọng nhất trong mỗi cuộc cách mạng này sẽ được tiếp nối bởi nhiều các phát
minh dựa trên các phát minh gốc ban đầu. Thí dụ cuộc cách mạng KHKT lần 2 còn
tiếp tục làm lột xác nền kinh tế trong những thập niên 1950-70 với các phát
minh “phái sinh” như máy điều hoà không khí, thiết bị gia dụng, và hệ thống
đường cao tốc xuyên liên bang. Sau năm 1970 thì các phát minh phái sinh này cơ
bản đã cạn và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động vì thế giảm đi rất nhiều.
Đối với cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3, trái với nhiều người hiện nay đang ca
ngợi là cuộc cách mạng quan trọng nhất, Gordon cho rằng đây là một cuộc cách
mạng ngắn ngủi và các ứng dụng của nó liên quan đến tăng năng suất lao động cơ
bản đã cạn kiệt từ khoảng 10 năm trước. Nhiều trong số các ứng dụng liên quan
đến năng suất lao động của cuộc cách mạng điện toán và internet này đã diễn ra
từ rất lâu (những năm 1970 và 1980).
Theo Gordon, từ năm 2000 trở lại đây các phát minh của IR#3 chủ yếu tập trung
vào giải trí và liên lạc với các sản phẩm ngày càng nhỏ hơn, thông minh hơn,
khả năng sử lý tốt hơn, nhưng thực ra không làm thay đổi năng suất lao động
hoặc mức sống của con người một cách đáng kể như các phát minh ra điện, xe hơi,
hay hệ thống cấp thoát nước trong hộ gia đình – là các phát minh bản lề của
IR#3.
Gordon đưa ra một ví dụ đặc biệt thú vị để minh chứng cho luận điệu này của
ông. Theo Gordon, hãy giả tưởng rằng bạn phải đứng trước 2 lựa chọn:
Lựa chọn A là bạn phải bỏ tất tuốt các tiến bộ công
nghệ từ năm 2002 trở lại đây, mà chỉ được dùng các tiến bộ công nghệ IR#3 có từ
trước đó (đã bao gồm máy tính xách tay với hệ điều hành Window, trình duyệt
web, trang bán hàng trực tuyến Amazon…) và bạn được quyền giữ lại một phát minh
từ IR#2 – đó là có hệ thống cấp thoát nước đến tận nhà bạn.
Lựa chọn B là bạn được quyền giữ lại tất cả các tiến
bộ công nghệ của IR#3 tính đến thời điểm này (bao gồm cả Facebook, Twitter,
Ipad, Blog…), nhưng bạn phải từ bỏ một phát minh của IR#2, đó là bạn sẽ không
có hệ thống cấp thoát nước đến tận hộ gia đình (và vì thế cũng không có nhà vệ
sinh trong nhà). Bạn phải tự tay xách nước về nhà và trở nước thải đi đổ. Ngay
cả vào lúc 3 giờ sáng vào một ngày mưa gió, lựa chọn duy nhất cho bạn khi muốn
đi vệ sinh là đi bộ ra khỏi nhà dưới trời mưa và có thể là lầy lội nữa.
Gordon đã đặt câu hỏi này với nhiều người, bao gồm cả các tín đồ trung thành
của cuộc cách mạng điện toán và internet. Câu trả lời thì đương nhiên là quá rõ
ràng – luôn luôn là lựa chọn A. Gordon nhấn mạnh rằng đó là việc đánh đổi chỉ
có MỘT phát minh của IR#2, trong khi IR#2 có rất nhiều phát minh còn quan trọng
hơn là hệ thống cấp thoát nước tại nhà.
Vì thế theo Gordon, mặc cho các lời ca tụng hào nhoáng về cuộc cách mạng điện
toán và internet đang diễn ra, về mặt năng suất lao động thì các phát minh
trong khoảng hơn 10 năm gần đây cơ bản đã không còn. Nói cách khác, IR#3 đã cơ
bản không còn ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động, và vì thế tăng
trưởng kinh tế nữa. (Cần lưu ý rằng Gordon không có ý so sánh các thành tựu của
IR#3 với một phát minh duy nhất là hệ thống cấp thoát nước tại nhà. So sánh của
ông chỉ nhằm nói về tiến bộ KHKT của IR#3 trong vòng 10 năm trở lại đây – từ
năm 2002- là hầu như không còn đáng kể nữa nếu so với các phát minh của các
cuộc cách mạng KHKT lần trước).
Khi nào thì sẽ có một cuộc cách mạng KHKT mới để tạo động lực mới cho một giai
đoạn mới của tăng năng suất lao động, và vì thế tăng trưởng kinh tế, ở Mỹ? Đây
là câu hỏi không ai có thể trả lời được vào thời điểm này. Tuy nhiên, theo
Gordon, có những yếu tố mà, giả sử tiến bộ KHKT vẫn tiếp diễn và không ảnh hưởng
kém đi đến việc tăng năng suất lao động, thì chúng vẫn làm tương lai tăng
trưởng của nước Mỹ bị teo giảm tới mức gần như bằng không trong tương lai không
quá xa của nước Mỹ. (còn tiếp)
* Blog
của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng
tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của
Chính phủ Hoa Kỳ.
04.09.2012
Hơn 1 tháng nay, mạng Quan
Làm Báođã trở thành một hiện tượng thông tin chấn động dữ dội công
luận. Mạng này xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Chẳng có tuyên ngôn, khẩu
hiệu, phương châm. Chẳng có địa chỉ, tên tuổi người hay nhóm chủ trương, như
một số mạng, blogger khác, trong hay ngoài nước.
