BBC
Cập nhật: 12:34 GMT - thứ năm, 13 tháng 9, 2012
Nguyễn
Chí Đức, người biểu tình chống Trung Quốc bị công an hành xử thô bạo hồi năm
ngoái, vừa nộp đơn xin ra khỏi Đảng CSVN sau 12 năm làm Đảng viên.
Đúng
ngày sinh nhật lần thứ 36 của mình, ông Đức đã gửi đơn lên đảng ủy chi bộ nơi
ông công tác với nguyện vọng “được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam càng sớm càng
tốt”.
Nói
chuyện với BBC từ Hà Nội, ông Đức cho hay đây là quyết định được ông đưa ra sau
một quá trình suy nghĩ nghiêm túc và lâu dài.
Ông nói kể từ
khi ông phấn đấu để vào Đảng và được là đảng viên dự bị năm 2000 khi
còn là sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa Hà Nội tới khi soạn
thảo lá đơn, ông đã có nhiều thay đổi về nhận thức.
Ông Đức nói:
"Khi rèn luyện phấn đấu để vào Đảng, tôi thực sự thấy rằng tôi
muốn vào Đảng vì trong Đảng có nhiều người tốt, tôi chia sẻ tư tưởng
của họ".
Được biết gia
đình ông Nguyễn Chí Đức thuộc diện gia đình cách mạng với quá trình
hoạt động lâu dài từ trước Cách mạng Tháng Tám.
Tuy nhiên trong
thời gian suốt hơn 10 năm làm Đảng viên, ông Đức nói ông thấy dần xa
lạ với những ý tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin và muốn theo đuổi con
đường chủ nghĩa dân tộc.
"Cả một
quá trình dài, chứng kiến những bất công trong cuộc sống, những tiêu
cực trong xã hội và nghe các câu chuyện về nội bộ của Đảng, tất cả
những điều đó đều ảnh hưởng tới quyết định của tôi."
Lá đơn của ông
cũng giải thích: "Có những bất
công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận
không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất
tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế
giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim
chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực
độ."
Ông cho biết:
"Thực ra ý định xin ra khỏi
Đảng đã đến với tôi năm 2004 nhưng lúc đó chưa thực hiện được."
'Không chống Đảng'
Ông Nguyễn Chí
Đức cũng nói ông cảm thấy gần gũi với tinh thần dân tộc chủ nghĩa
của các chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và muốn đi
theo con đường quốc gia dân tộc.
"Tôi cho rằng đã đến lúc ra
đi, vì ở trong Đảng tôi không giúp được gì cho Đảng, mà cũng không
thực hiện được những gì tôi ấp ủ."
Thế nhưng ông
Đức khẳng định "ra khỏi Đảng không phải là chống Đảng" và
ông vẫn tiếp tục góp phần cải tạo xã hội, giúp đỡ đồng bào.
Đơn của ông
nhắc lại: "Một lần nữa, tôi rất
mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam
càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được."
Ông Nguyễn Chí
Đức là một trong những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc
nhiều lần từ khi làn sóng biểu tình nổ ra ở Hà Nội mùa hè năm
ngoái.
Trong cuộc
biểu tình hôm 17/7/2011, ông đã bị công an Hà Nội đối xử thô bạo.
Công an đã kéo lê và đạp vào mặt ông Nguyễn Chí Đức hôm
17/7/2011
Dư luận trong
nước nói nhiều về một đoạn video chiếu hình ảnh các nhân viên an ninh
mặc cả sắc phục và thường phục đang kéo một người thanh niên lên xe
buýt sáng hôm đó.
Người thanh
niên nằm ngửa bị nắm tay chân, đặt nằm trên đất trước khi lôi lên cửa
xe buýt. Vào thời điểm đó, một nhân viên an ninh mặc thường phục áo
phông màu vàng xuất hiện ở cửa xe, lấy chân dậm thẳng vào mặt người
thanh niên đang nằm dưới đất khiến
người này giơ tay ôm mặt.
Sau đó, người
thanh niên bị vất lên xe.
Đó chính là
Nguyễn Chí Đức, người sau đó nói ông "đã bị khống chế như con lợn...
mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống
trong lúc mình đang còng queo".
"Trong đó
có 2 phát được ăn bánh "giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một
phát vào ngực."
Nhưng ông nói
việc trấn áp phũ phàng này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới quyết định ra khỏi Đảng của ông.
-----------------------------------
Tháng Chín 13, 2012
Kính
gửi: Đảng ủy XXX
Đồng
kính gửi: Chi bộ XXX
Tôi tên là: Nguyễn
Chí Đức
Sinh
ngày: 13/09/1976
Ngày
vào đảng: 28/12/2000; chính thức:
28/12/2001
Ngày
viết đơn: 13/09/2012; ngày ra khỏi Đảng:?
