Tuesday 4 September 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY –ONLINE : ĐIỂM TIN THỨ BA 4-9-2012





Written By Hai Hoang Van on Thứ ba, ngày 04 tháng chín năm 2012 | 9/04/2012 02:02:00 SA

Bài Mới

(Nhân đọc bài “Hãy hành xử cho đúng đạo làm người!”)


Nhà báo Việt Kiều Amari ở Houston, Hoa Kỳ, là tác giả của rất nhiều bài viết đặc sắc mà độc giả khó thể bỏ lỡ, gần đây có bài viết tựa đề “Hãy hành xử cho đúng đạo làm người” nói về một mụ dân biểu Mỹ vừa tuyên bố sẽ vận động sao cho dự luật 484 được Hạ Viện thông qua trong tháng 9 tới đây để đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC tức danh sách các quốc gia Mỹ cần phải quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo ( )

Tôi cho rằng mụ ấy và những con tương cận (xin lỗi độc giả vì tôi là học sinh xuất sắc môn Vạn Vật Học ở bậc trung học Sài Gòn trước 1975 nên sử dụng rất nhuần nhuyễn cụm từ chuyên ngành này mỗi khi tôi bắt gặp một chủng loài thú vật) chẳng đáng để tôi phải quan tâm vì tất cả người có trí óc chưa bị đưa ra hội đồng giám định tâm thần đều luôn hiểu rất rõ thế nào là đa đảng ở Mỹ, thế nào là bầu cử tổng thống ở Mỹ, thế nào là dân biểu ở Mỹ, và thế nào là tự do-dân chủ ở Mỹ.

Về chính trị, nói một cách thật ư là chính xác thì cái mà nhóm Việt kiều chống cộng hô hào đòi “đa đảng” cho Việt Nam lại không có gì để dẫn chứng cho cụ thể bởi vì Mỹ đâu có đa đảng mà chỉ có … nhị đảng tức có hai đảng mà thôi, hóa ra rất đáng tự hào vì có nhiều hơn hệ thống chính trị tại một nước cộng sản tới những một đảng lận sao! Hai đảng này tên gọi là Dân Chủ và Cộng Hòa và giống nhau như khuôn đúc như song sinh cùng một mẹ hoặc sản sinh vô tính từ một lò, tức là cùng thuộc giới tư bản, bị trói buộc bởi một sợi lòi tói thép không gỉ mà mỗi khoen có ghi khắc rõ các “quân lệnh”, chẳng hạn “chống Nga” (nghĩa là thay đổi object của động từ “chống”, thay chữ “cộng” bằng tên của quốc gia nào vừa xóa sổ đảng cộng sản xong – thí dụ: nay vẫn coi Nga như kẻ thù dù Nga đang là nước tư bản, không còn là quốc gia cộng sản), “chống Cộng” (thí dụ: luôn hỗ trợ các nhóm phiến quân hay các chính sách nhằm lật đổ cho kỳ hết các chính phủ cộng sản hoặc thân cộng sản), “chính phủ sau phải thực hiện chính xác những gì chính phủ trước đã cam kết thực hiện với nước khác” (thí dụ: cả Dân Chủ và Cộng Hòa đều phải đánh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), và “không chơi với bất kỳ ai” (thí dụ: kế hoạch thôn tính Canada và Anh Quốc). Chỉ có người mê muội mới nói rằng Mỹ “đa đảng” do có hai đảng.

Bầu cử tổng thống ở Mỹ có nghĩa là (1) thời gian người dân Mỹ nghe hai ứng cử viên của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thi thố tài hùng biện dùng võ mồm tấn công nhau vì dân Mỹ khoái nghe đấu khẩu, và (2) thời gian ứng cử viên đi gom cho đủ tiền từ những người đầu tư chức tước, nghĩa là mỗi ghế trong chính phủ đều có giá của nó, và nếu anh góp cho quỹ vận động tranh cử của tôi một triệu đô-la chẳng hạn thì nếu tôi đắc cử thì anh sẽ được toại nguyện trở thành đại sứ Hoa Kỳ ở Anh Quốc – nếu anh nêu tên nước ấy và không có ai khác đóng tiền cao hơn cho cùng ghế ấy, 10 triệu thì làm bộ trưởng bộ nào đó, v.v.; còn nếu tôi thất cử thì coi như anh mua nhằm vé số không trúng.

Dân biểu ở Mỹ là người chỉ làm mỗi một việc là đi gom phiếu cho kỳ bầu cử tiếp theo. Song, do số phiếu có hạn vì dân số Mỹ chỉ có bấy nhiêu mà lần nào cũng có đến hơn 40% người dân không đi bỏ phiếu, nên có vài vị do bất tài vô dụng không nổi tiếng bằng các vị khác nên ắt nếu bị bắt bò bốn chân và sủa như chó thì vẫn có kẻ làm để lấy được phiếu, huống hồ gì việc cỏn con là làm đám dân Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan hài lòng bằng cách hùa theo chửi cha Việt Nam, đe dọa cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ bằng cách tung mấy chiêu cũ rích về tôn giáo, tự do, dân chủ, và nhân quyền. Ứng cử viên dân biểu Mỹ do đó là kẻ đi gom đủ phiếu để có thế thắng cử, và trong nhiều trường hợp bao gồm cả vài ba vị muốn bày tỏ thân phận tôi đòi của mình đối với chủ phiếu bầu dù chủ phiếu bầu là hạng đá cá lăn dưa xó chợ đầu đường.

Tự do ở Mỹ có nghĩa là muốn vận động cho ứng cử viên tổng thống Richard Nixon thì cứ in mặt mũi Nixon, tên Nixon, kèm lá cờ Mỹ lên quần lót của đám người mẫu đang khoe vú trên bờ biển Florida, đặc biệt ở vị trí trung tâm đắc địa nhạy cảm phía trước và phía sau của quần lót. Tự do ở Mỹ có khi đồng nghĩa với mất dạy. Chẳng hạn khi hai vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, phải bỏ nhau; người vợ được ông hàng xóm thương tình cưu mang, cho công ăn việc làm, và nơi tá túc. Thế mà khi ông hàng xóm chính thức mời ông chồng cũ nay là đối tác quan trọng đến nhà chơi, bà vợ cũ lấy chiếc đủa cả gõ điếc tai vào nồi niêu soong chảo, đứng ngay cửa trương biểu ngữ chống…cựu chồng, hét to tục tĩu chửi cựu chồng, thay vì lẽ ra phải tích cực phụ giúp ông chủ mới đón tiếp thượng khách của ông ấy để làm ông ấy nở mày nở mặt với thượng khách. Thế không mất dạy là gì. Bỏ chạy khỏi quê hương, được nước khác cưu mang, không lo phụng sự nước ấy, phục vụ chủ nhân nước ấy, lại tụ tập đông người giương cao tấm vải lạ hoắc cả thế giới Liên Hợp Quốc chớ hiểu là cái chi để nói đó là “cờ” để chửi bới thượng khách của chủ nhân nước cưu mang mình. Thế không mất dạy là gì. Thế nhưng, chính chủ nhân nước ấy cho phép người dân mới nhập cư được quyền chửi bất kỳ ai, miễn có xin phép. Như vậy, tự do ở Mỹ có nghĩa là dân nhập cư có quyền mắng từ tổng thống đến thượng khách của tổng thống, miễn có làm đơn xin phép trước đối với trường hợp chửi thượng khách của tổng thống.

Dân chủ ở Mỹ nghĩa: tổng thống là dân, vì vậy, tổng thống làm chủ đất nước. Mà lẽ nào lại có nhiều chủ? Rắn có nhiều đầu là quái vật. Thế nên, dân chủ có nghĩa là tổng thống là người dân đặc biệt có quyền tối thượng là làm chủ đất nước. Đó là lý do dân chúng Mỹ biểu tình chống chính phủ Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam, tổng thống Mỹ cứ đánh Việt Nam. Đó là lý do dân chúng Mỹ biểu tình đòi rút quân khỏi Việt Nam, tổng thống Mỹ cứ đưa quân thêm vào Việt Nam. Còn nếu nói người dân đen cũng làm chủ đất nước thì e chỉ đúng với ý nghĩa tiêu cực như trong trường hợp “biểu” dân biểu phải chống Việt Nam, phải cấm vận Việt Nam, và dân biểu sẽ “vâng vâng dạ dạ thưa chủ nhân, ngài biểu em làm gì em làm đó để làm chủ nhân toại ý ạ”.

Suy ra, ViệtNamta không có tự do vì sự lăng mạ không được chấp nhận, việc in quốc kỳ lên quần lót không được chấp nhận, việc in tên hoặc hình ảnh lãnh tụ hay lãnh đạo lên quần tắm không được chấp nhận.

Suy ra, ViệtNamta không có dân chủ vì toàn dân làm chủ đất nước chứ chẳng có lấy một “ông” dân đặc biệt nào để làm chủ tối thượng cả.

Suy ra, Việt Namta không có dân biểu chuyên nghiệp vì đại biểu quốc hội của ta không biết đi kiếm phiếu bằng cách quỳ, bò, hay cam kết sẽ chửi bới xâm hại quốc gia khác.

Suy ra, Việt Nam ta không nghèo như Mỹ, vì chỉ có người nghèo rớt mồng tơi, nghèo kiết xác, nghèo xác xơ, nghèo ngẩn tò te, mới hí hửng với hai đồng xu loại 100 đồng Việt Nam ố xỉn chất lượng hoàn toàn kém trong tay và hét to lên rằng “Ta đa tài lộc”, mới hí hửng la toáng tự hào “Ta đa đảng vì ta có đến những hai đảng. Ta“đa xế” vì có những hai chiếc xích-lô đạp!

Hóa ra giở trò ma giáo vu khống Việt Nam nhằm luật hóa một nội dung chống Việt Nam để kiếm phiếu đắc cử hầu được nhân dân Mỹ nuôi ăn suốt đời lại là cung cách làm chính trị của các dân biểu tại một siêu cường như Mỹ sao? Thảo nào các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Việt Nam Cộng Hòa ai cũng mê muội, mông muội, ngu muội vì Việt Nam Cộng Hòa đâu có đa đảng bao giờ (đến 1974 Nguyễn Văn Thiệu mới đẻ ra một đảng chính trị duy nhất là Đảng Dân Chủ với đảng kỳ là cờ vàng có ngôi sao đỏ ở chính giữa – điều mà dường như trong toàn bộ dân chúng Việt Nam Cộng Hòa chỉ có tôi là người duy nhất còn nhớ đến) vậy mà khi bỏ chạy tán loạn qua Mỹ lại rống họng chửi Việt Nam cộng sản là độc đảng độc tài.

Ở ViệtNamcó hiện tượng cho bò ăn rác vật chất của chất thải sinh hoạt, thế nào cũng có ngày bò điên cả đám. Than ôi, đây lại là lý do Âu Mỹ ngày nay phải hứng chịu hậu quả từ những người dân bản xứ đã hóa điên như xả súng và giết người hàng loạt do hàng thế kỷ trường kỳ ăn rác tư tưởng của mớ bòng bong tự do giả trá, dân chủ muội mông, và nhân quyền ướp muối.

Giả trá vì hủy phá ý nghĩa cao vời của tự do, lôi xềnh xệch nó xuống xếp hàng với bản năng loài thú như tự do luyến ái, tự do xâm phạm quyền tự quyết của dân tộc khác vốn là thứ tự do cao nhất của tất cả các thứ tự do nghiêm túc.

Muội mông vì chả còn lằn ranh kẽm gai ngăn cách khiến dân chủ và mị dân trộn với quyền phủ nhận dân chủ của nước khác thành món tả pí lù ngập ngụa cholesteron có hại.

Và ướp muối chẳng qua vì món tanh tưởi dễ ươn thối nào lại chẳng cần đến muối ướp, và thứ muối quen thuộc thường mang nhãn hiệu cầu chứng tại tòa trade mark “báo cáo nhân quyền” mà Bộ Ngoại Giao Mỹ hàng năm công bố.

Muối để ướp mà lại nhằm muối giả chế bằng muội thì than ôi cái sự bốc mùi không cách chi mà ngửi nổi vậy.

Hoàng Hữu Phước
Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 07:48:00 CH3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

1. Sự bình yên đáng hổ thẹn

Một dân tộc liệt kháng bình yên, dân tộc đó đang tự nguyện chết dần chết mòn. Một tác động do một lũ côn đồ quậy phá dù mang mục đích gì cũng có giá trị đánh thức cái thể trạng đang liệt kháng bình yên phải cựa quậy, phải tỉnh thức. Nó như tín hiệu sáng được lóe lên ở cuối một đường hầm tăm tối chết người và chưa tìm được lối ra.

Dân tộc ta hiện nay cơ bản đang ở thể trạng liệt kháng bình yên và đang tự nguyện chết dần, chết mòn. Do vậy, sự đấu đá của các phe nhóm lợi ích và quyền lực trên võ đài đang diễn ra có ý nghĩ như là một đốm sáng lóe lên ở cuối đường hầm tăm tối.

Vì vây, trong lúc này tôi đóng vai quan sát và có " tiếng nói kịp thời" để nhận chân giá trị thật của cuộc đấu đá này..

Vậy, sự thật trong cuộc đấu đá này là gì?

Thực chất, cuộc đấu đá này không phải là cuộc đấu mang tính mâu thuẩn đối kháng, mâu thuẩn của dân với quan, của đất nước với dân tộc, của giầu sang và nghèo nàn, của dân chủ và độc tài, của tiến bộ và phản động, của mất nước và giữ nước… mà chỉ là mâu thuẩn của mấy con hổ trong cùng một bày đàn tranh ăn, tranh quyền lực. Những con hổ này biết quá rõ rằng, nếu đấu nhau đến mức "không đội trời chung" thì tất cả chúng cùng phải chết.

Cho nên, bản chất của cuộc đấu, chẳng qua là nhằm rằn mặt nhau tí chơi, nhằm phân chia cỗ bàn mang tính " phân phối lại cái "đĩa xôi, con gà" cho nhau, để khỏi chướng mắt nhau, để khỏi đánh vào lòng tự trọng bất công bằng của các "quan" với nhau mà thôi.

" Tao chức tước kém gì mày, công trạng kém gì mày, sao "mâm cỗ" của tao lại chỉ có chân gà, không có má lợn, không có sừng tê, đồi mồi; sao mày lại chỉ chăm chắm vào mâm cỗ của mày mà không đếm xỉa đến mâm cỗ của tao"; mày chỉ trọng cái của mày, không trọng cái của tào?".

Bới vậy, sau bầu Kiên bị bắt, mặc dù QLB đã thông tin vanh vách người bị bắt tiếp theo sẽ là… nhưng cuộc đấu mở màn sang tuần thứ 3 rồi mà chưa có đại gia thứ 2 nào nào bị bắt nữa.

Tôi cho rằng, không còn ai bị bắt sẽ là xu hướng chủ đạo của vụ đấu đá này.

Như vậy, có thể nhận định, cuộc đấu quyết liệt của hai nhóm lợi ích đang từ từ hạ màn.

Mọi việc sẽ trở về như cũ. Kết cục là chẳng có ai thua, ai thắng ở đây. Xã hội Việt Nam chưa nhận được bất kỳ một sự chuyển dịch hay tiến bộ đáng kể nào.

Tôi tin chắc điều này vì nằm lòng các lý do sau:

Các đối thủ đã quá hiểu về nhau. Họ biết nằm lòng, họ ở đâu, từ đâu mà ra, mà trưởng thành rồi xưng hùng xưng bá, trong đó có một điểm nổi bật là họ đều có trái tim "đỏ hồng" như nhau vì đều phải qua lò luyện " bát quái" Mac- Lenin.

Hơn nữa, một bên là kẻ tham lam. Và vì là kẻ tham lam thường nhát gan và rất quý mạng sống. Cho nên, khí thấy mạng sống bị đe dọa, đương nhiên kẻ tham lam sẳn sàng đem xôi gà cung kính lại quả cho đối thủ, ở mức làm sao cho sự chênh lệch "giầu nghèo" giữa "ta với ta" cũng chỉ ở cỡ trứng gà, trứng vịt là được.

Ôi chao, cái trứng gà, trứng vịt mà tôi nói đây nó là cả một núi tiền vàng.

Chung quy lại chỉ có vậy. Tôi dám cá với tất cả các nhà bình luận chính trị xã hội không chỉ ở riêng Việt Nam và tòan thế giới về sự thật và kết cục cuộc đấu sắp hạ màn này vì yếu tố quyết định hiện vẫn chưa chín, chưa sẳn sàng và vẫn thích " nằm yên" và chịu chết mòn. Họ chưa biết rằng " chết mòn" vô ích còn đáng hổ thẹn hơn sự đấu đá, đổ vỡ. Vì sự đấu đá, gây nên sự đổ vỡ, ít nhất có tác dụng làm cho cái sự vật đang chết mòn buộc phải cựa quây. Giá trị tích cực của cuộc đấu đá đang diễn chỉ có ý nghĩa như vậy. Ngoài ra, chúng không còn ý nghĩa nào khác. Người dân suy cho cùng cũng chẳng được gì ở đây. Tiến bộ xã hội suy cho cùng cũng chẳng có gì ở đây.

2. Tham lam, bản tính và sự lựa chọn.

Bản tính của con người là một khái niệm chỉ ra một thuộc tính căn bản của con người, để phân biết nó khác với bản tính của một con thú.

Trong xã hội lòai người, khái niệm bản tính lại được phân loại cho các nhóm người có bản tính giống và khác nhau, nghĩa là chia bản tình ra nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, người có tính tắt mắt, người có bản tính lương thiện, từ bi…

Bản tính từ đâu mà có? Suy cho cùng là do môi trường sinh ra và lớn lên mà có. Một xã hội có nhiều người ăn cắp sẽ liên tục sản sinh ra nhiều người có bản tính ăn cắp.

Và khi anh ta đã có bản tính ăn cắp, thì dù anh ta có giầu "nứt đổ đổ vách" nhưng cứ hễ thấy ai hở của cải ra cái gì thì anh ta cũng tìm cách thó cho kỳ được.

Còn giang sơn? Hiểu nôm na là đất nước. Đất nước có thể thay đổi do thời tiết, môi trường; thay đổi do chính sách cai trị của kẻ thống trị đưa lại. Ví dụ, hôm nay nước mình độc lập, nhưng ngày sau lại phụ thuộc vào nước khác, thậm chí bị thôn tính, sát nhập hoặc chia ra, vân vân

Trong cuộc đấu đã diễn ra và đang ở kỳ hạ màn, tôi tạm chia thành hai phe: Phe có bản tính tham lam và phe có bản tính thuộc ý thức hệ và đem lăng kính lợi hại trước mắt và lâu dài cho dân tộc, cho đất nước ra để soi xét.

