September
2, 2012 11:38 PM
Tôi được giảm bớt 50 xu vì là “người
già” (senior) từ 8 Mỹ kim mua vé xem phim tài liệu “2016 Obama’s America”. Từ
khi thấy quảng cáo cho biết ngày phim được trình chiếu tôi đã muốn xem rồi.
Nhưng phải hơn tuần lễ sau phim đó mới được tung ra khắp mọi nơi chứ không còn
giới hạn tại những nơi chỉ đặc biệt chiếu riêng phim tài liệu như trước nữa.
Những rạp này, là cơ sở riêng của những công ty phim ảnh chỉ phổ biến sản phẩm
riêng của họ, bây giờ đột nhiên lại chịu cho chiếu một phim tài liệu có vẻ đả
kích một tổng thống đương nhiệm càng làm cho tôi tò mò, kích thích hơn
Cần phải xác định trước tôi không phải người của đảng Dân chủ hay của Cộng hoà. Từ ngày đặt chân lên nước Mỹ năm 1975 đến giờ, thú thật không bao giờ tôi có ý định gia nhập bất cứ đảng phái nào vì nghĩ đảng phái sẽ làm cho nhận định và hành động cá nhân bị thiên lệch… Khi ra đến cửa phòng tuyên thệ nhập tịch Mỹ, có người hỏi tôi muốn ghi tên gia nhập đảng nào không. Tôi hỏi lại: “Tôi chỉ muốn bỏ phiếu cho bất cứ ai tôi thích hay thấy hợp lý thì phải nhập đảng nào?” Người ấy lẳng lặng nhìn tôi rồi tự động đánh dấu cho tôi vào đảng “Non Partisan” trong tờ giấy mẫu ghi tên đi bầu. Và đúng như vậy… Qua bao nhiêu lần bầu bán đủ mọi loại, mọi tầng lớp, tôi đã không bị gò bó, bị bắt buộc và rất thoải mái bỏ phiếu cho bất cứ đạo luật nào, người nào tôi nhận thấy có đường lối hợp lý nhất, kể cả người Dân chủ lẫn Cộng hòa. Bất cứ ai trở thành thị trưởng thành phố, đại diện dân biểu quốc hội, thống đốc tiểu bang,… hay là gì chăng nữa cũng không làm tôi bận tâm. Chưa bao giờ tôi nhận lãnh bất cứ một trợ cấp nào của chính phủ nên không lo lắng ngân quỹ chính phủ có nhiều hay thâm thủng. Những công việc làm mưu sinh bận rộn, những lo lắng cho gia đình con cái cũng đủ làm đầy đời sống của tôi rồi.
Đơn giản vậy thôi.
Cần phải xác định trước tôi không phải người của đảng Dân chủ hay của Cộng hoà. Từ ngày đặt chân lên nước Mỹ năm 1975 đến giờ, thú thật không bao giờ tôi có ý định gia nhập bất cứ đảng phái nào vì nghĩ đảng phái sẽ làm cho nhận định và hành động cá nhân bị thiên lệch… Khi ra đến cửa phòng tuyên thệ nhập tịch Mỹ, có người hỏi tôi muốn ghi tên gia nhập đảng nào không. Tôi hỏi lại: “Tôi chỉ muốn bỏ phiếu cho bất cứ ai tôi thích hay thấy hợp lý thì phải nhập đảng nào?” Người ấy lẳng lặng nhìn tôi rồi tự động đánh dấu cho tôi vào đảng “Non Partisan” trong tờ giấy mẫu ghi tên đi bầu. Và đúng như vậy… Qua bao nhiêu lần bầu bán đủ mọi loại, mọi tầng lớp, tôi đã không bị gò bó, bị bắt buộc và rất thoải mái bỏ phiếu cho bất cứ đạo luật nào, người nào tôi nhận thấy có đường lối hợp lý nhất, kể cả người Dân chủ lẫn Cộng hòa. Bất cứ ai trở thành thị trưởng thành phố, đại diện dân biểu quốc hội, thống đốc tiểu bang,… hay là gì chăng nữa cũng không làm tôi bận tâm. Chưa bao giờ tôi nhận lãnh bất cứ một trợ cấp nào của chính phủ nên không lo lắng ngân quỹ chính phủ có nhiều hay thâm thủng. Những công việc làm mưu sinh bận rộn, những lo lắng cho gia đình con cái cũng đủ làm đầy đời sống của tôi rồi.
Đơn giản vậy thôi.
Năm 2008, con trai thứ hai của tôi
đang học năm cuối cùng đại học không ngại ngùng, gạt bỏ mọi cuộc thảo luận, mọi
ý kiến bàn cãi học hỏi thông thường với bố, nhất định đi theo với phe Dân chủ
và muốn tôi bỏ phiếu cho Obama… Với gần nửa thế kỷ cách biệt về tuổi tác và với
những kinh nghiệm sống đã có, tuy biết rõ trường đại học nào trên nước Mỹ cũng
nhồi dậy cho sinh viên ý thức hệ của đảng Dân chủ nhưng thực sự tôi vẫn không
thể hiểu tại sao con tôi lại trở thành độc đoán trong vấn đề này ngay cả với bố
như vậy. Cho nên tôi bỏ thêm thì giờ theo dõi Obama hơn.
Vào thời đại tân tiến hiện tại, chuyện lục lọi tìm tòi bất cứ cái gì không còn khó khăn, rắc rối hay giấu kín được nữa. Tôi đã tìm được những câu phê bình, những bài diễn văn tranh cử, tôi đã nhìn thấy hình ảnh trên “internet”, trên đài truyền hình, ngạc nhiên đến khâm phục khi thấy ông ta đánh bại được Hillary Clinton nổi tiếng, có quyền lực và hậu thuẫn mạnh, chứng kiến tận mắt nhiều người ngồi ngay bên cạnh tôi không giấu được cảm xúc khi nghe Obama phát biểu ý kiến, đọc diễn văn chấp nhận sự để cử trong đại hội đảng Dân chủ. Những lời nói của ông ta rõng rạc rành mạch, những danh từ mạnh mẽ khích động quả thật đã đi vào tận tim phổi, tận mạch máu của người nghe. Tiếng nói, cách nói như của một người truyền giáo tài giỏi, mau chóng làm thay đổi tâm trí người khác. Tiếng cử tọa la gào cổ võ. Những bảng hiệu “Thay đổi” (Change) hình như mang những năng lực mới đến và lan truyền đi khắp nơi. Khẩu hiệu “Thay Đổi” có thể ám chỉ việc Obama đã có kế hoạch làm cho nền kinh tế Mỹ đang lụn bại, nợ nần gia tăng đổi chiều chăng? Lần đầu tiên một người lai đen dám đứng lên tranh giành chỗ đứng, tranh giành quyền hành mà hơn bốn chục lần trước chỉ có người da trắng. và trực tiếp đối chọi với một người có nhiều điều kiện ưu thế hơn: Thượng nghị sĩ John Mc Cain.
Tôi đã hiểu lý do của con trai tôi. Mới 22 tuổi, tràn đầy máu nóng và nhìn đời đầy mầu hồng. Tuy tôi đã thường xuyên gieo vào đầu nó cuộc đời này chỉ là một trò chơi, là vở kịch nhưng ý nghĩ của nó lúc nào cũng háo hức, nghiêm trọng và háo thắng. Có lẽ nó nhìn thấy người này là cánh cửa cơ hội, là người dẫn đường cho những thế hệ của người có mầu da không trắng như nó đi lên chăng?
Và John Mc Cain thảm bại.
Vào thời đại tân tiến hiện tại, chuyện lục lọi tìm tòi bất cứ cái gì không còn khó khăn, rắc rối hay giấu kín được nữa. Tôi đã tìm được những câu phê bình, những bài diễn văn tranh cử, tôi đã nhìn thấy hình ảnh trên “internet”, trên đài truyền hình, ngạc nhiên đến khâm phục khi thấy ông ta đánh bại được Hillary Clinton nổi tiếng, có quyền lực và hậu thuẫn mạnh, chứng kiến tận mắt nhiều người ngồi ngay bên cạnh tôi không giấu được cảm xúc khi nghe Obama phát biểu ý kiến, đọc diễn văn chấp nhận sự để cử trong đại hội đảng Dân chủ. Những lời nói của ông ta rõng rạc rành mạch, những danh từ mạnh mẽ khích động quả thật đã đi vào tận tim phổi, tận mạch máu của người nghe. Tiếng nói, cách nói như của một người truyền giáo tài giỏi, mau chóng làm thay đổi tâm trí người khác. Tiếng cử tọa la gào cổ võ. Những bảng hiệu “Thay đổi” (Change) hình như mang những năng lực mới đến và lan truyền đi khắp nơi. Khẩu hiệu “Thay Đổi” có thể ám chỉ việc Obama đã có kế hoạch làm cho nền kinh tế Mỹ đang lụn bại, nợ nần gia tăng đổi chiều chăng? Lần đầu tiên một người lai đen dám đứng lên tranh giành chỗ đứng, tranh giành quyền hành mà hơn bốn chục lần trước chỉ có người da trắng. và trực tiếp đối chọi với một người có nhiều điều kiện ưu thế hơn: Thượng nghị sĩ John Mc Cain.
Tôi đã hiểu lý do của con trai tôi. Mới 22 tuổi, tràn đầy máu nóng và nhìn đời đầy mầu hồng. Tuy tôi đã thường xuyên gieo vào đầu nó cuộc đời này chỉ là một trò chơi, là vở kịch nhưng ý nghĩ của nó lúc nào cũng háo hức, nghiêm trọng và háo thắng. Có lẽ nó nhìn thấy người này là cánh cửa cơ hội, là người dẫn đường cho những thế hệ của người có mầu da không trắng như nó đi lên chăng?
Và John Mc Cain thảm bại.
Thú thật không ít thì nhiều tôi cũng
thấy trong lòng hể hả.
- Hể hả vì tôi đang hãnh diện được sống tại một quốc gia hoàn toàn tôn trọng ý muốn của người dân…
- Hể hả vì người dân ở đây đang được hoàn toàn tự do, mọi quyền hạn cá nhân được tôn trọng triệt để và thực sự có hiệu quả. Không có bạo động phản đối. Không có thủ tiêu thanh toán, bỏ tù, giam cầm, thù ghét hay ngang nhiên chặt đầu những ai không cùng quan điểm chính trị hay giáo điều.
- Hể hả vì thấy chắc chắn cánh cửa cơ hội đang được mở tung mời mọc những người có đủ mầu da, có giòng máu khác giòng máu Caucasian hay Arian, cũng tài giỏi, khôn ngoan, có khả năng và có nhiệt huyết tham dự, góp phần vào vị trí lãnh đạo, vào việc quyết định, vạch một đường đi cho một quốc gia hùng cường nhất, cho cả thế giới mà trước đây họ chỉ là thụ động, chỉ thừa hưởng thừa thãi. Những đứa con của nhóm di dân da mầu sinh đẻ trên nước Mỹ là người Mỹ chính gốc. Hầu hết không nói sõi tiếng cha sanh mẹ đẻ nữa. Nhưng thông minh, chuyên cần, đầy nhiệt huyết và có học. Đã tự vươn cao lên, thành công trong nhiều lãnh vực giáo dục, khoa học, chuyên môn và đang rải rác dò dẫm đi vào giới lãnh đạo… Nhưng rồi khựng lại. Hình như chạm phải một hàng rào cản?
- Hể hả vì nghĩ dân chúng Mỹ đã nhận thức rõ ràng những sai lầm của những người lãnh đạo tiền nhiệm trong việc đối ngoại. Vì sao nước Mỹ đã giúp đỡ cho cả thế giới nhưng thế giới vẫn không thương yêu nước Mỹ. Vì sao nước Mỹ đã hy sinh bao nhiêu con cháu, mang Âu châu ra khỏi ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức, cộng sản Nga, dẹp bỏ phát xít Nhật, cứu Phi luật Tân, Nam Hàn… rồi trả lại ngay chủ quyền, độc lập tự do và bỏ tiền giúp họ tái thiết kinh tế, để trở thành cường quốc kinh tế mà vẫn bị oán ghét.
