September
3, 2012 1:52 PM
Tôi tên Phạm Bá Hoa, chào đời năm
1930 tại đồng bằng sông Cửu Long. Tôi phục vụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 21 năm
trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, sau đó tôi bị tù không án 12 năm 3 tháng
trong các “trại tập trung” mà lãnh đạo của Các Anh gọi là “trại cải tạo”. Hiện
cư ngụ tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn hãnh diện về màu cờ sắc áo mà tôi đã phục vụ. Cho
đến nay, tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi mà quê hương tôi
chưa có dân chủ, tự do, và nhân quyền thật sự.
Xin được gọi “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” là Các Anh để tiện trình bày. Chữ “người lính” mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng, gọi chung là “cấp lãnh đạo”. Là người lính trong quân đội “Nhân Dân”, chắc rằng Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Các Anh trong quân đội nhân dân mà. Với lại, Tổ Quốc & Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng chính trị nào cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi hy vọng giúp Các Anh nhận ra một chuỗi hành động ngang ngược lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng, trong khi lãnh đạo CSVN chỉ phản ứng để vừa làm giảm cơn phẫn nộ của đồng bào, vừa vuốt ve quy lụy Trung Cộng. Đồng thời, tôi giúp Các Anh vài giả thuyết về hành động của Trung Cộng trong thời gian trước mắt.
Thứ nhất. Luật Biển 1982 của Liên
Hiệp Quốc. (Tóm tắt từ Người Sưu Tầm,
17/7/2012)
Năm 1967, các tuyên bố khác nhau về
lãnh hải đã được nêu ra tại Liên Hiệp Quốc. Năm 1973, Hội Nghị Liên Hiệp Quốc
lần thứ 3 về Luật Biển tổ chức tại New York, với hơn 160 quốc gia tham dự. Hội
nghị kéo dài đến năm 1982, đạt đến kết quả với sự đồng thuận của Hội Nghị và
một Công Ước hình thành, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Đến lúc ấy mới có 60
quốc gia ký vào Công Ước.
Công Ước qui định các vùng:
“Đường cơ sở” (baseline) dọc theo bờ biển, được định nghĩa như sau: “Thông thường, một đường biển cơ sở dọc theo bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở”.
Vùng nội thủy, bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở. Tại đây, quốc gia ven biển được tự do qui định về kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền ngoại quốc không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Vùng lãnh hải, nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do qui định về kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền ngoại quốc được quyền “qua lại nhưng không gây hại” thì không cần xin phép nước chủ nhà. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám, không được xếp vào dạng “không gây hại”. Nước chủ nhà có thể tạm thời cấm việc “qua lại nhưng không gây hại” này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
Vùng nước quần đảo. Công Ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo trong phần IV, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, bảo đảm rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
Vùng tiếp giáp lãnh hải. Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ nhà có thể thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Vùng đặc quyền kinh tế. Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác tất cả tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường hàng không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Ngoại quốc cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Thềm lục địa. Là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ nhà có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công Ước còn thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển, và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công Ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy Ban Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority).
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó”.
Ký và phê chuẩn. Các quốc gia bắt đầu ký từ ngày 10 tháng 12 năm 1982. Bắt đầu hiệu lực ngày 16 tháng 11 năm 1994.
“Đường cơ sở” (baseline) dọc theo bờ biển, được định nghĩa như sau: “Thông thường, một đường biển cơ sở dọc theo bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở”.
Vùng nội thủy, bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở. Tại đây, quốc gia ven biển được tự do qui định về kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền ngoại quốc không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Vùng lãnh hải, nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do qui định về kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền ngoại quốc được quyền “qua lại nhưng không gây hại” thì không cần xin phép nước chủ nhà. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám, không được xếp vào dạng “không gây hại”. Nước chủ nhà có thể tạm thời cấm việc “qua lại nhưng không gây hại” này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
Vùng nước quần đảo. Công Ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo trong phần IV, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, bảo đảm rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
Vùng tiếp giáp lãnh hải. Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ nhà có thể thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Vùng đặc quyền kinh tế. Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác tất cả tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường hàng không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Ngoại quốc cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Thềm lục địa. Là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ nhà có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công Ước còn thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển, và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công Ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy Ban Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority).
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó”.