Nhưng một điều rất rõ : Quan này rất đông khách vào thăm thú. Có thể nói
Quan giật ngay kỷ lục về đắt khách. Vượt mạng Bauxite, vượt mạng Anh
Ba Sàm, bỏ xa cả Dân Làm Báo. Đạt hàng triệu và sắp đạt chục triệu
người vào đọc từ khi trình làng.
Vậy mà cho đến nay mặt mũi, chân dung, tiểu sử, lý lịch, quan điểm chính trị
của Quan Làm Báo ra sao vẫn là điều bí mật, bí hiểm.
Người ta đổ xô vào mạng này vì ngay cái tên đã ngồ ngộ, mang tính cách trêu
chọc, đùa cợt, đánh đố rồi. Có Dân Làm Báo thì ắt phải có Quan Làm
Báo. Nhưng Quan đây lại không hẳn phải là Quan đang cầm quyền,
đang cai trị dân đen, lại làm ra vẻ là Quan gần dân, Quan của dân, Quan
không quan liêu, điều này càng kích thích tò mò.
Không tò mò sao được khi ngay những ngày đầu khai trương, «Quan Làm Báo»
đã tỏ ra già dặn, nhiều tin tức phong phú độc đáo, từ nguồn hiếm. Những hồ sơ
lý lịch, hồ sơ hình sự của từng nhân vật tai to mặt lớn, không kiêng nể một ai.
Những báo cáo chi thu, xuất nhập từng thời kỳ của các nhà băng lớn nhỏ, mẹ con,
cháu chắt, từng tháng, quý, năm, chính xác từ bản gốc. Không ai có thể bịa ra
được.Nếu không phải từ người trong cuộc, trong bộ máy, hẳn là từ những tay được
cài sâu leo cao, gián điệp - phản gián thượng thặng.
Nét khác lạ là tất cả hồ sơ, tư liệu, tài liệu phong phú tuôn ra có chủ định
lại qua một hình thức văn chương mạng nhiều khi khá là dễ dãi, đến mức đơn
giản, ấu trĩ, ngây ngô nữa, khác hẳn kiểu văn chương thông thái, hàn lâm thường
có ở các công cụ lề phải, mũ cao áo dài. Do đó có người tự hỏi sao hành văn của
các quan làm báo này lại non tay, buông tuồng, kém cỏi đến vậy. Có những câu
thả lỏng, không trọn vẹn, thiếu đầu cụt đuôi, cứ như trẻ em tập làm văn, hoặc
như người bên Tây, bên Tàu học nói tiếng Việt, còn ngọng. Hay đây là một thủ
thuật cố tình, để dấu lý lịch, che tung tích, phóng hỏa mù?
Điều rõ ràng nhất là Quan
Làm Báo phang không chút dè dặt, không chút thương tiếc một nhóm người
với những bản cáo trạng dài, đủ dẫn chứng, với những kết luận dứt khoát, cho đó
là bầy sâu phá dân hại nước phải hạ bệ và trừ khử gấp. Đó là đương kim thủ tướng, được gọi là «y tá», do khi còn trẻ ông
là y tá của bộ đội địa phương Rạch Giá; là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người thường tự nhận là cháu trực hệ của
ông Hồ Chí Minh - Nguyễn Sinh Coong, bị tố cáo là đã cắt xén không biết cơ man
nào là tiền của của nhà nước cho đảng, từ khi còn là Vụ trưởng vụ ngân sách,
thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực và nay là chủ
tịch Quốc hội. Gắn bó với 2 quan cực lớn này là Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, hiện là cố vấn về quan hệ với các tôn
giáo của thủ tướng, bị Quan
Làm Báo kể tội giết người không gớm tay, từng giết Trung tướng Công an
Tư Rốp vì tranh quyền, bị tình nghi giết cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và hiện đang
tính chuyện ám sát Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang bằng vũ khí sinh học. Quan Làm Báo còn tả ông Hưởng như một kẻ sa đọa,
thông dâm với nhà báo Hồ Thị Thu Hồng, là tổng biên tập tạp chí Thể thao của Sài
Gòn, có blog mang tên Beo, từng viết bài kể tội Thượng tướng Công an Nguyễn
Khánh Toàn, địch thủ kèn cựa của ông Hưởng.
Đi cùng với nhóm cánh hẩu trên đây là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn
Bình, cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, cùng một loạt nhà kinh doanh tiền tệ, từ các
ông Nguyễn Đức Kiên tức «Bầu Kiên», Lý Xuân Hải, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh,
Trầm Bê, bà Thái Hương…cho đến tiểu thư Nguyễn Thanh Phượng, con gái
ngài thủ tướng…
Dư luận trong nướccho rằng bước vào tháng 9, đến cuộc họp Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 6 (khóa XI) cuộc đấu tranh gay gắt chưa từng có nói trên
trong nội bộ bộ chính trị, cơ quan quyền lực ở chóp bu sẽ có thể ngả ngũ. Hai
phe nhóm đối lập đang sống mái với nhau, có thể hòa hoãn qua thương lượng và
nhân nhượng để giữ bề ngoài ổn định.
Hai nhóm còn đua nhau tranh thủ 2 ông thái thượng hoàng trong phủ Chúa là Lê
Đức Anh và Đỗ Mười, được biết 2 ông này còn lưỡng lự, sợ 2 phe phái húc nhau
khéo mà chết cả nút.
Mấy hôm nay mạng Quan
Làm Báo còn nâng cao thêm một bước thách thức của mình, đứng hẳn về
phía ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang, đưa ra trưng cầu ý kiến công
khai bạn đọc trên mạng, xem ông thủ tướng có tội rất nặng là biển thủ, tham
nhũng, làm phá sản hàng loạt tập đoàn quốc doanh lớn nhất, phá hoại hệ thống
tài chính - ngân hàng của cả nước, làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của nhân
dân, xứng đáng nhận hình thức kỷ luật hay pháp luật - hình sự nào. Truy tố
trước toà án? Bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội? Yêu cầu từ chức? Hoặc hình thức
nào khác nữa?