Trong khi đó số di dân đến Mỹ càng ngày càng tăng. Người ta đến từ mọi quốc gia có mặt trên trái đất, từ những quốc gia không e ngại tuyên bố đả phá, khiêu khích, chửi bới Mỹ: Ấn độ, Nam Mỹ, Tầu, Việt, Phi, Đông Âu, Nga, Trung đông, Nam Mỹ… đủ mọi nơi nườm nượp kéo đến, chính thức hay không chính thức, được nước Mỹ chấp nhận, được tự ý chọn lựa chỗ trú ngụ rải rác khắp các thành phố khác nhau trên nước Mỹ. Không nhìn đâu xa, số người Việt đến Mỹ qua các chương trình HO, ODP, bảo lãnh cá nhân, du lịch và lén ở lại tăng lên rất nhiều… Thực sự nước Mỹ có phải làm như vậy không? Ai bắt họ? Tại sao những người dân đó lại muốn đến sống trong quốc gia họ ghét bỏ? Điều này gần như không ai có câu trả lời.
Mới nhận chức Obama đã được giải Nobel hòa bình thế giới… Ông đã làm được việc gì tiêu biểu cho hòa bình thế giới? Thế giới bên ngoài biết rõ hơn về Obama thật chăng? Nếu vậy có thể Obama sẽ giúp xóa bỏ được sự ghét bỏ của thế giới, chịu hợp tác với Mỹ cho hòa bình thế giới chăng?
Việc đầu tiên Obama làm để cứu kinh tế Mỹ là mượn trước số tiền khổng lồ 800 tỷ Mỹ kim tiền thuế (chưa thu vào được) lập chương trình “Khích Động Kinh Tế” (Stimulus). Tất cả các đại công ty, vật chất lẫn tài chánh trên nước Mỹ được phân phối cho một phần của số tiền đó, gọi là cho vay tạm để có thêm vốn dồi dào. Ông nghĩ có thêm vốn, công việc sản xuất có thể tiếp tục theo công xuất cao, ngân hàng dành điều kiện dễ dàng hơn cho dân chúng vay tiền làm ăn. Nhưng sản phẩm chế tạo, sản xuất ra không có người mua, tiền có sẵn, lãi xuất thấp nhưng không có người vay mượn. Một vài công ty vẫn phá sản vì sản phẩm họ làm ra quá đắt giá, không có giá trị thực tiễn và lỗ lã nặng nề hơn. Công xuất làm việc của nhiều công ty tài chánh đi xuống vì nhân viên thấy đã có chính phủ yểm trợ, không cần phải cố gắng làm nhiều nữa. Từ đó số người thất nghiệp gia tăng. Người thất nghiệp, hoặc được nghiệp đoàn yểm trợ vẫn còn việc làm nhưng chỉ ngồi chơi có lãnh lương, hay rời khỏi hãng và được lãnh lương trợ cấp thất nghiệp.
Một, hai rồi ba năm trôi qua. Tất cả mọi chuyện tiếp tục xẩy ra theo giây chuyền nên ngân quỹ càng thâm thủng, thiếu hụt nhanh chóng hơn. Obama không đưa ra, không thông báo rõ ràng thêm một sáng kiến, một kế hoạch, hay một phát triển nào khác ngoài chương trình “Khích Động” về kinh tế mà chỉ muợn thêm trưóc tiền thuế tiêu dùng và kêu gọi yên tâm chờ thời gian trả lời.
Theo lịch sử, nước Mỹ đã trải qua ít nhất ba lần khủng hoảng kinh tế tệ hại hơn giai đoạn này. Nhưng lần nào cũng thoát qua và vươn cao lên. Như đứa trẻ lớn trội thấy rõ sau mỗi cơn bệnh. Những vị tổng thống (Dân chủ lẫn Cộng hòa) trong những giai đoạn đó đã đưa ra những chương trình kiến thiết kinh tế, tuy mạo hiểm nhưng hợp lý và có kết quả vững chắc.
- Hoover rồi Franklin Roosevelt liên tiếp dùng kế hoạch gởi người thất nghiệp đi làm việc tu bổ, xây cất cơ sở của chính phủ tại khắp mọi tiểu bang và nhất là kế hoạch xây đập nước – cũng là nhà máy điện khổng lồ Hoover Dam / Nevada làm cho nước Mỹ đứng thẳng lên dẫn đầu thế giới ra khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 -1933.
- Eisenhower mạo hiểm đưa ra chương trình xây cất hệ thống xa lộ liên bang mang nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng nặng nề không kém, lần thứ ba năm 1953. Hệ thống xa lộ liên bang này phát sinh ra những kỹ nghệ khác: kỹ nghệ chế tạo xe hơi đổi khác, ngành chế tạo xe vận tải thành hình, nhiều công ty chuyên chở được thành lập… kỹ nghệ du lịch… Hàng hoá chế tạo, sản phẩm nông nghiệp được di chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ với giá rẻ và sức tiêu thụ tăng thật nhanh. Dân chúng dể dàng có việc làm đúng ý muốn và sẵn sàng tiêu thụ. Căn bản của kinh tế thật rõ ràng. Chương trình xây cất xa lộ này đã được cả thế giới cổ võ và bắt chước. Không cần kể thêm ai cũng có thể đoán được bao nhiêu ngành kỹ nghệ khác nữa, bao nhiêu loại công ăn việc làm đã thành hình. Cũng vì chương trình này Eisenhower đã được dân chúng yêu mến và ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai không có đối thủ. Hai nhiệm kỳ của ông được xếp hạng là thời gian thịnh vượng, hòa bình nhất của lịch sử Mỹ .
Không phải nước Mỹ đã cạn hết tài nguyên, sáng kiến, nhân tài, đất đai hay chương trình phát triển. Tôi may mắn được đi rong chơi nhiều nơi khác nhau, tiếp chuyện với nhiều người đủ tầng lớp nên có thể nêu lên vài chuyện điển hình có thể làm được. Một hệ thống “Metro” ở Canada rông lớn hơn, hệ thống “speed train” như ở Nhật hay Âu châu… Hệ thống mang nước từ sông Missisipi sang bán cho các tiểu bang phía tây… Và tôi cũng không nghĩ là nước Mỹ không cần thay thế hệ thống xe “bus” lỗi thời, đắt đỏ, mất thì giờ và lỗ lã nặng ở khắp nơi bằng hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu khác.
Nếu đổ 800 tỷ Mỹ kim đó vào ngay những kế hoạch phát triển như vậy chắc chắn sẽ hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống ngay. Thuế lợi tức thâu được từ những việc làm đó giúp trả bớt nợ. Kèm theo, nhiều dịch vụ, nhiều nhu cầu liên hệ lâu dài khác sẽ nẩy nở. Như vậy kế hoạch “Khích động Kinh Tế” của Obama thực sự có mục đích gì?
Đấy chỉ là nhận xét nhỏ nhoi riêng tư của tôi thôi. Tôi tin những người cầm quyền học rộng tài cao hơn tôi rất nhiều, chắc chắn phải có những ý kiến khác cao siêu, lâu dài, hữu hiệu hơn.
Tôi vào trong rạp hát 10 phút trước giờ bắt đầu chiếu, nghĩ bụng chắc chỉ lèo tèo có được vài người. Nhưng may mắn còn tìm được chỗ ngồi.
- Hể hả vì tôi đang hãnh diện được sống tại một quốc gia hoàn toàn tôn trọng ý muốn của người dân…
- Hể hả vì người dân ở đây đang được hoàn toàn tự do, mọi quyền hạn cá nhân được tôn trọng triệt để và thực sự có hiệu quả. Không có bạo động phản đối. Không có thủ tiêu thanh toán, bỏ tù, giam cầm, thù ghét hay ngang nhiên chặt đầu những ai không cùng quan điểm chính trị hay giáo điều.
- Hể hả vì thấy chắc chắn cánh cửa cơ hội đang được mở tung mời mọc những người có đủ mầu da, có giòng máu khác giòng máu Caucasian hay Arian, cũng tài giỏi, khôn ngoan, có khả năng và có nhiệt huyết tham dự, góp phần vào vị trí lãnh đạo, vào việc quyết định, vạch một đường đi cho một quốc gia hùng cường nhất, cho cả thế giới mà trước đây họ chỉ là thụ động, chỉ thừa hưởng thừa thãi. Những đứa con của nhóm di dân da mầu sinh đẻ trên nước Mỹ là người Mỹ chính gốc. Hầu hết không nói sõi tiếng cha sanh mẹ đẻ nữa. Nhưng thông minh, chuyên cần, đầy nhiệt huyết và có học. Đã tự vươn cao lên, thành công trong nhiều lãnh vực giáo dục, khoa học, chuyên môn và đang rải rác dò dẫm đi vào giới lãnh đạo… Nhưng rồi khựng lại. Hình như chạm phải một hàng rào cản?
- Hể hả vì nghĩ dân chúng Mỹ đã nhận thức rõ ràng những sai lầm của những người lãnh đạo tiền nhiệm trong việc đối ngoại. Vì sao nước Mỹ đã giúp đỡ cho cả thế giới nhưng thế giới vẫn không thương yêu nước Mỹ. Vì sao nước Mỹ đã hy sinh bao nhiêu con cháu, mang Âu châu ra khỏi ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức, cộng sản Nga, dẹp bỏ phát xít Nhật, cứu Phi luật Tân, Nam Hàn… rồi trả lại ngay chủ quyền, độc lập tự do và bỏ tiền giúp họ tái thiết kinh tế, để trở thành cường quốc kinh tế mà vẫn bị oán ghét.
Trong khi đó số di dân đến Mỹ càng ngày càng tăng. Người ta đến từ mọi quốc gia có mặt trên trái đất, từ những quốc gia không e ngại tuyên bố đả phá, khiêu khích, chửi bới Mỹ: Ấn độ, Nam Mỹ, Tầu, Việt, Phi, Đông Âu, Nga, Trung đông, Nam Mỹ… đủ mọi nơi nườm nượp kéo đến, chính thức hay không chính thức, được nước Mỹ chấp nhận, được tự ý chọn lựa chỗ trú ngụ rải rác khắp các thành phố khác nhau trên nước Mỹ. Không nhìn đâu xa, số người Việt đến Mỹ qua các chương trình HO, ODP, bảo lãnh cá nhân, du lịch và lén ở lại tăng lên rất nhiều… Thực sự nước Mỹ có phải làm như vậy không? Ai bắt họ? Tại sao những người dân đó lại muốn đến sống trong quốc gia họ ghét bỏ? Điều này gần như không ai có câu trả lời.
Mới nhận chức Obama đã được giải Nobel hòa bình thế giới… Ông đã làm được việc gì tiêu biểu cho hòa bình thế giới? Thế giới bên ngoài biết rõ hơn về Obama thật chăng? Nếu vậy có thể Obama sẽ giúp xóa bỏ được sự ghét bỏ của thế giới, chịu hợp tác với Mỹ cho hòa bình thế giới chăng?
Việc đầu tiên Obama làm để cứu kinh tế Mỹ là mượn trước số tiền khổng lồ 800 tỷ Mỹ kim tiền thuế (chưa thu vào được) lập chương trình “Khích Động Kinh Tế” (Stimulus). Tất cả các đại công ty, vật chất lẫn tài chánh trên nước Mỹ được phân phối cho một phần của số tiền đó, gọi là cho vay tạm để có thêm vốn dồi dào. Ông nghĩ có thêm vốn, công việc sản xuất có thể tiếp tục theo công xuất cao, ngân hàng dành điều kiện dễ dàng hơn cho dân chúng vay tiền làm ăn. Nhưng sản phẩm chế tạo, sản xuất ra không có người mua, tiền có sẵn, lãi xuất thấp nhưng không có người vay mượn. Một vài công ty vẫn phá sản vì sản phẩm họ làm ra quá đắt giá, không có giá trị thực tiễn và lỗ lã nặng nề hơn. Công xuất làm việc của nhiều công ty tài chánh đi xuống vì nhân viên thấy đã có chính phủ yểm trợ, không cần phải cố gắng làm nhiều nữa. Từ đó số người thất nghiệp gia tăng. Người thất nghiệp, hoặc được nghiệp đoàn yểm trợ vẫn còn việc làm nhưng chỉ ngồi chơi có lãnh lương, hay rời khỏi hãng và được lãnh lương trợ cấp thất nghiệp.
