06:33:am 01/09/12
Tháng
Bảy mưa ngâu, gợi chúng ta nhớ lại chuyện Ngưu Lan Chức Nữ chuyện tình đẹp lãng
mạn, nhưng đời sống hôn nhân của họ bị sông Ngân Hà ngăn cách đôi bờ, hàng năm
chỉ gặp nhau một lần qua nhịp cầu Ô thước; ca dao còn lưu truyền trong dân
gian:
Tục
truyền tháng bảy mưa Ngâu
Con
trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần..
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần..
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Chuyện
trên trời là vậy, còn chuyện thế gian thì nhiều vô số. Biến cố lịch sử chia đôi
Nam-Bắc năm 1954 dòng sông Bến Hải có cầu Hiền Lương đã ngăn cách giữa hai
miền! Đến 21 năm sau, dù được nối liền nhưng tình người ngăn cách!
Năm
1975 dù đất nước thống nhất, nhưng đã xảy ra nhiều chuyện tang thương, ly
tán…nhiều gia đình bị đánh tư sản đuổi đi vùng kinh tế mới …vợ chồng, cha mẹ,
anh em mỗi người một phương trời, phần lớn Sĩ quan, Công chức làm việc dưới chế
độ VNCH, kể cả tu sĩ đều bị nhà cầm quyền CS tập trung vào trại cải tạo…vợ mất
chồng, con mất cha, gia đình tan nát…Những người may mắn chạy thoát trước khi
miền Nam bị thất thủ, vì hoàn cảnh bỏ vợ con, cha mẹ già ở lại trong mong nhớ
đợi chờ …
Từ
30. 4.1975, nước mắt của người dân miền Nam có thể nhiều hơn mưa ngâu tháng
bảy. Nhiều người vợ ở nhà phải đảm đang, gánh vác nuôi con, thay chồng phụng
dưỡng cha mẹ già, dành dụm tiền bạc mang quà đi thăm chồng, vất vả xin giấy
phép tìm đến trại cải tạo, bị cán bộ quản giáo lạnh lùng canh gác nghe ngóng
chuyện nhà, thân nhân tới thăm nhìn nhau trong nức nở nghẹn ngào … Tháng bảy
mưa Ngâu cũng là tháng của xá tội vong thân, lễ Vu Lan báo hiếu và vinh danh mẹ
hiền, người với niềm vui cài hoa hồng đỏ khi còn Mẹ, hoa hồng trắng tưởng nhớ
Mẹ đã qua đời. Tôi không thể quên buổi chiều mưa ngày xưa đường xa lặn lội Mẹ
đến thăm tôi trong trại cải tạo sau mấy năm xa cách. Mẹ ôm tôi khóc thật nhiều,
tình thương của Mẹ như biển rộng bao la, Mẹ con gặp nhau chưa nói hết chuyện
nhà, thì cán bộ ra lệnh „hết giờ thăm“.
