Written
By Hai Hoang Van on Chủ nhật, ngày 09 tháng chín năm 2012 | 9/09/2012 03:37:00
SA
Tiềm
lực đáng nể các "đại gia" ngân hàng ViệtVới lĩnh vực ngân hàng, cũng từ những năm 90, ông Quang đã bước
chân vào ngân hàng Techcombank với chức danh Phó TGĐ (1995), sau đó trở thành
Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank cho tới thời điểm này.
Tuy ông không phải là cổ đông lớn nhất của Techcombank, (hiện ông Quang và gia
đình đang nắm giữ khoảng 1,5% cổ phần tại ngân hàng này), nhưng ông vẫn được
coi là người quyền lực của Techcombank. Bởi, ông sớm đến với Techcombank hơn
nhiều người khác và xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Quang còn đứng trên cả người
có vị trị cao nhất hiện nay của Techcombank.
"Phó" cho doanh nghiệp nhưng là chủ ngân hàng
Người được nhắc đến tiếp theo đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Techcombank, Chủ tịch Techcom Capital và Techcom Securites, đồng thời là Phó
chủ tịch Tập đoàn Masan, Thành viên HĐQT Masan Consumer.
Ông Hùng Anh mới đây cũng dính tin đồn tương tự như ông Quang, khiến ai trong
giới cũng tò mò muốn biết nhân vật "máu mặt" này như thế nào.
Nếu như ông Quang là người đứng đầu của Masan Group thì nhân vật này chỉ là Phó
Chủ tịch HĐQT của Masan Group. Tuy vậy, ở Techcombank, ông Hùng Anh lại là
người đứng trên ông Quang, khi nắm giữ hơn 5% cổ phần.
Cũng từ những năm 90, ông Hồ Hùng Anh đã là Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan (nay
là Công ty CP Tập đoàn Masan), TGĐ Công ty Masan-RUS Trading tại Cộng Hòa Liên
bang Nga. Từ năm 2004 ông là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng
bước chân vào HĐQT của Techcombank.
Từ năm 2008 đến nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank. Từ tháng
7/2012, ông Hùng Anh kiêm thêm Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom
Securities.
Đại gia gây bất ngờ nhất trên thị trường tài chính
Ông Trầm Bê được thị trường biết đến nhiều nhất từ sau sự kiện các ngân hàng
thâu tóm Sacombank.
Hiện ông Trầm Bê và gia đình đang cùng tham gia Hội đồng quản trị của Ngân hàng
Phương Nam, ngân hàng Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, Công ty
Chứng khoán Phương Nam và nhiều công ty khác.
Trước khi tham gia đầu tư vào Ngân hàng Phương Nam (2004), ông Trầm Bê đã tạo
dựng một chuối các doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như Công ty Chế biến Lâm
sản Đông Anh, Công ty CP đàu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Bệnh viện Triều An,
Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam ổn định đi vào phát triển, ông Trầm Bê lại tiếp
tục cho “ra lò” Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán
Phương Nam (PNS).
Gần đây, sau Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank khoảng giữa năm 2012,
ông Trầm Bê chính thức rời ghế Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam để giữ vị
trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Đây là đại gia có nhiều bí ẩn nhất trên thị trường tài chính. Tuy từ lâu trong
giới doanh nhân vẫn biết đến ông Trầm Bê là một trong những đại gia có tiềm lực
trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nhưng những thông tin liên quan tới
doanh nhân này rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ
đến khi vụ thâu tóm Sacombank, cái tên Trầm Bê mới nổi như cồn.
Đinh Bách
Tô Văn Trường - Mày đang ở đâu đấy?Trong giới làm báo, tôi quen biết nhiều người
nhưng “hợp gu” nhất là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Huy Đức. Anh Tuấn từ hai bàn
tay trắng, trải qua bao nỗi khó khăn vất vả hơn chục năm trời mới xây dựng nên
được thương hiệu của tờ báo điện tử Vietnam.net (VNN) để rồi lại ra đi tiếp tục
sự nghiệp cũng đầy gian truân là xây dựng thương hiệu Viện Trần Nhân Tông ở
Harvard. Huy Đức nhận được Nieman Fellowship đi học ở Harvard một năm. Một sự
tình cờ, cả hai nhà báo nổi tiếng nói trên đều đang ở Harvard.
Bài viết mới đây “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy
Đức đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Có 2 luồng ý kiến nhấn mạnh
các khía cạnh khác nhau. Luồng thứ nhất quan tâm tới nguy cơ đổ vỡ về kinh tế
và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm chủ yếu gây ra nguy cơ
này. Luồng thứ hai không đánh giá thấp sự đổ vỡ về kinh tế song lo ngại rằng
nếu chĩa mũi nhọn chỉ tập trung vào đây thì những kẻ theo Tầu (kể cả bọn quan
thầy của chúng) càng hoan hỉ, càng dễ bị tránh đòn mà bọn này là những kẻ nguy
hiểm nhất hiện nay. Không thể xem thường bàn tay “lông lá” nhiều mưu kế thâm
hiểm của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Trong thời đại tin học mà người ta vẫn giữ tư duy
“tường lửa”! Suy cho cùng chỉ vì những người quản lý vận hành đất nước không
thấu hiểu (hoặc biết mà không muốn làm theo) chân lý thông tin công khai minh
bạch là thể hiện sức mạnh, uy tín và sự khôn ngoan của giới cầm quyền.
Tuy nhiên, có những vấn đề không thể chờ đợi. Trong
giới trí thức dù là trí thức trong bộ máy nhà nước hay trí thức độc lập đều cần
có mẫu số chung là suy ngẫm tìm đường ra cho bài toán nan giải đối với tình
hình có thể dẫn tới “vỡ trận” về kinh tế tác động xấu đến cuộc sống của người
dân, đặc biệt là các tầng lớp nghèo khổ đã khốn cùng đi liền với nguy cơ đất
nước bị xâm phạm chủ quyền và bị thôn tính nặng nề hơn.
Trước hết nói về chính trị, về nguyên lý dù bất cứ
chế độ nào mà những người đứng đầu gây ra bao đổ vỡ, tạo ra cả môt xâu chuỗi bộ
hạ tham nhũng làm giàu cho riêng tư mà không chịu trách nhiệm gì, lại không
biết tự xử thì chế độ đó khó lòng đứng vững. Ở đời người ta thường nói mất tiền
là mất ít, mất uy tín là mất nhiều nhưng mất lòng tin mới là mất tất cả. Lòng
tin của dân đối với lãnh đạo hiện nay như thế nào thì chắc chắn các vị “công
bộc của dân” đều hiểu cả.
Về kinh tế ngắn hạn thì bắt buộc phải hạ thấp được
lạm phát, đồng thời giải quyết được nợ xấu, nếu không sẽ tạo nên bấn loạn xã
hội có thể nói là sẽ chưa từng thấy.
Về kinh tế tương đối dài hạn không nên sử dụng giải
pháp ngửa tay xin IMF trợ cấp vì mất hết chủ quyền. Lại càng không nên in thêm
tiền để gia tăng thêm tình trạng lạm phát, không nên lấy tiền Nhà nước, thực
chất là tiền thuế của dân, để giải quyết nợ xấu. Với cách làm đó, ai cũng có
thể kêu nợ xấu, hoặc chưa xấu đã kêu xấu để được Nhà nước rót tiền “giải cứu”,
trong khi chính họ kinh doanh tiền tệ, lấy công làm tư, dẫn tới bị thất thoát.
Cần phải làm ngay các biện pháp là không cho phép
các tập đoàn (dù công hay tư) nắm ngân hàng. Nguyên tắc: doanh nghiệp phi tài
chính không được làm chủ doanh nghiệp tài chính. Không cho phép ngân hàng này
làm chủ ngân hàng kia (tức là có cổ phiếu lẫn nhau). Ở các nước họ ấn định
không cho trên 1 tỷ lệ cổ phiếu và không được ngồi trong hội đồng quản trị.
Nhưng để khỏi phức tạp, ở VN thì nên không cho phép. Phải cương quyết không cho
phép các công ty và tập đoàn nhà nước lập các công ty con, hoặc có cổ phiếu ở
các công ty con. Ăn cướp đất của dân, nhất là ở địa phương, là kết quả của việc
thiết lập các công ty con nửa tư, nửa công nhằm làm sân sau cho quan chức và
người nhà tập đoàn. Không cho phép lãnh đạo (kể cả Thủ tướng) ra lệnh cho ngân
hàng cho tập đoàn vay. Nguyên tắc: thiết lập cơ chế, luật pháp minh bạch nhằm
quản lý công ty nhà nước. Giảm thiểu tới mức tối thiểu các công ty nhà nước.
Giám sát, kiểm soát, hạn chế tối đa thất thoát lãng phí, tham ô từ các dự án
đầu tư công. Nhiều người ở TW và địa phương đều biết rõ làm bất cứ việc gì cũng
phải lót tay! Nhiều công trình không phải chỉ có chung chi 30% mà còn hơn thế
nữa. Họ biết rõ nhưng không nói công khai vì ngại ảnh hưởng đến công việc và
mang phiền toái cho bản thân trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Cứ nhìn vào
thực tế thấy rõ các công trình của ta đầu tư đắt nhất thế giới, nhưng chóng
hỏng, xuống cấp nhanh nhất thế giới là đủ hiểu lãng phí, thất thoát chảy đi
đâu?
Khôi phục kinh tế và chống tham nhũng tạo điều kiện
thiết yếu cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền. Đồng thời sự nghiệp bảo vệ đất
nước đòi hỏi nhà cầm quyền phải có thái đô, chính sách rõ ràng, không mập mờ,
mềm yếu, phát huy được sức mạnh của lòng dân và tranh thủ được tốt hơn sự ủng
hộ quốc tế.
Trở lại bài viết “Bẫy việt vị của Thủ tướng”! Nhiều
người hỏi độ tin cậy như thế nào? Tôi biết Huy Đức từ khi 2 anh em còn làm việc
với ông Sáu Dân. Có thể hiểu Anh thuộc típ người có tay nghề cao, tâm huyết, và
đầy bản lãnh dù cuộc đời cũng lắm truân chuyên. Huy Đức luôn chịu trách nhiệm
với những gì mình viết. Theo nguồn thông tin kiểm chứng riêng của tôi, các sự
việc Huy Đức viết ra là đúng với sự thật! Đã làm việc chẳng ai tránh được các
khuyết điểm. Đời người thật ngắn ngủi bất cứ ai rồi cũng về với cát bụi. Thủ
tướng Võ Văn Kiệt trong cuộc đời hoạt động của mình, cũng không tránh khỏi các
khuyết điểm, thiếu sót nhưng ông luôn lắng nghe những ý kiến góp ý phê phán để
suy ngẫm kịp thời sửa chữa, biết nhìn lại mình từ những việc nhỏ nhìn ra những
việc trọng đại của đất nước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ
vì thế, ngay cả khi đã đi xa, hình ảnh của ông vẫn để lại sự kính trọng, tiếc
thương trong người dân.
Không hiểu sao viết đến đây, tôi lại trầm ngâm suy
nghĩ về tin nhắn của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung : ” Trường ơi, đấu đá nhau thế
này ai thắng đất nước cũng thua! Điều này có nghĩa Tầu thắng! Thực ra hệ thống
này không cứu được nữa nếu nó không nhận ra điều cốt lõi: Nó phải tự chấp nhận
đau đớn lột xác để đổi đời và chọn con đường đi với dân tộc; hoặc không làm
được như thế nó phải chấp nhận sự sụp đổ không có cách gì cứu được. Tại họp mặt
mừng anh Nguyên Ngọc 80 tuổi, tôi đã lưu ý các trí thức nước nhà phải cảnh báo
cho chính mình và cho cả nước là đất nước đang lâm nguy.”
Bên tai tôi lại văng vẳng tiếng nói trầm ấm thường
gọi qua điện thoại của ông Sáu Dân: “Mày đang ở đâu đấy”? Tôi hiểu rằng ông Sáu
không chỉ hỏi tôi về nơi chốn mà còn muốn biết tôi đang có suy nghĩ gì về thời
cuộc. Và tôi nghĩ đây cũng có thể là câu hỏi mà vong linh của ông Sáu đặt ra
cho giới trí thức trong bối cảnh phức tạp và đầy thử thách của đất nước và dân
tộc.
Tại khu vực nội đô của các thành phố lớn, điều kiện
để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗxe. Người không có hộ khẩu
tại các thành phố lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất năm năm trở lên mới
được đăng ký phương tiện cá nhân.
Đây là một trong những nội dung của Dự thảo đề án
“Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn” của Bộ
GTVT vừa gửi các bộ, ngành và UBND các thành phố lớn đóng góp ý kiến.
Phạm vi áp dụng của dự thảo là 5 thành phố lớn: Hà
Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.
Dự thảo đề ra 3 giải pháp vềthuế, phí, phí sở hữu
phương tiện cá nhân nhằm tác động vào kinh tế của người sửdụng phương tiện;
giải pháp quản lý sở hữu phương tiện; các tiêu chuẩn về mặt kỹthuật, môi trường
của phương tiện.
Theo dự thảo, tại khu vực nội đô của các thành phố
lớn, điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. Khuyến
khích tất cả các phương tiện chuyển nhượng, thực hiện sang tên chính chủ sẽ được
hưởng mức phí chuyển nhượng thấp và hỗ trợ các thủ tục trong 12 tháng.
Dự thảo đề ra việc cấp hạn ngạch cho số phương tiện
được phép đăng ký mới theo năm (cấp quota) đối với từng thành phố trên cơ sở
tính toán phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng của thành phố đó.
Đặc biệt, phương tiện đăng ký mới tại các thành phố
lớn phải đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường như khí thải, tiếng ồn... tương
đương tiêu chuẩn Euro 3 đến 5 đối với ôtô. Với xe máy, dự thảo quy định niên
hạn sử dụng và sẽ thực hiện đăng kiểm.
Dự thảo cũng đề ra niêm hạn sửdụng, trong đó quy
định xe gắn máy tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện vểniên hạn sử dụng
theo quy định. Quy định niên hạn đối với các loại phương tiện vận tải đặc thù
(taxi, xe buýt…) nhằm hạn chế số lượng phươn tiện không đảm bảo kỹ thuật, giảm
ô nhiễm môi trường.