Tất nhiên, cũng như nhiều khán giả, tôi không muốn phải xem một trận đấu với tỷ số hòa. Vì trận đấu hòa thường là trận đấu " ăn gian", trận đấu mà mới nhìn cũng nhận ra ngay "quân xanh, quân đỏ".

Vậy, trong hoàn cảnh này, tôi đứng về phe nào? Tôi chẳng đứng vào phe nào cả.

Nếu đứng về phe tham lam và đương nhiên mong cho phe tham nhũng thắng, cái lợi có thể lờ mờ mà đoán định rằng, của cải của anh ta hắn vẫn còn đó. Anh ta vì có bản tính tham nên đương nhiên cũng là kẻ nhát gan.Vì vậy, khi toàn dân đoàn kết lại với cùng một ý chí đến "kho thóc" của anh ta mà "phá kho thóc của Nhật" thì thóc đó vẫn còn cho dân mình dùng. Hơn nữa, nói như Nhà sử học Dương Trung Trung hoặc GS Nguyễn Lân Dũng: đất ở phố cổ Hà Nội có đắt giá bao nhiêu, người Việt Nam mua bán với nhau thì nó vẫn còn ở nước Viêt, nhưng bất kỳ nhà đất nào dù bán đắt gấp bao nhiêu nhưng bán cho nước ngoài thì đất đó không còn là của Việt.

Trong trận đấu này, kẻ tham lam lại ít học. Anh ta chỉ có hệ tư tưởng là tham lam, còn chính trị, tư tưởng, ý thức hệ của anh ta cũng chỉ giống như một con cày con cáo luôn ham muốn bắt con gà, con lợn.

Vì anh ta có bản tính tham nên anh ta thuộc loại người " dễ đổi". Giữ lại cái "dễ đổi" để thuần phục anh ta thì vẫn hơn và có khi là không muộn.

Còn đối thủ của kẻ tham lam thì khác. Anh ta có tố chất học hành, lại trui rèn bài bản để chỉ thuộc bài và nhất nhất hành động theo bài bản mà anh ta đã học đó. Sự biểu lộ của anh ta trong bao nhiêu năm nay đã xác nhận điều đó.

Cái sự " làu lầu" đó đã ngấm sâu vào lục phủ ngũ tạng, vào dòng máu, con tim khối óc và trở thành " lời ăn, tiếng nói", thành hệ tư tưởng, thành bản tính của anh ta rồi. Mà đã là bản tính thì khó mà chuyển dời lắm. Cho nên, nếu ta mong người có bản tính khó rời thắng thì khả năng lớn nhất là cả dân tộc này phải đi theo cái bản tính, tức là hệ ý thức đó của anh ta.

Thế thì dân tộc ta sẽ đi về đâu rồi? Đất nước ta có con hay không? Nó đã rõ như ban ngày rồi: một là hướng Bắc, hai là hướng chủ nghĩa cộng sản.

Thế thì rồi đời đất nước, rồi đời dân tộc mình rồi còn gì? Còn đâu để mà tính, để mà bàn chuyện tham quan hay không tham quan nữa?!

Phạm Thành
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 06:19:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Sau khi mời ông Nguyễn Mậu Thuận (SN 1958, trú tại thôn Đoài, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) lên trụ sở làm việc, phó công an xã Kim Nỗ và một số công an viên đã còng tay chân và đánh ông Thuận đến tử vong.
Mâu thuẫn họ hàng

Ngày 3.9, trao đổi với Dân Việt, trung tá Trần Hải Quân – Trưởng Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, chưa khởi tố bị can trong vụ công an xã đánh chết ông Nguyễn Mậu Thuận. Trước đó, ngày 1.9, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người để điều tra.

Cơ quan công an cũng đã tạm giữ 4 đối tượng gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) - Phó Công an xã Kim Nỗ và 3 công an viên là Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991), Đoàn Văn Tuyến (SN 1983) và Hoàng Ngọc Thức (SN 1988).


Tiếng Việt thật kỳ diệu. Đồng âm mà không đồng nghĩa. Ở nơi này, là câu chuyện về 1 ngôi chùa- Trăm Gian. Ở nơi kia, là cái tâm…gian của con người. Cái “gian” chính đạo đang chịu kiếp nạn của con người. Còn cái “gian” tà đạo đang chịu kiếp nạn của …chính mình.

Thế là cuối cùng, vụ việc Chùa Trăm Gian, (thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ- Hà Nội), di tích văn hóa quốc gia, bỗng dưng được…phẫu thuật thẩm mỹ, theo kiểu “Đập cổ kính xưa, dựng chùa mới” (Lao động, 26/8), đã được Sở Văn hóa- Thông tin và Du lịch chính thức đưa ra những kết luận ban đầu, tại cuộc họp báo chiều 30/8. Sau biết bao ồn ào, kinh ngạc, phẫn nộ và bất bình của dư luận xã hội.

Văn hóa thấp gặp cái tầm…thấp?

Theo ông Giám đốc Phạm Quang Long, đã có sự xâm hại di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản. Cụ thể 3 hạng mục bị xâm hại, trong đó 2 hạng mục quan trọng là gác Khánh, nhà Tổ, cùng với bậc cấp sân trước tiền đường.

Chùa Trăm Gian được lập từ đời Lý Cao Tông, năm 1185, công trình kiến trúc "độc nhất vô nhị". Dường như các bậc tiền nhân, khi dựng nên ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, muốn gửi thông điệp của quá khứ cho hiện tại về tài hoa lao động, trí tuệ trác tuyệt tạo nên vẻ đẹp văn hóa và kiến trúc một thời đại.

Đâu ngờ, thế hệ hậu bối, ở thời văn minh công nghiệp, với kỹ thuật- công nghệ, và vật liệu tân tiến, lại gửi “thông điệp”…phản văn hóa, phi văn hóa cho các bậc tiền nhân. Khi sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang, đánh bóng cột kèo bằng vécni…

Thì đến tiền nhân cũng khóc, chả cứ người đời.

Đến nước này, một loạt các “bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ” bất đắc dĩ cho chùa, phải chịu dao kéo, lẫn búa rìu dư luận, và bị đình chỉ hoạt động… phi pháp. Cho dù họ có ý thức hẳn hoi, chứ không phải “vô thức” nhé- như lời bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội từng nhận định một cách…vô ý thức!

Nhưng khi cuộc họp báo chính thức đầu tiên khép lại, cũng là lúc mở ra biết bao vấn đề còn rối như mớ bòng bong, về tư duy văn hóa, về trách nhiệm, thẩm quyền tu tạo, đặc biệt là cơ chế quản lý, bảo vệ di sản văn hóa, di sản vật thể quốc gia. Liệu vụ việc Chùa Trăm Gian có gợi mở cho các nhà quản lý văn hóa kế sách gì không?

Vì sao, Chùa Trăm Gian kêu cứu vì xuống cấp quá nhiều hạng mục, cách đây đã 2 năm, và cũng đã được đưa vào danh sách đỏ của thành phố cần duy tu, sửa chữa, bảo tồn từ năm 2010, vậy mà ngay cả khi chùa bị xâm hại, bị “cưỡng bức” làm mới, ông Giám đốc Sở VH- TT và DL vẫn cứ viện lẽ kinh phí (hơn 10 tỷ đồng) quá khó khăn. Do phải thực hiện Nghị quyết 11phát triển kinh tế, nên sở đành…chờ?.

Chả lẽ, Chùa Trăm Gian “đứng ngoài” Nghị quyết? Và văn hóa không phải là sự phát triển xã hội?

Hay chính những người làm văn hóa cũng quan liêu, thờ ơ, vô cảm với sự xuống cấp của văn hóa, chỉ quan tâm tới …kinh tế? Khiến nhà chùa phải phát công đức kêu gọi người dân?

Tiếc thay, nhiệt tình + dốt nát= phá hoại. Công thức nổi tiếng của 1 nhà chính trị thời cận đại vẫn còn nguyên giá trị trong thời hiện đại.

Chứng cớ, là ngay sau khi sự việc đau lòng xảy ra, trước phản ứng dữ dội của báo chí và dư luận xã hội, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBNDTP đã ngay lập tức chỉ đạo cấp vốn cho dự án và phê bình lối tư duy xơ cứng. Thôi thì mất…chùa mới lo cứu chữa. Muộn còn hơn không!

Nhưng vì sao, một tài sản- di tích quốc gia nổi tiếng như vậy, lại được phân cấp quản lý cho huyện? Để rồi huyện lại tiếp tục phân cấp triệt để cho xã, cấp quản lý hoàn toàn…mù tịt về cách bảo tồn, di tích và không có thẩm quyền?

Sự nhận thức nông cạn của cấp xã về bảo tồn di sản văn hóa quốc gia, đã dẫn đến lối nghĩ tùy tiện, hồn nhiên và ngây thơ, dẫn đến sự tàn phá di sản, vi phạm luật pháp.

Cứ nghe cụ Tuệ, người phụ trách “dự án trùng tu” chùa này ở địa phương, đủ biết: Di tích còn tốt, gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ cho nó bền…. Không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất (?). Hệt một lão nông hể hả sửa căn nhà của mình, cho nó “bằng anh, bằng em”!

Vì sao, mà ông Nguyễn Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH- TT và DL, trả lời báo Đất Việt, lại phát ngôn một cách thản nhiên, và dửng dưng, nếu không nói là thật…nông cạn: Làm lại thôi chứ có gì đâu! Chánh Thanh tra 1 Bộ quản lý văn hóa, mà tư duy văn hóa chẳng kém 1 nông dân suốt đời luẩn quẩn sau đuôi trâu!

Đến mức GS Trần Lâm Biền phải ví von bi hài: Di tích như người già bị ốm. Nếu bố tôi bị ốm, tôi đem đến cho bác sĩ chữa nhưng bác sĩ lại giết béng bố tôi đi, đưa cho tôi ông già khác bảo là bố tôi thì có chấp nhận được không? Di tích bị xây mới thì không còn là nó nữa!

Tầm của xã như vậy, lại gặp… cái tâm, cái tầm của Sở, của Bộ như vậy, trách chi Chùa Trăm Gian chả “nham nhở” như hiện nay?

Mà Chùa Trăm Gian đâu phải là “nạn nhân” đầu tiên của cái tầm, cái tâm văn hóa kiểu ấy?

Xã hội ta từng đau đớn, một nàng Vọng Phu hóa…bê tông, một Thành Nhà Mạc hóa…lò gạch. Và ngay cả Ô Quan Chưởng, tuy được bảo tồn nghiêm cẩn hơn, nhưng xung quanh, môi trường bị ô nhiễm vì khai mù, hôi hám, rác rưởi bẩn thỉu đến hổ thẹn và xót xa.

Một Ô Quan Chưởng danh tiếng trong 5 cửa ô của Hà Nội còn sót lại (Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đông Mác và Ô Quan Chưởng) mà bị đối xử thô lậu, phũ phàng. Cơ quan chức năng đã vậy, dân cũng lại vậy, văn hóa có còn là …văn hóa?

Những di tích văn hóa mang trong lòng nó lớp lớp trầm tích của thời gian, của lịch sử, của cổ tích và quá khứ, làm rung động cả nhân gian bao thời đại. Nó là tinh hoa, là tài hoa, trí tuệ của các bậc tiền nhân. Nay bỗng trở nên vô hồn, chắp vá nham nhở.

Chùa “vô hồn” hay thực ra con người đã vô hồn, vô tình, vô cảm với chính văn hóa! Tòa án lương tâm của nhiều vị, dường như đã đóng… im ỉm từ lâu rồi?

Được biết, Chùa Trăm Gian sẽ được bảo tồn “lại”, theo kế hoạch của thành phố. Nhưng liệu “hồn vía” của chùa, sau kiếp nạn vừa rồi có quay trở về được nữa không?

Tâm gian giữa… biển Mê?

Kinh tế thị trường mở ra, diện mạo xã hội có nhiều cơ may đổi mới, tăng tiến. Nhưng cùng đó những rủi ro, họa hại cũng khôn lường. Đó là tham nhũng và các nhóm lợi ích liên kết chặt chẽ, chi phối và kìm hãm sự phát triển của quốc gia

Năm Nhâm Thìn chưa kết thúc, nhưng nhân thế đang tiếp tục chứng kiến số phận của không ít các doanh nhân, đại gia bị năm Rồng “cuốn” vào vòng lao lý.

Mới nhất là vụ bầu Kiên- 1 đại gia lừng lẫy đến mức được “tôn vinh” lên hàng Bố già, bị cơ quan chức năng bắt vào chiều 20/8. Bầu Kiên là 1 “hiện tượng”, 1 số phận, mà rồi đây chắc chắn, lịch sử bóng đá và lịch sử tài chính ngân hàng sẽ còn phải nhắc đến với tất cả tài năng cùng thủ đoạn, quyền lực ngầm thâu tóm, lũng đoạn của ông ta.

Trước đó, Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin) bị 20 năm tù giam vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, kéo theo cả 1 dây các cộng sự thân tín dưới quyền bóc lịch theo.

Hiện tượng con tàu nát Vinashin và “thuyền trưởng” Phạm Thanh Bình chắc chắn sẽ được “tiễn đưa” vào giáo án của Luật Kinh tế, vào lịch sử kinh tế VN, về 1 mô hình doanh nghiệp chủ đạo, trong 1 cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước còn quá nhiều sơ hở, khiếm khuyết.

Rồi 1 Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐ thành viên Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines), bị khởi tố đã trốn chạy, chui lủi nơi nào, giờ không ai rõ. Đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương đã quyết liệt chỉ đạo: "Phải bắt bằng được Dương Chí Dũng".

Mới đây, Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thép Thái Sơn cũng bị bắt về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Con trai ông Thụ là Phạm Hải Thanh, nguyên TGĐ công ty Thép Thái Sơn, cũng bị khởi tố cùng tội danh. Rút cục, 2 cha con ông giờ đây… chung 1 cảnh lao tù.

Điều oái oăm, năm 2011, công ty Thép Thái Sơn từng lọt vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất VN. Đến khi bị bắt, 2 cha con ông cùng là… con nợ khủng, với con số 1300 tỷ đồng. Vòng nguyệt quế và thân lao tù trong thời kim tiền này, đắng thay, mong manh quá, chỉ cách nhau 1 chữ ký ...

Rồi Phan Minh Anh Ngọc - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Cao Su (RUBSE), nguyên Tổng GĐ Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao Su Việt Nam (RFC), bị bắt tạm giam vì "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" khi còn là Tổng GĐ RFC.

Rồi Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng GĐ Chứng khoán Liên Việt, Phan Huy Chí, Chủ tịch Chứng khoán SME, cũng bị bắt tạm giam, liên quan đến những hành vi sai phạm về tài chính, v.v và v.v…

Có 1 cuốn sách, hồi nhỏ, người viết bài từng đọc, và rất ấn tượng: “Bút ký người dự thẩm”. Đó là tác phẩm của một người dự thẩm chuyên dự các phiên tòa xét xử các vụ án kinh tế, giai đoạn tân kinh tế của nước Nga Xô viết (cũ). Thế nhưng, giá mà những tội phạm kinh tế thời đó còn sống, hoặc sống dậy, chắc chắn họ cũng phải vái lậy các đại gia VN giai đoạn này.

Kinh tế thị trường nước ta đi sau kinh tế thị trường nhiều quốc gia văn minh. Có thể quan sát, và dự báo được quy luật thực tiễn, để ngăn ngừa và tránh được những “vết xe đổ”.

Nhưng vì sao các doanh nhân, các đại gia nói trên lại chỉ bị phát hiện, bị truy tố và bắt giam khi đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, để lại di họa cho cả xã hội, tước đoạt và lãng phí hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mồ hôi công sức của nhân dân không thương tiếc?

Họ phạm tội, sẽ phải trả giá. Nhưng cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, với hệ thống và vai trò giám sát, kiểm tra, thanh tra theo chức năng, liệu có…vô can? Con số 275 bị can về các tội danh tham nhũng bị khởi tố, 451 bị can bị Viện Kiểm Sát truy tố và 251 bị cáo bị tòa án xét xử về tội tham nhũng, liệu mới chỉ là “phép nổi” của tảng băng?

Vỏ quýt dầy, móng tay nhọn. Tiếc thay, móng tay nhọn- ở đây là cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, là Luật Phòng chống tham nhũng lại chưa thật…nhọn. Thế nên, rút cục xã hội vẫn phải tiếp tục đóng “học phí giá cao” cho kinh tế thị trường ở VN.

Nhà Phật có câu: Hồi đầu thị ngạn, tức quay đầu lại là bờ giác (ngộ). Nói như một phật tử: Biển Mê và bờ Giác chỉ cách nhau có 1 cái quay đầu.

Thế nhưng, các đại gia ngày nay, mắt vẫn sáng, tai vẫn tinh, mũi vẫn thính, sức khỏe vẫn dồi dào, nhưng …biển Mê rộng dài quá, nên mắt vẫn nhìn mà không thấy bờ, tai vẫn thính mà ko muốn nghe thấy tiếng gọi của bờ. Rút cục, họ quay đầu vào chốn…lao tù

Đó là cái giá đắt cho cái tâm…gian giữa biển Mê.

Kỳ Duyên

(VHNA)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 01:48:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Nhiệm vụ của nhà quân sự chiến lược là phải luôn luôn nghĩ tới các kế hoạch từ tệ hại nhất cho tới tốt nhất, và tùy từng trường hợp sẽ có một số cách xử trí – trong đó phương án hữu dụng nhất là Plan A, và nếu bất lợi sẽ là Plan B, và …vân vân. Vì nếu không sẵn sàng kế hoạch và nếu không từng tập trận để cho quen, hẳn là sẽ lúng túng trở tay không kịp khi hữu sự.

Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch chiến tranh với Trung cộng lâu rồi. Ít nhất, là một văn phòng quân sự Hoa Kỳ đã soạn trước những diễn tiến có thể xảy ra và kế hoạch đánh trả.

Báo Washington Post hôm 1-8-2012 đã viết về kế hoạch quân sự này. Khi Tổng Thống Obama kêu gọi quân lực Mỹ chuyển hướng về Châu Á đầu năm nay, nhà chiến lược 91 tuổi Andrew Marshall nghĩ ngay tới việc phải chạm trán quân sự. Văn phòng của Marshall trong Ngũ Giác Đài đã làm việc trong 2 thập niên qua về kế hoạch chiến tranh chống TC.

