Sunday 23 September 2012

LỊCH SỬ & NHỮNG SÁCH LƯỢC BÀI NGOẠI (Lê Minh Khai - SEAsian History Blog)





Lịch sử và những sách lược bài ngoại
Lê Minh Khai - Trà Mi lược dịch
24-09-2012

Dạo này châu Á coi bộ nóng dữ. Nhiệt độ tăng như vậy vì hai nước, liên quan chặt chẽ nhưng giả vờ như không có, là Trung Quốc và Việt Nam.

Những bản tin dạo gần đây thường xuyên nói đến cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc. Và trong mùa hè đang qua, mọi người đã đọc tin tức về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Tất cả mọi người đều nổi nóng về chuyện biển đảo (nhưng tôi thích gọi đó là “những hòn đá dưới biển”), và tất cả đều sử dụng cùng một bài bản để nói về những xung đột biển đảo - một loại bài bản chống nước ngoài.

Bài bác chống Nhật Bản là một trong những tiểu sảo chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [TQ] đã dùng đi dùng lại để có được sự ủng hộ của người dân. Bất cứ khi nào có chuyện xấu xa, chỉ cần chỉ tay sang Nhật Bản. Tất cả mọi chuyện luôn luôn là lỗi của Nhật Bản.

Bất cứ khi nào nghe về các cuộc biểu tình như hiện đang diễn ra ở Trung Quốc, tôi luôn luôn có một mong muốn cháy bỏng đi thăm Đài Kỷ niệm Bước Đại Nhảy Vọt, nơi đó là chỗ để tưởng nhớ hàng triệu người Trung Quốc vô tội đã bị chết đói vì chính sách của chính phủ Trung Quốc trong thời cuối thập niên 1950 và đầu những năm 1960.

Hoặc nếu tôi không thể tới được Đài Kỷ niệm Bước Đại Nhảy Vọt đó, ít nhất tôi cũng muốn đi thăm Đài tưởng niệm cuộc Cách mạng Văn hóa nổi tiếng, vinh danh tất cả những người Trung Quốc vô tội đã bị giết một cách điên cuồng hoặc những người có cuộc sống bị phá hủy vì các chính sách của chính phủ Trung Quốc trong mười năm từ 1966-1976.

Cái gì? Không có Đài Kỷ niệm Bước Đại Nhảy Vọt à? Bạn muốn nói là hàng triệu người Trung Quốc vô tội bị bỏ đói đến chết để không được gì cả sao?

Cái gì nữa? Bạn nói không có Đài tưởng niệm Cách mạng Văn hóa à? Có nghĩa là 1/4 dân số của trái đất này bị chính phủ của họ dày vò, đầy đọa cả mười năm trời và không có một sự công nhận chính thức hay sao?

Ồ, đúng rồi! Vì đó là tất cả là lỗi của Nhật Bản! Tất cả mọi thứ [xấu xa] ở Trung Quốc là lỗi của Nhật Bản...

Trong thế kỷ XIX, đúng là lỗi của Nhật Bản vì đó là một trong những vùng đất duy nhất ở châu Á đã phản ứng với các mối đe dọa của phương Tây bằng cách hiện đại hóa và cạnh tranh với phương Tây. (Và dĩ nhiên phương Tây đã không bao giờ phải xin lỗi vì đã xâm chiếm và thuộc địa hóa nhiều quốc gia trên thế giới...)

Và đúng thế, đó là lỗi của Nhật Bản vì lúc đó Trung Quốc đã quá bất lực để làm được như vậy.

Ok, chắc chắn, chúng ta có thể đổ lỗi cho Nhật Bản đã bành trướng và chiếm Nam Hàn và Đài Loan làm thuộc địa, và chúng ta cũng có thể đổ lỗi cho Nhật Bản đã tấn công Trung Quốc (đây là việc thế giới đã yêu cầu Nhật Bản phải xin lỗi, và trong khi đó thực dân phương Tây thì ... không cần phải xin lỗi vì cũng đã làm những điều đó.) Có lẽ Nhật Bản có thể đã hiện đại hóa mà không cần phải bành trướng.

Mặc dù có lẽ Nhật Bản đã không thể làm như thế. Thử nghĩ xem có bất kỳ quốc gia phương Tây ở thời gian mà hiện đại hóa mà không đi chiếm thuộc địa hay không? Tất nhiên, đó là lỗi của Nhật Bản đã bắt chước để làm những gì những “đại ca” [phương TTay] đã làm tại thời điểm đó...

Nhưng tại sao có thể không Trung Quốc chống lại cuộc bành trướng của Nhật Bản? Trung Quốc, với một nền văn minh đã có từ hàng ngàn năm... Tại sao TQ lại không thể chống lại Nhật Bản, một giống dân đến từ một nước nhỏ trên một quần đảo ngoài khơi?