Một, hai rồi ba năm trôi qua. Tất cả mọi chuyện tiếp tục xẩy ra theo giây chuyền nên ngân quỹ càng thâm thủng, thiếu hụt nhanh chóng hơn. Obama không đưa ra, không thông báo rõ ràng thêm một sáng kiến, một kế hoạch, hay một phát triển nào khác ngoài chương trình “Khích Động” về kinh tế mà chỉ muợn thêm trưóc tiền thuế tiêu dùng và kêu gọi yên tâm chờ thời gian trả lời.
Theo lịch sử, nước Mỹ đã trải qua ít nhất ba lần khủng hoảng kinh tế tệ hại hơn giai đoạn này. Nhưng lần nào cũng thoát qua và vươn cao lên. Như đứa trẻ lớn trội thấy rõ sau mỗi cơn bệnh. Những vị tổng thống (Dân chủ lẫn Cộng hòa) trong những giai đoạn đó đã đưa ra những chương trình kiến thiết kinh tế, tuy mạo hiểm nhưng hợp lý và có kết quả vững chắc.
- Hoover rồi Franklin Roosevelt liên tiếp dùng kế hoạch gởi người thất nghiệp đi làm việc tu bổ, xây cất cơ sở của chính phủ tại khắp mọi tiểu bang và nhất là kế hoạch xây đập nước – cũng là nhà máy điện khổng lồ Hoover Dam / Nevada làm cho nước Mỹ đứng thẳng lên dẫn đầu thế giới ra khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 -1933.
- Eisenhower mạo hiểm đưa ra chương trình xây cất hệ thống xa lộ liên bang mang nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng nặng nề không kém, lần thứ ba năm 1953. Hệ thống xa lộ liên bang này phát sinh ra những kỹ nghệ khác: kỹ nghệ chế tạo xe hơi đổi khác, ngành chế tạo xe vận tải thành hình, nhiều công ty chuyên chở được thành lập… kỹ nghệ du lịch… Hàng hoá chế tạo, sản phẩm nông nghiệp được di chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ với giá rẻ và sức tiêu thụ tăng thật nhanh. Dân chúng dể dàng có việc làm đúng ý muốn và sẵn sàng tiêu thụ. Căn bản của kinh tế thật rõ ràng. Chương trình xây cất xa lộ này đã được cả thế giới cổ võ và bắt chước. Không cần kể thêm ai cũng có thể đoán được bao nhiêu ngành kỹ nghệ khác nữa, bao nhiêu loại công ăn việc làm đã thành hình. Cũng vì chương trình này Eisenhower đã được dân chúng yêu mến và ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai không có đối thủ. Hai nhiệm kỳ của ông được xếp hạng là thời gian thịnh vượng, hòa bình nhất của lịch sử Mỹ .
Không phải nước Mỹ đã cạn hết tài nguyên, sáng kiến, nhân tài, đất đai hay chương trình phát triển. Tôi may mắn được đi rong chơi nhiều nơi khác nhau, tiếp chuyện với nhiều người đủ tầng lớp nên có thể nêu lên vài chuyện điển hình có thể làm được. Một hệ thống “Metro” ở Canada rông lớn hơn, hệ thống “speed train” như ở Nhật hay Âu châu… Hệ thống mang nước từ sông Missisipi sang bán cho các tiểu bang phía tây… Và tôi cũng không nghĩ là nước Mỹ không cần thay thế hệ thống xe “bus” lỗi thời, đắt đỏ, mất thì giờ và lỗ lã nặng ở khắp nơi bằng hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu khác.
Nếu đổ 800 tỷ Mỹ kim đó vào ngay những kế hoạch phát triển như vậy chắc chắn sẽ hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống ngay. Thuế lợi tức thâu được từ những việc làm đó giúp trả bớt nợ. Kèm theo, nhiều dịch vụ, nhiều nhu cầu liên hệ lâu dài khác sẽ nẩy nở. Như vậy kế hoạch “Khích động Kinh Tế” của Obama thực sự có mục đích gì?
Đấy chỉ là nhận xét nhỏ nhoi riêng tư của tôi thôi. Tôi tin những người cầm quyền học rộng tài cao hơn tôi rất nhiều, chắc chắn phải có những ý kiến khác cao siêu, lâu dài, hữu hiệu hơn.
Tôi vào trong rạp hát 10 phút trước giờ bắt đầu chiếu, nghĩ bụng chắc chỉ lèo tèo có được vài người. Nhưng may mắn còn tìm được chỗ ngồi.
Phim dài một tiếng rưỡi, nhưng rất
mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu. Tất cả những dẫn chứng, những chi tiết Dinesh
D’Souza nêu ra trong phim vẫn làm tôi nghi ngờ, chưa sáng tỏ. Về nhà lục lọi
tìm tòi nhiều hơn. Càng tìm tòi tôi càng hiểu vỡ thêm ra.
- Theo nguyên tắc đầu tư, người có vốn 51 phần trăm hay nhiều hơn là người trực tiếp hay gián tiếp nắm quyền điều khiển công ty. Có quyền vạch ra đường lối hoạt động mới. Những đại công ty tham gia quỹ “Khích động” (Stimulus) đã nhận được vừa tiền vừa người chỉ huy mới. Như vậy có khác gì những công ty đó đã bị chuyển sang cho chính phủ kiểm soát không? Đây là “Quốc Hữu Hóa” công ty tư nhân, không hơn không kém.
- Chương trình cung cấp dịch vụ bảo vệ sức khoẻ, chữa trị bệnh hoạn cho dân chúng thành luật chính thức đồng nhất cho cả nước. Luật “Obamacare” này cũng là một hình thức “Quốc Hữu Hóa” như trên. Vì cần phải có thêm rất nhiều nhân viên của chính phủ liên bang để kiểm soát, áp chế và chế tài. Chính phủ liên bang phát tướng mập mạp hẳn ra.
Hai việc này hợp lại đủ mang đến tính cách và nguyên tắc căn bản của “Trung Ương Tập Quyền”.
Obama là người thông minh, khôn khéo và cao vọng. Năm 2008 ông đã may mắn nắm được yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Từ một thượng nghị sĩ mới (junior) nhẩy lên làm tổng thống trong thời gian ngắn ngủi. Lý lịch và thành tích còn mù mờ. Và ông muốn dùng quyền hành tổng thống làm thay đổi thể chế chính trị của nước Mỹ. Ông muốn tập trung quyền hành và tài chánh vào cho chính phủ liên bang nhiều hơn.
Ngày khai thiên lập địa, nước Mỹ chỉ có 13 khu vực rộng lớn dọc bờ biển phía đông. Những buổi họp kín về việc thành lập nước Mỹ lúc bấy giờ chắc chắn đã có những người chủ trương gom cả 13 khu vực đó vào một mối, nhưng đã không thành công… Những người di dân mới từ Anh quốc, từ Ái nhĩ lan, từ Đức, từ Âu châu đã chiếm giữ và khai thác được từng khu vực riêng biệt không bao giờ chịu buông bỏ tài sản, buông bỏ công lao mồ hôi nước mắt, buông bỏ sự tự do mới có của họ để chịu sự chỉ huy của người khác. Cho nên bản hiến pháp đã phải được soạn thảo cho phù hợp, đáp ứng với sự kiện riêng rẽ đó.
Hình thức cấu tạo liên bang và tiểu bang hoàn toàn mới lạ và khác hẳn các thể chế đã có từ trước trên thế giới. Mỗi tiểu bang được coi như một quốc gia nhỏ riêng biệt. Có luật lệ riêng rẽ, có cơ cấu hành chánh và ngân quỹ độc lập. Lãnh thổ riêng và dĩ nhiên có lãnh chúa riêng… Và liên bang chỉ là chiếc dù che chở cho tiểu bang. Chính phủ liên bang trách nhiệm về quân đội, độc quyền về ngoại giao và tuyên chiến với nước ngoài… Ngoài ra tiểu bang lại cử đại diện (dân biểu và thượng nghị sĩ) lên làm cố vấn và cũng là kiểm soát chính phủ liên bang. Thậm chí hội đồng các thống đốc (các lãnh chúa) cũng có thể đòi hỏi, ra yêu sách cho chính phủ liên bang được nữa. Có người đại biểu nào bỏ phiếu đồng ý cho đạo luật nào mang bất cứ sự thua thiệt nào đến cho tiểu bang họ đại diện chưa?
Tổng thống Obama muốn sửa đổi hệ thống này bằng cách quốc hữu hóa, gồm thâu tất cả mọi phương tiện về cho chính phủ liên bang. Những đại công ty đang nằm rải rác khắp nơi, trên những tiểu bang khác nhau… Nhiều tiểu bang vì muốn bảo vệ công ăn việc làm cho người dân trong tiểu bang của họ đã áp dụng luật lệ riêng biệt. Lỏng lẻo, dễ dàng với công ty gốc địa phương nhưng chặt chẽ với công ty khách. Như không cho phép lẫn lộn nhiều dịch vụ với tiểu bang bạn, ngân hàng, mua bán bảo hiểm sức khoẻ, thi cử lại vào các đoàn thể chuyên môn rồi mới được phép hành nghề… mở chi nhánh thương mại…
Việc quốc hữu hóa này tạo ra sự chống đối của tất cả tiểu bang liên hệ. Họ bị cướp mất quyền lợi, cướp mất quyền hành thì không thể im lặng được. Vài tiểu bang đã ngang nhiên bất chấp lệnh phải áp dụng, phải thi hành những luật lệ mới ra về “Obamacare” và “di dân” do Obama lập ra là những thí dụ điển hình về điểm này. Dù cho chính phủ Obama phản ứng lại bằng việc cắt bỏ ngay những ngân khoản trong số thuế thâu được, đáng lẽ ra phải phân chia cho họ, nhưng họ cũng không cần.
Một số sự kiện quan trọng khác xẩy ra cùng lúc mang cho người ta ý nghĩ Obama muốn giới thiệu xã hội chủ nghĩa cho nước Mỹ. Trong hơn ba năm cầm quyền, số người sống lệ thuộc vào chính phủ tăng thêm 43%. Tiểu ban ngân sách thượng viện (senate budget comittee) báo cáo hiện tại có 107 triệu người (35% tổng số dân) hàng tháng nhận trợ cấp nghèo hay phiếu thực phẩm (food stamp). Nhân số đó với $100 thôi, mỗi tháng chính phủ đã vứt đi một số tiền khổng lồ và Obama không có một biện pháp nào làm giảm bớt đi mà còn làm cho tăng thêm lên. Lực lượng 107 triệu người chỉ biết tiêu thụ, không sản xuất… Tin tức cũng cho biết thêm nhiều người trong số 23 triệu người thất nghiệp đã thành lười biếng, thụ động. Họ được chính phủ cung cấp cho đầy đủ trợ cấp, tiện nghi đời sống chỉ thấp hơn trước chút ít thì tội gì phải cố gắng xông xáo đi tìm việc làm? Nhưng tìm ở đâu cho có việc làm ? Hai lực lượng này, vẫn tiếp tục gia tăng, cộng lại thành suýt soát 44% tổng số dân cư không sản xuất. Đây là chưa kể nhóm người già hưu trí như tôi… Sông bạc, núi vàng cũng phải cạn !!!
Trong 2 năm gần đây danh sách những thành phố, những tỉnh lỵ, những tiểu bang từ đông sang tây đã và đang áp dụng đường lối xã hội này đi dần đến tình trạng phá sản tăng lên nhanh chóng.
California từng đứng hạng thứ tư, thứ sáu trên thị trường kinh tế quốc tế, hiện tại ngân quỹ liên tục thiếu hụt lên tới hàng tỷ mỹ kim. Có ít nhất 4 thành phố trong tiểu bang California đã và đang khai phá sản. Thử hỏi khi ngân quỹ không có tiền, tiền trợ cấp, phiếu thực phẩm hàng tháng còn tiếp tục được phân phát ra không? Tiền vay nợ để tiêu dùng hôm nay cũng có hạn kỳ phải trả lại, cả vốn lẫn lời. Có ai muốn con, cháu hay chắt của mình phải trả nợ đậy đó không? Chủ nợ lớn nhất là Trung cộng… Cứ cái đà này, con cháu nước Mỹ, ngay thế hệ sắp tới chắc sẽ phải đi ở đợ cho Trung cộng để trừ nợ chăng?