Trong khi đó, các sĩ quan chỉ huy Không Quân và Hải Quân Mỹ nói rằng Trận Đánh Không Hải ứng dụng vượt xa hơn chiến tranh, vì khái niệm này có thể giúp quân lực Mỹ vươn xa tới các mỏm băng đá Bắc Cực hay một lò nguyên tử bị tan chảy ở Nhật Bản, theo lời Đô ĐốcJonathan Greenert, Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân, nói hồi tháng 5-2012 tại viện Brookings Institution.

Nhưng trong chỗ riêng tư, các viên chức cao cấp Ngũ Giác Đài nhìn nhận rằng mục tiêu Trận Đánh Không Hải là để quân lực Mỹ đánh trả khi PLA tấn công trước.

Nỗi lo của họ là do TC tiêu xài quốc phòng, tăng tới mức 180 tỷ đôla/năm, tức 1/3 ngân sách Bộ Quốc Phòng Mỹ, và với thái độ ngày càng hung hăng của TC ở Biển Đông. Hầu hết những gì Marshall viết trong 4 thập niên qua đều thuộc hồ sơ tối mật. Ông cũng không bao giờ nói chuyện chỗ công chúng, và ngay cả khi gặp gỡ riêng tư ông cũng thường im lặng trầm ngâm.

Nhưng ảnh hưởng của ông cho thấy mức tăng ngân sách của Sở này về ngân sách nghiên cứu của ông, các năm gần đây tăng tới 13 triệu đô và rồi 19 triệu đôla, và thường trích ra cho các viện nghiên cứu làm việc với Sở của ông. Hơn nửa số tiền là đưa vào 6 công ty nghiên cứu.

Trong nhóm nhận tiền nhiều nhất là Trung Tâm Lượng Định Ngân Sách và Chiến Lược CSBA, một viện nghiên cứu quốc phòng điều hành bởi Trung Tá về hưu Andrew Krepinevich, người tốt nghiệp Harvard đã viết những bàì viết đầu tiên cho Marshall về cuộc cách mạng trong vấn đề quân sự.

Trong 15 năm qua, CSBA thực hiện hơn 20 cuộc tập trận trận chống TC tại văn phòng của Marshall và đã viết hàng chục bản nghiên cứu.

Những cuộc tập trận do CSBA thực hiện đặt trong bối cảnh tương lai 20 năm sau và xem TC như đối thủ hung hiểm. Những phi đạn chính xác của TC bắn chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ và các tàu chiến trên biển. Đồng thời, TC bắn phi đạn vào các căn cứ không quân Mỹ, nhằm làm Mỹ không đưa phi cơ tác chiến tấn công trả đũa. Và rồi Mỹ trong trường hợp này phảI đánh trả vào lục địa TC, phá sập trước tiên là dàn radar và hệ thống phi đạn chính xác.

Có thể hay không? Một cuộc chiến như thế có thể chưa xảy ra, nhưng viễn ảnh TC đưa quân chiếm toàn bộ các đảỏ ở Biển Đông là điều dễ thấy rõ hơn.


Phong trào Tự phê bình và phê bình do Nguyễn Phú Trọng đang phóng tay phát động chỉ cốt đánh phá Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ biết ăn mà không biết chia. Chứ tuyệt nhiên Nguyễn Phú Trọng không có thiện ý và quyết tâm từ bỏ những nguồn gốc đang gây nguy hiểm cho VN là chế độ độc tài toàn trị với Kinh tế thị trường định hướng XHCN và cúi đầu trước Bắc kinh !

Đúng vào dịp kỉ niệm 67 năm Cách mạng Tháng 8 thì xẩy ra vụ „bầu Kiên“ và Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB) Lý Xuân Hải bị bắt giam. Ông Kiên được coi là một đại gia, một trong vài người giầu có nhất dưới chế độ toàn trị. Ông từng là người sáng lập Ngân hàng Á châu và đang cầm đầu nhiểu cơ sở tài chính và kinh doanh khác. Giầu có nhanh dưới chế độ toàn trị tất phải có thế lực chính trị đằng sau nâng đỡ và bảo vệ. Vậy mà tỉ phủ Kiên vẫn bị bắt! Báo chí quốc tế đã gọi đây là „Biến động chưa từng thấy’“. Biến động này đang gây sốc rất lớn trong chính trị, kinh tế và giao động mạnh ngay trong lòng chế độ. Điều gì đang xẩy ra: Chẳng lẽ luật pháp của chế độ toàn trị đã trở lại nghiêm minh? Hay đang diễn ra một cuộc thanh toán giữa các nhân vật và phe phái có quyền lực nhất hiện nay?

Cuộc thanh toán lẫn nhau trong chế độ tư bản hoang dã đã đạt tới cao điểm mới

Quan sát các vụ án từ Năm Cam (2003), PMU 18 (2006), tới Vinashine, Vinaline và vụ án Bầu Kiên –đây là kết quả của xã hội đen dưới chế độ gọi là Kinh tế thị trường định hướng XHCN, một biến tướng của chủ nghĩa tư bản thời hoang dã của vài thế kỉ trước đây- thì thấy có những điểm chung rất rõ ràng: 1. Đây là những vụ làm ăn theo kiểu mafia, tham nhũng, làm giầu bất chính của các tham quan và đại gia dưới sự cấu kết, bảo vệ của những người có quyền lực đứng đằng sau các cơ quan đảng và nhà nước. 2. Từ chỉ liên quan tới một số cán bộ cấp trung (vụ Năm Cam) đã mở rộng lên các bộ, ngành trung ương, kể cả Tổng bí thư (vụ PMU 18). 3. Nhưng hiện nay các vụ Vinashin, Vinaline và bầu Kiên đã chui lọt lên tới cả Bộ chính trị và các phe đang tìm mọi cách thanh toán, hạ bệ lẫn nhau, từ các màn trình diễn tự phê bình và phê bình tới các vụ bắt giữ đàn em và bôi xấu lẫn nhau.

Những hành động tấn công nhau, hạ bệ nhau, bôi xấu nhau giữa những người có quyền lực cao nhất của chế độ toàn trị đã được chính họ chuẩn bị và thực hiện và trong thời gian gần đây càng gia tăng.

Sau khi quyền có trong tay từ Đại hội 11 (1.2011) ông Tổng Trọng đã mở cuộc tấn công vào „nhóm lợi ích“ ở ngay trong cấp cao nhất là Bộ chính trị đã từng tìm cách ngăn cản không muốn để ông nhẩy lên ghế Tổng bí thư. Tức là những người có quyền đang lợi dụng quyền lực để thao túng các tập đoàn, các tổng công ti, các ngân hàng để thu lợi riêng; đồng thời còn cất nhắc, bảo vệ cho con cái, bè cánh cả trong lẫn ngoài đảng để thao túng các cơ quan đảng, chính phủ và rút ruột, xà xẻo các tập đoàn cũng như tổng công ty nhà nước. Vì chưa đủ thế lực để tấn công trực diện, nên người cầm đầu chế độ toàn trị phải sử dụng sở trường của mình trong ngôn ngữ để hạ uy tín của đối thủ, trong đó đã dùng diễn đàn của Đảng nói bóng gíó, diễu cợt tới cả nhạo báng một số đồng liêu đối thủ. Thật vậy, trước hơn 1000 cán bộ cao cấp tại Hội nghị cán bộ toàn quốc 27-29.2.2012 Nguyễn Phú Trọng đã lên giọng mỉa mai nhạo báng những đại quan đỏ chỉ lo „lợi ích nhóm“ là sắp tới đây các quan giầu và quan nghèo có còn tình đồng chí với nhau không: „Liệu rồi người giầu có nghĩ giống người nghèo không?“

Sau khi hạ uy tín của đối thủ trong Bộ chính trị ông Tổng tiến tới bước nữa là tước bớt quyền của ông Thủ bằng cách bắt Nguyễn Tấn Dũng phải trao Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng cho chính mình. Như thế vẫn chưa đủ, trong các cuộc Tự phê bình và phê bình ở Bộ chính trị và Ban bí thư chia làm ba đợt kéo dài 16 ngày từ tháng 7 cho tới đầu tháng 8, Nguyễn Phú Trọng và vây cánh còn trở lại hạch tội Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin, Vinaline –mặc dù việc này trước thềm Đại hội 11 các phe đã tuyên bố xí xóa và tha bổng lẫn cho nhau để cùng chia ghế ăn phần tiếp tục trong Đại hội 11-.# Đồng thời cũng trong Hội nghị này, ông Tổng còn chỉ trích chủ trương gia đình trị của ông Thủ. Việc này chính ông Trọng đã nói rõ trước Hội nghị cán bộ toàn quốc sau ba đợt Tự phê bình và phê bình trong Bộ chính trị và Ban bí thư ngày 13.8 do chính ông chỉ đạo:

„Qua kiểm điểm đã làm rõ hơn, sâu hơn ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng (về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con“.

Tuy không nhắc trực tiếp một lần nào tới ông Dũng, nhưng khi nêu ra các vụ Vinashin, Vinaline và dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con, thì ai cũng biết ông Tổng đã chĩa mũi tấn công thẳng vào cá nhân ông Thủ! Tuy chưa thể loại ngay Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức Thủ tướng được với lí do, kiểm điểm nhưng vẫn bảo đảm công việc thường xuyên, không để ảnh hưởng đến công việc chung, phong trào chung, nên Nguyễn Phú Trọng đã dùng chiến thuật đàn áp tâm lí, khủng bố tinh thần liên tục và đe dọa tương lai chính trị của Nguyễn Tấn Dũng:

„Tổng Bí thư giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị (trong tháng 9/2012) để có kết luận cụ thể.“

Cũng trong Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 Nguyễn Phú Trọng còn nói thẳng, đó là những vấn đề gì và liên hệ trách nhiệm trực tiếp tới ai:

„Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ một số vấn đề mà Bộ Chính trị giao, bảo đảm thật khách quan, đúng nguyên tắc, nghiêm túc, kết luận rõ ràng và báo cáo Bộ Chính trị; đồng thời Bộ Chính trị sẽ nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm.“

Chỉ một tuần sau các lời hạch hội trên của ông Tổng, một độc thủ nguy hiểm khác đã được thi hành là bắt giam „bầu Kiên“, một tỉ phú được dư luận trong nước từ lâu biết là có liên hệ rất thân thiết với Nguyễn Tấn Dũng và cả con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng, tuy mới đầu 30 tuổi nhưng đã cầm đầu một ngân hàng và nhiều công ti tài chánh thương mại quan trọng khác và giữa tháng 6 đã phải tạm thời rút lui chức Tổng giám đốc một ngân hàng để bớt tai tiếng cho cha! Cũng đúng vào dịp bầu Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt thì các nhân vật thân cận của Nguyễn Tấn Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, Tổng Thanh Tra Nhà nước Huỳnh Phong Thanh và Bộ trưởng Tài chánh Vương Đình Huệ đã phải trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình quản lí tài chánh và chống tham nhũng.

Cũng càng không phải tình cờ, vào đúng dịp này trong lúc Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh bị tấn công hoặc bị bắt thì Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước –người đã từng chê ông Dũng bất lực nên tham nhũng đang trở thành „bầy sâu“- đã bồi thêm quả đấm vào mặt ông Thủ. Trong bài “Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới „ # ông Chủ đã lên giọng dạy dỗ ông Thủ: „chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc!“

Tuy bị tấn công liên hồi từ nhiều phía, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa chịu nhượng bộ. Ngược lại ông Dũng đang tìm cách cố thủ và tấn công ngược lại. Chỉ hai ngày sau khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Nguyễn Tấn Dũng đã mở cuộc họp lần thứ 18 của „Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng“ và hô hoán là cơ quan công an điều tra đã bắt giam bầu Kiên theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng:

„Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước.“

Với cách hô hoán này ông Thủ không chỉ muốn đánh lạc hướng theo dõi của dư luận mà còn tìm cách chấn an vây cánh, tỏ ra rằng trước sau ta vẫn nắm chủ động và là người cương quyết chống tham nhũng! Không những thế, Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp này còn trình diễn vẫn là người cầm đầu Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. Trong thực tế, từ giữa tháng 6.2012 chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng „đã ký ban hành Kết luận (số 21-KL/TW) Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI)“ về „Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí“. Trong đó xác nhận chính thức „ thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban.“

Như vậy cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang cố tình chống lại quyết định của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị trong việc này. Cụ thể là công khai chống lại Nguyễn Phú Trọng! Để bào chữa cho việc này, trong cuộc họp ngày 22.8 nói trên, ông Dũng đã gượng gạo nói là đang chuẩn bị „khẩn trương“# đưa ra Quốc hội dự luật mới về chống tham nhũng vào tháng 10 sắp tới. Ý ông ta muốn nói rằng, cho tới lúc đó ông –chứ không phải Nguyễn Phú Trọng- vẫn là người đứng đầu Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.

Những sự kiện trên đã chứng minh rằng, cuộc thanh toán chính trị một mất một còn đang diễn ra gay gắt ở cấp chóp bu chế độ toàn trị đã đạt tới cao điểm mới. Chính ông Trọng đã xác nhận và báo trước tình hình này tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 „toàn Đảng đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, đang làm những công việc rất thiêng liêng và hệ trọng“.#

Từ đó Nguyễn Phú Trọng còn ra lệnh và đe dọa:

„ Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất lớn đối với đất nước, dân tộc, đối với Đảng, chính vì thế phải phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm để làm tốt công việc này. Đây là thời điểm phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, vững vàng…“

Nói tóm lại, các cuộc đấu tranh nhằm khai trừ, thậm chí có thể cả thủ tiêu lẫn nhau đang diễn ra rất gay gắt và tàn bạo ngay trong Bộ chính trị của chế độ toàn trị. Trong đó các bên sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn tồi bại nhất để hạ đối thủ. Việc này không xa lạ mà chính là bản chất của các chế độ độc tài toàn trị trước đây, đặc biệt dồn dập và tỏa rộng vào thời kì theo Kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Trong Đảng cộng sản Trung quốc cũng đang diễn ra các màn hạ bệ và thanh toán lẫn nhau như mới đây ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai bị cách chức kéo đến vợ là Cốc Khai Lai bị ra tòa!

Tự phê bình và phê bình như thế nào, cho ai và để làm gì?

Các giới trí thức, thanh niên, nông dân, công nhân và cả những đảng viên tiến bộ theo dõi sát tình hình và các biến chuyển trong ĐCS. Mọi người đặt câu hỏi, ba đợt Tự phê bình và phê bình kéo dài 16 ngày từ tháng 7 tới đầu tháng 8 có làm tình hình đất nước thay đổi không? Các vụ bắt giam bầu Kiên, Lý Xuân Hải có phải là, những người có quyền lực của chế độ toàn trị thực tình muốn chống tham nhũng? Các biện pháp hà khắc độc tài, kiểm soát báo chí đã chấm dứt hay đang gia tăng? Các vụ cướp đất của nông dân, cướp cơm của công nhân, đàn áp trí thức sẽ chấm dứt? Các người đang nắm quyền lực đã trở lại dựa vào dân hay vẫn thần phục và quị lụy thế lực bành trướng Bắc kinh? Nhóm cầm đầu đã dám từ bỏ chủ trương tiếp tục dìm VN trong quĩ đạo toàn trị với chủ nghĩa Marx-Lenin làm kim chỉ nam –mặc dầu nó đã chứng tỏ „hoang tưởng chỉ còn như cái xác ướp không hồn“ # – và kinh tế quốc doanh làm chủ đạo? Những người cầm đầu chế độ toàn trị thừa biết rằng, đây mới là những nguồn gốc đang đưa tới độc tài, tham nhũng, bất công, đàn áp, nghèo đói ở VN và dẫn tới sự gia tăng lệ thuộc vào phương Bắc!#

Khi xác nhận phải thực hiện Tự phê bình và phê bình nghiêm túc ở cấp cao nhất trở xuống thì đã minh thị thừa nhận ba điều: 1. Tình hình các mặt từ trong Đảng tới ngoài xã hội đã phát triển đi ngược lại những gì chờ đợi và hiện nó đã đạt tới mức nguy hiểm. 2. Những người ở cấp cao nhất đã vi phạm những sai lầm rất nghiêm trọng trong nhiều lãnh vực 3. Phải thấy rõ những nguyên nhân cội dễ đã đưa tới tình hình nguy hiểm này và phải có can đảm cắt bỏ ngay.

Trong diễn văn rất dài ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận tình hình cực kì nguy hiểm từ trong Đảng tới ngoài xã hội

„Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không? Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.“

Ông Trọng còn tả chân lối sống, cách cư xử của cán bộ đảng viên có chức có quyền:

„Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xa hoa, hưởng lạc… Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức.“

Nếu quả thực trong ba đợt Tự phê bình và phê bình vừa qua các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư đã „thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học“, như Nguyễn Phú Trọng tuyên bố tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 thì ngay sau đó phải diễn ra những thay đổi rõ ràng và nhanh chóng từ trong cách cư xử của Đảng và Nhà nước với nhân dân các giới, tới việc phải từ bỏ những chủ trương và chính sách sai lầm. Nhưng sự chờ đợi chính đáng này đã không diễn ra, mọi việc đang diễn tiến ngược lại trên nhiều lãnh vực quan trọng!

Thật vậy, sai lầm cực kì nguy hiểm trong chính sách hèn với giặc ác với dân vẫn còn được Nguyễn Phú Trọng ra sức bảo vệ. Ngay trước mặt trên 1000 cán bộ cao cấp tại Hội nghị cán bộ toàn quốc cuối tháng 2.2012 Nguyễn Phú Trọng đã gọi nhóm cầm đầu Bắc kinh là „Bạn“# , mặc dù chúng đang thực hiện chính sách thôn tính lãnh thổ và cướp giật tài nguyên cũng như giết hại ngư dân VN. Thái độ cực kì sai lầm và đầy nguy hiểm của người cầm đầu chế độ đã làm tê liệt ý chí cảnh giác và chiến đấu của đảng viên và bộ đội, đánh lạc hướng của bạn bè quốc tế muốn ủng hộ VN. Nguy hiểm nữa là chính các lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng đã mở cửa cho Bắc kinh trong các tháng gần đây càng ngang ngược trắng trợn, đẩy mạnh kế hoạch chiếm đóng các hải đảo của VN với việc thiết lập cơ quan hành chánh quận Tam sa và chuyển quân đội tới đồn trú để pháp lí hóa việc chiếm các đảo Hoàng sa và Trường sa của VN; mở rộng bòn rút tài nguyên trên biển của VN bằng cách mở thầu quốc tế để thăm dò và khai thác dầu khí ngay trên các hải phận của VN; đồng thời tiếp tục bắt giữ các tầu đánh cá và ngược đãi ngư dân VN!