Ký và phê chuẩn. Các quốc gia bắt đầu ký từ ngày 10 tháng 12 năm 1982. Bắt đầu hiệu lực ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Thứ hai. Đường Lưỡi Bò 2009 của Trung
Cộng.
Ngày 7/5/2009, Trung Cộng phản đối
bản đệ trình của riêng Việt Nam và bản đệ trình chung của Việt Nam với Malaysia
gởi đến Ủy Ban Biên Giới Thềm Lục Địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc. Kèm theo Công Hàm
phản đối là một bản đồ, có vẽ một đường hình chữ U với nhiều chấm bao trùm phần
lớn Biển Đông. Thật ra, trong hội nghị của Hội Quốc Liên năm 1951 tại San
Francisco (Hoa Kỳ) có 51 phái đoàn tham dự, lúc ấy phái đoàn Trung Cộng trưng
dẫn bản đồ do Trung Hoa Quốc Gia thời Tổng Thống Tưởng Giới Thạch vẽ ra, bao
gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong đường chữ U có hình dáng cái
“lưỡi bò” chiếm khoảng 80% Biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Sự
trưng dẫn này bị 46 phái đoàn phản đối. Cũng trong hội nghị này, phái đoàn Quốc
Gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu hướng dẫn, đã trình bày với những tài
liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ trong lịch
sử, thì không một phái đoàn nào phản đối, đã chứng tỏ tài liệu lịch sử chứng
minh được quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam là đúng.
Các Anh có nhận ra sự thành công của phái đoàn quốc gia Việt Nam trong sự kiện chứng minh Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam từ trong lịch sử, trong khi Trung Cộng trình bày thị bị phản bác không? Và Các Anh có biết Biển Đông rộng đến mức nào không? Tôi vào trang Web thấy vài con số như sau: “Biển Đông (đối với Việt Nam) với diện tích rộng 2.974.100 cây số vuông, lớn hạng thứ 5 trong số 10 đại dương lớn nhất thế giới. Vậy, 80% của Biển Đông nằm trong “đường lưỡi bò” mà Trung Cộng tự cho là của họ đã chiếm đến 2.379.928 cây số vuông, trong đó có hơn phân nửa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trong lịch sử xa xưa. Trong khi lãnh đạo Trung Cộng bất chấp luập pháp quốc tế mà đạp đầu đạp cổ Việt Nam, thì nhóm lãnh đạo của Các Anh vẫn nâng niu cái gọi là “16 chữ vàng và 4 tốt” trong bang giao với Trung Cộng.
Các Anh nghĩ gì về nhóm lãnh đạo trong Bộ Chính Trị? Nếu Các Anh muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc tiếp đoạn phỏng vấn ngắn dưới đây để thấy mưu đồ của Trung Cộng chiếm lấy Biển Đông như thế nào. Ngày 16/8/2012, phóng viên của TTXVN phỏng vấn ông Phạm Nguyên Long, một thời là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Phóng viên: “Những ngày vừa qua, sau khi Việt Nam công bố về những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và dù đang có xu hướng bị Mỹ phong tỏa, nhưng Trung Quốc vẫn cho in bản đồ giả, rồi tuồn vào Việt Nam. Điều đó nói lên rằng, Trung Quốc vẫn nhất quyết độc chiếm Biển Đông dù uy tín quốc gia đang bị hạ thấp. Vậy, Việt Nam nên xử lý như thế nào?”
Ông Phạm Nguyên Long: “Chúng ta tuyên bố, không những phải tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam biết những bản đồ về sự thật lãnh thổ Trung Quốc trong lịch sử, mà còn phải cho nhân dân Trung Quốc biết điều đó. Để đáp lại hành động này của Việt Nam, Trung Quốc cũng đưa ra những bản đồ sai sự thật và tuồn sang Việt Nam trước cả khi Việt Nam cho người dân Trung Quốc biết. Đó là những thủ đoạn đầy tính mưu lược của Trung Quốc”.
Thứ ba. Luật Biển 2012 của Việt Nam.
