Sunday, 2 September 2012

TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 2-9-2012





Written By Hai Hoang Van on Chủ nhật, ngày 02 tháng chín năm 2012 | 9/02/2012 05:26:00 SA

Bài Mới
Thomas Fuller - Ở Việt Nam, thông điệp về bình đẳng trái ngược với khoảng cách giàu nghèoWritten By Hai Hoang Van on Chủ nhật, ngày 02 tháng chín năm 2012 | 9/02/2012 05:45:00 CH
Cô mặc một bộ cánh màu hồng và đi guốc cao gót đồng màu khi tham quan một công trình xây dựng đầy bụi. Ngay sau chuyến viếng thăm của Tô Linh Hương vào tháng Tư, những bức ảnh chụp được khoảng khắc ấy đã tràn lan trên mạng, nhưng không phải vì phong cách ăn mặc của cô Hương.
Description: https://encrypted-tbn1.google.com/images?q=tbn:ANd9GcS1YtZ0T1lBZyzAValWCoPTgxH_hLgSaaYSvRcMA-gLIO3jUV6LIA

Tố Linh Hương, con gái của một thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Tư, vài ngày sau khi cô được bổ nhiệm đứng đầu một công ty xây dựng nhà nước.

Là con gái của một thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan chính trị có quyền lực nhất đất nước, cô Hương chỉ cần vài ngày để được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu một doanh nghiệp xây dựng nhà nước. Các nhà bình luận trên mạng bày tỏ bức xúc vì một người còn quá trẻ - được biết là 24 tuổi - lại giữ một chức vụ tối cao trong một công ty.

“Đưa một cô gái trẻ vừa tốt nghiệp trường báo chí và phong cô ta làm tổng giám đốc một công ty xây dựng thì chẳng khác nào đưa một kẻ cụt chân làm thủ môn,” Phạm Viết Đào, một nhà viết blog nổi tiếng nhận xét. “Xin lỗi - điều này thật ngu xuẩn.”

Cũng như giới lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Trung Quốc, các quan lại chính trị đang vất vả để chỉnh đốn thông điệp của đảng mình về bình đẳng xã hội trong khi thực tế thì giới lãnh đạo lại tràn ngập trong giàu sang và ân sủng. Khoảng cách rộng giữa nghèo khó ở miền quê và giàu có ở thành thị đặc biệt đang trở nên mãnh liệt, trong khi một thập niên tăng trưởng chóng mặt đang kết thúc, làm lu mờ triển vọng phấn đấu để trèo lên nấc thang xã hội của tầng lớp nghèo và trung lưu

“Cho đến hiện tại, mức tăng trưởng thật tốt đẹp, và là người giàu có thì tuyệt vời,” Carlyle A. Thayer, một chuyên gia hàng đầu về nền chính trị Việt Nam nói, ông có một kho dữ liệu về giới lãnh đạo Việt Nam và các thành viên trong gia đình họ. “Lòng bất mãn đang tăng cao, đặc biệt là giới trắng tay đối với tầng lớp giàu có.”


Đa phần những giận dữ của người Việt về tình trạng chủ nghĩa gia đình và việc quản lý kinh tế yếu kém được nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được tái bầu cử nhiệm kỳ 5 năm vào năm ngoái.

Đa số những khó chịu nhắm vào phiên bản của chủ nghĩa tư bản cánh hẩu ở Việt Nam - mối quan hệ mật thiết giữa các tài phiệt và các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản. Làn sóng chỉ trích này được nở rộ vì những tin tức về nạn lạm dụng chức quyền đã rò rỉ khi các doanh nghiệp nhà nước, vốn vẫn là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế, đã bị suy sụp, làm tăng thêm tính nghiêm trọng của những khó khăn tài chính tại Việt Nam. Các nhà đấu tranh và chỉ trích cũng đã có thể dùng tính ẩn danh của mạng Internet để tránh sự kiểm duyệt chặt chẽ ngành truyền thông chuyên giấu kín những vụ tai tiếng trước công chúng.

Trong khi sự chỉ trích tăng cao, một số những người ruột thịt của các quan chức Đảng Cộng sản đã rút ra khỏi những vai trò quan trọng.

Cô Hương rời bỏ doanh nghiệp nhà nước của mình vào tháng Sáu, ba tháng sau khi được bổ nhiệm, và con gái của thủ tướng vừa rồi cũng rời bỏ một trong những chức vụ của mình tại một ngân hàng tư.

Trong khi đó các quan chức chính quyền đang lên tiếng đối phó.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đưa ra một bài báo tự phê trên truyền thông nhà nước, ông viết về “những thất bại và thiếu hiệu quả của các công ty nhà nước, sự thoái hoá tư tưởng chính trị và đạo đức.” Ông cũng quy rằng “phong cách sống của một thành phần đảng viên và cán bộ” đã dẫn đến những khó khăn của đất nước.

“Chúng ta cần tự hào về những thành quả đạt được,” ông viết, hàm ý về cơn bùng nổ kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, “nhưng dưới mắt cha ông, chúng ta cũng phải cảm thấy xấu hổ vì những điểm yếu và sai sót, vốn đang ngăn cản sự tăng trưởng của đất nước.”

Trên Internet và những mạng xã hội, đa số sự giận dữ về chủ nghĩa gia đình trị và việc quản lý kinh tế yếu kém đều nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được bầu lại thêm một nhiệm kỳ 5 năm vào năm ngoái giữa giai đoạn biến động vì các doanh nghiệp nhà nước yếu kém.

“Người ta lo ngại vì ông có quá nhiều quyền hành - họ cảm thấy ông cần phải được kềm chế,” Ông Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc nói.

Gia đình ông Dũng là trọng tâm của những bức điện ngoại giao vào năm 2006, năm ông vừa nắm chức thủ tướng, các bức điện được viết bởi Seth Winnick, lúc ấy là tổng lãnh sự của Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bức điện, được WikiLeaks công bố, đã nhấn mạnh về sự nghiệp kinh doanh của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của vị thủ tướng. “Rõ ràng là cô ấy có tài,” Ông Winnick viết. “Tuy nhiên, sự thăng tiến nhanh chóng và nhiều cánh cửa mở ra cho cô ta và hai người anh em trai của cô là dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo chính trị Việt Nam tìm cách bảo đảm con cái của họ được chu toàn về giáo dục, chính trị về kinh tế.”

Mặc dù cô hoạt động trong lĩnh vực tư nhân, bức điện nhận xét rằng lĩnh vực nhà nước và tư nhân ở Việt Nam thường chồng chéo nhau, nơi có hệ thống chính trị lai căng giữa chính quyền Cộng sản độc đảng và chủ nghĩa tư bản đang nảy nở.

Cô Phượng điều hành một quỹ đầu tư có tên Viet Capital Asset Management và một công ty môi giới có tên Viet Capital Securities, cả hai đều là công ty tư nhân. Hôm tháng Sáu, giữa sự chỉ trích trên mạng về sự giàu có và ảnh hưởng của mình, cô đã từ chức chủ tịch Ngân hàng Viet Capital, chức vụ mà cô nắm trong vòng bốn tháng.

Trong khi cô Phượng nằm trong nhóm có tiếng tăm của thành phần được gọi là “con ông cháu cha,” danh sách này vẫn còn dài. Nó bao gồm người anh của cô, hiện đang giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng, và Hương, cô gái trẻ từng đứng đầu công ty xây dựng là con gái của Tô Huy Rứa, một thành viên đầy quyền lực của Bộ Chính trị. Những người khác cũng được thăng tiến trong đảng. Con trai của Nông Đức Mạnh, người vừa rời khỏi chức Tổng Bí thư năm ngoái, là một thành viên trong Uỷ ban Trung ương Đảng.

Vì sự quản chế chặt chẽ ngành truyền thông - và sự trừng phạt nặng nề kể cả tuyên án tù đối với giới chống đối - việc chỉ trích giới lãnh đạo đa phần là ẩn danh, trên các trang blog và Facebook, thường được thúc đẩy bởi những đồn đãi thiếu chứng cứ. Nhưng khi các doanh nghiệp nhà nước đang vất vả với những vụ tai tiếng và những núi nợ nần, những chi tiết về nạn gia đình trị cũng như những thương lượng mờ ám cũng lọt ra ngoài công luận.

Khi tường thuật về sự sụp đổ của một trong các tập đoàn nhà nước lớn nhất là Vinashin, ngành truyền thông nhà nước đã cho biết là có ít nhất ba người thân trong gia đình của vị chủ tịch công ty, Phạm Thanh Bình, đã giữ những chức vụ cao trong công ty, bao gồm con trai và em trai ông.

Vẫn chưa biết được tổng số thiệt hại của những vụ tai tiếng đối với xã hội Việt Nam. Nhưng hàng tỉ Mỹ kim nợ nần chắc chắn sẽ là gắng nặng khổng lồ đối với nền kinh tế trong nhiều năm tới.

Với lịch sử của nhiều cuộc nổi dậy ở Việt Nam, có lẽ rất phù hợp khi nhiều nhận định cay đắng trên mạng về những vụ tai tiếng thường kèm theo bài thơ xưa dạy học trò:

“Con vua lại được làm vua
Con sãi ở chuà lại quét lá đa
Chừng nào dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”

Thomas Fuller - New York Times
L.V. Dân luận chuyển ngữ

Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 05:45:00 CH2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Thấy trên Dân Luận đăng Phong Trào Con Đường Việt Nam phát động cuộc thi viết với chủ đề "Quyền Con Người và Tôi", tôi cũng tìm một thí dụ điển hình ngắn gọn nào đó để góp thêm ý cho các thí sinh để suy nghĩ.

Có một lần con đường chính phía bên ngoài nhà tôi được chính phủ làm bùng binh (roundabout - vòng tròn để khỏi phải lắp hệ thống đèn kiểm soát lưu thông). Họ làm hết ngã tư trừ đường quẹo vào khu nhà tôi. Nghĩ cũng hơi ấm ức nên tôi chờ nếu thấy tai nạn là viết ngay cho đại biểu quốc hội đại diện đơn vị của mình.

Rồi một ngày một tai nạn xảy ra, tôi dừng xe lại lấy điện thoại chụp xong, về viết ngay lá thư cho bà đại biểu quốc hội với chi tiết đầy đủ, ngày giờ số xe và hỏi: tại sao làm hết con đường mà trừ một cái để cho tai nạn xảy ra như thế. Tuần sau nhận được lá thư bà ấy trả lời là bà đã viết thư cho Bộ trưởng giao thông. Vài tuần sau nhận thêm một cái thư của bà ấy kèm theo lá thư của Bộ trưởng giải thích là thống kê cho thấy đường quẹo đó "chưa có nhiều tai nạn" bằng mấy con đường kia và vì ngân sách có hạn nên chưa làm ngay được. Bộ trưởng cũng hứa là cứu xét vào ngân sách sang năm. Qua năm sau, cục giao thông không làm nguyên roundabout nhưng làm thêm một lằn quẹo để cho an toàn. Nhớ câu chuyện này giúp cho tôi vài suy nghĩ.

Do đó tôi vào vietlaw.gov.vn để đọc lướt qua Hiến Pháp Việt Nam năm 1992. Một số điều khoản của hiến pháp năm 1992 viết:

Điều 97

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.

Đại biểu Quốc hội PHẢI liên hệ chặt chẽ với cử tri, CHỊU sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh TRUNG THỰC ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; TRẢ LỜI những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.

Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

Điều 98

Đại biểu Quốc hội CÓ QUYỀN chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.

Đại biểu Quốc hội CÓ QUYỀN yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.

* * *

Kết luận

Do đó dựa chỉ trên Điều 97 và Điều 98 (chứ chưa dám định hết các điều khác) của Hiến Pháp năm 1992 ghi rõ "Quyền của Cử Tri" thì mọi cử tri (người đủ tuổi đi bầu) có quyền viết thư đến bất cứ đại biểu quốc hội nào, thì họ phải chất vấn chính phủ và báo cáo lại cử tri. Cứ tưởng tượng trừ người trẻ và 3 triệu đảng viên ĐCSVN (vì bị cột tay và khóa miệng) thì còn mấy chục triệu cử tri mà gửi đến các đại biểu quốc hội, thí dụ như cướp đất, cướp nhà, y tế, giáo dục, v.v... và họ phải trả lời vì nếu không thì "ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ VI PHẠM HIẾN PHÁP RẤT TRẦM TRỌNG" đến mấy chục triệu lần thì đáng kể đấy. Nếu không rửa sạch cả nắm đũa thì rửa vài cái một rồi thì cũng sạch nắm cả thôi.

Chúc tất cả các cử tri nói chung và thí sinh Việt Nam của Phong Trào Con Đường Việt Nam phát động cuộc thi viết với chủ đề "Quyền Con Người và Tôi" thành công, thành công, đại thành công.

Ngày 1 Tháng 9 Năm 2012

Mai Việt Tú - Dân Luận
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 05:40:00 CH0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Description: Tặng hoa...