Hạn chế sở hữu theo thời gian sinh sống tại các
thành phố lớn, theo đó người không có hộ khẩu tại các thành phố lớn phải có
thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá
nhân...
Không nên hạn chế bằng quản lý
Sau khi nhận được Dự thảo “Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại
các đô thị lớn”, UBND TP.Hà Nội cũng đã tổ chức họp bàn đóng góp ý kiến.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho
rằng, chi tiết: Để đăng ký phương tiện cá nhân đối với người không có hộ khẩu
tại các thành phố lớn là phải có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở
lên" không khả thi. Bởi, người dân có thể sử dụng xe đăng ký ngoại tỉnh và
đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố khác.
Đồng thời, ông Tân cũng cho rằng nên bỏ nội dung: "Tại khu vực nội đô các
thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ
xe" bởi biện pháp này đã đưa vào triển khai nhưng không khả thi.
Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cũng
cho biết, các thành phố chỉ hạn chế được bằng chính sách thuế, không nên hạn
chế bằng quản lý. Vì không thể cấm người dân mua 3 - 5 ôtô nhưng có được lưu
hành trong nội đô không là do quy định của thành phố.
Đại diện Sở Xây dựng cũng cho rằng cần hạn chế
phương tiện cá nhân bằng biện pháp tăng thuế, phí, đặc biệt tăng phí chuyển
nhượng, thuế tiêu thụ đặc biệt cao sẽ hạn chế được ôtô con.
Gia Văn
Tiếp xúc với PV tại Khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, anh
Tuấn thều thào cho biết khoảng 21 giờ ngày 6-9, anh cùng một số người đánh bạc
tại nhà một người dân tại ấp Tân Phú thì bị công an xã vây bắt.
Khi chủ nhà mở cửa trước ra thì công an ập vào bắn trúng bụng anh Tuấn. Viên
đạn xuyên qua áo thun đi thẳng vào vùng bụng gần rốn, máu ra rất nhiều.
Theo lời anh Tuấn, người bắn anh tên là Xệ, công an viên xã Tân Phú. Khoảng
cách khi bị bắn giữa anh và ông Xệ khoảng 1,5 m.
Anh Tuấn đang được điều trị tại bệnh viện
Sau khi bắn trúng anh Tuấn, công an xã tiếp tục
khống chế những người đánh bạc rồi mới đưa anh đến trạm y tế. Tại đây, nhân
viên y tế chỉ xem xét qua loa, không rửa vết thương mà chỉ băng lại và nói
“xong rồi”.
Anh Tuấn phản ứng thì mới được công an xã chở ra Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cấp
cứu. Tại đây, anh được chỉ định phẫu thuật để lấy viên đạn cao su từ bụng ra.
Theo ông Dương Thanh Tuấn, khi bắt nhóm đánh bạc, một số người đã có hành vi
chống đối nên công an xã đã nổ súng. Trường hợp anh Tuấn bị bắn trúng là do anh
chống cự và có ý định bỏ chạy về nhà.
Chị Ly, chị ruột của anh Tuấn thông tin thêm, khi vụ việc xảy ra, công an xã đã
cử người túc trực ở bệnh viện đến sáng ngày 7-9 mới về.
Đến 16 giờ ngày 7-9, phó chủ tịch xã Tân Phú đã đến thăm hỏi anh Tuấn, động
viên gia đình.
Theo chị Ly, vị phó chủ tịch xã này đã hứa hẹn sẽ họp và có biện pháp kỷ luật
thích đáng đối với công an viên gây ra vụ việc.
Kính gởi các nhà giáo hiện tại và tương lai:
Kính thưa các nhà giáo:
Tôi ký tên dưới đây là Hoàng Hữu Phước, Thạc sĩ Kinh
doanh Quốc tế, Cử nhân Anh văn, nguyên giáo viên biên chế trường Cao Đẳng Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh (1981-1986) các bộ môn Lexicology, Composition,
Grammar, Translation, và British Literature & Civilization; giáo viên thỉnh
giảng (1985-2000) các trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội (Business Translation
& Interpretation và Business Contracts), các trung tâm ngoại ngữ thuộc Sở
Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh và Trung Tâm Nghiên cứu & Dịch thuật Thành
phố Hồ Chí Minh; và Trung tâm Điều phối Đại học Michigan (Business English),
Nhân ngày khai giảng năm học mới 2012-2013, kính có
đôi lời như sau về những gì tôi đã thực hiện với lòng tự hào một nhà giáo Việt
Nam, ngõ hầu (a) nhắc lại những kỷ niệm đẹp giữa tôi và hàng ngàn sinh viên học
trò tôi, (b) mạo muội xung phong phơi mình minh bạch để làm đối tượng cho sự so
sánh với các nhà giáo hiện tại để cùng nhau học hỏi tìm ra cách thức ưu việt
cho cộng đồng nhà giáo, và (c) rụt rè chỉ bảo các nhà giáo tương lai tức các em
sinh viên ngành sư phạm và các học sinh mong muốn làm vị tướng lĩnh trên mặt
trận đánh giặc dốt từ thành lũy giáo dục của nước nhà.
1) Tư cách nhà giáo đối với danh dự bản thân:
Ở Việt Nam Cộng Hòa, người ta vào ngành sư phạm khi
hội đủ tất cả những điều sau:
a) có học thức uyên thâm, uyên bác, chuyên sâu,
chuyên nghiệp;
b) có mong muốn có nhiều thời gian rỗi để sáng tác,
nghiên cứu, viết lách xuất bản, hoặc để làm thêm những “nghề tay trái” khác;
c) có sẵn “thần uy” phù hợp với tư cách và tư thế
một nhà giáo;
d) hiểu rất rõ tất cả những thuận lợi và những khó
khăn của nghề sư phạm và có đủ bản lĩnh để hóa giải các khó khăn đó;
e) có lòng tự trọng rất cao, lòng tự hào rất cao, và
lòng tự mãn rất cao;
f) có sức khỏe phù hợp; và trên hết là
g) có tinh thần trách nhiệm rất cao đối với chức
nghiệp nhà giáo.
Hiểu rõ bảy lý do tiên quyết trên, tôi đã mơ ước
được làm một thầy giáo, trong khi những người học chung lớp với tôi (không phải
là “bạn học” của tôi, vì tôi rất kén chọn người có phẩm giá cao và đức hạnh
tương xứng để gọi là “bạn”) chỉ mơ màng và ra sức chạy vạy – kể cả vào Đoàn hay
Đảng – để được phân công về thương nghiệp, du lịch, hay dầu khí, vốn là những
ngành “thời thượng” hái ra tiền vào thủa ấy (những năm đầu sau giải phóng). Về
việc học (tiếng Anh), tôi đã tập trung cao độ để đọc nhiều sách của mọi lĩnh
vực, từ văn chương đến quân sự, từ kinh tế-kỹ thuật đến triết học và y học, mỹ
thuật và sử học, v.v., nắm bắt cho bằng được các tinh túy tinh hoa của các
“trận địa” này, vì nếu không giỏi hơn thiên hạ, dứt khoát không thể nào có đủ
tư cách làm một nhà giáo.
Đối với những cái gọi là “khó khăn” của nhà giáo,
thu nhập luôn là điều quan trọng và nghiêm trọng hàng đầu. Hiểu rõ – thậm chí
là rất rõ – điều này tức là phải đối mặt với cảnh không-thể-giàu, tôi đã hoạch
định cho tương lai của một nhà giáo thực thụ: sẽ dùng thời gian rỗi để làm thêm
những việc gì (chẳng hạn như dạy thêm tại các trung tâm, dạy kèm, nhận dịch
thuật, và biên soạn giáo trình hay sáng tác, v.v) để không bao giờ phơi bày
trước mắt học trò và xã hội hình dung đói khổ tiều tụy thiếu trước hụt sau của
một nhà giáo. Để giáo dục học trò về tư cách nhà giáo, về nghề giáo, tôi đã
miệt mài làm việc và với tổng thu nhập ít ỏi kiếm được hàng tháng, tôi vẫn có
thể thu xếp để ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ, chu cấp cho ông bà ngoại ở Trà Ôn
(Tỉnh Vĩnh Long), nuôi một đàn em ăn học trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh) và
ngoài nước (Thành phố Minsk và Krasnodar, Liên Xô), tôi vẫn đều đặn hàng tháng
gởi tiền cho những sinh viên lớp tôi chủ nhiệm, đã tốt nghiệp và đang là giáo
viên Anh Văn ở các huyện Xuân Lộc, Long Thành, thành phố Biên Hòa(Tỉnh Đồng
Nai), v.v. để phụ các em vượt khó, đừng bỏ nghề giáo, vì luôn có Thầy bên cạnh
động viên, đồng cam cộng khổ với các em, để các trường vùng sâu vùng xa không
phải thiếu giáo viên Anh Văn để học sinh trung học ở các tỉnh được học tiếng
Anh.
Với lòng tự trọng, tôi soạn giáo trình và nhận đánh
máy giáo trình (stencil để in roneo) tiếng Anh mà không nhận thù lao để sinh
viên bớt phải lo toan chi phí. Và sau giờ giảng dạy chính thức chính quy, tôi
đạp xe mini như bay đến các trung tâm ngoại ngữ dạy thêm từ 17 đến 21 giờ mỗi
tối, để rồi đến ngay ký túc xá dạy phụ đạo miễn phí cho sinh viên lớp tôi (và
lớp khác) tại bếp ăn tập thể với nến cắm trước mặt mỗi em làm đèn học tập, và
với mùi nước mắm nồng nặc vây quanh. Không cho phép sinh viên được mua bất kỳ
thức ăn thức uống nào, tôi chỉ có thể thở dốc, uống cả một ca nước khi về đến
nhà lúc 23 giờ 30, tắm gội vội vàng để kịp ăn tô cơm (tức là tô bo bo hay tô có
hai cục bánh làm từ bột mì vo tròn và luộc thành bánh nhão) với thức ăn gồm rau
càng cua (hái ở lề đường), nước tương (mua tiêu chuẩn ở hợp tác xã, tính bằng
“môi” tức chiếc muỗng to), và quả ớt hiểm, để còn kịp đọc sách, soạn bài giảng
cho sáng hôm sau, hoặc sáng tác một bài thơ tiếng Anh để tối mai gởi tặng người
yêu (là một cô học trò).
Với tinh thần trách nhiệm khi nhận một “nhiệm vụ bất
khả thi” (dạy một lớp “tỉnh”, có tỉnh như Long An gồm toàn “sinh viên”…chưa hề
học tiếng Anh ở tỉnh do không có giáo viên ở các lớp trung học, được địa phương
“năn nỉ” đi học để hy vọng có cán bộ giáo viên biết tiếng Anh với bao tiêu
chuẩn cao được hứa hẹn cho ngày vinh quy bái tổ), nghĩa là trong 3 năm phải làm
các sinh viên ấy thành những giáo viên tiếng Anh chất lượng cao ngang bằng sinh
viên thành phố đã học tiếng Anh suốt 7 năm trung học, tôi đã cho họp lớp và nói
thẳng với các em rằng các em chỉ có một con đường là biến 3 năm thành như 6 năm
bằng cách phải học luôn ban đêm với lời cam kết của tôi là các em sẽ trở thành
những nhà giáo đạt yêu cầu một cách trung thực, tự hào. Và thế là tôi dạy thêm
cho các em từ 21g đến 23g hàng đêm. Các em chỉ cần xin tiền cha mẹ dưới quê để
mua…nến (đèn cầy) mà thôi. Và cái nhà ăn tập thể ấy dần dần trở thành nơi huyên
náo về đêm với sinh viên nhiều lớp tỉnh khác thuộc quyền chủ nhiệm của các giáo
viên khác xin vào “học ké” thật tích cực, thực hành ngôn ngữ giữa chốn tù mù,
leo lét, nồng nặc mùi nước mắm ấy. Kết quả của lớp tỉnh Đồng Nai do tôi chủ
nhiệm sau 3 năm học ấy là: tốt nghiệp 100%, có sinh viên đạt danh hiệu sinh
viên duy nhất xuất sắc toàn Khoa ngoại Ngữ (vượt qua tất cả các lớp ưu tú của
thành phố và của tất cả các ban Nga Văn, Pháp Văn và Anh Văn), và có sinh viên
đạt danh hiệu sinh viên duy nhất xuất sắc toàn trường (em Hoàng Thị Kim Hương,
trở thành giáo viên giỏi Tỉnh Đồng Nai, về sau đã tử nạn trên đường đi dạy).
Và cuối cùng, song không kém phần quan trọng, là vấn
đề thể lực. Suốt gần một thập kỷ dạy học chính thức chính quy, tôi chưa bao giờ
xin nghỉ ốm hay nghỉ phép, trở thành giáo viên hay được đồng nghiệp nhờ dạy thế
vì họ nghỉ ốm, mà bịnh thường nghe nói đến là viêm họng, viêm thanh quản, ho
hen, và … mệt. Tôi nổi tiếng nhờ có giọng nói rất to, đến độ gây phiền phức cho
các giáo viên ở các lớp bên cạnh, dù tôi dạy ở giảng đường cao rộng một lúc hai
lớp gần trăm người, không có micro (do cúp điện một tuần 6 ngày từ 7g sáng đến
17g chiều), nhưng lại được các sinh viên ở các phòng bên cạnh mong chờ vào
những buổi thi luyện nghe do tôi đọc quá to quá rõ nên các em ấy nhờ nghe
“xuyên tường” mà làm bài kết quả tốt hơn.
