Carnegie Endowment
Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Theo tài liệu của viện “Carnegie Endowment” (Mỹ) ngày
7/9, các báo cáo gần đây cho biết Lầu Năm Góc đang triển khai kế hoạch tăng
cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực Đông Á. Ngoài trận địa rađa
trận địa phòng thủ tên lửa hiện đã triển khai ở miền bắc Nhật Bản, lầu Năm Góc
đang xem xét bố trí các trận địa rađa ở phía Nam Nhật Bản và ở Philippin.
Theo kế hoạch, Lầu Năm Góc sẽ triển khai
loại rađa có dải sóng -X cảnh báo sớm mới hiệu quả. Mặc dù bên ngoài ai cũng
nghĩ các trận địa rađa mới của Mỹ là nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa của Bắc
Triều Tiên chứ không nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng ý đồ thực sự của Mỹ là
nhằm đối phó với hai mối đe dọa. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố các hệ thống
phòng thủ tên lửa tại châu Á “nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa từ Bắc Triều
Tiên và dọc đường bay của các tên lửa khi Bình Nhưỡng phóng lên. Bằng cách đó
rađa theo dõi các tên lửa trên đường đi sẽ hiệu quả hơn. Nói chung, rađa cảnh
báo sớm sẽ được bố trí càng gần các trận địa phóng tên lửa càng tốt để có thời
gian cảnh báo tối đa. Nhưng vị trí địa lý có thể gây phức tạp cho việc triển
khai gần, do đó các ra đa này thường được bố trí dọc đường bay của tên lửa. Gỉa
sử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bắc Triều Tiên bắn vào lãnh thổ
Mỹ sẽ bay qua Cực Bắc, vì vậy miền Bắc Nhật Bản có thể là vị trí thuận lợi để
theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh vào lục địa Bắc Mỹ. Thực tế, trận
địa rađa dải sóng – X có bệ phóng trên đất liền đầu tiên ở châu Á đã được bố
trí ở miền Bắc Nhật Bản. Nhưng bố trí rađa cảnh báo sớm ở miền Nam Nhật Bản ít
có khả năng theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên bay tới Mỹ. Cự ly của trận
địa mới cách các trận địa tên lửa của Bắc Triều Tiên tương đương với phạm vi
hoạt động của các rađa ở miền Bắc Nhật Bản hiện nay, nhưng rađa sẽ không được
bố trí dọc đường bay của tên lửa bay về hướng Mỹ. Trận địa rađa ở phía Nam chỉ
có thể được sử dụng để theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh vào miền
Nam Nhật Bản, do đó có thể giải quyết mối lo ngại của khu vực về mối đe dọa tên
lửa của bắc Triều Tiên nhưng không phải mối đe dọa trực tiếp với Mỹ.
Hệ thống rađa thứ ba trong khu vực được
triển khai tại Philippin không thể cảnh báo sớm cho Mỹ. Trận địa rađa như vậy
sẽ cách xa Bắc Triều Tiên bắn vào các mục tiêu trong khu vực hoặc hoặc Mỹ. Hơn
nữa, rađa dải sóng-X không phải loại công nghệ cảnh báo sớm lý tưởng. Rađa cảnh
báo sớm cần tìm kiếm các tên lửa trên phạm vi của bầu trời. Mặt khác rađa dải
sóng – X chỉ hiệu quả khi theo dõi các tên lửa có độ chính xác cao mà không
phải tìm kiếm trong một khu vực rộng lớn. Vì vậy, rađa dải sóng-X thường được
sử dụng để theo dõi xác định các đầu đạn đang trên đường tới mục tiêu và đánh giá
kết quả của các phương tiện đánh chặn tên lửa. Ví dụ như thành phố Adak – thuộc
bang Alaska của Mỹ nằm ở điểm cuối phía Tây của quần đảo Aleutian – là địa điểm
chính để bố trí rađa kiểm soát hỏa lực giải sóng – X nhằm theo dõi các tên lửa
phóng lên từ khu vực Đông Á và bay tới lục địa Bắc Mỹ. Trong khu vực, rađa dải
sóng – X ở miền Bắc Nhật Bản có thể dược sử dụng để đánh chặn các ICBM trong
giai đoạn mới rời khỏi bệ phóng. Nhưng các trận địa rađa dải sóng – X mới được
bố trí tại miền Nam Nhật Bản và Philippin sẽ không hiệu quả trong việc đánh
chặn các tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên nhắm vào Mỹ. Bố trí rađa dải sóng – X
tại Philippin sẽ chỉ hiệu quả nếu các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh các mục
tiêu trên lãnh thổ Ôxtrâylia – nhưng nước này dường như không lo ngại mối đe
dọa của Bắc Triều Tiên. Như vậy triển khai rađa tại Philippin dường như để
chống lại mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên như Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: mục