Về phía Thủ tướng Dũng, ông vẫn trấn tĩnh, tự nhận vẫn đứng đầu Ủy ban phòng
chống tham nhũng và lãng phí, vẫn yêu cầu xử lý công bằng vụ ông «Bầu Kiên» kinh doanh trái phép, ông cho con gái rút
lui khỏi kinh doanh, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Điều đáng chú ý là trong khi giới trí thức tỏ ra thận trọng, quan sát tình
hình, chưa tỏ thái độ đứng hẳn về phía nào, vì các phe phái đều không tỏ thật
rõ thái độ đối với bọn bành trướng Bắc Kinh, thì có một trí thức lên tiếng khá
mạnh mẽ đứng hẳn về một bên. Đó là ông Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức,
người từng tham gia nhiều thư ngỏ, kiến nghị đòi chấm dứt khai thác bauxite,
đòi tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ, đòi tự do biểu tình chống bành trướng…
Ông Chu Hảo xuất hiện trên mạng Exodus ngày 23/8/2012 khi trả lời nhà báo Nhất
Nhất, cho rằng chính phủ nào làm việc cũng có chuyện đúng, chuyện sai, không
nên thổi phồng những cái sai, xóa bỏ những điều đúng. Ông cho rằng chính ông
Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng đã bán mình cho bành trướng, còn nguy
hiểm hơn nhóm ông Dũng, và nay lại «giăng cạm bẫy thi hành kỷ luật để dử ông Ba
Dũng vào tròng». Cần vạch trần âm mưu nguy hiểm ấy. Chưa thấy các trí thức khác
trong và ngoài nước lên tiếng về chính kiến này.
Sự thận trọng trong dư luận có lý do dễ hiểu. Bởi vì trong cơ quan lãnh đạo,
trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong Ban
Chấp hành Trung ương Đảng vẫn chưa có ai xuất hiện như một hay như một nhóm
người chủ trương đi với nhân dân kiên quyết chống bành trướng xâm lược và chân
thành thực hiện dân chủ, trả lại cho công dân tất cả các quyền tự do đã được
ghi trong hiến pháp.
* Blog
của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải
với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của
Chính phủ Hoa Kỳ.
Cả Hồ
Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều muốn duy trì ảnh hưởng sau khi về hưu
Ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc, có thể sẽ bị
người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân làm cho lu mờ khi thế hệ lãnh
đạo mới của Trung Quốc ra mắt tại Đại hội Đảng cuối năm nay, tờ Bưu
điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong nhận định.
Trang mạng của tờ nhật báo này hôm thứ Ba ngày 4/9 đã có bài viết
phân tích thành phần của Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan đầu não
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong nhiệm kỳ tới trong bối cảnh cả
hai ông Hồ và Giang đều đang tích cực vận động cho đồng minh của
mình.
‘Mọi
việc đã an bài’
Trước
thềm Đại hội Đảng lần thứ 18 sẽ diễn ra trong vài tuần nữa, giới
cầm quyền nước này đã dành nhiều thời gian cho các trò chơi chính
trị như vận động hậu trường, kết đồng minh, mặc cả và cả bôi nhọ,
tờ báo này cho biết.
Cho đến lúc này thì mọi việc đã bắt đầu an bài, Bưu điện Hoa Nam
dẫn các nguồn tin ẩn danh trong nội bộ Đảng cho hay.
Chỉ còn một vài công việc cuối cùng nữa thôi và hiện giờ Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã sẵn sàng giới thiệu một đội ngũ những nhà lãnh
đạo mới – những người sẽ gánh vác trách nhiệm lèo lái nền kinh tế
đệ nhị của thế giới theo hướng bền vững hơn.
Theo các nguồn tin của nhật báo này, cơ cấu Thường vụ Bộ chính trị
sẽ bị giảm từ chín xuống còn bảy người để giúp cho bộ não của
Đảng hoạt động hiệu quả hơn mà không bị nhấn chìm trong lợi ích phe
nhóm.
Thành phần Thường vụ Bộ chính trị mới gần như đã chắc chắn.
Ngay sau cú rớt đài của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai,
vốn được xem là một nhân vật có uy thế trong nhóm Thái tử Đảng bao
gồm các con ông cháu cha, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là thắng
lợi cho phe của ông Hồ.
Tuy nhiên cán cân quyền lực hiện giờ có vẻ nghiêng về phía cựu Chủ
tịch Giang. Bản chất bất định của chính trị Trung Quốc đã chứng tỏ
rằng không có gì là chắc như đinh đóng cột cả.
Bảy
thành viên quyền lực
Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, vốn đã sẵn chân
trong Thường vụ Bộ chính trị, sẽ lần lượt lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Bí thư Thành ủy Thượng Hải Vu Chính Sinh vốn cũng thuộc phái Thái
tử Đảng và được biết như người có quan hệ mạnh trong Đảng và rất
khéo giải quyết các mối quan hệ phức tạp, được sắp xếp để lên thay
Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc.
Lý Khắc
Cường là người thân tín của Hồ Cẩm Đào
Phó thủ tướng Trương Đức Giang, một đồng minh tin cẩn của Giang Trạch
Dân và người được đưa về Trùng Khánh sau sự kiện Bạc Hy Lai, sẽ lên
nắm Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) thay cho ông
Giả Khánh Lâm, một người bạn gần gũi khác của ông Giang.
Trương Đức Giang từng là bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Nhiều người ở
Hong Kong còn nhớ về ông là một nhân vật rất bảo thủ. Trên sân khấu
chính trị Trung Quốc, ông được mệnh danh là ‘Ngài Tin cậy’.
Ông Lý Nguyên Triều, trưởng Ban Tổ chức trung ương đầy quyền lực, sẽ
được đưa lên làm phó chủ tịch nước.