Ngày ấy đã qua 1 tuần rồi, ấy là ngày 25 tháng 8, “ngày thành lập tôi”. Năm nay tôi định lờ lớ lơ cho qua, không ngờ lại có chuyện. Chả là Nhà báo Lê Phương Dung trước đó có ý định “Hỗ trợ Nhà văn” và nhờ tôi giới thiệu cho một số “đối tượng” để chị đưa vào danh sách. Tôi giới thiệu Bùi Minh Quốc (với lý do là một nhà văn tiêu biểu thời CMCN mà không được tặng giải thưởng gì cả), Nguyễn Quang Lập (đang nổi như anh Trổi lại bị chân khó đi), Y Phương (tài thơ người dân tộc Tày), và Bùi Ngọc Tấn (có sách hay Chuyện kể năm 2000 do tôi làm bìa, bị thu hồi). Tiếc là anh Tấn bảo cũng vừa được giải thưởng bộ tiểu thuyết mới bên Pháp, cũng không khó khăn lắm nên nhường cho người khác. LPD đồng ý cái rụp, quyết định hỗ trợ anh Quốc 100 triệu, còn lại mỗi người 53 triệu, và hỗ trợ luôn cả vé máy bay khứ hồi cho anh Quốc và bố con anh Lập có mặt ở Hà Nội đúng trưa 25.8.
Thế là LPD đề nghị tôi tổ chức kỷ niệm “ngày thành lập”. Rượu vang Chile đã có vài thùng LPD mang từ Pháp về. Rượu mạnh xách tay vốn là cái thú của tôi thì bạn bè mang đến. Món ăn nhậu chỉ là chuyện nhỏ. Rình rang rồi hơn 11 giờ, mọi người cũng đến đông đủ. Các em xinh đẹp của nhà hàng tặng hoa và phục vụ chu đáo. Hoa và quà thì nhiều mà ảnh lại ít, vì nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán bị bắt tay nhiều quá. Nhưng rồi Toán cũng phải thay sim máy ảnh…

Sinh nhật năm nay con gái út tôi lại đang đi Anh quốc, con trai vừa tốt nghiệp kiến trúc lại bận ở Huế, con rể lại đi phục vụ nhân dân nên chỉ có con gái cả và hai cháu ngoại đại diện gia đình. Hai cháu ngoại mang đến một cái bánh to, cắm pháo bông và nến lên bánh rồi tranh nhau đốt mừng ông. Tự nhiên thấy cũng xúc động.

Description: http://farm9.staticflickr.com/8176/7903976806_d112261b76_c.jpg
Ba mẹ con Cẩm Ly, Nhím, Sóc và ông ngoại.
Description: http://farm9.staticflickr.com/8455/7903976474_7b50efaca3_c.jpg
Nhà báo Lê Phương Dung (áo hoa đỏ) tặng quà cho bố con Nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Description: http://farm9.staticflickr.com/8435/7903975504_d7409473ea_c.jpg
LPD, Mến, NTT với Nhà văn Bùi Minh Quốc (áo chàm)

Description: Với nhà thơ Y Phương (phải)
Với Nhà thơ Y Phương (phải)
Description: GS Đặng Hùng Võ, bạn tửu.
GS Đặng Hùng Võ, bạn tửu.
Description: KS Kim Quang Minh, nhà sưu tầm thơ.
KS Kim Quang Minh, nhà sưu tầm thơ.
Description: Võ sư Đoàn Lê
Võ sư Đoàn Lê
Description: Trái sang: Hoàng Trần Cương, Cẩm Ly, Tuyết Nga, Đỗ Phấn, NTT, Trần Quang Quý
Trái sang: Hoàng Trần Cương, Cẩm Ly, Tuyết Nga, Đỗ Phấn, NTT, Trần Quang Quý
Description: Các bạn văn Hải Phòng: Thái Phong, Công Nam, Phạm Vân Anh
Các bạn văn Hải Phòng: Thái Phong, Công Nam, Phạm Vân Anh
Description: HS Đỗ Phấn, Nhà văn Phạm Lưu Vũ, NTT, Đoàn Lê, Đoàn Tử Huyến
HS Đỗ Phấn, Nhà văn Phạm Lưu Vũ, NTT, Võ sư Đoàn Lê, Nhà văn Đoàn Tử Huyến
Description: Nhà thơ Hoàng Trần Cương, NTT, NSUT Tố Uyên (Chim vành khuyên, giờ được mệnh danh "Đại bàng gãy cánh"), GS Đặng Hùng Võ
Nhà thơ Hoàng Trần Cương, NTT, NSUT Tố Uyên (Chim vành khuyên, giờ được mệnh danh “Đại bàng gãy cánh”), GS Đặng Hùng Võ
Description: Tặng hoa...
Tặng hoa…
Description: Nhà thơ Trần Ninh Hồ (ông ké vào ảnh)
Nhà thơ Trần Ninh Hồ (ông ké vào ảnh)
Description: Nhím, Sóc trước khi cắt bánh...
Nhím, Sóc trước khi cắt bánh…
Description: Nhóm này được ưu tiên....
Nhóm này được ưu tiên….
Description: Cám ơn Nhà báo Lê Phương Dung về những "món quà" dành cho các Nhà văn...
Cám ơn Nhà báo Lê Phương Dung về những “món quà” dành cho các Nhà văn…
Description: Thanh Huyền (trái) chụp ảnh chia tay với nhóm bạn của LPD
Thanh Huyền (trái) chụp ảnh lưu niệm với nhóm bạn của LPD

Vẫn còn thiếu Nguyễn Đình Toán và nhiều bạn nữa… Nhưng để sau đăng tiếp vậy.

Nguyễn Trọng Tạo

(Blog NTT)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 09:31:00 SA14 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Thôn tính Biển Đông, xâm lược Việt Nam, gây sự với các lân bang, cấu kết với các loại nhà nước bất hảo nhưng giàu tài nguyên khoáng sản, hà khắc với nhân dân chứng tỏ nhà nước Trung Quốc là thứ nhà nước hung bạo ở bên trong, chuyên bảo kê các chế độ chính trị bạo ngược ở bên ngoài, sẵn sàng dùng vũ lực thôn tính đất đai nhằm thể hiện một thứ ý thức dân tộc bệnh hoạn vì lợi ích bè đảng. Do đó, Trung Quốc đã thúc đẩy loài người tiến bộ, văn minh (trong đó có cả nhân dân Trung Quốc) đứng chung một chiến tuyến với mục tiêu loại bỏ vĩnh viễn thứ nhà nước tàn độc, phản động ra khỏi xã hội loài người văn minh.

Đã xuất hiện những vận động cho việc hình thành một ‘mặt trận liên hiệp’ chống tai hoạ của chủ nghĩa bành trướng Trung Nam Hải. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trí thức quốc tế (có cả trí thức Trung Quốc) phản đối đường lưỡi bò đứt khúc trên biển Đông mà hậu quả là Trung Quốc bị ghét bỏ. Đã có các cuộc biểu tình chống bành trướng của nhân dân Việt Nam, nhân dân Philippines hoặc liên kết biểu tình của kiều dân Việt, Philippines ở Mỹ, Tây Âu, Nhật... Nhân dân Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ nhân dân Philippines chống Trung quốc xâm lấn bãi cạn Scarborouth. Không có nhà khoa học, nhà nghiên cứu quốc tế nào nói đường chín đoạn do Trung Quốc vẽ ra là có tính lịch sử, tính khoa học. Có những hành động cụ thể mà hiệu quả cao: nhân dân ở các quốc gia văn minh đã cân nhắc cẩn thận việc sử dụng hàng hoá Trung Quốc do gian lận và không bảo đảm phẩm chất, gây hại cho môi trường và sức khoẻ con người.

Trung Quốc nói Hoa kỳ có âm mưu bao vây Trung Quốc bằng quân sự, kinh tế, chính trị nhưng thực tế đã hình thành một vòng vây dân sự toàn cầu do cách làm xấu xa của Bắc Kinh.

Đặc biệt, tại các quốc gia chậm phát triển bị cai quản bởi thứ nhà nước tàn độc, hung đồ rất giống với kiểu nhà nước XHCN Trung Quốc, nhân dân dù bị ngoại nhân bóc lột, bị quyền lực cai trị nội địa đàn áp thô bạo cũng đã có những phản ứng tự phát gay gắt với đội quân khai thác thuộc địa kiểu thực dân mới đến từ Trung Quốc. ‘Cách mạng hoa’ ở Bắc Phi, Trung Đông, phản ứng của dân nghèo châu Phi đối với ách hành xử kiểu thực dân cũ của Trung Quốc là một bày tỏ cho thấy quyết tâm không chấp nhận mô hình Bắc Kinh.

Việt Nam – bị Trung Quốc xâm hại nhiều nhất – có mặt trong thế trận bao vây, cô lập ‘mô hình phản động Bắc Kinh’ không?

Nhiều học giả, trí thức trong, ngoài nước đã khuyến cáo Việt nam nên đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế như Philippines nhưng không được Đảng quan tâm thực hiện. Nhiều kiến nghị của người dân trước các thủ đoạn đen tối về kinh tế, tài chính, thương mại, an ninh quốc phòng… của Trung Quốc cũng không được Đảng, Nhà nước thành khẩn tiếp thu. Việc phải làm mà không làm chứng tỏ Việt Nam không có mặt trong thế trận bao vây của loài người văn minh tiến bộ.

Việt nam không có mặt trong thế trận đó vì Đảng, Nhà nước sợ dân và sợ cả bạn vàng 16 chữ nên đành quay lưng với thế giới văn minh?

Để thoát khỏi nỗi sợ, để không còn vì nỗi sợ đó mà phải hành xử kiểu ‘côn đồ’ với dân như có ý kiến cho là ‘hèn với giặc ác với dân’ thì phải làm gì?

a) Cần phải bạch hóa quá khứ (bạch hóa Thành Đô): Người dân không tin Đảng khi những cam kết Trung-Việt mờ ám không được bạch hoá (từ công hàm 1958 đến thỏa thuận Thành Đô 1990). Những cam kết Trung-Việt đen tối, nhục nhã không chỉ làm dân thường lo lắng, hoài nghi mà ngay cả đảng viên cũng hoài nghi phẩm chất chính trị của lãnh đạo đảng, nhà nước. Thế giới cũng hoài nghi thực tâm chính trị của Việt Nam. Phải bạch hoá các “đồng thuận anh em cùng chế độ” và phải làm rõ ai phải chịu trách nhiệm về các cam kết Việt-Trung, ai đang tiếp tục thực hiện các cam kết ‘đồng thuận anh em’. Phải tiến hành công việc chỉnh đốn Đảng trên quan điểm thanh lý triệt để ‘nợ nần chính trị’ liên quan đến chủ nghĩa bành trướng giả trang chủ nghĩa xã hội thì người dân mới cùng Đảng hạ quyết tâm đánh giặc đến cùng. Trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam chưa bao giờ người dân chịu hiến xương máu cho lực lượng chính trị có những khuất tất, bị hoài nghi là tay sai của giặc.

Đồng thuận Thành Đô là đồng thuận gì? Đó là hoài nghi chính trị cần bạch hóa. Không ‘bạch hoá Thành Đô’ thì vẫn cứ ‘ác với dân hèn với giặc’ dẫn đến mất nước.

b) Cần phải thủ tiêu đường lối, chủ trương, chính sách… dính chặt với chủ nghĩa bành trướng. Khi đã có đủ dũng khí chính trị bạch hoá các cam kết sai trái giữa lãnh đạo hai đảng hai nhà nước Trung-Việt thì việc tất yếu tiếp theo, phải làm ngay là thủ tiêu mọi chủ trương, chính sách kiểu ‘mô hình XHCN Trung Quốc’ mà Việt Nam đã học theo, hoặc bị buộc phải làm theo, cụ thể là các chủ trương, chính sách hay các hành vi vi phạm luật, hành xử ‘côn đồ’ trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, đất đai, các quyền dân sự,… kể cả mô hình tổ chức bộ máy cai trị rập khuôn bộ máy cai trị thân tộc, cánh hẩu kiểu Bắc Kinh. Có thể một vài phần tử trong đảng sẽ có phản ứng quyết liệt vì cho làm như vậy là chống chủ nghĩa xã hội, lật đổ chế độ (với những người này thì độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, văn minh, tiến bộ là sản phẩm phản cách mạng, âm mưu diễn biến hòa bình của thế lực thù địch). Nhưng nếu không làm vậy thì không thể nào có khối đoàn kết toàn dân chống bành trướng xâm lược do quyền lực cai trị trong con mắt người dân là thế lực tay sai.

Trong hai việc phải làm nói trên thì việc bạch hóa quá khứ – tức là tự phê bình (a) có thể chỉ làm trong nội bộ Đảng nhưng việc thay da đổi thịt (b) thì không thể không làm công khai, triệt để.

Người dân Việt rất cao thượng, không tiểu khí miễn là đối phương có những hành động thực tế chứng tỏ thực tâm dứt khoát đoạn tuyệt với nhửng sai lầm trong quá khứ. Sau chiến thắng xâm lược Nguyên Mông, vua Trần đã ứng xử với tầm văn hoá cao như vậy.

Về công hàm 1958 và hội nghị thành đô 1990. Trong các yêu cầu bạch hoá quá khứ, có hai yêu cầu cụ thể: công hàm năm 1958 và đồng thuận ở hội nghị Thành Đô năm 1990. Thực tế lịch sử đã xác nhận lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã không coi Công hàm 1958 có tính pháp lý khi TBT Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa quân ra tiếp quản Trường Sa năm 1975, tiếp theo là cuộc chiến biên giới 1978,1979. Thứ cần bạch hoá triệt để là đồng thuận trong hội nghị Thành Đô 1990 mà có ý kiến cho là về thực chất lãnh đạo Việt Nam đã dâng Tổ quốc cho Đảng Cộng sản Trung Quốc vì chung lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực chất là bán nước cầu vinh. Thực hư thế nào, Đảng không thể cứ giấu giếm, tiếp tục thực hiện đồng thuận giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước mà thực chất là biến Việt Nam thành chư hầu của bành trướng đại Hán. Cho rằng mất biển đảo là do Công hàm 1958 là cách đổ lỗi cho người đã chết. Chính Hội nghị Thành Đô mới là nguyên nhân gây ra hậu quả mất nước hôm nay. Tức là những người còn sống chủ động làm sai. Nhưng cũng có thể suy ra do có Công hàm 1958 nên hậu bối của Đảng mới học theo tiền nhân để có thỏa thuận Thành Đô, chỉ là làm theo cách của người trước, không phải là tùy tiện của hậu thế. Do đó, bạch hoá cả hai (Công hàm 1958 và đồng thuận Thành Đô) là việc phải làm.