Nơi
kết nạp: Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Nơi ra khỏi đảng:?
Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi
Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ
nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính
trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN.
Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi
đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ
của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8
năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong
cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý
tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng.
Vì sao lại như vậy?
Bởi vì dòng chảy xã hội không khô
cứng như những cuốn sách lý luận giáo điều, thực tế không đẹp như những áng văn
thơ mỹ miều ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin. Có những bất công trong cuộc sống,
nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp
nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN
với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu
theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ
lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ.
Hằng năm, theo thông lệ mỗi người
đảng viên phải viết bản tự kiểm điểm. Mỗi lần như vậy, tôi đều viết cơ bản
giống như nhiều đồng chí khác cho có chiếu lệ. Nhưng có lúc tôi tự hỏi:
Những nỗ lực và thành tựu mà ĐCSVN
đã đóng góp cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay phải chăng chỉ đi lại con
đường của những người theo chủ nghĩa dân tộc, các đảng phái Quốc Gia khác đã
từng lựa chọn trong quá khứ thậm chí trước khi cả ĐCSVN ra đời như trường hợp
của nhà cách mạng Phan Bội Châu?
Tại sao trên toàn thế giới ở các
quốc gia nếu có đảng Cộng Sản hoạt động thì thực tế cho thấy những đảng này chỉ
có chỗ đứng khiêm tốn trên chính trường? Có đảng Cộng Sản nào có khả năng cầm
quyền để lập chính phủ mới sau mỗi mùa bầu cử trong hệ thống chính trị có sự
ganh đua đảng phái?
Trên đây chỉ là đơn cử một vài suy
nghĩ trong quá trình tự nhận thức lại của tôi mà không dám bày tỏ cùng ai. Còn
về mặt tổ chức, thời gian gần đây tôi tự nhận thấy mình có những hành động,
phát ngôn, bài viết, gặp gỡ một số đối tượng trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng.
Mặc dù đã được Đảng ủy, chi bộ “giáo dục” và chiếu cố nhưng tôi cảm thấy thực
sự mình không còn phù hợp để đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN nữa. Nếu sự việc còn
tiếp tục kéo dài thì điều đầu tiên tôi tự làm khổ và không sống thành thật với
lương tâm của chính mình. Ngoài ra gián tiếp, tôi còn gây rắc rối cho những
người xung quanh, những người mà tôi rất quí mến.
Đó là lý do tôi viết lá đơn này!
Tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên
xem xét và chấp thuận cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng
tốt.
Ban đầu, tôi có ý định nhân việc
viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN như một hành động “tự sát chính trị” nhằm góp ý nhằm
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình kinh tế Việt Nam rất bết bát, niềm tin
của dân chúng dành cho Đảng xuống rất thấp, biểu tình xảy ra tứ tung, bên ngoài
thì ngoại bang hăm he đe đọa bờ cõi nhưng xét thấy điều này vượt quá khuôn khổ
của một lá đơn xin ra khỏi Đảng. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều cựu tướng
lãnh, lão thành cách mạng, trí thức tên tuổi có nhiều cống hiến cho chế độ đã
viết thư ngỏ/phát biểu nhằm bày tỏ thiện chí xây dựng Đảng nhưng đều hoài công
vô ích thì ý kiến của một đảng viên tầm thường như tôi chỉ tổ lố bịch thêm.
Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức
Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng
tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được.
Những gì mà tôi được trưởng thành
và học hỏi khi sinh hoạt ở các chi bộ Đảng qua các thời kỳ về đức tính kỷ luật,
tự giác, bảo mật, tinh thần đồng đội không bao giờ tôi quên. Cũng như không bao
giờ tôi quên và phủ nhận những tấm gương tiền bối của ĐCSVN dù nổi tiếng hay
bình dân (chủ yếu thời kháng chiến chống Pháp) tuy đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin
nhưng động cơ sâu thẳm và đầu tiên là yêu nước Việt Nam, thâm tâm họ cũng mong
muốn đất nước được tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ của họ rất can đảm dấn thân không hề
vụ lợi, sợ hãi ngục tù, phần lớn cuối cuộc đời họ vẫn giữ được đức tính trong
sạch, giản dị. Đó là những yếu tố căn bản cho người thanh niên có ý định góp
phần cải tạo xã hội, tham gia các hoạt động chính trị nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn và cũng
là lần cuối cùng nói lời cảm ơn tới các đồng chí!
Hà nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012
Người làm đơn
(Đã ký tên và gửi đến nơi có thẩm
quyền)
Nguyễn Chí Đức
No comments:
Post a Comment