2) Tư cách nhà giáo đối với học trò:
Ngoài cái gọi là “thần uy” đã nêu ở trên, vốn sẵn có
như một thứ “trời ban”, tôi luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề tư cách và tư thế
một nhà giáo. Nhiều nhà giáo nam thời ấy rất thích “thoải mái” nên đua nhau mặc
áo sơ mi ngắn tay, kiểu có “bo” tức viền nẹp dưới vạt áo quanh thân và vạt áo
cũng ngắn, bỏ ngoài. Đây là kiểu áo mà ngành công an nước ta hay mặc. Và tất
nhiên, “thoải mái” sẽ đi kèm với dép lê hay giày sandal, còn “đồ nghề” dạy học
thì để trong túi vải đeo vắt vẻo bên nách. Tôi thì khác: luôn mặc sơ mi dài
tay, bỏ trong quần tây dài (hai ống) sậm màu, đi giầy ủng hoặc giầy thể thao,
và để đồ nghề trong một chiếc cặp Samsonite mà 20 năm sau giới doanh nhân hay
dùng. Không bao giờ để mình xuất hiện trước học trò dáng vẻ không nghiêm túc,
không sang cả, không trang trọng. Đó là cách tôi muốn sinh viên phải noi theo
sau này, để các em biết tôi vui thích, yêu thích nghề giáo, và giữ sự trang
trọng không những trong giảng bài, trong trò chuyện, trong trau chuốt ngôn từ
(tiếng Việt và tiếng Anh), mà còn trong phong cách sống, phong thái làm việc.
“Lời nói luôn đi đôi với việc làm”. Đó là khẩu hiệu
nghiêm túc của cuộc đời tôi, bất kể đối với vai trò một nhà giáo hay một doanh
nhân, bất kể đối với đối tượng là học trò hay người con gái tôi yêu, và bất kể
thời gian lúc còn học tập hay đã nhuốm bạc râu tóc mi mày. Tôi đã không bỏ nghề
giáo, và hàng trăm sinh viên của tôi hiểu vì sao tôi sau đó phải rời xa bảng đen
phấn trắng (một nhà báo thời ấy cũng biết rất rõ, sau đó anh này làm tổng biên
tập một tờ báo lớn của Việt Nam, nay đã nghỉ hưu và dành thời gian cho sáng tác
văn học). Tôi đã luôn ở cạnh các em với việc trợ giúp cho các em vượt khó trong
đời sống (cho đến khi các em lần lượt thành công và nói tôi đừng gởi tiền trợ
giúp nữa), và đạp xe đi dự giờ lên lớp của các em dù nơi dạy của các em có đoạn
tôi phải vác xe đạp lên vai và xắn quần lên quá gối để … vượt lũ, để các em
vui, và để các em không bị nạn “ma mới bắt nạt ma cũ” vì các cô giáo Anh Văn
tại chỗ khi thấy “Thầy Phước” đến mà ngón tay chưa đeo nhẫn cưới đã rất ái mộ
và nghe theo lời gởi gắm của Thầy Phước để “chăm lo” cho các em học trò mới tốt
nghiệp của Thầy. (Xin thêm một chuyện vui là cô nữ sinh hoa khôi của một lớp
thành phố khi tốt nghiệp được phân công về ngoại thành đã cầu cứu tôi vì cô bị
các cô giáo tại chỗ ghét do mấy thầy tại chỗ đeo theo cô.
Tôi đã đạp xe đến dự giờ cô học trò của tôi, và sau
đó được biết tình hình đã cải thiện đáng kể do các thầy tại chỗ thấy tôi là đối
thủ cạnh tranh nặng ký nên tự bỏ cuộc không dám đeo theo “hoa khôi của Thầy
Phước”, còn các cô tại chỗ thì xúm xít thân tình với học trò tôi để thăm hỏi
xem ngày nào “thầy ấy đến nửa vậy em?”)
Ngoài ra, tôi còn nghiêm dạy các sinh viên tuyệt đối
không bao giờ được đem quà cáp đến tặng tôi, còn trong Ngày Nhà Giáo, nếu muốn,
các em có thể đeo lên áo tôi những hoa giấy do tự tay các em làm. Kết quả là
vào Ngày Nhà Giáo hàng năm, tôi là giáo viên duy nhất ngực gắn đầy “huy chương”
hoa hồng giấy, và năm nào tôi cũng bị hỏng một áo sơ mi do bị mồ hôi làm lem
màu giấy hồng dính áo không thể giặt trắng trở lại được, và cho đến tận ngày
nay, các em vẫn còn nhớ lời dạy đó. Chưa kể, tôi cấm các em đến nhà tôi lễ Tết
với lý do tôi phải đi Tết các Thầy Cô của tôi nên không ở nhà ngày mùng 3, và
các em phải ở nhà để đón học trò của các em, rằng em nào đến nhà tôi ngày mùng
3 có nghĩa là em đó đã…bỏ nghề.
3) Tư cách nhà giáo đối với chức nghiệp:
Tôi rất ngạc nhiên khi cách nay mấy ngày trên VTV có
làm phóng sự phỏng vấn một số nhà giáo như để chào sân cho Ngày Khai Giảng năm
học 2012-2013 này, và trong phóng sự những nhà giáo này nói rằng nếu được lựa
chọn lại, họ sẽ không chọn nghề giáo, và rằng thu nhập quá thấp khiến họ không
sao sống được với nghề giáo. Vài nữ giáo viên vừa phát biểu vừa rưng rưng nước
mắt, và có người khóc.
Tôi ngạc nhiên vì những nhà giáo này đã không biết
cái gì đang chờ đón họ ở cánh cửa sư phạm. Mà nếu đã “ngây thơ khờ dại” không
biết gì cả, chỉ trông mong vào ý nghĩa của “biên chế nhà nước” và nhắm đến sự
“an toàn” lúc về hưu, thì dù cho họ có chọn nghề khác, họ cũng không bao giờ
thành công, và cũng sẽ khóc. Họ cho rằng làm công nhân viên nhà nước sẽ “sướng”
vì được nhà nước nuôi với lương cao và nghỉ hưu với chế độ hậu sao? Họ không
nhận thức rằng yêu cầu của xã hội ngày nay là cực cao, mà tôi dám đoan chắc là
chính họ cũng khó thể tự hào họ là những nhà giáo ưu tú, đào tạo ra bao học trò
ưu tú, và bản thân đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục bao công trình ưu việt.
Tôi ngạc nhiên vì cùng lúc với việc họ thất bại
trong chứng tỏ với học sinh bản lĩnh vượt khó của họ và tài năng quán xuyến
cuộc sống của họ qua những việc làm “tay trái”, họ đã làm phương hại đến nền
giáo dục nước nhà với những lời nói của họ và những giọt nước mắt của họ, mà
khán giả truyền hình còn gồm học trò của họ, phụ huynh của các học trò ấy, và
những người này vừa thương hại các nhà giáo, vừa nhận thấy sự thảm thương bần
cùng túng quẫn của nghề giáo, đủ để triệt tiêu mọi manh nha “yêu” nghề giáo nơi
học trò và đủ củng cố quyết tâm của phụ huynh trong ngăn cản con em theo ngành
sư phạm. Thầy giáo mà không thể sống được với nghề mình đã chọn đến độ phải
khóc lóc thở than, e là khó đủ tư cách để dạy học trò, lực lượng lao động của
mai sau.
Tôi ngạc nhiên vì họ ngây thơ đến độ không hiểu rằng
trên toàn thế giới này không có nơi nào nghề giáo được xem là nghề thu nhập
cao, và rằng ở ViệtNamcó vô số nghề có thu nhập thấp hơn nghề giáo. Loại trừ
các nghề lao động giản đơn như các công nhân vệ sinh, tạp vụ, thì ngay cả những
nghề “cao cấp” hơn như tiếp thị, kinh doanh, thì thu nhập “cao hơn” cũng không
được xem là “đủ sống” bởi người trong cuộc. Đòi hỏi mức lương “sống được” cần
có nhiều thứ như sự cân đối tài chính của nhà nước, chất lượng làm việc và hiệu
quả công việc của người đòi hỏi mức lương “sống được”. Chắc chắn có nhiều sinh
viên tốt nghiệp nha khoa cần có việc làm và chắc chắn có nhiều nha sĩ ở các
trạm xá công than vãn lương không đủ sống. Vấn đề là không ai nhường chỗ làm
cho các sinh viên vừa tốt nghiệp nha khoa, trong khi lẽ ra theo một cách hành
xử công bằng thì người ta không nên nấn ná với công việc người ta hay than thở
và thường xuyên đe dọa bỏ.
Các nhà giáo Việt Nam Cộng Hòa không ai than thở, và
họ dạy học trong đam mê, vui thích, tươi tỉnh, dù không ai trong số họ trở
thành “đại gia tài chính” cả. Các nhà giáo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNamcó
thể sẽ dạy học như vậy nếu:
1) Bộ Giáo Dục đừng tước quyền soạn sách giáo khoa
của giáo viên, như bấy lâu nay dồn tất cả lợi nhuận khổng lồ cho Nhà Xuất Bản
Giáo Dục dù hay có vấn đề về hiệu quả và chất lượng
2) Ban giám hiệu các trường đừng làm tha hóa ngành
giáo dục qua việc bày ra các thứ “vận động phụ huynh đóng góp” (thậm chí như
trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn ở Thành phố Hồ Chí Minh cách nay mười năm đã
vận động phụ huynh đóng góp để trường tổ chức cho giáo viên nghỉ hè ở
Singapore), kinh doanh vô văn hóa phản giáo dục và phạm thượng (như bắt học trò
mua khăn quàng đỏ có in tên trường trên đó), và cướp mất niềm vui hạnh phúc gia
đình học sinh khi trường kiếm chác từ việc bày ra đồng phục riêng (thay vì như
thời Việt Nam Cộng Hòa quy định thí dụ học trò nam mặc áo sơ mi trắng ngắn tay
và quần ka-ki xanh dương đậm, và sự khác biệt giữa các trường là ở chỗ tên
trường trên các băng vải, mà người mẹ nào cũng có thú vui may hay mua quần áo
cho con và khâu băng vải tên trường lên trên túi áo sơ mi của con). Những việc
làm xấu xa vô văn hóa phản giáo dục này khiến đội ngũ giáo viên làm quen với
việc “moi tiền” phụ huynh, dẫn đến thái độ bất kính của học trò, và trong vài
trường hợp đã dẫn đến bạo lực học đường.
3) Các giáo viên khá giả (rất nhiều ở Thành phố Hồ
Chí Minh) và các trường khá giả (rất nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh) nên tổ chức
quyên góp và dùng quỹ tự có để hỗ trợ các nhà giáo không may ở các vùng sâu
vùng xa, đừng để họ bơ vơ chống chỏi với bệnh tật và đơn độc chờ đợi các khoản
cứu trợ của xã hội. Hãy làm cho cộng đồng nhà giáo là cộng đồng có giáo dục
thông qua các hành động tương thân tương trợ thật chủ động, thật tích cực, thật
hiệu quả, thật kịp thời, thật nhân văn, thật “có tình người” như thế, vì niềm
tự hào của ngành giáo dục, vì danh dự nhà giáo, và vì nêu gương sáng với học
sinh..
4) Phụ huynh khá giả đừng bao giờ đáp ứng các “vận
động” của các trường, không dùng tiền và quà để biếu xén các nhà giáo, làm tha
hóa giáo giới:
5) Các sinh viên chỉ nên thi vào ngành sư phạm nếu
hội đủ 7 điều phải có đã nêu trên, đừng vì lý do “miễn đóng học phí” mà vào
ngành sư phạm để rồi sau đó hoặc theo nghề khác, hoặc trở thành nhà giáo kiểu
“cam chịu”, chỉ biết ngóng chờ nhà nước lên lương với đôi dòng nước mắt.
Tôi tự hào đã là một nhà giáo chân chính, bản lĩnh
trong chuyên môn và trong tự lực cánh sinh..
Tôi tự hào đã đào tạo được cho đất nước những nhà
giáo giỏi và những công dân lương thiện.
Tôi tự hào vì đến ngày nay vẫn được học trò tìm đến,
cùng nhau ôn lại những ngày dữ dội, hừng hực, của ngày xưa, và tiếc cho thực
tại của giáo dục ngày nay.
Xin đừng quan tâm đến câu “Hữu Xạ Tự Nhiên Hương” vì
đó là câu của những người yếu thế, ganh tỵ. Xin hãy cho tôi – và mọi người –
biết về những điều kỳ vĩ các vị đã làm để vinh danh nghề giáo, để tôi, các học
trò của tôi, và nhiều người khác có thể so sánh, áp dụng, và kính gởi đến các
vị những lời cảm ơn, lòng kính phục và sự nể trọng.
Xin hãy chứng minh nhà giáo quả thực đáng kính trọng
trên cả mẹ cha (Quân-Sư-Phụ).
Thư bất tận ngôn.
Hoàng Hữu Phước
Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Đó là những bức ảnh lạ lùng trong quá khứ mà cho đến
bây giờ những người đang sống trong thế kỷ 21 cảm thấy không thể tin nổi.
Bức ảnh chụp năm 1964, được đăng trên tờ Popular Science. Trong ảnh là cảnh hai
nhà khoa học Đức quốc xã đang sửa chữa một con robot có hình dáng giống hệt
người. Bức ảnh làm cho người xem có cảm giác run sợ giống như nhìn 2 vị bác sĩ
đang giải phẫu trên cơ thể con người vậy.
Xe đạp đôi cho hai người khuyết tật. Bức ảnh được
chụp vào năm 1890 của thế kỉ 19. Ngồi đằng sau là ông Charles Tripp, sinh tại
Uoodstock, Canada. Khi sinh ra ông đã không có tay nhưng sau này nổi tiếng
thành đạt trong ngành kinh doanh đồ nội thất. Ngồi phía trước là Eli Bowen,
sinh ra tại Ohio, Hoa Kỳ. Người đàn ông không có chân này cũng là do khuyết tật
bẩm sinh.
Bức ảnh chụp vào năm 1881 ghi lại cảnh biểu diễn của
một bác sĩ tên là William Carver. Trong ảnh là cảnh ông cho chú ngựa nhảy từ độ
cao 18,3m xuống dưới nước. Buổi biểu diễn được diễn ra tại thành phố Atlantic,
phía đông nam nước Mỹ.
Ông Carver nói trước đây khi ông đang đi qua một cây
cầu thì bỗng nhiên cây cầu sụp đổ, cả ông và ngựa đều rơi xuống sông. Tai nạn
đó đã khiến ông nghĩ ra ý tưởng này. Và ngành công nghiệp giải trí khi đó muốn
diễn tả lại những cảnh tượng khủng khiếp như vậy để cho khán giả thưởng thức.