Thái độ xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh đã gây lo ngại, bất mãn và phẫn nộ trong nhiều giới. Chính vì thế trong tháng 7 khi các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư tổ chức Tự phê bình và phê bình thì 42 trí thức, chuyên viên và nhân sĩ tên tuổi ở Sài gòn đã viết thư công khai ngày 27.7 cho Bí thư Thành ủy Sài gòn kết án các hành động xâm lấn trắng trợn của Bắc kinh và yêu cầu các cơ quan của thành phố phải tổ chức các buổi hội thảo, biểu tình chống hành động của Bắc kinh và đồng thời để cho những vị này đứng ra tổ chức biểu tình ôn hòa chống những bành trướng ngang ngược của Bắc kinh. Đáng lẽ ra, để chứng tỏ là đang Tự phê bình và phê bình nghiêm túc thì những người cầm đầu chế độ toàn trị phải nhìn nhận chủ trương luồn cúi đã khiến Bắc kinh được đằng chân lân đằng đầu và từ nay quyết tâm từ bỏ đường lối sai lầm này. Khi đó những người cầm đầu chế độ toàn trị phải hưởng ứng lời kêu gọi chân thành của 42 công dân có tên tuổi ở Sài gòn. Ngược lại, họ đã để thành ủy Sài gòn không trả lời chính thức thư kêu gọi nói trên. Mặt khác họ còn để cho công an ép từng người kí tên tới „làm việc“ với mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần!

Cũng trong thời gian đó họ tìm mọi cách ngăn cản các cuộc biểu tình của phụ nữ, thanh niên và trí thức ở Hà nội chống bành trướng của Bắc kinh. Trong các hoạt động này họ còn sử dụng quen thuộc hành động tồi tệ bằng cách cho công an đội lốt côn đồ đánh đập những người đấu tranh tích cực, như LS Lê Quốc Quân „bị côn đồ tấn công“ ngày 19.8, đòi cụ bà Lê Hiền Đức phải lên công an làm việc, gây khó khăn và phạt tiền TS Nguyễn Xuân Diện…

Trong ba đợt Tự phê bình và phê bình, nếu những người khởi xướng biết thành tâm nhìn nhận những sai lầm thì họ đã dám tuyên bố từ bỏ chủ trương độc quyền của ĐCS và chủ nghĩa Marx-Lenin đã trở thành hoang tưởng và đã bị chính nhân dân nhiều nước CS đứng lên lật đổ! Việc cực kì hệ trọng này Nguyễn Phú Trọng cũng không dám làm. Ngược lại, ông còn vênh váo kiêu ngạo tuyên bố trước Hội nghị cán bộ toàn quốc cuối tháng 2 là: „sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng VN“ và nhấn mạnh thêm „trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy và sau này cũng sẽ như vậy!“

Thái độ cứ nhắm mắt tiếp tục đi theo con đường mòn đang dẫn đất nước vào ngõ cụt cũng được người cầm đầu chế độ áp dụng trong lãnh vực xây dựng kinh tế. Trong Cương lĩnh chính trị 2011 mà ông Trọng là tác giả đã giữ tiếp tục chủ trương Kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó duy trì sự độc quyền và đặc lợi cho các tập đoàn và tổng công ti nhà nước. Mới đây giữa lúc bắt vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, ngày 22.8 Nguyễn Phú Trọng cho họp „Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương“ để lãnh đạo các tập đoàn và tổng công ti nhà nước phải tới nghe chỉ thị, vì thời gian qua nhiều người trong nhóm này đã chạy theo Nguyễn Tấn Dũng và lơ là công tác Đảng. Ông Trọng đã ra lệnh cho họ phải tăng cường công tác Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước để thực hiện chủ trương, định hướng XHCN“ trong kinh tế:

“Các cấp ủy Đảng trong Khối cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng Đảng, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo, quan hệ với quần chúng… Làm tốt công tác xây dựng Đảng mới bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn con người…”#

Nguyễn Phú Trọng không dám nhìn thẳng sự thực là, khi cho thực hiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN trong cơ chế của một đảng độc tài toàn trị tất yếu dẫn tới tình trạng bóc lột, cá lớn nuốt cá bé, bắt con tép rui thả con cá sộp. Nó là kết quả của chính sách „đổi mới“ từ 1986! Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngoan cố bảo vệ chủ trương này trong Cương lĩnh chính trị 2011. Trong thực tế, nó là chủ nghĩa phong kiến-tư bản không có một vua mà là một nhóm vua tập thể. Nó đang chạy theo đuôi chủ nghĩa tư bản hoang dã thời phôi thai hơn hai thế kỉ trước, trong đó bọn vua chúa và bọn tư bản bóc lột cấu kết với nhau để bảo vệ quyền tiền trên sự bóc lột xương máu, tài sản của nhân dân và đàn áp những người khác chính kiến! Cho nên nông dân đang bị cướp đất, công nhân đang bị cướp cơm và trí thức đang bị đàn áp!

Muốn chống tham nhũng, quan liêu cửa quyền của bọn tham quan thì báo chí phải được tự do, các người cầm bút phải được quyền thông tin, điều tra và phổ biến. Đây là nền tảng trong các xã hội văn minh. Tại VN dưới chế độ toàn trị quyền căn bản này vẫn vắng bóng. Mới đây nhất trong vụ bắt bầu Kiên các báo chí “lề phải“ chỉ được viết tin theo cách „định hướng“ của Ban Tuyên giáo của Đinh Thế Huynh, viết cái gì và như thế nào đều phải tuân lệnh cấp trên. Cuối tháng 8 Bộ Công an mở cuộc „Hội thảo phòng chống „tự diễn biến, „tự chuyển hóa“„ và trong cuộc họp bốn ngày Tự phê bình và phê bình Ban Tuyên giáo cũng chọn đề tài này làm trọng tâm.# Đây không phải là tình cờ, mà nó chỉ phản ảnh tâm trạng lo sợ và tráo trở của bọn tham quan độc tài rất sợ tiếng nói thật và thẳng thắn nhân dân, kể cả những đảng viên còn biết quí tự trọng!

Tất cả những điều dẫn chứng trên đây nói lên sự thực là, những gì Nguyễn Phú Trọng nói về Tự phê bình và phê bình hoàn toàn khác xa với những gì ông ta đang làm!

***

Nông dân bị cướp đất, công nhân bị cướp cơm, thanh niên bị đầu độc chính trị sai lầm; trí thức, nhà báo và văn nghệ sĩ bị bịt miệng, bịt mắt, bịt tai. Nay họ lại còn đang dở trò Tự phê bình và phê bình để đánh lừa dư luận nhân dân và đảng viên, mong gây lại uy tín. Nhưng qua phong trào Tự phê bình và phê bình lại càng tự chứng tỏ các mâu thuẫn quyền-tiền giữa họ với nhau đang tới cực điểm. Quyền tiền đang làm họ mù lòa và bán rẻ lương tâm, không thấy được lối ra, không còn biết động lòng trước nỗi khổ của nhân dân, không còn biết lắng nghe những cảnh báo chân thành của trí thức và đảng viên tiến bộ về nguy cơ từ phương Bắc. Họ đang phản bội những lời thề của người sáng lập chế độ trước đây 67 năm. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh của họ đã trở thành những người phản cách mạng chỉ vì quyền tiền!

Các sự kiện chính trị dồn dập trong các tháng gần đây xuyên qua các vụ bắt bầu Kiên, Vinashin,Vinaline.. và phong trào Tự phê bình và phê bình ở ngay cấp chóp bu của chế độ toàn trị đã cho thấy, lòng đố kị ghanh ghét giữa những người có quyền lực cao nhất đã tới đỉnh cao mới! Một người thì tham nhũng trắng trợn, cho con gái lập ngân hàng, con trai chọn chỗ béo bở trong chính phủ. Nó chính là hậu quả của chế độ độc đảng với Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Còn người kia thì vẫn chủ trương tăng cường chế độ độc đảng, duy trì hệ thống doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, dù biết thừa chính nó là bà đỡ của tệ trạng tham nhũng, tham quyền và xã hội vô pháp luật như hiện nay!

Điều này cho thấy, phong trào Tự phê bình và phê bình do Nguyễn Phú Trọng đang phóng tay phát động chỉ cốt đánh phá Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ biết ăn mà không biết chia. Chứ tuyệt nhiên Nguyễn Phú Trọng không có thiện ý và quyết tâm từ bỏ những nguồn gốc đang gây nguy hiểm cho VN là chế độ độc tài toàn trị với Kinh tế thị trường định hướng XHCN và cúi đầu trước Bắc kinh !

02.9.2012

Âu Dương Thệ

Gửi tới TTHN
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 01:24:00 CH3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ngày anh vào uỷ viên trung ương Đảng, lề trái có em là viết một bài ca ngợi anh xứng đáng. Nhìn mái tóc bạc, nét mặt thông minh, luôn trầm tư em thấy anh xứng đáng ngàn lần anh Nông Đức Tuấn. Em nhớ trong bài "Hai đại biểu đáng bàn" em ca ngơi anh và chê anh Nông Quốc Tuấn không xứng vào uỷ viên trung ương bằng anh.

Thế rồi anh Nông Quốc Tuấn thôi bí thư Bắc Giang, về làm phó ban dân tộc gì gì đó chả ai nhớ.

Còn anh vẫn từng bước, từng bước vững chắc đi lên. Em cũng thấy vui vui dù sao nhìn người không đến nỗi tệ.

Hôm nay em xem tin thời sự, anh tiếp sứ Tàu. Chả biết lời anh hay lời của bình luận viên kèm vào mà em thấy câu:

- Hai bên có một số bất đồng về biển đảo, nhưng kiên quyết không để thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ.

Em nghẹn cơm, chả lẽ em cho hộ chiếu vào balo, lặng lẽ xuôi vào miền Trung rồi tắt đường sang Lào, qua Thái rồi kiếm đường đến phương trời nào xa xôi, khỏi ở lại quê hương mà nghe những lời lạ lùng như vậy từ một vị tướng mà em hơi mến.


Trong bài tham luận tại buổi hội thảo về Chính Trị, Tôn Giáo và tình hình Việt Nam ngày 30/08/2012 tại Centre Renaissance, Montréal, Canada, bà BS Cấn Thị Bích Ngọc đã nhắc đến câu nói của một người bạn: "khi lòng dân đã quyết, không có một vũ khí nào có thể tiêu diệt được sức mạnh của cả một dân tộc" vì bà thấy câu này hay và đúng quá.

Thật vậy, câu nói nêu trên được chứng minh trong hai năm qua khi cơn bão Tự Do đã quét sạch nhiều chế độ độc tài ở Bắc Phi. Các biến cố ở Bắc Phi không những cổ vũ cho các phong trào dân chủ khắp nơi mà còn làm tăng cơ hội thành công cho các cuộc đấu tranh vì dân chủ của những dân tộc còn đang bị áp bức và ngược đãi. Khi người dân kết hợp cất tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình hay cho xã hội, cho đất nước thì đó là một sức mạnh không thể bỏ qua. Thí dụ cụ thể là các phong trào hòa bình, phong trào bảo vệ thiên nhiên, phong trảo chống năng lượng hạt nhân, phong trào đòi bình quyền cho người đồng tính luyến ái, v.v. suốt 40 năm qua ở Đức hay gần đây nhất, ban nhạc nữ Pussy Riot ở Nga từ một nhóm nhỏ ít ai biết nhưng sau khi 3 thành viên bị kết án tù đã trở nên nổi tiếng và trở thành chất keo gắn bó những tiếng nói phản đối ở Nga bất kể về một vấn đề gì. Hình thái này ở khắp nơi được gọi là "Xã Hội Dân Sự", thậm chí người ta còn coi Xã Hội Dân Sự là quyền thứ năm tiếp nối theo quyền thứ tư là báo chí.

Thế nhưng tại những nước độc tài toàn trị Xã Hội Dân Sự bị coi là kẻ thù. Tại Việt Nam, khi người dân lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình (dân oan bị cướp đất), cho xã hội (thư kêu gọi phản đối điện hạt nhân) hay cho đất nước (biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa) thì lập tức bị đàn áp bằng nhiều hình thức, từ bôi nhọ trên truyền thanh truyền hình, dùng xã hội đen trấn áp đến bỏ tù. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất sợ Xã Hội Dân Sự và đã cho bồi bút viết lộn ngược dòng tiến hóa xã hội.

Mới nhất là bài báo "Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình của Dương Văn Cừ đăng trên báo Nhân Dân ngày 31/08/2012. Có lẽ đảng CSVN và Dương Văn Cừ sợ quá mất khôn, sợ đến độ phủ nhận cả Hiến Pháp 1946, một hiến pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước khi trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ông Dương Văn Cừ viết: "Đáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Điều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam".

Đáng chú ý là ông Cừ chỉ trích "quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây", ở chỗ này ông Cừ mất khôn đến độ bác bỏ luôn cả lời của "bác" Hồ Chí Minh đã dõng dạc tuyên bố ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9:

"Hỡi đồng bào cả nước! “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Ngoài ra, báo Tia Sáng của Bộ Khoa Học và Công Nghệ ngày 16/09/2009 trong bài "Xã hội dân sự Việt Nam" (1) cũng viết rõ:

"Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng là sự kế thừa các phong trào xã hội dân sự. Trong phong trào cải cách và giải phóng dân tộc, Cụ Hồ Chí Minh trong Yêu sách gửi hội nghị Hòa bình Versailles ngày 19/06/1919, Người đã chỉ rõ những giá trị bình đẳng bác ái, không phân biệt người bản xứ và người chính quốc, quyền tự do báo chí, tự do lập hội, xây dựng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền đó là những giá trị nền tảng của xã hội dân sự".

Báo này còn trịnh trọng đóng khung đoạn văn sau:

"Yêu sách của Hồ Chí Minh tại Hội nghị Hòa Bình Versailles năm 1919 Điều 3: Tự do báo chí, Điều 4: Tự do hội họp. Điều 5: Tự do đi lại (xuất nhập cảnh), tự do cư trú".

Bài báo viết tiếp: "Từ năm 1975 đến 1986, hầu hết các tổ chức xã hội dân sự (CSO) chính thức bị hành chính hóa, được bao cấp và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Trong cơ chế này các tổ chức CSO hầu như mất đi vai trò năng động và tự chủ của mình trong việc huy động các nguồn lực cho xã hội, cũng như đại diện cho lợi ích của các thành phần trong xã hội".

Có lẽ ông Cừ nghĩ rằng "Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" chỉ dành cho nhân dân phương Tây chứ không phải cho mọi dân tộc kể cả dân tộc Việt Nam nên đã bác bỏ phăng lời bác Hồ của ông và gián tiếp xác nhận cho chúng ta rằng không như Tia Sáng viết, từ 1986 đến nay các tổ chức xã hội dân sự vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Đây là một cái tát tai ngoạn mục mà báo lề đảng dành cho báo lề đảng, nhưng dễ hiểu thôi: báo Nhân Dân là báo chính thức của đảng, còn Tia Sáng là báo bộ, báo đảng cao hơn báo bộ nhiều nên có bị bạt tai cũng không được phàn nàn gì!

Ông Cừ phê bình tiếp: "Đây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản".

Thật lạ lùng, viết như thế ông Cừ công khai nói rằng luật pháp XHCN không có dân chủ! Dầu sao phải công nhận ông Cừ nói đúng điều này: luật pháp XHCN không có dân chủ.

Báo Nhân Dân là tiếng nói của đảng mà cho đăng một bài như thế này là một nghịch lý (trong nhiều nghịch lý như Huỳnh Ngọc Chênh đã viết trong bài "Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý" năm 1988 (2) và Khánh Trâm tiếp nối bằng "Viết tiếp cho bài "“Việt Nam: xứ sở của nghịch lý”" (3) trong trang của Nguyễn Trọng Tạo hôm 19/8/12 vừa qua). Sự việc nghịch lý này của báo Nhân Dân chỉ có thể giải thích như sau:

Một là báo Nhân Dân hoàn toàn không hiểu hoặc hiểu sai lệch Xã hội dân sự nên đã chạy bài của Dương Văn Cừ.

Hai là báo Nhân Dân làm việc thiếu nghiêm túc, để lọt lưới bài của Dương Văn Cừ đã bị "thế lực thù địch" mua chuộc.

Ba là lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" len lỏi nằm vùng, thỉnh thoảng tuôn ra một bài như thế.

Bốn là toàn bộ lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" mua đứt.

Bài phê phán của Dương Văn Cừ còn nhiều điểm để phê phán nhưng người viết xin giới hạn ở đây. Hai tác giả Đào Tiến Thi và Bùi Văn Bồng đã phê phán kỹ trong bài "Tôi nghĩ đảng CSVN không chủ trương tẩy chay xã hội dân sự" (4) và "Ông Dương Văn Cừ sợ gì trong Hiến pháp 1946?" (5).

Tất cả những đánh đấm trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay qua việc bắt giam Bầu Kiên, chưa thấy báo lề phải nào lên tiếng cáo buộc Xã Hội Dân Sự hay thế lực thù địch đang thực hiện diễn biến hòa bình!

02/09/2012

Trần Việt
(danlambao)

___________________________________

Chú thích:

(1) Nguyễn Mạnh Cường - "Xã hội dân sự Việt Nam"
http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.tiasang.com.vn/Xa-hoi-dan-su-Viet-Nam/3217920.epi

(2) Huỳnh Ngọc Chênh - Việt Nam, xứ sở của nghịch lý
http://nguoilotgach.blogspot.de/2011/08/viet-nam-xu-so-cua-nghich-ly.html

(3) Khánh Trâm - "Viết tiếp cho bài "“Việt Nam: xứ sở của nghịch lý”"
https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/08/19/viet-tiep-cho-bai-viet-nam-xu-so-cua-nghich-ly/

(4) Đào Tiến Thi - Tôi nghĩ đảng CSVN không chủ trương tẩy chay xã hội dân sự (Thư ngỏ gửi ông Tổng biên tập báo Nhân dân)
http://anhbasam.wordpress.com/2012/09/01/1232-toi-nghi-dang-ta-khong-chu-truong-tay-chay-xa-hoi-dan-su/

(5) Bùi Văn Bồng - Ông Dương Văn Cừ sợ gì trong Hiến pháp 1946?
http://www.x-cafevn.org/node/3750

Dưới đây là nguồn dẫn toàn văn bài báo nghịch lý của Dương Văn Cừ trên Nhân Dân ngày 31/8/2012.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/x-h-i-dan-s-m-t-th-o-n-c-a-di-n-bi-n-hoa-binh-1.365283

https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tieng-viet/xahoidansu/b20120209_khidangso_xhdx/NhanDan-XHDS.jpg?attredirects=0
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 07:11:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Tâm Linh
Làm thơ thì cả nước này đi đâu chả gặp thơ. Nhưng ai làm mới là vấn đề.