Luật Biển có 55 Điều trong 7 Chương,
được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/2012, Chủ Tịch nước ký ban hành ngày
17/7/2012, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Điều 2. Áp dụng pháp luật. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này. (2) Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Các Anh có thấy là Luật Biển được ban hành có muộn không? Với tôi, “dù muộn còn hơn không”. Tại sao muộn? Tại vì nhóm lãnh đạo CSVN nhu nhược, sợ Trung Cộng lấy lại cái gọi là “16 chữ vàng và 4 tốt” thì mất ghế ngồi, mất quyền lực, mất quyền lợi, thậm chí mất mạng như tình cảnh ông Võ Văn Kiệt vậy. Mãi đến lúc, không phải nước mới đến chân mà là nước ngập đến đùi, đành phải ra lệnh Quốc Hội thông qua Luật Biển để vuốt ve đồng bào bày tò lòng yêu nước qua những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng “gậm nhấm” biển đảo của Việt Nam. Nhân đây, tôi nhắc để Các Anh nhớ lại (nếu đã biết) hoặc để biết rõ (nếu chưa biết) vài sự kiện quan trọng, cho thấy Trung Cộng “gậm nhấm” đất liền và biển cả Việt Nam chúng ta như thế nào, và phản ứng của một số lãnh đạo CSVN hèn hạ ra sao:
(1) Năm 1988, với chính sách “gậm nhấm”, Trung Cộng lần lượt đánh chiếm hoặc lấn chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Cứ mỗi lần chiếm đóng một đảo, lãnh đạoTrung Cộng với lãnh đạo CSVN tuyên bố hai bên cùng giải quyết trong hòa bình, nhưng rồi lãnh đạo CSVN vẫn để nguyên trạng mất đất chớ không giải quyết gì cả, và một đảo khác lại vào tay Trung Cộng. Cứ như vậy mà 8 đảo lần lượt đã vào tay Trung Cộng.
(2) Ngày 30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh đạo CSVN với lãnh đạo Trung cộng đã ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, và ông Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội đã phê chuẩn ngày 9/6/2000. Theo đó, biên giới Việt Nam mất 789 cây số vuông vào tay Trung Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
(3) Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Trung Cộng với danh nghĩa thăm viếng thiện chí, nhưng thật sự là ký Hiệp Ước bán 11.362 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt với giá 2.000.000.000 mỹ kim (2 tỷ) cho lãnh đạo Trung Cộng tại Bắc Kinh.
(4) Ngày 3/6/2011, bên lề hội nghị quốc tế tại khách sạn Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, khẳng định với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lương Quang Kiệt rằng : “Việt Nam và Trung Quốc là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt” (4 tốt). Theo TTXVN, Đại Tướng Phùng Quang Thanh còn nói với Trung Cộng, là vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02, ngày 26/5/2011 bị tàu hải giám của Trung Cộng cắt cáp, chỉ là chuyện nhỏ, không ảnh hưởng đến “truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt-Trung”.
Các Anh vẫn nhớ là đã có hằng ngàn tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đã bị tàu của Trung Cộng đâm chìm, tài sản trên tàu thuyền bị chúng tịch thu, ngư dân bị chúng bắt và chỉ thả ra khi đóng tiền chuộc, vậy mà quân đội “Nhân Dân” Việt Nam nói chung và Hải Quân “Nhân Dân” nói riêng, đã im lặng như Người Lính vô cảm với Nhân Dân dù danh xưng của quân đội gắn liền hai chữ “Nhân Dân”.
(5) Ngày 28/8/2011, theo bản tin thông tấn xã Việt Mam, thì Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong buổi họp với Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng tại Bắc Kinh, Tướng Vịnh nói: “Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng… Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, và dứt khoát không để sự việc tái diễn… Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.
(6) Trong những năm 2010, 2011, và nửa đầu năm 2012, tàu Trung Cộng thường xuyên săn đuổi
ủi chìm tàu cá Việt Nam, và bắt giữ đòi tiền chuộc hằng ngàn ngư phủ Việt Nam,
trong khi tài sản của ngư dân Việt Nam thì bị chúng tịch thu.
Vậy mà Công An Nhân Dân – tôi nhấn mạnh hai chữ “Nhân Dân” – thẳng tay đàn áp Nhân Dân qua 12 cuộc biểu tình kể từ cuộc biểu tình lần 1 vào ngày 5/6/2011 và 3 cuộc biểu tình trong tháng 6 &7/2012, bày tỏ lòng yêu nước phản đối Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam. Các Anh vẫn chưa quên hành động đáng phẫn nộ đó chớ? Và Các Anh đang nghĩ gì?
Thứ tư. Hành động của Trung Cộng trên
Biển Đông.