Trong bức ảnh chụp năm 1925 này, mọi người nhìn thấy
cảnh tượng hiếm gặp khi một người đàn ông và một người phụ nữ dũng cảm chơi
quần vợt ở hai bên cánh của chiếc máy bay đang bay.
Cảnh tượng này được chụp vào năm 1899, bức ảnh khiến
nhiều người buồn cười vì hình ảnh trông có vẻ giống cảnh khủng bố của một quý
ông đội mũ phớt, mặc com-lê, đeo cà-vạt, đi giầy da. Thực tế đó là nhà phát
minh F.R Simms đang thử nghiệm sản phẩm của mình. Ông gọi phát minh của mình là
“xe bọc thép bốn bánh”.
Chiếc ghế nhìn như một con quái vật sáu chân kì lạ
được làm từ bộ da gấu này là quà tặng của người hâm mộ tặng cho tổng thống
Andrew Jonhson.
Phần nhiều những cô gái đóng mác sinh viên đều chỉ
là để lừa khách làng chơi bởi lẽ cái mác "sinh viên" khiến nhiều đàn
ông mê đắm, như thể họ đang săn được "rau sạch". Ngọc, hiện cải tạo
tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2, vốn là một sinh viên ngành nghệ thuật tại
Thái Nguyên. Sau những phút tâm sự đầy xúc động về chuyện gia đình và con đường
trở thành gái mại dâm, cô bắt đầu tiết lộ hàng loạt những chuyện động trời,
mánh khóe hoạt động của gái gọi, đặc biệt là những sinh viên kiêm gái gọi.
Do là sinh viên nên cơ quan chức năng rất khó kiểm
soát những cô gái gọi "đặc biệt" này. Thực tế các đối tượng thường
chỉ làm theo ca và chỉ đến một điểm sau đó có khách sẽ được phân đi. Khi hết
"ca" ai sẽ về nhà nấy, đặc biệt không tụ tập, ăn chơi nhảy múa như
những gái bán dâm chuyên nghiệp. Ngọc tiết lộ: "Những sinh viên làm gái
thường ăn mặc rất kín đáo. Chỉ khi nào đến nơi tập trung mới cởi bỏ y phục
thường ngày và trở thành "bướm" ngay. Các sinh viên thường có nhiều
bạn bè, nhất là bạn học nên họ sợ lộ". Các sinh viên mới vào nghề sẽ được
các "má mì" lựa từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể từ các nhà hàng,
quán bar…
Ngọc chia sẻ, tại đường dây của mình đa phần là
những sinh viên tại khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm (Hà Nội): "Chuyện mọi người
cứ nói sinh viên trường nghệ thuật hay làm gái bao, mại dâm cũng không oan lắm
đâu anh. Rất nhiều thành viên cốt cán trong đường dây của em là sinh viên
trường nghệ thuật. Thu nhập của tụi em, phập phù thì phập phù thật nhưng cũng
lên tới hàng chục triệu".
Khanh một sinh viên cũng bị bắt lên trại số 2 cùng
đợt với Ngọc chia sẻ: "Ở Hà Nội hiên nay có rất nhiều dịch vụ gái gọi.
Trong số các đường dây gái gọi đó có nhiều sinh viên làm theo ca. Bọn em làm
kín lắm, không bao giờ nhuộm tóc xanh, tóc đỏ. Ăn mặc cũng kín đáo không như
cave chuyên nghiệp".
Việc những gái gọi mang mác sinh viên khi không có
mối cố định mà chỉ đơn thuần tập trung ở những tụ điểm thì sẽ vô cùng khó khăn
bởi cả gái chuyên nghiệp và sinh viên sẽ hoạt động theo nhóm. Ai đến trước sẽ
được ghi vào một cuốn sổ và "hàng" sẽ được điều theo thứ tự từ trên
xuống dưới. Chính vì điều này những cô gái mang mác sinh viên thường xuyên bị
"vợt" khách trước và luôn rơi vào cảnh "trâu chậm uống nước đục".
Khanh tỏ vẻ bức xúc kể tiếp: "Nhiều khi phải cắn răng mà chịu đựng. Lúc đó
phải ngồi bàn với khách ở các tụ điểm ăn chơi để bắt mối quen. Thường thì nếu
ngồi bàn với khác được cho tiền phải trả 50.000 - 100.000 đồng cho "bố
mì". Nếu đi khách ngay tại quán thì sẽ phải trả 100.000 đồng sau khi đi
về".
Khi các cô gái mất đầu tư "không công" tại
một số tụ điểm ăn chơi, họ sẽ sàng lọc những "khách hàng" có thể khai
thác được để mồi chài. Các cô gái này sẽ hoạt động theo kiểu truyền miệng,
chính vì thế cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Hơn nữa, chỉ có những mối
quen, trả "cát-xê" cao và an toàn thì các "sinh viên" này
mới qua đêm, bằng không chỉ chớp nhoáng rồi trở về với lý do gia đình, nhà cửa.
Ngọc tâm sự cô bắt đầu trượt dài không thể dừng lại
chỉ sau một lần đi chơi cùng đám bạn cùng trường rồi đã mắc nghiện ma túy mà
không hề hay biết. Bố mẹ cũng đã rất cố gắng để giúp cô có thể cai nghiện và
chấp thuận để xây dựng gia đình với một người đàn ông gần nhà để yên bề
gia thất. Ngọc đã có một bé trai kháu khỉnh nhưng chồng đã mất sau một tai
nạn giao thông khiến cô không thể kiểm soát được mình.
Cuộc đời của Ngọc sau cái chết của chồng là những
chuỗi ngày bi thảm chìm trong men rượu, ma túy và sau đó trở thành gái mại dâm.
Ngọc chua xót nói cô không còn đường trở về nữa. Ngọc gửi con cho ông bà nội
nuôi rồi lại vùi đầu các cuộc ăn chơi hoan lạc trên thành phố. Cô ân hận nói
rằng chỉ để thỏa chí chơi bời trác táng, hoặc bị dụ dỗ mà nhiều cô gái như cô
đã trở thành gái gọi lúc nào không hay. Ngọc nói rằng không thể đổ lỗi cho hoàn
cảnh mà tất cả hậu quả cô đang gánh chịu chỉ là do lười biếng
Written By Hai Hoang Van on Chủ nhật, ngày 09 tháng
chín năm 2012 | 9/09/2012 07:46:00 SA
(TTHN) - Đây là cái tát thứ ... n cho các blog
thích đưa tin theo kiểu Quan Làm... Thầy bói để câu view. Bịa đặt tin tức nhiều
khi nó cũng đòi hòi nhãn quan chính trị của người bịa tin, chứ đừng để thầy
"bói" mà phán 100 chuyện mà trật tới 99 chuyện thì dễ bị ăn khay của
khách coi bói đập cho vào mặt.
*
Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT
Techcombank, đã xuất hiện tại Phủ Chủ tịch nước để dự Lễ phát hành “Báo cáo
thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012”.
Việc ông Hồ Hùng Anh xuất hiện một cách công khai như một khẳng định ông không
bị bắt như tin đồn đang lan rộng trên mạng internet.
Thông cáo báo chí của Techcombank cho biết,
Techcombank đạt chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012: đạt mức xếp hạng cao nhất.
Sự kiện Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín
nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9, tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng
Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức.
Hữu Vinh
Bầy khỉ sống trong rừng cả triệu năm, bầy kăng-gu-ru
sống ở châu Úc tuổi cũng chẳng kém, nhưng chúng không thể có Lịch sử. Tại sao?
Vì chúng không có nhà nước. Các dòng họ lớn, cho dù gia phả có ghi rõ tên của
từng ông cha hay con cháu cũng không thể có lịch sử, vì gia tộc không bao giờ
là nhà nước cả. Trong các triều đình từ xa xưa, bên cạnh vua thường có hai quan
chép sử, một người ghi những lời vua nói, một người ghi những việc vua làm…
Và theo truyền thống mặc định, thì chỉ có nhà nước
mới có tầm vóc của lịch sử. Thử nhìn một nhà nước khổng lồ như dân tộc Trung
Hoa có dân số đông nhất thế giới, nhưng như mẫu hậu Từ Hi Thái Hậu thường nói
câu cửa miệng “thiên hạ là của nhà Thanh”. Đó là một bà già lọ mọ, lẩm cẩm, xử
tử cả hai đứa hầu gái vì dám chải tóc giống mình. Bà ta làm chủ nước Trung Hoa
có khác gì bằng tầm nhìn của cái bếp trong cung mở rộng ra. Đó là thiên hạ của
một vương gia cha truyền con nối, vua là thiên tử, nhân dân là “con dân” hay
“thảo dân” hoặc “dân đen”, con chim trên trời, con cá dưới nước, rồi đến tất cả
mọi thứ cứ nằm trên đất nước đều là của vua, và nghịch lý chua cay thay, trong
khi vua chúa dùng tiền thuế của dân để ăn chơi sa đọa, thì họ vẫn coi là mình
đang nuôi dân.
Ngay cả bây giờ vẫn tồn tại một nhà nước như Triều
Tiên thực hiện tuyệt đối cha truyền con nối, quốc gia chỉ là thứ gia đình cơi
nới của họ.
Mục đích chính của họ đâu có phải là làm cho dân
giầu nước mạnh, mà chính là làm sao bằng mọi cách để duy trì sự cầm quyền của
gia đình. Điều này cũng chính thức được cố Chủ tịch Kim Jung Il di chúc lại cho
con Kim Jung Un hiện đang là đương kim Chủ tịch nước. Quốc gia hay dân tộc hoặc
nhà nước chỉ là một gia tộc mở rộng, cơi nới hay kéo dài đó chính là sự lạc hậu
thâm căn cố đế của người châu Á, cũng chính bởi thế người châu Á không hề có
tiến bộ về lịch sử, cũng như nhà nước pháp quyền, càng rõ rệt hơn họ chưa từng có
được ý thức thời đại nhắm đích tiến bộ của lịch sử. Chính lãnh tụ lập thuyết
Tôn Trung Sơn có nói: Người Trung Quốc chưa hề có quốc tộc, chỉ có tông tộc và
gia tộc, cả dân tộc Trung Hoa chỉ là một bãi cát rời rạc
Một nhà nước lập hiến hay pháp quyền, nghĩa là quyền
thiên tử của vua chúa đã bị phế truất, nhân dân được trút bỏ mác “thảo dân” để
được làm công dân. Công dân của nhà nước pháp quyền tức là có quyền được bầu ra
những người lãnh đạo nhà nước. Một nhà nước không phải đè đầu cưỡi cổ họ như
vua chúa độc tài, mà nhà nước giúp họ sống tốt hơn trong công lý và pháp luật.
Vậy, hôm nay chúng ta thử bàn về một nhà nước hiện đại đích thực (chứ không
phải cái gọi là nhà nước do gia tộc cơi nới), và một công dân đã đứng thẳng có
quyền tham gia vào quyền cai quản nhà nước (chứ không phải thứ thảo dân quì mọp
hèn và ngu như lợn).
1- Tính thiết yếu của nhà nước Cộng Hòa
Thời cổ đại, triết gia Socrate đã bàn rất kỹ về mô
thức tất yếu của nhà nước Cộng hòa. Điều này đã được học trò của ông là Platon
ghi lại trong cuốn “Cộng Hòa” (La Republique). Một cuốn sách được mệnh danh là
: nếu tất cả các thư viện trên thế giới cháy sạch, thì chỉ cần còn lại cuốn
“Cộng Hòa” là được. Theo tôi cuốn “Cộng Hòa” có thể được ví như “cuốn phúc âm
về chính trị”. Cuốn sách này mang ánh sáng dẫn đường đến mức: trong suốt hai
ngàn năm, nó là mục đích cho cả thế giới tiến đến việc mô hình hóa nền cộng hòa
từ sách vở thành hiện thực nhà nước pháp quyền. Và theo đó hàng loạt các nước
cộng hòa đã ra đời. Nền cộng hòa là bước đi không thể nào khác được, không thể
tránh được, cũng không thể không thực hiện của nhân loại, nếu nhân loại đó muốn
anh bình, hạnh phúc và tiến bộ. Socrate đưa ra hai lý do chính thiết yếu để
thực hiện nền cộng hòa:
- Một: Mục đích của xã hội cũng như mọi người là
phải được sống, được tồn tại và phát triển. (Đây là điều bất khả cãi, vì ai đó
hay dân tộc nào muốn diệt vong thì chỉ là số ít không đáng bàn). Xã hội muốn
tồn tại, thì phải giảm bớt cạnh tranh sinh tồn, nếu cả xã hội là sư tử, lấy đâu
cừu cho sư tử ăn, nếu cả xã hội là cừu, không có cỏ cừu sống bằng gì? Xã hội
con người giống cá tôm ở trong ao kia. Có loài cá ăn nổi trên mặt nước như cá
mè cá chép, có loài lại ăn lưng chừng như cá rô cá riếc, có loài ăn sát đáy như
tôm cua… Nếu con nào cũng đòi ăn trên mặt nước để hít thở ô-xy, hay con nào
cũng đòi ăn sát đáy để lấy nhiều thức ăn thì cuộc cạnh tranh sinh tồn của mọi
loài sẽ rất gay gắt, chúng sẽ tiêu diệt lẫn nhau. Nhưng thiên nhiên thật vĩ đại
và sáng suốt đã tạo ra nền cộng hòa và dân chủ đầu tiên. Các loài đều có tầng
sống và đất sống của mình.
Ở chợ, người bán thịt, bán cá, bán rau, hay hàng xén
đều có thể bán hàng, kiếm lời và sinh sống, rồi người thợ gốm, thợ mộc, hay thợ
rèn đều có thể làm việc và bán sản phẩm của mình, đó chính là hình ảnh của những
con cá ăn ở những tầng khác nhau, và đó chính là hình ảnh về một nền cộng hòa,
đảm bảo cho tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều có thể làm việc và kiếm sống.
Quyền mọi người được tự do sống theo tay nghề và ý thích của mình, đó chính là
quyền dân chủ của mỗi người.