Người làm thơ là chủ nhân của một Blog được xem là “ vô giáo dục “ nhất nước.

Người làm thơ lại là chủ nhân của một Blog được xem là “ có ngôn ngữ vô học” nhất nước

Người làm thơ lại là chủ nhân của một Blog “ được khinh bỉ” nhất nước

Blog Beo. Chủ nhân tên Hồng . Trong giới thường gọi “ Hồng – Beo”

Chị Beo xưa nay mạt sát tất tật từ ông “ trống mồm” Lê Khả Phiêu cho đến anh Tư, anh Sáu , anh Bảy , anh Tám…vv…tất tần tất những quí ông từ “bộ tứ quyền lực” đương quyền lẫn đã về hưu. Ngôn ngữ của chị là thứ ngôn ngữ không có ở bất cứ đâu dù là ngoài chợ. Chị quả là người thông minh, rất sáng tạo ngôn ngữ để mạt sát, mỉa mai. Chị cho đệ tử gọi những người như gs Nguyễn Đình Đầu 94 tuồi là những ông già “sô hàng”. Tôi thề rằng , tránh Beo chả xấu mặt nào . Đời mình không thể đối thoại với chị dù bằng vốn liếng ngôn ngữ “ thiếu văn hóa” nhất của mình nếu có . Tôi tự biết mình không đủ level ngang đẳng với chị trong chửi nhau.Tôi chọn im lặng, xưa nay vẫn thế. Im lặng trước chị.

Tôi vẫn cố gắng giữ hình ảnh của chị rất của chị, trước rất lâu chuyện chống Trung Quốc xảy ra. Những ngày ở Huế đi cùng với tôi năm 1989, chị Hồng [ khi ấy chưa Beo] đặt tên cho những chum nhãn tiêu bé tẹo trong thành nội Huế là “ nhãn Quân” đầy ẩn ý hài hước, rất duyên.

Nhưng khi chị là Beo, tôi đọc chị là dựng đứng tóc tai , đổ mồ hôi hột. Tôi nhận ra chị là bậc thượng thừa của mọi tính từ “ nanh nọc “ “ đanh đá “ “ trơ trẽn “ và cuối cùng là “ độc ác”. Tất cả những tính từ đều còn kém xa ngôn ngữ của chị.

Nhưng hãy nói chuyện lạc đề chút, trước khi vào chuyện làm thơ.

Trước 1975 , Linh mục Nguyễn Ngọc Lan vốn xuất thân giáo sư Sorbonne với 2 bằng tiến sĩ, TS toán học & TS thần học. Ông là người thường đi đầu những cuộc biểu tình chống Mỹ & TT Thiệu. Con người gày gò nhưng đã rất quen với dùi cui, lưu đạn cay, nắm đấm, nhà giam, tưởng rằng ông chẳng còn ngán gì. Vậy mà có lần ông vừa đối diện với lực lượng cảnh sát dã chiến, chỉ một từ dõng dạc buộc ông lùi lại. Ông hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với câu chửi hạ cấp nhất thời ấy: “ Đụ mẹ mày Nguyễn Ngọc Lan !”. Ông bị bất ngờ, choáng váng và…lui lại theo phản xạ. Người đi đầu lui lại là cả đoàn biểu tình lui lại. Gs Nguyễn Ngọc Lan có thể bút chiến tưng bừng với linh mục Nguyễn Quang Lãm, bút danh thiên hổ [ cọp trời ] Linh mục tuyên úy của Việt Nam Cộng Hòa, chủ bút tờ báo Tiền tuyến [ ? ] bao nhiêu bài nảy lửa, nhưng ông đành đầu hàng trước tình huồng không chuẩn bị đối phó: “ Đụ mẹ mày Nguyễn Ngọc Lan !”

Sau 75 , ông vẫn là một trí thức phản kháng , ông bị quản thúc 3 năm tại gia . Ông mất đã 7 , 8 năm rồi.

Những câu chuyện từ Blog Hồng- Beo luôn làm tôi nhớ tới ông , tới những nhà văn, trí thức bị Beo mạt sát. Tâm thế họ là im lặng bởi lẽ không ai được chuẩn bị để đối thoại với thứ ngôn ngữ của Beo . Nó tương đương “ đụ mẹ mày! “ của những tay cảnh sát trước 1975.

Trở về chuyện Beo làm thơ. Tôi không vào được Blog Beo nên không rõ nội dung, chỉ nghe bảo là bài thơ chừng 5 câu , thơ tình hay đúng hơn thơ gửi cho một “ người tình” nào đó. Có vẻ người tình sa cơ, thất thế rồi. Không được đọc không thề đi sâu vào nội dung, tôi chỉ có thể bàn về tâm thức. Thường những người làm chính trị hay liên quan đến những vấn đề chính trị , xã hội bình thường chỉ viết bình luận mà không làm thơ như chị Beo. Chỉ khi hoang mang lắm, buồn bã lắm, tuyệt vọng mất phương hướng lắm mới làm thơ. Khi ấy họ mới thật là người, cái bản thiện của người khi ấy mới trỗi dậy cho dù chỉ để than vãn chuyện nhân tình thế thái “ Kiến ăn cá – Cá ăn kiến “ như một ông Tổng biên tập một tờ báo lớn, chỉ khi mất ghế mới khe khẽ dúi vào tay tôi một bài thơ “ thế thái nhân tình “ cách đây 20 năm trước.

Thôi , dù gì chị Beo cũng đã làm thơ rồi. Thứ văn chương chị [ và cả bọn văn chương ] chị vẫn thường khinh bỉ nó. Nhưng biết đâu lúc này chính thứ chị khinh bỉ lại có khi an ủi được chị lúc này.

Mong thế lắm chị Hồng [ không Beo ] ạ!


Đỗ Trung Quân
(Quêchoa)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 06:46:00 SA4 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Hình ảnh Đại hội lần thứ 17 ngày 21 tháng Mười 2007 tại Bắc Kinh. Một nguồn tin bên trong cho biết Ủy ban Thường vụ sẽ được giảm xuống còn 7 thành viên. (Guang Niu/Getty Images)

Tác giả: Chen Jing & Jack Phillips

Thứ hai, 03 Tháng 9 2012 15:01


Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đang che chắn một cách sít sao cho các cá nhân mà sẽ được bổ nhiệm trong cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo tối cao trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (Politburo Standing Committee), cơ quan quyền lực cai trị cao nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên một danh sách gần đây mà Đại Kỷ Nguyên Thời báo nhận được từ một người bên trong hàng ngũ ĐCSTQ cho thấy rằng hội đồng ra quyết định đầy quyền thế này sẽ được tinh giảm xuống còn bảy thành viên, với các vị trí đứng đầu bộ phận an ninh và tuyên truyền sẽ bị bỏ ra.

Danh sách cho thấy Tập Cận Bình (Xi Jinping), người đã được tiên đoán rộng rãi là sẽ thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), sẽ giữ chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước, trong khi đó Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ thay Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) làm Thủ tướng, đúng như mong đợi. Họ sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức vào kỳ Đại hội đảng lần thứ 18, dự đoán sẽ diễn ra vào tháng 10 này.

Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị hiện nay có 9 thành viên, đó là kết quả của lần mở rộng trong kỳ đại hội đảng thứ 16 năm 2002. Vào lúc đó, Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đã tấn phong thêm 2 thân tín là La Cán (Luo Gan) và Lý Trường Xuân (Li Changchun) nắm giữ lần lượt các vị trí an ninh và tuyên truyền. Chức năng chính yếu của 2 người này là bảo đảm cho chiến dịch bức hại môn tập tinh thần Pháp Luân Công do Giang phát động tiếp tục được tiến hành khi mà y không còn giữ chức đứng đầu ĐCSTQ nữa. Duy trì chiến dịch này đòi hỏi huy động nguồn lực quốc gia khổng lồ để bôi nhọ và giam cầm các thành viên Pháp Luân Công trong các trại lao động, nơi mà họ bị tra tần và tẩy não nhằm cưỡng bức họ từ bỏ đức tin của mình.

Đứng đầu Ủy ban Chính trị và Lập pháp (Political and Legislative Affairs Committee - PLAC) là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) - một người trung thành nữa của Giang. PLAC là một cơ quan mật và có tầm ảnh hưởng cực kỳ rộng đến việc điều khiển hệ thống cảnh sát, dân quân dự bị (paramilitary forces), và cả tòa án và nhiều cơ quan khác.

Động thái đưa vị trí Tổng trưởng của PLAC từ Ủy ban Thường vụ về lại vị trí 24 thành viên Bộ chính trị, nơi mà nó sẽ được trông nom và giám sát nhiều hơn, là một việc hệ trọng trong hoàn cảnh chính trị hiện tại. Khá nhiều viên chức Đảng cộng sản cấp cao đã từng biểu lộ sự quan ngại rằng vị trí này là quá quyền lực và đe dọa đến quyền tối thượng của Chủ tịch và Tổng bí thư Đảng.

Thạch Tang Sơn (Shi Zhangshan), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc sống tại Washington DC, nói rằng các vị trí cho PLAC và bộ tuyên truyền hiện tại đang được nắm giữ bởi các đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và những vị trí này bị bỏ ra ngoài vì chúng quá sát với trung tâm quyền lực. Ông Thạch đưa ý rằng PLAC đã lớn mạnh lên đặc biệt một cách quá quyền lực, khó quản lý và xa hoa. Ngân sách dành cho PLAC thậm chí còn lớn hơn quân đội, ông nói thêm.

Một bài báo gần đây của Reuters cũng chỉ ra rằng vai trò của PLAC trong Ủy ban Thường vụ cũng sẽ bị hạ cấp. Chu Vĩnh Khang bị đưa vào danh sách nghỉ hưu trong năm nay và động thái làm giảm quyền lực của PLAC có thể được thấy qua cách kiểm soát người kế nhiệm của Chu, theo tin của hãng Reuters.

"Theo tình hình hiện tại, tổng trưởng của PLAC sẽ không có chân trong Ủy ban Thường vụ. Ông ta sẽ phải báo cáo cho một cá nhân khác trong Ủy ban Thường vụ. Cơ bản thì ông ta sẽ không còn tự tung tự tác được nữa." theo lời một quan chức đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản mà vẫn giữ được quan hệ gần gũi với các quan chức cấp cao nói với Reuters.

Chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai (Bo Xilai), người mà chỉ còn một bước nhỏ nữa là có chân trong Bộ Chính Trị, hiện tại đang bị điều tra bởi Ủy ban Trung ương về Kiểm tra Kỷ luật (Central Commission for Discipline Inspection), theo các tin tức và tiết lộ từ Trung Quốc. Cho đến tận khi sụp đổ ngoạn mục đầu năm nay, Bạc Hy Lai là kẻ đối đầu và địch thủ chính của Uông Dương (Wang Yang).
Các Vai Trò Mới Trong Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, Theo nguồn tin cung cấp

Sau Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, 5 thành viên còn lại của Ủy ban Thường vụ sẽ là :

Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), người hiện là Bí thư tỉnh ủy của Quảng Đông (Guangdong) và Chiết Giang (Zhejiang), sẽ được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Hoa (National Committee of the Chinese People’s Political Consultative Conference)

Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), người đứng đầu Bộ Tổ chức Đảng (Party’s Organization Department) sẽ được bổ nhiệm là phó Chủ tịch nước.

Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) sẽ vẫn giữ chức phó Thủ tướng, dưới quyền Lý Khắc Cường.

Du Chánh Thanh (Yu Zhengsheng), hiện là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sẽ là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Standing Committee of the National People’s Congress)

Uông Dương (Wang Yang), bí thư Thành ủy thành phố nam Quảng Đông, sẽ giữ chức Tổng trưởng Ủy ban Trung ương về Kiểm tra Kỷ luật - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra tham nhũng và tội ác bởi các thành viên Đảng Cộng sản.

Đọc bản Tiếng Anh

Theo Đại Kỷ Nguyên
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 02:55:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ông Lệnh Kế Hoạch bị 'giáng chức' không lâu sau vụ tai nạn xe Ferrari của con trai

Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có quyết định thay ông Lệnh Kế Hoạch, chánh Văn phòng trung ương Đảng, gây ra bình luận rằng quyền lực của ông Hồ Cẩm Đào đang bị suy yếu.

Ông Lệnh được cho là người thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, và việc thay thế chức vụ quan trọng này là dấu hiệu những ‘đồ đệ’ của ông Hồ sẽ ít đi trong cơ cấu quyền lực sau Đại hội Đảng lần thứ 18 tại Trung Quốc vào cuối năm nay.

Cũng có tin từ báo chí không thuộc hệ thống nhà nước của Trung Quốc cho rằng vụ ông Lệnh bị 'giáng chức' có liên quan đến tai tiếng do con ông gây ra.

Cho tới nay, nhiều bình luận tin rằng ông Lệnh có cơ hội lên nắm một vị trí trong Thường trực Bộ Chính trị nhưng với quyết định mới nhất này, cơ hội đó không còn nhiều.

Theo Tân Hoa Xã hôm cuối tuần qua, ông Lật Chiến Thư, cựu bí thư Quý Châu được phong chức chánh văn phòng trung ương Đảng.

Hãng tin Bloomberg hôm 3/9 trích ông Joseph Fewsmith, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại đại học Boston, Hoa Kỳ cho rằng các phe phái trong ban lãnh đạo Trung Quốc đang “chơi trò đánh đổi” nhưng thay ông Lệnh bằng ông Lật “là cuộc đổi chác không cần bằng”.

Theo ông Fewsmith, cách thức của cuộc chơi là “đổi một người thân tín của ông Hồ lấy một người khác cũng thân tín với ông” nhưng lần này lại là nhân vật vị thế thấp hơn.

Lý do là ông Lật Chiến Thư sẽ ít có cơ hội hơn ông Lệnh Kế Hoạch để vào Bộ Chính trị.
"Ông Hồ không thể nào giúp ông Lệnh chen hàng vào Thường vụ Bộ Chính trị"
Johnny Lau Yiu-siu

Các hãng tin quốc tế trích báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ra ở Hong Kong nói rằng con trai ông Lệnh Kế Hoạch là Lệnh Cốc bị chết trong một vụ tai nạn xe Ferrari hôm 18/3 năm nay ở Bắc Kinh.

Cơ hội không còn?

Các báo tiếng Hoa và những trang mạng đối lập tại hải ngoại cho rằng vụ việc gây điề̉u tiếng xấu cho ông Lệnh.

Các đối thủ chính trị của ông đặt câu hỏi vì sao con trai ông có tiền để mua chiếc xe Ferrari trị giá hơn 6 triệu đô la Hong Kong.

Ngoài ra, những trang mạng này cũng nói có chuyện "che dấu" vụ tai nạn làm gây ra một vụ tai nạn xe hơi phóng quá nhanh làm chết người lái, một thanh niên nam ở giữa tuổi 20.

Hai cô gái cùng đi trên xe thì bị thương nặng khi chiếc Ferrari 458 Spider màu đen đâm vào bức tường chắn và bốc cháy.

Vẫn các trang này mà BBC không kiểm chứng được cho rằng "ba người trong xe ở tình trạng trần truồng hoặc nửa trần truồng", gợi ý rằng họ là một nhóm ăn chơi thác loạn.

Theo bình luận của Johnny Lau Yiu-siu, một nhà quan sát chính trị Trung Quốc tại Hong Kong thì ông Hồ Cẩm Đào không đủ ảnh hưởng để cứu công danh sự nghiệp của ông Lệnh Kế Hoạch.

Dù hai tuần sau vụ tai nạn làm con trai ông chết, ông Lệnh Kế Hoạch vẫn tháp tùng Chủ tịch Hồ đi thăm Nam Hàn, Campuchia và Ấn Độ nhưng ông Hồ không thể nào giúp ông Lệnh "chen hàng vào Thường vụ Bộ Chính trị", theo Johnny Lau Yiu-siu.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cũng trích ông Joseph Fewsmith nói rằng sau vụ con trai ông Bạc Hy Lai là Bạc Qua Qua bị cáo buộc chạy xe sang Ferrari, người ta không muốn câu chuyện về con cái lãnh đạo "ăn chơi tàn phá" tác động tới dư luận.
Description: http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/07/18/120718112341_lizhanshu_304x171_xinhua_nocredit.jpg
Ông Lật Chiến Thư từng là chủ tịch huyện 'láng giềng' với ông Tập Cận Bình, ngôi sao đang lên của chính trị TQ

Được biết bài về vụ 'tai nạn xe Ferrari' đã trở nên khó tìm kiếm trên các trang mạng ở Trung Quốc, kể cả bài của báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nhưng vẫn có thể đọc trên trang của Bấm Reuters ở Anh hôm 3/9/2012.

Ông Lệnh Kế Hoạch được điều sang nắm một cơ quan ít quan trọng hơn, lo về quan hệ với các tổ chức ngoài Đảng.

Văn phòng trung ương là cơ quan lo cả về an ninh và hậu cần cho các lãnh đạo cao cấo nhất của Trung Quốc và người nắm cơ quan này thường có cơ hội lên cao hơn.

Các nhân vật từng nắm Văn phòng trung ương có ông Ôn Gia Bảo, sau làm Thủ tướng Quốc vụ và Tăng Khánh Hồng, sau lên giữ chức Phó Chủ tịch nước.
Được biết ông Lệnh, năm nay mới 55 tuổi, cùng hoạt động trong Đoàn Thanh niên với ông Hồ Cẩm Đào.

Ông Lật Chiến Thư, năm nay 62 tuổi, cũng từng là Bí thư Đoàn và đã nắm các chức vụ trong Đảng ở Hà Bắc, Thiểm Tây, Hắc Long Giang và Quý Châu.

Ông cũng là người nắm chức chủ tịch một huyện ở tỉnh Hà Bắc trong mấy năm 1983-1985, khi ông Tập Cận Bình, đương kim Phó Chủ tịch Đảng và Phó Chủ tịch nước, còn làm chủ tịch huyện bên cạnh trong cùng tỉnh.