Vị trí thứ sáu trong Thường vụ Bộ chính trị sẽ thuộc về phó Thủ
tướng Vương Kỳ Sơn, người mà các kinh nghiệm kinh tế và tài chính
của ông hết sức cần thiết cho Đảng.
Vị trí cuối cùng sẽ là cuộc chạy đua giữa ba ứng viên là Bí thư
Quảng Đông Uông Dương, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ và Trưởng ban Tuyên
giáo Lưu Vân Sơn.
Trái với các dự đoán của truyền thông phương Tây, ông Trương Cao Lệ là
người có khả năng giành chiến thắng nhất.
Ông Uông, mới 57 tuổi, phải đợi đến nhiệm kỳ sau. Là người tương đối
trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, độ tuổi đã ảnh
hưởng đến cơ hội của ông.
Một nguồn tin cho biết rằng nếu ông Uông vào Thường vụ Bộ chính trị
trong khóa này thì ông gần như chắc chắn sẽ giữ ghế cho đến tận năm
2027.
Hồi Thanh, một nhà phân tích chính trị Hong Kong, đồng ý với cách lý
giải này.
Uông Dương
được cho là quá trẻ để vào Thường vụ Bộ Chính trị?
“Mặc dù ông Uông là một chính khách có sức hút và được nhiều người
yêu mến, ông ấy cũng là một nhân vật gây tranh cãi ở một số khía
cạnh,” ông Hồi nói.
“Độ tuổi và sự tranh cãi giữa ông với Bạc Hy Lai về triết lý phát
triển của Trung Quốc đã làm giảm cơ hội của ông ta,” ông nói thêm,
“Trong khi đó, Trương Cao Lệ là người được lòng tất cả các bên.”
Đồng minh
của Hồ Cẩm Đào
Sự sắp
xếp như thế này có nghĩa là Chủ tịch Hồ chỉ còn có thể dựa vào
Lý Khắc Cường để làm đồng minh đáng tin cậy trong cơ cấu quyền lực
mới. Các nhân vật còn lại đều có quan hệ mật thiết với cựu Chủ
tịch Giang trong khi Lý Nguyên Triều thì dễ dàng đu đưa qua lại.
Khác với hồi Giang Trạch Dân chuyển giao quyền lực, ông Hồ Cẩm Đào
phải rút lui hoàn toàn khỏi tất cả chức vụ. Ông được cho là sẽ
phải nhường lại quyền kiểm soát Quân ủy Trung ương cho ông Tập thay vì
nắm chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực này thêm hai năm nữa như ông
Giang trước đây.
Ông Hồ, vốn luôn cổ súy cho sự thống nhất trong Đảng, muốn tạo một
tiền lệ tốt. Mặt khác, vu tai tiếng xung quanh người trợ lý tin cẩn
của ông là Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng Trung ương Đảng, đã làm ông
hết sức mệt mỏi.
Ông Lệnh vừa bị giáng chức sau khi con trai ông này bị đồn đoán là
đã tử nạn trên một chiếc Ferrari siêu sang trong một vụ tai nạn giao
thông ở Bắc Kinh hồi tháng Ba.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cũng dẫn các nguồn tin
nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
sẽ nhường lại tất cả các vị trí của mình trong Đảng, Nhà nước và
Quân đội muộn nhất là vào đầu năm tới.
Theo đó, có nhiều khả năng ông Hồ sẽ nhường lại ghế chủ tịch Quân
ủy Trung ương cho ông Tập Cận Bình sau một hội nghị trung ương Đảng
vào tháng tới.
Tuy nhiên ông Hồ cũng mặc cả điều kiện cho sự ra đi sớm của mình,
theo Kyodo.
Ông Hồ đã yêu cầu để phó Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ nắm ghế phó
chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Các nguồn tin của Kyodo đã cho biết ông Hồ đang cân nhắc các khả năng
rất kỹ càng để đạt thỏa thuận hậu trường với các đối thủ của ông
thuộc phe của ông Giang.
Kinh
nghiệm kinh tế tài chính của phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn được cho là
cần thiết cho Thường vụ Bộ Chính trị
Trước đó, nhiều người đồn đoán rằng ông Hồ sẽ làm theo gương ông
Giang là tại vị ở Quân ủy Trung ương thêm hai năm nữa sau khi đã rút
khỏi các vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Một nguồn tin nói với Kyodo rằng ông Hồ vẫn còn đang cân nhắc và vẫn
chưa có quyết định cuối cùng.
“Quyết định cuối cùng là ở ông ấy,” nguồn tin này cho biết.
Nếu ông Hồ quyết định nhường tất cả các chức vị thì ông Tập sẽ lên
làm tổng bí thư Đảng và chủ tịch Quân ủy trung ương sau Đại hội Đảng
lần thứ 18 sắp tới.
Tiếp đó, ông Hồ cũng Hồ sẽ nhường nốt chức chủ tịch nước cho ông
Tập tại kỳ họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng
Ba năm sau.
Các nhà phân tích cho rằng nếu phó Thủ tướng Lý được vào Quân ủy
trung ương thì chính phủ sẽ có tiếng nói có trọng lượng trong việc
thúc đẩy cải cách quân đội.
Theo BBC
BREAKING NEWS
Chú ý: Tin được đưa lên mạng lúc 07h sáng và cập
nhật bổ xung lúc 13-14h và tin tối lúc 20-21h hàng ngày.
-
Địa ngục ở trần gian (Tuổi trẻ) - Khi mua một cô gái
chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác
cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo
và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Khi bà lao công quan trọng hơn ông tiến sĩ (PLVN) -
Ngày nay du học đã trở nên phổ biến. Thế nhưng chỉ một số rất nhỏ trong những
người du học đó quay về nước làm việc. Và lại ít hơn nữa những người đầu quân
vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Vô hình trung chất xám
Việt đang bị thất thoát. Nguyên nhân từ đâu? Tại tư tưởng vọng ngoại hay tại
chính những rào cản vô hình ở quê hương?