tiêu thực sự của các trận địa rađa phòng thủ tên lửa tại Đông Á là gì? Đường
bay của ICBM được phóng từ các trận địa ở Đông Á như Bắc Triều Tiên, Trung
Quốc, miền Đông nước Nga và hướng về lục địa Mỹ đều giống nhau. Vì vậy, triển
khai các trận địa rađa dải sóng – X ở phía Nam Nhật Bản là lựa chọn không hiệu
quả nếu Osinhtơn muốn bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công tên lửa được phóng lên
từ các nước khu vực. Việc triển khai đó có thể hiệu quả nếu rađa được sử dụng
để ngăn chặn các tên lửa từ Ấn Độ bay tới bờ biển phía Đông của Mỹ. Nhưng do
bản chất tích cực của mối quan hệ chiến lược Mỹ – Ấn Độ, kịch bản đó dường như
không thể xảy ra. Như vậy chỉ còn một tình huống có khả năng xảy ra khi các
trận địa rađa mới triển khai đó có thể phát huy hiệu quả: các trận địa rađa dải
sóng – X được bố trí ở Đông Á xung quanh Đài Loan và có thể thuận lợi cho việc
đánh chặn các tên lửa tầm trung thông thường của Trung Quốc trong khu vực và
các trận địa rađa sẽ theo dõi các tên lửa phóng từ miền Nam Trung Quốc tới
trung tâm Thái Bình Dương. Mới đây, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng
Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ công khai thừa nhận, các trận địa ra đa mới triển
khai ở miền Nam Nhật Bản nhằm chống lại quân đội Trung Quốc và ngăn chặn các
mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này khác với quan điểm của Bộ Ngoại giao
Mỹ và có thể gần hơn với ý đồ thực sự của Mỹ. Từ lâu, Mỹ khẳng định sẽ tăng
cường sức mạnh quân sự khắp châu Á -Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc đã và
đang xây dựng các khả năng quân sự nhằm chống lại sức mạnh quân và các lợi ích
quan trọng của Mỹ trong khu vực. Việc Mỹ phát triển các khả năng chống tên lửa
dường như để chống lại các khả năng của Bắc Kinh trong việc hạn chế các sức
mạnh của Mỹ chống Trung Quốc.
Đáng chú ý, tuyên bố của Tướng Dempsey cho
thấy Mỹ và Trung Quốc đang có nguy cơ sảy ra cuộc đối đầu quân sự thông thường
ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các biện pháp mới của Mỹ nhằm triển khai hệ
thống phòng thủ tên lửa ở Đông Á cho thấy Mỹ và Trung Quốc cần một cuộc đối
thoại xây dựng về các vấn đề quân sự thông thường. Hơn hai thập kỷ qua, Trung
Quốc và Mỹ đã triển khai một số cuộc đối thoại hạt nhân chiến lược hữu ích. mặc
dù các cuộc trao đổi không thường xuyên êm ả, nhưng đã xây dựng được các kênh
hiệu quả và hiểu biết lấn nhau. Ví dụ, các khái niệm về ổn định chiến lược đang
trở thành một khái niệm được tất cả các bên chấp nhận trong các cuộc đối thoại
hạt nhân chiến lược giữa hai nước. Sự hiểu biết lấn nhau như vậy sẽ giúp hai
bên xây dựng lòng tin về các mối quan hệ hạt nhân chiến lược và có thể đóng vai
trò quan trọng trong việc ngăn chặn những phát triển hạt nhân gây mất ổn định
khu vực. Tuy nhiên Mỹ và Trung Quốc không thể xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về lĩnh vực quân sự thông thường. Trả lời câu
hỏi liệu các hệ thống phòng thủ tên lửa có nhằm vào Trung Quốc, nữ phát ngôn bộ
Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng khẳng định các hệ thống phòng thủ tên lửa
chủ yếu để bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh. Do đó, các hệ thống phòng thủ đó sẽ
không can dự trừ khi bị các tên lửa tấn công. Tuyên bố của nữ phát ngôn Nuland
đặt ra một vấn đề: một cuộc sung đột thế nào có thể khiến Trung Quốc sử dụng
các tên lửa để chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh trong khu vực, từ đó kích
động các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bắt đầu trả đũa? khi một tên lửa
được phóng lên, các hệ thống phòng thủ của Mỹ không ngăn chặn nếu việc cảnh báo
một cuộc xung đột quá muộn. Vì vậy, Oasinhtơn và Bắc Kinh cố gắng ngăn chặn các
cuộc sung đột trước khi chúng bắt đầu bằng cách tìm kiếm các giải pháp hợp tác
về các vấn đề phòng thủ tên lửa trong khu vực./.
No comments:
Post a Comment