Theo BBC
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 02:42:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/VN_Truong_Sa_Spratley_reuters.jpg
Lính Hải quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần dảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010
REUTERS/Stringer

Trọng Nghĩa

Chưa bao giờ vấn đề đoàn kết của ASEAN trên hồ sơ Biển Đông lại được chú trọng như hiện nay. Vào lúc Hoa Kỳ tìm cách hỗ trợ nỗ lực của Indonesia trong việc gắn kết khối Đông Nam Á trở lại, Trung Quốc lại có dấu hiệu tiếp tục chiến lược chia rẽ, để ngăn chặn việc hình thành mặt trận thống nhất chống lại các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh. Theo giới quan sát, Việt Nam - nạn nhân số một của Trung Quốc trên Biển Đông – cần phải năng nổ hơn trong việc tạo điều kiện cho khối ASEAN đoàn kết lại.

Biển Đông trong tuần này sẽ nổi lên thành một chủ đề lớn tại châu Á với chuyến ghé thăm Indonesia bắt đầu từ hôm nay 03/09/2012 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, được tiếp nối bằng hai chặng ngừng sau đó là Trung Quốc và Brunei. Ngay từ trước lúc bà Clinton lên đường, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loan báo rằng lãnh đạo của họ sẽ tranh thủ mọi cơ hội thích hợp nhân vòng công du lần này để đề cập đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

Tại Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khẳng định lập trường ủng hộ mạnh mẽ bộ quy tắc ứng xử do khối ASEAN dự trù, nhằm giảm bớt căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông. Theo một quan chức Mỹ cao cấp trong phái đoàn của bà Clinton vào hôm qua, mong muốn của Mỹ là « củng cố sự đoàn kết của ASEAN để tiến về phía trước». Bà Clinton cũng sẽ đề nghị khối Đông Nam Á yêu cầu Trung Quốc chấp thuận một cơ chế chính thức để giảm bớt rủi ro xung đột nhằm tiến tới một giải pháp dứt điểm cho các tranh chấp chủ quyền.

Sự kiện Hoa Kỳ thúc đẩy khối ASEAN tăng cường đoàn kết không phải là ngẫu nhiên, sau khi tình trạng chia rẽ của giữa các nước Đông Nam Á trên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đã bộc lộ công khai tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh vào tháng 07/2012.

Theo đa số các nhà quan sát, Trung Quốc đã thành công trong việc mượn tay Cam Bốt để ngăn chặn mọi tuyên bố chính thức của ASEAN về các hành vi gây căng thẳng ở Biển Đông mà chính Bắc Kinh là tác giả. Và cho đến hôm qua, 02/09, Trung Quốc – qua lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng vẫn ca ngợi Cam Bốt trong « vai trò quan trọng trong việc duy trì quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và ASEAN ».

Đối với các nhà phân tích, khi ca ngợi vai trò của Phnom Penh, Bắc Kinh vẫn bộc lộ ý đồ muốn tiếp tục gây phân hóa trong nội bộ ASEAN.

Hành động « móc ngoặc » giữa Trung Quốc và Cam Bốt liên tiếp bị vạch trần

Trong bài “ASEAN khổ nhọc để duy trì sự đoàn kết” (ASEAN struggles for unity), đăng trên The Phnom Penh Post tại Cam Bốt ngày 23/07/2012, ký giả Roger Mitton đã tiết lộ : « Khi dự thảo đầu tiên của bản thông cáo chung được nộp lên cho Chủ tịch ASEAN (là Cam Bốt), trong một hành động vi phạm quy tắc của ASEAN, phía Cam Bốt đã cho Trung Quốc xem ngay. (Sau khi) Trung Quốc nói rằng dự thảo đó không thể chấp nhận được trừ phi vấn đề biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) ghi trong văn kiện được xóa bỏ, Cam Bốt đã gửi trả lại bản dự thảo để được sửa đổi ».

Được biết là ban soạn thảo bản dự thảo này bao gồm các Ngoại trưởng Marty Natalegawa (Indonesia), Anifah Aman (Malaysia), Albert del Rosario (Philippines) và Phạm Bình Minh (Việt Nam).

Cam Bốt luôn luôn bác bỏ các thông tin về việc họ chiều lòng Trung Quốc để nhận chìm hồ sơ Biển Đông. Tuy nhiên nhật báo Anh Financial Times ngày 15/08/2012 đã trích lời Trần Hướng Dương (Chen Xiang Yang), chuyên gia nghiên cứu thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc CICIR, xác định thẳng thừng : « Chúng tôi đã phối hợp rất tốt với Cam Bốt trong trường hợp đó… để ngăn chặn một vụ việc có thể gây bất lợi cho Trung Quốc ».

Việt Nam phải nỗ lực thuyết phục toàn khối ASEAN về các đe dọa từ Trung Quốc

Trong thời gian qua, là hai đối tượng bị Trung Quốc thúc ép dữ dội nhất tại Biển Đông, Việt Nam và Philippines đã cố gắng vận động khối ASEAN thống nhất lập trường để đối phó với Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục tìm cách phân hóa các nước ASEAN, Việt Nam có thể làm gì ? Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông, Việt Nam phải nỗ lực đi đầu trong việc đoàn kết khối ASEAN, thuyết phục được toàn khối về các đe dọa của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần tích cực hơn nữa vì chính sách xuyên suốt của Trung Quốc là gây chia rẽ trong ASEAN không những là để dễ thống trị từng nước Đông Nam Á riêng lẻ, mà còn để phá vỡ chiến lược trở lại Châu Á và Đông Nam Á của Mỹ, vốn rất cần một khối ASEAN đoàn kết.

Trung Quốc gây chia rẽ trong ASEAN để đổ lỗi cho Mỹ

Trước hết là Trung Quốc biết chỗ yếu của Mỹ, biết Mỹ muốn làm gì trong khu vực. Vấn đề chính mà Mỹ đã nói từ lâu là họ muốn các nước ASEAN liên kết chặt chẽ hơn với nhau để bảo vệ an ninh của mình.

Phần nữa là trong tư cách một nước lớn trên thế giới, và một nước đã có chiến tranh trong khu vực, Mỹ không thể bây giờ trở lại và nói : « Đây ! Tôi đây ! Tôi sẽ làm cái này, cái kia ! ». Không được ! Mỹ cần phải có sự ủng hộ của những nước trong khu vực, nếu không là của cả một khối ASEAN, thì cũng là của những nước lớn trong khu vực. Qua đó thì chính quyền Mỹ mới được sự ủng hộ của dân chúng Mỹ và của nhiều nước khác trên thế giới. (Muốn thế thì Mỹ phải làm sao để có thể chứng minh được) là Mỹ trở lại để giúp đỡ bảo vệ an ninh khu vực, và do yêu cầu của các nước trong vùng chứ không phải là Mỹ đơn phương và đơn độc trở lại khu vực đó.

Hiện giờ, Trung Quốc ngược lại thì muốn làm sao chia rẽ, rồi dùng cái sự chia rẽ đó để quảng bá với các nước trên thế giới rằng : « Thấy không ? Mỹ nó trở lại, nó muốn gây sự, gây ra mất ổn định trong khu vực, gây chia rẽ giữa các nước ASEAN ! »

Nhưng nói cho cùng, tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ tạm thời « mua » được một vài nước không có lợi ích trực tiếp đối với vấn đề Biển Đông mà thôi. Nhưng an ninh toàn khu vực lại là vấn đề của toàn khu vực, do đó trước sau gì, nếu sự đe doạ của Trung Quốc lớn, thì các nước xung quanh đó sẽ có những phương cách để tập hợp lại với nhau.

Việt Nam phải tranh thủ cả Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện

Những nước không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông cũng bị những đe dọa do Trung Quốc gây nên bằng cách này, cách khác, trong đó có vấn đề sông Mêkông.


Trong vấn đề Mêkông, Việt Nam là nước phải chịu nhiều khó khăn nhất ; về Biển Đông, Việt Nam là nước chịu thiệt thòi nhất, nên đáng lẽ phải lên tiếng rất rõ ràng từ lâu về những vấn đề này. Việt Nam bấy lâu nay dùng dằng, nhưng bây giờ bắt đầu lên tiếng từ từ, đây là việc tốt.


Tuy nhiên, Việt Nam phải có những hành động tích cực và hợp thời, thì các nước khác mới có thể ủng hộ Việt Nam. Chứ nếu Việt Nam vẫn dùng dằng trên những vấn đề đe dọa quyền lợi Việt Nam như thế này, thì những nước không có quyền lợi trực tiếp sẽ nói : « Dại gì đưa đầu ra ! Tôi đưa đầu ra tôi sẽ bị khó khăn với Trung Quốc, Trung Quốc không buôn bán với tôi... »

Tôi nghĩ rằng chung quanh vấn đề này, Việt Nam phải có một chính sách toàn diện, rồi phải đi vận động. Chứ không thể chỉ nói khơi khơi, rồi không làm gì tích cực. Theo tôi, vai trò tích cực của Việt Nam sẽ giúp rất nhiều nước trong khu vực có thái độ tốt hơn, và càng ngày họ sẽ càng liên kết chặt chẽ hơn. Cho nên vai trò Việt Nam rất quan trọng, phải có những hoạt động thích ứng, và phải vận động tích cực hơn nữa.

Vai trò của Philippines cũng quan trọng, nhưng vấn đề biển đảo của Philippines (xẩy ra ở nơi) rất xa, ví dụ như bãi Scarborough rất xa những tuyến đường thông thương trên Biển Đông, thành ra nhiều người thấy : « A ! Tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines chưa đe dọa cái gì thì thôi, bây giờ mình làm lơ đi ! ».

Vai trò của Indonesia rất quan trọng và cần được ủng hộ

Indonesia là một nước quan trọng... bây giờ muốn đóng vai trò trung gian, vì có thể nói chuyện được với cả bên này lẫn bên kia, bởi vì là một nước không tranh chấp chủ quyền các đảo, Trường Sa chẳng hạn. Nhưng họ có vai trò lớn trong vấn đề an ninh khu vực. Bây giờ Indonesia cố gắng đi dàn xếp giữa các bên, tôi thấy đây là một vấn đề rất tích cực và nên ủng hộ.

Nếu Indonesia thất bại trong vấn đề này, mọi người sẽ thấy ai là kẻ làm cho những cố gắng Indonesia thất bại, và điều đó theo tôi, sẽ giúp cho các nước trong khu vực liên kết với nhau để bảo vệ an ninh, qua đó giúp cho những nước ngoài khu vực - ví dụ như Mỹ - rất nhiều trên mọi phương diện...

Indonesia nước rất quan trọng đối với Mỹ, đối với Âu Châu, cũng như đối với Việt Nam. Thì tôi, nếu quan hệ giữa Việt Nam với Indonesia được thúc đẩy mạnh lên, điều đó rất tốt cho cả hai nước cũng như cho cả khu vực và cho thế giới.

Không chỉ về an ninh, ngay cả về vấn đề kinh tế, Indonesia và Việt Nam có dân số đông nhất trong khu vực, kinh tế hai nước lại có những điểm hỗ trợ nhau. Nếu lúc nào đó mà Mỹ hay Âu châu cần phải rút đầu tư hay những cơ sở chế biến của họ ở bên Trung Quốc hay chỗ khác chẳng hạn, thì Indonesia và Việt Nam là hai nước mà họ có thể dùng nhân công, và đầu tư tốt nhất - bởi vì không những đông dân mà cũng có lãnh hải rất dài.

Nếu hai nước hợp tác với nhau trên những khâu ví dụ như chế biến, thì đấy là vấn đề rất quan trọng cho các nước ngoài khu vực.

Hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trên vấn đề Biển Đông rất tốt

Malaysia cũng là một nước rất quan trọng trong hồ sơ Biển Đông mà tôi nghĩ là rất thông minh. Vì những vấn đề nội bộ của họ, họ không để lộ ra nhiều, nhưng phiá sau họ làm rất tốt, ví dụ như trong quan hệ đối với Mỹ, quan hệ đối với các nước khác ngoài khu vực và kể cả quan hệ đối với Việt Nam.

Vụ dàn xếp về vấn đề ranh giới biển với Việt Nam (chuẩn bị cho Liên Hiệp Quốc vào năm 2009), họ làm rất tốt, và làm cho cả Trung Quốc cũng phải bật ngửa, và khi bị bật ngửa, Trung Quốc đã phải vội đưa đường lưỡi bò, đường chín đoạn của họ ra trước Liên Hiệp Quốc.

Không nên bi quan như chuyên gia Mỹ Jim Holmes về "thời cơ" để Trung Quốc động binh ở Biển Đông

Tôi nghĩ là nhận định đó không những quá bi quan mà còn không xác thực. Trước hết, khi Mỹ nói là họ chuyển trục về Á châu trong nhiều năm nữa, nhưng hiện giờ đã có 50% của tàu chiến quân sự của Mỹ đi qua vùng đó. Nếu trong 10 năm tới, sẽ lên 60%, đó không phải là một vấn đề (chênh lệch) rất lớn.

Thứ hai nữa là Việt Nam bây giờ mà có 7, 8 chiếc tàu ngầm, cũng không làm được gì đối với ba mươi mấy, bốn chục chiếc tàu ngầm của Trung Quốc. Khi đi ra ngoài biển khơi, nếu bắn chìm được vài cái, điều đó cũng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cả khu vực. Vì thế, vấn đề Việt Nam mua tàu ngầm, chỉ là để cho khu vực biết là nếu Trung Quốc đe dọa Việt Nam quá, mà Việt Nam phải trả lời, thì sẽ xẩy ra tình trạng mất an ninh.

Còn vấn đề bảo vệ chủ quyền Việt Nam hay tự vệ trước khả năng Trung Quốc có thể dùng vũ lực đối với Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng bờ biển Việt Nam rất dài, Trung Quốc tiến vào thì Việt Nam có nhiều cách đánh lại, chứ không phải là mua một vài chiếc tiềm thủy đỉnh mà có thể ngăn Trung Quốc được.

Về mặt quân sự mà nói, tôi thấy tác giả này phân tích không đúng. Vấn đề chính, theo tôi nghĩ, là chính trị : Trung Quốc muốn lợi dụng lúc Mỹ bận nhiều chuyện, kể cả vấn đề Trung Đông, để bắt Mỹ nhượng bộ phần nào đó về quân sự cũng như về kinh tế. Nếu Mỹ nhượng bộ, thì Trung Quốc có thể lấy cái đà đó mà càng tiến lên thêm, cũng như qua việc đối với Đài Loan (trước đây).

Khi Mỹ và Trung Quốc ký hiệp định Thượng Hải về Đài Loan, thì ngay lúc đó họ nói là người Trung Quốc hai bên nghĩ rằng chỉ có một Trung Quốc, chứ không nói là Đài Loan là của Trung Quốc... Thế mà Trung Quốc cứ theo hiệp định Thượng Hải đó để ép Mỹ lần lần…, không những có thêm nhiều đòi hỏi, mà còn lấn lướt đến nỗi bây giờ Đài Loan cũng phải sợ, mặc dầu Mỹ có luật và có chính sách bảo vệ Đài Loan...

Theo tôi, đây là một bài học mà lẽ ra Mỹ phải học từ lâu. Và ngoài Mỹ, thì những nước gần Trung Quốc như Việt Nam cũng phải học từ lâu. Tôi cho rằng một vài nước xung quanh Trung Quốc đã thấy bài học đó rồi, bây giờ họ tìm cách để tháo gỡ những cái khó khăn mà quan hệ với Trung Quốc đã gây ra cho họ.

Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc xuống thang tại Biển Đông để tránh sự cố

Nếu tôi không lầm, thì Mỹ không muốn Trung Quốc làm áp lực trên Biển Đông, bởi vì làm điều đó ngay trong những tháng trước bầu cử, sẽ bắt buộc Mỹ phải có phản ứng mạnh hơn.

Cho đến nay chính sách của Mỹ vẫn là sẽ chuyển một số hải quân về khu vực Thái Bình Dương. Vấn đề là để phòng hờ, nhưng chính sách của Mỹ là vẫn muốn Trung Quốc xuống thang ở Biển Đông và muốn Trung Quốc đàm phán với các nước trong khu vực.

Nhưng nếu Trung Quốc đẩy tới mạnh hơn nữa, trong trường hợp hiện nay, trước bầu cử và trước những chỉ trích của phe diều hâu và đảng phe Cộng hoà, điều đó có thể gây khó cho chính quyền Obama nếu không có những phản ứng mạnh hơn.