Phải đưa nhiệm vụ bạch hoá quá khứ này vào đợt chỉnh đốn đảng hiện nay, thực hiện bạch hoá triệt để, thành khẩn, dứt khoát từ bỏ rập khuôn mô hình XHCN kiểu bành trướng mới mong bảo vệ được sinh mệnh chính trị của Đảng, phải bạch hóa quá khứ và thay đổi tận gốc mới có khối đại đoàn kết toàn dân, mới giữ được tư thế lãnh đạo cuộc kháng chiến cứu nước. Bạch hoá sai lầm chính trị còn chứng tỏ Đảng có bản lãnh, có tầm nhìn, có tâm huyết với nền độc lập tự chủ.

Là người Việt Nam, tôi tin tưởng cuộc vận động chống bá quyền bành trướng của nhân loại tiến bộ sẽ thành công, loại bỏ vĩnh viễn chế độ chính trị tàn bạo; sẽ có một Việt Nam tự cường hùng mạnh và một Trung Quốc dân chủ, văn minh. Nhân dân Trung Quốc sẽ giành lại được những quyền làm người chính đáng dù cho nhân dân Việt Nam do nhiều áp lực không được tham dự công khai vào công cuộc đấu tranh chung của loài người tiến bộ.

T.M.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 08:18:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Vụ ông Trịnh Xuân Tùng bị công an giao thông đánh gẫy cổ, vụ anh Nguyễn Công Nhựt bị chết trong lúc làm việc với công an, nay đến vụ ông Nguyễn Mậu Thuận ngày 30-8-2012 bị chết trong tay công an xã Kim Nỗ - Đông Anh… chỉ là những giọt nước tràn ly trong cái “trào lưu” công an mặc sức hành hạ và đánh chết dân thường! Thử hỏi: Nước có luật pháp hay chỉ là một bộ tộc đang thời ăn lông ở lỗ?

Chỉ là chuyện xích mích nhỏ của 2 người hàng xóm, mà một người bị triệu lên công an, chưa kịp hỏi lý do đã thấy ông chỉ huy công an ra lệnh: “Xích nó lại, cho nó vào phòng! (theo lời thuật của người con trai ông Thuận). Rồi chỉ sau 3 giờ “làm việc”, làm việc kiểu gì mà… gãy một xương sườn, thân thể bầm tím và… tắt thở ngay, vô phương cứu chữa? (xem hình chụp). Nếu ở một nước có chút văn minh, chắc chắn những cái chết như thế này thừa sức biến thành những cuộc biểu tình đến nơi đến chốn, và những người cầm quyền cao nhất của quốc gia đã phải đứng ra trả lời trước công chúng. Không trị được cấp dưới thì cấp trên phải lãnh đủ!

Nhiều vụ đã có kiện cáo, đã có tiếng nói của Viện Kiểm sát, thậm chí có cả tòa án nữa, nhưng tất cả đều vô ích khi tất cả đều bênh nhau, tất cả đều đứng ở phía bất lợi cho người dân. Một tội giết người tập thể mà chỉ xử một tên Trung tá với cái án 4 năm, kèm lời tuyên bố của kẻ giết người rằng hắn hành động “rất đúng quy trình và đúng luật”! Luật gì vậy? Dư luận về một nạn kiêu binh đang hoành hành liệu có oan không?

Một vấn đề xã hội nghiêm trọng và nan giải như vậy ắt phải có nguyên nhân chính trị-xã hội sâu xa. Nhưng không thể chờ đợi giải quyết những nguyên nhân gốc rễ, đòi hỏi nhiều thời gian, vì sinh mạng người dân vô tội không thể chờ đợi.

Thực tiễn này đang đặt ra một câu hỏi phải trả lời cấp bách: Khi người dân phải “làm việc” hay tiếp xúc với công an thì người dân có gì bảo hiểm cho sức khỏe và sinh mạng của mình? Vấn đề này có thể chưa có ở đâu trên thế giới này, nhưng thực tế xã hội ta thì rõ ràng buộc phải đặt ra câu hỏi đó. Cần có quy chế nào cho thật sự hữu hiệu? Luật pháp có quy định gì cho phép người dân quyền từ chối “làm việc” khi thấy an ninh bản thân chưa có điều kiện bảo vệ? Có lần cụ Lê Hiền Đức nêu ý kiến là khi làm việc với công an phải có người thân của đương sự làm chứng, có lẽ đấy cũng là một gợi ý. Đề nghị các Luật sư và các đại biểu Quốc hội phải đề cập đến vấn đề này để tìm ngay giải pháp!
Trong khi chờ đợi những giải pháp, tôi thấy có 2 việc thiết thực:

– Yêu cầu nhà cầm quyền bắt giam ngay những công an có liên quan, điều tra và xét xử công khai, thích đáng để làm gương, có sự tham gia của công luận! Chỉ cần xử một vụ cho thật nghiêm, thì tin rằng mọi việc sẽ đâu vào đấy, vì hơn ai hết công an là những người rất biết sợ (dẫu có quên cả 5-6 điều Bác dạy)! Còn nếu cứ xử làng nhàng cho qua chuyện thì chính là động viên và “mách nước” cho cái Ác cứ Ác hơn nữa!

– Tập hợp các gia đình bị oan ức hãy thảo một kiến nghị (hay tuyên cáo) để lấy chữ ký rộng rãi trong toàn dân về vấn nạn này.

Nghị quyết nào ta cũng “lấy con người làm trung tâm, con người là vốn quý, con người là đối tượng phục vụ”. Nay những “trung tâm” ấy, “vốn quý” ấy, những “đối tượng phục vụ” ấy đang bị những kẻ thừa hành “phục vụ” một cách rất… đau đớn và mất mạng! Phải chăng những kẻ thừa hành này đã chống lại Nghị quyết?

Hà Sĩ Phu

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

-------------------------------
Phụ lục: Chết bất thường ở trụ sở công an
Bài và ảnh: Thế Kha

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.

“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, Phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.

Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.

Description: clip_image001
Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP

Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.

Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.

Sau khi đòi gặp ông Phú – chồng bà Bút – không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.

Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.

Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các Bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.



Khó ai có thể biết, bầu Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu, trú tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nhân vật nổi tiếng trong làng bóng đá và cũng nổi tiếng trong ngành tài chính vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ, đã làm ăn, “kinh doanh trái phép” những gì mà khối tài sản nổi cũng như khối tài sản tính bằng cổ phiếu trong các ngân hàng có cổ phần của ông Kiên lại “khủng” đến như vậy. Số cổ phiếu ACB do ông Kiên nắm giữ năm 2011 khoảng 759 tỷ đồng, đứng thứ tư trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người.
Description: http://www.congan.com.vn/dulieu6/BinhYen-CS/08_12/biet_thu.jpg
Khung cảnh trong ngôi biệt thự tại đường Xuân Diệu, Hà Nội

Như số báo trước chúng tôi đã đưa tin, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Liên quan đến vụ án này, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để điều tra về các hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo thông tin mà Báo CATP Hồ Chí Minh thu thập được, ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép. Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng.

Description: http://www.congan.com.vn/dulieu6/BinhYen-CS/08_12/ho_boi.jpg

Ngay sau khi ông Kiên bị bắt giữ, cánh phóng viên đã có mặt xung quanh khu vực nhà ông, khu đất được mệnh danh là đất kim cương của Hà Nội, thời kỳ sốt đất có giá tới 500-600 triệu đồng/m2. Thực ra, giới bất động sản thường nói với nhau rằng, đất ở khu vực này là vô giá, bởi những đại gia sở hữu đất ở đó là chỉ mua thêm chứ ít ai có ý định bán đi. Ngôi biệt thự của ông Kiên có ba mặt tiền ven hồ Tây, tường rào cao tới 3m, lúc nào cũng có ba vệ sĩ canh chừng, quả là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Biết là không thể vào được bên trong, một số phóng viên đã tìm cách trèo lên cao để chĩa máy ảnh vào chụp bể bơi bên trong căn biệt thự có diện tích đến 100m2. Vì hàng xóm của ông Kiên cũng toàn “đại gia”, luôn kín cổng cao tường nên dường như họ không hề hay biết về ông hàng xóm đầu bạc của mình. Một bà hàng xóm gần đó cho biết, thỉnh thoảng có thấy một ông bụng phệ, tóc bạc trắng đi bách bộ từ ngôi nhà đó ra ngoài. Bà ta không biết đó là bầu Kiên cho đến hôm được đứa con trai nói cho biết đó chính là người đàn ông đã đăng đàn chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tên là Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là “bầu Kiên”. Nhưng sự xuất hiện của ông Kiên đối với những người hàng xóm là rất mờ nhạt vì thỉnh thoảng họ mới nhìn thấy ông này, dù ông Kiên đã sống ở căn biệt thự này khoảng năm năm nay. Hôm cơ quan điều tra khám xét nhà ông Kiên, chỉ có một số ít người dân tò mò đứng ngoài bàn tán, vì mọi việc đều được diễn ra trong khuôn viên ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Ba anh vệ sĩ tỏ vẻ khó chịu khi bị cánh phóng viên nhòm ngó. Một trong ba người này đã có động thái khiếm nhã và định “xử lý” một anh phóng viên nhiệt tình nhất đang ôm máy chụp hình. Khi thấy hàng chục phóng viên nam ngồi trong quán nước gần đó đồng loạt đứng lên, anh bảo vệ lại vội vàng chui tọt vào bên trong ngôi biệt thự.

Description: http://www.congan.com.vn/dulieu6/BinhYen-CS/08_12/phat_bieu_tai_cuoc_hop.jpg
Nguyễn Đức Kiên

Thực ra, tên tuổi bầu Kiên chỉ thực sự nổi và được người dân biết từ khi ông này lên tiếng chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam bằng những ngôn từ rất sốc trong hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Các vị trong Liên đoàn bóng đá hôm đó ngồi lặng thinh, tái mặt khi bị bầu Kiên nói toạc những khuất tất của bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, và mắng xa xả đội ngũ trọng tài. Với vai trò là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB nhưng ông Kiên không nổi như những ông bầu khác, thậm chí bạn bè ông Kiên nói rằng ông này khá kín tiếng và cũng ít nói. Vì thế, việc ông Kiên cướp diễn đàn và phát biểu dữ dội trong hội nghị tổng kết khiến họ thực sự sốc. Cũng từ sau cú “chém phần phật” ở lễ tổng kết này mà tên tuổi bầu Kiên được nhiều phóng viên biết tới hơn, thậm chí, nếu cần một tiếng nói nào đi ngược lại với những quan điểm bảo thủ của VFF, là phóng viên nghĩ tới bầu Kiên và bốc máy gọi cho ông ngay lập tức. Sau vụ “chém gió” là vụ tranh chấp bản quyền truyền hình với AVG, nói theo kiểu showbiz thì bầu Kiên “bỗng dưng nổi tiếng” nhờ những scandal rất đáng chú ý không hiểu do vô tình hay cố ý. Sự tiếp tay của báo giới cũng như sự quyết liệt của ông Kiên khiến VFF phải đồng ý cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), điều này đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam.

Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng.

Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng...
(DDDN)
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 07:59:00 SA3 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương Tín (Sacombank), sau soát xét, lãi của Sacombank đã giảm hơn 122,7 tỷ đồng. Hiện Sacombank đang vay các tổ chức quốc tế hàng nghìn tỷ đồng, với lãi suất khá rẻ.

Sau soát xét: Lãi chuyển thành lỗ

Báo cáo tài chính sau soát xét của Ngân hàng Sacombank cho thấy, hạng mục lãi lỗ từ hoạt động mua, bán chứng khoán đầu tư đã thay đổi từ mức 77,97 tỷ đồng lãi thuần sang lỗ 40,1 tỷ đồng sau soát xét.

Khoản lỗ này đã khiến lãi sau soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng mẹ giảm 122,77 tỷ đồng so với trước soát xét.

Tại thời điểm kết thúc quý II, số dư các khoản đầu tư dài hạn khác của ngân hàng đạt 499,36 tỷ đồng (sau trích lập dự phòng). Trong đó, STB đầu tư 167,35 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Sacombank vẫn đang hưởng "đặc ân" hàng nghìn tỷ từ nước ngoài

Cũng theo báo cáo tài chính của Sacombank, ngân hàng đang được khá nhiều các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác cho vay với lãi suất ưu đãi và kỳ đáo hạn khá dài.

Tính đến 30/6/2012 Sacombank đã vay từ các tổ chức quốc tế khoảng hơn 4.426 tỷ đồng. Trong đó, vay từ Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) được Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm với lãi suất hiện tại là 0,5% đối với khoản vay bằng đồng đô la Mỹ và từ 10,08%/năm đến 10,3%/năm đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam.

Theo thuyết minh của Sacombank, Quỹ được dùng để cho vay những đối tượng quy định trong Quyết định số 25/QĐ-NH21 ngày 31/1/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2014.

Saocombank cũng vay một khoản lớn lên tới hơn 2.263 tỷ đồng từ FMO (Financienrings - Maatschappij Voor ontwikkelingslanden), một ngân hàng tại Hà Lan, bao gồm hai khoản vay: khoản vay thứ nhất được sử dụng để cho các khách hàng không phải là doanh nghiệp ở Việt Nam mua nhà khi các khách hàng này đáp ứng các yêu cầu do FMO đưa ra. Tiền lãi được trả nửa năm một lần theo lãi suất trung bình của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng HSBC. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2016.