Đặc biệt là những hoạt động của Trung
Cộng trên Biển Đông trong những tháng vừa qua, có tính cách thách thức Việt Nam
lẫn Phi Luật Tân:
(1) Các Anh có biết là trong thời gian qua, trên Biển Đông chỉ có tàu của Trung Cộng tuần tiểu bảo vệ
từng đoàn tàu đánh cá của chúng tranh đoạt hải sản, mà lẽ ra là vùng hoạt động
của Hải Quân Việt Nam bảo vệ tàu cá & ngư dân Việt Nam không? Chưa nói đến
Trung Cộng đang chiếm đoạt tài nguyên dưới đáy biển. Như vậy, Trung Cộng xem
Biển Đông như cái ao của chúng rồi.
(2) Ngày 24/7/2012,
Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa, là một thành phố cấp địa khu, thuộc tỉnh
Hải Nam. Thành phố được giao một khu vực mà nhiều nước tranh chấp chủ quyền:
Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Trung Sa (bãi Macclesfield và
bãi cạn Scarborough), cùng vùng biển chung quanh. Trung Cộng đặt chính quyền
thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, thuộc quần đảo Hoàng
Sa. Bộ chỉ huy quân sự cũng đóng trên đảo Phú Lâm. Trung Cộng đã công bố
danh sách 45 đại biểu vừa được bầu vào cơ quan lập pháp thành phố Tam
Sa.
(3) Ngày 1/8/2012,
theo bản tin của tỉnh Hải Nam thì họ sẽ làm chủ Biển Đông với hạm đội tàu cá
lên đến 22.000 chiếc và 225.000 ngư dân. Trong số ngư dân, có đến 110.000 ngư
dân sắp được võ trang. Riêng đoàn tàu cá loại lớn với 5.000 chiếc, sẽ dàn trải
khắp vùng biển từ hải phận Bà Rịa Vũng Tàu đến quần đảo Trường Sa. Ngày
2/8/2012, tỉnh Quảng Đông cũng cho biết, hơn 1.000 tàu cá của thành phố Dương
Giang đã quay mũi ra Biển Đông, ngay sau lời của Phó Chủ Tịch tỉnh Quảng Đông
Liu Kun tuyên bố lễ hội đánh cá bắt đầu. “Phải chăng, Trung Cộng sử dụng đoàn
tàu đánh cá khổng lồ của chúng để bao vây lấn chiếm Biển Đông, hay ít nhất là
bao vây vùng đánh cá rộng lớn trên Biển Đông của Việt Nam?”
Trong khi hành động của Trung Cộng
xem Biển Đông như ao nhà của chúng, vậy mà ngày 28/7/2012, Bộ Quốc Phòng CSVN đã gọi hàng trăm sĩ quan
thuộc các Quân Chủng, Binh Chủng, các Quân Khu đã từng học quân sự ở Trung
Cộng đến họp mặt để chào mừng ngày thành lập quân đội Trung Cộng 1 tháng 8,
do Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc phòng, và Tướng Ngô Xuân
Lịch, Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị chủ tọa (Các Anh gọi là chủ trì).
Ngoài ra, còn có Thứ Trưởng là Tướng Nguyễn Thành Cung, Tướng Nguyễn
Chí Vịnh, và Tướng Mai Quang Phấn, tham dự. Đặc biệt là sự có mặt của đại
biện lâm thời Trung Cộng Khương Tái Đông, cùng với tùy viên quân sự của
họ.
Theo bản tin Thông Tấn Xã Việt
Nam, đây là “dịp thể hiện lòng biết ơn sự giúp đỡ của Trung Cộng đào
tạo cán bộ cho quân đội Việt Nam, đồng thời biểu dương các sĩ quan
từng được Trung Quốc đào tạo đã đóng góp chiến thắng mọi kẻ thù
xâm lược”. Tướng Phùng Quang Thanh nói: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và
mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính
phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”.
Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân Ủy Trung Ương và quân
đội Trung Cộng “lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân ngày thành lập”.
