Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-09-27
Những
tuần lễ vừa qua nhiều biến động chính trị khiến đảng Cộng sản Việt Nam hơn lúc
nào hết thấy cần phải tự chỉnh sửa mình để sống còn. Tuy nhiên rất nhiều đảng
viên không tin vào nỗ lực này và nghi ngờ kịch bản mua thời gian để thỏa hiệp
với nhau hơn là thực sự muốn thay đổi.
Từ
ngày thành lập đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần gặp sóng gió nhưng
hầu như đều vượt qua được vì những điều kiện lịch sử và quan trọng hơn hết là
đảng viên được trang bị một loại vũ khí vô hình nhưng không sức mạnh nào đương
cự lại đựơc: đó là lòng yêu nước chân thành và niềm tin tất thắng giặc ngoại
xâm. Niềm tin ấy đã thể hiện qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ cũng như
trong cuộc chiến ngằn ngày nhưng khốc liệt với kẻ thù phương Bắc.
Quyền lực và của
cải
Đảng
viên Đảng Cộng sản sau những ngày lê thê trong ba cuộc chiến đẫm máu ấy người sống
sót trở về lãnh nhận những vị trí khiêm nhường tại địa phương, cũng có người do
có chuyên môn được phân bổ vào các chức vụ quan trọng, số còn lại trở về với
gia đình sống đời đạm bạc và hầu hết rất chật vật với hoàn cảnh khó khăn của
thời hậu chiến.
Số
đảng viên được cấp nhà cấp đất tuy không nhỏ nhưng trường hợp đất đai của họ bị
trưng thu như dân thường cũng không hiếm. Trong vụ Văn Giang, số đảng viên
thương binh kéo nhau đi biều tình chống trưng thu đất trái phép bị công an đàn
áp, đánh đập đã làm hình ảnh đảng viên Đảng Cộng sản biến thể trầm trọng trong
dư luận xã hội. Những hình ảnh phản cảm ấy dấy động mạnh mẽ trong cộng đồng
đảng viên thổi bùng lên câu hỏi liệu đảng cộng sản có tốt đẹp như họ từng nghĩ
hay không?
Xung
đột trong đảng bắt đầu từ những ngày sau cuộc chiến tranh năm 1975, khi tài sản
cả miền Nam được tận thu và xử lý tùy vào chức vụ của cán bộ quản lý. Ban đầu
sự chia chác chưa xuất hiện công khai nhưng chỉ sau vài tháng, ánh mắt dửng
dưng với của cải bởi lý tưởng cộng sản đã hoàn toàn bị khuất phục và bắt đầu
các cuộc xẻ thịt rộng lớn, từ công xưởng, nhà máy, đất đai cho tới chức vụ
trong chính phủ đều có cái giá của nó.
Cuộc
đổi mới kinh tế trong thập niên 80 thực chất quyền lực được chia đều cho các
phe nhóm trong đảng để nắm giữ những vị trí quan trọng của chính phủ và từ đó
đồng tiền mọi ngóc ngách tràn về đẩy sự giàu có của nhiều đảng viên tăng cao.
Từ giàu có bất thường, họ trở thành ngông nghênh, biến thái và bất thường trong
văn hóa sống khiến hình ảnh của người đảng viên càng cao cấp bao nhiêu thì đồng
đội của họ càng nghi ngờ tính trung thực và trong sáng của họ bấy nhiêu. Chút
uy tín được lập đi lập lại trong các cuộc họp chi bộ không còn mấy ai tin và từ
sự mất lòng tin này không ít người đã ra khỏi đảng.
Dấu hiệu rạn nứt
của đảng cộng sản
Có
người âm thầm bỏ sinh hoạt đảng, nhưng cũng có người bỏ đảng với giấy thông báo
đàng hoàng. Thậm chí họ thông báo cho cả nước biết sự ra đi của họ thông qua
các trang mạng nổi tiếng. Anh Nguyễn Chí
Đức, anh Nguyễn Hoài Nam là những người như thế. Anh Đức, người nổi tiếng
vì bị công an đạp vào mặt cho biết nguyên nhân ra khỏi đảng:
-Tôi
khẳng định phần lớn những người cộng sản là yêu nước. Họ theo cộng sản là để
đánh đuổi thực dân Pháp và kỳ vọng xây dựng đất nước tốt đẹp hơn chứ họ cũng
không có điều kiện tìm hiểu chủ nghĩa Max. Người Việt do bức xúc với thực dân
Pháp đô hộ suốt mấy chục năm bị đè nén nên lúc ấy người theo đảng này người
theo đảng khác và cuối cùng thì đảng Cộng sản thành công.
Nhưng
dần dần người đảng viên thấy rằng cái chủ thuyết nó giống như một cái khuôn đúc
vì nó cố định mà dòng chảy nó luôn biến động thì làm sao họ ép vào khuôn được?
Từ đó tôi nhận thức là những suy nghĩ của mình nó không còn phù hợp với những
cái cương lĩnh và điều lệ của đảng nữa.
Lý
do thứ hai khiến những đảng viên nhiệt huyết như Nguyễn Chí Đức từ bỏ đảng là
họ không thực hiện được hoài bão của mình, anh nói:
-Đúng
là dân tộc mình cũng vẻ vang với mấy ngàn năm văn hiến nhưng tại sao lại hèn
kém như vậy mình cũng cảm thấy chạnh lòng. Khi tôi quan sát dáng đi của người
Việt Nam nhất là ngưới từ quê lên thành phố thì bao giờ cái dáng đi cũng có gì
đó rụt rè. Trong khi đó thanh niên các nước như Hàn quốc, Nhật hay phương Tây
thì nó rất nhanh và phong thái rất tự tin. Trong khi đó người Việt ngay trên
đất nước của mình thì rất yếu ớt về mặt tinh thần.