Khoản vay thứ hai khoảng 105 triệu đô la Mỹ vốn cấp 2 có thời hạn 10 năm , với lãi suất được xác định là lãi suất của USD- ISDA (Hiệp hội Quốc tế về hoán đổi và phái sinh) cộng với mức lãi suất biên 5,5%/năm trong 5 năm đầu tiên và 7,7%/năm trong 5 năm còn lại. Vốn được hoàn trả khi đáo hạn và tiền lãi được trả định kỳ nửa năm.

Khoản vay khác, Sacombank vay hơn 7 tỷ từ SMEDF – Quỹ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Ủy ban châu Âu tài trợ. Nguồn vốn được sử dụng để tài trợ các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ khi các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của dự án. Lãi suất cố định được tính bằng mức lãi suất do Chính phủ trả cho trái phiếu có kỳ hạn năm năm gần đây nhất trừ một tỷ lệ chiết khấu. Lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất tham chiếu trừ một tỷ lệ chiết khấu và được xác định sau mỗi sáu tháng. Lãi suất tham chiếu là mức lãi suất trung bình tiền gửi tiền đồng 6 tháng của các Vietcombank, BIDV và ngân hàng Agribank.

Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cho mỗi loại lãi suất và được ngân hàng cho vay cố định hàng năm. Tỷ lệ chiết khấu cho năm đầu tiên là 0,5% cho lãi suất cố định và 1% cho lãi suất thả nổi. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2013.

SMEFP (Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ được sử dụng để tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng cho Sacombank vay khoảng 110 tỷ. Lãi suất cố định được tính bằng mức lãi suất Chính phủ trả cho trái phiếu có kỳ hạn 364 ngày và được xác định theo lần đấu giá gần nhất. Số dư 2 khoản vay từ quỹ SMEDF II đáo hạn vào năm 2017 và từ quỹ SMEFDF III đáo hạn vào năm 2020.

Một khoản vay nữa được Sacombank vay từ Công ty tài chính quốc tế - IFC (hơn 312 tỷ). Đây là khoản vay nhằm cho các cá nhân tại Việt Nam vay vốn với mục đích là mua sắm và sửa chữa nhà cửa. Thời gian cho vay tối đa là 10 năm, bằng VND. Lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cơ bản cố định cộng với mức lãi suất biên (1,5%/năm). Định kỳ trả vốn là 6 tháng 1 lần, bắt đầu lịch trả nợ từ năm 2010. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2017.

Ngân hàng Phát triển Châu Á -ADB “ưu ái” cho Sacombank vay hơn 320 tỷ, khoản này được sử dụng để tài trợ các khách hàng vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hợp đồng này có hạn mức tín dụng không vượt quá 25 triệu đô la Mỹ và thời hạn tối đa là 6 năm. Lãi suất dựa trên lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London). Tiền lãi khoản vay này được trả định kỳ hàng năm vào ngày 30/6 và 31/12. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2015.

Societe De Promotion Et De Particcipation Pour La Cooperation Economique S.A – PROPARCO, thuộc Cơ quan Phát triển Pháp cũng cho Sacombank vay hơn 727 tỷ để tài trợ các khách hàng vay trung và dài hạn bằng USD hoạt động tại Việt Nam. Hợp đồng này có hạn mức tín dụng không vượt quá 20 triệu USD và thời hạn tối đa là 7 năm. Lãi suất cố định hoặc thả nội được xác định vào ngày vay. Tiền lãi được trả định kỳ hàng năm vào ngày 30/4 và 31/10. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2016.

Một quỹ khác là quỹ Cho vay Vi mô – MLFIII là một phần của quỹ Phát triển Nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng cho Sacombank vay hơn 53 tỷ đồng. Khoản vay này có mục đích cho vay tiểu thương vào đáo hạn vào năm 2031.

Đinh Bách
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 07:37:00 SA1 CommentDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế
Description: http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2012/09/ACB-2.jpg
Bầu không khí căng thẳng và thiếu tin tưởng vào các thông tin chính thức tại Việt Nam, nơi đang bị cai trị bởi Đảng Cộng sản, làm một số doanh nhân cảm thấy họ cần xuất hiện lên các mặt báo để chứng minh rằng họ không bị tống vào tù.

Sau sự hoảng loạn hồi đầu tuần trước, khi thị trường chứng khoán sụt giảm và giới đầu tư bán tháo cổ phiếu của ngân hàng Asia Commercial Bank (ACB) sau khi có tin ông trùm Nguyễn Đức Kiên và giám đốc điều hành Lý Xuân Hải bị buộc tội liên quan đến tài chính, thì dường như thị trường tại đây đã bắt đầu bình ổn và khôi phục lại.

Tuy nhiên, các vụ bắt giữ cấp cao chủ yếu tập trung sự chú ý vào khu vực ngân hàng đầy nợ nần của Việt Nam và trận chiến chính trị vẫn đang tiếp diễn giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có quan hệ gần gũi với ông Kiên.

Các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng về nền kinh tế tại đây ít nhất là trong vài tháng sắp tới.
Nhiều người tin rằng có thể có thêm một số doanh nhân sẽ bị bắt khi cuộc chiến chính trị vẫn tiếp tục diễn ra. Việc này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong chính phủ và Đảng Cộng sản khi họ đang cố gắng chứng minh quyết tâm giải quyết các vấn đề kinh tế sâu xa của đất nước.

Tăng trưởng GDP hàng năm tại Việt Nam tăng trung bình ở mức 7% trong một thập kỷ vừa qua trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ập đến hồi năm 2008. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đã giảm xuống còn lại 4,4% trong nữa năm còn lại của năm 2012 khi chính phủ thắt chặt tín dụng với nỗ lực chống lạm phát gia tăng và đổi mới niềm tin vào đồng tiền tệ.
Một nhà quản lý quỹ đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh nói với Financial Times: “Tôi đã gần đàm phán xong một hợp đồng mới, nhưng những vụ bắt giữ này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất lo lắng. Chúng tôi đang tìm kiếm một câu chuyện hay hơn để nói với họ nhưng vẫn không thể tìm thấy có gì hay ho ở thời điểm lúc này”.

Các cơ quan xếp hạng quốc tế trong thời gian qua đã nêu ra vấn đề thiếu minh bạch cũng như các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng ở Việt Nam, và đã gợi ý rằng họ có thể hạ cấp tín dụng của ACB và một số ngân hàng khác.

Fitch nói rằng sự kiện gần đây nhấn mạnh lỗ hổng bảo mật của Việt Nam với những cú sốc và “có thể đặt sự ổn định tài chính vào mối nguy cơ, tăng tiềm năng cho các hành động đánh giá tiêu cực về ngân hàng”. Mặc dù vậy, “mức xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam đã ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương”. Mood cảnh báo rằng các vụ bắt giữ tại ACB có thể làm cho “hậu quả tiêu cực kéo dài hơn đối với giá trị thương hiệu của ngân hàng”.

Một doanh nghiệp phát triển quản lý tại một công ty đa quốc gia ở Hà Nội do người Việt Nam làm chủ nói rằng hiện nay nền kinh tế có rất nhiều vấn đề làm cho các nhà đâu tư nước ngoài nản chí.

“Chúng ta đang có một nền kinh tế không ổn định, một cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, một hệ thống ngân hàng không lành mạnh và bây giờ có thể một trận chiến chính trị”, ông nói. “Tôi cũng mong mỏi tôi có thể giải thích cho họ biết những gì đang thực sự xảy ra”.

Nhắc lại lời của Jonathan Pincus trong một bài đăng trên blog Financial Times (bài tiếng Việt do BBC đăng lại tại đây) cách đây vài ngày, Standard & Poor cho biết rằng “cải cách các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng kịp thời là điều cần thiết để xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư trong hệ thống kinh tế, đặc biệt là khi các khoản nợ xấu đang gia tăng”.

Bất kể điều gì xảy ra trong vài tuần hay vài tháng tới thì tái cơ cấu lại hệ thống này có thể sẽ là một quá trình lâu dài và đau đớn.

Ben Bland và Nguyễn Phương Linh, Financial Times
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 07:30:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Nhãn:Kinh Tế

Description: http://daotuanddk.files.wordpress.com/2012/08/images.jpg?w=425

Niềm hân hoan của đồng tiền ngân sách lại là nỗi khốn khổ, nếu như không muốn nói là khốn cùng- của không ít thường dân

Chỉ sau 3 năm thi hành luật Thuế thu nhập cá nhân, 15.894.719 mã số thuế đã được cấp. Tốc độ thu, được gọi mỹ miều là “tăng trưởng” hàng năm tăng cực nhanh: 2009 là 14,3 tỷ đồng; 2010, gần gấp đôi 26,2 tỷ; năm 2011 lên 37,1 tỷ và dự toán 2012 là 42,4 tỷ tăng hơn gấp 3 lần 2009. Những con số này được một quan chức Bộ Tài chính hân hoan tuyên bố.

Nhưng niềm hân hoan của đồng tiền ngân sách lại là nỗi khốn khổ của không ít thường dân. Sự “tăng trưởng” chóng mặt của thuế thu nhập cá nhân, với mức giảm trừ thấp đến mức có người gọi đó là một thứ “thuế thân”- lại diễn ra trong bối cảnh DN chết hàng loạt, mức thu nhập từ lương, từ tiền công, từ kinh doanh cá nhân đều giảm- mà biểu hiển không gì sinh động hơn là sự thờ ơ với hàng hóa đại hạ giá chất đống trong kho DN.

Thật buồn, câu chuyện “ví-túi” xoay quanh những đồng thuế thu nhập có lạc quan đến mấy cũng thấy là không hề cá biệt, nếu như không muốn nói là phổ biến trong tư duy làm giá, đánh thuế.

Hôm qua, sau khi xăng tăng giá, trái ngược với thông lệ, các cây xăng “dậy khuya thức muộn” tiếp tục điệp khúc nhỏ giọt, hoặc trắng trợn hơn, “trùm mền cột chó” cây xăng. Lý do rất đơn giản, dù xăng tăng giá, mỗi lít xăng DN bán ra vẫn lỗ từ 500-800 đồng/lít. Và vì thế, việc tăng giá xăng là chuyện nhãn tiền khi cơ chế thị trường, trao giá do DN- định ra một mật độ mà mỗi 10 ngày các cây xăng lại có thể thay biển giá bán.

Mặc định là DN lỗ thật, đại lý lỗ thật, thì vấn đề đặt ra lại đơn giản là 6.500 đồng thuế, phí mà mỗi lít xăng đang gánh.

Câu chuyện càng trở nên hài hước hơn khi trong vô số loại thuế, phí đó, mỗi lít xăng phải gánh 10% thuế tiêu thụ đặc biệt- loại thuế dành cho loại hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích, hàng hóa…hạn chế nhập khẩu.

Năm 2008, khi Dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra, đã có không ít ý kiến phàn nàn rằng việc đánh loại “thuế hạn chế” này đối với mặt hàng không ai không dùng, mặt hàng chiến lược liên quan đến an ninh năng lượng, mặt hàng đầu vào của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đến đời sống của gần 90 triệu dân là cực kỳ vô lý. Bấy giờ, Một quan chức Bộ Tài chính, thứ trưởng Trần Xuân Hà, lý giải một cách hết sức mơ hồ và nhạt nhẽo là nhằm “như một nỗ lực thúc đẩy tiết kiệm năng lượng”.

Đến giờ, khi đồng tiền trở nên khốn khó trong túi thường dân, cây kim về sự kỳ quặc đến ngớ ngẩn mới bắt đầu lộ ra.

Có người nói giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT cần được Quốc hội bật đèn xanh, nhưng việc giảm thuế nhập khẩu là việc trong tay của Bộ Tài chính. Vấn đề chỉ là họ có muốn hay không, cân nhắc ra sao giữa một bên là “ví nhà nước” và “túi người dân”.

2 hôm trước, Bộ Tài chính gật đầu cho giá xăng dầu tăng. Tăng trong sự kêu khó về sự thâm thủng cái túi của người dân, và tăng trong sự than vãn của DN, đại lý về việc…vẫn lỗ. Tăng, còn tiềm ẩn trong nó mầm mống của đợt tăng giá có khi chỉ ngay sau đây 10 ngày. Nhưng Bộ Tài chính vẫn “giữ chặt túi” nhà nước. Cục trưởng Cục quản lý giá lý giải, một lần nữa cũng rất nhạt nhẽo: “khó thực hiện do ảnh hưởng tới cân đối ngân sách”.

Cái “ví nhà nước”, tất nhiên phải được ưu tiên, phải được đặt lên hàng đầu, nhưng rõ ràng không phải vì cái “ví nhà nước” mà bất chấp tình trạng những cái “túi nhân dân” có khi đã thủng tự bao giờ.

Theo Đào Tuấn
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 05:44:00 SA0 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Giáo hoàng John Paul II ôm hôn Lech Walesa ngày 11/6/1987 khi thăm Gdansk, nơi khai sinh Công đoàn Đoàn kết

Padraic Kenney

Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Đại học Indiana, Hoa Kỳ

Ngày 31/8 năm nay, Ba Lan kỷ niệm 32 năm ngày chính quyền Cộng sản Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân, cho phép thành lập một công đoàn mới không bị chính quyền kiểm soát.