Mẹ
ra về mang theo thương nhớ lo âu, nhìn theo Mẹ tôi nghẹn ngào nước mắt lưng
tròng…. Tôi ra trường làm công chức của VNCH thời gian thâm niên 8 tháng, nhưng
phải trả giá quá đắt với hơn 3 năm trong trại cải tạo gian khổ! Ngày được trả
tự do, về nhà bị quản chế không có quyền công dân, mỗi tuần phải trình diện
Công an phường. Nhà cầm quyền địa phương gọi đi thủy lợi, hăm dọa đuổi đi vùng
kinh tế mới…Mẹ tôi thao thức nhiều đêm không ngủ, sau đó cho tôi mấy cây vàng
và bảo:
-
Con cầm lấy tìm đường vượt biên, thế hệ con không thể sống với chế độ mới…
Tôi
ra đi, may mắn đến được bến bờ tự do. Sau hơn 30 năm xa cách, ngày trở về thăm
lại cố hương với vợ con thì mái tóc bạc màu, Cha Mẹ đã ra người thiên cổ, chúng
tôi qùy trước mộ Ông bà, Cha mẹ đốt nén nhang tưởng nhớ công ơn sinh thành và
dưỡng dục… Hàng năm ở Đức cũng như các nước Tây Phương tổ chức ngày vinh danh
Mẹ Mother´s day, ngày của Cha Father´s Day. Báo chí với những bài viết về Mẹ
rất thiết tha, những nhạc phẩm ca tụng Mẹ tuyệt vời…. Hai ngày đó những cha mẹ
còn sống con cháu về chúc mừng.. trong Thánh kinh cựu ước và tân ước đều có rất
nhiều đoạn nói đến lòng hiếu thảo đối với Cha Mẹ, đến nhà thờ nghe thánh ca cầu
cho Cha Mẹ. „Xin Chúa chúc lành cho đời cha mẹ con. Công ơn Người như núi non,
dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn…Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng
mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dầu xa vô bờ, vẫn nhớ
đến tình Mẹ…..“
Đời
sống ở Sài Gòn ngày nay bon chen chạy đua theo vật chất, thị trường…Nhưng người
ta vẫn giữ phong tục rằm tháng Bảy cúng cô hồn, cho những linh hồn lang thang
không người thờ cúng
“Dấu
người thập loại biết là đâu
Hồn phách mơ màng trải mấy thu
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới
Những mồ vô chủ thấy mà đau..“
Hồn phách mơ màng trải mấy thu
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới
Những mồ vô chủ thấy mà đau..“
Theo
phong tục ở Việt Nam tối Rằm tháng Bảy trước sân, người ta cúng bánh kẹo,
chuối, trái cây…mùi nhang thơm thoang thoảng bay xa. Đám trẻ tinh nghịch trong
xóm đến đứng chờ ngoài ngõ mong nhận được bánh, trái cây… đôi khi gia chủ đang
qùy lạy khấn vái, đám trẻ „cô hồn“ lợi dụng cơ hội tới cướp xôi bánh chạy
nhanh! Chùa tổ chức lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá tội vong nhân Sinh hoạt của Phật
Giáo cũng có một vài khác biệt, Phật giáo Bắc Tông (Ðại Thừa) tổ chức lễ Vu
Lan; nhưng Phật Giáo Nam Tông thì không.
Lễ
Vu Lan khởi thủy tại Ấn Ðộ, đạo Phật truyền vào Trung Hoa, Ðại Hàn, Ðài Loan,
Việt Nam, Nhật Bản. Ngoài các quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Nam Tông như: Miến
Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Nam Dương.. mỗi ngày ăn hai buổi, 6 giờ sáng và
11 giờ trưa, theo lối khất thực, Phái Nam Tông họ không ăn tối, nhưng được phép
ăn mặn, không tổ chức lễ Vu Lan. Danh từ Vu Lan nguồn gốc từ tiếng Phạn
Sanskrit “ullambana,” được dịch là Vu Lan Bồn. Ullam theo Hán tự có nghiã là
đảo huyền, treo ngược. Người Việt gọi là lễ Vu Lan, nghiã là giải thoát những
khổ đau, cởi bỏ những nghiệp chướng của con người ở thế gian…. Số người theo
Phật giáo đứng thứ 3 trên thế giới khoảng 1,2 tỉ (Kitô Giáo nói chung thờ Chúa
là 2,1 tỉ; Hồi giáo 1,3 tỉ)….