Còn báo Quân Đội Nhân Dân của Các
Anh, có bài tường thuật chi tiết về “tình cảm biết ơn” của Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam đối với quân đội Trung Cộng trong buổi gặp mặt này,
dưới dòng chữ “khắc ghi tấm lòng nhường cơm sẻ áo” của Trung Cộng. Trong
diễn từ khai mạc, Tướng Mai Quang Phấn khẳng định sự giúp đỡ của
Trung Cộng đã đem lại ‘kết quả to lớn cho Việt Nam. Cuộc gặp mặt “vừa bày
tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Trung Cộng, vừa là hoạt động thiết thực
góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lược
toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, và Quân Đội với Nhân Dân hai nước ngày càng
bền chặt”. Trong diễn từ của Tướng P.Q. Thanh, có đoạn “khẳng định đặc biệt
coi trọng quan hệ với giải phóng quân Trung Quốc, coi đây là chủ trương
nhất quán, và là ưu tiên hàng đầu.
Đại Biện lâm thời Trung Cộng là
Khương Tái Đông, nhận định: “Quan hệ hai nước đang có bước phát triển tốt đẹp”.
Ông Đông còn nhắc đến quan hệ giữa hai nước là “núi liền núi, sông
liền sông, vừa là đồng chí vừa là anh em” nữa chớ.
Các Anh đọc tiếp đoạn văn ngắn này mà tôi trích từ bài
viết của tác giả Vũ Cao Đàm, giúp Các Anh nhận rõ thêm về chính sách bang giao
quy lụy của lãnh đạo CSVN đối với Trung Cộng:
“Năm 2010, tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” là một trang mạng của Trung Cộng. Tôi đã dịch sang Việt ngữ và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng và blog của Cộng Đồng Việt Nam, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán, và thức tình lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí quốc tế vô sản, anh em môi hở răng lạnh, bốn tốt, và mười sáu chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền: “Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”.
“Mấy hôm nay, bỗng dưng dân tình lại được nghe một số phương tiện truyền thông ồn ào những bản hợp ca… “biết ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em”, tôi sực nhớ đến bài báo “thắm tình anh em, đồng chí, môi hở răng lạnh” của cái “Đảng bạn đểu cáng” mà tôi đã dịch và gửi anh Nguyễn Huệ Chi cho đăng trên trang BVN, tôi bèn tìm lại bài báo gợi ý BVN đăng lại để toàn dân ta thêm một dịp nhận rõ kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Thế rồi tôi đặt câu hỏi: Vì sao cái mà một số kẻ được gọi là “đảng anh em” lại đi rao giảng cái bài “giết giặc Việt”? Vì sao chúng gọi nhân dân “anh em” là “giặc”? Nhưng đau hơn, là vì sao mà một số người vẫn tâng bốc chúng là “ân nhân”, lại vuốt ve chúng là “anh em đồng chí”? Họ “khôn khéo hay họ mơ ngủ?”
“Năm 2010, tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” là một trang mạng của Trung Cộng. Tôi đã dịch sang Việt ngữ và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng và blog của Cộng Đồng Việt Nam, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán, và thức tình lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí quốc tế vô sản, anh em môi hở răng lạnh, bốn tốt, và mười sáu chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền: “Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”.
“Mấy hôm nay, bỗng dưng dân tình lại được nghe một số phương tiện truyền thông ồn ào những bản hợp ca… “biết ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em”, tôi sực nhớ đến bài báo “thắm tình anh em, đồng chí, môi hở răng lạnh” của cái “Đảng bạn đểu cáng” mà tôi đã dịch và gửi anh Nguyễn Huệ Chi cho đăng trên trang BVN, tôi bèn tìm lại bài báo gợi ý BVN đăng lại để toàn dân ta thêm một dịp nhận rõ kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Thế rồi tôi đặt câu hỏi: Vì sao cái mà một số kẻ được gọi là “đảng anh em” lại đi rao giảng cái bài “giết giặc Việt”? Vì sao chúng gọi nhân dân “anh em” là “giặc”? Nhưng đau hơn, là vì sao mà một số người vẫn tâng bốc chúng là “ân nhân”, lại vuốt ve chúng là “anh em đồng chí”? Họ “khôn khéo hay họ mơ ngủ?”
Đến
đây Các Anh nhận ra “một số người vẫn tâng bốc …” mà ông Vũ Cao Đàm nói đến,
chính là nhóm lãnh đạo “đỉnh cao gian trá” trong Bộ Chính Trị, vô cùng khiếp
nhược với lãnh đạo Trung Cộng rồi chớ?
Bây giờ tôi giải thích về ý nghĩa hai
chữ “gậm nhấm” mà tôi sử dụng ở trên. Vào nửa cuối thế kỷ 13, khi trao quyền
cho con (Trần Anh Tông), Vua Trần Nhân
Tông có lời dạy rằng: “Các người chớ
quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ
cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời
của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các
việc trên khiến Ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn
trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của
ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim
chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại,
cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời
di chúc cho muôn đời con cháu.”