Đoàn kết, tên gọi của tổ chức công đoàn Ba Lan mà sau đó trở thành lực lượng chống chế độ Cộng sản lớn nhất thế giới, bắt đầu là một lý tưởng, một lời kêu gọi phẩm chất hy sinh vì nhau.

Tên gọi này nói lên cuộc đấu tranh tìm kiếm sự đoàn kết trong phe đối lập không chỉ ở Ba Lan mà cả Đông Âu.

Nhưng giống như mọi lý tưởng, nó chỉ đôi khi mới mô tả đúng thực tế, và đôi khi giá trị mà từ này gợi lên không hẳn đúng là cái phe đối lập cần.

Không xã hội nào có cuộc kháng cự Chủ nghĩa Cộng sản liên tục như người Ba Lan – nhưng lý tưởng đoàn kết có thật cần cho cuộc đấu tranh ấy? Bài viết này sẽ xem xét lại các bài học của Công đoàn Đoàn kết vượt khỏi cuộc đấu tranh đã sản sinh ra nó.

Lịch sử đối kháng

Hay nhất là chọn câu chuyện đối lập chống Cộng sản ở Đông Âu vào thời điểm khi phe đối lập thôi không còn cố cải tổ hệ thống.

Tại Ba Lan, thời điểm đó là những năm 1968-1970. Trước thời khắc đó, thật khó hình dung một lựa chọn khác, dù bạn là người ủng hộ hay phản đối chế độ. Nhiều trí thức là đảng viên, hoặc xuất thân trong môi trường gần với Đảng, và thấy chủ nghĩa cộng sản đang giúp hiện đại hóa một đất nước chia rẽ sắc tộc và chủ yếu làm nông nghiệp. Còn xã hội thành thị, nay đã công nghiệp hóa, đã quen với “Sự Bình ổn Nhỏ” của thập niên 1960.

Khi bất mãn xuất hiện, không phải lúc nào họ cũng đi chung với nhau. Công nhân giận dữ vì khoảng cách giữa lời hứa của chế độ và thiếu thốn triền miên, trong khi trí thức đòi tự do ngôn luận và tôn trọng truyền thống dân tộc. Các cuộc đình công, biểu tình, tuần hành, kháng thư, thư ngỏ, báo chí chui, nghệ thuật phản kháng – những hình thức này xuất hiện ở Ba Lan trong thập niên 1970, thường là trong các nhóm chẳng có gì chung với nhau.

Trong hồi ký, Jacek Kuron, sau này là thành viên Công đoàn Đoàn kết và rồi là Bộ trưởng Lao động trong chính phủ hậu Cộng sản đầu tiên, nhớ lại khoảnh khắc khi các xu hướng chia lìa này đến với nhau. Tại một buổi ăn tối của giới trí thức Warsaw, ngay sau khi lãnh đạo Cộng sản loan báo đợt tăng giá mới tháng Sáu 1976, ông đặt ra hai câu hỏi cho các vị khách: liệu công nhân có tiếp tục đình công như những lần tăng giá trước? và nếu nó xảy ra, trí thức cần làm gì?
Description: Jacek Kuron
Jacek Kuron cùng các trí thức lần đầu tiên giúp đỡ công nhân năm 1976

Công nhân quả thực đình công, còn Kuron và những trí thức khác lần đầu tiên đi giúp đỡ họ. Họ thành lập Ủy ban Bảo vệ Công nhân (KOR), quyên tiền cho đời sống và trợ giúp pháp lý cho công nhân. Bằng cách này, KOR xây dựng quan hệ với công nhân và khuyến khích họ thành lập các công đoàn chui. Như Kuron kể lại, công nhân đừng nên phóng hỏa các cơ quan nhà nước – như năm 1970 và 1976, khi người đình công đốt trụ sở Đảng ở nhiều thành phố - mà hãy nên thành lập ủy ban của riêng mình.

Bốn năm sau, khi một đợt tăng giá lại gây sốc cho xã hội Ba Lan, và các cuộc đình công nổ ra khắp nước, giới trí thức thủ đô Warsaw và công nhân hợp tác với nhau ngay từ đầu. Họ cùng thảo các yêu sách, cùng thương lượng với giới chức để lập ra công đoàn độc lập, Công đoàn Đoàn kết. Chỉ sau ba tháng khi thành lập tháng Tám 1980, tổ chức này nói họ có gần 10 triệu thành viên, chiếm một nửa dân số trưởng thành – gồm cả công nhân, nông dân, người làm văn phòng. Mặc dù chế độ đàn áp vào tháng 12/1981, tuyên bố thiết quân luật và giam giữ hàng ngàn thành viên Công đoàn, nhưng không thể kiểm soát tình hình. Các cuộc biểu tình năm 1988 đã buộc chế độ đàm phán với các lãnh đạo công đoàn, những người từng bị họ cầm tù, và Công đoàn Đoàn kết sẽ dẫn dắt con đường đi đến dân chủ.

Đoàn kết hay Chia rẽ?

Phác họa vừa kể về hai thập niên đấu tranh là chính xác nhưng chưa đầy đủ, vì di sản Công đoàn Đoàn kết đặt một gánh nặng lên những người chiến thắng của giai đoạn 1989-90.
"Thách thức mà đối lập Ba Lan đối diện và vượt qua được, chính là làm sao dung thứ sự chia rẽ trong phong trào và thừa nhận không phải ai cũng chia sẻ cùng mục tiêu. Rốt cuộc, chia rẽ quan điểm trở thành sức mạnh của đối lập."
Họ đã chiến thắng cùng với nhau, dưới tấm biển đoàn kết. Công đoàn Đoàn kết dường như là một cái gì đó mới mẻ, một phong trào phi bạo lực đã lật đổ độc tài. Khi rạn nứt xuất hiện vào mùa thu 1989, người Ba Lan tự hỏi có phải cơ hội lịch sử đã để mất. Làm sao các đồng minh gần gũi, từng đi tù với nhau, chiếm nhà máy với nhau, cùng nhau biên tập báo chui, nay lại tách thành các đảng bình thường, xé rách di sản đẹp đẽ kia?

Trong hai thập niên vừa qua, Công đoàn Đoàn kết đã không còn gì giống trước, các đồng minh nay trở thành kẻ thù của nhau.

Vì thế câu chuyện về sự thất bại của Chủ nghĩa Cộng sản ở Ba Lan cũng là dịp để xem phe đối lập nên hoạt động thế nào. Đoàn kết quan trọng đến đâu, và các phe nhóm bên trong đối lập nguy hiểm thế nào? Người ta có thể hợp tác với những ai khác biệt quan điểm hay không?

Thách thức mà đối lập Ba Lan đối diện và vượt qua được, chính là làm sao dung thứ sự chia rẽ trong phong trào và thừa nhận không phải ai cũng chia sẻ cùng mục tiêu. Rốt cuộc, chia rẽ quan điểm trở thành sức mạnh của đối lập.
Một bất đồng căn bản là giữa nhóm cánh hữu quyết bảo vệ và thúc đẩy truyền thống dân tộc, và cánh tả lấy căn bản đấu tranh từ chủ nghĩa xã hội. Cánh hữu xem Giáo hội Công giáo là chìa khóa của việc chống Cộng, còn cánh tả lại nghi ngờ sâu sắc vì nhớ đến chế độ độc tài cánh hữu thập niên 1930. Và cả phe hữu lẫn tả đều thấy khó tìm ngôn ngữ chung với công nhân.

Tất cả những điều này thay đổi trong thập niên 1970. Một mặt, các trí thức cánh tả quan trọng như Kuron nghĩ lại về chủ nghĩa dân tộc. Trong hồi ký, Kuron cho biết khi ở tù, ông có thời gian hiểu rõ hơn phe đối lập theo chủ nghĩa dân tộc, và dần dần hiểu và tôn trọng cốt lõi đạo đức trong chính trị của họ. Mặt khác, nhiều trí thức Công giáo và cả lãnh đạo Công giáo, như Hồng y Karol Wojtyla, tìm thấy ngôn ngữ chung về trách nhiệm xã hội với phe cánh tả thế tục. Khi Wojtyla trở thành Giáo hoàng Pope John Paul II năm 1978, ngài là biểu tượng cho sự đoàn kết này.

Vì vậy Công đoàn Đoàn kết dường như đáp ứng giấc mơ tập thể của người Ba Lan. Các lãnh đạo của họ, nổi bật nhất là người thợ điện Lech Walesa, biết rõ xung đột nội bộ. Trong khi nổ ra đình công hay biểu tình, mọi chia rẽ phải được giải quyết hoặc tạm gác. Nhưng sự việc có khác đi khi Công đoàn Đoàn kết trở thành tổ chức tầm quốc gia, đặc biệt vì các nhà sáng lập chịu ảnh hưởng sâu sắc của lý tưởng dân chủ tham gia. Tháng Chín 1981, tại đại hội của Công đoàn Đoàn kết, tranh luận về những vấn đề nhỏ nhất – như công đoàn có nên đòi giảm giá thuốc lá – kéo dài đến khuya, để bất cứ ai muốn nói cũng có cơ hội trước microphone.

Điều này có thể không giúp Công đoàn Đoàn kết trở thành đối thủ có hiệu quả của chế độ Cộng sản, nhưng nó giúp họ khẳng định chính họ mới là tiếng nói của toàn dân Ba Lan. Họ đem lại cho người Ba Lan một lựa chọn khác, phá vỡ sự độc quyền ở nơi làm việc, trường học và đời sống công.

Như vậy, sự đoàn kết của Công đoàn là yếu tố tối quan trọng cho phe đối lập. Nhưng đó không phải là lý do khiến sự chuyển giao sang dân chủ ở Ba Lan thành công. Các nước như Nam Phi, nơi độc tài bị một phong trào duy nhất đánh đổ, đã kém may mắn hơn khi chuyển sang dân chủ. Thành công của Ba Lan liên quan nhiều hơn đến những gì mà giới đối lập học được sau Công đoàn Đoàn kết.
Khi thiết quân luật ban hành năm 1981, sự kiện này khiến đối lập Ba Lan đoàn kết hơn bao giờ hết. Mọi chia rẽ về chiến lược hay ý thức hệ biến mất trong các trại giam mà chính quyền lập ra mùa đông năm ấy. Nhưng những bất đồng về chiến lược cũng nhanh chóng xuất hiện. Có hai dạng bất đồng, và tất cả đều có ảnh hưởng đến việc Ba Lan sẽ xử trí quá trình chuyển đổi chính trị như thế nào vào cuối thập niên 1980.

Một chia rẽ là giữa những người tin rằng phải đối đầu trực tiếp với chế độ, với những người ủng hộ đi đường trường. Nhóm thứ nhất tin rằng vẫn cần phải hoạt động chui, còn nhóm kia ngày càng đề nghị tìm ra cách hoạt động công khai.
"Đây cũng chính là ‎‎ý nghĩa ca xã hi dân s: mt cái ch tư tưởng và hot động mà không ai độc quyn. Có l bước đầu tiên phi là đoàn kết. Ch như thế mi có th bt đầu mt quá trình mâu thun hơn để xây dng xã hi dân s đa nguyên."
Sự chia rẽ thứ hai, xoay quanh mục đích, có tác động sâu sắc hơn. Một số người tin rằng mục tiêu của toàn phe đối lập không thay đổi, đó là giải phóng xã hội về chính trị, văn hóa và kinh tế. Chương trình nào không đóng góp trực tiếp cho mục tiêu ấy thì là đe dọa. Nhưng ngày càng nhiều các nhà hoạt động bắt đầu cho rằng họ cũng còn những mục tiêu khác quan trọng phải làm ngay.

Một ví dụ là phong trào môi trường, xuất hiện ở Ba Lan năm 1986 sau vụ nổ hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô. Rõ ràng việc đòi đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm không dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Tương tự là phong trào cổ vũ doanh nghiệp, do một triết gia Miroslaw Dzielski khởi xướng. Ở cả hai trường hợp, các phong trào này bắt đầu trong những người bất mãn với ưu tiên chính trị của ban lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết. Khi các nhà hoạt động môi trường của nhóm Tự do và Hòa bình đòi đóng cửa một nhà máy hóa chất gần thành phố Wroclaw, có phải chuyện này đe dọa chính người công nhân? Tệ hơn nữa, thủ tướng Cộng sản nhân dịp đó đã loan báo đóng cửa nhà máy, và cả Xưởng tàu Lenin ở Gdansk, nơi bắt đầu Công đoàn Đoàn kết.

Nhưng nhóm Tự do và Hòa bình, cùng với nhiều nhóm đối lập khác xuất hiện từ giữa thập niên 1980, đi theo một châm ngôn khác của Jacek Kuron, rằng đối lập cần “chơi nhiều đàn piano”. Không phải ai cũng quan tâm công đoàn, hay cảm động vì những kêu gọi xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc hay truyền thống tôn giáo. Những người như thế có thể hoạt động vì những giai điệu khác. Ví dụ, một nhóm bên trong Tự do và Hòa bình phản đối luật của của chính quyền Cộng sản dễ dàng cho phép phá thai, trong khi đa số đồng chí của họ tán thành. Dù vậy, họ vẫn tiếp tục hợp tác trong các cuộc phản đối mà họ có thể đồng tình với nhau.
Thách thức mà đối lập Ba Lan gặp phải trong thập niên 1980 không phải là duy trì đoàn kết bằng mọi giá, mà là học cách dung thứ những cách tiếp cận khác nhau. Họ thừa nhận tất cả cùng có thể đạt được hai mục tiêu chính: khuấy động nhân dân công khai bày tỏ niềm tin và quan ngại, và thông qua đó mà biểu lộ sự chống đối chung trước chế độ Cộng sản.