Hai năm đầu nhiệm kỳ, Obama đã có tất cả hai viện quốc hội, và tự do tung hoành, nhưng cao vọng trở thành tham vọng làm cho mất khôn bỏ vuột mất cơ hội tốt. Dân chúng thành mất tín nhiệm, lo sợ nên phe đối lập mới có cơ hội lấy lại được hạ viện. Những người phụ tá lẳng lặng rút lui dần. Cựu thống đốc người Mỹ gốc Hoa, sau khi gặp riêng Obama, rút bỏ lời hứa hợp tác với Obama ở cấp bậc nội các nhưng nhận lời mời của Hillary đi làm một việc nhỏ bé hơn. ”Chief of staff” ngang hàng với chức vụ “thủ tướng” thay đổi ba lần. Người tâm đắc nhất đầu tiên tự ý rút lui và trở thành thị trưởng Chicago; một chức vụ thấp kém quá xa. Bộ trưởng quốc phòng nhiều kinh nghiệm từ thời Bush bỏ cuộc. Obama tự làm mất đi nhiều người phụ tá giá trị ở những vị trí quan trọng vì họ không đồng ý với chính sách và không muốn bị mang tiếng về sau. Ngoại trưởng Clinton đi khắp thế giới hứa hẹn, nhưng chỉ là hứa miệng vì Obama không làm một việc gì chứng tỏ cho thấy có sự yểm trợ thực tiễn sau những lời hứa đó. Cố lục lọi tìm tòi thêm cũng không thấy có gì tốt đẹp hơn.
Phim “2016 Obama’s America” cho thấy con đường Obama đang đi phản ảnh những lý thuyết (chưa bao giờ được thực hành) của những người thầy, người bạn ông đã gặp gỡ và học hỏi. Và những lý thuyết đó, có thể thành công tại các quốc gia khác, nhưng không thể thành công trên nước Mỹ được. Nhiệm kỳ thứ hai của Obama sẽ chỉ là bốn năm phí phạm. Sẽ chỉ làm cho vết thương nặng nề hơn nhưng không làm thay đổi con bệnh. Và bốn năm đó sẽ chỉ tạo thêm sự chia rẽ, nghi ngờ, đề phòng mạnh mẽ hơn, chối bỏ tài năng lãnh đạo của những người da mầu tương lai.
Hình ảnh hai bàn tay cùng mầu đen được đặt cạnh nhau trong phim: một của D’Souza và một của Obama là lời chào mừng, sự vui sướng, hy vọng của người có cùng mầu da, của nhóm thiểu số, nhưng cũng là lời phân trần, lời giải thích lý do tại sao tác giả đã quyết định thực hiện cuốn phim này. Ông không có dã tâm làm cho Obama thất bại. Chỉ vạch ra sự thật hiện tại và bài học cho tương lai. Tự Obama làm cho thất bại. Tự Obama làm cho phe đối lập có lý do mạnh thêm. Do một chủ trương không thể áp dụng được và cũng không hợp thời. Do sự hấp tấp vội vã, cố chấp, và do sự thiếu hậu thuẫn, đồng ý của phe đối lập và của ngay người thân cận.
Tất cả những lời nói của Obama trong hai năm sau cùng đã thành lời truyền giáo rẻ tiền, chỉ lập đi lập lại một điều cũ rích trong sách mọi người đã nghe, đã hiểu nhưng không kiểm chứng được kết quả. Lời kể công đã loại bỏ được Osama Bin Ladin chỉ là lời gỡ gạc. Những người hiểu chiến thuật, chiến lược quân đội sẽ cho biết đó không phải là một việc làm có thể một sớm một chiều hoàn tất được. Kết quả làm việc liên tục nhiều năm của quân đội, của những người chuyên môn đặc biệt, đã mang cơ hội tốt tới cho Obama. Và xém chút nếu ông không nghe lời Hillary thì cơ hội tốt đó cũng vuột đi. Điều trớ trêu là ông đã kiêu căng, tham lam, không hiểu biết nên tiết lộ cuốn phim tiến hành cuộc hành quân đó ra cho báo chí, đúng ra chỉ là báo cáo tối mật cho riêng ông thôi, làm cho ông bác sĩ người Pakistani, người đã góp phần giúp đỡ quan trọng cho cuộc hành quân khó khăn đó bị lộ diện và bị bắt. Có ai trên thế giới này còn muốn hợp tác làm việc với người sẵn sàng bán đứng bạn bè sau khi xong chuyện không? Những người Việt hay Phi, hay thế giới tin tưởng Obama sẽ giúp chận đứng Trung cộng tại biển Đông có bằng chứng ông sẽ giữ lời hứa không? Ông đã hứa hẹn quá nhiều chuyện và có bao nhiêu chuyện thành tựu?
D’Souza – chủ tịch trường đại học King College tại thành phố New York, cũng là người nghiên cứu cho Policy Review – đã vạch ra được ý nghĩ, hành động, những cá tính rõ ràng đó bằng những câu trả lời phỏng vấn của những người quen biết, những người đã có liên hệ với Obama. Tánh mạng của ông nhiều lần đã bị xua đuổi, đe dọa trên con đường thu thập những tài liệu đó. Là thầy dậy học nên ông ta trình bầy ra hết như lời giảng giải, dậy dỗ. Như làm những hình ảnh trắng đen còn lờ mờ sáng tỏ lên nhanh hơn. Như giúp phát triển một bài toán khó.
Tôi hiểu thêm đây cũng là tiếng thở dài nuối tiếc, là lời báo động về những nguy hại lớn lao hơn sẽ quay trở lại gây cản trở cho bước tiến của những người da mầu có nhiệt huyết có tài năng chỉ muốn góp phần làm cho thế giới này không còn thuộc quyền của một nhóm người riêng biệt nào nữa nếu Obama còn tại chức và tiếp tục tung hoành trong việc phá tung căn nhà đang yên vui có sẵn.
Obama phạm quá nhiều lỗi lầm lớn. Lỗi lầm lớn nhất là đã phá bỏ, hay ít nhất làm hư hỏng nặng cây cầu, cánh cửa cơ hội, con đường cho nhóm người đã ưa thích ông, giúp đỡ ông, của những người có cùng mầu da với ông đi tiếp lên. Ông đã tạo thêm ngờ vực, chia rẽ, làm mất lòng tin, làm sống lại ý nghĩ đề phòng, ngăn chận và kiểm soát như đối với những người phản loạn. Và đây đã là mối quan tâm của D’Souza.
Con trai tôi ra khỏi đại học đã hơn một năm phải quyết định trở lại học thêm, tuy không có tiền học. Những điện thư của tôi gởi cho con phân tách tình hình chính trị không bị con phản đối, chỉ trích hay độc đoán nữa. Có lẽ nó đã tự tìm hiểu ra sự thực.
Như đã nói ở trên, bất cứ ai trở thành tổng thống của nước Mỹ cũng không làm tôi bận tâm. Qua hơn 200 năm rồi, cơ cấu tổ chức chính trị của nước Mỹ đã tự chứng minh là cơ cấu rất chặt chẽ, hiệu nghiệm. Một hệ thống “chia để trị” hữu hiệu và được ưa thích. Những người tham dự ai cũng có phần quyền hành riêng và liên hệ giây chuyền với nhau. Hệ thống đó phải là căn bản nghiên cứu hiểu biết nằm lòng cho những ai muốn chen chân vào tầng lớp lãnh đạo tương lai. Obama muốn phá bỏ cơ cấu này và thất bại.
Obama có được tái cử nhiệm kỳ thứ hai cũng không là tai họa lớn. Đảng đối lập chỉ cần nắm hoàn toàn được cả hai viện quốc hội thì ông ta sẽ trở thành tổng thống “bù nhìn” không thể nhúc nhích được. Những thành quả ông vừa hấp tấp chiếm được sẽ bị hóa giải… Cơ cấu tổ chức hiến pháp đã tiên đoán và xếp đặt biện pháp sửa chữa từ lâu rồi. Hết nhiệm kỳ ông và gia đình sẽ trở thành giầu có, nhiều lần triệu phú hơn, sẽ sống cuộc đời xa hoa phú quý mới cho đến ngày chết. Và mọi chuyện sẽ trở lại như thường lệ… Nhưng nhóm da mầu chắc chắn sẽ phải mất thêm những thời gian dài dặc khác, mất thêm rất nhiều tiền bạc mới có thể chỉ được lấp ló ngoài khung cửa…
Việc bỏ phiếu bầu cử hôm nay không phải chỉ là hành động đơn giản, giúp thoả mãn những gì xẩy ra hiện tại mà sâu xa hơn, nếu biết suy nghĩ tính toán, thấu hiểu thực trạng thì có thể giúp hoạch định một chính sách, dọn một con đường đi cho nhiều năm sắp tới cho chính mình, cho con cháu và cho tương lai của quốc gia mình đang nương náu và con cháu mình gọi là quê hương.
Phải cám ơn D’Souza đã vạch ra sự thật và khai thị. Con đường đi là do mình định đoạt.
- Theo nguyên tắc đầu tư, người có vốn 51 phần trăm hay nhiều hơn là người trực tiếp hay gián tiếp nắm quyền điều khiển công ty. Có quyền vạch ra đường lối hoạt động mới. Những đại công ty tham gia quỹ “Khích động” (Stimulus) đã nhận được vừa tiền vừa người chỉ huy mới. Như vậy có khác gì những công ty đó đã bị chuyển sang cho chính phủ kiểm soát không? Đây là “Quốc Hữu Hóa” công ty tư nhân, không hơn không kém.
- Chương trình cung cấp dịch vụ bảo vệ sức khoẻ, chữa trị bệnh hoạn cho dân chúng thành luật chính thức đồng nhất cho cả nước. Luật “Obamacare” này cũng là một hình thức “Quốc Hữu Hóa” như trên. Vì cần phải có thêm rất nhiều nhân viên của chính phủ liên bang để kiểm soát, áp chế và chế tài. Chính phủ liên bang phát tướng mập mạp hẳn ra.
Hai việc này hợp lại đủ mang đến tính cách và nguyên tắc căn bản của “Trung Ương Tập Quyền”.
Obama là người thông minh, khôn khéo và cao vọng. Năm 2008 ông đã may mắn nắm được yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Từ một thượng nghị sĩ mới (junior) nhẩy lên làm tổng thống trong thời gian ngắn ngủi. Lý lịch và thành tích còn mù mờ. Và ông muốn dùng quyền hành tổng thống làm thay đổi thể chế chính trị của nước Mỹ. Ông muốn tập trung quyền hành và tài chánh vào cho chính phủ liên bang nhiều hơn.
Ngày khai thiên lập địa, nước Mỹ chỉ có 13 khu vực rộng lớn dọc bờ biển phía đông. Những buổi họp kín về việc thành lập nước Mỹ lúc bấy giờ chắc chắn đã có những người chủ trương gom cả 13 khu vực đó vào một mối, nhưng đã không thành công… Những người di dân mới từ Anh quốc, từ Ái nhĩ lan, từ Đức, từ Âu châu đã chiếm giữ và khai thác được từng khu vực riêng biệt không bao giờ chịu buông bỏ tài sản, buông bỏ công lao mồ hôi nước mắt, buông bỏ sự tự do mới có của họ để chịu sự chỉ huy của người khác. Cho nên bản hiến pháp đã phải được soạn thảo cho phù hợp, đáp ứng với sự kiện riêng rẽ đó.
Hình thức cấu tạo liên bang và tiểu bang hoàn toàn mới lạ và khác hẳn các thể chế đã có từ trước trên thế giới. Mỗi tiểu bang được coi như một quốc gia nhỏ riêng biệt. Có luật lệ riêng rẽ, có cơ cấu hành chánh và ngân quỹ độc lập. Lãnh thổ riêng và dĩ nhiên có lãnh chúa riêng… Và liên bang chỉ là chiếc dù che chở cho tiểu bang. Chính phủ liên bang trách nhiệm về quân đội, độc quyền về ngoại giao và tuyên chiến với nước ngoài… Ngoài ra tiểu bang lại cử đại diện (dân biểu và thượng nghị sĩ) lên làm cố vấn và cũng là kiểm soát chính phủ liên bang. Thậm chí hội đồng các thống đốc (các lãnh chúa) cũng có thể đòi hỏi, ra yêu sách cho chính phủ liên bang được nữa. Có người đại biểu nào bỏ phiếu đồng ý cho đạo luật nào mang bất cứ sự thua thiệt nào đến cho tiểu bang họ đại diện chưa?