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VIỆT NAM-TRUNG QUỐC: NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI
LÀM (Thanh niên) - Theo đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông
tin – Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc
phòng Việt Nam – Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh
chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng tin bằng việc
“nói đi đôi với làm”.
Bàn về sự vô cảm của bộ máy nhân một phóng sự bằng hình (BVN) - Những gì ngon ngọt thơm tho phía sau hậu trường
các loại ký kết ấy chúng tôi không biết và thú thực cũng không ham hố biết. Chỉ
biết các vị đã “đi với ma” và đã mắc quả lừa quá kinh khủng – chúng tôi dám nói
bạo như thế –trong khi nhân dân luôn sẵn sàng sát cánh với các vị, thành tâm
thức tỉnh các vị, thì các vị hầm hầm ngoảnh mặt, hoặc cho bộ máy chức năng đe
dọa – “Bạn cố tình đến thế chúng tôi còn biết nói sao”.
LÀM MẤT UY TÍN LÃNH ĐẠO, CŨNG CHỈ NHƯ ĐINH ĐỨC LẬP MÀ
THÔI?.. (Mai Thanh Hải) - Tất cả những hành vi coi thường pháp luật và
đạo đức người làm báo, người cán bộ, Đảng viên của TBT Đinh Đức Lập và những
thân hữu không chỉ gây tai tiếng cho Báo Đại Đoàn kết mà còn làm ảnh hưởng xấu
tới uy tín chính trị của MTTQVN mà trực tiếp là với các vị lãnh đạo Mặt Trận….
Vạch trần bộ mặt xảo trá của Trung Cộng (BVN) -
Trung Cộng đang ráo riết thực hiện mộng bá vương bằng mọi thủ đoạn độc ác
nhất.Nhưng đáng tiếc là mộng bá vương ấy đặt trên nền tảng của một nền “văn
hóa” Chí Phèo, hạ đẳng, lươn lẹo, kém xa tất cả các đế quốc và phát xít phương
Tây, dù đó là Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Nhật, hay Mỹ.
Nghĩ
về “Tự phê bình và phê bình” (Trần Nhương) - Ý ấy được rút ra từ câu
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của Khổng Tử và đó cũng là phương pháp “tu
thân” của Đạo Nho nhằm đạt “Chính nhân quân tử”. Quân tử là tiêu chí đạo đức,
nhân cách của người biết làm theo luật và sống theo đạo – (Đạo làm Người). Có
như thế mới “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được.
Bác bỏ thông tin bịa đặt (ĐĐK) - Vừa qua, trên một
số mạng, blog có đăng video clip (thực chất là một băng ghi âm) mạo danh Tổng
Biên tập Báo Đại Đoàn Kết, nói về hai Ủy viên Bộ Chính trị ép bán trụ sở Báo
tại Đà Nẵng cho tư nhân
“Quyết”
đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ) - “Cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau
nhưng Bộ Công an vẫn triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ tại Hà Nội
trong tháng 9 này“.
Đặt
tiền để thay thế tạm giam (Dân trí) - “Cũng theo dự thảo thông tư, mức
tiền, trị giá tài sản bảo đảm cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt không được dưới
10 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 50 triệu đồng đối với tội phạm
nghiêm trọng; 150 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 350 triệu
đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Trung
Quốc: Chủ bút một tờ báo đảng công kích giới lãnh đạo vô dụng (RFI) -
Trong một bài nhận định « 10 vấn đề nghiêm trọng » của Trung Quốc, tổng biên
tập báo Study Times, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản chỉ trích ban lãnh
đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo bất tài, nói mà không làm, đưa đến hậu quả dân chúng
bất mãn phản kháng gây bất ổn định.
Tìm
ra thuốc cai nghiện rượu (RFI) - Sau nhiều thập niên tìm kiếm đủ mọi
phương thức cai nghiện rượu, giờ đây, giới chuyên gia y tế đã tìm được một loại
tân dược mang lại những kết quả ngoạn mục và đầy hy vọng : Đó là chất
Baclofène.
Pháp:
12 triệu học sinh bước vào năm học mới (RFI) - Hôm nay là ngày trọng
đại của hơn 12 triệu học sinh tiểu học và trung học Pháp : ngày khai trường.
Nhiều đổi mới được tiến hành ngay trong năm nay gồm cải cách chương trình lớp
11 và 12 để học sinh chọn ngành và dễ thành công khi vào đại học.
Sinh
viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình chống «tẩy não» (RFI) - Phong trào
phản kháng của sinh viên và giáo viên Hồng Kông chống lại kế hoạch đưa giáo dục
lòng yêu nước Trung Quốc vào chương trình giảng dạy, hôm nay 04/09/2012 đã bước
sang ngày thứ sáu, trong bối cảnh căng thẳng về chính trị trước cuộc bầu cử
Quốc hội.
Dân
biểu Đài Loan đến đảo Ba Bình-Trường Sa thị sát tập trận (RFI) - Hôm
nay 04/09/2012 ba dân biểu Đài Loan đã bay đến đảo Ba Bình của Việt Nam, nhưng
hiện do Đài Bắc kiểm soát, thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa, nhằm thị sát
cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị quân đội trên đảo. AFP nhận xét, hành
động này của Đài Loan có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tàu
tiếp liệu cho tàu ngầm Mỹ đến vịnh Subic-Philippines (RFI) - Chiếc tàu
USS Frank Cable chuyên tiếp liệu cho các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ tại
Thái Bình Dương, đã đến vịnh Subic của Philippines hôm qua 03/09/2012 trong
khuôn khổ một chuyến thăm 12 ngày. Chuyến viếng thăm này trùng hợp với thời
điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công du Đông Nam Á 11 ngày, nhằm thúc đẩy
các nước trong khu vực đoàn kết lại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển
Đông.