Trong
kinh Phật dẫn chứng trường hợp của Ông Mandgalyayana theo Sanskrit; Moggallana,
Pali; tiếng Hán phiên là Mục Kiền Liên, đọc tắt là Mục Liên, còn gọi là Ðại Mục
Kiền Liên, quy y theo Phật là người đệ tử “thần thông bậc nhất.” đắc đạo, trở
thành La hán, ông có thể nhìn thấy dưới địa ngục và đã thấy mẹ là bà Thanh Đề
bị hình phạt, vì kiếp trước bà mẹ làm nhiều việc ác. Ông xuống điạ ngục lấy
bình bát đựng cơm dâng mẹ. Bà Thanh Đề cầm lấy ăn, tức thời cơm hóa ra lửa
hồng…không thể ăn được. Ông đau đớn đến trình đức Phật, được Phật dạy là bà mẹ
của ông kiếp trước gây nghiệp chướng tội lỗi, phải chờ đến ngày Rằm tháng Bảy,
làm đại lễ mời Phật và tăng giới mười phương, cùng tụng kinh cầu nguyện phù
trợ, mới có thể giúp mẹ ông giải tội. Ông Mandgalyayana làm đúng theo lời Phật
dạy, và mẹ của ông được siêu thoát. Tín đồ Phật giáo noi theo gương Mục Kiền
Liên và từ đó lễ Vu Lan đi vào nghi lễ Phật Giáo Bắc Tông, lưu truyền cho tới
ngày nay. Rằm tháng bảy cầu cho Cha Mẹ Tổ Tiên của chúng sinh, nếu con cái hiếu
thảo biết dâng lễ Vu Lan cầu xin chuộc tội, cũng sẽ được xóa tội vong
thân….(theo Wikipedia)
Trước
năm 1975, các ngày lễ lớn của Phật Giáo như Phật Đản, Vu Lan thường được treo
cờ, tổ chức đại lễ lớn có xe hoa lộng lẫy. Chùa Ấn Quang một thời làm sóng gió
của phong trào tranh đấu Phật Giáo với chính quyền miền Nam, Họ từng nhân danh
đấu tranh cho Đạo Pháp không biết họ ở đâu bây giờ? „dấu xưa xe ngưạ hồn thu
thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương“. Chỉ còn tiếng nói của Đệ Ngũ Tăng Thống
Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện luôn tranh đấu bảo vệ cho Đạo Pháp có từ
trước 1975 đó là „Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất“ sau 1975 bị xóa tên, ngày
nay chỉ có Giáo Hội Phật Giáo VN “quốc doanh“ mà thôi.
Trong
nước các ngày lễ lớn, tổ chức đúng ngày tháng theo Âm lịch, nhưng ở hải ngoại
thường chọn ngày cuối tuần, vì trong tuần mọi người phải đi làm việc. Sinh hoạt
tôn giáo của cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, luôn phát huy
và trường tồn, mang bản sắc văn hoá Việt Nam hoàn toàn độc lập và tự do. Người
Việt hải ngoại đã đóng góp nhiều về việc từ thiện, gởi tiền về giúp tu sửa
Chùa, nhà Thờ bên quê nhà.
Theo
dư luận lệnh của nhà nước đi tu phải „đẹp đạo tốt đời„ dù xuất gia đi tu, nhưng
vẫn bị sự quản lý của công an và nhà nước…Vấn đề nầy khác trước 1975 ai muốn tu
thì vào Chùa, Chùa có sinh hoạt độc lập và được tôn trọng trong khuôn viên của
Chùa, Cảnh sát không được bước vào kiểm soát! Giáo Hội tự trị có nhiều cơ sở
văn hóa riêng, nhà trẻ, trường Trung và Đại học…Sau 37 năm Việt Nam hòa bình,
nhìn bề ngoài kinh tế phát triển, nhưng dân trí chưa tiến bộ, còn những tệ nạn
đáng buồn! con gái nhà quê bị rao bán làm nô lệ, xuất cảng lao động v.v..Tham
nhũng hối lộ, biển thủ từ trên xuống dưới, hiện tượng kinh doanh vô trách nhiệm
„ai chết mặc ai tiền thầy bỏ túi“ như: Vinaline, Vinashin, Điện lực… vở nợ, nợ
nần chồng chất đến đời con cháu trả chưa xong…Môi trường sông nước bị ô nhiễm
trầm trọng, đời sống thành phố và thôn quê chênh lệch, người ta bỏ vùng nông
thôn về thành phố. Sài Gòn tăng khoảng 9 hay 10 triệu người, những dòng kinh
nước đen bốc mùi hôi thối, đường phố không có nhà vệ sinh công cộng… Nhà thờ