Tổng thống Obama muốn sửa đổi hệ thống này bằng cách quốc hữu hóa, gồm thâu tất cả mọi phương tiện về cho chính phủ liên bang. Những đại công ty đang nằm rải rác khắp nơi, trên những tiểu bang khác nhau… Nhiều tiểu bang vì muốn bảo vệ công ăn việc làm cho người dân trong tiểu bang của họ đã áp dụng luật lệ riêng biệt. Lỏng lẻo, dễ dàng với công ty gốc địa phương nhưng chặt chẽ với công ty khách. Như không cho phép lẫn lộn nhiều dịch vụ với tiểu bang bạn, ngân hàng, mua bán bảo hiểm sức khoẻ, thi cử lại vào các đoàn thể chuyên môn rồi mới được phép hành nghề… mở chi nhánh thương mại…
Việc quốc hữu hóa này tạo ra sự chống đối của tất cả tiểu bang liên hệ. Họ bị cướp mất quyền lợi, cướp mất quyền hành thì không thể im lặng được. Vài tiểu bang đã ngang nhiên bất chấp lệnh phải áp dụng, phải thi hành những luật lệ mới ra về “Obamacare” và “di dân” do Obama lập ra là những thí dụ điển hình về điểm này. Dù cho chính phủ Obama phản ứng lại bằng việc cắt bỏ ngay những ngân khoản trong số thuế thâu được, đáng lẽ ra phải phân chia cho họ, nhưng họ cũng không cần.
Một số sự kiện quan trọng khác xẩy ra cùng lúc mang cho người ta ý nghĩ Obama muốn giới thiệu xã hội chủ nghĩa cho nước Mỹ. Trong hơn ba năm cầm quyền, số người sống lệ thuộc vào chính phủ tăng thêm 43%. Tiểu ban ngân sách thượng viện (senate budget comittee) báo cáo hiện tại có 107 triệu người (35% tổng số dân) hàng tháng nhận trợ cấp nghèo hay phiếu thực phẩm (food stamp). Nhân số đó với $100 thôi, mỗi tháng chính phủ đã vứt đi một số tiền khổng lồ và Obama không có một biện pháp nào làm giảm bớt đi mà còn làm cho tăng thêm lên. Lực lượng 107 triệu người chỉ biết tiêu thụ, không sản xuất… Tin tức cũng cho biết thêm nhiều người trong số 23 triệu người thất nghiệp đã thành lười biếng, thụ động. Họ được chính phủ cung cấp cho đầy đủ trợ cấp, tiện nghi đời sống chỉ thấp hơn trước chút ít thì tội gì phải cố gắng xông xáo đi tìm việc làm? Nhưng tìm ở đâu cho có việc làm ? Hai lực lượng này, vẫn tiếp tục gia tăng, cộng lại thành suýt soát 44% tổng số dân cư không sản xuất. Đây là chưa kể nhóm người già hưu trí như tôi… Sông bạc, núi vàng cũng phải cạn !!!
Trong 2 năm gần đây danh sách những thành phố, những tỉnh lỵ, những tiểu bang từ đông sang tây đã và đang áp dụng đường lối xã hội này đi dần đến tình trạng phá sản tăng lên nhanh chóng.
California từng đứng hạng thứ tư, thứ sáu trên thị trường kinh tế quốc tế, hiện tại ngân quỹ liên tục thiếu hụt lên tới hàng tỷ mỹ kim. Có ít nhất 4 thành phố trong tiểu bang California đã và đang khai phá sản. Thử hỏi khi ngân quỹ không có tiền, tiền trợ cấp, phiếu thực phẩm hàng tháng còn tiếp tục được phân phát ra không? Tiền vay nợ để tiêu dùng hôm nay cũng có hạn kỳ phải trả lại, cả vốn lẫn lời. Có ai muốn con, cháu hay chắt của mình phải trả nợ đậy đó không? Chủ nợ lớn nhất là Trung cộng… Cứ cái đà này, con cháu nước Mỹ, ngay thế hệ sắp tới chắc sẽ phải đi ở đợ cho Trung cộng để trừ nợ chăng?
Hai năm đầu nhiệm kỳ, Obama đã có tất cả hai viện quốc hội, và tự do tung hoành, nhưng cao vọng trở thành tham vọng làm cho mất khôn bỏ vuột mất cơ hội tốt. Dân chúng thành mất tín nhiệm, lo sợ nên phe đối lập mới có cơ hội lấy lại được hạ viện. Những người phụ tá lẳng lặng rút lui dần. Cựu thống đốc người Mỹ gốc Hoa, sau khi gặp riêng Obama, rút bỏ lời hứa hợp tác với Obama ở cấp bậc nội các nhưng nhận lời mời của Hillary đi làm một việc nhỏ bé hơn. ”Chief of staff” ngang hàng với chức vụ “thủ tướng” thay đổi ba lần. Người tâm đắc nhất đầu tiên tự ý rút lui và trở thành thị trưởng Chicago; một chức vụ thấp kém quá xa. Bộ trưởng quốc phòng nhiều kinh nghiệm từ thời Bush bỏ cuộc. Obama tự làm mất đi nhiều người phụ tá giá trị ở những vị trí quan trọng vì họ không đồng ý với chính sách và không muốn bị mang tiếng về sau. Ngoại trưởng Clinton đi khắp thế giới hứa hẹn, nhưng chỉ là hứa miệng vì Obama không làm một việc gì chứng tỏ cho thấy có sự yểm trợ thực tiễn sau những lời hứa đó. Cố lục lọi tìm tòi thêm cũng không thấy có gì tốt đẹp hơn.
Phim “2016 Obama’s America” cho thấy con đường Obama đang đi phản ảnh những lý thuyết (chưa bao giờ được thực hành) của những người thầy, người bạn ông đã gặp gỡ và học hỏi. Và những lý thuyết đó, có thể thành công tại các quốc gia khác, nhưng không thể thành công trên nước Mỹ được. Nhiệm kỳ thứ hai của Obama sẽ chỉ là bốn năm phí phạm. Sẽ chỉ làm cho vết thương nặng nề hơn nhưng không làm thay đổi con bệnh. Và bốn năm đó sẽ chỉ tạo thêm sự chia rẽ, nghi ngờ, đề phòng mạnh mẽ hơn, chối bỏ tài năng lãnh đạo của những người da mầu tương lai.
Hình ảnh hai bàn tay cùng mầu đen được đặt cạnh nhau trong phim: một của D’Souza và một của Obama là lời chào mừng, sự vui sướng, hy vọng của người có cùng mầu da, của nhóm thiểu số, nhưng cũng là lời phân trần, lời giải thích lý do tại sao tác giả đã quyết định thực hiện cuốn phim này. Ông không có dã tâm làm cho Obama thất bại. Chỉ vạch ra sự thật hiện tại và bài học cho tương lai. Tự Obama làm cho thất bại. Tự Obama làm cho phe đối lập có lý do mạnh thêm. Do một chủ trương không thể áp dụng được và cũng không hợp thời. Do sự hấp tấp vội vã, cố chấp, và do sự thiếu hậu thuẫn, đồng ý của phe đối lập và của ngay người thân cận.
Tất cả những lời nói của Obama trong hai năm sau cùng đã thành lời truyền giáo rẻ tiền, chỉ lập đi lập lại một điều cũ rích trong sách mọi người đã nghe, đã hiểu nhưng không kiểm chứng được kết quả. Lời kể công đã loại bỏ được Osama Bin Ladin chỉ là lời gỡ gạc. Những người hiểu chiến thuật, chiến lược quân đội sẽ cho biết đó không phải là một việc làm có thể một sớm một chiều hoàn tất được. Kết quả làm việc liên tục nhiều năm của quân đội, của những người chuyên môn đặc biệt, đã mang cơ hội tốt tới cho Obama. Và xém chút nếu ông không nghe lời Hillary thì cơ hội tốt đó cũng vuột đi. Điều trớ trêu là ông đã kiêu căng, tham lam, không hiểu biết nên tiết lộ cuốn phim tiến hành cuộc hành quân đó ra cho báo chí, đúng ra chỉ là báo cáo tối mật cho riêng ông thôi, làm cho ông bác sĩ người Pakistani, người đã góp phần giúp đỡ quan trọng cho cuộc hành quân khó khăn đó bị lộ diện và bị bắt. Có ai trên thế giới này còn muốn hợp tác làm việc với người sẵn sàng bán đứng bạn bè sau khi xong chuyện không? Những người Việt hay Phi, hay thế giới tin tưởng Obama sẽ giúp chận đứng Trung cộng tại biển Đông có bằng chứng ông sẽ giữ lời hứa không? Ông đã hứa hẹn quá nhiều chuyện và có bao nhiêu chuyện thành tựu?
D’Souza – chủ tịch trường đại học King College tại thành phố New York, cũng là người nghiên cứu cho Policy Review – đã vạch ra được ý nghĩ, hành động, những cá tính rõ ràng đó bằng những câu trả lời phỏng vấn của những người quen biết, những người đã có liên hệ với Obama. Tánh mạng của ông nhiều lần đã bị xua đuổi, đe dọa trên con đường thu thập những tài liệu đó. Là thầy dậy học nên ông ta trình bầy ra hết như lời giảng giải, dậy dỗ. Như làm những hình ảnh trắng đen còn lờ mờ sáng tỏ lên nhanh hơn. Như giúp phát triển một bài toán khó.
Tôi hiểu thêm đây cũng là tiếng thở dài nuối tiếc, là lời báo động về những nguy hại lớn lao hơn sẽ quay trở lại gây cản trở cho bước tiến của những người da mầu có nhiệt huyết có tài năng chỉ muốn góp phần làm cho thế giới này không còn thuộc quyền của một nhóm người riêng biệt nào nữa nếu Obama còn tại chức và tiếp tục tung hoành trong việc phá tung căn nhà đang yên vui có sẵn.
Obama phạm quá nhiều lỗi lầm lớn. Lỗi lầm lớn nhất là đã phá bỏ, hay ít nhất làm hư hỏng nặng cây cầu, cánh cửa cơ hội, con đường cho nhóm người đã ưa thích ông, giúp đỡ ông, của những người có cùng mầu da với ông đi tiếp lên. Ông đã tạo thêm ngờ vực, chia rẽ, làm mất lòng tin, làm sống lại ý nghĩ đề phòng, ngăn chận và kiểm soát như đối với những người phản loạn. Và đây đã là mối quan tâm của D’Souza.
Con trai tôi ra khỏi đại học đã hơn một năm phải quyết định trở lại học thêm, tuy không có tiền học. Những điện thư của tôi gởi cho con phân tách tình hình chính trị không bị con phản đối, chỉ trích hay độc đoán nữa. Có lẽ nó đã tự tìm hiểu ra sự thực.
Như đã nói ở trên, bất cứ ai trở thành tổng thống của nước Mỹ cũng không làm tôi bận tâm. Qua hơn 200 năm rồi, cơ cấu tổ chức chính trị của nước Mỹ đã tự chứng minh là cơ cấu rất chặt chẽ, hiệu nghiệm. Một hệ thống “chia để trị” hữu hiệu và được ưa thích. Những người tham dự ai cũng có phần quyền hành riêng và liên hệ giây chuyền với nhau. Hệ thống đó phải là căn bản nghiên cứu hiểu biết nằm lòng cho những ai muốn chen chân vào tầng lớp lãnh đạo tương lai. Obama muốn phá bỏ cơ cấu này và thất bại.