- Hai: Lịch sử của loài người là đấu tranh sinh tồn.
Khi nào thì người ta đấu tranh? Khi bị dồn ép bất công. Liên miên trong lịch sử
dễ thấy nhất là cuộc đấu tranh giữa giới chủ và giới thợ. Người chủ cậy mình có
nhà xưởng và phương tiện đã ép công nhân phải làm tăng ca, trong khi lại giảm
trừ lương của họ. Công nhân liền phản ứng mới đầu là lãn công, trốn việc, sau
đó là ăn cắp sản phẩm của chủ. Chủ điên liên liền gọi cảnh sát, quân đội đến
đàn áp. Một lần rồi hai lần, công nhân bèn tụ tập lại, vùng lên đánh lại chủ…
cứ thế và cứ thế, lúc chủ ra đòn, lúc công nhân phản đòn, cuộc chiến tiêu diệt
nhau không bao giờ dừng lại. Nó chỉ dừng lại khi hai bên sẽ “cộng hòa” tức là
cùng tồn tại có lợi lẫn nhau. Ông chủ sẽ để công nhân thành lập công đoàn,
khiếu nại tất cả những gì ông chủ không làm đúng, ngược lại ông chủ sẽ gọi công
đoàn lên phản ánh những gì công nhân vi phạm hợp đồng… Nhưng nền cộng hòa không
chỉ đơn giản có ông chủ và giới làm công. Mở rộng ra như cái chợ. Nếu người bán
thịt muốn ngồi chỗ tốt bán giá cao, người bán cá thì sao, còn người bán rau
nữa… Hiệp hội những người bán hàng muốn bán giá đắt, hiệp hội mua hàng lại muốn
mua giá rẻ, kết quả là phá chợ. Nay muốn thuận mua vừa bán thì mọi người phải
ngồi lại bàn bạc với nhau những thỏa ước cộng hòa. Và chính phủ cộng hòa được
dựng lên với tất cả các đại diện của mọi ngành nghề dân chúng, để đảm bảo rằng
không một tầng lớp nào bị xử ép hay chịu thiệt thòi cả. Và chỉ có nền cộng hòa
khi mọi người dược đối xử công bằng cho nhau và lẫn nhau thì cuộc đấu tranh
sinh tồn mới hết lý do để nuôi dưỡng ngọn lửa bất bình.
Tuy nhiên vẫn còn rơi rớt vài nước không muốn thực
hiện nền cộng hòa, hay giả đò thực hiện nền cộng hòa “giả cầy”, bởi vì họ không
muốn vì quyền lợi của tất cả dân chúng mà chỉ muốn vì quyền lợi của cá nhân,
gia tộc hay “nhóm lợi ích” của mình. Khi Từ Hi Thái Hậu, do sức ép đòi tiến bộ
của dân Trung Quốc, đã cử hai đoàn nghiên cứu qua Nhật và qua Mỹ để học hỏi về
nhà nước Cộng Hòa. Khi hai đoàn này đã hoàn thành nhiệm vụ, quay về tưởng Thái
Hậu sẽ đem ra thực thi liền, nào ngờ bà ta bảo: đợi mười năm nữa mới thực hiện.
Thực chất việc này là gì? Bà ta không muốn thực hiện, vì nếu có thể chế cộng
hòa, thì thiên hạ đang của nhà Thanh sẽ thành thiên hạ của nhân dân. Than ôi
nếu mất thiên hạ như thế thì còn đâu được ăn trên ngồi chốc, muốn yêu ai thì
yêu, ghét đứa nào quát lôi ra chém là chém. Bà ta già rồi, thực hiện sự tiến bộ
cho dân, cho nước, cho mọi người để làm gì khi mà người khác được sung sướng
hơn thì bà ta phải giảm sự hưởng thụ sa đọa của mình đi. Vì thế trong tâm bà ta
đã quyết, chỉ thực hiện cộng hòa sau khi bà ta chết, đã hạ cánh mấy lần an
toàn, “sau lưng ta là nạn hồng thủy”, ta chết rồi các người muốn làm gì tiến bộ
cũng được. Miễn là ta được sống cho thân ta, sướng đến tận lúc chết thì thôi.
Sau khi Từ Hi Thái Hậu chết, Viên Thế Khải lên ngôi
tưởng sẽ thực hiện Quốc dân đại nghị của nền cộng hòa, nào ngờ đó chỉ là màn
diễn kịch che mắt dân chúng, y và vợ hàng đêm vẫn ao ước mình được làm vua và
hoàng hậu, đóng cửa đem long bào ra mặc. Dù Viên Thế Khải đã làm tổng thống,
nhưng vì lòng tham của cá nhân y thấy như vậy vẫn chưa được toàn quyền như vua,
chưa đủ oai như vua, và chính vì sự tham lam vô bờ đó, y đã bị lực lược cộng
hòa đích thực của Tôn Trung Sơn phế truất. Và phải chết trong xấu hổ vì tội ác
giết vợ và đứa con mới sinh của mình. Y đã cắt gân tự sát. Nhưng bi kịch độc
tài ngai vàng của dân Trung Quốc do những thảo dân chưa kịp đào tạo ý thức công
dân vẫn còn đó. Sau nền độc tài của vua chúa nhà Thanh, Viên Thế Khải, người
dân Trung Quốc lại rơi vào độc tài tập thể của Đảng cộng sản Trung Quốc, ngay
đến tận ngày nay, ở một nhà nước không có pháp quyền đến độ, dân chúng không
được pháp luật bảo vệ, xét xử hay soi xét bằng công lý, chỉ còn biết tự thiêu,
hay đánh bom ngay giữa văn phòng cơ quan quyền lực.
Trung Quốc là hình ảnh của một Việt Nam to, còn Việt
Nam chỉ là bản sao không đầy đủ của một Trung Quốc bé. Thiết nghĩ hình ảnh của
các bài học Độc tài, Toàn tài, cộng hòa giả cầy, cộng hòa che mắt, cộng hòa chỉ
là giải pháp tình thế để quay về chế độ vua chúa độc tài, và độc tài tập thể
của Trung Quốc hoàn toàn là bài học sát sườn để người Việt chúng ta tham chiếu,
thấy hay mà học, thấy dở mà tránh. Bài đã dài, lần sau tôi xin bàn về “Nhà nước
tiến bộ, công dân đích thực”. Xin cám ơn!
Sự việc bắt nguồn từ một vụ án xảy ra vào hồi tháng
rồi tại tỉnh Hồ Nam. Bà Đường Hội liên tục đòi chính quyền địa phương phải phạt
nặng hơn nữa các tên tội phạm đã cưỡng hiếp và ép buộc cô con gái 11 tuổi của
bà làm gái mại dâm. Theo bà, cần phải đem ra xét xử cả những viên công an có
liên can đến vụ việc. Không những đòi hỏi của bà không được đáp ứng, mà bà còn
bị xử phạt 18 tháng trong trại lao cải vì tội « gây bất ổn và làm ảnh hưởng xấu
lên xã hội ». Trước sự la ó phản đối của cư dân mạng và sự ủng hộ của hàng trăm
hộ gia đình cho người mẹ can đảm, chính quyền buộc phải trả tự do cho bà Đường
Hội.
Tác giả viết rằng chính Mao Trạch Đông là người đã
sáng kiến ra trại lao cải. Theo lý thuyết của Mao vào năm 1957, sự cải tạo nhằm
để giáo dục lại những tội phạm thông thường và những kẻ gây rối, nhất là các
trí thức nhân sĩ. Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa, hoạt động của trại lao
cải đã bị gián đoạn do có nhiều công cụ trừng phạt khác. Thế nhưng, vào năm
1980, các trại này lại được đưa vào hoạt động trở lại và còn phát triển mạnh
hơn nữa cho đến ngày nay.
Theo Arnaud de la Grange , tác giả bài viết, nếu
nhìn theo góc độ đàn áp, thì rõ ràng đây là một hệ thống tuyệt vời nhất. Nó cho
phép giam giữ ngoài luật bất kỳ ai trong một thời hạn có thể kéo dài đến 4 năm
mà không cần đưa ra xét xử. Chỉ cần một chữ ký là đối tượng liên quan đã đứng
sau song sắt.
Trở lại vụ án bà Đường Hội, tác giả cho biết dù rằng
bà đã được trả tự do, nhưng điều đó vẫn không làm nguôi được sự phẫn nộ của
người dân Trung Qu ốc. Báo chí cũng như những người đấu tranh cho xã hội dân sự
vẫn tiếp tục đề cập đến sự việc. Mười luật gia có tiếng tăm trong nước đã công
khai gởi một bức thư đến Bộ Tư pháp, đề nghị phải có sự minh bạch trong hệ
thống.
Báo chí trong nước cũng vào cuộc chẳng hạn như tờ
tạp chí Nam Phong song đã cho đăng một loạt bài về chủ đề này. Hay như Tân Hoa
xã còn cho đăng một kết quả thăm dò qua mạng cho biết 87% số người được hỏi
mong muốn hủy bỏ hệ thống trại lao cải.
Tác giả bài viết cho rằng dường như chính quyền Bắc
Kinh đã thấu hiểu thông điệp của người dân. Theo báo chí chính thống, chính phủ
đang thực hiện các « dự án thí điểm » tại bốn thành phố lớn Nam Kinh, Cam Túc,
Hà Nam và Sơn Đông. Bên cạnh đó, một hệ thống « giáo dục và điều chỉnh hành vi
tội phạm » cũng đang được nghiên cứu. Theo đó, công an sẽ không còn được đơn
phương hành động nữa và một số loại tội phạm có thể sẽ được giáo dục tại địa
phương. Một luật sư đã đánh giá cao các biện pháp trên cho là đã có sự tiến bộ.
Nghĩa là, thay vì tước mất hoàn toàn tự do thì nay chỉ hạn chế nó mà thôi.
Le Figaro cho biết, tại Trung Qu ốc hiện nay có đến
350 trại lao cải. Về mặt quy định chính thức, người bị kết án phải « học tập »
ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Do đó, không thể nào làm việc quá 6 tiếng một ngày. Thế
nhưng, sự thật lại khác xa hoàn toàn. Tác giả cho biết, tờ tạp chí Nam Phong
song trích lời thuật của một viên chức thuộc Central Institute for Correctional
Police cho biết các tù nhân phải làm việc hơn 76 giờ trong tuần và chỉ nhận có
4 giờ « giáo dục » trong cùng khoảng thời gian đó. Công việc trong các trại có
thể từ những việc thủ công nhỏ nhặt cho đến những công việc nặng nhọc hơn.
Theo lời giải thích của giáo sư Trần Trung Lâm (Chen
Zhonglin) thuộc đại học Trùng Khánh – người đã từng đề nghị cải cách hện thống
lao động cưỡng bức, với tờ South China Morning Post, hệ thống này trái với các
điều khoản trong Hiến pháp Trung Qu ốc, quy định rằng sự tự do của các cá nhân
chỉ có thể bị hạn chế thông qua luật chứ không phải qua các quy định.
Bài viết kết luận rằng ý tưởng cải cách vẫn còn xa
vời, vì khó có thể hình dung chuyện các nhà lãnh đạo Trung Qu ốc tương lai lại
có thể từ chối một công cụ hữu hiệu như vậy trong ngắn hạn để duy trì một sự ổn
định xã hội bất khả xâm phạm.
Tuần này, nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga hạ thủy
chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số sáu tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mà Hải quân
nhân dân Việt Nam đặt mua năm 2009; sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng
trong việc tìm kiếm khả năng hoạt động dưới đáy biển của Hà Nội. Theo lịch
trình chế tạo và thử nghiệm trên biển, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên sẽ được
giao cho Việt Nam vào cuối năm 2012, sớm hơn nhiều so với thời hạn 2014 như dự
định ban đầu và Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tất cả sáu tàu ngầm lớp Kilo vào
năm 2018.
Chương trình phát triển lực lượng tàu ngầm là một
phần trong kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng mà Hải quân Việt Nam đã bắt đầu
tiến hành từ giữa những năm 1990. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2009, kế
hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam đã gây ra nhiều ồn ào trên các phương tiện
truyền thông về ảnh hưởng của kế hoạch này đối với cán cân sức mạnh hải quân
trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh số lượng và chất lượng, chủ đề này
cần được xem xét kỹ càng hơn.
Tàu ngầm lớp Kilo trong cán cân hải quân Trung –
Việt
Về số lượng, Hải quân Việt Nam không thể hy vọng
theo kịp sự phát triển của hải quân Trung Quốc, do ưu thế kinh tế của nước này.
Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm rất lớn và sẵn sàng tăng cường về số lượng,
tạo ra một khoảng cách không chỉ với Việt Nam mà cả với những quốc gia có tàu
ngầm trong khu vực. Về chất lượng, khả năng mới của Việt Nam hoạt động dưới đáy
biển tạo ra một sự đối trọng đáng tín cậy, tuy không đối xứng, với sức mạnh hải
quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đã trang bị
tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990, do vậy, tàu ngầm của Việt Nam sẽ không
phải là một điều bất ngờ mới mẻ.
Mặc dù vậy, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ gây ra
các lo ngại cho các nhà hoạch định chiến lược hải quân Trung Quốc, vì trong quá
khứ, họ không cần phải tính tới khả năng hoạt động dưới đáy biển của Việt Nam.
Thế nhưng, liên quan đến cán cân sức mạnh hải quân trong khu vực, khả năng mới
mẻ này của Việt Nam sẽ không phải là một thách thức quá lớn đối với ưu thế về
hải quản của Trung Quốc tại Biển Đông, khi nhìn trong tổng thế về khả năng phát
triển tàu ngầm của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và cán cân hải quân ở
Đông Nam Á
Trước khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo, hải quân
các nước Đông Nam Á khác đã mua một số lượng nhỏ tàu ngầm.
Cho dù vừa mới mua thêm tàu ngầm, Indonesia và
Malaysia vẫn còn phải đối mặt với sự yếu kém về khả năng của hải quân, khi tính
tới các vùng biển rộng lớn của những nước này. Đến năm 2018, với tất cả sáu tàu
ngầm lớp Kilo được dự kiến đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có một lực lượng tàu
ngầm lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, dường như các nước có tàu ngầm hiện nay
ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm của họ trong thập kỷ
này.