Indonesia
và Úc ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (RFI) - Theo truyền thông
Indonesia hôm qua 03/09/2012, đối thoại quốc phòng cấp cao giữa Indonesia và Úc
tại Jakarta bắt đầu hôm nay 04/09 và sẽ kéo dài trong hai ngày. Một hiệp định
hợp tác quốc phòng song phương sẽ được ký kết.
Đi
theo Trung Quốc, Cam Bốt nhận được hứa hẹn hỗ trợ kinh tế từ Bắc Kinh
(RFI) - Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vừa có chuyến đi thăm Tân Cương hai ngày. Tại
Trung Quốc Ông Hun Sen không chỉ nhận được những lời ca tụng vì đã ủng hộ Bắc
Kinh trong hồ sơ Biển Đông mà còn cả những hứa hẹn hỗ trợ hào phóng về kinh tế.
Trong khi đó, Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, cố gắng tìm cách không làm mất
lòng cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh.
Số
người tỵ nạn Syria cao kỷ lục (BBC) - Liên Hiệp Quốc nói hơn
100.000 người Syria đã bỏ đi tỵ nạn vào tháng Tám, trong khi giám đốc
Chữ thập đỏ bàn khủng hoảng cứu trợ với Tổng thống Assad.
Đài
Loan tập trận tại Trường Sa (BBC) - Lực lượng quân đội Đài Loan đóng
tại Biển Đông tiếp tục tập trận bắn đạn thật trong chương trình kéo dài từ ngày
1/9 đến 5/9.
Moody's
cảnh báo xếp hạng của EU (BBC) - Moody's vừa kéo triển vọng AAA của
Liên minh châu Âu xuống mức "tiêu cực" và cảnh báo rằng họ có thể hạ
mức xếp hạng tín nhiệm của EU xuống.
Giải
cứu hổ con và tê tê (BBC) - Cảnh sát Hà Tĩnh bắt hai người vận chuyển
bốn chú hổ con và hơn 100 con tê tê sắp tuyệt chủng sau khi được tin báo.
Paralympics
bước sang tuần thứ hai (BBC) - Paralympics London 2012 bước sang tuần
thi đấu thứ hai với đoàn Trung Quốc đang cố gắng củng cố vị trí dẫn đầu, đoàn
Anh hy vọng ở môn bơi.
Trung
Quốc mời thầu tại Hoàng Sa (BBC) - Mới đây Công ty Dầu khí Hải dương
Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu 26 lô dầu khí trong có lô ở vùng biển Việt
Nam tuyên bố chủ quyền.
Trường
London Met: Đem con bỏ chợ? (BBC) - Sinh viên Việt Nam đang học tại
trường London Metropolitan ở Anh nói với BBC Việt Ngữ rằng các sinh viên vẫn
đang phải 'tự bơi'.
Mỹ
- Trung lưỡng quốc tranh hùng (BBC) - Luật sư Vũ Đức Khanh phân
tích về cuộc tranh giành vị thế tại Thái Bình Dương giữa Mỹ-Trung
và tác động tới Việt Nam.
Pilot
projects for mobile payments (Washington Post) - The People's Bank of
China said it would launch pilot projects for mobile payment services in
China's rural areas, the China Securities Journal reported.
Skyscraper
fervor causes concerns (Washington Post) - Clusters of skyscrapers are
elevating the urban skyline in many Chinese cities. However, recent reports of
a craze to build more of them have sparked concerns of inadvisable investment.
Looking
toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading
across the world. In China, it is destined to take a different form to that
enveloping Europe and the US.
Airbus
venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting
German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th
A320 jetliner made in China.
Giant
chair in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair
in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is
6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to
the World Record Association, based in Hong Kong.
Toddlers
told to bring own school desk (Washington Post) - Due to a shortage of
desks and chairs, students in Nangang and Changchong villages of Shunhe town in
Hubei province have been asked to take bring their own school furniture.
Fujian
food fantasies (Washington Post) - Mike Peters had never been to Xiamen
before, but he's pretty sure he will be going back very often. Why? He lists
all the delights that will draw him back to this coastal city in the south.
Weekend
farmers (Washington Post) - Online gardening games gave the IT
generation the instant gratification of harvesting fruits and vegetables. Now,
many are escaping to the great outdoors.
Soul
search (Washington Post) - Chinese-American photographer chases
identity issues from coast to coast, trying to find himself.
Not
music for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands
of young Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
When
music needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter
Xiao Ke is serious about his involvement in performing arts and has recently
opened his own theater in Beijing.
Consultation
and partnership (Washington Post) - China Daily explains how the CPC
and other political parties interact ahead of the 18th CPC National Congress.
China
urges early talk between IAEA, Iran (Washington Post) - China has urged
the International Atomic Energy Agency (IAEA) and Iran to solve the outstanding
problems regarding the Iranian nuclear issue through dialogue at an early date.
US,
China need to boost dialogue: expert (Washington Post) - Washington and
Beijing, as the world's top and second biggest economies, should emphasize more
on bilateral dialogue to clear up misunderstanding.
China
vows participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen
Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of
Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful
reconstruction of Afghanistan.
US envoy
touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke
on Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate
without unhealthy competition or conflict.
HK
issues home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures,
including one banning out-of-town buyers from buying property in some local
housing projects were unveiled by the Hong Kong government on Thursday.
