27.09.2012
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human
Rights Watch kịch liệt phản đối tuyên bố của chính quyền Việt Nam bác bỏ chỉ
trích của thế giới về bản án đối với blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và
AnhbaSG.
Bộ Ngoại giao Việt
Nam ngày 25/9 lên tiếng khẳng định các bản án mà Hà Nội dành cho ba thành viên
Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do là đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc
tế về quyền con người, kể cả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
của công dân.
Ba blogger được nhiều người biết đến này hôm 24/9 bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ liên quan đến 26 bài viết của họ đăng tải trên mạng mà chính quyền Hà Nội cho là ‘chống phá nhà nước’.
Ba blogger được nhiều người biết đến này hôm 24/9 bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ liên quan đến 26 bài viết của họ đăng tải trên mạng mà chính quyền Hà Nội cho là ‘chống phá nhà nước’.
Trước hàng loạt
chỉ trích, lên án từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Liên hiệp quốc, cũng như giới bảo vệ nhân
quyền quốc tế về ba bản án được mô tả là ‘khắc nghiệt’, phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 25/9 một lần nữa lặp lại quan điểm lâu
nay của Hà Nội rằng chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do
của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam nói những người
lãnh án là những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho rằng những lời tuyên bố này hoàn toàn ngụy biện, không đúng với thực trạng vi phạm nhân quyền đang ngày càng xuống cấp tại Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với Ban Việt ngữ VOA rằng ông không hiểu làm sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại có thể phát biểu những lời lẽ vô nghĩa như thế:
“Tôi nghĩ phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị nên bỏ thời gian tìm đọc điều 19 quy định về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân trong Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Tôi sẵn sàng gửi cho ông Nghị một bản nếu ông không tìm thấy trong thư viện của Bộ Ngoại giao Việt Nam.”
Ông Phil Robertson nói tiếp:
“Vấn đề căn bản là Việt Nam chưa điều chỉnh luật lệ nội bộ cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đó là quy trình mà những quốc gia phê chuẩn các hiệp ước quốc tế cần phải làm, nhưng Việt Nam lại không thực hiện. Điều 88 trong Bộ luật hình sự của Việt Nam hiển nhiên vi phạm các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền, những cam kết mà chính Hà Nội tự nguyện tham gia. Ông Nghị có thể nói là các bản án này theo đúng luật Việt Nam nhưng điều mà ông ta không đề cập tới là luật của Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách cơ bản nhất. Phiên xử ba blogger này không phù hợp chút nào với luật quốc tế về nhân quyền cả. Có lẽ nhiều người dân Việt Nam đang cười vào những tuyên bố của ông Nghị, những tuyên bố đó không gạt được ai đâu. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục phủ nhận vấn đề kiểu này, thì sẽ có nhiều trở ngại cho họ trong nỗ lực tìm một chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì không thể lừa các nước thành viên trong Hội đồng được đâu.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố là phiên tòa hôm 24/9 xét xử ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do diễn ra công khai, đúng luật, nhưng thân nhân và những người muốn dự phiên tòa cho biết đã bị lực lượng an ninh giam giữ và ngăn chặn bằng mọi cách.
Vợ blogger Điếu Cày, bà Dương Thị Tân, nói:
"Không có bất cứ một ai, kể cả các con tôi là những người hợp pháp được vào tòa với bố cháu, nhưng cũng không được. Họ bắt giữ tôi và con trai tôi, đồng thời họ cầm giữ con gái tôi ở nhà, không cho cháu tới trường đi học."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho rằng những lời tuyên bố này hoàn toàn ngụy biện, không đúng với thực trạng vi phạm nhân quyền đang ngày càng xuống cấp tại Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với Ban Việt ngữ VOA rằng ông không hiểu làm sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại có thể phát biểu những lời lẽ vô nghĩa như thế:
“Tôi nghĩ phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị nên bỏ thời gian tìm đọc điều 19 quy định về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân trong Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Tôi sẵn sàng gửi cho ông Nghị một bản nếu ông không tìm thấy trong thư viện của Bộ Ngoại giao Việt Nam.”
Ông Phil Robertson nói tiếp:
“Vấn đề căn bản là Việt Nam chưa điều chỉnh luật lệ nội bộ cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đó là quy trình mà những quốc gia phê chuẩn các hiệp ước quốc tế cần phải làm, nhưng Việt Nam lại không thực hiện. Điều 88 trong Bộ luật hình sự của Việt Nam hiển nhiên vi phạm các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền, những cam kết mà chính Hà Nội tự nguyện tham gia. Ông Nghị có thể nói là các bản án này theo đúng luật Việt Nam nhưng điều mà ông ta không đề cập tới là luật của Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách cơ bản nhất. Phiên xử ba blogger này không phù hợp chút nào với luật quốc tế về nhân quyền cả. Có lẽ nhiều người dân Việt Nam đang cười vào những tuyên bố của ông Nghị, những tuyên bố đó không gạt được ai đâu. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục phủ nhận vấn đề kiểu này, thì sẽ có nhiều trở ngại cho họ trong nỗ lực tìm một chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì không thể lừa các nước thành viên trong Hội đồng được đâu.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố là phiên tòa hôm 24/9 xét xử ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do diễn ra công khai, đúng luật, nhưng thân nhân và những người muốn dự phiên tòa cho biết đã bị lực lượng an ninh giam giữ và ngăn chặn bằng mọi cách.
Vợ blogger Điếu Cày, bà Dương Thị Tân, nói:
"Không có bất cứ một ai, kể cả các con tôi là những người hợp pháp được vào tòa với bố cháu, nhưng cũng không được. Họ bắt giữ tôi và con trai tôi, đồng thời họ cầm giữ con gái tôi ở nhà, không cho cháu tới trường đi học."
Blogger Điếu Cày,
Tạ Phong Tần, và AnhbaSG là tác giả của các bài viết phản ánh quan điểm về tham
nhũng, chủ quyền đất nước, bất công xã hội, cổ xúy cho nhân quyền và kêu gọi
dân chủ. Cộng đồng quốc tế lên án rằng các bản án dành cho họ là vô nhân đạo chứng
tỏ Hà Nội không dung chấp các quan điểm đối lập và đàn áp các quyền căn bản của
con người tới mức nào.
Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu thế giới về giam cầm blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến trên mạng. Việt Nam hiện xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số tự do báo chí 2011-2012 và cũng có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ do tổ chức Phóng viên Không biên giới thực hiện.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ nhận xét Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát truyền thông nghiêm ngặt và khắc nghiệt nhất tại khu vực Châu Á.
Bản án của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG được đưa ra giữa chiến dịch tăng cường kiểm soát internet của Việt Nam, với ít nhất 19 blogger đang bị giam giữ, theo thống kê của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu nghiêm trị các trang báo mạng công dân được nhiều người biết đến trong đó có Dân Làm Báo và Quan Làm Báo.
Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu thế giới về giam cầm blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến trên mạng. Việt Nam hiện xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số tự do báo chí 2011-2012 và cũng có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ do tổ chức Phóng viên Không biên giới thực hiện.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ nhận xét Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát truyền thông nghiêm ngặt và khắc nghiệt nhất tại khu vực Châu Á.
Bản án của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG được đưa ra giữa chiến dịch tăng cường kiểm soát internet của Việt Nam, với ít nhất 19 blogger đang bị giam giữ, theo thống kê của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu nghiêm trị các trang báo mạng công dân được nhiều người biết đến trong đó có Dân Làm Báo và Quan Làm Báo.
No comments:
Post a Comment