Các Anh có cảm thấy thấm thía không?
Lời dạy từ thế kỷ 13, nay là thế kỷ 21 mà vẫn nguyên giá trị, vì rõ ràng và
chắc chắn, Trung Cộng là – kẻ thù của dân tộc chúng ta từ trong lịch sử – đang
gậm nhấm “cái tổ đại bàng” Việt Nam chúng ta. Với mức độ khiếp nhược của nhóm
lãnh đạo CSVN, rồi bao lâu nữa đây, “cái tổ đại bàng” này không chỉ trở thành
“cái tổ chim chích” trong lời răn dạy của Vua Trần Nhân Tông, mà trở thành “cái
gì đó nằm trong ống tay áo của Trung Cộng”. Cái gì đó, rất có thể là một văn
bản chánh thức “Việt Nam trở về với nước Tàu” đúng theo “Biên Bản tối mật”
trong cuộc họp giữa Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư đảng CSVN, và Đỗ Mười Chủ Tịch
Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện lãnh đạo CSVN, với Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư, và
Lý Bằng Thủ Tướng, đại diện lãnh đạo Trung Cộng, trong ngày 3 & 4/9/1990
tại thành phố Thành Đô của Trung Cộng, mà Wikileaks đã phổ biến giữa năm 2011. Tôi trích đoạn cuối Biên Bản đó giúp Các
Anh đọc tài liệu này để hiểu rõ lãnh đạo của Các Anh: “….Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận, và đề nghị phía
Trung Hoa để Việt Nam được hưởng quy chế “khu tự trị” trực thuộc chính quyền
trung ương tại Bắc Kinh như Trung Hoa đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng,
Quảng Tây…. Phía Trung Hoa đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời
hạn phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước
tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.
Đến đây, Các Anh hãy đọc lại loạt thư
tôi gởi Các Anh từ số 1 hồi tháng 11/2011 đến Thư số 10 hồi tháng 8 vừa qua
(2012), rồi kết những sự kiện trong các thư đó vào một chuỗi, để Các Anh khả dĩ
có đủ yếu tố mà đánh giá: “Liệu có phải các nhóm lãnh đạo trong Bộ Chính Trị
CSVN, đã và đang đưa dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số của Trung Cộng
vào năm 2020 không?” Các Anh hãy chứng nghiệm trong thực tế để xác định hành
động của lãnh đạo Các Anh, là những vũ khí tối tân mà lãnh đạo CSVN mới mua chỉ
để vuốt ve sự phẫn nộ của đồng bào, chớ chưa một lần sử dụng để ngăn chận hành
động của Trung Cộng rượt đuổi ủi chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, và hành động
lấn chiếm đảo biển của Việt Nam, thậm chí cũng không dám đụng đến “hạm đội tàu
cá” của Trung Cộng đang tràn lan tưởng như đen ngòm trên Biển Đông nữa..
Thứ năm. Giả thuyết về hành động của
Trung Cộng.
Căn cứ vào một loạt hành động của
Trung Cộng ngay trước và sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển ngày
21/6/2012, tôi ước tính những hành động có tính cách chiến lược của Trung Cộng
trong thời gian trước mắt, dưới dạng “giả thuyết”:
Giả
thuyết 1 và phân tách. Trong khi Lục Quân sẳn sàng dọc biên giới Trung-Việt, lực
lượng công nhân Tàu sẳn sàng tại các công trường khắp nội địa Việt Nam, thì một
lực lượng nhỏ của Hải Quân ngụy trang dưới dạng tàu Hải Giám hay tàu Tiếp Liệu
chẳng hạn, yểm trợ “Hạm Đội Tàu Cá” gần 30.000 chiếc mà ngư dân được võ trang
dưới tên gọi “Dân Quân Biển” của Trung Cộng lấn chiếm từng đảo rồi từng đảo,
dẫn đến các đảo và quần đảo của Việt Nam lần lượt sẽ vào tay Trung Cộng. Cũng
nên lưu ý, cộng sản nói chung và Trung Cộng nói riêng, rất gian manh mánh khóe,
cho nên rất có thể Dân Quân Biển của họ chính là “Thủy Quân Lục Chiến” của họ
ngụy trang đó.