Tàu ngầm lớp Kilo không phải là một điều lạ lẫm ở
Biển Đông, kể từ khi tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển
này, theo như báo chí đưa tin.
Được các nhà bình luận hải quân phương Tây mệnh danh
là "lỗ đen" của đại dương, tàu ngầm lớp Kilo được trang bị các thiết
bị giảm âm thanh tuyệt vời, như thân tàu được bọc lớp « ngói chống dội âm » để
hấp thụ các sóng âm. Nhưng đây không phải là loại tàu ngầm duy nhất có tính
năng này bởi vì tàu ngầm của hải quân các nước Đông Nam Á khác, nếu như không
hoàn hảo hơn, thì cũng có khả năng hoạt động « tĩnh lặng » tương tự.
Tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không nổi tiếng vì
được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập, giống như các tàu của
Singapore, cho phép kéo dài thời gian lặn mà không cần phải nổi lên mặt nước,
do vậy, được xếp cùng loại như các tàu của Indonesia và Malaysia. Nhìn chung,
tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được trang bị các hệ thống vũ khí tương đương
như các loại tàu đang hoạt động trong khu vực. Đáng chú ý là hệ thống phóng ngư
lôi Klub-S của tàu ngầm, mà Việt Nam được cung cấp, như là một phần trong hợp
đồng năm 2009.
Tên lửa Klub có các biến thể : Tên lửa đối hạm (với
hướng dẫn radar) và tên lửa đối địa (với hệ dẫn hướng quán tính). Loại tên lửa
đối địa này là đáng chú ý. Cho đến nay, không có hải quân của nước Đông Nam Á
nào có khả năng từ một căn cứ ảo như tầu ngầm, thực hiện một cuộc tấn công từ
xa, trên biển, vào mục tiêu trên đất liền, qua đó, cho phép kín đáo mở rộng tầm
hỏa lực vào đến nội địa một nước khác. Đây có thể là nguồn gốc tiềm tàng gây
bất ổn định cho tình hình trong khu vực hiện đang mong manh.
Trong tháng Bẩy năm 2011, Rosoboronexport – công ty
xuất khẩu vũ khí chính của Nga – cho biết, số tàu ngầm lớp Kilo bán cho Việt
Nam có thiết kế “chuẩn – standard” và tên lửa Klub-S được cung cấp cùng với tàu
ngầm cũng là những biến thể “chuẩn”. Điều này có thể được hiểu rằng đó là loại
biến thể của tên lửa đối hạm. Nếu như vậy, thì đây không phải là một khả năng
quân sự hoàn toàn mới mẻ gì trong khu vực, kể từ khi tàu ngầm lớp Scorpenes của
Malaysia có khả năng tương đương, với loại tên lửa Exocet SM-39 của Pháp, và
tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc và Ấn Độ cũng được trang bị các biến thể của
tên lửa đối hạm Klub-S.
Các thách thức đối với Hải quân Việt Nam
Do không phải là tác nhân làm thay đổi cán cân sức
mạnh hải quân trong khu vực, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam không tạo ra một sự
thay đổi cơ bản trong cân bằng sức mạnh hải quân tại đây.
Có lẽ, việc mua tàu ngầm chứng tỏ ý định của Việt
Nam muốn có được đầy đủ khả năng tác chiến dưới đáy biển như là một phần trong
tổng thể các nỗ lực, không phải chỉ để điều chỉnh lại sự yếu kém vốn có trong
hạm đội hải quân cũ kỹ từ thời Liên Xô, mà còn có được một lực lượng hải quân «
cân bằng ». Quyết định mua không phải là ít mà tới sáu tầu ngầm lớp Kilo cho
thấy ý muốn có một lực lượng tầm cỡ đủ khả năng tác chiến, để hải quân có thể
tiếp tục hiện diện trên biển, điều này sẽ khó thực hiện nếu chỉ có một hạm đội
nhỏ bé.
Nhận định này được củng cố khi nhìn vào các nỗ lực
phối hợp của Việt Nam không chỉ muốn mua các thiết bị máy móc, mà còn muốn xây
dựng hạ tầng và đào tạo nhân sự. Trong năm 2010, theo tin báo chí, Hà Nội đã
tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để xây dựng các cơ sở cho tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh,
trong khi gần đây, Việt Nam đã ký với Ấn Độ một thỏa thuận đào tạo đoàn thủy
thủ cho tàu ngầm lớp Kilo. Cũng có thể nhận thấy việc phát triển song song như
vậy trong trường hợp của các lực lượng tàu ngầm khác trong khu vực, như
Malaysia và Singapore.
Mặc dù có chương trình phát triển tàu ngầm, Hải quân
Việt Nam vẫn còn phải lấp một số khoảng trống liên quan đến các khả năng quan
trọng khác, như theo dõi trên biển, khả năng hải quân hiện diện lâu dài tại các
khu vực được coi là mối quan tâm quốc gia, như Biển Đông. Với tất cả sáu tàu
ngầm lớp Kilo được đưa vào hoạt động năm 2018, ngay từ bây giờ, Việt Nam nên
xem xét thăm dò khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước
trong khu vực về lĩnh vực này.
Xây dựng đầy đủ các khả năng trong lĩnh vực tàu ngầm
với các cơ sở sẵn sàng tác chiến, thủy thủ đoàn có năng lực và đưa ra một học
thuyết xác đáng đòi hỏi phải có thời gian. Xét cho cùng, điều này không chỉ phụ
thuộc vào quyết tâm chính trị, mà còn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
(Koh Swee Lean Collin là nghiên cứu viên của Học
viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, một bộ phận trong Trường Nghiên cứu
Quốc tế Rajaratnam (RSIS), thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả đang làm
luận án tiến sĩ nghiên cứu chủ yếu về chương trình hiện đại hóa hải quân trong
khu vực Đông Nam Á).
Tuân Phẹt - 2h sáng. Vo ve vo ve.
Cái lỗ thủng trên màn to bằng nắm tay. Muỗi vào thả giàn. Ghét mấy con muỗi đéo
tả. Hôm nay mới tả được.
Cố gắng bắt một con to nhất. Ru ngủ cho nó. Rồi ngồi kêu vo ve bên tai. Con
muỗi mắt thâm quầng, lảo đảo bay đi…
4h sáng. Tén ten tẻn tèn ten. Có tin nhắn. Giật mình thức giấc:“…Tắt đèn sớm,
nhớ uống thuốc ngủ nhé…”. Được quan tâm hạnh phúc đến phọt nước mắt…
7h, quáng quàng dậy. Hôm nay phỏng vấn ở Công ty mới, lần mần nghĩ đến đợt thử
việc trước ở Mai Linh, trong giấy báo trúng tuyển có ghi “Chỉ đeo cà vạt xanh”,
thế mà lúc đến, thấy chúng nó còn mặc cả quần áo.
Bị đuổi trong nhõn một ngày. Nghĩ đến mà rùng cả mình…
8h, hối hả đến nơi.Rồi cũng đợi được đến lúc vào phỏng vấn. Thằng già nhăn nhở
hỏi: "Quan hệ với đồng nghiệp?”. Lạnh lùng trả lời: "Tuần 2 lần, tuần
khỏe có khi 3 lần!”. Thằng già trợn mắt. Chắc nó tiếc cái tuổi thanh xuân.
10h, đọc báo: "Chen lấn lên xe, 2 thanh niên tử nạn".
Nhìn kĩ lại thì đúng cái bến xe buýt hôm qua mình đi, đúng số hiệu xe ấy, đúng
2 cái đứa bị mình ủn xuống lúc xe sau trờ tới. Thật trùng hợp…
12h trưa, cơm. Sao bây giờ cái đéo gì cũng có chất bảo quản. Lẳng lặng gọi về
cho bu xin ít rau củ cải thiện: "Bu nhớ gửi cho con cái loại toàn phân
tươi í nhé, ăn phân hóa học sợ lắm…”.
Bu già ậm ờ, không biết có nghe rõ không. Thương bu già thắt ruột.
2h chiều, đi họp phụ huynh cho thằng cháu.
Nghe bác Hội trưởng phăm phăm phát biểu: "Tôi đánh giá lớp ta, các cháu
trai ai cũng có tinh, ấy là cái tinh thần học tập…” .
Tỉnh dậy nước dãi vòng quanh mép. Lớp chỉ còn lác đác vài người…
5h, tắc đường. Nan hoa cắm đầy vành. Đầu lênh láng tóc.
Đứng im hít khói xe nhám phổi. Lắp cánh bay thì sợ quýnh dây điện chết còn đau
đớn gấp bội. Cam chịu cam chịu…
8h, trà đá, thấy 1 thằng choai choai đi xe wave tàu, giật túi của chị lao công
rồi phóng vèo qua chỗ mình. Tiện cốc trà đá tạt thẳng vào mặt nó. Thằng choai
choai cắm đầu vào cột điện. Mình đứng dậy bỏ đi.
Phần vì ngại lên báo. Phần vì cảm thấy trên đời còn nhiều việc anh hùng hơn
thế. Lúc sau chạy ra xem, vẫn thấy chị lao công đứng bải lải: "Thằng khốn
nạn nào tạt nước vào mắt con bà….”
10h, giặt quần áo. Nhớ hồi xưa ba hay nói, nếu con chăm chỉ, con sẽ có tất cả.
Đúng là sau này có thật, 2 đôi tất, 1 đôi là tất Cả, to hơn, đôi bé gọi là tất
Thứ, để đi luân phiên trong 6 cái mùa đông.
11h, xem tivi. Chẳng hiểu chương trình nói về cái gì.
Chỉ biết mang máng anh Vương nào đấy làm mất nỏ thần của cơ quan, không báo
Công an, cũng không kêu Tài vụ xuất tiền mua đền cái khác, lẳng lặng bỏ trốn
cùng con gái.
Trộm nghĩ về cái tính vô trách nhiệm của người Việt..
Lại đêm, ném cái dép sang mái nhà hàng xóm, ồn ào, nghe loáng thoáng: "1
giờ rồi mà đéo cho người ta ngủ à?”.
Chỉnh lại đồng hồ rồi thiếp đi lúc nào không hay…
Theo Mai
Thanh Hải
Một Ủy viên Bộ Chính trị thân chinh tới thăm và tặng quà, điều đó là đáng quý.
Nhưng đó không phải là điều mà người dân cần ở ông
Nhớ hồi đầu tháng 8, Ủy viên BCT Phạm Quang Nghị đã có chuyến viếng thăm cậu
học trò nghèo Phú Xuyên vừa đỗ thủ khoa ĐH Dược. Món quà mà ông mang tới là
những lời động viên khen ngợi, kèm theo 1 cuốn sổ tiết kiệm và một chiếc xe
đạp.
Đó là món quà quý, rất quý đối với cậu trò từng ròng rã 10 năm tới trường trên
một chiếc xe “cha truyền con nối” vừa đồng nát, vừa cà rịch cà tàng chằng buộc
tứ tung, han rỉ khắp nơi.
Nhưng còn cần bao nhiêu cuốn sổ tiết kiệm, bao nhiêu chiếc xe đạp cho đủ với sự
nghèo đói của những đứa học trò nghèo, nghèo và hiếu học?
Ở Nghệ An, có “chú bé bán diêm” đạp xe vượt 300 km với bánh mì, nước lọc và 30
ngàn đồng trong túi lai kinh ứng thí. Ở chốn sơn cùng thủy tận giáp giới Việt-
Lào, “hạt giống quý” của tộc người ngủ ngồi Đan Lai 3 lần xin đi học nhưng vẫn
bị loại, hoặc thấp bé nhẹ cân (vì thiếu ăn) nên không đủ “chuẩn” vào thiếu sinh
quân, hoặc thiếu điểm vào đại học, hoặc “không thuộc diện nghèo 30a” nên không
được xét tuyển. Và, đúng vào ngày lễ tựu trường, lại thêm chuyện cô trò nhỏ ở
Đà Nẵng phải bán tóc lấy 500 ngàn nộp học phí.
“Em thấy không có chi đặc biệt cả mà. Em chỉ làm việc em nghĩ mình nên làm và
có thể làm được thôi”- Cậu bé bán diêm xứ Nghệ nói với báo chí về chuyện từ
chối 2 triệu đồng mà cha cậu phải vay nóng, trong cảnh đang nợ chồng nợ chất,
để bánh mì nước lọc cầm hơi đi thi. Còn cô bé Đà Nẵng, trong số 500 ngàn kiếm
được từ việc bán tóc, cô dành ra 25 ngàn đồng để mẹ đong gạo.
Nhưng những nỗ lực của những đứa học trò, chót sinh ra trong cảnh bần hàn, mới
chỉ giúp đưa chúng đến ngưỡng cửa của sự khốn khó. Bởi, ngay trong ngày khai
giảng, báo chí đã lại nhắc đến câu chuyện muôn thủa “cắn răng tự nguyện” trong
việc đóng những loại phí phi chính thức ở đủ mọi cấp học.
Một Ủy viên Bộ Chính trị thân chinh tới thăm và tặng quà, điều đó là đáng quý.
Nhưng đó không phải là điều mà người dân cần ở ông. Đó cũng không phải là việc
thiết thực nhất mà một chính khách có thể làm. Bởi suy cho cùng, chiếc xe đạp,
cuốn sổ tiết kiệm cũng cần. Nhưng điều những đứa trò chót sinh ra trong cảnh
bần hàn cần hơn ở các vị chính khách, còn là mức học phí, và đặc biệt là những
khoản lệ phí dưới danh nghĩa “tự nguyện”- phải ở trong khả năng cho phép, để
mỗi độ vang vang tiếng trống khai trường, sẽ bớt đi cảnh bán tóc, để cánh cửa
của sự học không đóng sập trước mặt những người chỉ có mỗi cái tội là “chót
nghèo”
Theo Đào
Tuấn
Điểm Tin Chủ Nhật 09.09.2012
Thiên đường bị đánh cắp (Hai lúa) - Chỉ có loài súc
vật mới không biết đau với nỗi đau của con người, “chỉ có súc vật mới quay lưng
lại với nỗi đau của đồng loại mà chăm lo cho bộ lông của mình”
Báo Nhân dân có phải là
tiếng nói của nhân dân? (BVN) - Gần đây báo Đảng có những phát ngôn lạ,
một trong số đó là bài “Xã hội dân sự” – Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình
đăng trên báo Nhân dân ngày 31/8/2012, tác giả là Dương Văn Cừ
Lo
ngại động đất lan rộng ở Quảng Nam (VnExpress) - Động đất không
chỉ gây rung chuyển huyện Bắc Trà My gần sát với thủy điện Sông Tranh 2 mà dư
chấn còn lan rộng ra huyện Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn... khiến
lãnh đạo Quảng Nam lo lắng.