Đây cũng chính là
‎‎ý nghĩa ca xã hi dân s: mt cái ch tư tưởng và hot động mà không ai độc quyn. Có l bước đầu tiên phi là đoàn kết. Ch như thế mi có th bt đầu mt quá trình mâu thun hơn để xây dng xã hi dân s đa nguyên.
S
kết hp các mục tiêu chung và chia rẽ này là một trong những nguồn gốc dẫn tới thành công của dân chủ Ba Lan sau năm 1989.

Bấm Padraic Kenney, giáo sư khoa Lịch sử Đại học Indiana, Hoa Kỳ, đã viết nhiều tác phẩm về Ba Lan và Đông Âu. Bài viết này là một phần trong loạt bài về chủ đề phản kháng trong các xã hội Cộng sản ở châu Âu và Trung Quốc, do Lê Quỳnh thực hiện.
Được đăng bởiHai Hoang Vanvào lúc9/02/2012 05:39:00 SA2 CommentsDescription: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Điểm Tin Chủ Nhật 02.09.12

Đôi dòng hồi ức với ngày 19/8 và 2/9 năm 1945 (BVN) - Giờ đây, trong tình thế sục sôi của đất nước, muôn vàn nguy cơ de dọa từ trong đến ngoài, không một ai yêu nước thương nòi có thế đắm mình vào hồi ức. Vũ Cao Đàm cũng thế, hồi ức của anh chỉ có giá trị lôi chúng ta đến đối diện với cái phũ phàng của thực tại.
Việt Nam: Biển lặng sau cơn bão? (NLG) - Sau khi vụ bắt giữ người sáng lập và giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam gây nhiều ồn ào hồi tuần trước, những tin đồn xoay quanh đầu tuần này rằng liệu ông trùm nào có thể sẽ là người bị bắt tiếp theo.
BẠCH HÓA ĐỂ KHỎI SỢ Hay CHỈ CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC (BVN) - Là người Việt Nam, tôi tin tưởng cuộc vận động chống bá quyền bành trướng của nhân loại tiến bộ sẽ thành công, loại bỏ vĩnh viễn chế độ chính trị tàn bạo; sẽ có một Việt Nam tự cường hùng mạnh và một Trung Quốc dân chủ, văn minh.
“Sân sau” ngân hàng (ĐĐK) - Trong lúc hoạt động tái cấu trúc ngành ngân hàng (NH) đang diễn ra mạnh mẽ cùng với yêu cầu thanh lọc nợ xấu thì nhiều ý kiến cho rằng, cần bóc tách rõ ràng những khoản tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà NH cho những doanh nghiệp liên quan đến người nhà vay.
Sacombank hưởng “đặc ân” hàng nghìn tỷ từ đâu? (VnMedia) - Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương Tín (Sacombank), sau soát xét, lãi của Sacombank đã giảm hơn 122,7 tỷ đồng. Hiện Sacombank đang vay các tổ chức quốc tế hàng nghìn tỷ đồng, với lãi suất khá rẻ.
Mọi điều bạn tưởng bạn biết về Trung Quốc là sai lầm (BVN) - Có phải chúng ta quá bị ám ảnh về sự trỗi dậy của TQ trong khi lẽ ra chúng ta phải lo lắng về sự suy sụp của nó
Phục bác Nguyễn Công Hoan! (LĐ) - Không tìm ra nguyên nhân gây cháy xe, cơ quan chức năng phòng ngừa bằng việc cấm gọi điện thoại di động ở các trạm bán xăng dầu
Lịch sử lâu dài của Trung Quốc không theo dự báo sụp đổ (ABS) - Mất đi tính chính đáng có thể không đồng nghĩa với sự kết thúc của Đảng Cộng sản. Các chính phủ Trung Quốc trước đó cũng đã vượt qua tình trạng tồi tệ hơn
Bất cập trong giáo dục tiểu học tại Pháp (RFI) - Tình hình Pháp, tranh cử tổng thống Mỹ, là những chủ đề được báo chí hôm nay quan tâm. Về nước Pháp, nếu Le Figaro chú ý đến chính trường và tỏ ý mỉa mai trên phát biểu của tổng thống Pháp vào hôm qua về khủng hoảng kinh tế : Ông Hollande khám phá mức độ nghiêm trọng cuộc khủng hoảng, thì La Croix, trước ngày nhập học, nhìn lại các trường tiểu học Pháp và bàn về cách cải thiện tình hình học tập.
Bài 26 : Tòng phạm của vụ trộm ? (RFI) - Lưu Quang nghi ngờ tất cả những người có quan hệ với Nadia.
Bài 25 : Có vẻ như đây là màng lưới phía Nam (RFI) - Lưu Quang đã thu thập được nhiều thông tin và quyết định ghé quán của Marie-Ange để sắp xếp lại : René có thể là một tay buôn lậu ; ...
Thủ tướng Rumani cáo buộc mật vụ cộng sản cũ hoành hành trong báo giới Đức (RFI) - Theo AFP, trong một phỏng vấn hôm qua 31/08/2012, thủ tướng Rumani khẳng định, các nhân viên mật vụ Securitate của Rumani dưới thời Nicolae Ceausescu tiếp tục hoạt động trong báo giới Đức cho đến tận bây giờ. Tuyên bố kể trên được thủ tướng Rumani đưa ra để bào chữa, sau khi Berlin cực lực chỉ trích các nỗ lực hạ bệ tổng thống Traian Basescu của chính phủ Ponta trong thời gian vừa qua.
Đài Loan tập trận : Biển Đông bị khuấy động (RFI) - Hôm nay 01/09/2012, trên nguyên tắc, Đài Loan cho khởi động cuộc tập trận trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Thái Bình. Hành động này nối tiếp theo một loạt quyết định được chính quyền Đài Bắc đưa ra gần đây nhắm khẳng định chủ quyền của họ tại Biển Đông, một đòi hỏi rộng khắp chẳng khác gì yêu sách của Bắc Kinh.
16 nước châu Á đồng ý thành lập vùng tự do mậu dịch (RFI) - Hôm qua 31/08/2012, tổng thư ký ASEAN thông báo 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand đồng ý về nguyên tắc cùng xây dựng khu vực tự do mậu dịch.
Mitt Romney : Chương trình vực dậy kinh tế thiếu tính thuyết phục (RFI) - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã không được ứng cử viên Romney đề cập tới trong bài diễn văn kết thúc đại hội đảng Cộng hoà ngày 30/08/2012. Điểm tín nhiệm của ứng cử viên Mitt Romney không tăng vọt sau đại hội đảng. Giới bình luận đánh giá chương trình vực dậy kinh tế Mỹ của ông Romney thiếu tính thuyết phục.
Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực ngoại giao lập vùng an toàn cho dân tỵ nạn ở Syria (RFI) - Hôm qua 31/08/2012, một giới chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho AFP biết Ankara sẽ nỗ lực để thúc đẩy việc lập vùng an toàn cho dân tỵ nạn ngay trong lãnh thổ Syria, bất chấp những ý kiến lưỡng lự trong cuộc họp hôm trước tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Triệt hạ Ben Laden : tác giả cuốn sách không vi phạm luật pháp (RFI) - Bị đe dọa kiện về tội tiết lộ bí mật chung quanh cái chết của trùm khủng bố Ben Laden, luật sư của tác giả cuốn sách « No Easy Day » khẳng định thân chủ của ông không vi phạm mật ước với bộ Quốc phòng Mỹ. Sắp được cho ra mắt độc giả đầu tuần sau, quyển sách kể lại cái chết của thủ lãnh Al Qaida, không giống như thông cáo chính thức của Mỹ.
Nước ngọt Coca Cola được bán tại Bắc Triều Tiên (RFI) - Theo lời một nhân chứng đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, nước ngọt của Mỹ Coca Cola được bán trên thị trường Bình Nhưỡng từ hơn 10 năm nay với giá vô cùng đắt đỏ. Gần đây, clip quảng cáo được phát hành trên mạng You Tube đã thu hút chú ý của công luận khi thấy nước ngọt Coca Cola được bán trong một quán ăn ở Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (RFI) - Trong một bản thông cáo báo chí công bố hôm qua, 31/08/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhân danh Tổng thống Obama và nhân dân Hoa Kỳ để chúc mừng lễ Quốc khánh Việt Nam ngày mồng 2 tháng 9. Nội dung thông cáo nhấn mạnh đến đà phát triển trong quan hệ giữa hai nước đồng thời nêu bật các vấn đề cần thúc đẩy trong tương lai.
Philippines báo động sóng thần : 132.000 người sơ tán (RFI) - Sáng nay 01/09/2012, AFP loan tin, tại Philippines hơn 132.000 người đã trở về nhà, sau khi báo động sóng thần, tiếp theo một trận động đất lớn ngoài khơi phía đông nước này, được dỡ bỏ. Động đất cường độ 7,6 độ Richter tối qua đã tạo thành các đợt sóng có chỗ cao đến nửa mét, khiến nhiều người chạy trốn khỏi khu vực bờ biển.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành xử công bằng tại Thái Bình Dương (RFI) - Phát biểu tại thượng đỉnh Nam Thái Bình Dương ngày 31/08/2012, Ngoại trưởng Mỹ mong muốn Bắc Kinh giúp đỡ các nước trong khu vực nhiều hơn và một cách công bằng hơn. Washington cam kết viện trợ 32 triệu đô la giúp các quốc đảo trong vùng đối phó với biến đổi khí hậu.
Hoàng Sa : Việt Nam phản đối Trung Quốc mời thầu dầu khí (RFI) - Đúng như chờ đợi, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC đã lấy thêm một vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để mời quốc tế vào thăm dò và khai thác dầu khí. Theo bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua, 31/08/2012, trong số 26 lô được phía Trung Quốc rao thầu, có một lô sát Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Deauville : liên hoan phim Mỹ lần thứ 38 (RFI) - Hôm qua 31/08/2012, liên hoan điện ảnh Mỹ lần thứ 38 khai mạc tại Deauville, trạm nghỉ mát ven biển ở vùng Normandie của Pháp. Trong vòng 10 ngày, khán giả Pháp sẽ được dịp khám phá hơn 70 bộ phim đủ loại, trong đó có 21 tác phẩm được chiếu trong chương trình tranh giải.
Đô thị hóa tăng nhanh chóng (VOA) - Diễn đàn Đô thị Thế giới tổ chức tuần đầu tháng 9, tại Naples, Ý, được tiến hành hôm thứ Bảy để giải quyết khuynh hướng đô thị hóa ngày càng tăng
Các phần tử cực đoan Hồi giáo chiếm thị trấn miền bắc Mali (VOA) - Các phần tử cực đoan Hồi giáo đã chiếm một thị trấn thuộc miền bắc Mali, gần lãnh thổ do chính phủ kiểm soát
Người Armenia phản đối quyết định của Hungary trả về nước một binh sĩ (VOA) - Nhiều người Armenia tụ tập hôm thứ Bảy để phản đối quyết định của Hungary cho hồi hương một binh sĩ Azerbaijan giết một sĩ quan Armenia năm 2004
Tổng thống Obama, ông Romney vận động tranh cử (VOA) - Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Romney quảng bá lịch trình kinh tế ở bang Ohio, trong khi Tổng thống Obama vận động tranh cử tại bang Iowa
Mưa cung cấp nước uống ngay cả những lúc có hạn hán (VOA) - Là người chỉ đạo hệ thống hứng nước mưa, ông Jack nói đó không chỉ là việc cung cấp nước sạch mà còn là việc mang nước đến các khu vực bị hạn hán
Nhà hoạt động lưu vong trở về Miến Điện (VOA) - Một nhà hoạt động nổi tiếng Miến Điện bị kết án tù chung thân vắng mặt đã trở về nước sau khi tên ông được gạch khỏi danh sách đen của chính phủ
Các nhà hoạt động: Phe nổi dậy Syria chiếm cơ sở phòng không (VOA) - Các nhà hoạt động nói phe nổi dậy Syria đã chiếm được một cơ sở phòng không và tấn công một phi trường quân sự tại miền đông Syria
Kết quả bầu cử sơ khởi cho thấy đảng cầm quyền Angola chiến thắng (VOA) - Kết quả bầu cử sơ khởi Angola cho thấy đảng cầm quyền của Tổng thống Jose Eduardo dos Santos chiếm được gần ba phần tư số phiếu bầu
Bà Clinton và các lãnh đạo Thái bình dương đồng ý về bình đẳng giới (VOA) - Tỉ lệ phái nữ trong các cơ quan lập pháp ở Thái bình dương tiếp tục nằm ở mức thấp nhất thế giới.
Ai là chủ các con sông của Mỹ? (VOA) - Tiểu bang giữ cho các con sông sạch sẽ và an toàn, chính quyền tiểu bang quản lý sông nước, nhưng không hẳn là chủ nhân của những con sông này
Ứng cử viên tổng thống Mexico không chấp nhận kết quả bầu cử (VOA) - Những cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài tòa án để phản đối việc các thẩm phán bác đơn kiện của ông Lopez Obrador.
Chìm tàu ở Guinea: Mấy mươi người có lẽ đã thiệt mạng (VOA) - Một số hành khách đã được cứu, nhưng một nhân viên cứu hộ nói rằng hy vọng tìm được người sống sót đang tan biến dần.
7 người Hồi giáo Shia bị giết chết ở Pakistan (VOA) - Trước đó, một vụ không kích bằng máy bay không người lái giết chết ít nhất 4 phần tử hiếu chiến trong khu vực gần biên giới Afghanistan.
Bưu điện Mỹ sẽ lỗ 15 tỉ đô la năm nay nếu Hạ viện không hành động (VOA) - Tháng này USPS báo cáo lỗ trên 5 tỉ đô từ tháng 4 tới tháng 6. Họ e ngại sẽ phải báo lỗ 15 tỉ đô trong giai đoạn 15 tháng, chấm dứt vào tháng 9
Sắp loan báo kết quả sơ khởi bầu cử Angola (VOA) - Theo dự liệu, cuộc đầu phiếu hôm thứ Sáu sẽ kéo dài thêm quyền cai trị 33 năm nay của Tổng thống Jose Eduardo dos Santos.
Kỹ sư đường sắt ở Mỹ trúng số độc đắc 337 triệu đôla (VOA) - Ông Lawson chọn nhận tiền một lần thay vì nhận tiền hàng năm trong nhiều năm và sẽ lấy về gần 160 triệu đôla sau khi trừ thuế.