Đức Bà theo lịch sử hơn 300 năm, nhưng phiá sau tường bị xâm thực, đổi màu vì
người ta quên sự trang nghiêm của Giáo Đường làm nơi ấy để đi tiểu dù có bảng
„cấm đái bậy“. Thế kỷ thứ 21 mà Việt Nam vẫn còn ở trình trạng của các nước
chậm tiến, thiếu văn hóa…
Tháng
bảy mưa ngâu, thời tiết vẫn như vậy, nhưng đời sống xã hội không thay đổi theo
văn minh của nhân loại, không có tự do, dân chủ thì con người vẫn ở cuối giòng
sông nước đục. Cuộc sống của người dân chỉ lo miếng cơm manh áo, bon chen đói
khổ và tình người trở nên nghi ngờ, thiếu chân thật… Hình ảnh quê hương rất đẹp
nên lâu năm sống ở hải ngoại ai cũng muốn một lần về viếng mộ, xây nhà thờ Tộc
để đáp lại một phần công ơn cha mẹ, tổ tiên… Đối diện với cuộc sống hơn 30 năm
Xã Hội Chủ Nghiã khá nhiều „đổi thay“…giả từ Việt Nam chúng ta mỗi người đều
mang theo một nỗi buồn nào đó len lõi vào hồn. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam
ra lệnh cho công an thẳng tay đàn áp, bỏ tù những người dân yêu nước biểu tình
chống ngoại xâm. Yêu nước chống giặc là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt
Nam. Người Việt ở hải ngoại, không phân biệt Tôn giáo, Đảng phái trong thời
gian qua xuống đường biểu tình, khắp nơi trên thế giới chống việc xâm lăng của
Trung cộng cũng vì lòng yêu nước hướng về cố quốc.
Mùa
xá tội vong thân, cầu mong cho dân tộc Việt Nam cởi bỏ bớt nghiệp chướng và nhà
cầm quyền CSVN sớm ý thức để nhìn lại bài học mất nước của dân tộc Chiêm Thành,
vì các vua Chiêm ăn chơi quên việc nước, nhà thơ Chế Lan Viên khóc thương cho
cảnh suy tàn đổ nát và niềm luyến tiếc một thời vang bóng xưa của dân tộc Chiêm
Thành qua tập thơ Điêu tàn:
Rồi
cả một thời xưa tan tác đổ
Dấu oai linh hùng vĩ thấy gì đâu?
thời gian chảy, đá mòn, sông núi lở
Lòng ta luôn còn mãi vết thương đau..
Dấu oai linh hùng vĩ thấy gì đâu?
thời gian chảy, đá mòn, sông núi lở
Lòng ta luôn còn mãi vết thương đau..
Mọi
người phải ý thức kẻ thù của dân tộc Việt Nam là bọn CS Bắc Kinh chủ trương xâm
lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, chống giặc và chống cả bọn bán nước cầu
vinh, phải tẩy chay hàng hóa, thực phẩm độc hại từ Tàu đang giết dần mòn dân
tộc chúng ta.
Vu
Lan 2012
©
Nguyễn Quý Đại
©
Đàn Chim Việt
—————————————————–
Chú
thích:
1/
Ngày xưa ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Thiên Vương, Nàng thường
ngồi bên bờ sông Ngân dệt vải may áo cho các em. Ngày kia một chàng trai dắt
trâu đến bờ sông, chàng tên là Ngưu Lang đẹp trai thấy nàng chàng liền si mê.
Riêng nàng cũng yêu thương chàng .Thiên Vương hiểu được mối tình của hai người
nên đã ưng thuận cho Chức Nữ và Ngưu Lang kết duyên vợ chồng. Nhưng họ phải lo
tiếp tục công việc sau khi cưới nhau, hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên suốt
ngày bên nhau cho nên đã chểnh mãng công việc Thiên Vương giao, khung cửi bỏ
không, đàn trâu gầy đói. Thiên Vương giận dữ đầy cả hai xuống bờ sông Ngâu,
nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một
lần vào ngày 1 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là
nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu. Những vợ
chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau
thường được ví “như vợ chồng Ngâu”.
No comments:
Post a Comment