Theo RFI
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/04/2012 02:29:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



Điểm Tin Thứ Ba 04.09.12

Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc (BVN) - Trung Quốc đang đối diện với những vấn đề kinh tế, dân số và xã hội cần phải giải quyết. Các vấn đề đối ngoại có thể bị đẩy lui ghế sau.
Hiện tượng “Nguyễn Thanh Phượng” (NLG) - Nguyễn Thanh Phượng – Thiên tài hay Bất minh?!
Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục ( VHNA) - Rõ ràng là văn hoá và giáo dục của nước ta trong nhiều thập kỷ qua có nhiều biến động và sa sút, xuống cấp. Cả xã hội đã và đang bàn về vấn đề này và cho đến nay vẫn đang ở trong vòng quanh co, chưa có một đường hướng rõ ràng, cụ thể để đưa văn hoá và giáo dục nước nhà thoát ra được cuộc khủng hoảng với những hy vọng có cơ sở.
Ngoại trưởng Clinton: ‘Không được cưỡng ép’ ở Biển Đông (VnExpress) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm nay kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tránh “cưỡng ép”, mà nên cùng hợp tác xây dựng bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lời ông Bùi Kha về bài: Phản biện bài “Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?” (Giáp Văn Dương) - tôi cảm thấy phải có trách nhiệm trả lời ông Bùi Kha, vì nó có liên quan đến bài đang được thảo luận. Âu cũng là cơ hội để bạn đọc hiểu rõ hơn những khúc mắc liên quan đến bài viết mà họ đang thảo luận.
Ngưỡng an toàn (Nguyễn Tường Thụy) - Khi không còn khả năng nhận biết đâu là ngưỡng của giới hạn an toàn, con bất an, bất an vì cảm thấy hạnh phúc của mình đang bị đe dọa, con cảm thấy rằng đường con đang đi sao trở nên quá chông chênh, trong nhận thức của con tiềm ẩn một tương lai mù mịt.
Những hối tiếc lịch sử của Goóc-Ba-Chốp (Phạm Hồng Sơn) - “Khi được hỏi về những điều mà ông cảm thấy hối tiếc nhất, ông trả lời ngay không do dự: ‘Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản’.
Ngưỡng an toàn (Nguyễn Tường Thụy) - “Nghe đâu, hiện đang có nhiều, rất, rất nhiều nông dân ở Hải Dương, vì bảo vệ thành quả lao động là đất đai của dòng tộc nhà mình qua bao đời mà ngày đêm lê la đầu đường xó chợ, với cờ Tổ Quốc và biểu ngữ giăng giăng như một cứu cánh cuối cùng có thể, nhằm ước mơ duy trì những chén cơm gầy trên luống cày của mình, trên chính mảnh ruộng của mình để an phận với cuộc đời nông dân…”
Chút tâm sự từ ‘vòng quản chế”! (Lề Trái) - “‘Trói người ta lại rồi bảo bay lên’. Đây là cách đánh giá của cố nhà văn Nguyễn minh Châu về sự hành xử của nhà nước Cộng sản Việt Nam với người dân. Hay nói như nhà thơ Anh Ngọc ‘Những xiềng xích phết mầu sơn đạo đức’ đã được vận dụng hầu như phổ biến trong việc quản lý xã hội Việt nam suốt một thời gian dài. Và nay cách hành xử trơ tráo ấy vẫn được nhà cầm quyền thường xuyên áp dụng”.
Khi đảng sợ Xã Hội Dân Sự: báo Nhân Dân đã bị “thế lực thù địch” lũng đoạn? (DLB) - “Một là báo Nhân Dân hoàn toàn không hiểu hoặc hiểu sai lệch Xã hội dân sự nên đã chạy bài của Dương Văn Cừ. Hai là báo Nhân Dân làm việc thiếu nghiêm túc, để lọt lưới bài của Dương Văn Cừ đã bị ‘thế lực thù địch’ mua chuộc. Ba là lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị ‘thế lực thù địch’ len lỏi nằm vùng, thỉnh thoảng tuôn ra một bài như thế. Bốn là toàn bộ lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị ‘thế lực thù địch’ mua đứt”.
Thất nghiệp ở Pháp vượt qua ngưỡng 3 triệu (RFI) - Số người lao động Pháp, tính cả lãnh thổ hải ngoại, hoàn toàn không có công ăn việc làm đã vượt ngưỡng 3 triệu đầu tháng 9. Bộ trưởng Lao động Pháp Michel Sapin xác nhận là không có giải pháp xóa nạn thất nghiệp trong ngắn hạn. Paris « vô kế khả thi » trừ phi Berlin đổi chính sách.
Quân nổi dậy tấn công tổng hành dinh quân chính phủ ở Damas (RFI) - Hôm qua 02/09/2012, một nhóm quân nổi dậy đánh bom vào bộ tư lệnh quân chính phủ Syria ở trung tâm thủ đô Damas. Theo đài truyền hình quốc gia Syria, bốn người bị thương vì vụ nổ.
Trung Quốc lại cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp biển đảo (RFI) - Một ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Bắc Kinh, hôm nay, 03/09/2012, Trung Quốc lại lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ nên khuyến khích ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương và không nên can dự vào các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Ngân hàng Trung ương châu Âu bị dồn vào chân tường (RFI) - Pháp bước qua ngưỡng 3 triệu người thất nghiệp, bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đó là các chủ đề chính trong ngày. Đồng thời các báo nói đến chuyện Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu bị đẩy lên tuyến đầu để giải quyết khủng hoảng của khối euro.
Dân làng Trung Quốc nổ bom tự sát tại cơ quan chính quyền (RFI) - Hôm nay, 03/09/2012, đã xảy ra một vụ nổ bom tự sát tại trụ sở chính quyền Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông. Theo Tân Hoa Xã , vụ nổ làm tác giả là một nông dân chết tại chổ và gây thương tích cho 6 người khác. Trên mạng internet, nhiều thông điệp chia buồn và vinh danh hành động tuyệt vọng của người nông dân bị áp bức này.
Tổng thống Nga cách chức lãnh đạo trung tâm không gian (RFI) - Hôm nay, 03/09/2012, văn phòng tổng thống Nga cho biết là tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cách chức lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu không gian, vào lúc chính quyền Matxcơva muốn cải tổ, thúc đẩy lĩnh vực chiến lược này, sau hàng loạt thất bại.
Mỹ cố thúc đẩy đồng thuận trong ASEAN về Biển Đông (RFI) - Khi tới Indonesia ngày hôm nay, 03/09/2012, song song với việc đẩy mạnh quan hệ song phương, Ngoại trưởng Hillary Clinton còn tìm cách thúc đẩy sự thống nhất, đồng thuận trong nội bộ khối các nước Đông Nam Á – ASEAN - trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Người sáng lập giáo phái Moon qua đời (RFI) - Vị mục tự xưng là « đấng cứu thế » đã từ trần vào hôm qua 02/9/2012 tại Hàn Quốc, thọ 92 tuổi. Nhà tỷ phú Hàn Quốc từ bàn tay trắng dựng nên giáo hội với 3 triệu tín đồ tại 120 quốc gia và một cơ nghiệp đồ sộ, nhờ vào năng khiếu diễn dịch kinh thánh theo ý riêng và đầu óc kinh doanh bén nhạy.
Armenia đình chỉ quan hệ ngoại giao với Hungary (RFI) - Quyết định trên được đưa ra sau khi Hungary vào ngày 31/08/2012 đã trao trả Ramil Safarov, một tù nhân đang thụ án tù chung thân tại nước này cho Azerbaijan. Cách đây 8 năm, vì lý do thù hằn dân tộc, Safarov đã thảm sát một quân nhân Armenia tại Budapest.
Tư pháp Mỹ điều tra Quỹ đầu tư của Mitt Romney (RFI) - Hôm qua 02/09/2012, Viện Công tố New York đã yêu cầu Quỹ đầu tư Bain Capital, do ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney sáng lập, ra tòa làm chứng trong cuộc điều tra về các hành vi trốn thuế. Cùng bị triệu ra tòa còn có khoảng một chục quỹ đầu tư khác, cũng bị điều tra vì tội trốn thuế, với tổng số tiền hàng trăm triệu đô la.
Tu sĩ Phật giáo ủng hộ chủ trương trục xuất người Rohingya (RFI) - Hôm qua 02/09/2012, tu sĩ Phật giáo biểu tình tại thành phố Mandalay, miền trung Miến Điện, để ủng hộ chủ trương của tổng thống Thein Sein trục xuất người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi hoặc đưa họ vào các trại do Liên Hiệp Quốc quản lý.
Ngoại trưởng Clinton công du Indonesia nhằm khẳng định ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á (RFI) - Hôm nay, 03/09/2012, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới thăm Indonesia, sau khi công du quần đảo Cook và trước khi sang Trung Quốc vào ngày mai. Qua chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton, Hoa Kỳ muốn khẳng định lại ảnh hưởng của mình trong khu vực, trước các tham vọng của Trung Quốc.
Tokyo và Seoul tạm ngưng trao đổi quân sự (RFI) - Hôm nay, 03/09/2012, bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận chương trình thăm viếng giữa sĩ quan cao cấp Nhật-Hàn bị tạm ngưng. Trann chấp chủ quyền quần đảo Dokdo/ Takeshima ở vùng biển Nhật Bản làm cho hai láng giềng từ bất hòa đến bất hợp tác.
'Trường Sa Hành' của Tô Thùy Yên (VOA) - Bài thơ được nhắc nhở nhiều và thường xuất hiện trong các tuyển tập thơ ở Việt Nam
Thiệt hại nhân mạng tại Afghanistan gây áp lực rút quân Australia trước năm 2014 (VOA) - Trong tuần qua, khi chỉ trong một ngày mà 5 chiến binh Úc tử trận tại chiến trường Afghanistan, đã làm công luận bàng hoàng và giới truyền thông
Hoa Kỳ: ASEAN, Trung Quốc nên đạt đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử (VOA) - Ngoại trưởng Clinton kêu gọi các bên không gia tăng căng thẳng thông qua các bước đi mang tính ‘cưỡng ép’ hay ‘đe dọa’ nhằm thúc đẩy các tuyên bố của mình
Bà Clinton lên án vụ nổ ở Pakistan (VOA) - Vụ nổ làm 19 người bị thương tại một khu vực đông người của Peshawar có tên Thị Trấn Đại Học, nhiều tổ chức quốc tế có đặt văn phòng ở đó
Ngày lễ Lao động đã được cải biến ở Hoa Kỳ (VOA) - Người dân Mỹ đang nghỉ Lễ Lao động, một ngày tôn vinh các công nhân thuộc các liên đoàn lao động của nước này, mà giờ biến thành ngày họp mặt gia đình
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc giữa lúc căng thẳng gia tăng ở vùng Đông Á (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ đi thăm Trung Quốc trong lúc mối quan hệ song phương bị căng thẳng vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á
Đảng cầm quyền Angola thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử (VOA) - Truyền thông nhà nước Angola đưa tin đảng cầm quyền của Tổng thống Eduardo dos Santos đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử tại nước này
Hà Lan tổ chức lễ hội dành cho những người có tóc đỏ (VOA) - Một lễ hội ở thành phố Breda của Hà Lan tôn vinh một trong những nhóm thiểu số có ít số lượng nhất trên thế giới: những người có mái tóc màu đỏ
Người định cư Israel tự nguyện di tản một tiền đồn trên vùng Tây Ngạn (VOA) - Người định cư Israel tự nguyện di tản một tiền đồn trong khu định cư ở vùng Tây ngạn, 1 năm sau khi Tòa án Tối cao nước này phán quyết là tiền đồn này được xây dựng bất hợp pháp
Thiếu nữ Pakistan bị cáo buộc phỉ báng đạo Hồi tiếp tục bị giam (VOA) - Phiên tranh tụng về vấn đề bảo lãnh một thiếu nữ Công giáo Pakistan bị bắt hơn 2 tuần trước về tội phỉ báng đạo Hồi đã bị hoãn lại ngày hôm nay
Campuchia câu lưu người đồng sáng lập trang mạng Pirate Bay (VOA) - Campuchia bắt giam một trong các đồng sáp lập viên trang mạng The Pirate Bay theo yêu cầu của Thụy Ðiển, nơi nhân vật này sẽ phải đối diện với án tù vì vi phạm luật bản quyền
Ngoại trưởng Mỹ hối thúc ASEAN đoàn kết về kế hoạch Biển Đông (VOA) - Bà Clinton muốn chứng kiến sự đoàn kết trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên
4 nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ bị thương trong vụ nổ ở Pakistan (VOA) - Tay đánh bom tự sát đã đâm vào chiếc xe của lãnh sự quán sau khi chiếc xe rời khỏi lãnh sự quán và đang chạy ngang qua một khu vực của thành phố Peshawar
Pháp: Phương Tây sẽ 'đáp ứng ồ ạt' nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học (VOA) - Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius tuyên bố các cường quốc Tây phương sẽ đáp ứng ồ ạt đối với bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học của Syria
Việt Nam, Australia đồng ý tổ chức hội nghị quốc phòng hàng năm (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho báo chí biết chuyến thăm Việt Nam hồi tuần trước của ông “rất thành công”
Việt Nam, Trung Quốc tổ chức hội nghị quốc phòng thường niên (VOA) - Việt Nam và Trung Quốc tiến hành cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ ba
Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ gây căng thẳng ở Biển Đông (VOA) - Trung Quốc lại tố cáo Hoa Kỳ gây căng thẳng ở Biển Đông và đòi Washington đưa ra điều mà họ gọi là 'một sự giải thích có tính thuyết phục' về chiến lược trục xoáy Á Châu
Trung Quốc cảm tạ vai trò của Campuchia tại Đông Nam Á (VOA) - Thủ tướng Trung Quốc cảm ơn sự ủng hộ của Campuchia tại cuộc họp khu vực Đông Nam Á vừa qua, khi có căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông
Tổng cộng 1.600 người chết trong cuộc nội chiến Syria tuần trước (VOA) - Cơ quan nhi đồng UNICEF của Liên Hiệp Quốc nói cuộc nội chiến tại Syria trong tuần trước làm chết 1.600 người, tuần lễ cao nhất từ khi có xáo trộn cách nay 18 tháng
Đảng Dân chủ Mỹ chuẩn bị họp đại hội toàn quốc (VOA) - Hàng vạn đảng viên đảng Dân chủ Mỹ chuẩn bị tụ tập tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina để họp đại hội toàn quốc
Mục sư Sun Myung Moon qua đời (VOA) - Giáo hội Thống Nhất của mục sư Moon có những hoạt động phát hành sách báo, giáo dục, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, thậm chí có cả nhà máy chế súng
Chuyên viên TQ bênh vực quyền thăm dò tài nguyên ở Biển Đông (VOA) - Hôm Chủ nhật, các chuyên viên Trung Quốc nói nước họ có quyền hợp pháp để thăm dò Biển Đông dù cho các vụ phản đối sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai
Đài Loan tăng cường năng lực về chiến tranh trên mạng (VOA) - Đài Loan có kế hoạch tăng cường năng lực về chiến tranh trên mạng nhằm chống lại đe dọa của các tin tặc Trung Quốc nhắm vào các trang mạng của chính phủ
Ông Trần Quang Thành đi Đài Loan năm tới (VOA) - Báo chí Đài Loan cho biết, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Trần Quang Thành sẽ đi thăm Đài Loan năm tới và sẽ phát biểu trước Quốc hội
Syria: Các vụ nổ bom ở thủ đô làm 4 người bị thương (VOA) - Báo chí nhà nước Syria đưa tin hôm Chủ nhật, hai vụ đánh bom gần một cơ quan an ninh chính phủ làm 4 người bị thương
Chuyên viên vẽ bản đồ địa hình Nhật tới quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (VOA) - Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Người Nhật gọi quần đảo này là Sensaku, người Trung Quốc đặt tên là quần đảo Điếu Ngư
Đương kim Tổng thống Angola có phần chắc lại đắc cử (VOA) - Ủy ban bầu cử Angola cho biết, đảng đương quyền của Tổng thống Eduardo dos Santos đang dẫn trước, cách xa các đối thủ vào lúc đa số các phiếu đã được kiểm
TT Mỹ đạt thêm thành tích mới: Vua chế bia? (VOA) - Tổng thống Obama đã sắm một bộ thiết bị nấu bia tại gia hồi năm ngoái, và với sự tiếp tay của một số nhà nấu bia tài tử, ông đã chế ra nhiều công thức nấu bia
Lực lượng đặc biệt Mỹ ngưng huấn luyện binh sĩ Afghanistan (VOA) - Quân đội Mỹ cho hay đã tạm thời ngưng công tác huấn luyện cho Lực lượng Cảnh sát Địa Phương Afghanistan, để tiến hành thanh lọc các thành viên trong lực lượng này
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Obama và đối thủ Romney ráo riết vận động (VOA) - Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang vận động trên khắp nước để kiếm phiếu trong cuộc chạy đua mà theo các cuộc thăm dò, sẽ vô cùng sít sao
Lãnh đạo Châu Phi dự quốc táng cố Thủ tướng Ethiopia (VOA) - Nhiều nguyên thủ quốc gia Phi Châu đã đến Ethiopia để cùng hàng ngàn người bày tỏ lòng thương tiếc đối với nhà lãnh đạo lâu đời của Ethiopia Meles Zenawi
Pakistan: Giáo sĩ bị bắt giữ về tội vu cáo 1 bé gái về tội báng bổ Hồi giáo (VOA) - Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một giáo sĩ Hồi giáo vì nghi ông đã ngụy tạo bằng cớ để tố cáo một thiếu nữ theo đạo Ky-tô về tội báng bổ Hồi giáo
Tổng Giám Mục Tutu đòi đưa cựu Tổng thống Mỹ và cựu Thủ tướng Anh ra xét xử (VOA) - Ông Tutu nói quyết định tiến quân vào Iraq của cựu Tổng thống Bush và cựu Thủ tướng Blair được đặt trên 'sự dối trá rằng Iraq sở hữu vũ khí giết người hàng loạt'
Người viết ca khúc huyền thoại Mỹ Hal David từ trần, thọ 91 tuổi (VOA) - Người viết ca khúc huyền thoại Mỹ Hal David từ trần vì những biến chứng của tai biến mạch máu não. Ông thọ 91 tuổi
Cố Hồng y gọi Giáo hội Công giáo ‘quá hạn 200 năm’ (VOA) - Đức Hồng y Maria Martini, từ trần hôm thứ Sáu, phát biểu trong cuộc phỏng vấn cuối cùng là Giáo hội Công giáo “đã 200 năm không còn hợp thời”
Đô thị hóa tăng nhanh chóng (VOA) - Diễn đàn Đô thị Thế giới tổ chức tuần đầu tháng 9, tại Naples, Ý, được tiến hành hôm thứ Bảy để giải quyết khuynh hướng đô thị hóa ngày càng tăng
Các phần tử cực đoan Hồi giáo chiếm thị trấn miền bắc Mali (VOA) - Các phần tử cực đoan Hồi giáo đã chiếm một thị trấn thuộc miền bắc Mali, gần lãnh thổ do chính phủ kiểm soát
Người Armenia phản đối quyết định của Hungary trả về nước 1 binh sĩ (VOA) - Nhiều người Armenia tụ tập hôm thứ Bảy để phản đối quyết định của Hungary cho hồi hương một binh sĩ Azerbaijan giết một sĩ quan Armenia năm 2004
Tổng thống Obama, ông Romney vận động tranh cử (VOA) - Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Romney quảng bá lịch trình kinh tế ở bang Ohio, trong khi Tổng thống Obama vận động tranh cử tại bang Iowa
Mưa cung cấp nước uống ngay cả những lúc có hạn hán (VOA) - Là người chỉ đạo hệ thống hứng nước mưa, ông Jack nói đó không chỉ là việc cung cấp nước sạch mà còn là việc mang nước đến các khu vực bị hạn hán
Nhà hoạt động lưu vong trở về Miến Điện (VOA) - Một nhà hoạt động nổi tiếng Miến Điện bị kết án tù chung thân vắng mặt đã trở về nước sau khi tên ông được gạch khỏi danh sách đen của chính phủ