Địa ngục ở trần gian (Tuổi trẻ) - Khi mua một cô gái
chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác
cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo
và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Khi bà lao công quan trọng hơn ông tiến sĩ (PLVN) -
Ngày nay du học đã trở nên phổ biến. Thế nhưng chỉ một số rất nhỏ trong những
người du học đó quay về nước làm việc. Và lại ít hơn nữa những người đầu quân
vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Vô hình trung chất xám
Việt đang bị thất thoát. Nguyên nhân từ đâu? Tại tư tưởng vọng ngoại hay tại
chính những rào cản vô hình ở quê hương?
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VIỆT NAM-TRUNG QUỐC: NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI
LÀM (Thanh niên) - Theo đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông
tin – Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc
phòng Việt Nam – Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh
chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng tin bằng việc
“nói đi đôi với làm”.
Bàn về sự vô cảm của bộ máy nhân một phóng sự bằng hình (BVN) - Những gì ngon ngọt thơm tho phía sau hậu trường
các loại ký kết ấy chúng tôi không biết và thú thực cũng không ham hố biết. Chỉ
biết các vị đã “đi với ma” và đã mắc quả lừa quá kinh khủng – chúng tôi dám nói
bạo như thế –trong khi nhân dân luôn sẵn sàng sát cánh với các vị, thành tâm
thức tỉnh các vị, thì các vị hầm hầm ngoảnh mặt, hoặc cho bộ máy chức năng đe
dọa – “Bạn cố tình đến thế chúng tôi còn biết nói sao”.
LÀM MẤT UY TÍN LÃNH ĐẠO, CŨNG CHỈ NHƯ ĐINH ĐỨC LẬP MÀ
THÔI?.. (Mai Thanh Hải) - Tất cả những hành vi coi thường pháp luật và
đạo đức người làm báo, người cán bộ, Đảng viên của TBT Đinh Đức Lập và những
thân hữu không chỉ gây tai tiếng cho Báo Đại Đoàn kết mà còn làm ảnh hưởng xấu
tới uy tín chính trị của MTTQVN mà trực tiếp là với các vị lãnh đạo Mặt Trận….
Vạch trần bộ mặt xảo trá của Trung Cộng (BVN) -
Trung Cộng đang ráo riết thực hiện mộng bá vương bằng mọi thủ đoạn độc ác
nhất.Nhưng đáng tiếc là mộng bá vương ấy đặt trên nền tảng của một nền “văn
hóa” Chí Phèo, hạ đẳng, lươn lẹo, kém xa tất cả các đế quốc và phát xít phương
Tây, dù đó là Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Nhật, hay Mỹ.
Nghĩ
về “Tự phê bình và phê bình” (Trần Nhương) - Ý ấy được rút ra từ câu
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của Khổng Tử và đó cũng là phương pháp “tu
thân” của Đạo Nho nhằm đạt “Chính nhân quân tử”. Quân tử là tiêu chí đạo đức,
nhân cách của người biết làm theo luật và sống theo đạo – (Đạo làm Người). Có
như thế mới “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được.
Bác bỏ thông tin bịa đặt (ĐĐK) - Vừa qua, trên một
số mạng, blog có đăng video clip (thực chất là một băng ghi âm) mạo danh Tổng
Biên tập Báo Đại Đoàn Kết, nói về hai Ủy viên Bộ Chính trị ép bán trụ sở Báo
tại Đà Nẵng cho tư nhân
“Quyết”
đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ) - “Cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau
nhưng Bộ Công an vẫn triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ tại Hà Nội
trong tháng 9 này“.
Đặt
tiền để thay thế tạm giam (Dân trí) - “Cũng theo dự thảo thông tư, mức
tiền, trị giá tài sản bảo đảm cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt không được dưới
10 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 50 triệu đồng đối với tội phạm
nghiêm trọng; 150 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 350 triệu
đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Trung
Quốc: Chủ bút một tờ báo đảng công kích giới lãnh đạo vô dụng (RFI) -
Trong một bài nhận định « 10 vấn đề nghiêm trọng » của Trung Quốc, tổng biên
tập báo Study Times, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản chỉ trích ban lãnh
đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo bất tài, nói mà không làm, đưa đến hậu quả dân chúng
bất mãn phản kháng gây bất ổn định.
Tìm
ra thuốc cai nghiện rượu (RFI) - Sau nhiều thập niên tìm kiếm đủ mọi
phương thức cai nghiện rượu, giờ đây, giới chuyên gia y tế đã tìm được một loại
tân dược mang lại những kết quả ngoạn mục và đầy hy vọng : Đó là chất
Baclofène.
Pháp:
12 triệu học sinh bước vào năm học mới (RFI) - Hôm nay là ngày trọng
đại của hơn 12 triệu học sinh tiểu học và trung học Pháp : ngày khai trường.
Nhiều đổi mới được tiến hành ngay trong năm nay gồm cải cách chương trình lớp
11 và 12 để học sinh chọn ngành và dễ thành công khi vào đại học.
Sinh
viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình chống «tẩy não» (RFI) - Phong trào
phản kháng của sinh viên và giáo viên Hồng Kông chống lại kế hoạch đưa giáo dục
lòng yêu nước Trung Quốc vào chương trình giảng dạy, hôm nay 04/09/2012 đã bước
sang ngày thứ sáu, trong bối cảnh căng thẳng về chính trị trước cuộc bầu cử
Quốc hội.
Dân
biểu Đài Loan đến đảo Ba Bình-Trường Sa thị sát tập trận (RFI) - Hôm
nay 04/09/2012 ba dân biểu Đài Loan đã bay đến đảo Ba Bình của Việt Nam, nhưng
hiện do Đài Bắc kiểm soát, thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa, nhằm thị sát
cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị quân đội trên đảo. AFP nhận xét, hành
động này của Đài Loan có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tàu
tiếp liệu cho tàu ngầm Mỹ đến vịnh Subic-Philippines (RFI) - Chiếc tàu
USS Frank Cable chuyên tiếp liệu cho các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ tại
Thái Bình Dương, đã đến vịnh Subic của Philippines hôm qua 03/09/2012 trong
khuôn khổ một chuyến thăm 12 ngày. Chuyến viếng thăm này trùng hợp với thời
điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công du Đông Nam Á 11 ngày, nhằm thúc đẩy
các nước trong khu vực đoàn kết lại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển
Đông.