Với giả thuyết này, Trung Cộng tránh
né được sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và của Phi Luật Tân, nhưng với Việt Nam
chắc Trung Cộng đánh giá “chẳng ra gì” đâu. Dù rằng trong hai năm trở lại đây,
đã nhiều lần Hoa Kỳ khẳng định quyền lợi hàng hải của mình trên Biển Đông, và
để chứng minh những lời tuyên bố trong những hội nghị trong vùng Đông Nam Á và
trong những hội nghị quốc tế, Hoa Kỳ chánh thức tuyên bố trở lại vùng Châu Á
Thái Bình Dương. Với bóng dáng liên minh giữa Hoa Kỳ – Úc Đại Lợi – Ấn Độ, góp
phần nói lên sự trở lại của Hoa Kỳ trong thế phòng thủ chung vùng này, mà khu
vực trọng yếu là hành lang Biển Đông nối vào eo biển Malacca phía nam để qua Ấn
Độ Dương, và ngược lên ngang qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước khi đến
các quốc gia vùng Đông Bắc Á Châu & Thái Bình Dương. Thêm nữa, ngày
26/7/2012, Ông Leon Panetta, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, chấp thuận kế hoạch
điều động phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đến căn cứ không quân Hoa Kỳ
tại Nhật Bản.
Tôi vẫn không quên là trong thời gian gần đây, Không Quân với Hải Quân của Phi Luật Tân lẫn của Việt Nam, được gia tăng đáng kể về khả năng tuần thám và chiến đấu. Tuy chưa phải là hùng mạnh so với hai quân chủng đó của Trung Cộng, nhưng cũng thể hiện ít nhiều về trách nhiệm bảo vệ phần lãnh hải của mình, nhất là Phi Luật Tân. Còn lãnh đạo CSVN, mua để phô trương chớ không để ngăn chận Trung Cộng mà thực tế đã chứng minh điều đó, có lẽ họ “sợ mất 16 chữ vàng và 4 tốt” chăng?
Dĩ nhiên là Trung Cộng thừa biết sức mạnh của Hoa Kỳ, nhưng rất có thể Trung Cộng lợi dụng điều mà Trung Cộng cho rằng, cả hệ thống chính trị Hoa Kỳ đang bận rộn với cuộc bầu cử Tổng Thống và Nghị Sĩ cùng Dân Biểu vào đầu tháng 11/2012 tới đây, mà sử dụng “Hạm Đội Tàu Cá” gần 30.000 chiếc để “gậm nhấm” Biển Đông. Nếu áp dụng giả thuyết này, cầm chắc là Trung Cộng sẽ phải “tứ bề thọ địch” về ngoại giao nhiều hơn là về quân sự. Nhưng, nếu Trung Cộng sử dụng Hải Quân với Không Quân tấn công toàn diện Biển Đông thì tổn thất khó mà lường được trước sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, dù Hoa Kỳ đang bận rộn bầu cử Tổng Thống. Nhưng nếu Hoa Kỳ không tham chiến, hóa ra Hoa Kỳ là “con cọp giấy” sao? Vì Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi trên hành lang Biển Đông mà.
Và như vậy, giả thuyết này với cơ hội Trung Cộng áp dụng ước tính khoảng 40%. Tôi ước tính chỉ đến 40% là vì “Dân Quân Biển” hay “Thủy Quân Lục Chiến” ngụy trang, với nguy cơ rất cao trong khả năng tạo nên trận hải chiến chỉ vì một vài hành động va chạm với đối phương của họ, cho nên Trung Cộng không dại gì mà mạo hiểm để “va đầu vào tứ bề thọ địch về quân sự”.