Các nhà hoạt động: Phe nổi dậy Syria chiếm cơ sở phòng không (VOA) - Các nhà hoạt động nói phe nổi dậy Syria đã chiếm được một cơ sở phòng không và tấn công một phi trường quân sự tại miền đông Syria
Kết quả bầu cử sơ khởi cho thấy đảng cầm quyền Angola chiến thắng (VOA) - Kết quả bầu cử sơ khởi Angola cho thấy đảng cầm quyền của Tổng thống Jose Eduardo dos Santos chiếm được gần ba phần tư số phiếu bầu
Bà Clinton và các lãnh đạo Thái bình dương đồng ý về bình đẳng giới (VOA) - Tỉ lệ phái nữ trong các cơ quan lập pháp ở Thái bình dương tiếp tục nằm ở mức thấp nhất thế giới.
Ai là chủ các con sông của Mỹ? (VOA) - Tiểu bang giữ cho các con sông sạch sẽ và an toàn, chính quyền tiểu bang quản lý sông nước, nhưng không hẳn là chủ nhân của những con sông này
Ứng cử viên tổng thống Mexico không chấp nhận kết quả bầu cử (VOA) - Những cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài tòa án để phản đối việc các thẩm phán bác đơn kiện của ông Lopez Obrador.
Chìm tàu ở Guinea: Mấy mươi người có lẽ đã thiệt mạng (VOA) - Một số hành khách đã được cứu, nhưng một nhân viên cứu hộ nói rằng hy vọng tìm được người sống sót đang tan biến dần.
7 người Hồi giáo Shia bị giết chết ở Pakistan (VOA) - Trước đó, một vụ không kích bằng máy bay không người lái giết chết ít nhất 4 phần tử hiếu chiến trong khu vực gần biên giới Afghanistan.
Bưu điện Mỹ sẽ lỗ 15 tỉ đô la năm nay nếu Hạ viện không hành động (VOA) - Tháng này USPS báo cáo lỗ trên 5 tỉ đô từ tháng 4 tới tháng 6. Họ e ngại sẽ phải báo lỗ 15 tỉ đô trong giai đoạn 15 tháng, chấm dứt vào tháng 9
Sắp loan báo kết quả sơ khởi bầu cử Angola (VOA) - Theo dự liệu, cuộc đầu phiếu hôm thứ Sáu sẽ kéo dài thêm quyền cai trị 33 năm nay của Tổng thống Jose Eduardo dos Santos.
Người sáng lập Giáo hội Hiệp nhất qua đời (BBC) - Sun Myung Moon, người tự cho là được Chúa Giêsu giao sứ mạng thành lập Vương quốc thiên đường, từ trần ở tuổi 92.
Phó tổng tham mưu trưởng TQ đến VN (BBC) - Tướng Mã Hiếu Thiên đến Hà Nội dự đối thoại chiến lược quốc phòng để chống lại những âm mưu ‘chia rẽ hai nước’.
Mỹ muốn Asean đoàn kết về Biển Đông (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ Clinton đến Jakarta hôm nay để thúc Asean thống nhất lập trường với Trung Quốc về Biển Đông.
Tạm ngưng huấn luyện cảnh sát Afghan (BBC) - Hoa Kỳ tuyên bố tạm ngưng huấn luyện cảnh sát mới của Afghanistan trong lúc kiểm tra lại khả năng có người của Taliban cài vào.
‘Giáo hội Công giáo lạc hậu đến 200 năm’ (BBC) - Cựu tổng giám mục Milan Carlo Maria Martini phê phán Giáo hội không đủ cởi mở và kêu gọi cải cách triệt để.
Tàu khảo sát Nhật ra đảo tranh chấp với TQ (BBC) - Một phái đoàn của Tokyo ra quần đảo có tranh chấp với Trung Quốc khảo sát địa hình chuẩn bị để khai thác đảo.
Giáo chủ Moon và di sản Giáo hội Hiệp Nhất (BBC) - Giáo chủ Sun Myung Moon, người Hàn Quốc tự xưng là Thánh cứu thế, vừa qua đời để lại giáo hội Hiệp Nhất nhiều điều tiếng.
'Cử tạ Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu' (BBC) - Đoàn cử tạ Việt Nam đạt chỉ tiêu đặt ra với hai lực sỹ đứng hạng tư thế giới, theo quan chức Ủy ban Paralympics VN từ London.
‘Đủ chỗ cho Mỹ và TQ ở Thái Bình Dương’ (BBC) - Hillary Clinton nói với các quốc đảo Thái Bình Dương Mỹ sẽ trở lại lâu dài và kêu gọi hợp tác với Trung Quốc.
Kinh tế TQ chững lại nhanh hơn dự kiến (BBC) - Hoạt động chế tạo của Trung Quốc sụt giảm xuống mức thấp nhất với lo ngại rằng nền kinh tế đang bị chững lại ở mức nhanh hơn so với dự tính.
Tiếp tục xử lý khủng hoảng đồng Euro (BBC) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu hành động về khủng hoảng khu vực đồng euro.
Drogba sớm quay lại Premier League? (BBC) - Didier Drogba, cựu trung phong Chelsea có thể trở lại Ngoại hạng Anh, nếu đội Thân Hoa ở Thượng Hải không thể trả lương.
Paralympics bước sang tuần thứ hai (BBC) - Paralympics London 2012 bước sang tuần thi đấu thứ hai với đoàn Trung Quốc đang cố gắng củng cố vị trí dẫn đầu, đoàn Anh hy vọng ở môn bơi.
Cựu vô địch Paralympics xin lỗi đối thủ (BBC) - Cựu vô địch Paralympics cự ly chạy nước rút 200 mét người Nam Phi Oscar Pistorius xin lỗi về phản ứng khi thua đối thủ người Brazil.
Công an VN 'chống vô cảm trước dân' (BBC) - Công an Việt Nam được yêu cầu thực hiện nghị quyết Đảng nhằm chống thói vô cảm làm tổn hại đến quan hệ với dân.
Khởi tố vụ chết người ở công an Hà Nội (BBC) - Bốn công an bị khởi tố và bắt giữ trong vụ một người dân chết tại trụ sở công an xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nhận định về Hòa thượng Thích Minh Châu (BBC) - Thích Minh Châu, lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo Việt Nam và là một nhân vật gây tranh cãi, tạ thế ở tuổi 92.
Thái cảnh giác đề nghị lúa gạo của VN (BBC) - Thái Lan được cảnh báo hành động thận trọng trước một đề nghị của Việt Nam muốn hợp tác về sản xuất lúa gạo.
TQ thay chánh văn phòng trung ương Đảng (BBC) - Trước Đại hội Đảng, TQ thay chánh văn phòng trung ương vốn là người thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Ảnh đẹp mùa hè của độc giả BBC (BBC) - Ảnh đẹp trong tuần theo chủ đề mùa hè của bạn đọc từ khắp nơi trên thế giới gửi tới BBC.
Pilot projects for mobile payments (Washington Post) - The People's Bank of China said it would launch pilot projects for mobile payment services in China's rural areas, the China Securities Journal reported.
Skyscraper fervor causes concerns (Washington Post) - Clusters of skyscrapers are elevating the urban skyline in many Chinese cities. However, recent reports of a craze to build more of them have sparked concerns of inadvisable investment.
ZTE to participate in US (Washington Post) - <
Apple's repair policy criticized (Washington Post) - Apple's repair policy has come under fire in China after it left many of its unfair clauses unchanged in its latest version of after-sales service policy.
Looking toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading across the world. In China, it is destined to take a different form to that enveloping Europe and the US.
Airbus venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th A320 jetliner made in China.
Education system producing too few technical graduates (Washington Post) - China needs to enhance vocational education in order to end the oversupply of university graduates and the shortage of technicians, said a senior labor official.
Giant chair in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is 6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to the World Record Association, based in Hong Kong.
China signs deal for 50 Airbus planes (Washington Post) - China and Germany signed a series of cooperative documents Thursday, including a procurement deal for 50 Airbus planes.
The heat is on for temperature subsidy (Washington Post) - A revised government
Fujian food fantasies (Washington Post) - Mike Peters had never been to Xiamen before, but he's pretty sure he will be going back very often. Why? He lists all the delights that will draw him back to this coastal city in the south.
Weekend farmers (Washington Post) - Online gardening games gave the IT generation the instant gratification of harvesting fruits and vegetables. Now, many are escaping to the great outdoors.
Soul search (Washington Post) - Chinese-American photographer chases identity issues from coast to coast, trying to find himself.
Not music for old men (Washington Post) - Jazz comes to life in the hands of young Chinese musicians at Beijing's international jazz fest.
When music needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter Xiao Ke is serious about his involvement in performing arts and has recently opened his own theater in Beijing.
Difficult to say goodbye (Washington Post) - After more than 40 years at its current location, Beijing Film Studio is being demolished and moving to a swanky site on the outskirts.
Hairstyle advocated in Beijing school (Washington Post) - A student passes by a LCD screen which shows an advocated hairstyle in Beijing No 171 middle school on Aug 31, 2012.
41 miners confirmed dead in Sichuan colliery blast (Washington Post) - Death toll in the colliery blast on Wednesday in Southwest China's Sichuan province has risen to 41 as more bodies were retrieved, rescuers said Friday.
Incentives to attract foreign students (Washington Post) - Shanghai is encouraging foreign students to study at local universities with a package that includes scholarships and language-training programs.
Parents camp out for freshmen (Washington Post) - Tianjin University plans to erect 200 tents for parents who accompany students on their college enrollment and have trouble finding a place to live.
China urges early talk between IAEA, Iran (Washington Post) - China has urged the International Atomic Energy Agency (IAEA) and Iran to solve the outstanding problems regarding the Iranian nuclear issue through dialogue at an early date.
US, China need to boost dialogue: expert (Washington Post) - Washington and Beijing, as the world's top and second biggest economies, should emphasize more on bilateral dialogue to clear up misunderstanding.
China vows participation in Afghan rebuilding (Washington Post) - Premier Wen Jiabao met on Sunday with Mohammad Khalili, second vice-president of Afghanistan, pledging China's continued participation in a peaceful reconstruction of Afghanistan.
US envoy touts China ties (Washington Post) - US Ambassador to China Gary Locke on Saturday called for a way that the two countries can co-exist and cooperate without unhealthy competition or conflict.
HK issues home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures, including one banning out-of-town buyers from buying property in some local housing projects were unveiled by the Hong Kong government on Thursday.
China-ROK 20-year friendship to continue (Washington Post) - Mutually beneficial cooperation between China and the Republic of Korea is expected to increase "for the next 20 years".
Wen lends eurozone a hand (Washington Post) - China may buy more European government bonds, providing eurozone debt risk can be contained, Premier Wen Jiabao told visiting German Chancellor Angela Merkel on Thursday.
Sea drill in the Taiwan Straits to ensure safe transportation (Washington Post) - Authorities from the mainland and Taiwan launched a massive sea search and rescue drill on Thursday in the Taiwan Straits, aiming to ensure safe transport on waterways across the Taiwan Straits.
Wen: I am confident in Euro economy (Washington Post) - China will continue to invest in the EU treasury bond market and enhance coordination with the EU to help the debt-stricken bloc to get out of trouble, said Premier Wen Jiabao.
Ties 'can overcome challenges of history' (Washington Post) - The incident of the flag
Giáo Dục Bi Thảm (VietBao) - Một thời chúng ta nhìn các thầy giáo, cô giáo như những vị thần linh... nhưng bây giờ thì không như thế nữa.
Hòa Lan: Chùa Vạn Hạnh Mừng Đại Lễ Vu Lan (VietBao) - HÒA LAN (VB) -- Năm nay Hội Phật giáo Việt Nam tại Hoà Lan đã tổ chức đại lễ Vu Lan vào ngày chủ nhật 26-8-2012 (nhằm ngày 10 tháng bảy ÂL) tại chùa Vạn Hạnh với sự chứng minh của Hòa thượng Thích Minh Tâm (Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất Âu châu).
Bình Dương: Bán Thức Ăn Đường Phố Phải Có Thẻ Kinh Doanh (VietBao) - BÌNH DƯƠNG (VB) -- Theo tin trên trang web http://hcm.24h.com.vn, tỉnh Bình Dương vừa có qui định mới nhằm siết chặt quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại thức ăn đường phố. Theo đó, hàng loạt dịch vụ cung cấp thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay,
Mỹ Sẽ Mất Thêm Nhiều Việc: Bưu Điện, May Dệt, Da Giày (VietBao) - Kể từ 2010 tới 2020, Hoa Kỳ dự kiến sẽ thêm gần 20 triệu việc làm mới. Tức là tăng 14.3% lực lượng nhân dụng. Một phần trong đó là vì có mức tăng dân số, cũng như tăng trưởng nhiều lĩnh vực khác nhau.
27 Tiểu Bang Cho Kẻ Hiếp Dâm Quyền Chăm Sóc Em Bé Ra Đời (VietBao) - Chuyện nghe như là đất nước Hồi Giáo: Những kẻ hiếp dâm vẫn có thể đòi quyền chăm sóc đứa con sinh ra từ vụ hiếp dâm tại 27 tiểu bang Hoa Kỳ.
Học Nhạc Từ Thơ Ấu Sẽ Có Lợi (VietBao) - Dạy trẻ em học nhạc từ thời thơ ấu sẽ có lợi lâu dài khi các em trưởng thành, theo một bản nghiên cứu mới đây từ đạị học Northwestern University.
Hãng Mì Nhật Ở Quận Cam Sang Texas Mở Xưởng (VietBao) - Công ty sản xuất mì gói Nhật Maruchan Inc., tổng hành dinh tại thành phố Irvine ở Mỹ, sẽ xây một xưởng rộng 46,451 mét vuông mà sẽ thuê 600 người gần Thành Phố San Antonio, Texas, theo Mario Hernandez, chủ tịch của San Antonio Economic Development Foundation.
Cali: Bị Xếp Hạng Làm Khó Kinh Doanh Nhất Hoa Kỳ (VietBao) - California xếp hạng chót trong danh sách năm 2012 các tiểu bang thân thiện với kinh doanh qua 9 năm bởi công ty Pollina Corporate Real Estate có trụ sở tại Illinois.
Cali: Cao Thứ 9 Về Dân Số Không Bảo Hiểm Sức Khỏe (VietBao) - California có tỉ lệ cao thứ 9 của cư dân không bảo hiểm y tế trong năm 2010, theo một phúc trình mới của Phòng Thống Kê Dân Số.
Tập Thể Dục Trước 50 Tuổi Làm Chậm Lão Hóa (VietBao) - DALLAS, TX - Giữ thể lực tốt trước tuổi 50, không chỉ giúp sống thọ hơn, mà cũng gia tăng cơ hội sống khỏe mạnh lúc già, theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết.
Bất Kể Hạn Hán, Nông Nghiệp Mỹ Vẫn Lời 122.2 Tỉ MK (VietBao) - WASHINGTON - Hạn hán kinh khủng tại Hoa Kỳ được dự kiến sẽ nâng thu nhập nông trại lên tới 122.2 tỉ đô la, mức cao nhất trong gần 4 thập niên, theo Bộ Nông Nghiệp cho biết.
Cali: Xóa Sổ 7,112 Xe Công Vụ Để Tiết Kiệm 12.6 Triệu MK (VietBao) - Một trong những việc mà Thống Đốc Jerry Brown làm ngay khi ông làm thống đốc vào đầu năm 2011 là bắt đầu cắt giảm sự phung phí, gồm việc ra lệnh cắt giảm mua xe mới và bỏ những xe không cần thiết trong đội xe của tiểu bang California.
Mỹ Báo Động: Năng Lượng Toàn Cầu Sắp Sụp; Giá Xăng Sẽ Tới Lúc Cao Quá Sức Của Đa Số Người Dân (VietBao) - Một video điều tra gây tranh cãi được dẫn đầu bởi một nhóm các nhà khoa học, kinh tế và chuyên gia địa chính cảnh báo một sự sụp đổ năng lượng toàn cầu sắp xảy ra.
Lao Phổi Gần Như Hết Trị Nổi, Vì Kháng Cự Thuốc Cao (VietBao) - Sự kháng cự với thuốc chữa lao phổi đang gia tăng, và một nghiên cứu mới cho thấy rằng bệnh phổi có thể trở thành "không thể chữa trị được." Loại kháng cự thuốc đa dụng trị lao phổi TB (MDR-TB) đang kháng cự ít nhất 2 loại thuốc đầu tiên, và sự kháng cự thuốc mạnh hơn TB (XDR-TB) cũng kháng cự lại với 2 loại thuốc khác.
TQ Tuyên Bố Chủ Quyền 90,000 Cây Số Vuông TRên Đất Ấn Độ (VietBao) - Trung Quốc "bất hợp pháp" tuyên bố Arunachal Pradesh như là Tây Tạng phiá Nam và tuyên bố chủ quyền 90,000 cây số vuông của lãnh thổ Ấn Độ, theo Rajya Sabha thông báo hôm Thứ Năm.
Singapore: Dân Tử Tế Lặng Lẽ (VietBao) - SINGAPORE - Nhiều người dân Singapore thuộc loại người "tử tế lặng lẽ," và những hành động đầy thiện tâm của họ nhiều khi không biểu lộ ra để thấy được, theo lời dân biểu Josephine Teo.
Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viên Tịch Tại SG, Thọ 93 Tuổi, Là Nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Dịch Nhiều Kinh (VietBao) - SÀI GÒN (VB) - Theo tin từ môn đồ pháp quyến cho biết Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh tại Sài Gòn trước năm 1975 vừa viên tịch vào ngày 1 tháng 9 năm 2012 tại Sài Gòn, Việt Nam, hưởng thọ 93 tuổi.
Nhân tài (TN) -“Những cá nhân ưu tú trên là minh chứng cho việc dân tộc ta chưa bao giờ thiếu vắng nhân tài vào mọi giai đoạn trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Họ là nguyên khí quốc gia. Vấn đề là làm sao để nguyên khí ấy biến thành sức mạnh thực sự đưa Tổ quốc đi lên. Vì thế, nhà nước cần có một chính sách thu hút người tài một cách hiệu quả”.
“Chủ phòng khám và bác sĩ đều phải chịu trách nhiệm hình sự” (NĐT) - “Các cơ quan nhà nước đã cấp phép một cách tràn lan, mà không hề có cách quản lý, giám sát họ làm ăn như thế nào? Đây là do lỗi nhà quản lý chứ không phải do hệ thống pháp luật. Nếu Sở Y tế Hà Nội không thắt chặt, giám sát hoạt động ở phòng khám Trung Quốc thì nhiều người dân sẽ tiếp tục chết oan hoặc mất tiền oan“
Trần Mạnh Hảo: MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ XÓA BỎ BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG (Nguyễn Tường Thụy) - “Khi Việt Nam đang bị đảng cộng sản lãnh đạo, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội bừng bừng khí thế của cờ đỏ búa liềm, trước sau rồi dân tộc ta cũng sẽ mất nước, sẽ bị ngót một tỉ rưỡi dân Tàu hòa huyết. Nếu 50 năm nữa chủ nghĩa xã hội thành công rực rỡ ở Việt Nam và Trung Quốc, đảm bảo chỉ cần 10 năm, tức tới năm 2072 coi như dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn biến mất…”
“Hiến pháp không phải để ban ơn cho nhân dân” (PLTP) - Cần phải nhận thức đúng về Hiến pháp theo nghĩa Hiến pháp không phải là thứ ban ơn của Nhà nước dành cho công dân, không phải Nhà nước cho thế nào được thế nấy.







No comments:

Post a Comment

View My Stats