Obama có được tái cử nhiệm kỳ thứ hai cũng không là tai họa lớn. Đảng đối lập chỉ cần nắm hoàn toàn được cả hai viện quốc hội thì ông ta sẽ trở thành tổng thống “bù nhìn” không thể nhúc nhích được. Những thành quả ông vừa hấp tấp chiếm được sẽ bị hóa giải… Cơ cấu tổ chức hiến pháp đã tiên đoán và xếp đặt biện pháp sửa chữa từ lâu rồi. Hết nhiệm kỳ ông và gia đình sẽ trở thành giầu có, nhiều lần triệu phú hơn, sẽ sống cuộc đời xa hoa phú quý mới cho đến ngày chết. Và mọi chuyện sẽ trở lại như thường lệ… Nhưng nhóm da mầu chắc chắn sẽ phải mất thêm những thời gian dài dặc khác, mất thêm rất nhiều tiền bạc mới có thể chỉ được lấp ló ngoài khung cửa…
Việc bỏ phiếu bầu cử hôm nay không phải chỉ là hành động đơn giản, giúp thoả mãn những gì xẩy ra hiện tại mà sâu xa hơn, nếu biết suy nghĩ tính toán, thấu hiểu thực trạng thì có thể giúp hoạch định một chính sách, dọn một con đường đi cho nhiều năm sắp tới cho chính mình, cho con cháu và cho tương lai của quốc gia mình đang nương náu và con cháu mình gọi là quê hương.
Phải cám ơn D’Souza đã vạch ra sự thật và khai thị. Con đường đi là do mình định đoạt.
Đặng Đình Tuân
quang
phan
Dưới
đây là vài trích đoạn từ bài bình luận của ông Paul Begala đăng trong tạp chí
lớn Newsweek số ra ngày 5 tháng 7: Trong thời gian Romney làm thống đốc tiểu
bang Massachusetts, tiểu bang này đã bị xếp hạng 47 về tạo công ăn việc làm,
thua cả các tiểu bang nghèo như Alabama và Mississippi. Và rằng trong khi mức
tăng trưởng toàn nước Mỹ là 5% thì tiểu bang của Romney chỉ có 0.9%- chưa đầy
1%. Và rằng lợi tức trung bình của người dân tiểu bang này cũng bị thụt giảm.
Romney giải quyết được vấn đề ngân sách tiểu bang thiếu hụt 3 tỷ đồng ( do người tiền nhiệm gây ra). Tuy nhiên sự thành công này là do Romney cắt giảm quỹ cho các trường đại học, cắt tiền trợ giúp các chính quyền địa phương, cắt tiền trợ giúp các chương trình huấn nghệ để tìm việc làm…
Một điều mà Romney nên hãnh diện trong nhiệm kỳ làm thống đốc mà nay Romney không dám nhắc lại, đó là chương trình y tế Romneycare - giống như Obamacare. Và chương trình này đã được rất nhiều người tán thưởng.
Romney giải quyết được vấn đề ngân sách tiểu bang thiếu hụt 3 tỷ đồng ( do người tiền nhiệm gây ra). Tuy nhiên sự thành công này là do Romney cắt giảm quỹ cho các trường đại học, cắt tiền trợ giúp các chính quyền địa phương, cắt tiền trợ giúp các chương trình huấn nghệ để tìm việc làm…
Một điều mà Romney nên hãnh diện trong nhiệm kỳ làm thống đốc mà nay Romney không dám nhắc lại, đó là chương trình y tế Romneycare - giống như Obamacare. Và chương trình này đã được rất nhiều người tán thưởng.
quang
phan
11/7/2012
– Xướng ngôn viên Jon Scott của đài truyền hình Fox thổi phồng rằng chính sách
giảm thuế của Bush (con) giúp kinh tế phát triển và thu được nhiều thuế hơn.
Thế nhưng kinh tế gia Bruce Bartlett- nguyên cựu cố vấn của hai tổng thống
Reagan và Bush ( bố)-, trái với lập luận của đài Fox, phê bình rằng chính sách
giảm thuế của Bush (con) khộng những không kích thích nền kinh tế tăng trưởng
mà còn làm thất thâu ngân sách.
tran
Ông
Quang Phan đang lạc đề, hay đang binh vực cho kẻ ngây ngô Obama, hay đang chơi
trò blame Game?
Quê
Hương
Phim 2016 Obama’s America do Dinesh
D’Souza viết và đạo diển.
Dinesh D’Souza gốc người Goa của Ấn Độ, Goa lúc trước là thuộc điạ của Bồ Đào
Nha, sang Mỹ du học năm 1978, từng có liên hệ tình cảm với Ann Coulter (Fox
News), đã từng đính hôn với Laura Ingraham (Fox News).
Phim dựa theo quyển sách “The Roots Of
Obama’s Rage” do D’Souza viết, bị các phê bình gia cho là viết không dựa theo sự
thật mà do suy luận hoàn toàn tưởng tượng nhiều lúc lại biạ đặt. Tuy nhiên được
Glenn Beck và Rush Limbaugh khen ngơi , cũng dể hiểu thôi vì cả hai nổi tiếng
là loan tin thất thiệt và kỳ thị.
Bài
viết của D’Souza trên Forbes bị chỉ trích là sai sự thật, không đúng với tinh
thần trung trực của báo chí, thì Forbes trả lời là: “No facts are in
contention”. Oh well… facts are very much in contention.” Chủ của Forbes
magazine là Steve Forbes , đãng cộng Hòa đã từng ra tranh cử Tổng Thống hai lần
nhưng đều thất bại. Thật đáng buồn vì tình trạng báo chí kiểu Fox News aka Faux
News hay Forbes magazine, nếu báo chí mà không dựa theo sự thật thì chỉ là báo
lá cải, nhưng đa số quần chúng không đủ suy luận nên dể tin
Báo New York Times điều tra và cho biết
phim 2016 Obama’s America được tài trợ bởi Joe Ricketts (Chicago Cubs) bỏ ra
hơn $10 triệu chống TT Obama.
Trong
tinh thần tự do phát biểu ý kiến, tôi sẽ ghi lại nhận xét về phim 2016 Obama’s
America bằng posting sau.
quang
phan
Báo
USAToday hôm nay 3/9/12 trích dẫn nguồn tin của Viện Gallup, theo đó thì đại
hội toàn quốc của đảng Cộng Hoà tuần vừa rồi đã không làm gia tăng được tỷ lệ
người dân ủng hộ liên danh Romney - Obama vẫn hơn Romney 47% so với 46%.
Võ
Đình Tuyết
Khi
đọc bài của bác Đặng Đình Tuân nghĩ rằng: bác viết chẳng gì sai.Bác không ở
đảng phái nào,có nghĩa bác, độc lập.Bác muốn bỏ phiếu cho ai cũng được.Tốt
thôi. Khi còn nhỏ con bác muốn bác bỏ phiều đảng Dân Chủ,tại vì lúc ấy cháu
thích dân chủ,đơn giản vậy thôi.Lớn lên cháu đổi khác vì cháu sống trong một
nước… dân chủ,thay đổi là chuyện thường.Cứ bốn năm ở Mỹ người dân Mỹ có quyền
thay đổi người lảnh đạo mà họ thích.
Đọc bài bác Tuân,cứ lo sợ rồi đây nước Mỹ là nước: xã hội chủ nghĩa,đâm ớn. Đã là bỏ chạy thấy mụ nội mà còn theo đuổi tới đây sao? Sau hơn 200 năm dựng nước người dân Mỹ chắc chưa đủ trưởng thành chăng?
Nói chơi vậy thôi,mỗi người đều có quyền phân tách nhận định riêng của mình trong một nước tự do dân chủ dù có phải nghe những điều không đúng ý. Phải không bác Tuân…
Còn bác Quang Phan,tôi cũng rất thích những bài phản hồi ý nhị của bác.Chúc bác vui khỏe.
Đọc bài bác Tuân,cứ lo sợ rồi đây nước Mỹ là nước: xã hội chủ nghĩa,đâm ớn. Đã là bỏ chạy thấy mụ nội mà còn theo đuổi tới đây sao? Sau hơn 200 năm dựng nước người dân Mỹ chắc chưa đủ trưởng thành chăng?
Nói chơi vậy thôi,mỗi người đều có quyền phân tách nhận định riêng của mình trong một nước tự do dân chủ dù có phải nghe những điều không đúng ý. Phải không bác Tuân…
Còn bác Quang Phan,tôi cũng rất thích những bài phản hồi ý nhị của bác.Chúc bác vui khỏe.
Quê
Hương
Phim 2016 Obama’s America đặt quanh giả
thuyết “Obama là người Kenyan và chống thực dân” một giả thuyết có âm mưu
(conspiracy-theory) rất vô lý. Sau đây tôi sẽ chứng minh:
***
Phim hoàn toàn một chiều, không phỏng vấn những người support Obama
***
Obama chỉ gặp cha một lần duy nhất lúc 10 tuổi. Cả cha và mẹ của Obama đều là
Tiến Sĩ (PhD) ly dị trước khi Obama ra đời. Lần đầu tiên Obama sang Phi Châu là
lúc đang học tại Harvard và cha đã qua đời. Nhưng rồi D’Souza thuận tiện kết
luận là Obama bị ảnh hưởng bởi người cha xa lạ và nguồn gốc Phi Châu “chống
thực dân”. Nếu suy luận như vậy thì thế hệ thứ nhì người Việt hải ngoại sẽ bị
kết án là có tư tưởng Cộng Sản vì gốc Việt hay sao?
**
D’Souza đi tìm Obama quá khứ, hành trình sang Phi Châu, gặp em trai khác mẹ của
Obama là George Obama. Trong phim thấy rỏ rệt là D’Souza tìm cách nói khích để
George nói xấu TT Obama. Tuy nhiên George rất thẳng thắn nói “anh tôi là tổng
thống của cường quốc, phải lo cho rất nhiều người trong đó có cả tôi.” George
sinh ra và lớn lên tại Phi Châu vì vậy cũng dể hiểu tâm trạng chống thực dân vì
dân Phi Châu bị bắt đem đi làm nô lệ, thực dân rúc rỉa tài nguyên của Phi Châu
chẳng hạn như kim cương, vàng, dầu hỏa, đồng, ngà voi và các loại thú hiếm như
cọp ..vv.. đem về xứ mình. Hiện nay vẫn còn bị Trung Cộng lợi dụng lao động với
giá rẻ mạc bốc lột dân Phi Châu.
Sau
buổi nói chuyện với George, D’Souza lại kết luận là TT Obama cũng thù ghét thực
dân. Nếu kết luận như vậy thì hai anh em người Việt khác mẹ, lớn lên trong hai
hoàn cảnh khác nhau, một người bên Việtnam và một người sinh đẻ bên Mỹ tốt
nghiệp Harvard, chưa bao giờ gặp nhau sẽ có cùng quan niệm Cộng Sản hay sao??
***
Thật buồn cười khi phim dùng những mỹ từ của Tea Party khi nói về giấc mơ của
các những vị thành lập nước Mỹ hay “the dream of our founding fathers”. Hãy
thức tỉnh để trở về thực tế giấc mơ mà các bậc tiền bối hay founding fathers để
lại cho chúng ta lúc đó da màu hãy còn là nô lệ. Điều đó thấy rỏ hàm ý kỳ thị
của phim.
Đa
số nhóm cực hửu rất kỳ thi. CNN xác nhân là một nữ nhân viên xử dụng camera của
CNN bị hành hung ném đậu tại GOP convention và la ó “đây là lối tụi tao cho thú
vật ăn” – This is how we feed animals!
vào link dưới đây để đọc:
vào link dưới đây để đọc:
D’Souza
dùng mọi cách để được chấp nhận bởi nhóm cực hửu. D’Souza gốc Ấn Độ nhưng các
tình nhân của ông ta đều da trắng tóc vàng của Fox News (Ann Coulter, Laura
Ingraham), lập gia đình cũng với người đàn bà da trắng tóc vàng Dixie Brubaker.
Rồi kết luận “Obama is NOT one of us” hay Obama “không phải là một trong chúng
ta”, hãy định nghĩa “chúng ta” là những ai? “chúng ta” là hiện thân của Hiệp
Chủng Quốc với những sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo khác nhau. Dinesh D’Souza sinh
ra tại Ấn Độ, nghĩ sao khi người khác nhìn ông ta và kết án “you are not one of
us”. Hãy nhìn lại chính mình trước khi lên án người khác !!