Bài
toán 6 nghìn tỷ đôla của Triều Tiên (VnExpress) - Triều Tiên có thể
thu được hàng nghìn tỷ USD từ nguồn khoáng sản, nhưng nếu không đổi mới kinh
tế, quốc gia Đông Á sẽ không bao giờ tận dụng được nguồn tài nguyên khổng lồ
ấy.
Huy
Hoàng: 'Tôi lái xe gây tai nạn do say rượu' (VnExpress) - Ngày 8/9, cầu thủ
Huy Hoàng khẳng định, do say rượu nên gây tai nạn giao thông tại thành phố
Thanh Hóa. Tuy nhiên, một cảnh sát giao thông lại cho rằng "Hoàng có biểu
hiện lắc lư rất lạ, nhưng không có mùi rượu".
Trà
Ngọc Hằng hở nhất 'Vũ điệu đường cong' (VnExpress) - Á hậu VN toàn
cầu, Angele Phương Trinh, Vũ Hạnh Nguyên đua mặc ngắn trong đêm nhạc tuyên bố
'cấm phụ nữ đoan trang' tối 8/9 ở Hà Nội, trong đó Trà Ngọc Hằng khoe trọn lưng
trần.
Đổ
xô trục vớt cổ vật ở vùng biển Quảng Ngãi (VnExpress) - Sáng 8/9, hàng
trăm ngư dân đã đưa tàu thuyền, ghe thúng về thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu
(Bình Sơn, Quảng Ngãi) trục vớt cổ vật từ con tàu chìm dưới đáy biển. Các cổ
vật này được cho là từ đời nhà Minh.
Cha
già 'xuống tay' với nghịch tử (VnExpress) - "Bị cáo sai rồi! Bị cáo mong
được sớm về để trông cháu cho các con đi làm kiếm tiền", ông Mến thổn thức
khi ngồi trong vành móng ngựa khai nhận hành vi đâm chết đứa con trai ngỗ
ngược.
Dấu
hiệu đột quỵ và cách xử trí (VnExpress) - Diễn tiến nhanh, khả năng tử vong
cao, theo các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, chứng đột quỵ não vẫn có thể
được phòng ngừa nếu người bệnh sớm nhận ra những dấu hiệu ban đầu và nhập viện
kịp thời.
Bộ
sưu tập Toyota độ thành siêu xe (VnExpress) - Toyota MR2, mẫu
xe thể thao hệ dẫn động cầu sau được sản xuất từ 1984 đến 2007 là một trong các
nguyên mẫu ưa thích của giới độ xe, khi biến nó thành Lamborghini Murcielago
hay Ferrari F430 Spider.
Bài
trí phòng tân hôn theo phong thủy (VnExpress) - Thiết kế nội thất
cho phòng tân hôn luôn được các bạn trẻ chú trọng, trong đó việc trang trí theo
hướng phong thủy, nghiên cứu bố cục nơi "động phòng hoa chúc" là điều
cần lưu tâm nhất.
Trực
thăng Nga đâm vào núi, 4 người chết (VnExpress) - Chiếc trực thăng
vận tải-chiến đấu Mi-35 của Không quân Nga chiều qua đâm vào núi tại Cộng hòa
Dagestan trong điều kiện thời tiết xấu, làm 4 người thiệt mạng.
Trực
thăng Mỹ Osprey gặp thêm sự cố (VnExpress) - Một trực thăng
MV-22 lớp Osprey vừa phải hạ cánh khẩn cấp tại bang Bắc Carolina, một diễn biến
mới tiếp tục gây quan ngại cho người dân Nhật Bản.
Clinton
thúc giục phá bỏ rào cản thương mại (VnExpress) - Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton nói phần lớn lịch sử thế giới trong tương lai sẽ được viết nên
ở châu Á và Mỹ sẵn sàng trở thành một đối tác mang tính xây dựng ở khu vực ở
châu Á - Thái Bình Dương.
6
lầm tưởng đang hủy hoại kinh tế Mỹ (VnExpress) - Mỹ sắp thành Hy
Lạp thứ hai, FED đang cạn vốn và Chính phủ quá dựa dẫm vào Trung Quốc là những
lầm tưởng phổ biến tại cường quốc kinh tế số một thế giới.
Chelsea
bay bổng trên thiên đường (VnExpress) - Chiến công vô địch Champions
League của Chelsea, trận chung kết giữa họ với Bayern, đàm phán Arsenal – Van
Persie… là những nội dung được tờ Goal thể hiện trong qua các hình biếm họa.
Con
số ấn tượng ở chung kết Champions League (VnExpress) - Nhiều ý kiến cho
rằng chức vô địch của Chelsea hoàn toàn do định mệnh sắp đặt. Nhưng, con số
thống kê phần nào cho thấy họ chiến thắng vì thi đấu hiệu quả hơn Bayern
Munich.
Terry
bị châm chọc vì 'sự trơ trẽn' (VnExpress) - Không được chơi trong trận chung
kết Champions League vừa qua, nhưng trung vệ của Chelsea vẫn mặc quần áo thi
đấu trong lễ nhận Cup. Hình ảnh này lập tức trở thành chủ đề cho các cây bút
biếm họa.
Messi
đoạt giải Cầu thủ hay nhất Liga (VnExpress) - Với gần 49% số
phiếu bình chọn của độc giả, tiền đạo người Argentina giành giải thưởng do
trang bóng đá Goal.com tổ chức trong mùa giải 2011-2012.
Gấp
rút 'vá' đập thủy điện Sông Tranh 2 (VnExpress) - Tập đoàn Điện lực
- chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định, việc xử lý thấm ở đập thủy điện
này đã hoàn tất, đảm bảo an toàn. Nhưng chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn
ngổn ngang trong đường hầm thân đập.
Rắn
hổ mang chở trên xe khách (VnExpress) - Kiểm tra xe khách mang biển số TP
HCM, công an phát hiện nhiều bao bì chứa 14 cá thể động vật hoang dã gồm: rắn
hổ mang, cheo, dúi và heo rừng.
Đánh
cược tính mạng với cầu treo 42 tuổi (VnExpress) - Cầu treo Đoỏng
Kính được xây từ năm 1970 đã bị gãy dầm, quang treo, dây cáp hoen gỉ, ván cầu
mục gẫy, lan can cầu mất ốc... Con đường độc đạo dẫn vào 4 xã nơi có hơn 3.000
hộ dân hiện rung lắc mỗi khi có người qua lại.
Miền
Trung ngớt mưa, Hà Nội nắng nhẹ (VnExpress) - Mưa lớn cả tuần ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ ngớt trong ngày 9/9. Lũ trên các sông vì thế cũng sẽ
đạt đỉnh và xuống dần. Hà Nội nắng nhẹ, trời mát.
Cadillac
CTS-V coupe độ thành siêu xe (VnExpress) - Những thay đổi do hãng độ xe Mỹ
Hennessey thực hiện đã biến phiên bản tính năng cao của Cadillac CTS thành một
"quái thú" với sức mạnh 1.226 mã lực.
Hoa
hậu xế độ 'đốt cháy' ảnh lịch 2013 (VnExpress) - Frizzi Arnold, cô
gái 22 tuổi đến từ thành phố Chemnitz (Đức) giành ngôi vị Miss Tuning 2012 vào
tháng 5 và đã hoàn thành một trong những giải thưởng đồng thời là nhiệm vụ
chính: chụp ảnh lịch.
Bi
kịch của kiều nữ chạy theo người tình (VnExpress) - Nhắm mắt nghe
theo “tiếng gọi tình yêu”, cô sinh viên xinh đẹp quyết định bỏ học, bất chấp
lời khuyên ngăn của bố mẹ bỏ nhà đi theo một chàng công nhân trẻ rồi sau đó bị
anh này tước đoạt mạng sống.
Sới
bạc gần 4 tỷ đồng bị triệt phá (VnExpress) - Các con bạc để
tiền trong ôtô, khá xa nơi đánh bạc, khi thua sẽ ra ngoài lấy thêm. Đây là thời
điểm duy nhất để cảnh sát phá sới bạc lớn nhất Lào Cai.
Bị
truy nã vẫn đi cướp (VnExpress) - Đang bị truy nã về tội Cố ý gây
thương tích, Quốc vẫn cùng đồng bọn rủ nhau đi cướp tài sản.
10
quý bà bị bắt trên chiếu bạc (VnExpress) - Hoàng Thị Thìn cùng 9 phụ nữ
khác đang sát phạt trên chiếu bạc thì bất ngờ bị lực lượng công an
ập vào bắt quả tang.
Ngọc
Hân chọn áo cho hai Á hậu (VnExpress) - Hoa hậu Việt Nam 2010 tặng Hoàng
Anh, Tú Anh hai mẫu trang phục nằm trong bộ sưu tập thu đông do cô thiết kế.
Phim
Hàn Quốc giành giải Sư Tử Vàng (VnExpress) - Bộ phim “Pieta”
của đạo diễn Kim Ki Duk vượt qua nhiều tác phẩm nổi bật khác để được vinh danh
tại LHP Venice ở Italy hôm 8/9.
Lại
Hương Thảo tham quan Ba Lan (VnExpress) - Ngày 8/9, đại diện Việt Nam cùng
các thí sinh Hoa hậu Siêu quốc gia có buổi giao lưu, tìm hiểu văn hóa nước chủ
nhà.
Nhan
sắc và nhà khoa học (VnExpress) - Mỗi khi Erika Ebbel Angel đội chiếc
vương miện hoa hậu bang Massachusetts xuất hiện trong chương trình TV về khoa
học do cô phụ trách, tất cả khán giả trẻ xem truyền hình trực tiếp ồ lên vì
ngạc nhiên.
'Thảm
thần' cảnh báo ngã (VnExpress) - Các nhà khoa học Anh vừa tạo ra tấm thảm
có khả năng phát hiện nguy cơ trượt hoặc ngã của người giẫm lên nó.
Hệ
điều hành Windows 8 đã hoàn thiện (VnExpress) - Ngày 1/8,
Microsoft công bố hệ điều hành đang được thử nghiệm bởi nhiều người nhất
trong lịch sử đã chính thức chuyển sang giai đoạn RTM (Release to
Manufacturing), tức đã hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất.
10
máy ảnh du lịch bán chạy mùa hè (VnExpress) - Thị trường camera
du lịch đang "ấm" lại sau thời gian đầu năm bán chậm. Bên cạnh một số
sản phẩm cũ, năm nay máy ảnh của Canon, Samsung và một số model từ Sony, Nikon
"hút" khách.
Một kiểu vào đề (VnExpress) - Đầu giờ toán,
thầy giáo ra câu đố: "Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?".
Phản
hồi việc Bí thư Đà Nẵng 'nắn gân' ngân hàng (VnExpress) - "Phải làm
như Đà Nẵng mới sống được", một người dân đã thốt lên như thế trước tuyên
bố "tôi nói vài câu là người dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng
khác" của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Quán
cơm từ thiện 5.000 đồng ở Sài Gòn (VnExpress) - Cứ 10h sáng hàng
ngày, quán cơm chay Hoa Từ Bi lại tấp nập thực khách. Với mỗi suất cơm giá
5.000 đồng/ phần, toàn bộ số tiền thu được sẽ được dùng để phát cơm từ thiện
cho các bệnh viện tại TP HCM, tổ chức các chương trình từ thiện vào chủ nhật
hàng tuần.
Khi
bố 'quản' cả chuyện làm đẹp của con gái (VnExpress) - Hai mươi bảy
tuổi, vừa từ tiệm cắt tóc về nhà, Uyên (Âu Cơ, Hà Nội) đã bị bố cho hai cái tát
vào mặt. Lí do chỉ vì cô đã tự ý đi cắt mái tóc dài ngang hông lên đến ngang
vai.
Những
điều các mẹ cần lưu ý khi nuôi dạy con trai (VnExpress) - Cá tính và suy
nghĩ của con trai hoàn toàn khác với con gái, vì thế, các bà mẹ đừng áp đặt
những suy nghĩ, tình cảm của mình vào tình huống cho con trai. Hãy hiểu con qua
các phân tích dưới đây, từ đó dạy chúng tốt nhất.
Bé
sơ sinh mang khối u gan khổng lồ (VnExpress) - Khối u to bằng
nắm tay vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, bóc tách khỏi gan của
bé trai 28 ngày tuổi ở Châu Thành, Hậu Giang. Đây là trường hợp u gan bẩm sinh
có kích thước lớn hiếm gặp.
Cứu
chân thiếu niên bằng 700 mũi khâu (VnExpress) - Để cứu chân phải
của cậu bé Cian Wyn Williams, 13 tuổi, ở Gwynedd, xứ Wales, các bác sĩ đã phải
khâu gần 700 mũi chằng chịt sau khi chân bị cuốn vào cánh quạt của tàu cao tốc.
Cô
giáo chuyển giới có thể là người liên giới tính (VnExpress) - Hồ sơ phẫu thuật
y khoa của Phạm Văn Hiệp - người chuyển giới đầu tiên được công nhận tại Việt
Nam - Thái Lan ghi nhận là chuyển đổi giới tính. Các chuyên gia cho rằng, thực
tế có thể cô là người liên giới tính mới được chính quyền công nhận từ nam trở
thành nữ.