Ngoại trưởng Clinton: Thái bình dương “đủ lớn” cho Mỹ và Trung Quốc (VOA) - Bà Clinton hối thúc Trung Quốc phân phối một cách công bằng các khoản viện trợ ngày càng nhiều cho khu vực.
TT Obama vinh danh binh sĩ Mỹ nhân kỷ niệm ngày rút khỏi Iraq (VOA) - Ông Obama: Kế hoạch triệt thoái binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan vào năm 2014 diễn ra theo đúng thời biểu.
Afghanistan: Nổ bom tự sát kép giết chết 12 người (VOA) - Thường dân và cảnh sát Afghanistan là nạn nhân của vụ tấn công trong quận Sayad Abad của tỉnh Warkad.
Pakistan: Máy bay không người lái hạ sát 4 phần tử hiếu chiến (VOA) - Giới hữu trách cho biết vùng bị không kích hôm nay bị khống chế bởi nhóm hiếu chiến Hafiz Gul Bahadur.
Các lực lượng Indonesia hạ sát 2 phần tử hiếu chiến (VOA) - Một thành viên của Biệt đội 88, một đơn vị tinh nhuệ của cảnh sát, cũng bị thiệt mạng.
Cảnh báo sóng thần sau động đất gần Philippines được thu hồi (VOA) - Trận động đất khiến một người thiệt mạng, gây ra một số vụ mất điện và làm hư hại một số nhà cửa.
Công ty dược phẩm Đức tạ lỗi về bi kịch Thalidomide (VOA) - Hơn 10.000 ca dị tật bẩm sinh sau khi phô nhiễm với thuốc thalidomide đã được ghi nhận ở 46 nước.
Tổng thống Mỹ đánh dấu 2 năm chấm dứt chiến tranh Iraq (VOA) - Tổng thống nói quân đội đang đối mặt với một cuộc chiến gay go tại Afghanistan, nhưng ông hứa là chiến tranh tại nước này sẽ chấm dứt 1 cách có tránh nhiệm
Thống đốc FED giải thích kế hoạch kích thích kinh tế mạnh hơn (VOA) - Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FED), ông Ben Bernanke, nói thất nghiệp là một 'lo ngại nghiêm trọng' và kinh tế tăng trưởng quá chậm chạp
Philippines: Chưa có báo cáo về trận động đất mạnh 7,6 độ (VOA) - Một trận động đất mạnh xảy ra tại 1 tỉnh đảo miền đông Philippines làm hư hại một số cấu trúc và khiến cho lệnh cảnh báo sóng thần được ban hành
Syria: Các cơ quan cứu trợ vội vã di chuyển dân tị nạn khỏi các trường học (VOA) - Các cơ quan cứu trợ tại Syria và tại các nước kế cận vội vã di chuyển dân tị nạn ra khỏi các cơ sở giáo dục trước khi trường học bắt đầu hoạt động lại
Các nước châu Á đang tiến đến khu vực mậu dịch tự do rộng lớn (VOA) - Tổng Thư Ký ASEAN cho biết 16 quốc gia chiếm gần 1 nửa dân số thế giới đã đồng ý 'trên nguyên tắc' thành lập một khu vực mậu dịch tự do tại châu Á
Thế vận hội Paralympic khai mạc ở London (VOA) - Gần 4.300 vận động viên khuyết tật đại diện cho 166 quốc gia dự thế vận lần này và đây sẽ là kỳ Paralympic lớn nhất từ trước đến nay
London sôi động vì ‘Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu’ (VOA) - Lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu, hôm 26 và 27/8 mang lại một niềm vui nữa cho những người tham gia ở London
Tăng trưởng kinh tế Ấn Ðộ rớt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay (VOA) - Tăng trưởng kinh tế ở Ấn Ðộ đã sụt xuống mức thấp nhất từ 3 năm nay, khẳng định tình trạng trì trệ trầm trọng trong nền kinh tế Á châu
Đình công ở Nam Triều Tiên (VOA) - Mười ngàn thành viên của Liên minh Công đoàn Nam Triều Tiên đã biểu tình để đòi thay đổi luật lao động
Hạn hán đẩy giá thực phẩm tăng cao (VOA) - Ngân hàng Thế giới nói rằng hạn hán ở Mỹ và các nước Đông Âu đang đẩy giá thực phẩm toàn cầu tăng cao rất nhiều
LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm cho Mali (VOA) - Người đứng đầu công tác cứu trợ của Liên hiệp quốc kêu gọi viện trợ thêm cho Mali, nơi một vụ khủng hoảng lương thực và chiến tranh ảnh hưởng tới hơn 4 triệu người
Ông Romney bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử (VOA) - Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mỹ, ông Mitt Romney, hôm nay bắt đầu chiến dịch vận động sau khi được đề cử với những cuộc mít tinh tại các tiểu bang quan trọng
Miến Điện công bố danh sách từng phần những người được loại tên khỏi sổ đen (VOA) - Hôm thứ Năm, chính phủ đã tiến thêm một bước với việc công bố tên của hơn 1.000 người được loại tên ra khỏi sổ đen khét tiếng
ADB giúp Philippines biến rác thành năng lượng (VOA) - Ngân hàng Phát triển Á châu, ADB, cho biết họ đang hợp tác với công ty Proter & Gamble để xây các nhà máy biến rác thành năng lượng có thể sản xuất tới 2 megawatt điện
Bầu cử ở Angola bắt đầu, ông Dos Santos nắm chắc phần thắng (VOA) - Các cử tri đã bắt đầu đến địa điểm bỏ phiếu lúc 7 giờ sáng, giờ địa phương, để bỏ phiếu cho các nghị sĩ, những người sẽ chọn Tổng thống cho 5 năm tới
Apple thua Samsung trong vụ kiện ở Nhật về quyền sáng chế (VOA) - Một tòa án Nhật kết luận Samsung không đánh cắp công nghệ được sử dụng trong iPhones và iPads Apple để sản xuất dòng máy smartphone Galaxy và các máy tính bảng
Bão nhiệt đới Isaac trở thành một cơn áp thấp (VOA) - Trung tâm theo dõi bão của Hoa Kỳ cho hay Isaac di chuyển chậm chạp và yếu đi ở miền bắc tiểu bang Louisiana và theo dự kiến sẽ gây thêm mưa trong lúc di chuyển về hướng bắc
Cựu thống đốc Florida ủng hộ ông Romney, bênh vực cựu TT Bush (VOA) - Ông Jeb Bush nói ông bất bình khi thấy Tổng thống Obama chỉ trích và đổ lỗi cho cựu tổng thống George W. Bush về nhiều vấn đề hiện nay của nước Mỹ
Tòa án Pakistan kéo dài lệnh tạm giam trong vụ án báng bổ tôn giáo (VOA) - Một thẩm phán ở Pakistan đã quyết định kéo dài lệnh tạm giam một cô gái theo đạo Cơ đốc bị buộc tội báng bổ tôn giáo, một tội có thể bị xử tử ở Pakistan.
Động đất mạnh gần Philippines (VOA) - Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết cơn địa chấn dưới biển ngày hôm nay với cường độ 7.6 có tâm chấn ở mạn đông Philippines
Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA) - Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ quyết tâm thắt chắt quan hệ chiến lược giữa 2 nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung xây dựng hòa bình, ổn định ở châu Á Thái Bình Dương
Các lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạn (VOA) - Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói tình hình ở Syria không phải khủng hoảng nhân đạo mà là một cuộc khủng hoảng chính trị do là sự tàn ác và nhẫn tâm của chế độ Bashar al-Assad
Việt Nam đổi tội danh đối với ông Nguyễn Quốc Quân (VOA) - Việt Nam vừa gia hạn giam giữ nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quốc Quân và đổi tội danh cáo buộc ông từ ‘khủng bố’ sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’
Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển C212-400 (VOA) - Công ty Airbus Military đã bàn giao cho Việt Nam chiếc C212-400 đầu tiên trong số 3 máy bay tuần tra mà lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt mua
Việt Nam y án 8 cựu quan chức cấp cao của Vinashin (VOA) - Tòa phúc thẩm ở Việt Nam giữ nguyên các bản án tù đối với 8 cựu quan chức hàng đầu của công ty Vinashin vì trách nhiệm của họ trong vụ bê bối khiến công ty gần phá sản
Việt Nam là địa điểm thu hút hàng đầu ở Đông Nam Á đối với giới đầu tư Mỹ (VOA) - Việt Nam tiếp tục mời gọi giới đầu tư Tây phương với một thị trường tiêu thụ lớn, giá nhân công tương đối rẻ và 1 yếu tố khác được chú ý là quan hệ chính trị Việt-Mỹ tiếp tục cải thiện
Một lãnh tụ phe cực đoan ở Pakistan bị bắt giam (VOA) - Một phần tử Hồi giáo chủ chiến nổi tiếng ở Pakistan bị một tòa án nước này ra lệnh câu lưu về tội khích động hận thù giáo phái
Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình (BBC) - Người đứng đầu ngành an ninh cùng nhiều quan chức Đài Loan đi thăm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
‘Đừng lo quân Mỹ có mặt ở châu Á’ (BBC) - Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh cố gắng giảm nhẹ lo ngại của Trung Quốc khi nhấn mạnh hiện diện quân sự của Mỹ không nhắm vào nước nào.
Chủ tịch TQ 'tính toán trước Đại hội' (BBC) - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự tính đưa một người thân tín vào cơ quan lãnh đạo quân sự nhằm duy trì ảnh hưởng.
Doanh nghiệp Mỹ vẫn thích Việt Nam (BBC) - Bất chấp khó khăn kinh tế ở Việt Nam, giới đầu tư Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng đầu tư ở đây, theo một khảo sát.
Công an Hà Nội có giám đốc mới (BBC) - Đại tá Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Công an Hà Nội, thay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa nghỉ hưu.
Tên lửa TQ 'không nhắm vào nước nào' (BBC) - Trung Quốc xác nhận thử tên lửa tầm xa có thể vươn tới tận Hoa Kỳ, nhưng nói không nhắm vào quốc gia nào.
Phỏng vấn tân hoa hậu Việt Nam (BBC) - Hoa hậu Việt Nam 2012 trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về ước mơ và những cám dỗ trong giới người đẹp.
Trung Quốc thả người bị tù do Yahoo (BBC) - Vương Tiểu Ninh, nhà bất đồng chính kiến bị kết tội lật đổ từ những bằng chứng cung cấp bởi Yahoo, vừa được thả sáng thứ Sáu.
Người Mỹ thừa nhận làm gián điệp cho TQ (BBC) - Một nhân viên bảo vệ cho tòa lãnh sự Mỹ tại Trung Quốc vừa nhận tội bán tin mật cho chính phủ Trung Quốc.
Mitt Romney sẽ 'đưa Mỹ sang trang mới' (BBC) - Mitt Romney cam kết "khôi phục ước nguyện Mỹ " trong bài phát biểu tiếp nhận đề cử của đảng Cộng hòa.
Việt Nam hồi hộp vì các vụ bắt giữ (BBC) - Báo Anh Financial Times có bài phân tích nhân tin đồn một số 'đại gia' bị bắt giữ ở Việt Nam.
Giá gas trong nước tăng mạnh (BBC) - Giá gas trong nước sẽ tăng mạnh kể từ ngày 1/9, thêm gần 4.000 đồng/kg.
Tiêu chí xếp hạng thống đốc ngân hàng (BBC) - Việc ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance đánh giá thấp dựa trên tiêu chí gì?
Ấn Độ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến (BBC) - Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán trong ba tháng đến cuối tháng Sáu, làm dịu quan ngại về sự đình trệ với nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á.
VN trượt huy chương đồng cử tạ Paralympic (BBC) - Vận động viên Nguyễn Thị Hồng tuột mất huy chương đồng khi nâng cùng mức tạ với người về thứ ba, chỉ vì nặng hơn cô này 300gr.
Tử vong sau vài giờ ở đồn công an (BBC) - Một người dân tử vong sau vài giờ ở đồn công an xã của Hà Nội, trong vụ việc mới nhất gây lo ngại về công an lạm dụng vũ lực.
Sứ quán VN hứa giúp sinh viên ở London (BBC) - Đại sứ Việt Nam cam kết 'làm mọi khả năng có thể' cho sinh viên gặp khó khăn sau khi một trường đại học Anh bị rút giấy bảo trợ visa.
Bài học từ Công đoàn Đoàn kết (BBC) - Nhân Ba Lan đánh dấu ngày chính phủ cộng sản phải chấp nhận công đoàn độc lập, nhìn lại bài học về đoàn kết và chia rẽ trong đối lập.
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) - Báo của Đảng CSVN đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là 'thủ đoạn của diễn biến hòa bình'.
Sự trừng phạt của VN sẽ đi tới đâu? (BBC) - Tiến sỹ kinh tế Jonathan Pincus nhận xét mức độ lan rộng của sự trừng phạt đối với sai phạm tại các tổ chức, tập đoàn trong nước
Việt Nam 'bủa lưới' Trung Quốc (BBC) - Cây viết Singapore nói Việt Nam dùng các diễn đàn vùng để kiềm chế Trung Quốc bên cạnh quan hệ với Hoa Kỳ.
Hình ảnh Paralympics 2012 (BBC) - Chùm ảnh về một số môn thi đấu ở Thế vận hội cho người khuyết tật ở London.
Looking toward the clouds (Washington Post) - Cloud computing is spreading across the world. In China, it is destined to take a different form to that enveloping Europe and the US.
Airbus venture to fly high (Washington Post) - Premier Wen Jiabao and visiting German Chancellor Angela Merkel joined the celebration on Friday for the 100th A320 jetliner made in China.