Giả thuyết 2 và phân tách. Sử dụng Hải Quân và Hạm Đội Tàu Cá dàn trải khắp các khu vực trọng yếu trên Biển Đông, Lục Quân vẫn sẳn sàng chiến đấu dọc biên giới Trung-Việt, Không Quân sẳn sàng tại các phi trường gần Hà Nội, Đà Nẳng, và Sài Gòn, Trung Cộng sử dụng lực lượng bộ binh dưới dạng công nhân, hoặc công nhân được trang bị trở thành lực lượng quân sự,và các cấp lãnh đạo công ty trở thành các cấp chỉ huy quân sự, thực hiện cuộc đảo chánh tai Hà Nội, Đà Nẳng, Sài Gòn, và Cần Thơ, lật đổ nhóm lãnh đạo trong Bộ Chính Trị và bộ máy đảng, lật đổ chánh phủ và bộ máy nhà nước, đưa các tay chân thân tin cũng là Việt Nam nhưng là những tay sai trung thành của Trung Cộng lên cầm quyền, và tất cả sẽ đặt dưới sự thống trị của viên chức Trung Cộng như viên Thái Thú ngày xưa chẳng hạn. Trường hợp này, quốc tế khó mà viện dẫn lý do để đưa ra phản ứng quân sự được, dĩ nhiên là tùy mỗi quốc gia sẽ chọn lựa những biện pháp thích ứng trong bang giao với Trung Cộng.
Vậy là cả Việt Nam bao gồm Hoàng Sa Trường Sa, vào tay Trung Cộng. trong khi Trung Cộng rất ít tổn thất nhân mạng, rất ít tổn thất dụng cụ chiến tranh, rất ít chi phí, ít cơ hội bị quốc tế lên án cùng với những biện pháp trừng phạt. Song song đó, Trung Cộng được lãnh đạo Cam Bốt tiếp tay canh chừng CSVN từ biên giới Cam Bốt-Việt Nam, giúp tăng thêm thuận lợi cho Trung Cộng, vì Cam Bốt đã chứng tỏ sự trung thành của họ trong vai Chủ Tịch hội nghị ASEAN hồi tháng 7 vừa qua (2012), đến mức hội nghị không đưa ra được bản Tuyên Bố Chung vì bất đồng trên hồ sơ Biển Đông.
Giả thuyết này với cơ hội Trung Cộng áp dụng ước tính tới 60%, nhất là trong tình hình giữa các lãnh đạo trong Bộ Chính Trị Việt Nam đang đấu đá nhau quyết liệt vì tranh giành quyền lực quyền lợi (chớ không phải đấu đá vì quốc gia dân tộc đâu).
Thứ sáu. Kết Luận.
Nhóm lãnh đạo của Các Anh mà tôi gọi
đúng với nghĩa đen là “đỉnh cao gian trá” trong Bộ Chính Trị, rõ ràng và chính
xác là họ đặt quyền lợi tổ quốc dân tộc dưới quyền lợi của đảng cộng sản, nói
cho đúng là họ đặt quyền lợi tổ quốc dân tộc dưới quyền lợi của chính họ. Từ
đó, chính sách bang giao với Trung Cộng là chính sách quy lụy phục tùng để đảng
cộng sản tồn tại, họ tồn tại, vì vậy mà phản ứng của họ chỉ để vuốt ve sự phẫn
nộ của đồng bào thôi.
Hẳn là Các Anh còn nhớ, ngày
28/8/2011, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin rằng: ”Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh,
Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong buổi họp với Thượng Tướng Mã Hiểu Thiên,
Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng tại Bắc Kinh, đã tuyên bố: “Nếu
Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một
nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng… Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý
vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, và dứt khoát không để sự việc
tái diễn… Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung
Quốc”. Vì nhóm lãnh đạo sợ mất ghế ngồi, mất quyền lực, mất quyền lợi, thậm chí
là mất mạng dễ dàng, nên không dám hành động trái ý Trung Cộng. Hãy nhớ, cộng
sản là chủ nghĩa giết người mà.
Các Anh hãy dành chút thì giờ để bình
tâm mà nhận định chuỗi sự kiện vừa đọc, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của
chính Các Anh chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản. Mong Các Anh
đừng đứng nhìn một cách vô cảm nữa, mà hãy đứng về phía đồng bào và hành động
đúng với bổn phận công dân là Bảo Vệ Tổ Quốc, Bảo Vệ Nhân Dân.
Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại – đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi – vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử.
“Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng”.
Texas, tháng 9 năm 2012.
Phạm Bá Hoa
Phạm Bá Hoa
---------------------------------
August
4, 2012 10:49 PM
July
4, 2012 12:18 AM
June
19, 2012 7:56 AM
May
14, 2012 8:46 AM
April
17, 2012 6:43 AM
March
11, 2012 5:12 AM
February
20, 2012 10:10 AM
January
29, 2012 11:44 AM
December
30, 2011 6:21 PM
November
20, 2011 8:08 PM
No comments:
Post a Comment