Tàu
ngầm lớp Kilo của Việt Nam và tương quan hải quân trong khu vực (RFI) - Cuối tháng
08/2012, Nga hạ thủy và chạy thử chiếc tàu ngầm lớp Kilo để chuẩn bị giao cho
Việt Nam. Nhân sự kiện này, chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc S.Rajaratnam
School of International Studies, NTU, có bài nhận định về tác động của lực
lượng tàu ngầm Việt Nam đối với cán cân hải quân trong khu vực
Người
dân Trung Quốc nổi dậy chống các trại lao cải (RFI) - Đã đến lúc các
nhà lãnh đạo Trung Quốc phải thực hiện cải cách ngành tư pháp. Việc bắt giam và
đưa vào các trại lao cải không thông qua trình tự pháp lý rõ ràng và vô tội vạ
ngày càng làm cho người dân bất mãn. Liên quan đến chủ đề này, báo Le Figaro có
bài viết đề tựa « Người dân Trung Quốc nổi dậy chống các trại lao cải ».
Thảm
sát Annecy : Pháp đề nghị Ý và Thụy Sĩ hợp tác (RFI) - Vụ thảm sát hôm
thứ Tư 05/09/2012 vừa qua tại ngôi làng Chevaline ở khu vực gần hồ Annecy miền
Đông nước Pháp hiện vẫn còn nhiều bí ẩn. Hôm nay 08/09/2012, các nhà điều tra
Anh và Pháp đã đến nhà nạn nhân ở ngoại ô Luân Đôn chuyển hết những đồ đạc có
thể phục vụ cho công tác điều tra về cơ quan điều tra.
Nga
thúc giục Hội Đồng Bảo An thông qua thỏa thuận chuyển tiếp tại Syria (RFI) - Bên lề thượng
đỉnh Apec là Nga là nước chủ nhà, ngoại trưởng Serguei Lavrov tuyên bố là thỏa
thuận Genève, với nội dung chuyển tiếp chính trị tại Damas nhưng không đòi lãnh
đạo Syria từ chức, cần phải được Hội Đồng Bảo An thông qua. Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton không chống lại dự án của Nga nhưng đòi phải thêm điều khoản chế tài
nếu Al Assad không tuân thủ.
Thượng
đỉnh Apec khai mạc trong mối rạn nứt vì tranh chấp biển đảo (RFI) - Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á Thái Bình Dương khai mạc hôm nay 08/09/2012 tại Vladivostok,
miền viễn đông của Nga dưới sự chủ tọa của tổng thống Putin. 21 quốc gia thành
viên được kêu gọi « đoàn kết » đối phó với thách thức kinh tế. Tuy nhiên xung
khắc chủ quyền biển đảo trở thành chủ đề gây bất đồng.
Việt
Nam : Không vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu (RFI) - Hôm qua,
07/09/2012, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định
là không có chuyện Việt Nam vay vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giải quyết nợ
xấu, như một trong những khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam.
Học
sinh phản đối "nhồi sọ" : Chính quyền lùi bước (RFI) - Học sinh Hồng
Kông tiếp tục phản kháng bằng tuyệt thực trước trụ sở chính quyền Hồng kông.
Hai tuần trước bầu cử lập pháp, phong trào chống kế hoạch bắt học sinh học tập
chính trị một chiều mỗi ngày mỗi mạnh hơn. Học sinh Hồng Kông xây một bức tượng
« nữ thần dân chủ » theo mô hình biểu trưng tại quảng trường Thiên An Môn trong
phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989.
Bắc
Kinh tăng cường an ninh trước đại hội đảng (RFI) - Trước thềm đại
hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Trung Quốc, công an các cấp ở nước này đã được lệnh
tăng cường an ninh tối đa để đảm bảo cho kỳ đại hội được diễn ra tốt đẹp. Lệnh
trên được bộ trưởng công an Trung Quốc đưa ra trong một cuộc họp tại thành phố
Đại Liên với sự tham dự của lãnh đạo anh ninh các tỉnh trên toàn quốc.
Ngô
Thanh Hải : Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada (RFI) - Thủ tướng Canada
Stephen Harper hôm qua, 07/09/2012, đã loan báo quyết định bổ nhiệm 5 thượng
nghị sĩ mới, trong đó có giáo sư, thẩm phán Ngô Thanh Hải. Đây là công dân
Canada gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện nước này. Ông Ngô Thanh
Hải sẽ là thượng nghị sĩ đại diện cho vùng Ottawa.
Đất
trượt và mưa bão làm 29 người chết tại Việt Nam (RFI) - 29 người thiệt
mạng và gần 10 người mất tích. Đây là thống kê tạm thời sau hai ngày xảy ra
thiên tai tại Việt Nam gồm đất trượt ở Yên Bái, mưa lũ ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong khi đó thì ở Quảng Nam, dân chúng thấp thỏm lo âu vì đập thủy điện sông
Tranh có dấu hiệu bất tường sau nhiều loạt tiếng nổ bị xem là đất bị động do áp
suất của hồ chứa.
Điều
tra tham nhũng, công việc đầy rủi ro của phóng viên Việt Nam (RFI) - Vụ nhà báo Hoàng
Khương bị tuyên án 4 năm tù vì tội đưa hối lộ dĩ nhiên đã gây nhiều phản ứng
bất bình trong giới báo chí cũng như trong công luận Việt Nam nói chung. Vụ này
cũng cho thấy điều tra về hành vi tham nhũng là một công việc đầy rủi ro của
phóng viên ở Việt Nam, một phần do chưa có những quy định luật lệ rõ ràng về
phạm vi tác nghiệp báo chí.
Phóng
viên không biên giới lên án vụ xử nhà báo Hoàng Khương (RFI) - Hôm qua,
07/09/2012, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã ra thông
cáo bày tỏ sự phẫn nộ về bản án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương làm việc
cho tờ báo Tuổi Trẻ. Sau phiên xử sơ thẩm kéo dài hai ngày, hôm qua, Tòa án
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án 4 năm tù đối với Hoàng Khương vì tội
đưa hối lộ.
Biển
Đông là ao nhà của Trung Quốc? (VOA) - Giáo sư Tăng Nhuệ Sinh: Mục tiêu của
Trung Quốc ở Biển Đông là làm cho mọi nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh
đạo của Trung Quốc
TT
Obama đánh dấu 11 năm ngày 11 tháng 9 (VOA) - Tổng thống Obama
ca ngợi sự đáp trả của Mỹ đối với các vụ tấn công và nói rằng hàng ngũ lãnh đạo
của al-Qaida đã tan nát, Osama bin Laden không còn là mối đe dọa
Canada
cắt quan hệ ngoại giao với Iran (VOA) - Canada loan báo họ ngưng quan hệ
ngoại giao với Iran, đóng cửa sứ quán của họ tại Tehran và trục xuất tất cả các
viên chức ngoại giao Iran khỏi Canada
Động
đất ở Trung Quốc, 43 người chết (VOA) - Truyền thông Trung Quốc loan tin
một loạt các trận động đất ở tây nam Trung Quốc làm ít nhất 43 người thiệt mạng
và 40.000 nhà cửa bị hư hại
Phụ
nữ ở Châu Á thiếu hiểu biết về sinh sản (VOA) - Cuộc khảo sát
trên 1.000 phụ nữ cố gắng thụ thai cho thấy 62% không hề nghi ngờ là họ có vấn
đề về sinh sản và 80% không hề nghi là người phối ngẫu có vấn đề về sinh sản
Tổng
thống Obama kêu gọi cử tri bầu lại cho ông (VOA) - 'Xin nước Mỹ hãy
nhớ rằng các vấn đề của chúng ta có thể được giải quyết. Các thách thức của
chúng ta có thể được đáp ứng. Con đường chúng ta đưa ra có thể khó khăn hơn,
nhưng nó dẫn tới một nơi tốt đẹp'
I am
American (2) (VOA)
- Tôi quyết định xin làm công dân Mỹ kể từ hôm tôi bước ra khỏi Lãnh sự quán Mỹ
cách đây gần 4 năm
Nga
không thay đổi lập trường đối với Syria (VOA) - Các nhà lãnh đạo
phương Tây tiếp tục trông chờ Moscow để giúp chấm dứt đổ máu tại Syria. Nga vẫn
giữ vững lập trường là muốn có hòa bìnhchính phủ và phe nổi dậy phải đối thoại
TQ
sẽ phóng vệ tinh hải dương (BBC) - Trước năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng
tám vệ tinh hải dương nhằm giám sát từ trên không trung tất cả các
vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Paralympics
quyết liệt ngày áp chót (BBC) - Ngày thi đấu thứ 10, áp chót bế mạc
Paralympics, chứng kiến cuộc bám đuổi ở vị trí thứ nhì, sau khi đoàn Trung Quốc
đã khẳng định ưu thế tuyệt đối đầu bảng của mình.
Obama
hứa mang lại hy vọng mới (BBC) - Tổng thống Barack Obama chấp nhận
đề cử của Đảng Dân chủ trong bài phát biểu kêu gọi người dân Mỹ đưa
ra "lựa chọn của cả thế hệ".
VN
bác tin xin cứu trợ IMF (BBC) - Một ngày sau khi có tin Việt Nam
đối diện khả năng xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ, Ngân hàng Nhà
nước lên tiếng bác bỏ.
VN
ở đâu trong Apec về đầu tư? (BBC) - Khảo sát CEO Apec 2012 cho thấy giới đầu
tư xem Việt Nam là nơi có giá trị đầu tư trên mức trung bình trong khu vực.
Đồng
euro lên giá nhờ ECB (BBC) - Đồng euro lên giá cao nhất trong hai
tháng nay sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu công bố kế hoạch mua trái phiếu
để hỗ trợ thị trường.
Game feeds off
Plants vs Zombies (Washington Post) - US video game company PopCap's star
production Plants vs Zombies, played wildly worldwide, is gaining an unexpected
and successful twist in China.
Lenovo
expands in Brazil (Washington Post) - Lenovo Group Ltd has agreed to buy
Brazilian consumer electronics maker CCE in a cash-and shares-deal worth
approximately $147 million.
Tea park
boosts cross-Straits agricultural co-op (Washington Post) - The Development
Park for Taiwan Farmers in Zhangping, the biggest production base of oolong tea
in the Chinese mainland, serves to deepen cross-Straits agricultural cooperation.
Rail
projects to spur economy (Washington Post) - China's top
economic planner announced on Wednesday the approval of 25 new urban rail transit
and intercity rail line projects with a total investment of more than 800
billlion yuan.
China hikes
rail spending target (Washington Post) - The Ministry of Railways has raised
its target for railway construction spending this year to 496 billion yuan ($78
billion) from 470 billion yuan.
Moutai
gains on plan to raise liquor prices (Washington Post) - Kweichow Moutai
Co, China's largest maker of baijiu liquor, posted the biggest gain in almost
two years in Shanghai trading after saying it plans to raise prices.
Rescue
operations underway in quake-hit area (Washington Post) - Eighty people
have been confirmed dead as of Saturday noon following multiple earthquakes
that struck Southwest China's Yunnan province on Friday, local authorities
said. Many armed police have served as rescuers and deployed to disaster areas.
64 killed,
715 injured in SW China quake (Washington Post) - Sixty-four people
have been confirmed dead and 715 others were injured after multiple earthquakes
struck a mountainous region in Southwest China's Yunnan province on Friday.
Teacher in
remote village cares for 12 students (Washington Post) - Pan Shanji, 52,
teaches at a primary school in Dayandong village, in South China's Guangxi
Zhuang autonomous region, Sept 6, 2012. Pan is the only teacher for the 12
students of the village, which lies in a mountainous area.
Safety
concerns over school tricycles (Washington Post) - The safety of
converted tricycles has been called into question after a series of photos
showing kids jammed into the "school coaches".
Man
detained for brutal stabbing (Washington Post) - A nurse who was
brutally attacked along with three other staff members at a Shenzhen hospital
remained in intensive care on Tuesday.
'China's
Forrest Gump' (Washington Post) - Many people dream of obtaining a Peking
University degree. Gan Xiangwei did it his way.
Toddlers
told to bring own school desk (Washington Post) - Due to a shortage
of desks and chairs, students in Nangang and Changchong villages of Shunhe town
in Hubei province have been asked to take bring their own school furniture.
Hu attends
APEC meeting in Vladivostok (Washington Post) - President Hu
Jintao and leaders from other APEC members gathered here Saturday to discuss
using collective action to ensure stable growth in the region.
Talks focus
on partnership (Washington Post) - US Secretary of State Clinton focused on
partnership during high-level meetings with Chinese officials
Consultation
and partnership (Washington Post) - China Daily explains how the CPC and
other political parties interact ahead of the 18th CPC National Congress.
'Sống
trong sợ hãi' vì động đất dồn dập (VnExpress) - Người dân ngày không
dám lên rẫy, ban đêm phập phồng; nhiều giáo viên tính đến chuyện chuyển trường,
gửi con về quê để phòng tránh nguy hiểm vì động đất mạnh liên tiếp xảy ra ở
thủy điện Sông Tranh 2.
Điều
tra nguyên nhân cầu thủ Huy Hoàng gây tai nạn (VnExpress) - Sau khi Đội
trưởng Sông Lam Nghệ An lái xe va quệt một phụ nữ trong tình trạng "lim
dim, lắc lư theo tiếng nhạc", tối 7/9, công an đã tiến hành khám nghiệm xế
hộp CRV, điều tra nguyên nhân.
Người
phụ nữ nước ngoài bị giết trong nhà 3 tầng (VnExpress) - Người đàn ông
Trung Quốc về nhà thì phát hiện vợ chết trong tình trạng bị trói chặt, con trai
bị nhốt trong nhà tắm đang hoảng loạn. Hệ thống camera an ninh của ngôi nhà bị
phá, nhiều tài sản, tiền bạc đã bị lấy đi.
Xin chào mọi người, Trung tâm Y tế Karen đang khẩn trương cần
ReplyDeletengười hiến thận với số tiền được trao giải thưởng là $ 300,000.00
Chúng tôi được đặt tại Hoa Kỳ, Ấn Độ và Kenya.
Người quan tâm nên vui lòng
Liên hệ chúng tôi để biết thêm thông tin.
Email: kerehealthcenter@gmail.com
Gọi: +1 631 443 4740