Indonesia
và Úc ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (RFI) - Theo truyền thông
Indonesia hôm qua 03/09/2012, đối thoại quốc phòng cấp cao giữa Indonesia và Úc
tại Jakarta bắt đầu hôm nay 04/09 và sẽ kéo dài trong hai ngày. Một hiệp định
hợp tác quốc phòng song phương sẽ được ký kết.
Đi
theo Trung Quốc, Cam Bốt nhận được hứa hẹn hỗ trợ kinh tế từ Bắc Kinh
(RFI) - Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vừa có chuyến đi thăm Tân Cương hai ngày. Tại
Trung Quốc Ông Hun Sen không chỉ nhận được những lời ca tụng vì đã ủng hộ Bắc
Kinh trong hồ sơ Biển Đông mà còn cả những hứa hẹn hỗ trợ hào phóng về kinh tế.
Trong khi đó, Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, cố gắng tìm cách không làm mất
lòng cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh.
Số
người tỵ nạn Syria cao kỷ lục (BBC) - Liên Hiệp Quốc nói hơn
100.000 người Syria đã bỏ đi tỵ nạn vào tháng Tám, trong khi giám đốc
Chữ thập đỏ bàn khủng hoảng cứu trợ với Tổng thống Assad.
Đài
Loan tập trận tại Trường Sa (BBC) - Lực lượng quân đội Đài Loan đóng
tại Biển Đông tiếp tục tập trận bắn đạn thật trong chương trình kéo dài từ ngày
1/9 đến 5/9.
Moody's
cảnh báo xếp hạng của EU (BBC) - Moody's vừa kéo triển vọng AAA của
Liên minh châu Âu xuống mức "tiêu cực" và cảnh báo rằng họ có thể hạ
mức xếp hạng tín nhiệm của EU xuống.
Giải
cứu hổ con và tê tê (BBC) - Cảnh sát Hà Tĩnh bắt hai người vận chuyển
bốn chú hổ con và hơn 100 con tê tê sắp tuyệt chủng sau khi được tin báo.
Paralympics
bước sang tuần thứ hai (BBC) - Paralympics London 2012 bước sang tuần
thi đấu thứ hai với đoàn Trung Quốc đang cố gắng củng cố vị trí dẫn đầu, đoàn
Anh hy vọng ở môn bơi.
Trung
Quốc mời thầu tại Hoàng Sa (BBC) - Mới đây Công ty Dầu khí Hải dương
Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu 26 lô dầu khí trong có lô ở vùng biển Việt
Nam tuyên bố chủ quyền.
Trường
London Met: Đem con bỏ chợ? (BBC) - Sinh viên Việt Nam đang học tại
trường London Metropolitan ở Anh nói với BBC Việt Ngữ rằng các sinh viên vẫn
đang phải 'tự bơi'.
Mỹ
- Trung lưỡng quốc tranh hùng (BBC) - Luật sư Vũ Đức Khanh phân
tích về cuộc tranh giành vị thế tại Thái Bình Dương giữa Mỹ-Trung
và tác động tới Việt Nam.
Pilot
projects for mobile payments (Washington Post) - The People's Bank of
China said it would launch pilot projects for mobile payment services in
China's rural areas, the China Securities Journal reported.
Skyscraper
fervor causes concerns (Washington Post) - Clusters of skyscrapers are
elevating the urban skyline in many Chinese cities. However, recent reports of
a craze to build more of them have sparked concerns of inadvisable investment.
Looking
toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading
across the world. In China, it is destined to take a different form to that
enveloping Europe and the US.
Airbus
venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting
German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th
A320 jetliner made in China.
Giant
chair in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair
in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is
6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to
the World Record Association, based in Hong Kong.
Toddlers
told to bring own school desk (Washington Post) - Due to a shortage of
desks and chairs, students in Nangang and Changchong villages of Shunhe town in
Hubei province have been asked to take bring their own school furniture.
Fujian
food fantasies (Washington Post) - Mike Peters had never been to Xiamen
before, but he's pretty sure he will be going back very often. Why? He lists
all the delights that will draw him back to this coastal city in the south.
Weekend
farmers (Washington Post) - Online gardening games gave the IT
generation the instant gratification of harvesting fruits and vegetables. Now,
many are escaping to the great outdoors.
Soul
search (Washington Post) - Chinese-American photographer chases
identity issues from coast to coast, trying to find himself.
Not
music for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands
of young Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
When
music needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter
Xiao Ke is serious about his involvement in performing arts and has recently
opened his own theater in Beijing.
Consultation
and partnership (Washington Post) - China Daily explains how the CPC
and other political parties interact ahead of the 18th CPC National Congress.
China
urges early talk between IAEA, Iran (Washington Post) - China has urged
the International Atomic Energy Agency (IAEA) and Iran to solve the outstanding
problems regarding the Iranian nuclear issue through dialogue at an early date.
US,
China need to boost dialogue: expert (Washington Post) - Washington and
Beijing, as the world's top and second biggest economies, should emphasize more
on bilateral dialogue to clear up misunderstanding.
China
vows participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen
Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of
Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful
reconstruction of Afghanistan.
US envoy
touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke
on Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate
without unhealthy competition or conflict.
HK
issues home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures,
including one banning out-of-town buyers from buying property in some local
housing projects were unveiled by the Hong Kong government on Thursday.
No comments:
Post a Comment