Người
như tôi luôn có tư tưởng cổ động cho thanh niên từ lúc còn hoạt động đoàn trong
trường đại học. Mình muốn cổ động thanh niên nó mạnh mẽ hơn, dõng dạc tự tin và
phát biểu thoải mái đó là suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên tôi thấy Cộng sản không
đáp ứng được cho mình làm những chuyện ấy vì vậy thì mình thấy rằng phải ra
khỏi đảng vì nếu mình còn ở trong tổ chức đảng cộng sản thì mình không làm đựơc
việc mà mình mong muốn tại vỉ tổ chức đảng cộng sản nó có những ràng buộc về
luật lệ và mình cảm giác là không hợp nên xin ra thôi.
Ông Đỗ Xuân Thọ, cán bộ Viện Khoa
Học Công Nghệ GTVT một đảng viên không còn trẻ để có hoài bão, ước mơ như ngày
xưa ông đã từng có. Thế nhưng trước động thái mà đảng đang kêu gọi chỉnh đốn
đối với ông chỉ là những công việc bề ngoài mị dân:
-Tôi
đã về hưu sớm hai năm và tôi cũng bỏ đảng luôn. Tôi có thề khẳng định là tất cả
mọi cái chắp vá, cải tiến, sửa đổi chính đốn đảng lần này đều là vô vọng. Không
thể nào sửa chữa đựơc một cái hệ thống khi nó đã sai từ các nguyên lý, các tiền
đề cơ bản.
Tất
cả những đảng viên còn đi làm nhà nước thì họ thu người tuyệt đối lại, không
phát biểu, phần lớn giữ thái độ trung lập. Thế còn những đảng viên đã về hưu
rồi thì họ bàn tán vô cùng sôi nổi về cuộc đấu đá nội bộ này và họ chỉ mong xảy
ra một cuộc như ở nước Nga mà ông Yeltsin đứng lên lãnh đạo đập tan cái chủ
nghĩa xã hội này và mong muốn Nguyễn Tấn Dũng từ chức.
...
Hiện
trạng tâm lý của đảng viên được ông Thọ miêu tả là hết sức tiêu cực, ngay cả
những đảng viên giàu có và đầy thế lực cũng đang đánh nước cờ đào tẩu, ông Thọ
cho biết:
-Nếu
đảng viên có chức có quyền thì đang lo nơm nớp gửi tiền ra nước ngoài cho con
đi du học dù nó ngu đến mức nào đi chăng nữa họ cũng cố gắng tống con ra nước
ngoài với bất cứ giá nào vì họ biết tình hình trong nước là cực kỳ bất ổn. Cuộc
chỉnh đốn đảng lần này chính là một cuộc thanh trừng nội bộ, tôi không nói là
Nguyễn Phú Trọng nghĩ ra điều đó mà các tham mưu của ông Trọng, ông Dũng ông
Sang nghĩ ra việc này.
Đảng
Cộng sản Việt Nam xuất hiện năm 1930 khi tình hình chống Pháp đã chín muồi,
hùng khí thanh niên sôi sục và lý tưởng giải phóng dân tộc cao vòi vọi. Trong
khi hiện nay sau 68 năm, đảng không đưa ra được một lý tưởng cụ thể nào để
thuyết phục đảng viên như những ngày đầu thành lập đảng. Một đảng chính trị
thiếu mục tiêu tranh đấu, thiếu cương lĩnh chủ đạo để đảng viên tuân phục và
nhất là ngọn cờ lý tưởng đã đựơc kéo xuống thì tương lai của nó ra sao?
Liệu
khi những khiếm khuyết của chính nó không còn cách chữa trị nữa thì có nên thay
thế bằng một đảng khác, không cầm quyền nhưng có chức năng giám sát chính quyền
hay không? Lúc ấy không cần phải kêu gọi, lý tưởng vào đảng sẽ đựơc thanh niên
thúc đẩy nhau gia nhập như thế hệ cha anh của họ 68 năm trước đã làm.
Một
chính đảng với tư cách giám sát sẽ làm cho Việt Nam mạnh hơn, mặc dù phải hy
sinh quyền lợi một số nhóm cầm quyền. Xu thế này đã và đang xảy ra trên khắp
thế giới, liệu Việt Nam có tránh được hay không?
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
---------------------------
XEM THÊM :
LỜI CUỐI VỚI ĐẢNG - PHẠM ĐÌNH TRỌNG - ngày 27 tháng 4 năm
2010
Tác giả: talawas
blog -
27/11/2009
| 8:34 sáng | 7
phản hồi
Nhà văn Phạm Đình Trọng:
Thông báo về việc từ bỏ đảng tịch đảng viên Đảng Cộng sản
Bài này được đăng lúc 07:14 ngày Thứ Sáu, 27/11/2009
http://bauxitevietnam.info/c/19423.html
Bài này được đăng lúc 07:14 ngày Thứ Sáu, 27/11/2009
http://bauxitevietnam.info/c/19423.html
Tường
trình buổi làm việc cuối cùng của tôi với tổ chức đảng
Phạm Đình Trọng - Đăng ngày 31/01/2010 lúc 05:36:59 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4552
Phạm Đình Trọng - Đăng ngày 31/01/2010 lúc 05:36:59 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4552
No comments:
Post a Comment