***
Nếu D’Souza quan niệm không chống thực dân thì có muốn Ấn Độ còn là thuộc địa
của Anh? hay dân Goa của Ấn độ vẫn còn bị người Bồ Đào Nha cai trị? hay Nước Mỹ
vẫn còn là thuộc địa của Anh?
Và riêng ông Đặng Đình Tuân nghĩ gì nếu Việtnam vẫn còn là thuộc địa của Tây? và nay mai là một quận của Trung Cộng?
Cũng nên nói rỏ là nền tảng của Hoa Kỳ là “anti- colonialism” giành độc lập từ người Anh và tuyên ngôn độc lập năm 1776.
Và riêng ông Đặng Đình Tuân nghĩ gì nếu Việtnam vẫn còn là thuộc địa của Tây? và nay mai là một quận của Trung Cộng?
Cũng nên nói rỏ là nền tảng của Hoa Kỳ là “anti- colonialism” giành độc lập từ người Anh và tuyên ngôn độc lập năm 1776.
***
Nữa phần còn lại của phim còn quái gở hơn với lối lý luân là Obama ra ứng cử
Tổng Thống vì chống thực dân !!! D’Souza không đưa ra được một bằng chứng cụ
thể nào hợp lý
***
D’Souza cho rằng các chương trình kích thích kinh tế là do Obama thành lập.
Helloooooo … cả hai chương trình đều do TT Bush thành lập vào năm 2008 và ứng
cử viên Tổng Thống lúc bấy giờ là John McCain phải bay về Washington D.C vận
động Cộng Hòa thoả thuận với TT Bush.
***
D’Souza cho rằng bài diễn văn chống nạn nguyên tử là bằng chứng của chống thực
dân , tuy nhiên TT Ronald Reagan đã nhiều lần kêu gọi tương tự
***
D’Souza nói là Obama đề cập đến BP ám chỉ “British Petroleum” trong diễn văn
đọc tháng 5, 2010 . Điều nầy hoàn toàn không có, dưới thời đại Internet rất dể
kiểm soát các tin bày đặt kiểu nầy.
D’Souza
tiếp tục đặt ra những chuyện không có thật, những sự kiện lịch sử không dính
dáng gì đến điều muốn gán ép và lối ví von đầy tính cách kỳ thị để làm thỏa mãn
khán giả thuộc loại Tea Party muốn quyền lực trở lại cho người da trắng.
Thú thật là tôi rất kinh sợ nhóm khán
giả khi ngồi xem phim, và thầm nghĩ nếu Obama thắng cử nhiệm kỳ thứ hai thì e
rằng có thể bị ám sát như TT Lincoln.
Quê
Hương
Dân biểu Paul Ryan 42 tuổi là dân biểu
trẻ của Wisconsin, đắc cử Dân Biểu lúc mới 28 tuổi, nổi danh bởi những quan
điểm cực hữu của ông: cắt ngân quỷ cho người nghèo, người già và kẻ sa cơ thất
nghiệp, nhưng lại giảm thuế cho người giàu.
Grover
Norquist là người thế lực nhất của đãng CH tiên đoán Paul Ryan mặc dù là ứng cử
viên Phó Tổng Thống nhưng sẽ đảm trách vai trò của Dick Cheney; trụ cột cho bầu
cử năm nay. Tuy nhiên kế hoạch ngân quỹ của Ryan có nhiều lổ hổng và rất nhiều
lần nói sai sự thật.
Fox
News luôn luôn ủng hô. Cộng Hòa nhưng Aug 30, 2012, sau GOP Covention vừa qua
cũng phải lên tiếng về những điểm sai sự thật của Paul Ryan và kết luận “Paul Ryan
cố gắng để đánh lừa cử tri về các sự kiện căn bản và đánh lạc hướng các cử tri
về thành tích của mình, bài diễn văn của Ryan gây ra một vấn đề lớn cho chính
mình và người cùng ra ứng cử với mình (Mitt Romney)”.
Dưới đây là 10 điều Paul Ryan đã nói sai sự thật …..and
still counting:
1)
HÃNG GM: Ryan đổ tội vì Obama mà hãng GM tại tiểu bang Wisconsin phải đóng cửa.
***
Đây là điều nói láo rất dể kiểm chứng vì hãng GM đóng cửa trước khi Obama nhậm
chức. Ryan lại bỏ phiếu chống đối chương trình cứu kỹ nghệ xe tại Mỹ
2)
STIMULUS: Ryan nhiều lần tuyên bố stimulus là chính sách welfare cho hãng
xưởng.
***
Cơ quan không đãng phái Congressional Budget Office thông báo stimulus đã tạo
ra 3.3 triêu công việc làm cho dân. Ngay chính Ryan đã viết thơ yêu cầu stimulus
cho Wisconsin nhưng lại chối bỏ điều nầy. Trong các buổi phỏng vấn Ryan liên
tiếp chà đạp các chương trình stimulus và nói không bao giờ xin tiền trợ cấp
của chính phủ. Sự thật Ryan đã xin và nhận tất cả là $20.3 million. Dưới đây là
thơ của Paul Ryan gởi Dr. Steven Chu
3)
MEDICARE: Ryan nhiều lần tuyên bố Obama cắt Medicare hơn $700 billion
***
Điều nầy hoàn toàn bịa đặt Obama không cắt Medicare. Nhưng ngân quỹ của Ryan sẽ
cắt, đây là điều nói láo không biết xấu hổ của Ryan để lừa lọc các cử tri lớn
tuổi. Tất cả sẽ lộ ra khi có cuộc debate sắp đến.
Thật
sự đãng Cộng Hòa âm mưu giết chết Medicare bằng cách tăng tuổi nhận Medicare từ
65 đến 67 tuổi và sẽ thay thế bằng Vouchercare. Chính phủ sẽ không trả tiền chi
phí nữa mà hãng bảo hiểm tư sẽ đảm nhận, phát cho người già voucher để trả chi
phí, nếu voucher không đủ trả thì phải trả bằng tiền túi, trong tương lai chi
phí về healthcare sẽ lên giá vì hãng tư không còn dưới quyền kiểm soát của
chính phủ !!!
4)
BẢO HIỂM CHO TOÀN DÂN CỦA OBAMA : Ryan nói là nhiều thuế giấu giếm sẽ dùng để
trả cho chương trình bảo hiểm của Obama
***
Politifact cho đây là lời nói láo nhất trong năm “lie of the year” . CBO
(Congressional Budget Office) là cơ quan độc lập không đãng phái đã điều tra kỹ
và cho biết là Chương trình bảo hiểm cho toàn dân sẽ không phí tổn cho ngân quỷ
quốc gia.
5)
CÔNG VIỆC LÀM – JOBS: Ryan tuyên bố là sẽ tạo thêm 12 million new jobs
***
Mitt Romney tuyên bố với Fox News là sẽ tạo ra 500,000 jobs mỗi tháng, sau khi
bị các kinh tế gia phê bình là con số không thể thực hiện vì kinh tế Hoa Kỳ
chưa bao giờ tạo được nhiều jobs như vậy hàng tháng, kể cả kinh tế vàng son
dưới thời Clinton (DC). Romney bèn cắt con số phân nữa tức là 250,000 jobs mỗi
tháng. Những con số nầy chỉ là bánh vẽ tưởng tượng để lượm phiếu, không có điều
gì chứng minh là sẽ thực hiện được. Điều quan trọng là nên chú tâm đến số người
thất nghiệp thay vì dùng những con số gây hy vọng hão huyền.
6)
NGÂN QUỸ THÂM HỤT – DEBT: Ryan tuyên bố “chúng tôi quyết định lựa chọn thu nhỏ
chính phủ để kinh tế phát triển”.
*** Đây là sự lựa chọn của thất bại. Không có bằng chứng nào chứng minh là thu nhỏ chính phủ sẽ phát triển kinh tế, mà ngược lại sẽ hảm hai sự an ninh quốc gia và giết nhiều jobs, nạn thất nghiệp sẽ gia tăng. Nạn nợ và thiếu hụt ngân quỹ hiện nay đa số gây ra bởi TT Bush mà Ryan bỏ phiếu ủng hộ, ngay cả luật cắt thuế và chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Mitt Romney và Paul Ryan hô hào khiêu chiến với Iran nếu đắc cử. Thử hỏi có cách nào để cân bằng ngân quỹ và giảm công nợ ??
*** Đây là sự lựa chọn của thất bại. Không có bằng chứng nào chứng minh là thu nhỏ chính phủ sẽ phát triển kinh tế, mà ngược lại sẽ hảm hai sự an ninh quốc gia và giết nhiều jobs, nạn thất nghiệp sẽ gia tăng. Nạn nợ và thiếu hụt ngân quỹ hiện nay đa số gây ra bởi TT Bush mà Ryan bỏ phiếu ủng hộ, ngay cả luật cắt thuế và chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Mitt Romney và Paul Ryan hô hào khiêu chiến với Iran nếu đắc cử. Thử hỏi có cách nào để cân bằng ngân quỹ và giảm công nợ ??
7)
SIMPSON-BOWLES COMMISSION: Ryan nói “Obama tạo ủy ban lưỡng đảng Simpson-Bowles
Commission để nghiên cứu ngân sách và giảm nợ. Họ báo cáo nguy cấp, ông ta cám
ơn rồi chẳng làm gì cả”.
***Ryan
là một trong Simpson-Bowles Commission, và đồng thời cũng là chủ tịch của Hội
Đồng Ngân Quỹ tại Quốc Hội, nhưng Ryan đã bỏ phiếu chống những đề nghị của
commission, và các đãng viên Cộng Hòa đều bỏ phiếu hùa theo
8
) CREDIT DOWNGRADE: — Ryan nói “Obama bắt đầu nhận chức khi nước Mỹ có prefect
AAA credit rating, nhưng credit bị xuống sau khi Obama thành tổng thống”.
***
Khi Standard & Poors downgraded vào năm 2011 họ đã viết rỏ ràng “The
Republican lawmakers had taken the nation’s debt ceiling hostage, the majority
of Republicans in Congress continue to resist any measure that would raise
revenues” hay Đãng Cộng Hoà không thông qua được dự luật nâng trần công nợ. Đa
số đãng cộng hoà đã chống lại sự gia tăng mức thâu vào cho ngân quỹ (revenues –
hay thuế thu vào). Tất cả các điều trên là do Ryan bỏ phiếu chống đối
9)
NGƯỜI NGHÈO: Ryan hùng hồn tuyên bố trước GOP Convention là “chúng ta có trách
nhiệm giúp đở người nghèo”
***Hai
phần ba (2/3) chương trình ngân quỹ của Ryan sẽ cắt các chương trình cho người
nghèo như food stamp và Medicaid nhưng đồng thời lại giảm thuế cho người giàu
10)
August 22, 2012 trong buổi phỏng vấn của Hugh Hewitt cho Radio, Paul Ryan khoe
là chạy đua marathon “hai giờ và hơn 50 phút”. Điều nầy có nghĩa là Ryan chạy
mỗi mile chưa đầy 7 phút. Sau khi bị vạch mặt vì nói láo thì anh ta thú thật “I
misspoke”.
Điều
Ryan không thú nhận là đã misspoken nhiều lần, vì nói láo quen nên quên mình đã
nói gì.
NgườiDân
@Ông
QH, chắc ông dùng rất nhiều thời gian trong ngày để lượn sóng mạng, cho nên có
đầy đủ chi tiết của phản bác của đảng dân chủ với đảng cộng hòa mà ông cho là
“dối trá”. Theo tôi thì cả 2 đảng đều mỵ dân và dối trá cả. Trên diễn đàn này
ông nên khách quan thì hơn. Tôi có hỏi ông chi phí của Obamacare là bao nhiêu ở
một diễn đàn của một bài viết khác, ông chưa trả lời câu hỏi của tôi , ông chỉ
nói chung chung là ” CBO (Congressional Budget Office) là cơ quan độc lập không
đãng phái đã điều tra kỹ và cho biết là Chương trình bảo hiểm cho toàn dân sẽ
không phí tổn cho ngân quỷ quốc gia.” Nếu không tốn phí thì nhiều người dân laị
chống? Những chứng cớ ông nêu ra chưa chắc đã đúng và khách quan vì toàn là từ
lời phản bác của đảng dân chủ?
quang
phan
Cám
ơn bác Võ Đình Tuyết. Viết mà được người đọc đồng ý là điều đáng mừng. Cũng
chúc bác luôn vui khoẻ
Le
Nguyen
Chính
trị thì mình chẳng có chút kiến thức gì đừng nói chi đến chuyện bàn chính trị
cho thêm phiền toái. Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài viết của ông Đặng Đình
Tuân và của ông Quê Hương về Phim 2016 Obamas America. Tôi cảm thấy thích bài
phân tích của ông Quê Hương hơn. Thích là vì có sự nhận xét, phân tích, dẫn
chứng cụ thể (mặc dù không biết thật giả) rõ ràng và mạch lạc. Thay vì chỉ thấy
cái đã được tạo dựng một cách công phu có mục đích rồi được lòng vào chuyện
phim. Người xưa đã nói đọc sách mà tin sách thì thà đừng đọc sách còn hơn.