Không những Trung Quốc đã không chống ngoại xâm, nhưng TQ đã còn gây ra những tội ác vô nhân đạo không thể tưởng tượng được. Vào năm 1938, thí dụ, Chiang Kai-shek [Tưởng Giới Thạch] đã ra lệnh mở đê sông Hoàng Hà để gây lũ lụt miền ở bắc Trung Quốc hầu ngăn chặn sự tiến quân của Nhật Bản.

Thường dân Trung Quốc, những người sống trong khu vực đó đã không được thông báo, và ước tính bảo thủ là đã có 800.000 người dân Trung Quốc bị chết đuối.

Chiang Kai-shek giết chết 800.000 người dân nước mình... nhưng đó là lỗi của người Nhật... Có bao nhiêu nhà lãnh đạo trong thế giới này đã giết chết 800.000 người dân của họ? (Ok, Mao Trạch Đông giết chết hàng triệu ... nhưng 800.000 người chết vẫn là con số gây ấn tượng lắm.)

Việt Nam khá hơn một chút. Trong những năm 1950, Bắc Việt Nam [Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] và Trung Quốc là những người bạn quý hóa. Nhưng bắt đầu từ giữa những năm 1960 với cuộc Cách mạng Văn hóa, và sau đó vào năm 1972 với Cuộc sống chung Hòa bình giữa Mao với Nixon, và cuối cùng là vào năm 1979 với cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quan hệ Việt-Trung đã xấu đi.

Trong tình trạng đó, sách lược về “sự đề kháng chống xâm lược của Trung Quốc” đã trở thành gay gắt hơn bao giờ hết.

Vì vậy, nhân tố đã kết hợp Trung Quốc và Việt Nam là gì? Nó chính là con bài “chống ngoại xâm” mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều sử dụng.

Vì vậy, đây là câu hỏi của tôi: Trong thời đại toàn cầu của chúng ta như hiện nay mà mọi quốc gia trên hành tinh này đều liên quan mật thiết với tất cả các quốc gia khác, vai trò tích cực của lá bài chống nước ngoài là cái gì?

Vai trò “tích cực” duy nhất mà tôi có thể thấy, là nó [nước cờ “bài ngoại”] đem tính hợp pháp lại cho các chính phủ hiện hành và nó làm cho các công dân ở các nước đó cảm thấy thoải mái khi họ có thể đổ lỗi cho người khác cho những vấn đề của họ.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự là những sách lược “chống nước ngoài” này thực sự hạn chế khả năng hoạt động hiệu quả của các chính phủ trong thế giới mà chúng ta đang sống.

Khi dân Trung Quốc tức giận với Nhật Bản, điều này có thể tăng cường tính hợp pháp của chính phủ Trung Quốc và làm cho người dân Trung Quốc cảm thấy sướng, nhưng chính phủ Trung Quốc đang rất cần sự đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản để giữ cho nền kinh tế tại đây thịnh vượng, và đó cũng là điều cần thiết cho sự hợp pháp của chính phủ, và những thường dân Trung Quốc, những người làm việc cho các công ty Nhật Bản, cần những công việc làm tại đó.

Cuối cùng, tôi không thể không đi đến kết luận rằng những sách lược “chống nước ngoài” không có vai trò ích lợi trong hiện tại. Luận điệu chống Nhật Bản là điều quan trọng trong Thế chiến II ở Trung Quốc, và bài hát “kháng chiến chống ngoại xâm” đã rất quan trọng ở Việt Nam trong thời chiến tranh chống Mỹ, nhưng những luận điệu (chống nước ngoài) không còn phù hợp với thế giới đương đại của chúng ta.


Tất nhiên, không ai nên cho phép Trung Quốc bắt nạt người khác để giành quyền kiểm soát tất cả những hòn đảo trong vùng biển. Nhưng tôi không thấy những bài sách lược “bài ngoại” đang giúp mang lại kết quả đó.

Cần phải có một biện luận mới. Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Nam Hàn cần để tạo ra một mô hình mới để nói chuyện với nhau và về nhau. Quá khứ là quá khứ. Chúng ta đang sống trong hiện tại.

Nếu thực sự xét lại quá khứ, thì chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả núi bằng chứng để phản biện những gì mọi người đang nói hiện nay. Vì vậy, mọi người nên ngưng nói dối và ngưng nói một nửa sự thật về quá khứ, để tập trung vào những gì chúng ta phải giải quyết ngày hôm nay.

© DCVOnline

Nguồn: History and Anti-Foreign Discourses. Le Minh Khai’s SEAsian History Blog. 20Sep12.









No comments:

Post a Comment

View My Stats