Education system producing too few technical graduates (Washington Post) - China needs to enhance vocational education in order to end the oversupply of university graduates and the shortage of technicians, said a senior labor official.
Giant chair in Shanghai dwarfs shoppers (Washington Post) - A giant armchair in a shopping mall on Nanjing Road in Shanghai on Saturday. The chair, which is 6.8 meters high and 7.7 meters wide, is the largest in the world, according to the World Record Association, based in Hong Kong.
China signs deal for 50 Airbus planes (Washington Post) - China and Germany signed a series of cooperative documents Thursday, including a procurement deal for 50 Airbus planes.
The heat is on for temperature subsidy (Washington Post) - A revised government
BYD predicts dismal Q3 results (Washington Post) - BYD Ltd remains cautious about its third-quarter outlook and has forecast a steep profit fall of as much as 95 percent for the first three quarters.
Ford readies Lincoln launch in China by 2014 (Washington Post) - Ford Motor Co will launch its Lincoln brand in China within two years as it races to catch up with rivals in the world's largest auto market and home to a growing number of luxury buyers.
Stronger trade links vital (Washington Post) - China and the
Pretty puppies primp and pout (Washington Post) - A pet dog beauty contest was held on August 25 at the Wangfujing Shopping Center, Chengdu, Sichuan province. There were 16 candidates, coming with their owners to compete from all over the country.
Lake cleanup pays off big with tourist dividends (Washington Post) - From January to June, the water quality in the Erhai Lake remained above the minimum standard for drinking water - not an easy feat for a lake adjacent to a county with almost 300,000 residents.
When music needs drama (Washington Post) - Established singer-songwriter Xiao Ke is serious about his involvement in performing arts and has recently opened his own theater in Beijing.
Difficult to say goodbye (Washington Post) - After more than 40 years at its current location, Beijing Film Studio is being demolished and moving to a swanky site on the outskirts.
Hairstyle advocated in Beijing school (Washington Post) - A student passes by a LCD screen which shows an advocated hairstyle in Beijing No 171 middle school on Aug 31, 2012.
41 miners confirmed dead in Sichuan colliery blast (Washington Post) - Death toll in the colliery blast on Wednesday in Southwest China's Sichuan province has risen to 41 as more bodies were retrieved, rescuers said Friday.
Incentives to attract foreign students (Washington Post) - Shanghai is encouraging foreign students to study at local universities with a package that includes scholarships and language-training programs.
Parents camp out for freshmen (Washington Post) - Tianjin University plans to erect 200 tents for parents who accompany students on their college enrollment and have trouble finding a place to live.
Hear, hear! (Washington Post) - 'Hearing dogs' are a new concept in China but good training and their benefits to those with hearing loss should make them acceptable.
The more you give, the more you receive (Washington Post) - Before leaving for Cambodia to do voluntary work, Li Kaiwen thought she was going to a poor country to offer her help. But, that was only half the story.
4 dead after typhoon sinks boats in ROK waters (Washington Post) - South Korean coast guard officials work to rescue trapped Chinese crew members from capsized fishing boats in waters off Jeju Island of South Korea on Aug 28, 2012.
HK issues home purchase ban (Washington Post) - Ten new measures, including one banning out-of-town buyers from buying property in some local housing projects were unveiled by the Hong Kong government on Thursday.
China-ROK 20-year friendship to continue (Washington Post) - Mutually beneficial cooperation between China and the Republic of Korea is expected to increase "for the next 20 years".
Wen lends eurozone a hand (Washington Post) - China may buy more European government bonds, providing eurozone debt risk can be contained, Premier Wen Jiabao told visiting German Chancellor Angela Merkel on Thursday.
Sea drill in the Taiwan Straits to ensure safe transportation (Washington Post) - Authorities from the mainland and Taiwan launched a massive sea search and rescue drill on Thursday in the Taiwan Straits, aiming to ensure safe transport on waterways across the Taiwan Straits.
Wen: I am confident in Euro economy (Washington Post) - China will continue to invest in the EU treasury bond market and enhance coordination with the EU to help the debt-stricken bloc to get out of trouble, said Premier Wen Jiabao.
Ties 'can overcome challenges of history' (Washington Post) - The incident of the flag
Improved Taiwan arms deal mooted (Washington Post) - A Romney administration may consider providing more advanced weapons to Taiwan to maintain strong US military capabilities in the Asia-Pacific region.
Clinton visit raises concerns (Washington Post) - US Secretary of State Hillary Clinton's expected visit this week to the Cook Islands in the South Pacific has raised geo-political concerns over competition among major powers in the region.
Chinese, Egyptian presidents hold talks on ties (Washington Post) - Chinese President Hu Jintao held talks with visiting Egyptian President Mohamed Morsi at the Great Hall of the People on Tuesday afternoon.
Kể Chuyện Tình: Năm Ngày Của Ngố... (VietBao) - Chuyện Chàng và Nàng, viết gọn: C&N- là mảnh sân chung dành cho tất cả chúng ta, quí vị độc giả, các chàng và các nàng. Các bạn có thể kể về chuyện tình hay đời sống hôn nhân, có thể kể về những ngày thơ mộng, những kỷ niệm quí, những điều hay, vẻ đẹp đặc biệt mà bạn nhận được từ người người tình hay người phối ngẫu của mình.
Bé Tia Ngọc Trân ở giếng Ngọc hoa sen, Huế (VietBao) - Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, ảnh bà cháu, mẹ con, ảnh bé bi, ảnh đám cưới, sinh nhật, họp mặt, vacation, đủ loại ...
Khi Voi Biến Mất (VietBao) - Hãy hình dung rằng, khi các em bé tiểu học đọc sử, nhìn hình Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ Tướng Bùi Thị Xuân... cỡi voi, chỉ huy quân binh ra chiến trường... và rồi sẽ hỏi, xem con thú gì khổng lồ lạ kỳ, đang sử dụng thay cho ngựa chiến...
Chuyện Kể Từ Thái Lan IV (VietBao) - LTS: Là một cựu nữ sinh Trưng Vương, tác giả đã về hưu ở Houston. Cuối năm ngoái, qua email Bà nghe đến tình cảnh của đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan nên quyết định lên đường tình nguyện và nhập toán BPSOS đang làm việc tại Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý đặt ở Bangkok.
Tướng Tàu: Phải Lấy Biển Đông Vì Dầu; Hà Nội phản đối TQ rao thầu lô dầu 65/12 ở biển VN; Tướng TQ Kiều Lương: Mỹ sẽ không vì Philippines mà quyết đấu với TQ (VietBao) - HANOI -- Sau khi rao thâu 9 lô dầu trong vùng biển VN hồi cuối tháng 6-2012, mới tuần qua Trung Quốc lại rao thầu 26 lô dầu ngoàì biển, lần này trong đó có một lô nằm trong vùng Biển Đông của VN. Đó là lô dầu có tên gọi 65/12.
Nhiều DB Mỹ Thư Kêu Gọi VN Trả Tự Do Cho Tù Lương Tâm (VietBao) - Washington, D.C. – Hôm Thứ Năm ngày 30 tháng 8, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (D-CA), đồng Chủ tịch của nhóm Congressional Caucus on Việt Nam cùng Dân biểu Zoe Lofgren (D-CA) và Dân biểu Gerald Connolly (D-VA) đồng ký tên trong một bức thư gởi Chủ tịch nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang,
Thái Mua Gạo VN Qua Cam Bốt, Đáp Ứng Đơn Hàng Xuất Khẩu (VietBao) - Chuyện rất lạ: Thái Lan mua gạo Việt Nam để xuất khẩu!
Nhà Dân Chủ Trương Thị Tám Mãn Án, Ra Tù, Về Lâm Đồng (VietBao) - Houston, TX -- 30/08/2012 - VPLL/ĐVDVN kính thông báo đến đồng bào, quý lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể, cơ quan nhân quyền và truyền thông báo chí được rõ: Chị Trương Thị Tám, một thành viên Đảng Vì Dân, đã mãn án 3 năm tù giam vào ngày 31/08/2012; và sẽ tiếp tục bị cưỡng bách thi hành án quản chế trong 3 năm.
Bat Tên Cướp Thứ 3 Vụ Cướp ở Thương Xá Phước Lộc Thọ (VietBao) -WESTMINSTER, Calif. (VB) -- Hôm Thứ Sáu 31-8-2012, cảnh sát thành phố Westminster cho biết đã bắt xong nghi can cuối cùng trong vụ cướp tiệm đồng hồ Tick Tock.
Cali: Sắp OK Xe Hơi Tự Động Lái (VietBao) - SACRAMENTO, Calif. -- Tại tiểu bang California, sẽ bất hợp pháp nếu bạn vừa lái xe, vừa cầm phone nói chuyện. Lý do, bạn sẽ trở thành mối nguy hiểm cho người khác.
Ngũ Giác Đài Kiện Cựu Biệt Hải Viết Sách Về Vụ Giết Bin Laden (VietBao) - WADSHINGTON - Ngũ Giác Đài xác định với cựu biệt hải SEAL viết sách về vai trò của mình trong trận đột kích giết Bin Laden ở Abbottabad là xâm phạm thỏa thuận "giữ im lặng" và cảnh báo đang xem xét nhu cầu kiện anh ta ra toà.
Nhân Viên Lãnh Sự Mỹ Ở TQ: Xin Làm Gián Điệp Cho Tàu (VietBao) - WASHINGTON - 1 cựu binh làm việc tại 1 tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Hoa Lục nhận tội do thám cho Trung Quốc và thất bại.
Sức Mua Của Dân Mỹ Mạnh Nhất 5 Tháng; FED: Nếu Kinh Tế Khựng, Thất Nghiệp Còn Cao (VietBao) - JACKSON HOLE, Wyoming - Thống đốc Quỹ dự trữ liên bang tuyên bố ngân hàng trung ương sẽ hành động khi cần thiết, nhưng phải cân nhắc về chi phí và phúc lợi, tuy ám chỉ là đáng để làm.
Romney Tự Nhận Dân Tị Nạn Gốc Mễ (VietBao) - TAMPA - Trong 1 video chiếu lên màn ảnh lớn tại đại hội đảng CH, ông Romney nhận nguồn gốc Mexico.
Shell Sẽ Lo Tìm Dầu Bắc Cực (VietBao) - Trong khi Trung Quốc thiếu dầu, bèn lấn biển của láng giếng... một công ty dầu quốc tế tử tế hơn, xin Hoa Kỳ cho khoan dầu vùng Bắc Cực.
Syria: Giao Tranh Ác Liệt Bên Trong Thành Phố Aleppo (VietBao) - BEIRUT - Các nhà tranh đấu Syria đưa tin: quân nổi dậy vừa bắt đầu nỗ lực quan trọng tại thủ phủ thương mại Aleppo, tiến đánh các cơ sở an ninh và căn cứ của lực lượng Assad - bằng chứng là sau nhiều tuần lễ tấn công của binh lính Assad kể cả bằng phi cơ, quân nổi dậy không bị đánh bật ra khỏi thành phố lớn nhất nước.
Philippines: Động Đất 7.6 Độ, Tới 6 Thành Phố Mất Điện (VietBao) - MANILA - Động đất 7.6 độ Richter bên ngoài bờ đông quần đảo Philippines hồi chiều Thứ Sáu đưa tới báo động sóng thần trong vùng.
Iran: Đề nghị Thành Viên IAEA Hạn Chế Quyền Của Siêu Cường (VietBao) - VIENNA - Dưới áp lực điều tra của cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA), Iran hô hào các nước thành viên cải tổ định chế để hạn chế quyền của các cường quốc nghi ngờ Iran tìm kiếm vũ khí nguyên tử.
Mẫu Hạm TQ Trở Về Sau 10 Chuyến (VietBao) - BẮC KINH - Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đã thực hiên 10 chuyến hải hành thực nghiệm.
Tin tặc tiếp tục tấn công hăm dọa Trương Duy Nhất (TDN) - Chiều 31/8/2012, website truongduynhat.vn lại bị hacker tấn công xóa sạch dữ liệu, đồng thời treo lại một bức ảnh hăm dọa rất lưu manh.
Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát ( BBC) - Vợ nạn nhân vụ chết người tại trụ sở công an Bến Cát, Bình Dương nói bản kết luận điều tra mới nhất về vụ việc “trả lời không đủ” các thắc mắc của gia đình.
Thơ gửi chú Lưu manh (Nguyễn Trọng Tạo) - Thế là chú đang voi/ Bỗng một tấc xuống chó/ Làm cho bao nhiêu người/Phải bưng mặt xấu hổ!
Báo Nhân dân nói về xã hội dân sự (BBC) Báo của Đảng CSVN vừa đăng bài đả phá việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, gọi đây là ‘thủ đoạn của diễn biến hòa bình’.








No comments:

Post a Comment

View My Stats