Quê
Hương
Xin
cám ơn bác Le Nguyen đã có lời khuyến khích. Nếu các bác có điều gì thắc mắc
xin cứ tự tiện nêu ra, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu để trả lời và dùng dẫn chứng
những điều mình viết.
Điều
quan trọng là chúng ta nên tìm hiểu vì lá phiếu rất quan trọng, cũng như tình
hình tại Đông Nam Á liên hệ rất nhiều đến kỳ bầu cử tháng mười một sắp đến nầy.
Mời
các bác vào đây để nghe TT Reagan, lúc đó đang là Thổng Đốc của California, lên
tiếng chống đối và kết án Medicare là chủ nghĩa xả hội
Ronald Reagan –
Medicare Will Bring A Socialist Dictatorship
Điều
nầy chứng tỏ TT Reagan đã sai lầm, trong các buổi họp Town Hall Meeting các
người lớn tuổi đang có Medicare đều đồng thanh la to “Don’t touch my medicare –
Không được đụng đến Medicare của tôi”
Hiện nay đối lập của TT Obama cũng như phim Obama’s America đã cố tình kết án “Obamacare” và các chính sách tìm việc, trợ cấp cho người nghèo, cho người thất nghiệp là chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay đối lập của TT Obama cũng như phim Obama’s America đã cố tình kết án “Obamacare” và các chính sách tìm việc, trợ cấp cho người nghèo, cho người thất nghiệp là chủ nghĩa xã hội.
Ứng
cử viên Tổng Thống Mitt Romney đã tuyên bố ngày đầu tiên là Tổng Thống ông sẽ
bải bỏ Obamacare.
Mitt Romney Reacts
To Supreme Court Ruling: “I Will Repeal
Mitt Romney liên tục
thay đổi chính sách của mình, vào đây để xem video
Quê
Hương
Xin
cám ơn bác Le Nguyen đã có lời khuyến khích. Nếu các bác có điều gì thắc mắc
xin cứ tự tiện nêu ra, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu để trả lời và dùng dẫn chứng
những điều mình viết.
Điều
quan trọng là chúng ta nên tìm hiểu vì lá phiếu rất quan trọng, cũng như tình
hình tại Đông Nam Á liên hệ rất nhiều đến kỳ bầu cử tháng mười một sắp đến nầy.
***
Xin mạn phép hỏi Ban Biên Tập người Việt Boston:
Để dẩn chứng cho những điều mình viết, tôi gởi kèm theo các link từ các cơ quan báo chí Hoa Kỳ hay youtube (google) nhưng nhiều khi bị chận lại vì lý do “waiting for moderation” và không thấy hiện ra trên Diễn Đàn. Tôi nghĩ vì links vì chủ trương của tôi là không bao giờ dùng ngôn ngữ bất nhã.
Để dẩn chứng cho những điều mình viết, tôi gởi kèm theo các link từ các cơ quan báo chí Hoa Kỳ hay youtube (google) nhưng nhiều khi bị chận lại vì lý do “waiting for moderation” và không thấy hiện ra trên Diễn Đàn. Tôi nghĩ vì links vì chủ trương của tôi là không bao giờ dùng ngôn ngữ bất nhã.
Xin
BBTvui lòng cho biết rỏ policy và trường hợp nào thì posting được chấp thuận,
xin trả lời trên Diễn Đàn nầy hay thơ riêng qua địa chỉ email.
Thành thật cám ơn. Chúc BBT và tất cả quý vị nhiều an lành
Thành thật cám ơn. Chúc BBT và tất cả quý vị nhiều an lành
Quê
Hương
Năm
1961, Ronald Reagan lúc đó đang là Thổng Đốc của California, lên tiếng chống
đối và kết án Medicare là chủ nghĩa xả hội
Mời các bác vào đây để nghe:
Mời các bác vào đây để nghe:
Ronald
Reagan – Medicare Will Bring A Socialist Dictatorship
Điều
nầy chứng tỏ TT Reagan đã sai lầm, trong các buổi họp Town Hall Meeting các
người lớn tuổi đang có Medicare đều đồng thanh la to “Don’t touch my medicare –
Không được đụng đến Medicare của tôi”
Hiện
nay đối lập của TT Obama cũng như phim Obama’s America đã cố tình kết án
“Obamacare” và các chính sách tìm việc, trợ cấp cho người nghèo, cho người thất
nghiệp là chủ nghĩa xã hội.
Ứng
cử viên Tổng Thống Mitt Romney đã tuyên bố ngày đầu tiên là Tổng Thống ông sẽ
bải bỏ Obamacare.
Mitt
Romney Reacts To Supreme Court Ruling: “I Will Repeal
Võ
Đình Tuyết
Đời
mà có những người phản hồi trên một diễn đàn hài hoà và hiểu biết như các bác:
Quang Phan hay bác Quê Hương thật là thích thú phải không?
Cám ơn các bác đã thêm cho tôi những học hỏi cần thiết.Các bác đọc kỹ sưu tầm tài liệu rồi viết ra cho mọi người thưởng lãm.
Nhiều khi những phản hồi còn có gía trị hơn bài chủ.Nói như vậy không phải chê bác Đặng Đình Tuân.Nhưng có bài chủ thì giới quần hùng võ lâm mới có đất dụng võ.
Cám ơn các bác.Chúc các bác khỏe mạnh.
Cám ơn các bác đã thêm cho tôi những học hỏi cần thiết.Các bác đọc kỹ sưu tầm tài liệu rồi viết ra cho mọi người thưởng lãm.
Nhiều khi những phản hồi còn có gía trị hơn bài chủ.Nói như vậy không phải chê bác Đặng Đình Tuân.Nhưng có bài chủ thì giới quần hùng võ lâm mới có đất dụng võ.
Cám ơn các bác.Chúc các bác khỏe mạnh.
Le
Nguyen
Tôi
đồng ý với ông Quê Hương và tôi xin được phép diễn dịch hàm ý của ông thêm một
chút nữa. Nếu không đúng thì xin ông miễn tội nhiều chuyện cho. Nghĩa là chúng
ta phải tìm hiểu rõ vấn đề trước khi quyết định. Chỉ đọc và nghe thôi (đôi lúc
đi nhầm đường) thì chưa đủ, mà phải chiêm nghiệm khách quan, trên tinh thần
khoa học, liên hệ những thành quả để có một cái nhìn đúng đắn. Như vậy thì lá
phiếu của mình mới có giá trị (ít ra là cho chính mình).
Tổng công có 11 comments(câu hỏi & ý kiến) trong mục “CHỦ TRƯƠNG LIÊN LẠC BẢO TRỢ” từ tháng 12, 2011 cho đến nầy tháng 8, 2012 mà chỉ có 2 comments được trả lời trên diễn đàn (khoảng 18%), phần còn lại không có câu trả lời vỉ kém nhân lực hoặc đã được trả lời riêng tư hay không thì không biết được. Vì thế, tôi tha thiết chúc ông được nhiều mày mắn có được câu trả lời từ BBT.
Tổng công có 11 comments(câu hỏi & ý kiến) trong mục “CHỦ TRƯƠNG LIÊN LẠC BẢO TRỢ” từ tháng 12, 2011 cho đến nầy tháng 8, 2012 mà chỉ có 2 comments được trả lời trên diễn đàn (khoảng 18%), phần còn lại không có câu trả lời vỉ kém nhân lực hoặc đã được trả lời riêng tư hay không thì không biết được. Vì thế, tôi tha thiết chúc ông được nhiều mày mắn có được câu trả lời từ BBT.
Le
Nguyen
Gởi
ông Quê Hương. Câu hỏi của ông phải email về địa chỉ dưới đây:
quang
phan
Cám
ơn rất nhiều những lời tán thưởng của bác Võ Đình Tuyết. Bộ máy tuyên truyền
của đảng Cộng sản cùng với bọn trở cờ theo giặc tràn đầy trên các trang mạng
thì chúng ta phải cố gắng “giành dân, lấn đất” với bọn họ. Edmund Burke: ” Sự xấu xa tràn lan vì người tốt im lặng” ( “All that’s
needed for evil to flourish is for good people to say nothing”).
Chúc bác luôn vui mạnh.
Chúc bác luôn vui mạnh.
Quê
Hương
Cám
ơn các bác nhiều lắm, lúc mới vào Diễn Đàn nầy tôi nghĩ thật là “cô đơn” vì
hình như chỉ có bác quang phan là đồng cảm và nhất là không quen với ngôn ngữ
phản hồi của một vài cá nhân
Bài tôi gởi sáng nay bị giử để ban Ban Biên Tập kiểm duyệt, có lẻ vì có links dẫn chứng. Mong BBT an tâm vì tôi rất cẩn thận vấn đề virus. Cũng xin lỗi các bác phải đọc nhiều lần vì bài bị BBT giử để kiểm soát, tôi không thấy trên
Bài tôi gởi sáng nay bị giử để ban Ban Biên Tập kiểm duyệt, có lẻ vì có links dẫn chứng. Mong BBT an tâm vì tôi rất cẩn thận vấn đề virus. Cũng xin lỗi các bác phải đọc nhiều lần vì bài bị BBT giử để kiểm soát, tôi không thấy trên
Diễn
Đàn nên lại gởi nhiều lần giống nhau
Hy
vọng là tôi sẽ không cần thiết phải liên lạc với editor nữa, nhưng cũng xin cám
ơn sự chu đáo của bác Le Tran
Quê
Hương
Xin
cám ơn sự chu đáo của bác Le Nguyen
Quê
Hương
@
NgườiDân
Tôi rất thương hại cho ông, nếu ông nghĩ hai đãng Cộng Hòa và Dân Chủ của Mỹ đều dối trá thì hãy về Việtnam sống với chế độ Cộng Sản.
Những người không happy với chính mình chỉ nhìn thấy những cái xấu và ngờ vực tất cả mọi người chung quanh. Những gì mình giúp ích cho xã hội hôm nay nếu không thấy kết quả ngay, thì ít ra thế hệ con cháu của mình sẽ được hưởng.
Thiết tưởng ông nên biết, CBO cũng tiên đoán là vào năm 2022 đa số dân Mỹ sẽ sống tại các tiểu bang có Bảo Hiểm Cho Toàn Dân, và chỉ 1/6 dân số sống tại các tiểu bang từ chối bảo hiểm trên.
Tôi rất thương hại cho ông, nếu ông nghĩ hai đãng Cộng Hòa và Dân Chủ của Mỹ đều dối trá thì hãy về Việtnam sống với chế độ Cộng Sản.
Những người không happy với chính mình chỉ nhìn thấy những cái xấu và ngờ vực tất cả mọi người chung quanh. Những gì mình giúp ích cho xã hội hôm nay nếu không thấy kết quả ngay, thì ít ra thế hệ con cháu của mình sẽ được hưởng.
Thiết tưởng ông nên biết, CBO cũng tiên đoán là vào năm 2022 đa số dân Mỹ sẽ sống tại các tiểu bang có Bảo Hiểm Cho Toàn Dân, và chỉ 1/6 dân số sống tại các tiểu bang từ chối bảo hiểm trên.
Dưới
đây là báo cáo của CBO ông có quyền tự do đọc và học hỏi thêm.
KNOWLEDGE
IS A BEAUTIFUL THING, YOU SHOULD TRY IT SOMETIME
No comments:
Post a Comment